Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Diễn đàn

21/06/2019

Ngày nào mới là Ngày nhà báo Việt Nam ?

Nhiều tác giả

21 tháng Sáu chủ là ngày báo chí cách mạng, không phải là Ngày nhà báo Việt Nam

Truyền thông chính thống của nhà nước cộng sản Việt Nam đầy tự hào khi gọi ngày 21 tháng sáu là ngày Báo Chí cách mạng. Xác định 21 tháng sáu chỉ là ngày Báo chí cách mạng cũng là sự rạch ròi, sòng phẳng cần thiết. Nhưng trên mạng xã hội nhiều người lại gọi ngày đó là ngày Nhà Báo Việt Nam. Không, ngày 21 tháng sáu chỉ là ngày báo chí của cuộc cách mạng vô sản ở Việt Nam chứ không phải là ngày báo chí của đất nước Việt Nam, của đời sống văn hóa Việt Nam

bao1

21/6/1925 là ngày ra đời của tờ rơi Thanh Niên, khổ 18 X 24, chỉ bằng trang vở học trò.

Ngày 21 tháng 6 chỉ là ngày báo chí cách mạng, tức là ngày nhà báo của nhà nước cộng sản Việt Nam. Đó là ngày 21/6/1925, ngày ra đời của tờ rơi khổ 18 X 24 chỉ bằng trang vở học trò.

Tờ rơi có tên là Thanh Niên do Nguyễn Ái Quốc chế tác ở Quảng Châu, Trung Quốc. Công việc chế tác tờ Thanh Niên rất thủ công, thô sơ do một mình Nguyễn Ái Quốc thực hiện : Viết bài. Chép lại bài viết bằng que nhọn trên giấy sáp. Lăn mực in ra khoảng 100 tờ. Giao tờ rơi Thanh Niên cho người của tổ chức Thanh Niên Cách mạng Đồng chí Hội làm việc trên tầu biển chạy tuyến Quảng Châu – Hải Phòng lén lút đưa về cảng Hải Phòng rồi bí mật chuyển đến các tổ chức cộng sản trong thợ thuyền ở Hải Phòng, ở mỏ than Hồng Quảng. Một người đơn độc, hì hục làm bằng tay nên tờ Thanh Niên hình thức khá lem nhem, định kì thất thường, có khi một tuần, có khi ba, bốn tuần mới ra được một số. Có mặt ngoài vòng pháp luật. Tồn tại ngắn ngủi. Tháng tư năm 1927 quân đội Tưởng Giới Thạch mở chiến dịch tấn công quyết liệt vào lực lượng cộng sản. Nguyễn Ái Quốc phải rời Quảng Châu, lại bắt đầu một thời kì lang bạt. Đi Vũ Hán. Băng qua sa mạc Gob sang Liên bang Xô Viết. Tờ Thanh Niên kết thúc ở số 88 năm 1927.

Tờ Thanh Niên chỉ là tài liệu tuyên truyền những điều sơ đẳng về cách mạng vô sản trong nội bộ tổ chức cộng sản thời manh nha, nhỏ bé, bất hợp pháp. Không làm chức năng thông tin về đời sống xã hội của một tờ báo. Không được in ấn công nghiệp. Không có thị trường phát hành. Tờ rơi Thanh Niên chưa thể gọi là báo.

bao2

3 tháng Năm là Ngày tự do báo chí thế giới

Coi ngày 21.6 là ngày báo chí Việt Nam thì thảm hại, thì tủi nhục cho nền báo chí Việt Nam quá. Trong khi từ hơn nửa thế kỉ trước Việt Nam đã có nền công nghiệp báo chí với những tờ báo được xuất bản bằng dây chuyền công nghiệp, tạo ra sản phẩm không thể thiếu của đời sống văn hóa đất nước, tạo ra thị trường báo chí trên cả nước. Tờ báo xuất bản bằng dây chuyền công nghiệp sớm nhất là tờ Gia Định Báo ra số đầu tiên ngày 15/4/1868 tồn tại tới 44 năm, đã mở ra ngành công nghiệp báo chí. Vì vậy ngày báo chí Việt Nam đích thực phải là ngày 15/4.

bao3

Tờ báo xuất bản bằng dây chuyền công nghiệp sớm nhất là tờ Gia Định Báo ra số đầu tiên ngày 15/4/1868 tồn tại tới 44 năm

Xã hội Việt Nam giữa thế kỉ XIX vẫn chìm sâu trong xã hội nông nghiệp lạc hậu, tăm tối. Ngày 15 tháng tư, năm 1868, tờ Gia Định Báo phát hành ở Sài Gòn và nhiều tỉnh thành Nam Kỳ mang ánh sáng văn minh công nghiệp, văn minh đô thị đến với xã hội Việt Nam tăm tối thực sự là cuộc cách mạng sâu rộng trong đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội Việt Nam. Sự ra đời của tờ Gia Định Báo đã xác nhận sự có mặt của nền báo chí hiện đại trên đất nước Việt Nam nông nghiệp lạc hậu. Không phải chỉ là cuộc cách mạng, đó còn là bước tiến dài của xã hội Việt Nam. Sau Gia Định Báo là một loạt tờ báo xuất bản bằng dây chuyền công nghiệp ở Sài Gòn và Hà Nội như: Nhựt Trình Nam Kỳ, ra đời năm 1883 ở Sài Gòn. Thông Thoại Khóa Trình, ra đời năm 1888 ở Sài Gòn. Đại Nam Đồng Văn, ra đời năm 1892 ở Hà Nội. Nông Cổ Mín Đàm, ra đời năm 1901 ở Sài Gòn. Đại Việt Tân Báo, ra đời năm 1905 ở Hà Nội. Đăng Cổ Tùng Báo, ra đời năm 1907 ở Hà Nội... Tất cả những tờ báo đàng hoàng, chững chạc đó đều có mặt trong đời sống văn hóa xã hội Việt Nam trước tờ rơi lem nhem mang tên Thanh Niên hàng chục năm.

Lấy ngày ra đời của tờ rơi Thanh Niên lem nhem làm ngày báo chí cách mạng Việt Nam, những người cộng sản Việt Nam đã đoạn tuyệt với dòng chảy văn hóa Việt Nam cũng như họ đã vùi dập, đã cự tuyệt, đã loại bỏ những kẻ sĩ, những hiền tài, những tinh hoa của trí tuệ và tâm hồn Việt Nam, để chỉ sử dụng, đề bạt những người trong đáng của họ, tạo nên sự kém cỏi, sa đọa, nhếch nhác của đội ngũ quan chức nhà nước cộng sản. Tôi sẽ có bài về đội ngũ quan chức nhếch nhác này.

Phạm Đình Trọng

(21/06/2019)

****************

Tranh luận với Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc về Báo chí

Giang Nam, VNTB, 21/06/2019

Chưa từng có nhà lãnh đạo nào ở Việt Nam dùng mạng xã hội công khai. Bởi vì mạng xã hội là cá nhân, các ông chỉ giữ mình là một "mảnh ghép" của chế độ, của "tập thể", chưa bao giờ dám phát ngôn như một con người.

bao4

Mạng xã hội của Ban Tuyên giáo

Gần đến ngày tự tôn vinh của "Nhà báo cách mạng Việt Nam", ông Nguyễn Xuân Phúc lại đến gặp gỡ đại diện Hội nhà báo quốc doanh để "lên dây cót" cho bộ máy đồng hồ khỏi nhão, khỏi chai cứng sức đàn hồi.

Nghĩ cũng lạ, nghề thầy giáo, thầy thuốc và nhiều nghề khác quan trọng cần thiết cho sự tồn vong của con người và xã hội, thế mà trong tên ngày kỷ niệm trần trụi có tên "nghề" bình thường, như "Ngày nhà giáo Việt Nam, ngày thầy thuốc Việt Nam" vân vân…

Đó là một vấn đề, hay đơn giản chỉ là sự tùy tiện chữ nghĩa của các quân sư tuyên giáo đảng ?

