Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Diễn đàn

26/11/2019

Thông điệp nào cho Bắc Kinh trong cuộc bầu cử địa phương Hồng Kông ?

Nhiều tác giả

Phe dân chủ thắng lớn trong bầu cử, Hong Kong sẽ có gì thay đổi ?

Ngọc Lễ, VOA, 26/11/2019

Các cuộc biu tình Hong Kong vn s tiếp din trong khi chính quyn không có du hiu gì s nhượng b sau chiến thng ngon mc ca phe ng h dân ch trong cuc bu c hi đng lp pháp cp qun mc dù chiến thng này s đem đến cho h sc mnh chính tr ln hơn đ gây sc ép lên chính quyn, mt nhà quan sát chính tr Hong Kong nhn đnh.

danchu2

Các ủy viên hi đng thuc phe ng hn chủ va đc c đang tiến vào khuôn viên Đi hc Bách khoa Hong Kong đ thuyết phc người biu tình

n 2,9 triệu c tri đã đi b phiếu hôm 24/11 – con s đi b phiếu k lc. S c tri này đã giúp phe ng h dân ch chiến thng 17 trong s 18 qun và chiếm hơn 80% s ghế được bu, chiến thng bu c ln nht cho phong trào dân ch k t khi Hong Kong được bàn giao về cho Trung Quc hi năm 1997.

Cho đến vào gia th Hai ngày 25/11, các đng ng h dân ch đã giành được 344 ghế hi đng qun so vi 58 ghế ca phe ng h Bc Kinh, trong khi nhng người đc lp giành được 41 ghế và 9 khu vc bu c vn chưa công bố kết qu, theo s liu được t South China Morning Post tng hp.

Cuộc bu c này được nhìn nhn là cơ hi hiếm hoi đ người dân Hong Kong gi cho các nhà lãnh đo ca h thông đip rõ ràng rng h mun dân ch ch không phi s kim soát quá mc ca Bc Kinh, theo nhận đnh ca t Washington Post sau khi có kết qu bu c.

Tăng sức mnh chính tr ?

Các hội đng đa phương Hong Kong không có quyn lc chính tr gì trên thc tế nhưng cuc bu c hi đng đa phương ln này, vn din ra sau 6 tháng biu tình ròng rã cùng với s leo thang bo lc, có ‘ý nghĩa rt quan trng’ đi vi phe đi lp, nhà báo Raymond Yam thuc Ban Tiếng Qung Đông ca VOA chia s.

Trước hết, thng li này giúp các đng phái thuc phe ng h dân ch cng c ngun thu chính cho ngân quỹ bi vì khi các thành viên ca h trúng c vào hi đng qun và được lãnh lương t công vic này, phn ln trong s h s đóng góp phân na s tin lương vào hot đng ca đng, ông Yam cho biết.

"Số tin này rt quan trng trong vic duy trì hot đng hàng ngày của các đng phái".

Thứ hai là nó làm mt đi li thế ca các đng phái thân Bc Kinh trong ln bu c sau, v ký gi theo dõi sát tình hình Hong Kong cho biết.

"Các đảng này thường tn dng v trí ca h các hi đng đa phương đ thông qua các dự án có li cho người dân đa phương đ ghi đim vi c tri trong kỳ bu c sau", ông gii thích.

Thứ ba là vi thng li này, phe ng h dân ch có kh năng giành thêm 6 ghế trong tng s 70 ghế trong cuc bu c vào Hi đng Lp pháp (Legislative Council, hay còn được gi nôm na là LegCo), cơ quan lp pháp ti cao ca Đc khu Hong Kong, vào tháng 9 năm sau.

Theo đó, với thế đa s ti các hi đng đa phương, phe ng h dân ch có th bu người ca h đi din cho 5 ‘đi qun’ (super district) – mi đi quận mt ghế đi din trong LegCo.

Ghế còn li được phân b theo th thc theo các hip hi, nghip đoàn (lut sư, giáo viên, doanh nhân, ngư dân…) – mi hip hi mt ghế. Do đó, s có 1 ghế đi din cho toàn bô 453 thành viên hi đng đa phương ti LegCo. Với t l trên 80% thành viên hi đng đa phương là người ca mình, các đng dân ch có th d dàng nm luôn ghế này ti LegCo, ông Yam cho biết.

Cuối cùng, trong tng s 1.200 đi c tri vn s bu ra Đc khu Trưởng quan (hin ti là bà Carrie Lam), các hội đng đa phương có được 117 ghế. Vi thng li trong cuc bu c này, hin ti, các đng phái ng h dân ch nhiu kh năng s chiếm hết 117 ghế đi c tri ca hi đng đa phương. Do đó, tng s ghế đi c tri mà phe Dân ch có được s lên đến trên 500 ghế, ông Yam ước đoán.

Mặc dù con s này vn chưa vượt qua được mc quá bán đ có th bu người ca mình làm Đc khu Trưởng quan hay chn được ng viên do Bc Kinh chn la đc c (700 ghế đi ca tri còn li là người ca Bc Kinh), nhưng đó vn là ‘thế thiu s ln’.

Thiểu s này s phát huy tác dng nếu Bc Kinh đ c hai ng viên cho chc Đc khu Trưởng quan. Khi đó, con s 700 lá phiếu ca Bc Kinh có th s b chia r và nhóm thiu s đi c tri ca phe ng h dân ch s đc li.

