Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Diễn đàn

26/08/2019

Xua tàu vào lãnh hải Việt Nam, Bắc Kinh thử gan Hà Nội

Nhiều tác giả

Cách Phan Thiết 185 cây số, HD-8 có thể đe doạ được Việt Nam ?

Nguyễn Việt Trung, RFA, 26/08/2019

Câu trả lời là "Không thể", với điều kiện chúng ta "nhu" nhưng không "nhược", phải biết cách lấy "nhu" thắng "cương". Đúc kết các bài học từ tiền nhân để cộng hưởng với minh triết trị quốc của thời đại, chúng ta sẽ có trí khôn gấp đôi ! "Bộ tứ" với chiến lược Indo-Pacific (FOIP) và ASEAN đã chấp thuận (AOIP). Việt Nam vừa thoả thuận hợp tác quân sự với EU… Tất cả là giá đỡ cho một Trật tự tiến bộ chống lại thế giới của bá đạo, của nước lớn ức hiếp nước nhỏ !

doa1

Hình minh họa. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng (trái), tàu khảo sát của Trung Quốc -Courtesy AP, RFA edit

_________________________

Sáng 24/8/2018, theo thông tin của chuyên gia Ryan Martinson, tàu Hải Dương Địa Chất 8 (HD-8) của Trung Quốc đã mở rộng hoạt động tới khu vực sát bờ biển Việt Nam hơn, ngay sau khi Thủ tướng Việt Nam, Thủ tướng Australia và Bộ Ngoại giao Mỹ vừa đưa ra các tuyên bố bày tỏ quan ngại sâu sắc về những hoạt động mà Bắc Kinh đã/đang tiến hành trên Biển Đông.

Cảnh báo từ Việt Nam, Úc và Mỹ

Vào ngày 24/8, ông Ryan Martinson, thành viên chủ chốt của Viện Nghiên cứu Hải quân Trung Quốc thuộc Đại học Chiến tranh Hải quân, Hoa Kỳ, đăng tweet cho biết tin cực nóng, tàu HD-8 của chính phủ Trung Quốc đang khảo sát ngay ở khu vực nằm sâu trong vùng Đặc quyền Kinh tế (EEZ) của Việt Nam.

Tàu khảo sát, với sự hộ tống của ít nhất bốn tàu khác, đang tiếp tục tiến hành khảo sát ở vị trí cách đảo Phú Quý 102km, về phía đông nam và cách bờ biển Phan Thiết 185km. Theo luật quốc tế, vùng EEZ của một quốc gia được tính với bề rộng 200 hải lý (370 km), kể từ đường cơ sở và đấy là vùng quốc gia có các quyền chủ quyền và quyền tài phán.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, sau hơn tháng rưỡi kể từ khi Trung Quốc xâm phạm Bãi Tư Chính từ hồi đầu Hè đến nay, mới đây, lần đầu tiên đã bày tỏ lập trường "vô cùng quan ngại" [1] trước những diễn biến trên Biển Đông khi có tin tàu HD-8 tiến sát vào bờ biển Việt Nam hơn.

Ông Xuân Phúc được trích lời : "Chúng tôi quan ngại sâu sắc về những diễn biến phức tạp gần đây trên Biển Đông ; nhất trí cùng hợp tác duy trì hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn và tự do hàng hải, hàng không ; không sử dụng hay đe dọa sử dụng vũ lực ; giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước luật Biển năm 1982…"

doa2

Hình minh họa. Thủ tướng Australia Scott Morrison và Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc bắt tay tại Phủ Chủ tịch ở Hà Nội hôm 23/8/2019 AP

Lập trường khá mềm mỏng của người đứng đầu chính phủ Việt Nam được đưa ra trong cuộc họp báo chung với Thủ tướng Australia trong chuyến thăm ba ngày (22 – 24/8) của ông Scott Morrison tới Việt Nam. Vị khách đến từ Canberra cũng thúc giục các nước láng giềng của Trung Quốc không nên chịu đựng, không nên để chủ quyền của mình bị đe dọa.

Thủ tướng Morrison nói rằng luật quốc tế cần phải được tôn trọng, trong đó gồm các nguyên tắc căn bản liên quan tới việc tự do hàng hải, tự do hàng không, đảm bảo cho các quốc gia được theo đuổi các cơ hội khai thác tài nguyên trong vùng đặc quyền kinh tế của mình và trong vùng biển của mình.

