Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Diễn đàn

19/11/2019

Nhận xác 39 người thân, nỗi gian truân của gia đình chưa chấm dứt

Nhiều tác giả

39 đồng bào ở Anh : đường về quê bỗng hóa bất định

Nguyễn Hồng Phúc, VNTB, 19/11/2019

Sắp tròn một tháng kể từ ngày phát hiện 39 nạn nhân người Việt tử vong trên đường nhập cư lậu vào Anh. Ghi nhận từ Nghệ An, các gia đình của nạn nhân vẫn đang ngóng chờ tin tức về một thông báo rõ ràng, ngày nào thì hồi hương các nạn nhân này ?

nannhan1

Madam Liên sẵn sàng chi trả mọi chi phí để đưa thi thể 39 nạn nhân về nước an táng theo phong tục Việt Nam

"Chúng tôi mong được nhìn mặt con, em mình lần cuối. Chúa đã gọi, chúng tôi chấp nhận !". Đó là ý kiến chung mà người viết trực tiếp ghi nhận khi tiếp xúc 7 gia đình có người thân tử vong tại Anh quốc hôm 23 tháng 10 vừa qua. Theo lời của một giáo dân ở Yên Thành, Nghệ An thì có đến 37 người tử vong là theo đạo Công giáo.

Tin tức trên báo chí Việt Nam về vụ việc bi thảm nói trên, dường như đã dừng lại từ cách đây hơn chục ngày. 

Chuyên mục về vụ việc "Lorry container investigation" (1) trên website của Cảnh sát Hạt Essex (2) tạm dừng ở ngày 8/11/2019 sau khi công bố danh tánh 39 nạn nhân. 

Báo chí Anh cũng chỉ đưa tin tức diễn ra vào ngày thứ Hai 11/11/2019 khi nghi can người Northern Ireland (Bắc Ireland) 22 tuổi Eamon Harrison, tài xế xe tải, bị đưa ra tòa án ở Dublin (North Ireland) với tội danh có liên can tới cái chết của 39 nạn nhân người Việt Nam theo lệnh bắt giam Châu Âu (European Arrest Warrant).

"Chúng tôi được hỏi là muốn nhận thi hài hay tro cốt ? Gia đình muốn nhận thi hài để có thể nhìn mặt người thân lần cuối và đích thân lo hậu sự", một người mẹ của nạn nhân ở tỉnh Nghệ An nói. Ở Hà Tĩnh thì cũng câu hỏi đó, có 4 gia đình đồng ý nhận tro cốt.

Sau lần đến hỏi thăm ấy, vẫn theo các gia đình nạn nhân, không còn có thông tin gì thêm, kể cả lời giải thích tường tận về 2 trường hợp lựa chọn ấy liệu có thể được đáp ứng ra sao ?

Ông P.H.P, một nhà báo người Việt từng có thời gian hành nghề tại Mỹ, nói rằng ông cũng theo đạo Công giáo, và nếu rơi vào người thân của mình thì ông cũng muốn được nhìn mặt lần cuối.

"Cần có giải thích cặn kẽ thay vì cứ làm thinh. Nếu tế nhị không thể trò chuyện trực tiếp với từng gia đình, thì hãy sử dụng kênh truyền thông báo chí để đưa tin tức đến với mọi người, thay vì im lặng để mặc tình cho nhiều đồn đoán, kể cả tiêu cực của ví von kền kền", nhà báo P.H.P nhận xét.

Theo ông P.H.P, chiếu luật định, Nhà nước Việt Nam không có khoản chi trả cho việc này, mà chỉ hỗ trợ về thủ tục cho gia đình người quá cố qua đời ở nước ngoài. Chính phủ Anh cũng không có trách nhiệm bồi hoàn cho những trường hợp như vậy. Ai cũng hiểu, có những việc nếu không làm theo luật định và tập quán trước nay mà tạo tiền lệ, sẽ gây ra những hệ lụy lâu dài sau này.

Giả dụ tính đến hiện tại vẫn chỉ có 4 gia đình đồng ý nhận tro cốt, thì để hồi hương 35 thi hài còn lại buộc phải được đặt trong hòm kín bảo đảm được hàng loạt điều kiện tối thiểu đặt ra, như an toàn vận chuyển quá cảnh, thời tiết chênh lệch, thuê chuyến bay riêng. Ngoài ra cũng lưu ý chuyện thi thể được trữ lạnh đã ít nhiều biến dạng. Hình ảnh nhìn lần cuối có thể sẽ ám ảnh gia đình cả đời.