Tuy nhiên, nếu Bc Kinh ch đ c mt ng viên thì phe ng h Dân ch không có cách nào chn được ng viên đó lên làm trưởng đc khu, ông Yam nhìn nhn.

Mặc dù sc mnh chính tr ca phe đi lp có th tăng sau kỳ bu c này, nhưng tác đng ca nó trên phương din chính quyn hay chính sách ‘là rt hn chế’, ông nói.

Ông cho biết chc năng ca các hi đng đa phương ch là ‘tư vn cho chính quyn’ v vic s dng các tin ích công cng như công viên, thư vin, đường sá. H không có quyn ra lut, quyn phân bổ ngân sách vn thuc thm quyn ca LegCo.

Ý nguyện người dân ?

Tuy nhiên, nhà báo này cho rằng cuc bu c đa phương ln này được người dân Hong Kong xem như là ‘cuc trưng cu dân ý’ đi vi chính quyn ca bà Carrie Lam bi vì đó là cuc bu c ph thông đầu phiếu trc tiếp duy nht mà người dân Hong Kong có th tham gia.

"Trước ngày bu c đã có rt nhiu tin đn rng chính quyn mun hoãn hoc thm chí hy cuc bu c vi lý do là tình trng hn lon do biu tình và bo lc trên đường ph", ông nói.

"Do đó người dân Hong Kong đã rt lo lng và h quyết đnh đã đến lúc h phi lên tiếng", ông nói thêm và cho biết người dân Hong Kong đã đ đi b phiếu rt nhiu trong trt t và kiên nhn – có người ch đến hàng tiếng đng h đ đến lượt b phiếu.

Thông điệp mà các c tri Hong Kong gi đến chính quyn ca bà Carrie Lam và Bc Kinh trong cuc bu c này là ‘h không hài lòng vi tình hình ca Hong Kong’ và th hin s bt mãn vi các chính tr gia thân Bc Kinh, người phóng viên tng nhiu ln sang Hong Kong ghi nhận và tường trình v các cuc biu tình đòi dân ch Hong Kong nhn xét.

Ông Yam cho biết nhiu ng viên thuc các đng phái thân Bc Kinh vn trong thi gian qua đã lên tiếng ch trích nng n cuc biu tình và th hin s ng h đi vi hành động ca chính quyn đã thua trước các ng viên ca các đng phái ng h dân ch.

Trong khi đó, những ng viên đc c li là nhng người hòa cùng thông đip vi người biu tình là nht mc đòi chính quyn thc hin ‘5 yêu sách – không bt mt yêu sách nào’, trong đó có điều tra đc lp hành đng được cho là ‘bo lc thái quá’ ca cnh sát và khôi phc li danh d cho nhng người biu tình.

Đề cp đến phát biu ca bà Lam sau khi có kết qu bu c mà trong đó bà ha hn chính quyn ‘thu hiu nhng quan ngi của người dân và s có s điu chnh chính sách’, ông cho rng ch là ‘li đu môi chót lưỡi (lip service)’ mà không đưa ra câu tr li c th cho ‘5 yêu sách’.

"Tôi không mong đợi cuc bu c này s thay đi được điu gì c", ông nói.

Một khi ‘5 yêu sách’ này không được đáp ng, ông Yam đoan chc là người biu tình Hong Kong s tiếp tc hành đng phn kháng mà trước hết là cuc tun hành được d kiến din ra vào ngày th Năm 28/11, tc trùng vi L T Ơn bên M, đ bày t s ng h vi vic Quc hi M thông qua Luật Dân ch và Nhân quyn Hong Kong.

"Ngay giờ đây sau khi bu c đã có ít nht 90 v y viên hi đng đa phương va đc c đã tp hp bên ngoài Đi hc Bách khoa (nơi din ra cuc đi đu quyết lit gia cnh sát và các sinh viên-hc sinh biu tình) để yêu cu cnh sát rút lui và cho phép người ca h vào trường gp g các sinh viên", ông phân tích.

Ngoài ra, ông cũng đưa mt bng chng là ông đã nhìn thy nhng đon clip trên mng cho thy cnh sát Hong Kong đã được trin khai đến mt s khu vc để chun b đi phó biu tình.

"Nếu chính quyn không đáp ng 5 yêu sách, tôi không thy du hiu gì cho thy người biu tình s lùi bước", ông nói và nhn đnh rng Hong Kong gi đây ‘không còn là Hong Kong mà tôi biết 5 hay 6 tháng trước đây’.

"Khi đó, người dân Hong Kong ch mun kiếm được nhiu tin đ ci thin cuc sng. Nhiu người thm chí còn không quan tâm đến chính tr", ông nói. "Nhưng trong 6 tháng qua, người dân Hong Kong đã phn kháng không ch d lut dn đ mà còn là s tàn bo ca cnh sát".

"Người dân Hong Kong cho rng t do và quyn ca h đã b cnh sát xâm phm", ông nói thêm và cho rng phn ln trong s ‘5 yêu sách’ là đòi hi công lý cho nhng người biu tình.

Chính quyền s làm gì ?

Trong thời gian ti, nếu như Bc Kinh hay chính quyền bà Lam có hành đng gì ‘quá đà’ thì cơn gin d ca công chúng s leo thang, nhà báo này nhn đnh.

Ông cho rằng vào ngày 1/1 năm sau, tc là ngày các tân y viên hi đng đa phương nhm chc, nếu như chính quyn tái din hành đng loi b nhng người này vì những ‘lý do ngu ngc’ như ‘h không tuyên th nghiêm túc’ như h đã tng làm vi nhng người đc c vào LegCo hai năm trước đây, ‘chúng ta s thy kch bn biu tình lp li’.