Ngày 22/8, Mỹ cũng vừa phát đi một tuyên bố mới thông qua người phát ngôn Bộ Ngoại giao phê phán việc Trung Quốc tái triển khai tàu thăm dò của chính phủ cùng với các tàu hộ tống vũ trang tới vùng biển ngoài khơi Việt Nam gần Bãi Tư Chính đợt hai từ ngày 13/8. Mỹ cho rằng, đây là sự leo thang của Bắc Kinh trong nỗ lực uy hiếp không cho các nước cùng có tuyên bố chủ quyền phát triển các nguồn tài nguyên trên BĐ.

Tuyên bố nói trên của Hoa Kỳ còn chỉ rõ tình trạng Trung Quốc quấy nhiễu Việt Nam đang gây ngờ vực đối với những cam kết của Bắc Kinh, trong đó có Tuyên bố ASEAN-Trung Quốc về cách Ứng xử của các bên tại Biển Đông (COC) và về giải pháp ôn hòa cho các tranh chấp trên biển.

Chỉ mấy giờ đồng hồ trước các tuyên bố của Thủ tướng Xuân Phúc, Thủ tướng Morrison và của người phát ngôn Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, Trung Quốc vẫn lu loa, đòi được "tôn trọng chủ quyền, quyền tài phán" ngay trong Bãi Tư Chính. Và đến ngày 24/8, Trung Quốc đáp trả bằng những hành động mới, côn đồ hơn, ngang ngược hơn ngay trong vùng biển của Việt Nam.

Đấy là lần thứ ba, theo nguồn tin từ New Delhi [2], Trung Quốc tiếp tục xâm phạm vùng EEZ của Việt Nam khi điều tàu tuần duyên đến gần lô dầu khí của công ty ONGC, Ấn Độ. Trong vụ xâm phạm nghiêm trọng kỳ này, Trung Quốc đã đưa 20 tàu vào vùng EEZ của Việt Nam. Trước đó, Bắc Kinh đã điều 2 tuần duyên tới gần lô dầu của ONGC.

Đấy cũng là vụ xâm phạm thứ hai của Trung Quốc trong năm nay, bắt đầu từ 13/8, lúc 15 giờ (giờ Hà Nội). Trong vụ xâm phạm lần ấy, 6 tàu tuần duyên, 10 tàu đánh cá và 2 tàu dịch vụ, cùng với máy bay ném bom H6, máy bay chiến đấu và máy bay tiếp-nhiên-liệu-trên-không cũng đã được nhận dạng.

Còn vụ xâm phạm lần thứ nhất, bắt đầu từ ngày 3/7, nhưng sau đó các tàu Trung Quốc nhanh chóng rút khỏi khu vực Bãi Tư Chính vào ngày 7/8. Số lượng tàu vào thời điểm ấy là 35 chiếc, nhưng không có nhiều lực lượng không quân. Đáng chú ý là, vụ xâm lấn lần đầu tiên ấy của Trung Quốc đã bị hủy, sau khi các Ngoại trưởng ASEAN họp tại Bangkok, Thái Lan ngày 1/8.

Công, thủ hay lùi ?

Trước "ba làn sóng" xâm phạm Bãi Tư Chính như vừa liệt kê, thái độ chính thức của nhà nước Việt Nam khá uyển chuyển. "Uyển chuyển" đến mức dư luận nhiều khi không biết đấy là những phản ứng tấn công, phòng thủ hay lùi bước trước các hành động bạo ngược của "người bạn vàng" Bắc Kinh ?

Cho đến trước ngày 19/7, Hà Nội cấm báo chí đưa tin về việc tàu của "các đồng chí" Trung Quốc đã vào quần thảo với tàu cảnh sát biển Việt Nam tại Bãi Tư Chính từ đầu tháng 7. Xã hội Việt Nam phần nào thở phào nhẹ nhõm, sau tuyên bố của người phát ngôn Bộ Ngoại giao (hôm 19/7) được phép vạch mặt chỉ tên "kẻ quấy rối", "kẻ phiền nhiễu", lập tức Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã lên tiếng hưởng ứng khá mạnh mẽ (ngày 20/7).

doa3

Bản đồ theo dõi đường đi của tàu Hải Dương 8 Courtesy of Twitter Ryan Martinson

Điều thú vị là cho tới nay, kể cả tuyên bố của người đứng đầu chính phủ, Việt Nam mới chỉ khoảng 4 – 5 lần công khai tố cáo Trung Quốc ức hiếp mình thì tần số chính phủ Hoa Kỳ phê phán Trung Quốc lên đến 6 – 7 lần. Ngoài "quan ngại sâu sắc" của ông Xuân Phúc, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam chỉ nói theo một phiên bản duy nhất, với một nội dung cũng duy nhất hầu như ai nấy đều thuộc lòng (Chưa kể vừa phát ngôn xong đã bị delete ngay trên mạng).