Vậy thì vấn đề cần giải quyết ra sao để sớm vẹn cả đôi đường ? 

Trong một tuyên bố lúc 21g08 ngày 29/10/2019 của bà Đỗ Thị Kim Liên – người tự giới thiệu là "Lãnh sự Cộng hòa Nam Phi tại Việt Nam", đã viết như sau : 

con số 39 và câu chuyện mất mát đau lòng mà không một"Chắc hẳn mấy ngày hôm nay, chúng ta nghe nhiều về ai mong muốn xảy ra.

Bản thân tôi từng là một người trẻ khởi nghiệp, từng bước ra khỏi vùng an toàn, đối mặt với rất nhiều khó khăn, trả giá có khi bằng máu và nước mắt... nhưng với các bạn trên chuyến xe ấy là cả tính mạng. Mình không chỉ đau cho các nạn nhân, mình còn thương cho người trẻ nước mình. Càng đau, càng thương những bạn ấy, tôi càng mong muốn được đưa các bạn về với gia đình, về với quê hương về, với đất mẹ !

Ngay khi xác định được danh tính các nạn nhân là người Việt Nam và hoàn tất các thủ tục ở nước sở tại, tôi muốn được trực tiếp hỗ trợ toàn bộ chi phí để đưa thi thể các bạn về nhà và an táng theo phong tục của quê hương. Hiện tại vẫn chưa có thông tin chính thức nào về quá trình này, vì vậy tôi hy vọng nếu cả nhà có bất kì thông tin gì, hãy mạnh dạn cập nhật cho tôi, để chúng ta cùng đưa những đứa con của Việt Nam được về an nghỉ nơi quê cha đất mẹ..." (3).

Như vậy có thể thấy một trong những giải pháp là cần sự tham gia của các tổ chức nhân đạo, và cần thương thảo với gia đình nạn nhân các phương thức thích hợp. Vấn đề mấu chốt là cơ quan, tổ chức nào đứng ra đứng mũi chịu sào để tránh những rối ren, tiêu cực do lợi dụng và bất cập ? 

Bởi bất luận ra sao, ngày nào mà 39 đồng bào còn phải nằm trong hộc lạnh ở xứ người, ngày đó lòng chúng ta vẫn còn xao động. Tin rằng trên cương vị là Lãnh sự Cộng hòa Nam Phi tại Việt Nam, bà Đỗ Thị Kim Liên hoàn toàn ý thức được trách nhiệm về những tuyên bố của mình, trong vấn đề nhân đạo ở vụ việc đau lòng này của 39 người Việt.

Mong các nạn nhân được yên nghỉ chốn quê nhà !

Nguyễn Hồng Phúc

Nguồn : VNTB, 19/11/2019

(1) http://bit.ly/33YDz3V

(2) https://www.essex.police.uk/

(3) https://www.facebook.com/madamdothikimlien/posts/450323235614862

*******************


Vụ
39 người chết : Chi phí đưa v tng cng chng 2,6 t đng

Nguyễn Hùng, VOA, 18/11/2019

Tôi vừa nhn được mt văn bn ca B Ngoi giao liên quan ti chi phí vn chuyn quan tài hay l tro do mt đc gi gi sau khi đọc bài ‘Năm cách đưa 39 thi th v mà không tn thêm ngân sách’.

nannhan2

Văn bản Bộ Ngoại giao gi ti u ban nhân dân sáu tnh có nn nhân trong v 39 người chết.

Văn bản đ ngày 14/11 ca b được gi ti u ban nhân dân sáu tnh có dân nm trong s 39 người thit mng, trong đó 10 người chưa ti tui 20. Ba em thm chí còn trong đ tui đang hc ph thông.

Trong công văn gửi các tnh Ngh An, Hà Tĩnh, Hi Phòng, Hi Dương, Qung Bình và Tha Thiên Huế, B Ngoi giao ch đ cp ti chi phí chuyn thi hài hay lọ tro v ti sân bay Ni Bài thay vì chi phí ti tn các gia đình nn nhân.

Chi phí mang quan tài kẽm t Anh v Vit Nam được cho là khong 2200 bng Anh, tc chng 66 triu đng. Khon này bao gm hai loi chi phí. Th nht là khon gn 1000 bng tin mang thi hài đi đóng quan tài km, đưa ti sân bay Heathrow và hoàn tất th tc giy t. Th hai là chi phí hơn 1200 bng cho vn chuyn hàng không, vn đã bao gm 50% gim giá.