"Còn nếu h tiếp tc không làm gì c người dân s bt mãn và h s mt kiên nhẫn", ông nhn đnh. "Nếu như h mt kiên nhn h s có hành đng".

Về ti sao nhiu tháng biu tình Hong Kong không làm cho Bc Kinh lay chuyn, ông Yam nói rng ‘vn đ Hong Kong rt phc tp’ khiến cho Bc Kinh lâm vào thế khó.

Ông dẫn ra hai nguyên nhân làm phức tp thêm vn đ Hong Kong đi vi Bc Kinh là cuc chiến tranh thương mi vi M và cuc bu c tng thng Đài Loan vào đu năm sau.

"Nếu Bc Kinh đàn áp tàn bo cuc biu tình thì tha thun thương mi M-Trung s b nh hưởng tiêu cc và tình trạng ri lon s lan ra nhng nơi khác", ông nói.

"Và còn cuộc bu c Đài Loan na. Bc Kinh không mun có nhiu đám la nhiu nơi cùng mt lúc", ông nói them.

Ngọc Lễ

Nguồn : VOA, 26/11/2019

********************

Hong Kong sau bầu cử địa phương (RFA, 25/11/2019)

Hôm Chủ Nhật 24 vừa qua, một biến cố được quốc tế gọi là "long trời lở đất" đã xảy ra tại Hong Kong sau sáu tháng biến động. Đó là cuộc bầu cử địa phương tại 18 quận, với kết qua ban đầu là các lực lượng đấu tranh cho dân chủ đã đại thắng và phe thân Bắc Kinh đại bại. Diễn đàn Kinh tế sẽ tìm hiểu tiếp về hậu quả của biến cố này.

baucu0

Người dân quận Tseung Kwan O ở Hong Kong xếp hàng để bỏ phiếu trong cuộc bầu cử Hội đồng Quận hôm 24 tháng 11,2019 - AFP

Bầu cử địa phương

Nguyên Lam : Ban Việt ngữ đài Á Châu Tự Do cùng Nguyên Lam xin kính chào chuyên gia kinh tế Nguyễn-Xuân Nghĩa.

Thưa ông, như chúng ta đã trình bày kỳ trước, hôm Chủ Nhật 24 vừa qua, Hong Kong đã có cuộc một bầu cử địa phương khá đặc biệt. Nó không bị hủy bỏ, được tiến hành rất trật tự thay vì gặp bạo loạn như trong mấy tháng qua và kết quả sơ khởi là phe ủng hộ dân chủ đã thắng lớn trong khi phe thân Bắc Kinh thì bị thảm bại. Xin đề nghị ông trình bày cho thính giả của chúng về bối cảnh và hậu quả của biến cố này.

Nguyễn-Xuân Nghĩa : Sau khi được Trung Quốc thu hồi từ ngày một Tháng Bảy năm 1997, cơ chế chính trị của đặc khu hành chánh tự trị Hong Kong có một hệ thống đại biểu địa phương rất lạ, là do người dân trực tiếp bầu ra theo thể thức phổ thông đầu phiếu. Họ gọi đó là các "khu nghị hội". Chức năng của cơ chế địa phương này thật ra rất thấp nên các cuộc bầu cử trước đây không gây hào hứng.

Các khu nghị hội đó tại 18 quận có số đại biểu thay đổi theo dân số và lần này, người dân bầu ra 452 đại biểu cho một nhiệm kỳ bốn năm. Ngoài ra, phải kể thêm 27 "nghị viên đương nhiên" trong "hương sự cục" tại vùng nông thôn, tưởng là vị hương cả của một làng quê mà lại là một tỷ phú. Nhiệm vụ của các hội đồng cấp quận đó là cố vấn cho chính quyền về các vấn đề của địa phương, từ xe buýt, rác rưởi, điện nước, môi sinh tới phân bố ngân sách cho các dự án công ích hay sinh hoạt văn hóa và giải trí, v.v…. Nhưng dần dần, cơ chế tầm thường và thấp kém ấy thuộc về nhân sự ta tạm gọi là "thân Bắc Kinh".

Như sau cuộc bầu cử năm 2015 thì trong số 431 đại biểu có 198 là theo Bắc Kinh, 100 người ủng hộ dân chủ và 131 người chẳng thuộc đảng nào, nên cơ chế đó cũng lại trở thành hang ổ của tham nhũng, là điều chúng ta sẽ nói sau.

Phổ thông đầu phiếu

Nguyên Lam : Thưa ông, vì sao lần này cuộc bầu cử ra cái hội đồng địa phương đó lại làm cả thế giới chú ý theo dõi ?

Nguyễn-Xuân Nghĩa : Có mấy yếu tố đáng lưu ý là

1/ sáu tháng phẫn nộ của người dân, nhất là giới trẻ ;

2/ sự chuyển dịch dân số khiến lớp người đến tuổi bỏ phiếu tăng đáng kể, có lẽ lên tới bốn chục vạn nên số cử tri ghi danh đi bầu lên tới gần bốn triệu cho một dân số tổng cộng là hơn bảy triệu ;

3/ họ e ngại chính quyền có thể lấy lý do bất ổn mà hủy bỏ hay đình hoãn bầu cử nên gọi nhau đi bầu rất đông và đợi từ mờ sáng, trong vòng trật tự bất ngờ.