Tuy nhiên, tôi nghĩ chẳng phải sự tùy tiện. Tuyên huấn ngày xưa, tuyên giáo ngày nay thừa biết nghề nhà báo quyết định sự tồn vong của Đảng cầm quyền song song với "thanh bảo kiếm bạo lực". Hai cánh tay bảo vệ chế độ cầm quyền phi dân chủ. 

Nhân diễn ngôn của ông Phúc trong cuộc thăm viếng ủy lạo "Ngày nhà báo cách mạng", chúng tôi trao đổi có tính tranh luận với diễn ngôn của ông thực ra là nói với tổ trợ lý thư ký của ông, chứ ông chắc gì đã viết được như vậy. 

Ông điểm qua mọi thành tích của báo chí theo kiểu đại cương, áp dụng cho năm nào cũng được, chẳng cần có dấu ấn gì của năm 2018- 2019.

Vì vậy chúng tôi chúng tôi chỉ điểm qua luận điểm cũ rồi tập trung bàn về "những cái mới" của diễn ngôn năm nay của ông Phúc nhằm huấn thị dạy dỗ trên 800 tờ báo các thể loại.

Nhược điểm chung của các chính khách cao cấp khi bàn về báo chí là "tiền hậu bất nhất". Khen cho đã với những lời có cánh sáo rỗng, lúc sau lại cau mặt chê bai cho tỏ rõ uy quyền. Theo qui tắc logic bài trung thì diễn giả không thể "nói sao cũng được", câu sau không thể khập khiễng chửi cha câu trước, trắng đen không thể lẫn lộn.

Về phần đại cương, ông Phúc khen ngợi như sau :

"Thủ tướng nhìn nhận, báo chí đã đồng hành cùng đất nước, bám sát định hướng của Đảng trong tuyên truyền, tích cực đưa tin, phản ánh phong phú mọi mặt của đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước. Các nhà báo là những người đi đầu trên mặt trận phòng chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí, Thủ tướng nói".

Những lời khen trên đạt mức tối đa rồi còn gì nữa ! Vậy thì phần khuyết điểm yếu kém hẳn chỉ là tối thiểu, chút ít thôi chăng ?

Tuy nhiên, phần khuyết điểm của Báo chí lại bị ông Phúc chê với ý là "lạc đường, mất định hướng" như sau :

"Thủ tướng nhấn mạnh lại giá trị ban đầu của báo chí cách mạng. Báo chí muốn đi tiếp thì phải quay về 94 năm trước đây khi báo chí cách mạng ra đời, để tìm lại những giá trị cốt lõi của mình. Đó là tính cách mạng và tính tiên phong" (báo Vietnamnet 19/6).

Vậy, thử bàn xem ông Phúc muốn nói gì về "giá trị ban đầu" và "giá trị cốt lõi" ?

1. "Giá trị ban đầu và giá trị cốt lõi \"nào ? 

"Giá trị ban đầu" tiền cách mạng ?

Ban đầu là hồi mấy tờ báo ra đời trước Sự biến tháng Tám 1945 

Thực ra từ những năm 60 thế kỷ XIX, đã có một số báo lần lượt ra đời tại Sài Gòn, Hà Nội và một vài địa phương khác. Đầu thế kỷ XX, ngaỳ càng nhiều tờ báo của người Việt Nam được xuất bản, tập hợp nhiều nhà văn, nhà báo, nhà trí thức theo từng nhóm nhỏ nhưng có các khuynh hướng chính trị khác nhau, không tập hợp vào chung một tổ chức thống nhất. Đến ngày 21-6-1925, tại Quảng Châu (Trung Quốc), Báo Thanh Niên do Nguyễn Ái Quốc sáng lập, ra mắt số đầu tiên thì dòng báo chí "cách mạng" Việt Nam mới bắt đầu hình thành.Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam 21/6 bây giờ là ngày kỉ niệm ra đời số báo "Thanh niên" đầu tiên năm 1925 viết từ Quảng Châu.

Nếu ông Phúc nói "giá trị ban đầu" là tờ "Thanh Niên" thì hồi ấy chỉ là kêu gọi đánh đế quốc, phong kiến câu kết, đòi độc lập dân tộc. Thế ra, ông kêu gọi báo chí ngày nay vào đầu thế kỉ 21 lại phải tiếp tục chủ đề cũ ư ? Ông không sợ nhà báo ngồi dưới che miệng cười ?

"Giá trị ban đầu" xây dựng nhà nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa và chống Pháp :

Đó là mấy báo chí in li-tô ở chiến khu Việt Bắc tuyên truyền khích lệ quân dân khánh chiến chống Pháp ? Bây giờ chống Pháp nữa hay thôi ?

"Giá trị ban đầu" xây dựng miền Bắc xã hội chủ nghĩa và đấu tranh đòi "giải phóng miền Nam" ?

Giai đoạn hai mươi năm kể trên có 2 chủ đề lớn rõ ràng : 

1. Ca tụng thiên đường ảo tưởng xã hội chủ nghĩa, cổ vũ dân lao động "xây dựng" công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa và hợp tác hóa nông nghiệp ? Phương pháp chủ yếu là "ca tụng" vô nguyên tắc, vô nguyên lý…

2. Nói xấu Mỹ, nói xấu chính quyền miền Nam vô lối. Khích động căm thù đối phương ở bên kia giới tuyến bất chấp sự thật. Cổ vũ thanh niên ra tiền tuyến xả thân vì "chính nghĩa".

Đây là giai đoạn công chức hóa nghề nhà báo. Đảng kiên quyết không chấp nhận báo chí tư nhân để giữ độc quyền cai trị cả thông tin và công luận.

Tiếc rằng chẳng có nhà báo nào hỏi ông Phúc muốn nhắc "giá trị ban đầu nào" để mà theo ( ?)

Giá trị cốt lõi : ông Phúc nên ghé vô các khoa báo chí, hỏi xem giáo trình của Giảng viên và vở ghi chép của Sinh viên. Ai cũng biết giá trị cốt lõi của báo chí là thông tin trung thực và kịp thời. Mặc dù bài học nhập môn đơn giản là vậy, nhưng sau khi ra trường họ dẹp sách vở qua một bên, chỉ biết làm theo chỉ đạo của tổng biên tập và ban tuyên giáo lại là chuyện khác, một chuyên đề bàn luận khác. 

Giá trị cốt lõi chỉ đơn giản vậy thôi, nhưng ông Phú cố tránh né.

2. Ông Phúc còn nhấn mạnh "tính cách mạng" và "tính tiên phong" của báo chí.

"Tính cách mạng" thì khá rõ, đó là "xây dựng chủ nghiã xã hội". Tuy nhiên ông quên lời TBT Trọng than thở "Hết thế kỷ XXI này chưa biết có chủ nghĩa xã hội hoàn thện hay chưa". Nhà báo làm thế nào để xây dựng chủ nghĩa xã hội, ông cần phải dắt tay chỉ bảo cho họ mới phải.

"Tính tiên phong" thì hơi buồi cười rồi.

 Nhà báo "đi trước ai", "tiên phong dẫn lối cho ai ? Nhà báo phải đi đầu khi chưa có sự kiện ư ? Tức là nhà báo phải dự báo, dự đoán ? Tuy nhiên thực tế nhà báo chỉ biết than thở về tình trạng xuống cấp toàn diện từ chính tri, xã hội, văn hoá, đạo đức. Chỉ có một số báo đảng, quân đội, công an là ráng sức "chống phá thế lực thù địch" một cách vô vọng, còn hơn 90 phần trăm báo chí kia tạo ra một khối lớn khác, họ cố gắng làm thiên chức nhà báo hết sức có thể.

