Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Diễn đàn

02/09/2019

Chuyện nợ phải trả của Hà Nội

Nguyễn Hồng Phúc

Mặc dù Hà Nội từng rêu rao đã đánh bại Mỹ trên chiến trường miền Nam, nhưng sau đó thì dường như Việt Nam đã đầu hàng chủ quyền kinh tế trước kẻ thù lẫn đồng minh thời chiến trước đây của mình. Bởi Hà Nội còn phải trả khoản nợ cho người Nga về ‘món nợ thời Liên Xô cũ’. Chủ nợ trong vai trò đồng minh còn có Trung Quốc – anh cả đỏ của Hà Nội ; và cả chuyện trả nợ cho người Mỹ.

no1

Có một bài viết hôm 31/8 trên trang Việt Nam Thời Báo đề cập khoản nợ về "Trái phiếu cải cách điền địa" do chính phủ Việt Nam Cộng Hòa phát hành, và sau tháng tư năm 1975, phía Hà Nội vẫn chưa thực hiện nghĩa vụ hoàn trả (1).

Số nợ này càng khủng khiếp hơn nữa, nếu như công chúng được tường tận về những khoản nợ khác lớn hơn nhiều, tương tự như vụ người dân Mỹ đang muốn nhờ tổng thống của họ níu áo đòi Bắc Kinh trả nợ 1.000 tỷ USD trái phiếu thời nhà Thanh. Đó là các khoản nợ mà Hà Nội đã cam kết tại Câu lạc bộ Paris nơi quy tụ các chính phủ chủ nợ và Câu lạc bộ London quy tụ các công ty chủ nợ [2].

Bài báo có tựa "Hanoi Agrees to Pay Saigon's Debts to U.S". của David E. Sanger đăng trên tờ The New York Times, phát hành ngày 11/3/1997 (3) cho biết Hà Nội và Washington đã ngồi cùng nhau bàn bạc về các khoản nợ cũ của miền Nam Việt Nam. Những khoản nợ này trước đây Việt Nam Cộng Hòa mượn của Mỹ để sửa chữa đường phố, xây dựng nhà máy điện, và vận chuyển ngũ cốc trong thời chiến.

Vào ngày 7/4/1997, Bộ Tài Chánh Hoa Kỳ phát đi Thông cáo báo chí "United states and Vietnam sign debt agreement", trong đó có đoạn (tạm dịch) : "Bộ Trưởng Tài chánh Robert E. Rubin và Bộ Trưởng Tài chánh Việt Nam Nguyễn Sinh Hùng đồng ý trong ngày hôm nay rằng : Việt Nam sẽ hoàn trả cho Hoa Kỳ khoảng $145 triệu Mỹ kim nợ kinh tế, do Việt Nam Cộng Hòa vay mượn. Khoản "tiền trả lần đầu" hơn $8,5 triệu Mỹ kim lãi suất sẽ đáo hạn trong vòng 30 ngày, kể từ ngày ký hiệp định" (4).

Phần kết của Thông cáo báo chí viết (tạm dịch) : "Hiệp định song phương giữa Việt Nam và Hoa Kỳ, bao gồm toàn bộ số tiền nợ kinh tế đối với Hoa Kỳ. Các khoản vay liên quan được Hoa Kỳ thực hiện theo những điều khoản ưu đãi từ năm 1960 đến năm 1975, nhằm hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế, tài trợ việc nhập cảng nông sản cũng như các hàng hóa khác của Việt Nam. Ngoài ra, Hoa Kỳ gia hạn cho [Việt Nam] khoản nợ 1 tỷ mỹ kim hỗ trợ tài chánh trong cùng thời điểm [nói trên].

Các khoản thanh toán thông thường theo hiệp định sẽ bắt đầu từ tháng Bảy, kéo dài đến năm 2019".