Chúng ta đừng quên là nhiều quốc gia dân chủ, như nước Úc, thì bắt mọi cử tri đều phải đi bầu vì đấy là nhiệm vụ của công dân. Hong Kong thì không, mà tỷ lệ đi bầu đã vượt quá 71% số cử tri ghi danh khi lần trước thì chưa lên tới 47%. Nhưng có lẽ yêu tố quan trọng nhất lại là thể thức phổ thông đầu phiếu, tức là người dân trực tiếp bầu chọn giới dân cử.

Nguyên Lam : Vì sao ông lại coi yếu tố đầu phiếu đó là quan trọng nhất ?

Nguyễn-Xuân Nghĩa : Lần này, có 1090 ứng cử viên ra tranh cử để bầu ra 452 đại biểu cho các "khu nghị hội" trong 18 quận. Nếu đắc cử thì trong số này có 117 đại biểu sẽ được tham gia vào một Hội đồng Bầu cử gồm 1200 người để chọn nhân sự vào "Hành chánh Hội đồng", trong đó có vị Hành chánh Trưởng quan.

Trước đây, phe theo Bắc Kinh chiếm tới gần 70% nên đương nhiên bầu chọn người được Bắc Kinh chỉ định cầm đầu hành pháp. Bây giờ sau khi thắng lớn thì những người ủng hộ dân chủ sẽ có ảnh hưởng hơn trong việc đề cử gián tiếp đó.

Ngoài ra, còn có "Hội đồng Lập pháp" tức là Quốc hội gồm có 70 đại biểu. Các khu nghị hội của địa phương có thể đề cử sáu người vào trong số 70 đó. Dù mới chỉ là gián tiếp, nhưng việc đề cử người tham gia vào hai cơ chế hành pháp và lập pháp ấy vẫn có thể là một thắng lợi của phe ủng hộ dân chủ vì cho phép họ trực tiếp theo dõi nghị trình và các sinh hoạt của hai cơ cấu này. Nhờ vậy mà họ có thể thông báo cho quần chúng bên ngoài biết được sự tình bên trong.

Sau cuộc bầu cử vừa qua thì việc bầu lại Lập pháp sẽ tiến hành vào năm tới và bầu lại Hành pháp vào năm 2022 nên chúng ta sẽ theo dõi xem kết quả bầu cử sẽ dẫn đến những thay đổi gì trong thời gian tới. Nhưng tôi trộm nghĩ là tình hình vẫn chưa sáng sủa đâu.

baucu2

Những người ủng hộ phe Dân chủ ăn mừng khi ứng củ viên thân Bắc Kinh Jinius Ho thất cử tại cuộc bầu cử Hội đồng Quận Tuen Mun, Hong Kong hôm 25/11/2019. AFP

Tình hình chưa sáng sủa ?

Nguyên Lam : Thưa ông, vì sao trong không khí phấn khởi của mọi người, ông lại có vẻ dè dặt như vậy ?

Nguyễn-Xuân Nghĩa : Dù vị Hành chánh Trưởng quan là bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga đã phát biểu ôn hòa sau cuộc bầu cử với kết quả thê thảm cho mình, chúng ta đừng quên là đằng sau vẫn có sự khó chịu và lo ngại của Bắc Kinh. Lãnh đạo Trung Quốc coi việc vận động cho tự do và dân chủ tại Hong Kong là làn gió chướng có thể thổi khí độc vào Hoa lục khiến dân Trung Quốc có khi cũng tự hỏi là tại sao họ không được như vậy, là điều đi ngược với nguyên tắc "dân chủ tập trung" kiểu Lenin của một chế độ độc tài toàn trị.

Thứ hai, đấu tranh cho dân chủ ngoài đường phố là chuyện hào hùng đáng kính, nhưng khi đắc cử đại biểu vào trong phòng hội thì người ta phải giải quyết nhiều hồ sơ phức tạp rắc rối mà chưa có chuẩn bị. Thứ ba, phe thân Bắc Kinh thi có đầy kinh nghiệm mua chuộc, chia chác nên rất dễ xé xác cơ cấu dân chủ còn non yếu, để gây phân hóa. Thứ tư, chuyện ấy dễ xảy ra khi nhiều người sẽ phân vân về lẽ đúng sai của các hồ sơ hay phương án. Huống hồ, Hong Kong lại có hai mặt, là trung tâm giao dịch tự do của thế giới mà cũng lại là một đặc khu hành chánh thuộc về lãnh thổ của Trung Quốc, dưới mưu chước ma qủy của Bắc Kinh.

Vấn nạn tham nhũng

Nguyên Lam : Hồi nãy, ông có nói tới hiện tượng bất ngờ là nạn tham nhũng trong cơ chế địa phương này. Liệu nạn tham nhũng có nhiễm độc cho các đại biểu tân cử không ?

Nguyễn-Xuân Nghĩa : Hồi nãy tôi có nói tới 27 "nghị viên đương nhiên" trong một cơ chế lạ là "hương sự cục", lo việc chung cho các đơn vị thôn quê. Sự thật thì cầm đầu "hương sự cục" là một tỷ phú thân Bắc Kinh, tên là Lưu Hoàng Phát với hai hỗn danh là "Tân Giới Vương" – Vua đất Tân Giới – và "Tân Giới Thổ Hoàng Đế" - Hoàng đế của Đất đai Tân Giới. Ông ta chuyên làm giàu về địa ốc và từng ngồi trong Hội đồng Lập pháp rồi Hội đồng Hành pháp để chi phối luật lệ và trục lợi cho mình. Sau khi ông tạ thế năm 2017 thì truyền ngôi cho con trai là Kenneth Lưu Nghiệp Cường, hiện cũng đang ngồi trong Lập pháp Nghị hội.