Càng diễn ngôn ông Phúc càng sáo rỗng, thoát ly khỏi chức năng nhà báo.

3. Ông Phúc phê phán mạng xã hội đầy mâu thuẫn lúng túng

Ai cũng biết mạng xã hội là cuộc sống giao tiếp tự nhiên của 60 triệu người có tài khoản. Đó là sự cung cấp tin tức và ý kiến bàn luận đó là "tai mắt nhân dân", hàng ngày hàng giờ. (Không kể một mảng tin tức tùy tiện bậy bạ có thật trong thực tế, tuy nhiên càng ngày người dùng FB đã tự biết xét đoán thật, giả hoặc tồn nghi).

Dường như ông dùng bài bản soạn sẵn của Võ Văn Thưởng trưởng ban tuyên giáo, không có gì khác hơn.

Ông Phúc cố tình ngộ nhận hoặc giả vờ ngộ nhận về mạng xã hội, theo kiểu Võ Văn Thưởng.

Ông nhận xét vu vơ coi thường dư luận xã hội :

"Với sự cạnh tranh của mạng xã hội, thị phần quảng cáo trên báo chí giảm. Trong xã hội, trong nhân dân, nhiều người chưa phân biệt được mạng xã hội và báo chí, đều coi tin trên mạng xã hội cũng là tin báo chí, kể cả tin giả".

Ai đọc báo, đọc mạng cũng thấy nguồn gốc của tin đều ghi rõ. Dân ta sao lại ngu mức ấy như ông nói ? Trên mạng xã hội nếu không dẫn nguồn tin thì đó là tin của chủ trang. Đơn giản thế thôi.

Nhắc ông biết một công lao vô tư nổi bật của mạng xã hội nhé :

Vụ án gian lận thi cử ba tỉnh Tây Bắc đang giữa hồi gay cấn chính là nhờ công lao phát hiện của mạng xã hội đấy. Phần lớn các vụ đánh án khác cũng đều nhờ có sự phát hiện ban đầu của mạng xã hội.

Và vô số tin tức khác ban đầu là từ mạng xã hội.

Mà ông cũng nên biết sự thật này : tất cả các nhà báo quốc doanh đều có tài khoản Facebook. Họ tận dụng khai thác danh sách bạn bè kết nối trên FB mà hóng tin tức, manh mối. Từ đó họ lên đường đi xác minh và viết báo. Họ chẳng có gì phải cạnh tranh với mạng xã hội bởi vì mạng xã hội là đồng minh vô tư của họ.

Nên biết, tổng thống Mỹ Donald Trump hàng ngày viết mạng Twitter có vài chục triệu người theo dõi, ông Hunsen Thủ tướng Campuchia có hơn 11 triệu tngười theo dõi Facebook cá nhân. Ấy bởi chính khách người ta tự tin khi làm một chính khách. Người ta chẳng có gì phải hoảng hốt trước mạng xã hội.

Chưa từng có nhà lãnh đạo nào ở Việt Nam dùng mạng xã hội công khai. Bởi vì mạng xã hội là cá nhân, các ông chỉ giữ mình là một "mảnh ghép" của chế độ, của "tập thể", chưa bao giờ dám phát ngôn như một con người.

Giang Nam

Nguồn : VNTB, 21/06/2019

****************

Báo chí cách mạng khác báo chí

Thiên Hạ Luận, VOA, 21/06/2019

Hệ thng truyn thông chính thc ti Vit Nam đang k nim 94 năm Ngày Báo chí cách mng Vit Nam (21/6/1925 – 21/6/2019). Đó cũng là lý do nhiều người s dng mng xã hi, trong đó có không ít cu nhà báo bàn v báo chí cách mng, tâm s .

bao5

Báo chí cách mạng khác báo chí - Hình minh họa.

Giang HuyGiang viết trên facebook rng, tr s ca các cơ quan truyn thông chính thc li tưng bng c, hoa, nhng li chúc tng. S dĩ 21 tháng 6 được chn làm Ngày Báo chí cách mng Vit Nam vì cách nay 94 năm, t "Thanh Niên" do Nguyn Ái Quc sáng lp ra s đu tiên. Đng chn ngày này vì mun báo chí phc v s nghip xây dng ch nghĩa xã hi, bo v vng chc t quc xã hi chủ nghĩa. Trong số nhng lý do được chn đ n đnh Ngày Báo chí cách mng Vit Nam không thy có bo v t do ngôn lun, bo v nhng giá tr liên quan đến đo đc và nhân văn ca ngh làm báo (1).

Cũng theo hướng đó, Bao Trung Nguyen nhc li : T báo đu tiên bng ch quc ng ra đi t 15 tháng 4 năm 1865. Lúc y, Gia Đnh Báo phát hành theo dng bán nguyt san, mi tháng hai kỳ. Sau đó, nhà báo Trương Vĩnh Ký t chc thc hin thêm mt s chuyên mc mi nhm truyn bá ch quc ng, c đng tân hc, khuyến hc trong dân chúng. T đó, báo chí không đơn thun là công báo na. Cũng vì vy, theo Bao Trung Nguyen, ngày khai sinh báo chí Vit ng phi là ngày 15 tháng 4. Còn ngày 21 tháng 6 là ngày ra đi của mt th loi báo chí rt l vi loài người : "Báo chí cách mng" (2).

Báo chí cách mạng khác vi báo chí thế nào ?

Nhân Ngày Báo chí cách mạng Vit Nam, Mai Quc n – mt nhà báo than bun. Bun vì Bác sĩ Hoàng Công Lương sau mt thi gian dài tranh đu để t bo v mình, nay t chi lut sư, nhn ti cho… xong. Bun vì gia đình đa tr là nn nhân u dâm ca Nguyn Hu Linh – Vin phó Vin Kim sát Đà Nng, bin bch cho ông Linh rng, vì thương nên mi… nng đa tr. n tâm s, tuy làm báo nhưng chưa bao giờ dám nhc ti hai t "cách mng" vì t thy bt xng vi nhng vn thơ như : "Dùng ngòi bút làm đòn xoay chế đ, mi vn thơ bom đn phá cường quyn".

n cũng nhc đến s ra đi ca Gia Đnh Báo, khai m dòng báo chí Vit Nam. Khi y, không ai nói đến tiên phong và cách mạng c. Báo chí cách mng và s tiên phong hay cách mng không bao gi nm nhng li chúc tng ln nhau mà chuyn có đến vi dân hay không. Vi n, tiên phong hay cách mng rt đơn gin, đó là đưa s tht sm nht, chính xác nht và tạo ra nhng thay đi theo hướng tt hơn mà ch có ghi nhn, đánh giá ca nhân dân mi chính xác ! Ngun tin ln nht ca nhà báo luôn t dân.Cũng vì vy, làm báo, s nht là b nhân dân b rơi (3) !

Bàn về ngh báo, Chánh Tâm, cu Tng Biên tp Sài Gòn Tiếp Th đ cp đến Hoàng Chi Phong – mt nhân vt thi s. Theo Chanh, l ra Hoàng Chi Phong nên xut hin trang bìa ca báo chí cách mng. Hoàng Chi Phong là mt tm gương ca thanh niên, rng hơn là ca các xã hi Châu Á. Ít nht đó cũng là mt biu tượng trí thc giúp cuc sng ch xem làm giàu là lý tưởng tr nên cân đi. T chi mt hin thc, đích thc là trit b gic mơ v mt nhân cách xã hi mà chúng ta n lc đ tui tr hướng ti.