Chi phí mang lọ tro t Anh v Vit Nam mc gn 1400 bng Anh, tương đương hơn 40 triu đng. S tin này bao gm gn 1200 bng tin đưa thi hài đi ho táng, mang ra sân bay Heathrow và làm th thc giy t cũng như khon 200 bng Anh phía vn chuyn. Tiền vận chuyn này cũng đã bao gm 50% gim giá.

Công văn của B Ngoi giao nói tng chi phí mc gn 2,6 t đng và đ ngh các tnh yêu cu gia đình 39 nn nhân "thanh toán hoc cam kết hoàn tr các chi phí" liên quan.

Như tôi đã viết trong blog trước, có nhiều cách đ chính quyn có th trang tri chi phí giúp các gia đình nn nhân thay vì khoét thêm vào ni đau và s nghèo khó vn đy nhiu gia đình vào tình cảnh cho con em trn sang Anh.

Chỉ riêng chuyn Vit Nam có ti 17 cơ quan chu trách nhim bo v tr em mà đ hai em 15 tui và mt em 17 tui b hc trong nhiu ngày đ cui cùng chui thùng vào Anh là đã đ lý do cho các cơ quan đó phi chu trách nhim đưa các em cùng các nn nhân khác v.

Chi phí 2,6 tỷ đng ch bng góc nh chi phí 46 t mi năm cp cho báo Nhân Dân, t báo mà không dân nào đc, theo s liu công b cách đây đã năm năm. Chi phí đ đưa mt thi hài v bng quan tài km cũng ch bng chừng 100 vụlạm thu c nh vẫxảy ra nhiu đi s quán Vit trên khp thế gii. Ngành ngoại giao nên phc thin bng cách "h tr công dân" mt cách có tình người trong v mà chính h gi là "thm kch".

Nguyễn Hùng

Nguồn : VOA, 18/11/2019

*******************

Gia đình nạn nhân chết trong vụ xe tải ở Anh chịu nhận khoản vay cao để đưa xác/tro người thân về nước

RFA, 19/11/2019

Một số gia đình có người thân trong 39 nạn nhân tử vong phát hiện hôm 23 tháng 10 trong một thùng lạnh xe tải sẽ chịu nhận khoản vay cao từ chính phủ để đưa thi hài hay tro cốt của thân nhân về nước.

nannhan3

Bùi Thị Nhung, người được cho là 1 trong số 39 người được tìm thấy đã chết trong một chiếc xe tải ở Anh. Ảnh chụp ngày 27/10/2019. AFP

AFP loan tin ngày 19 tháng 11 dẫn phát biểu của những người trong cuộc cho hay là Bộ Ngoại giao Việt Nam nói với thân nhân rằng sẽ giúp hoặc đưa tro cốt hoặc thi thể của nạn nhân về nước ; nhưng gia đình phải chịu mọi chi phí.

Theo một văn bản chính thức gửi cho gia đình mà AFP được chia sẻ thì khoản tiền đưa một hũ tro cốt về là 1774 đô la, trong khi đó chi phí chuyển xác là 2.858 đô la.

Gia đình của những nạn nhân cho AFP biết họ hết sức mong đưa xác thân nhân về quê nhà mai táng sau gần 4 tuần lễ xảy ra thảm kịch dù rằng họ sẽ chịu nợ nần nhiều.

AFP dẫn phát biểu của ông Lê Minh Tuấn, người có con trai 30 tuổi trong nhóm 39 nạn nhân chết trong xe tải ở Essex, Anh Quốc hôm 23 tháng 10, rằng ông sẽ trả mọi giá cho dù có phải bán nhà hay bán đất để đưa xác con về quê. Gia đình ông muốn tiến hành các nghi lễ chôn cất truyền thống cho con trai chứ không muốn thiêu xác ở Anh rồi đưa về nước.

Gia đình ông này đã vay hơn 30 ngàn đô la Mỹ để cho con sang Châu Âu lao động. Đây là một khoản tiền lớn đối với gia đình ở vùng Nghệ An nơi mà thu nhập bình quân đầu người chỉ chừng 1200 đô la mỗi năm.

Trong văn thư mà gia đình nạn nhân chia sẻ với AFP, Bộ Ngoại giao Việt Nam thúc giục các gia đình nạn nhân chọn phương án thiêu xác vì nhanh, chi phí rẻ hơn và vệ sinh hơn.

Văn thư cũng nêu rõ là theo luật thì chính phủ Việt Nam không có trách nhiệm phải chịu chi phí đưa xác/tro nạn nhân về nước.

Quay lại trang chủ

Additional Info

  • Author: Nguyễn Hồng Phúc, Nguyễn Hùng
Read 437 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)