Trong khi đó, nếu xét kỹ các tuyên bố của Hoa Kỳ thì thấy thật phong phú và đa chiều kích ; từ người phát ngôn Bộ Ngoại giao đến ngoại trưởng, từ tân tổng trưởng quốc phòng đến cố vấn an ninh quốc gia, rồi dân biểu, thượng nghị sĩ. Đặc biệt chưa có tiền lệ là chuyến thăm Hà Nội của hai đại tướng David Goldfein, Tham mưu trưởng và Charles Brown, Tư lệnh Không quân TBD. Họ tuyên bố thẳng thừng giữa thủ đô là đã cùng với các đồng nhiệm Việt Nam bàn bạc nhằm "đưa ra những phương án để các nhà lãnh đạo chính trị lấy quyết định" [3].

Đúng là "miệng kẻ sang !" Phản ứng của một "đệ nhất siêu cường" và phản ứng của một "phiên thuộc" trước những hành động thảo khấu của Trung Quốc không thể giống nhau. Với lại, tuyên bố từ Washington hay "trong lòng Hà Nội" thì sau đó người Mỹ cũng sẽ "về nhà" (homecoming). Còn ta, "núi liền núi, sông liền sông", "vận mệnh tương đồng" và đủ mọi thứ "tương quan", lại còn được trang bị thêm vũ khí siêu nặng "ba không" thì làm sao có thể khác được !

Đắm mình cùng lịch sử hôm 24/8, tác giả của "Bão táp Triều Trần" [4] đã đưa ra cái nhìn khá bất ngờ khi ông liên hệ "ba lần Bắc Kinh xâm lược Bãi Tư Chính" hiện nay với "ba lần quân dân nhà Trần kháng chiến đánh gục quân Nguyên" thuở xưa, mặc dầu ông đã giáo đầu là mọi sự so sánh đều khập khiểng !

Cũng bắt đầu từ "bão táp cung đình", Hoàng Quốc Hải đã ví bối cảnh quan hệ Việt – Trung hiện nay với bang giao hai nước thời Trần. Bấy giờ, triều thần có lúc cũng phải tìm mọi cách đẩy lùi xu thế chủ bại trong cung đình. Nhưng theo nhà văn, thời nay vấn đề cốt tử không phải là "hoà hay chiến", vấn đề là lòng dân và minh triết của "bộ sậu" đứng đầu.

Giờ là lúc giặc đã vào đến ngõ rồi mà sao trong nhà yên ắng quá ! Đồng ý là phải biết cách lấy "nhu" thắng "cương", nhưng phải làm sao "nhu" mà không "nhược". Không thể không tiếp tục "tam chủng chiến pháp" (các cuộc chiến về pháp lý, truyền thông và tâm lý) theo kiểu Việt Nam. Quốc tế vận với ASEAN, đặc biệt là với các đối tác chiến lược và toàn diện tại sao chưa mở hết công suất ? Mọi giải pháp đã được đặt hết lên bàn cho bộ tham mưu hay chưa ?

Đúc kết các bài học từ tiền nhân để cộng hưởng với minh triết trị quốc của thời đại, chúng ta sẽ có trí khôn gấp đôi ! "Bộ tứ" với chiến lược Indo-Pacific (FOIP) và ASEAN đã tìm được cách tích hợp (AOIP). Việt Nam vừa ký hợp tác quân sự với EU… Tất cả, đấy là vóc dáng của thời đại, là giá đỡ cho Trật tự tiến bộ chống lại thế giới của bá đạo, của nước lớn ức hiếp nước nhỏ – một thế giới đang lụi tàn !

Đấy chính là nguồn mạch sâu xa cho chúng ta – những công dân của nước Việt Nam tự do – dù đang ở bất cứ góc nào trên trái đất này, lấy lại lòng tin, hy vọng và quyết tâm góp phần giữ lấy Tư Chính. Logic của Tàu là "mềm nắn rắn buông". Nếu làm cho Trung Quốc thấy xâm lược Tư Chính phải trả giá đắt (mà đấy là điều chắc chắn) thì xác suất Trung Quốc tấn công Việt Nam bằng quân sự sẽ rất thấp.

Bãi Tư Chính không thể mất. Bởi vì mất Bãi Tư Chính là mất tất cả ! Trước hết là mất chủ quyền biển đảo, sau đó là mất nước. Dân tộc Việt Nam chắc chắn sẽ không cho phép điều đó xẩy ra, dù với bất cứ giá nào !