Chánh Tâm đặt vn đ : Liu nhng k theo nghip viết lách có tiếp cn vi ti ác khi mt nhân cách xã hi kiu Hoàng Chi Phong b bóp chết t trng nước ? Chánh Tâm dn nhng gic mơ ca Che Guevara tng vc dy cht tr trong mt thế gii tr nên ích k sau Thế chiến th hai đ lưu ý, mt khi báo chí thiếu trung thc, không chỉ vi nhng d liu khách quan mà c vi h thng giá tr chung ca loài người, báo chí ch là công c ca k cm quyn. Đng đ câu thơ ca Nguyn Du : Mt ngày l thói sai nha… tr thành ng nghim vi nhà báo (5).

Báo chí cách mạng rõ ràng rt khác với báo chí.

Phạm Hi bình phm v Ngày Báo chí cách mng Vit Nam là mt kiu "dài dòng văn t", y ht quc hiu, cũng lê thê vì bê cho đ cm t phế thi "Cng hòa Xã hi ch nghĩa" mà thiên h đã vt vào st rác cách nay ba thp niên. Hi nhn mnh, yếu t mu cht, có tính sng còn vi báo chí là tính thi s, là uy tín, là nim tin. Đưa tin gi ch la được khán gi, đc gi mt ln. Tin không nóng, s kin dù tt hay xu, không được phn ánh tc thi không th xem là thi s.

Do bị gn đuôi chn "cách mạng", báo chí Vit Nam ch lèo lái thông tin. Cũng vì vy, tin tc có hơi hướng "nhy cm" là phi ch đnh hướng, ch ch đo mi đng lot rp khuôn, trăm t như mt, đc… mc ói. Chưa k còn ngy to đ la m, chng hn, bt cóc rành rành mà vn leo lẻo là đi tượng t tìm v đu thú. Cuc biu tình hai triu người Hng Kông nhm gây sc ép, đòi hy b lut dn đ sang Trung Quc thì tuyên truyn là dân Hng Kông phn đi M. Hi không dn chng thêm v báo chí cách mng vì "k cho hết các kiu ngụy to tin tc ca chúng thì sp m nó server d liu" !

Thiên Hạ Luận

Nguồn : VOA, 21/06/2019

Chú thích

(1) https://www.facebook.com/huygiang81/posts/10204751574651672

(2) https://www.facebook.com/photo.php?fbid=10214245136778002&set=a.1264009035994&type=3&theater

(3) https://www.facebook.com/photo.php?fbid=10213550014377236&set=a.2817432207462&type=3&theater

(4) https://www.facebook.com/chanh.tam.33/posts/1988175774622013

(5) https://www.facebook.com/pvh.free/posts/10211560347522817

***************

Nhân ngày "Báo chí Việt Nam 21/6/2019" – Hơn 40 năm vui buồn nghề báo

Lê Phú Khải, VNTB, 21/06/2019

Tôi rời nghề giáo làng bước vào nghề báo từ năm 1974, đến nay vừa tròn 45 năm. Làm đủ mọi thể loại báo chí, từ báo hình (truyền hình), báo nói (phát thanh), đến báo viết, báo mạng (internet)… Có nhiều năm đi thường trú ở vùng đất xa xôi Đồng bằng sông Cửu Long… Từ viết cho báo "lề phải" rồi chuyển sang "lề trái", từng được nhiều giải thưởng báo chí của nhà nước, rồi bỗng trở thành "thế lực thù địch" !

bao6

Tác giả (phải) đi công tác trong Đồng Tháp Mười mùa lũ lớn năm 2000

Trong cái thời gian gấp ba lần cuộc lưu lạc của nàng Thuý Kiều ấy, thật lắm kỷ niệm buồn vui… Nếu viết ra thì cũng có thể được vài trăm trang sách. Thôi thì nhân ngày Nhà báo Việt Nam 21 tháng 6, tôi viết ra đây 3 kỷ niệm, bảo nó là vui hay buồn cũng được, để tặng các đồng nghiệp trẻ rất tài ba của tôi đang hành nghề ở thời công nghệ 4.0 này ! Những câu chuyện này đều xảy ra trong thời làm báo "lề phải"…

Câu chuyện thứ nhất : "Ba thằng bồi bút mới bằng một con bồi bàn"

Đó là vào đầu năm 1976, Quốc hội thống nhất họp phiên đầu tiên sau ngày 30/4/1975. Tôi vô Quốc hội để tìm gặp luật sư Ngô Bá Thành. Gặp bả, tôi nói : Thưa luật sư, tôi vừa làm một cuộc toạ đàm thu thanh cho Đài Tiếng nói Việt Nam với các đại biểu Quốc hội là đoàn trí thức Nam bộ. Tôi đã toạ đàm thu thanh được với giáo sư Lý Chánh Trung, luật sư Nguyễn Long, các anh Huỳnh Tấn Mẫm, Lê Văn Nuôi… Rất tiếc là chỉ thiếu có luật sư Ngô Bá Thành. Vậy tôi xin phép đưa tên luật sư Ngô Bá Thành vào lời giới thiệu trong đoàn trí thức Nam bộ ở cuộc toạ đàm đó… Tôi chưa nói hết câu thì bà Ngô Bá Thành đã cười ngặt nghẽo và nói : Tôi mà Nam bộ cái gì ! Tôi là con mẹ Bắc kỳ sinh ra ở phố Nhà Thương Chó Hà Nội đây… Anh muốn đưa tôi vào đâu cũng được !

(Phố Nhà Thương Chó là phố Yersin, xưa kia người Pháp nhốt chó ở đó để nghiên cứu chữa bệnh chó dại, nên chết tên Phố Nhà Thương Chó).

Tôi đang mừng vì sự "hào phóng" của bà Ngô Bá Thành thì thấy ồn ào ở một góc hành lang Quốc hội giờ giải lao. Thì ra các đồng nghiệp của tôi đang tổ chức bốc thăm (!). Số là, thời đó là thời bao cấp, nên mỗi vị đại biểu Quốc hội được một cái phiếu mua hàng. Hàng quý và giá rất rẻ. Lúc ấy phổ biến câu "Mua như cướp, bán như cho" ! Trong các hàng được mua có cả áo len, thời đó là quý giá nhất. Các chị em là nhân viên phục vụ ở Quốc hội cũng được mỗi người một phiếu. Không hiểu vì lẽ gì mà ba nhà báo mới được phát một phiếu, nên các đồng nghiệp của tôi phải tổ chức bốc thăm ! Bỗng một đồng nghiệp ở Thông tấn xã Việt Nam nổi nóng quát lớn : Thế này thì ra, ba thằng bồi bút mới bằng một con bồi bàn ! Khốn nạn ! Khốn nạn ! Khốn nạn quá !

Thế là đến tai ông Trường Chinh, Chủ tịch Quốc hội. (Tôi nghĩ là an ninh báo cáo). Ngay lập tức các phóng viên có mặt ở Quốc hội hôm đó được thông báo là cuối giờ chiều ở lại để họp báo với Chủ tịch Quốc hội Trường Chinh. Ông Trường Chinh đã thay mặt Quốc hội xin lỗi các nhà báo và biếu mỗi người một phiếu mua hàng. Cái thời đó văn hóa xin lỗi còn giữ được. Còn bây giờ…

Câu chuyện thứ hai : "Không bị cắt lưỡi là may !"

Đó là vào mùa lũ lớn năm 1991. Đã xế chiều mà Phó giám đốc Sở Nông nghiệp tỉnh Tiền Giang còn đến rủ tôi và nhà báo Hải Bình ở Phân xã Tiền Giang của Thông tấn xã Việt Nam đi gấp lên huyện Cái Bè. Anh nói : Hai anh đều là nhà báo của Trung ương thường trú ở địa phương, mong các anh la lớn lên để các vị lãnh đạo tỉnh và bà con biết là năm nay lũ rất lớn, phải đề phòng không thì vụ lúa này mất trắng ! Anh thông báo : Lũ trên An Giang – Đồng Tháp đã về đến xã Hậu Mỹ Bắc A, Cái Bè rồi. Đến nơi thì thấy bà con đang gặt lúa gấp để né lũ. Lũ ở đồng bằng sông Cửu Long chảy tràn trên một mặt bằng rộng nên nó "bò" từ từ và nhích lên từng centimet một. 