Các nhân vật thân Bắc Kinh có thể đan lượn từ cửa này qua ghế khác, vừa làm luật, vừa thi hành luật sao cho có lợi và trở thành tỷ phú. Đấy là "dùng đặc quyền chiếm đặc lợi", một định nghĩa của tham nhũng.

Thí dụ kia lại còn nguy hơn, các "khu nghị hội" mới được bầu có quyền phân phối ngân sách của chính quyền cho địa phương. Nhưng từ khi phe theo Bắc Kinh làm mưa làm gió ở địa phương thì sự phân phối đó cũng là tham nhũng. Tại một địa phương kia, người dân mong có dự án đầu tư vào các cơ sở y tế cho người già và con trẻ, nhưng các quan ở trên lại muốn làm một vòi nước phun nhạc trị giá tới bảy triệu đô la, với lý do là dự án sẽ đóng góp cho yêu cầu tuyên truyền !

Kết luận

Nguyên Lam : Nói về hậu quả thì ông kết luận thế nào về chuyện này ?

Nguyễn-Xuân Nghĩa : Người dân Hong Kong từ già đến trẻ đều có biết và khổ vì chuyện tham nhũng và bất công này nên mới tranh đấu. Họ vừa thắng một keo, nhưng cần ý thức rằng đây chỉ là bước đầu thôi. Những người vừa đắc cử vào cơ chế quyền lực và tiền tài này có thể còn trẻ nên rất cần cảnh giác và vừa làm việc bên trong thì cũng phải thông tin cho bên ngoài biết được sự thật ghê gớm đó, mà bên ngoài cũng có nghĩa là ngoại quốc. Doanh gia quốc tế có phân biệt được cách làm ăn của các doanh nghiệp Trung Quốc vốn quan liêu và tham ô khác hẳn các doanh nghiệp Hong Kong vốn đã có truyền thống thượng tôn pháp luật. Nhưng từ khi Bắc Kinh muốn sửa luật pháp Hong Kong thì cùng ách độc tài họ đã thổi ngọn gió tham nhũng vào khu vực. Kết luận của tôi : trận đánh sắp tới của giới sùng chuộng dân chủ sẽ là luật pháp và tham nhũng trong tinh thần đoàn kết một lòng. Nếu thiếu đoàn kết thì rất dễ tan rã.

Nguyên Lam : Ban Việt ngữ đài Á Châu Tự Do cùng Nguyên Lam xin cảm tạ kinh tế gia Nguyễn-Xuân Nghĩa về bài phân tích rất lý thú của tuần này.

Nguyên Lam thực hiện

*******************

Hồng Kông : Cử tri đi bầu đông đảo sau nửa năm phản kháng (RFI, 24/11/2019)

Sau sáu tháng biểu tình phản kháng dữ dội chống Trung Quốc can dự vào quy chế tự trị của Hồng Kông, cuộc bầu cử cấp quận hôm nay 24/11/2019 huy động đông đảo cử tri tham gia. Phe dân chủ muốn qua cơ hội này để gia tăng sức ép lên chính quyền thân Bắc Kinh.

baucu3

Cử tri xếp hàng trước một phòng phiếu tại Hồng Kông, ngày 24/11/2019. Reuters/Athit Perawongmetha

Thông thường, người dân không mấy quan tâm đến các vị ủy viên cấp quận. Lần này thì khác hẳn. Cảnh tượng đều như nhau ở khắp các địa điểm bỏ phiếu : cử tri xếp hàng từ sáng sớm.

Từ Hồng Kông, đặc phái viên Stephane Lagarde tường thuật :

Tại 18 quận của Hồng Kông, từng chuỗi người xếp hàng bao quanh các cao ốc. Cử tri nối đuôi đứng chờ trước trường học hay nhà thi đấu thể dục thể thao được dùng làm nơi bỏ phiếu. Nhiều cử tri cho biết họ đến từ sáng sớm.

Shum Wai Nam, một nhà hoạt động bảo vệ quyền công dân, trong vai trò quan sát viên bầu cử cho biết : "Nhiều cử tri nghĩ rằng họ phải đi bầu thật sớm bởi vì không ai biết chuyện gì có thể xảy ra. Sự tham gia đông đảo này là một hiện tượng khác thường đối với một cuộc bầu cử cấp quận. Nhưng lần này, người dân Hồng Kông muốn sử dụng lá phiếu như một cuộc trưng cầu dân ý chống chính quyền Hồng Kông".

Trưng cầu dân ý chống hành pháp được chăng ?

Tổng cộng, 450 ủy viên hội đồng quận ra tranh cử. Bên cạnh chân dung mỗi ứng cử viên có một con số. Tuy nhiên, khó mà biết được ai bầu cho ai.Trên mạng xã hội Telegram có nhiều thông điệp kêu gọi cử tri khi đi bầu không nên mặc y phục đen, màu biểu tượng của phong trào phản kháng.