Nguyễn Việt Trung

Nguồn : VOA, 26/08/2019

[1] https://thanhnien.vn/thoi-su/thu-tuong-viet-nam-va-thu-tuong-australia-quan-ngai-sau-sac-ve-dien-bien-phuc-tap-tren-bien-dong-1117832.html

[2] https://www.wionews.com/world/china-intrudes-into-vietnams-economic-zone-places-coast-guards-near-ongc-block-2446

[3] VHNA : Hai tướng Mỹ thăm Việt Nam trong tình hình Bãi Tư Chính vẫn căng thẳng, số tháng 8/2019

[4] "Bão táp Triều Trần" là một bộ tiểu thuyết lịch sử của nhà văn Hoàng Quốc Hải. Với 6 tập sách, nhà văn dẫn hậu thế nhìn vào quá khứ, để thấy hết những điều kỳ diệu lẫn những khổ đau mà cha ông đã trải nghiệm. Nhưng quá khứ ấy có lúc được bao phủ bởi những lớp sương khói nhiều khi dày đặc đến mịt mùng… (Wiki)

************************

Trung Quc và Vit Nam tiếp tc 'khu chiến' v v Bãi Tư Chính

Vin Đông, VOA, 26/08/2019

 

Phát ngôn viên B Ngoi giao Trung Quc Cnh Sng mi lên tiếng ch trích chính quyn Hà Ni v v Bãi Tư Chính, sau khi người phát ngôn ngoi giao Vit Nam "yêu cu Trung Quc chm dt ngay vi phm".

doa4

Cu c bi u tình ch p nhoáng c a m t nhóm ng ườ i Vi t bên ngoài đ i s quán Trung Qu c Hà N i hôm 6/8.

"Hi tháng Năm năm nay, bt chp phn đi cng rn ca Trung Quc, Vit Nam đơn phương bt đu các hot đng khoan thăm dò du khí các vùng bin thuc quyn tài phán ca Trung Quc Bin Nam Trung Hoa [Bin Đông], [và đây là] ngun gc ca tình hình hin thi", ông Cnh nói trong cuc hp báo ti Bc Kinh hôm 23/8, mt ngày trước khi xut hin tin nói rng tàu kho sát Hi Dương 8 ca Trung Quc "vào gn b bin Vit Nam, cách Phan Thiết 185 km".

"Chúng tôi hy vng quc gia có liên quan s nghiêm túc tôn trng quyn ch quyn và quyn tài phán ca Trung Quc, và hp tác vi Trung Quc đ duy trì s hòa hp và yên bình các vùng nước này".

Khi được hi v tuyên b mt ngày trước đó ca phát ngôn viên B Ngoi giao Vit Nam Lê Th Thu Hng v vic nhóm tàu kho sát Hi Dương 8 ca Trung Quc "đã quay tr li vùng đc quyn kinh tế và thm lc đa ca Vit Nam", ông Cnh nói rng "Trung Quc có ch quyn đi vi qun đo Nam Sa (Trường Sa) và các vùng nước lân cn, cũng như có quyn ch quyn và quyn tài phán đi vi các vùng nước liên quan".

"Tuyên b ch quyn ca Trung Quc phù hp vi lut pháp quc tế trong đó có UNCLOS (Công ước Liên Hip Quc v Lut Bin)", ông nói tiếp.

K t khi xy ra căng thng Bãi Tư Chính nhiu tun trước, đây không phi là ln đu tiên phát ngôn viên B Ngoi giao Vit Nam và Trung Quc lên tiếng đáp tr nhau.

Hôm 22/8, bà Hng cho biết rng Hà Ni đã "nhiu ln giao thip vi phía Trung Quc" và "yêu cu Trung Quc chm dt ngay vi phm, rút toàn b tàu ra khi vùng đc quyn kinh tế ca Vit Nam, không có nhng hành vi làm gia tăng căng thng, gây phc tp tình hình, đe da đến hòa bình, n đnh và an ninh Bin Đông cũng như khu vc".

"Các lc lượng chc năng trên bin ca Vit Nam tiếp tc thc thi và bo v ch quyn, quyn ch quyn và quyn tài phán ca Vit Nam phù hp vi lut pháp quc tế và pháp lut ca Vit Nam", bà Hng nói.

Hôm 24/8, hãng tin Reuters dn các d liu hàng hi cho biết rng vi s h tng ca ít nht 4 tàu khác, tàu Hi Dương 8 tiếp tc tiến hành kho sát Vùng Đặc quyn Kinh tế ca Việt Nam v trí cách đo Phú Quý 102 km v phía đông nam và cách b bin Phan Thiết 185 km.

Ti ti ngày 25/8, B Ngoi giao Vit Nam và Trung Quc chưa có bình lun nào v din biến mi này.