Đêm ấy chúng tôi ngủ lại trong một nhà dân. Lúc chúng tôi bỏ dép lên giường ngồi nhậu lai rai với chủ nhà thì nền nhà còn khô ráo. Một lúc sau quờ chân xuống đất thì dép đã bị nước cuốn trôi vô gầm giường ! Sáng hôm sau thì cả huyện Cái Bè tỉnh Tiền Giang đã là một biển nước mênh mông… Những gia đình chưa kịp thu hoạch lúa xong thì phải gặt mò ! Gia đình nào thu hoạch lúa xong thì phải chở lên lộ cao phơi. Mọi người đi lại bằng chiếc xuồng ba lá bé nhỏ. Tôi đứng nhìn cánh đồng ngập nước mênh mông và những chiếc xuồng con chống sào đi lại trên cánh đồng… Cảnh sắc giống hệt vùng chiêm trũng Hà Nam - Phủ Lý mùa mưa bão ngoài Bắc. Nhưng nên nhớ rằng, nước đồng chiêm trũng ngoài Bắc là thứ nước chua có hại cho cây lúa mà nông dân miền Bắc gọi đó là vùng "chiêm khô mùa thối" ! Còn "nước nổi" mà chúng tôi đang cởi quần dài vắt lên cổ để lội ở Cái Bè lúc này là nước ngọt phù sa rất tốt cho cây lúa. Nó là thứ phân bón hảo hạng nhất, giúp cho đồng ruộng luôn "trẻ" lại. Nó diệt cỏ, diệt chuột bọ trên đồng để mùa sau khỏi phải phun thuốc trừ sâu diệt cỏ. Cảnh vật quanh tôi lúc đó yên tĩnh, êm ả, thanh bình, nhiều người chuẩn bị đi giăng câu bắt cá, có một chiếc ghe lớn chở các cô các bà ăn vận loè loẹt – có lẽ họ đi ăn cưới – đang lướt qua chỗ chúng tôi. Tôi đã nghĩ ra cái tứ "chung sống với lũ" từ cái đầu đang quấn chiếc quần dài để né lũ và đôi chân đang ngâm dưới biển nước phù sa mát rượi ở Cái Bè hôm đó. Thực ra dân đồng bằng sông Cửu Long đã chung sống với lũ từ lâu, tôi chỉ đưa nó thành khẩu hiệu mà thôi. 

bao7

Sách Chung sống với lũ, viết chung với Tiến sĩ Tô Văn Trường (Nhà xuất bản Thanh Niên – 2001)

Những bài phát thanh trên Đài Tiếng nói Việt Nam, trên các báo ở Sài Gòn, ở Hà Nội mang nội dung "chung sống với lũ" của tôi đã lần lượt ra đời từ mùa lũ năm 91 đó. "Chung sống với lũ" trở thành một khẩu hiệu, một cụm từ trong lời nói, trong các văn bản… lúc nào không hay.

Thủ tướng Võ Văn Kiệt đã đọc những bài tôi viết về đồng bằng sông Cửu Long, về lũ. Có lần ông hỏi tôi : Vợ chồng Phú Khải sống với nhau thế nào ? Câu hỏi đột ngột quá, khiến tôi chưa biết trả lời ra sao thì ông nói : Phải sống hoà thuận, chứ như chung sống với lũ mà Phú Khải viết thì không ổn ! Và sau đó hàng loạt những chương trình để chung sống với lũ như khu dân cư vùng lũ, cơ cấu lại thời gian gieo sạ lúa Hè Thu để né lũ, khai giảng sớm hơn cho các trường học trong vùng lũ để né lũ, xây lại các trạm y tế xã trên gò cao để đồng bào có thể đi xuồng đến khám chữa bệnh trong mùa lũ… đã được chính phủ dưới thời ông Võ Văn Kiệt tiến hành có hiệu quả. Năm 1998, đồng bằng sông Cửu Long lũ rất thấp, sâu bệnh hoành hành, mất mùa lúa, mất mùa cá, ông Võ Văn Kiệt lúc đó là cố vấn Ban chấp hành Trung ương, trong một hội nghị lớn về Đồng bằng sông Cửu Long, ông đã nói một câu bất hủ mà tôi chưa từng nghe thấy bao giờ : Với Đồng bằng sông Cửu Long, không có lũ cũng là thiên tai !

Tháng 10/1997, anh Lê Huy Ngọ lên làm Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Lần đầu tiên Bộ trưởng vô Sài Gòn, ông kêu anh Nguyễn Nhiệm – chuyên gia thuỷ lợi đang làm việc ở Văn phòng 2 của Bộ ở Thành phố Hồ Chí Minh, giao nhiệm vụ : Cậu tìm xem ai là người đầu tiên nêu khẩu hiệu "chung sống với lũ" để tớ thưởng ! Anh Nhiệm đến tìm tôi và nói : Bộ trưởng mới lên giao nhiệm vụ, nhà báo gắng giúp tôi. Tôi bảo anh Nhiệm cứ về đi, mai tôi trả lời. Anh mừng lắm. Hôm sau, tôi đem đến cho anh Nhiệm ba bài viết của tôi trên báo.

Bài thứ nhất : Ơi ! Đồng bằng sông Cửu Long – Báo Xuân Sài Gòn Giải phóng (SGGP) Nhâm Thân 1992.

Bài thứ hai nhan đề : Chung sống với thiên nhiên đồng bằng sông Cửu Long – đăng liền 2 số báo SGGP ngày 31/10/1994 và ngày 1/11/1994.

Bài thứ ba : Né lũ, trang nhất báo Văn nghệ Hội Nhà Văn Việt Nam số ra ngày 5/11/1994.

Tôi bảo anh Nhiệm, nếu anh tìm thấy văn bản nào có cụm từ "chung sống với lũ" trước các số báo này thì tôi không phải là tác giả "chung sống với lũ", nếu không tìm được thì tôi là tác giả cụm từ "chung sống với lũ" đã in trong các số báo này. Tôi còn đưa cho anh Nhiệm một băng nhựa (cát-xét) thu các bài viết của tôi đã phát trên Đài Tiếng nói Việt Nam về "chung sống với lũ". Hai ngày sau, anh Nhiệm đến kêu tôi lên Văn phòng Bộ ăn cơm với Bộ trưởng Ngọ và nhận phần thưởng của Bộ trưởng.

Cuộc liên hoan nhỏ ấy có mấy nhà báo cùng dự và còn có cả chị Năm Triều – Tổng giám đốc công ty Lương thực miền Nam. Khi khách về hết rồi, anh Ngọ ra hiệu cho cậu thư ký tên là Nhạn mang phần thưởng là một chai rượu tây ra và anh trao cho tôi.

Trong một bữa nhậu với người em họ tôi và là một vụ trưởng của Bộ Tài chính ở Hà Nội, tôi "than" : Nêu một khẩu hiệu cả nước dùng ("chung sống với lũ") mà thưởng có một chai rượu ! Chú em tôi nhìn thẳng vào mặt ông anh rồi nói : Mồm bác bé thế mà lại nói một câu lớn như thế, người ta không cắt lưỡi là may lắm rồi, còn than cái nỗi gì !

Câu chuyện thứ ba : "Bị nhốt một ngày"

Những năm 80 của thế kỷ trước, có nạn ngăn sông cấm chợ do chính chính quyền chủ trương. Đến bây giờ tôi vẫn chưa thấy ai giải thích vì sao lại có những việc làm dại dột đó !