Một thành viên người Hồng Kông của Tổ Chức Ân Xá Quốc Tế (Amnesty International) lý giải : "Tôi không khuyến khích người dân mặc quần đen áo đen đi bầu bởi vì làm như thế sẽ có nguy cơ bị cảnh sát chú ý. Phe thân chính quyền cũng có cơ hội đếm số người đối lập đi bầu và do đó động viên người của họ".

Phe thân chính quyền cũng được cổ vũ đi bầu. Trên internet xuất hiện những lời bình luận khẳng định là các phòng phiếu sẽ đóng cửa vào trưa nay nếu xảy ra những vụ lộn xộn cản trở việc kiểm phiếu.

Cơ quan tổ chức bầu cử đã bác tin đồn này.

Theo AFP, tổng cộng 4,3 triệu dân Hồng Kông trên 7,3 triệu ghi danh đi bầu, nhiều hơn cuộc bầu cử bốn năm về trước 400.000 người. Đây là dấu hiệu tốt cho phe dân chủ.

Tú Anh

******************

Bầu cử Hong Kong : Người biểu tình hi vọng sẽ gửi một thông điệp đến Trung Quốc (BBC, 24/11/2019)

Số người dân Hong Kong đi bỏ phiếu ở mức kỷ lục trong các cuộc bầu cử địa phương vào Chủ nhật.

baucu4

Nhiều người Hong Kong đã xếp hàng dài từ sáng sớm để ra bỏ phiếu

Cho tới trưa, số người đi bầu cử đã vượt quá tổng số người đi bầu hồi 2015.

Kỳ bầu cử này được coi là phép thử cho mức độ ủng hộ của người dân dành cho Trưởng đặc khu Carrie Lam.

Các nhóm biểu tình ủng hộ dân chủ hy vọng kết quả các cuộc bầu cử sẽ gửi một thông điệp tới chính quyền ở Bắc Kinh sau năm tháng bất ổn chính trị.

Trước kỳ bầu cử, các nhóm biểu tình ủng hộ dân chủ đã kêu gọi người dân tránh gây gián đoạn. Cho tới giờ, không có tin về bất kỳ vụ gây rối nào.

Các nhà vận động ủng hộ dân chủ hy vọng họ sẽ có thể tăng số lượng đại diện trong hội đồng, vốn thường có một số ảnh hưởng nhất định trong việc lựa chọn vị trí đặc khu trưởng.

Các ứng cử viên ủng hộ Bắc Kinh đang kêu gọi cử tri ủng hộ họ hãy ra bỏ phiếu để bày tỏ sự thất vọng trước những biến động gây ra bởi các cuộc đụng độ liên tục giữa người biểu tình và cảnh sát.

Cuộc bầu cử diễn ra ra sao ?

Các phòng phiếu mở cửa lúc 07g30 giờ địa phương vào Chủ nhật, với số lượng người tham gia bỏ phiếu đạt kỷ lục 4,1 triệu người. Hong Kong có dân số là 7,4 triệu.

Tính đến 11g30, hơn một triệu người đã bỏ phiếu (chiếm 24,37% người đăng ký bỏ phiếu) so với 340.048 người (tức 10.89%) vào cùng thời điểm trong cuộc bầu cử 2015.

Lúc đó chỉ có khoảng 3,1 triệu người đăng ký đi bầu.

Lượng người bỏ phiếu sớm cũng tăng đột biến vì lo ngại tình trạng hỗn loạn sẽ khiến các phòng phiếu bị đóng cửa.

Hơn 1.000 ứng cử viên đang tranh cử cho 452 ghế hội đồng quận. Đây là lần đầu tất cả ứng viên đương nhiệm bị thách thức. 27 ghế khác sẽ dành cho các đại diện ở các quận xa hơn.

Hiện nay, các đảng thân Bắc Kinh nắm giữ phần lớn các ghế này.

baucu5

Hai ứng cử viên ủng hộ dân chủ ra vận động kêu gọi cử tri bỏ phiếu

Cảnh sát được trông thấy bên ngoài các địa điểm bỏ phiếu nhưng các phóng viên của BBC cho biết họ không quá lộ diện.

"Đối mặt với tình hình vô cùng thách thức hiện tại, tôi rất vui mừng để nói rằng… chúng ta đã có một không khí yên bình ôn hòa cho các cuộc bầu cử hôm nay", Đặc khu trưởng Carrie Lam nói sau khi bỏ phiếu.

Tại sao cuộc bầu cử này quan trọng ?

Bản thân các ủy viên hội đồng quận có rất ít quyền lực thực tế, vì vậy thường các cuộc bầu cử này diễn ra ở cấp độ rất địa phương.

Nhưng cuộc bầu cử này thì khác.

Đây là cuộc bầu cử đầu tiên kể từ khi các cuộc biểu tình chống chính phủ bắt đầu vào tháng 6, vì vậy những lá phiếu này giống như những chiếc giấy quỳ, phản ánh mức độ ủng hộ của người dân dành cho chính phủ hiện tại.

Theo hệ thống bầu cử của Hong Kong, 117 ủy viên hội đồng quận cũng sẽ ngồi trong ủy ban gồm 1200 thành viên bỏ phiếu cho vị trí đặc khu trưởng.

Vì vậy, một chiến thắng của phe ủng hộ dân chủ cũng có thể có tác động lớn quyết định ai sẽ trở thành nhà lãnh đạo tiếp theo của thành phố này.

"Người dân ở Hong Kong đã bắt đầu coi cuộc bầu cử này như một cách để bày tỏ quan điểm của họ về tình trạng của Hong Kong nói chung và về chính phủ của Carrie Lam", Kenneth Chan, phó giáo sư tại Đại học Baptist Hong Kong, nói với Reuters.