Đề cập về vấn đề nợ này, bài báo "Ai chiến thắng trong cuộc chiến tranh Việt Nam ?" của Michel Chossudovsky, đăng trên Tạp chí Hòa bình, ngày 15 tháng 7 năm 1994 (5), có viết rằng :

"Vietnam Pays War Reparations. Prior to the "normalization" of relations with Washington, Hanoi was compelled to foot the bill of the bad debts incurred by the U.S.-backed Saigon regime. At the donor conference held in Paris in November 1993, a total of nearly $2 billion of loans and aid money was generously pledged in support of Vietnam’s free market reforms". 

Dịch thoáng cho đoạn Anh ngữ trên, là trước khi ‘bình thường hóa’ quan hệ với Washington, Hà Nội buộc phải trả các khoản nợ không đòi được, phát sinh từ chế độ Sài Gòn do Mỹ hậu thuẫn. Tại hội nghị tài trợ tổ chức tại Paris vào tháng 11 năm 1993, tổng cộng gần 2 tỷ USD các khoản vay và viện trợ đã được hứa hẹn để hỗ trợ các cải cách thị trường tự do của Việt Nam. 

Cũng theo bài báo của Michel Chossudovsky thì các thỏa thuận đã ký kết với Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF (đã được công khai) phần lớn là tượng trưng. Số lượng không đáng kể : Hà Nội buộc phải trả cho IMF 140 triệu USD (thuộc sở hữu của chính quyền Sài Gòn không còn tồn tại) như một điều kiện để nối lại các khoản vay mới. Nhật Bản và Pháp, những người chủ thuộc địa cũ của Việt Nam giai đoạn hình thành cái gọi là Ủy ban "Những người bạn của Việt Nam" nhằm giúp Hà Nội vay số tiền cần thiết để trả cho IMF. 

Từ góc nhìn về các khoản nợ khổng lồ liên quan cuộc nội chiến tương tàn mà miền Bắc đã gây ra cho miền Nam, để rồi mặc dù chiến thắng cuối cùng thuộc Hà Nội, song lại đưa đến một Việt Nam phải phụ thuộc vào quá nhiều chủ nợ của cả hai phe địch – đồng minh.

Chuyến công du sang Mỹ sắp tới đây của ông Nguyễn Phú Trọng liệu có giúp Việt Nam tìm kiếm được đồng minh bền vững cho công cuộc tái thiết đất nước sau gần 45 năm tuy gọi là thống nhất địa lý, nhưng lòng người thì vẫn ngổn ngang… 

Nguyễn Hồng Phúc

Nguôn : VNTB, 02/09/2019

Chú thích :

(1) [http://www.vietnamthoibao.org/2019/09/vntb-mon-no-khong-lo-cua-ha-noi.html]

(2) Về khoản nợ Việt Nam phải trả Hoa Kỳ, báo chí ghi nhận khác nhau : New York Times ghi khoảng 140 triệu Mỹ kim. Washington Post ghi khoảng 145 triệu Mỹ kim. Seattle Times ghi khoảng 146 triệu Mỹ kim. Thông báo của Bộ Tài Chánh Hoa Kỳ ghi khoảng 145 triệu Mỹ kim.

Tham khảo liên quan về chuyện nợ này từ clip của AP : 

https://www.youtube.com/watch?v=q9hiHrF1mkM ; https://www.youtube.com/watch?v=wLL3JRt38N8

(3) https://www.nytimes.com/1997/03/11/world/hanoi-agrees-to-pay-saigon-s-debts-to-us.html?fbclid=IwAR0cF3oPw-dk1VNjdalUn2Lcl28aspUecVKdH7CgxtnbxvdzY0mx4V8ok50

(4) https://www.treasury.gov/press-center/press-releases/Pages/rr1587.aspx?fbclid=IwAR1I0kuIqAln-b4JFY9nciEGDt0lJd849D9aQwJcCY1hkDLVEYtnb5CnpOU

(5) https://www.globalresearch.ca/who-won-the-vietnam-war-2/172

Quay lại trang chủ
Read 560 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)