Viễn Đông

Nguồn : 26/08/2019

*********************

Liu Úc có ‘cu vt’ Vit Nam Bin Đông ?

Phạm Chí Dũng, VOA, 27/08/2019

Nhng gì mà chính th đc tài Vit Nam nhn được qua bn Tuyên b chung Vit Nam - Australia, nhân chuyến thăm chính thc Hà Ni ca Th tướng Australia Scott Morrison t ngày 22 đến 24 tháng 8 năm 2019, có l ch tha mãn mt na hoc mt phn ba k vng trước đó ca chế đ ni tiếng không ch vi nguyên tc ba không mà còn c bn không - không dám kin Trung Quc.

doa5

Th tướng Scott Morrison và ông Nguyn Xuân Phúc duyt đi quân danh d ti Hà Ni, 23 tháng Tám, 2019.

Ni dung an i

Mc s 12, được xem là quan trng nht trong bn tuyên b trên, đã ch đ cp khá chung chung v "Hai Th tướng bày t quan ngi sâu sc trước các din biến trên Bin Đông, bao gm c vic bi đp và quân s hóa các cu trúc đang tranh chp. Hai Th tướng cũng bày t quan ngi trước các hành đng cn tr các d án du khí được trin khai lâu nay Bin Đông", và mt s thut ng ngoi giao nói lúc nào cũng đúng v v "tm quan trng ca t do hàng hi và hàng không", "tuân th Công ước ca Liên hp quc v Lut bin năm 1982 (UNCLOS)", "Tuyên b v hành vi ng x ca các bên Bin Đông (DOC)".

Tuy thế, bn tuyên b này li không nêu c th hành đng đi tượng nào "cn tr các d án du khí được trin khai lâu nay Bin Đông".

Ni dung có th được xem là đt giá nht trong bn tuyên b trên là : "Hai bên kêu gi B Quy tc ng x gia ASEAN và Trung Quc cn tuân th đy đ lut pháp quc tế, nht là UNCLOS, không làm tn hi đến li ích ca các bên th ba hoc quyn ca các quc gia theo lut pháp quc tế, và ng h cu trúc khu vc bao trùm hin nay".

Cái tên Trung Quc đã được đ cp đến, tuy vn còn quá nh nhàng so vi cách dùng t cng rn và mô t c th ca Hoa K v "vic Trung Quc tái trin khai tàu thăm dò ca chính ph cùng vi các tàu h tng vũ trang ti vùng bin ngoài khơi Vit Nam gn Bãi Tư Chính hôm 13/8 là mt s leo thang ca Bc Kinh trong n lc uy hiếp không cho các nước cùng có tuyên b ch quyn phát trin các ngun tài nguyên ti Bin Đông", và "hành đng ca Trung Quc phá hi hòa bình và an ninh khu vc, gây tn tht kinh tế lên các quc gia Đông Nam Á khi ngăn các nước này tiếp cn tr lượng hydrocarbon chưa khai thác tr giá khong 2.500 t đô la, và chng t rng Trung Quc bt chp quyn ca các quc gia thc thi nhng hot đng kinh tế trong Vùng Đc quyn Kinh tế ca h theo Công ước v Lut Bin năm 1982 mà Trung Quc đã phê chun vào năm 1996".

Điu an i còn li đi vi Nguyn Phú Trng và nhng người đng đng ca ông ta là Tuyên b Vit Nam - Australia vn còn nhc đến cái tên Trung Quc, còn trước đó và bt chp n lc lobby ca B Ngoi giao Vit Nam, Hi Ngh Các B Trưởng ASEAN din ra Thái Lan vào cui tháng By, đu tháng Tám 2019 đã ch đ cp khá chung chung và "quan ngi" v tình hình Bin Đông mà không h đ đng cái tên Trung Hoa.

Úc có làm gì ? Hay cn làm gì ?

Khó mà cho rng sau chuyến thăm Vit Nam ca Th tướng Australia Scott Morrison cùng vài tuyên b thun t ng ngoi giao, lc lượng hi quân Úc s làm mt điu gì đó đ mnh m đ h tr các tàu hi cnh Vit Nam - đang b mt s lượng tàu Trung Quc gp hàng chc ln ‘đánh hi đng khu vc Bãi Tư Chính, cho dù Úc là mt trong s hàng tá ‘đi tác chiến lược ca Hà Ni.