Đồng bằng sông Cửu Long là nơi có nhiều hàng hóa nhất nên nạn ngăn sông cấm chợ càng khủng khiếp. Tôi đi từ Bến tre về Mỹ Tho, qua phà Rạch Miễu bao giờ cũng được các bà các chị dúi vào tay một ký đường hoặc một ký khô nhờ mang hộ, sang sông rồi các chị "xin lại"… để tránh quản lý thị trường lục soát thu mất. 

Quốc lộ 1 đoạn giáp ranh giữa Tiền Giang và Long An có trạm kiểm soát Tân Hương khét tiếng một thời. Ở đây có giai thoại, một anh bộ đội đi từ Sóc Trăng về Thành phố Hồ Chí Minh, anh có mang theo 10 ký gạo. Khi bị quản lý thị trường trạm Tân Hương bắt giữ 10 kg gạo, anh đưa giấy phép mang 10 kg gạo đó và nói : Đây là giấy của ông Đỗ Mười cấp cho tôi để mang gạo lên thành phố nuôi mẹ ốm bệnh ! Anh quản lý thị trường quát : Đỗ Mười chứ Đỗ Mười Một cũng tịch thu !

Tôi hàng tháng phải từ Mỹ Tho lên Thành phố Hồ Chí Minh báo cáo công việc của phóng viên thường trú đồng bằng sông Cửu Long nên sợ nhất phải qua trạm kiểm soát Tân Hương. Xe bị chặn lại xếp hàng để quản lý thị trường lục soát đậu dài cả cây số. Tôi quyết định làm một phóng sự điều tra có thu thanh về tệ nạn ngăn sông cấm chợ này. Tôi cẩn thận còn trèo lên mui một chiếc xe đò để chụp cảnh xe cộ bị chặn lại rồng rắn cả cây số ! Nào ngờ mấy nhân viên quản lý thị trường trông thấy, leo lên mui xe kè tôi xuống và giựt máy ảnh của tôi. Tôi chống cự quyết liệt, hô hoán lên : Tôi là nhà báo của Trung ương, ai cho các anh cưỡng bức tôi ? Đồng bào vây quanh ngày một đông. Mọi người đều ủng hộ nhà báo. Nhưng quản lý thị trường lúc đó chẳng khác gì đội cải cách ruộng đất ngày xưa ở miền Bắc. Họ có quyền làm mọi chuyện…

Họ bẻ quặt tay tôi. Đau quá tôi la ầm lên. Một nhân viên trạm Tân Hương quát : Tháo phim trong máy ảnh ra nộp. Tôi làm theo họ, nộp cuộn phim để bảo toàn máy ảnh. Tôi sực nhớ ra và rút thẻ nhà báo giơ vào mặt các nhân viên đang đứng quanh tôi. Tôi nói lớn để đồng bào chung quanh nghe thấy : Tôi là nhà báo của Trung ương, có quyền giám sát việc làm của các địa phương, quyền đó được ghi sau thẻ nhà báo đây. Tôi cầm thẻ đưa vào mặt một vị nhân viên. Thật không ngờ, thấy tôi là nhà báo họ càng tấn công dữ dội hơn. Có lẽ họ thù nhất là các nhà báo. Họ nhìn nhau ra hiệu, rồi hai người kè, xốc hai tay tôi kéo về trạm. Họ đẩy tôi vào một cái "bốt" bằng gỗ, chỉ đủ một hai người ngồi trong đó và khóa cửa lại. Chính thức "nhốt" một nhà báo (của Trung ương) !

Tôi bị nhốt và bỏ đói như thế từ 8 giờ sáng cho đến 4 giờ chiều mới được thả ra. Nhưng đau đớn nhất là bài phóng sự của tôi về trạm kiểm soát Tân Hương đã được Giám đốc Nguyễn Thành của cơ quan thường trú Đài Tiếng nói Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh duyệt và thu băng gửi ra Hà Nội, nhưng không được Đài Tiếng nói Việt Nam phát sóng. Vì, cấm chợ ngăn sông là "chủ trương lớn của đảng và nhà nước" !

Lê Phú Khải

Nguồn : VNTB, 21/06/2019

****************

Từ Gia Định báo đến báo chí hiện nay : ngành báo chí đang thụt lùi

RFA, 20/06/2019

Việt Nam từng ra báo từ rất lâu. Tuy nhiên theo nhận định ngay dưới thời bị Pháp đô hộ, báo chí lúc đó còn được những quyền tối thiểu mà nhiều cơ quan báo chí trong nước hiện nay không có được.

bao8

Hình minh họa. Báo Việt Nam chụp ở Hà Nội hôm 20/12/2011 - AFP

Gia Định báo được cho là tờ báo tiếng Việt đầu tiên của Việt Nam được xuất bản vào ngày 15/4/1865.

Nội dung mỗi tuần báo được chia làm hai phần bao gồm công vụ và tạp vụ.

Trong đó công vụ chuyên về lĩnh vực chính trị, pháp lý và công quyền; còn phần tạp vụ đề cập đến nhiều lĩnh vực như kinh tế, tôn giáo, văn hóa, xã hội…

Sau này thì có thêm phần mở rộng, được đánh giá là cuốn hút nhất với những bài khảo cứu, nghị luận về văn hóa, đạo đức, tư tưởng, lịch sử…

Gia Định báo cung cấp thông tin đến cho người dân trong suốt 44 năm và đình bản vào năm 1909.

Từ Nha Trang, Nhà báo Võ Văn Tạo cho biết Gia Định báo và báo chí Việt Nam hiện nay có sự khác nhau cơ bản :

"Gia Định báo theo mô hình của phương Tây tức là độc lập, không bị ràng buộc, chỉ đạo, bị coi là công cụ tuyên truyền của bất cứ thế lực chính trị nào trong xã hội. Đối chiếu với hơn 1.500 cơ quan truyền thông nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thì đảng cộng sản và nhà nước Việt Nam đã tuyên bố nhiều lần từ rất lâu rồi là báo trước hết là công cụ tuyên truyền của đảng, sau đó mới nói đến là diễn đàn của nhân dân, nhưng trên thực tế thì rõ ràng đó là một dàn nhạc mà chỉ có một ông nhạc trưởng là ông Trưởng ban Tuyên giáo".

Còn theo nhà báo Ngô Nhật Đăng lại cho rằng khác biệt ở chỗ báo chí Việt Nam ngày xưa tự do rất nhiều :

"Nếu chúng ta nhìn lại lịch sử một chút thì ta nhớ lại bài phát biểu Toàn quyền Paul Beau khi chúng ta vẫn còn dưới ách đô hộ của thực dân. Có những lời khi chúng ta đọc lại thấy tôn vinh nghề báo và thiên chức của nhà báo phải như thế nào và bênh vực nhân dân, tất cả các thứ mà lúc đó đất nước ta dưới thời bảo hộ của thực dân Pháp. Một người Toàn quyền Pháp, một tay thực dân trong kỷ niệm nói chuyện với báo chí Việt Nam tôn vinh nghề báo dám dũng cảm đứng lên chống cường quyền".

Tại Trụ sở chính phủ vào chiều ngày 20/6, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trong buổi làm việc với các lãnh đạo nhà báo cũng đã yêu cầu báo chí và truyền thông trong nước phải tạo niềm tin mãnh liệt hơn của xã hội vào sự nghiệp cách mạng của Đảng.

bao9

Một sạp báo vỉa hè Hà Nội. Hình chụp ngày 26/6/2012. AFP

Nhận xét về yêu cầu này, nhà báo Ngô Nhật Đăng cho rằng Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc rất mâu thuẫn :

"Chức năng của báo chí quyền lực thứ 4 phản ánh những điều chưa đúng của phía chính phủ và trong hệ thống chính trị. Nhà nước phải coi trọng báo chí, đấy là những tiếng nói phản biện để nhà nước nghe những tiếng nói báo chí để điều chỉnh chính sách của mình, chứ không phải ra chính sách và yêu cầu báo chí phải cổ động những chính sách đó. Như thế nó ngược hoàn toàn với báo chí mà chúng ta lại kết hợp hai thứ trái ngược nhau vào một chỗ, tôi cho rằng chuyện đấy bất khả thi".