Lá phiếu gửi thông điệp

Phân tích của Jonathan Head, BBC News, Hong Kong

Nhiều người đã sớm xếp thành những hàng dài ở quận Taikoo Shing trong thời tiết nắng đẹp, và khi thời gian bỏ phiếu bắt đầu, những hàng dài người này đi vòng quanh các khu phố.

Hình ảnh tương tự cũng xuất hiện tại các trạm bỏ phiếu khác. Những vấn đề địa phương chắc chắn trong tâm trí của một số cử tri, nhưng rõ rệt nhất là ý nghĩa quan trọng của cuộc bầu cử này như một cuộc thử nghiệm về sự ủng hộ của người dân dành cho chính phủ và phe đối lập.

Một số cử tri đã không thoải mái về việc bày tỏ quan điểm của họ trước mặt những cử tri khác.

Một ứng cử viên đảng Dân chủ Andrew Chiu ngồi bên ngoài, trò chuyện với các phóng viên. Một bên mặt của ông vẫn bị băng bó sau khi bị một kẻ tấn công cắn đứt một phần tai hồi đầu tháng.

Cảnh tượng đó là một lời nhắc nhở nghiệt ngã về cuộc khủng hoảng chính trị của Hong Kong đã chia rẽ cộng đồng và gia đình như thế nào.

Tuy nhiên, một số người nói với chúng tôi rằng họ rất trân trọng cơ hội này để gửi một thông điệp bằng phiếu bầu của họ, một cuộc bỏ phiếu tự do với nhiều ứng cử viên để chọn lựa mà, điều vốn không xảy ra ở những nơi khác của Trung Quốc.

10 trong số 35 ghế trong quận này đã không bị thách thức bởi các ứng cử viên mới trong cuộc bầu cử năm ngoái. Đây là nơi các đảng thân chính phủ từ lâu đã được hưởng lợi từ lượng gây quỹ khá lớn. Nhưng năm này, mọi vị trí ủy viên hội đồng đều bị thách thức bởi các ứng viên ủng hộ dân chủ.

Liên minh dân chủ đối lập đã đưa năm yêu cầu của phong trào phản kháng thành khẩu hiệu của họ và hy vọng cảm tình của công chúng về các cuộc biểu tình kéo dài năm tháng qua sẽ giúp họ lần đầu tiên nắm quyền kiểm soát ở nhiều hội đồng quận.

Ai ra tranh cử ?

Có một số tên đáng chú ý đang tham gia tranh cử.

baucu6

Nhà hoạt động trẻ tuổi Joshua Wong đã bị cấm ra tranh cử

Nhà lập pháp ủng hộ Bắc Kinh Junius Ho, một trong những chính trị gia gây tranh cãi nhất trong thành phố, nằm trong số đó.

Ông Ho đã bị đâm vào đầu tháng này bởi một người đàn ông giả vờ là một người ủng hộ ông.

Ông Ho cũng công khai lên tiếng ủng hộ lực lượng cảnh sát Hong Kong nhiều lần.

Vào tháng 7, ông ta bị quay phim trông thấy bắt tay với một nhóm người, nghi là Hội Tam Hoàng vốn sau đó đã tấn công những người biểu tình ủng hộ dân chủ.

Jimmy Sham, một nhà hoạt động chính trị gần đây đã nổi lên với tư cách là lãnh đạo Mặt trận Nhân quyền Dân sự, một nhóm chiến dịch tổ chức một số cuộc tuần hành phản đối đại chúng, cũng ra tranh cử.

Ông Sham cũng đã bị tấn công hai lần, một lần bị tấn công bằng búa. Nhiều hình ảnh cho thấy anh nằm trên đường và chảy nhiều máu.

***************

Dân Hồng Kông sẽ tham gia đông đảo cuộc bầu cử địa phương (RFI, 23/11/2019)

Ngày 24/11/2019, một con số kỷ lục cử tri Hồng Kông sẽ đi bỏ phiếu trong cuộc bầu cử hội đồng quận. Theo hãng tin Reuters, lần này tổng cộng có đến 4,1 triệu người trên tổng dân số 7,4 triệu đăng ký danh sách cử tri. Số ứng cử viên cũng đạt mức kỷ lục : 1.104 người tranh nhau 452 ghế hội đồng quận.

baucu7

Cảnh vận đông cho nữ ứng viên Susi Law cho cuộc bầu hội đồng quân huyện Hồng Kông. Ảnh 23/11/2019 Reuters/Laurel Chor

Các nhà hoạt động dân chủ trẻ ra tranh ghế nghị viên tại những đơn vị bầu cử mà cho tới nay các ứng cử viên thân Bắc Kinh vẫn được bầu chọn.

Từ Hồng Kông, đặc phái viên Stéphane Lagarde gởi về bài tường tình :

"Cô bán rau cố chặn các hành khách đang hối hả rời khỏi bến xe sau một ngày làm việc. Đây là một địa điểm mang tính chiến lược để phát truyền đơn tranh cử. Khoảng từ 17 ngàn đến 25 ngàn cử tri sẽ đi bỏ phiếu Chủ nhật để bầu nghị viên hội đồng quận Đồn Môn, thuộc khu vực Tân Giới của Hồng Kông.