Trong thc tế, Úc không ch là ‘đi tác chiến lược ca Vit Nam mà còn là mt đng minh quân s ca M trong b t vòng cung n Đ Dương - Thái Bình Dương (M - Nht - n - Úc), do vy đương nhiên phi quan tâm đến nhng gì đang xy ra Bin Đông. Mt s ng h trc tiếp hoc gián tiếp ca chính ph Úc đi vi Vit Nam là gn như đương nhiên, trong bi cnh M đã tr thành nước đu tiên ng h gián tiếp Vit Nam và đang có nhng đng tái quân s đ dn mt Trung Quc ti Bin Đông. Và trong bi cnh chính th Vit Nam đang rơi vào tình thế phi cu cnh tng ‘đi tác chiến lược toàn din đ cu vãn nó khi s bế tc vì b i tác chiến lược toàn din quan trng nht là Trung Quc dn ép tn chân tường khu vc Bãi Tư Chính.

Tuy thế, sách lược ca b t dường như chng có gì phi vi vã vi Vit Nam - quc gia vn còn nm nguyên trng trong ch nghĩa xã hi anh em vi Trung Quc và luôn b ‘đng anh hiếp đáp. T khi xy ra v Bãi Tư Chính vào đu tháng 7 năm 2019 đến nay, B Ngoi giao Hoa K đã ch lên tiếng phn ng Trung Quc sau mi ln B Chính tr Vit Nam chu ra mt phn đi ‘đng anh.

Nhưng tt c vn ch dng ti đó.

Nếu ly hàng không mu hm USS Ronald Reagan ca M làm h quy chiếu thì có thy rõ là tàu sân bay này đã ch làm nhim v tun tra Bin Đông mà chưa có hành đng can thip nào, dù là gián tiếp, vào khu vc Bãi Tư Chính. Và do đó chưa có tác dng gì răn đe tàu Trung Quc.

Theo logic đó, kh năng Úc điu tàu chiến đến Bin Đông đ h tr hi quân Vit Nam là gn như không có.

Cũng cn chú ý là cho ti trước chuyến thăm Vit Nam ca Th tướng Scott Morrison, chính ph Úc đã chng bình lun gì v v Bãi Tư Chính, thm chí báo chí Úc còn không đăng ti thông tin v v này.

Không th cho rng nước Úc bàng quan v Bãi Tư Chính vì không dính gì Bin Đông. Bi cũng như Nht bn, Úc có mt phn quyn li trong giao thương qua Bin Đông, vi khong 50% lượng giao thương thông qua vùng bin này. Nếu Trung Quc khng chế được khu vc hai qun đo Hoàng Sa và Trường Sa, và hơn thế na là nut hn Bãi Tư Chính, Úc đương nhiên s b khó khăn và thách thc ln trong giao thương do các tàu Trung Quc làm lut.

Trong nhng năm gn đây, thnh thong tàu chiến Trung Quc li khiêu khích tàu Úc.

Nhưng có l sách lược ca Úc là chng khác gì sách lược ca Hoa K : nhng quc gia này trông ch gii chóp bu Vit Nam t đi bng chính đôi chân ca mình trước khi tìm cách da dm vào ngoi vin. Sách lược đó có th s không có hành đng h tr nào cho Vit Nam nếu chế đ này vn ng ngn đu dây vi Trung Quc, thm chí còn không có ni mt thao tác kin Bc Kinh ra tòa án quc tế và n súng ch thiên trước tàu Trung Quc.

Trong lúc đó, đã quá rõ là B Quc phòng Vit Nam bt lc đến thế nào. Trong sut thi gian tàu thăm dò đa cht Hi Dương 8 ng tr Bãi Tư Chính, lc lượng hi quân Vit Nam đã chng th làm gì, thm chí còn chng dám nói gì trước mt k cướp táo tn lao vào nhà mình.

Trên mt phương din khác, đã đến lúc nước Úc cn kết hp cht ch sách lược quc phòng vi sách lược nhân quyn.

Thc tế là nhiu đi chính ph Úc đã tht bi, hoc gn như tht bi v sách lược đu tranh ci thin nhân quyn vi chính quyn Vit Nam. Bt chp Úc đã cài được Vit Nam bng cơ chế đi thoi nhân quyn hàng năm, nhưng gii quan chc láu cá ma lanh Vit vn thn nhiên qua mt Úc, trong khi vn nga tay nhn vin tr t chính ph và người dân nước này.

Phạm Chí Dũng

Nguồn : VOA, 26/08/2019

*********************

Canh chừng nhau, rồi sao nữa ?