Bên cạnh đó, cũng trong buổi họp mặt, ông Nguyễn Xuân Phúc cũng nhắc nhở tình trạng ‘2 mặt’ khi nhà báo viết đúng định hướng trên báo chính thống nhưng lại bày tỏ quan điểm trái ngược trên mạng xã hội.

Xác nhận thực trạng này vẫn có trong ngành báo chí tại Việt Nam, nhà báo Minh Hải cho biết thêm nguyên nhân :

"Nỗi khổ tâm của người phóng viên là đi phải thực hiện nhưng muốn thực hiện cho đúng để được đăng bài mà không bị ban biên tập khiển trách, kiểm điểm, đến tất cả những phóng viên được đăng có nhuận bút và cuộc sống nằm trong bài đó, thì phải làm theo tôn chỉ mục đích. Còn khi người ta bức xúc, câu chuyện người ta buộc phải viết như thế này thì trên trang cá nhân người ta phải nói thật thì đó là những người làm báo có tâm, muốn nói lên trang facebook cá nhân những sự thật để mong bạn đọc, mọi người lượng thứ".

Do đó, nhà báo Ngô Nhật Đăng cho rằng thay vì nghĩ việc đó là tiêu cực thì chúng ta phải nghĩ xem tại sao lại những nhà báo này lại làm như thế.

"Những người nhà báo có lương tâm, vì lý do gì đấy, có thể vì mưu sinh, bắt buộc phải viết những điều mà họ không nghĩ như thế. Công nghệ phát triển thì quan niệm về báo chí cũng khác, nên họ không thể bẻ cong ngòi bút thì họ mới nói thật lòng mình trên mạng xã hội".

Còn theo nhà báo Võ Văn Tạo, báo chí nếu được tự do thì họ có quyền viết nội dung hấp dẫn đối với nhân dân, với người xem. Nhưng khi không được tự do thì họ phải viết những đề tài mà lãnh đạo Đảng, nhà nước chỉ đạo, còn những nội dung được cho là nhạy cảm thì sẽ bị phạt ngay, rất nặng nề :

"Trong lịch sử báo chí Việt Nam 2, 3 thập kỷ trở lại đây không thiếu những trường hợp các Tổng Biên tập, Phó tổng Biên tập của các tòa soạn bị trừng phạt bằng những cái cớ, những lỗi rất ngớ ngẩn, không ra sao, nhưng trái ý, lãnh đạo cấp trên không thích như thế nên họp cách chức… có những người phải đi tù như ông Hoàng Linh của báo Doanh Nghiệp ngày xưa".

Vẫn trong buổi gặp gỡ các lãnh đạo nhà báo, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã phát biểu rằng để tìm được giá trị cốt lõi của nghề báo, cần phải quay về 94 năm trước đây khi báo chí cách mạng được xuất bản.

Tuy nhiên, theo nhận xét của nhà báo Ngô Nhật Đăng, những người tâm huyết với nghề báo đều cảm thấy ngược lại với lời của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc :

"Khi đọc lại những báo ngày xưa như Gia Định báo, Nông-cổ Mín-đàm, Tân Bắc Trung Văn… những ai tâm huyết với nghề làm báo đều thấy buồn vì cả một quãng dài cả trăm năm mà báo chí nước ta so với tinh thần các tiền nhân hình như đang đi thụt lùi".

Trong Bảng xếp hạng tự do báo chí của Phóng viên không biên giới RSF được công bố vào tháng 4 vừa qua, Việt Nam hiện đứng hạng 176 trong danh sách 180 nước không có tự do báo chí.

Báo cáo của RSF cho biết tại Việt Nam hiện nay, mọi cơ quan báo chí đều hoạt động dưới sự chỉ đạo và kiểm soát chặt chẽ của Đảng Cộng sản Việt Nam.

********************

Tôi làm biên tập cho ‘báo chí cách mạng Việt Nam’

Thảo Vy, VNTB, 21/06/2019

Đảng và Nhà nước Việt Nam chọn ngày phát hành số báo đầu tiên mang tên Thanh Niên, tòa soạn ở tỉnh Quảng Châu, Trung Quốc, ngày 21-6-1925 để tôn vinh cho Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam.

bao10

Tự do báo chí ở Việt Nam xếp hạng 176/180

Lệ thường, mỗi khi đến ngày ‘cúng giỗ báo chí cách mạng’, các báo ở Việt Nam lại có những bài viết chủ đề 21 tháng sáu. Người viết bài này hiện làm công tác biên tập ở tờ báo thuộc tổ chức nghề nghiệp, xin được kể đôi chút chuyện bếp núc hậu trường của ‘báo chí cách mạng Việt Nam’.

Khi bài ‘huấn thị’ được gọi là ‘bài báo’

"Truyền thông xã hội đối với ổn định chính trị, xã hội ở Việt Nam" là tựa của bài viết ký tên với đầy đủ các chức danh trong bộ máy đảng cầm quyền của ông Võ Văn Thưởng. Tác giả Trúc Giang của trang Việt Nam Thời Báo đã có bình luận quanh bài viết sặc mùi dạy dỗ kiểu bề trên tuyên giáo ấy của ông Võ Văn Thưởng [1].

Thực ra bài viết từ cộng tác viên ấy nếu không được gửi từ ‘bề trên tuyên giáo’, chắc chắn đã bị rớt từ vòng biên tập một.

Thường thì các tin, bài gửi cộng tác của bạn đọc, được phân chia về các ban biên tập liên quan đến nội dung bài cộng tác đó. Trưởng ban chuyên mục/trang sẽ coi qua về nội dung có phù hợp hay không, nếu đạt yêu cầu ban đầu đó, sẽ chuyển sang cho biên tập viên một để rà soát lại câu từ, ngữ pháp… Tiếp theo là bài sẽ chuyển qua cho biên tập viên hai để người này phân chia các tít tựa phụ, rút các điểm nhấn và có thể là đặt lại tựa bài viết.

Với cách làm việc mang tính cơ bản như trên trong chuyện biên tập, thì bài viết "Truyền thông xã hội đối với ổn định chính trị, xã hội ở Việt Nam", nếu là một cộng tác viên không phải từ cơ quan tuyên giáo, bài sẽ bị ‘rớt’ ngay từ bước chuyển đầu tiên đến vị trưởng ban chuyên mục. Lý do, tác giả bài viết không biết phân biệt, hay không chịu phân biệt giữa Thông tin – Information, và Truyền thông – Media.

Ông Thưởng ví von rằng : "dữ liệu trên mạng là tài nguyên, thông tin là quyền lực" [2]. Điều này cho thấy tác giả không hiểu Truyền thông (Media) chỉ là phương tiện, trong khi Thông tin (Information) mới là điều cần tập trung bàn luận trong chuyện báo chí nhân dịp kỷ niệm ngày ‘báo chí cách mạng Việt Nam’. Ông Thưởng nói rằng sự lợi hại của truyền thông (tức không phải thông tin) - là tác nhân chính gây nên mất ổn định chính trị và dẫn đến bạo loạn. Đây là một sự đe dọa cho những ai không phân biệt được "media" và "information".