Mặc quần jean, áo sơ mi trắng, đeo đôi kiếng mỏng, 41 tuổi, Leo Chan ra tái tranh cử vào chức nghị viên quận. Ông ghi nhận là năm nay có những thay đổi trong cuộc bầu cử : "Bình thường cử tri chỉ quan tâm đến các vấn đề như giao thông, điều kiện sống. Nhưng do có phong trào biểu tình, cuộc bầu cử hội đồng quận năm nay mang tính chính trị hơn. Cử tri muốn biết là anh theo phe dân chủ hay thân chính quyền".

Những người chống đối thì khẳng định Leo Chan là ứng cử viên thân chính quyền, thậm chí là thân Bắc Kinh, vì cách đây 20 năm ông có du học ở thủ đô Trung Quốc. Quận Đồn Môn là trạm cuối cùng trước khi đến Hoa lục. Leo Chan cho là không nên quá sợ Trung Quốc, thậm chí theo ông, Trung Quốc là cơ hội thứ hai đối với giới trẻ Hồng Kông, nhất là cơ hội về việc làm.

Nhưng một bộ phận thanh niên ở quận này không nghĩ như vậy. Họ đã vẽ trên chiếc cầu vượt bắc ngang bến xe những khẩu hiệu chống chính quyền Bắc Kinh.

Xã hội Hồng Kông bị chia rẽ nặng nề sau 5 tháng biểu tình. Một số cử tri ngại đi bỏ phiếu, như lời một người dân : "Trong những tháng qua, chúng tôi đã thấy những người biểu tình tấn công các cửa hiệu, tấn công người đi đường. Cho nên ai cũng tự hỏi không biết là khi mình đi bầu thì an ninh có được bảo đảm không ?"

Vì lý do an ninh, phòng phiếu của quận Đồn Môn được dời đi xa hơn, từ một trường đại học đến một trường mẫu giáo. Điều này gây bất lợi cho ứng cử viên thân chính quyền vì rất nhiều cử tri của ông là người lớn tuổi".

Trong khi đó, theo hãng tin Reuters, tại khuôn viên Đại học Bách khoa Hồng Kông hôm nay cảnh tượng vắng lặng sau hơn một tuần bị cảnh sát bao vây. Một số người biểu tình tuyệt vọng tìm đường thoát, những người khác thì vẫn thề sẽ không đầu hàng, và cho biết nếu cảnh sát ập vào họ sẽ có nhiều nơi để lẩn trốn.

Thanh Phương

**************

Hồng Kông chuẩn bị bầu cử địa phương trong bối cảnh vẫn căng thẳng (RFI, 21/11/2019)

Tại trường đại học Bách Khoa, "tâm chấn" cuộc đụng độ từ mấy ngày qua, sau khi nhiều sinh viên đã tẩu thoát được hoặc ra đầu hàng, AFP nhận thấy hôm nay 21/11/2019 sự hiện diện của cảnh sát đã giảm nhiều. Về phía người biểu tình chỉ còn vài chục người cố thủ so với khoảng 1.000 người lúc ban đầu. Trong bối cảnh vẫn căng thẳng, cuộc bầu cử địa phương sẽ được tổ chức vào ngày Chủ nhật 24/11 tới.

baucu8

Tố cáo bạo lực của cảnh sát trên một bức tường Đại Học Bách Khoa Hồng Kông. Ảnh 21/11/2019. Reuters/Athit Perawongmetha

Từ Bắc Kinh, đặc phái viên Stéphane Lagarde cho biết thêm chi tiết :

"Người dân Hồng Kông sẽ đi bầu Chủ nhật này, đó là điều mà Bắc Kinh và chính quyền đặc khu mong muốn, nếu không có những vụ bạo động mới gây trở ngại cho cuộc bầu cử. Những người ủng hộ chính quyền cũng như phe dân chủ đều có lợi khi cuộc bỏ phiếu không bị dời lại. Tuy chỉ là bầu cử hội đồng quận, nhưng đây là một trong những dịp hiếm hoi người Hồng Kông có thể bày tỏ quan điểm không phải bằng việc xuống đường.

Theo Nelson Chan, 38 tuổi, quản trị viên ngành công nghệ thông tin, có thể sẽ có nhiều người đấu tranh dân chủ đi bầu. Chúng tôi gặp anh trong một trung tâm thương mại, giờ đây đã trở thành nơi quen thuộc cho việc "biểu tình trong giờ nghỉ ăn trưa". Sơ mi, cà vạt, và khẩu trang che mặt, anh cho rằng người dân Hồng Kông muốn gởi đi thông điệp : cuộc bầu cử này là phương cách để chứng tỏ họ chiến đấu cho tự do. "Trung Quốc nói rằng người dân Hồng Kông ủng hộ chính quyền, chúng tôi sẽ chứng tỏ đó là dối trá".

Bài hát "Nguyện vinh quang quy Hương Cảng" được những người nhân viên văn phòng hát lên trong không khí ôn hòa. Nhưng có những cuộc biểu tình dự kiến sẽ diễn ra trước bầu cử, được thấy trước là sẽ căng thẳng. Các báo Hồng Kông hôm nay đăng ảnh một trung sĩ cảnh sát với khuôn mặt mang vết thẹo. Anh này đã bị tấn công bằng dao cạo râu sau khi cản trở một ông cụ 72 tuổi xé bỏ các áp-phích tranh cử".

Thụy My

Quay lại trang chủ

Additional Info

  • Author: Ngọc Lễ, Nguyên Lam, Nguyễn Xuân Nghĩa
Read 384 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)