Nguyễn Tường Thụy, RFA, 25/08/2019

Theo các nguồn tin nước ngoài, Tàu khảo sát Hải Dương 8, với sự hộ tống của ít nhất bốn tàu khác, ngày 24/08/2019 đã tiến sâu vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam (Việt Nam) ở vị trí cách đảo Phú Quý 102km về phía đông nam và cách bờ biển Phan Thiết 185 km, tức là 100 hải lý. Điều đó có nghĩa là nhóm tàu Trung Quốc đã vào giữa vùng đặc quyền kinh tế của nước ta có chiều rộng 200 hải lý của nước ta.

tuchinh5

Chuyên gia Ryan Martinson đăng bản đồ vị trí tàu Hải dương Địa chất 8 trong buổi sáng ngày 24/8 (giờ Việt Nam) ảnh bbc

Thông tin này chưa thấy báo chí Việt Nam nhắc tới.

Không thể giữ mãi đường lối ngoại giao mềm dẻo tới mức nhu nhược

Sự hung hăng, lấn lướt của Trung Quốc cho thấy, nhà cầm quyền Việt Nam cần phải xem xét lại đường lối, chính sách đối nội và đối ngoại trong các vấn đề liên quan đến chủ quyền của Tổ quốc.

Từ sau khi Trung Quốc cưỡng chiếm đảo Gạc Ma và nhất là sau Hội nghị Thành Đô, nhà cầm quyền Việt Nam nhanh chóng chuyển từ trạng thái đối đầu sang đối thoại. "Đối đầu" (hay) "đối thoại" là những từ hay cụm từ được nhắc tới với tần suất rất nhiều trong giai đoạn chuyển đổi này. Tuy nhiên, chính sách ngoại giao mềm mỏng tới mức nhu nhược, hạ mình của phía Việt Nam sẽ là bất lợi cho tư thế và chủ quyền của Việt Nam. Cuộc chiến tranh xâm lược của Trung Quốc tháng 2/1979 và những đụng độ khác giữa hai nước không được nhắc tới. 

Sự húy kỵ tới mức báo Du Lịch bị đình bản 3 tháng và ông Nguyễn Trung Dân, Phó Tổng Biên tập bị cách chức và thu hồi thẻ nhà báo chỉ vì đã cho đăng những bài "nhạy cảm" như bài Tản mạn cho đảo xa (của Trung Bảo), "Ải Nam Quan". Những bài báo này can tội bóng gió nói đến chủ quyền của Tổ quốc. Những cuộc biểu tình phản đối Trung Quốc đều bị đàn áp và cho đến nay có thể nói đã bị tê liệt. Tiếc lãnh thổ bị mất, nhiều bạn trẻ đêm đêm tìm cách dán các khẩu hiệu HS - TS - Việt Nam ở các nơi công cộng, xong bỏ chạy, tránh sự truy đuổi của cảnh sát. Nguyễn Đặng Minh Mẫn và Phạm Thanh niên bị tù do viết khẩu hiệu "Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Những người lên tiếng về chủ quyền biển đảo bị cho là là kích động chiến tranh. Luận điệu này hết sức bậy bạ. Chẳng lẽ không có quốc gia nào dám lên tiếng khẳng định chủ quyền của mình trước họa xâm lăng ? Những người yêu cầu nhà cầm quyền phải cứng rắn hơn với Trung Quốc bị coi là những "phần tử phản động, cơ hội chính trị lại tìm mọi cách để xuyên tạc tình hình, gây bất ổn trong nước" (báo Hà Nội mới)

Khác hẳn giai đoạn trước đó với 2 cuộc chiến tranh biên giới và một cuộc nội chiến, từ sau 1988, nhà cầm quyền lại nhún nhường một cách quá mức để tránh một cuộc chiến tranh. Không ai muốn chiến tranh xảy ra, nhưng điều này còn tùy thuộc vào đối phương. Trong vụ Trung Quốc cướp đảo Gạc Ma, phía Việt Nam nhún nhường tới mức không dám nổ súng. Các chiến sĩ hải quân bị biến thành bia chủ quyền, rồi trở thành bia sống cho quân xâm lược. Cuối cùng, đảo Gạc Ma vẫn mất.

Gần đây nhất là vụ tàu HD8 của Trung Quốc đến khiêu khích ở bãi Tư Chính bắt đầu từ ngày 3/7/2019. Lẽ ra, phía Việt Nam phải lên tiếng phản đối, dừng các hoạt động ngoại giao xã giao. Thế mà 12/7, Nguyễn Thị Kim Ngân lại sang Bắc Kinh ưỡn ẹo "giao thiệp" với Tập Cận Bình. Những hình ảnh Kim Ngân tươi cười, thân thiện, gần gũi họ Tập coi như không có chuyện gì xảy ra làm cho dư luận vô cùng phẫn nộ, gọi thị là kẻ bán nước.