Cái tối kỵ nhất trong cộng tác với báo chí, là một bài viết cùng lúc gửi đến nhiều tòa soạn. Bài viết ký tên Võ Văn Thưởng đã phạm vào điều cấm kỵ ấy. Thế nhưng lỗi lớn nhất ở đây lại thuộc về các tổng biên tập. Biết là bài viết được tác giả gửi cộng tác đồng thời với cùng nội dung ở nhiều tờ báo, song tổng biên tập vẫn duyệt đăng, và còn có thể là gửi cả khoản nhuận bút hậu hĩnh nữa, cho thấy không chỉ xem thường độc giả, mà còn là chuyện tham nhũng quyền lực.

Tuy nhiên, như đã nói ở đầu bài viết, vì là nền ‘báo chí cách mạng’, nên bất kỳ điều gì cần thiết để tuyên truyền cho Đảng cộng sản Việt Nam, các tờ báo buộc phải làm, bất chấp các nguyên tắc cơ bản tối thiểu trong nghề báo.

Giới biên tập viên thì tâm thế chẳng có gì phải ngại ngần, ai chẳng biết đây là bài huấn thị lên gân của ông trùm tuyên giáo. Độc giả thừa sức hiểu và chắc chắc mấy ai bỏ công sức và thời gian ra đọc bài viết vừa quá dài, vừa lười biếng ít chịu xuống dòng, ý tứ thì lủng củng hệt như học trò lớp 12 rồi mà làm bài luận còn bị lạc đề !

Biên tập bài của ‘VIP’ cách mạng : cứ nguyên xi mà đăng thôi !

Thường thì bài viết của các quan chức đều do đội ngũ thư ký báo chí chấp bút. Đa số là tròn trịa, dễ dàng đăng báo. Một số ‘VIP’ như các ông Trương Tấn Sang, Nguyễn Minh Triết có thói quen chỉ gửi đến một tòa soạn nào đó, và bài viết trở thành là ‘bài độc quyền’.

Sinh tiền, tác giả Trần Bạch Đằng có rất nhiều bài báo được đăng ở những vị trí bắt mắt nhất trên báo giấy như Sài Gòn Giải Phóng, Tuổi Trẻ, Thanh Niên, Người Lao Động. Hầu hết những bài này là viết theo đặt hàng của cụ thể chủ đề do từng tờ báo đặt ra. Văn phong của ông Trần Bạch Đằng thường mạnh mẽ, không ngại đụng chạm thể chế chính trị. Ông Trần Bạch Đằng cũng có một đội ngũ thư ký báo chí riêng. Chính những vị này chấp bút từ các yêu cầu ‘nói miệng’ của ông Trần Bạch Đằng.

Với những vị chuyên gia kinh tế đang làm công tác quản lý, thì khi các bài báo ký tên xuất hiện trên báo, cũng xuất phát từ ‘đơn hàng’ của cụ thể từng tờ báo. 

Đơn cử như ông Trần Du Lịch, khi giữ chức Viện trưởng Viện Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, lúc tiếp phóng viên được cử đến gặp để chuyển lời đặt hàng của ban thư ký tòa soạn, ông sẽ hẹn một ngày giờ nào đó để gặp lần tiếp theo. Khi ấy, ông sẽ trình bày nội dung mà tờ báo cần. Phóng viên ghi lại. Bài viết lên báo chỉ ghi mỗi tên Trần Du Lịch. Nhuận bút khi phóng viên mang đến gửi, bao giờ ông cũng nhận một nửa, phần còn lại gửi tặng phóng viên.

Hồi ông Trần Hoàng Ngân còn làm hiệu phó trường Đại học Tài chính – Kế toán Thành phố Hồ Chí Minh, cũng cung cách làm việc tương tự như ông Trần Du Lịch, chỉ khác là khi nhận nhuận bút, ông Ngân cầm hết.

Biên tập viên ‘báo chí cách mạng’ phải biết ‘uyển chuyển’ 

Thay lời kết cho bài viết này bằng chuyện khoe một đoạn về chủ đề "Kỷ niệm 94 năm ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam 21/06/1925 – 21/06/2019" trên chính tờ báo nơi đang làm việc của người viết.

"Sau bao năm bôn ba ở nước ngoài – tính từ bước đầu là Văn Ba làm phụ bếp trên thương thuyền Amiral Latouche Tréville của Compagnie des Chargeurs Réunis (Hãng Vận tải Hợp nhất), xuất phát từ Cảng Sài Gòn, thủy thủ Văn Ba ngày nào giờ có tên Nguyễn Ái Quốc trở về nước. Trong ngành hàng hải Việt Nam, có lẽ cần tôn vinh thủy thủ Văn Ba – lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc là vị thuyền trưởng đầu tiên đã viết những chương khai mở báo chí cách mạng Việt Nam (...)

Trở ngược lịch sử, suốt thời gian làm thủy thủ trên những chuyến hàng hải, cập các cảng Singapore, cảng Columbo ở Sri Lanka, cảng Said của Ai Cập, cảng Marseille, cảng Le Havre, cảng Dunkerque,… và ở những bến cảng của một số nước như Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Algeria, Tunisie, Congo,… đã giúp người thủy thủ Văn Ba – Nguyễn Ái Quốc những dữ liệu cho quá trình viết báo cách mạng giải phóng dân tộc về sau này...".

Đoạn tiếp sau đây thì không có trên bài báo dịp ‘cúng giỗ 21 tháng sáu’ : Về tác giả và bút hiệu Nguyễn Ái Quốc, theo một công bố của ông Dương Trung Quốc là "một nhóm các nhà ái quốc Việt Nam sống ở Pháp, được gọi là nhóm Ngũ Long đứng đầu là cụ Phan Châu Trinh và trẻ tuổi là Nguyễn Tất Thành cùng viết một văn bản gửi Hoà hội Versailles đưa ra ‘Những yêu sách của người An Nam’, và được ký bằng cái tên chung là "Nguyễn Ái Quốc" (trong bài "Nhân sự phá sản của Đề án 112" - báo Lao động cuối tuần số 37, ra ngày 23/09/2007, mạng báo này chỉ được đọc đến ngày 15/01/2008 thì bị bóc xuống - nhưng vẫn còn tìm thấy trên Google).

Còn theo Sophie Quinn-Judge, căn cứ trên bản tiếng Pháp của yêu sách Revendications du peuple annamite (Thỉnh nguyện thư của dân tộc An Nam) được đăng trên báo L'Humanité (Nhân đạo) ngày 18 tháng 6 năm 1919, thì luật sư Phan Văn Trường là người soạn. Vì ba ông Phan Châu Trinh, Phan Văn Trường, Nguyễn Thế Truyền đã sinh hoạt tại Pháp khá lâu nên cả ba bị mật thám Pháp theo dõi chặt chẽ nên không dám lộ diện. Riêng Nguyễn Tất Thành vì là người mới tới (từ Anh sang Pháp năm 1919) nên nhà chức trách ít cản trở hơn cả, lại được giao nhiệm vụ liên lạc với giới báo chí nên danh hiệu "Nguyễn Ái Quốc" sau này gắn liền với Nguyễn Tất Thành.

Nguyễn Tất Thành là người đã đưa tận tay bản kiến nghị cho các thành viên chủ yếu của nghị viện và tổng thống Pháp, cũng như trao bản kiến nghị cho các đoàn đại biểu Đồng minh và sau đó tự gọi mình là Nguyễn Ái Quốc (3).

Xoay quanh câu chuyện bút danh Nguyễn Ái Quốc đã nói lên được phần nào về cái gọi là nền ‘báo chí cách mạng Việt Nam’.

Thảo Vy

Nguồn : VNTB, 21/06/2019

(1) Biểu tình ở Hồng Kông và nỗi hãi sợ của Đảng cộng sản Việt Nam - http://bit.ly/2IruKYf

(2) http://bit.ly/2XSWg64

(3) Duiker William, Ho Chi Minh : A Life, Hyperion, 2000, trang 59

Quay lại trang chủ
Read 577 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)