Sự mềm dẻo tới mức nhu nhược không thể bảo vệ được đất nước mà còn là tín hiệu cho kẻ thù yên tâm và quyết tâm hơn trong việc thực hiện mưu đồ xâm lược của chúng.

Ngày 9/5/2014, Tổng Giám mục Phaolô Bùi Văn Đọc, Chủ tịch Hội đồng Giám mục Việt Nam đã viết thư gửi giáo dân Việt Nam về tình hình Biển Đông. Bức thư có đoạn : "những thỏa ước tôn trọng tình hữu nghị giữa hai quốc gia láng giềng, giữa hai Đảng Cộng sản (Việt Nam và Trung Quốc) thực tế đã cho thấy không mang lại lợi ích cho dân nước Việt Nam mà còn đưa đất nước vào tình trạng lâm nguy" (theo Wikipedia).

tuchinh6

Nguyễn Thị Kim Ngân "giao thiệp" với Tập Cận Bình ngày 12/7/2019 - ảnh Báo mới.

Canh chừng nhau, rồi sao nữa ?

Trở lại tình hình mới nhất là nhóm tàu Trung Quốc đã vào tới giữa vùng đặc quyền kinh tế của nước ta. Như vậy, Trung Quốc đã dấn thêm một bước leo thang mới, đẩy xung đột ở Biển Đông ngày càng căng thẳng. Động thái mới từ phía Trung Quốc cho thấy, tình hình có thể nghiêm trọng hơn vụ giàn khoan HD 981 hồi tháng 5/2014.

Những hành động tiếp theo của Trung Quốc là gì, điều này không ai có thể biết trước nhưng chắc chắn không phải là điều tử tế. Mỗi lần Trung Quốc gây hấn, hai bên đều dàn tàu ra để canh nhau, xịt vòi rồng hoặc huých vào nhau, chưa bên nào dám nổ súng. Mỗi bên đều tố cáo bên kia va chạm vài trăm lần. Sau đó, HD 981 đã rời đi, mỗi bên đều tuyên bố có lợi cho mình. Phía Trung Quốc nói là đã "hoàn thành việc khoan và thăm dò". Phía Việt Nam cho rằng "đây là sự thành công về cuộc chiến về pháp lý, về ngoại giao của Nhà nước và Nhân dân Việt Nam"

Cả hai vụ giàn khoan HD 981 và vụ HD8 ở bãi Tư Chính, chưa có tiếng súng nổ nhưng va chạm thì quyết liệt. Phía Việt Nam không nổ súng do kiềm chế và phải chăng Trung Quốc cũng đợi Việt Nam nổ súng để gây chiến tranh.

Lẽ thường, một quốc gia khi bị nước khác xâm phạm chủ quyền thì có quyền nổ súng. Thậm chí, Bắc Việt Nam còn vượt vĩ tuyến 17 để nổ súng vào Việt Nam Cộng hòa, đánh thốc vào chiếm Sài Gòn luôn.

Có một trận đánh ở Đồng Hới, Bắc Việt Nam cho máy bay MIC ném bom Hạm đội 7 Hoa Kỳ. Lúc đó Hạm đội 7 đang đỗ ngoài khơi giống như tàu HD8 của Trung Quốc bây giờ.

Hồi đó, chẳng phải dè dặt đắn đo gì, thấy đối phương là chiến, thậm chí tìm đối phương để tiêu diệt.

Bây giờ thì khác, vì "tình hữu nghị", vì "đại cục" nên chẳng dám bắn vào kẻ thù trước. Thậm chí, kẻ thù nổ súng trước, chưa chắc đã dám bắn lại như bài học ở Gạc Ma. Thôi, cứ để "đảng và nhà nước lo" và để cho dân chửi.

Nhưng chẳng lẽ cứ gầm ghè nhau, huých vào sườn nhau mãi. Khoảng cách 100 hải lý rất gần. Chẳng lẽ, nó đi đến đâu, ta theo đến đấy, may mà nó quay về thì tốt. Nhưng nhỡ nó đổ bộ lên Mũi Né thì sao ? Liệu có phải vẫn một ông Việt Nam đi kèm một thằng giặc trên bộ xem nó làm gì, mong nó quậy chán thì về, đi theo tiễn. Đấy là nói đến trường hợp không có chuyện đọ súng xảy ra mặc dù ta có quyền bắn. Nhưng chủ quyền của ta dễ để cho quân thù ra vào tùy thích như vậy hay sao ?

Nguyễn Tường Thụy

Nguồn : RFA, 25/08/2019 (nguyentuongthuy's blog)

Quay lại trang chủ
Read 733 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)