Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Diễn đàn

11/01/2020

Vụ Đồng Tâm : không kể hết những hệ lụy bất lợi cho Nhà nước

Nhiều tác giả

Đồng Tâm - 'thảm họa, nguy cơ và cơ hội của Việt Nam'

Jonathan London, BBC, 11/01/2020

Chỉ trong vòng mấy chục tiếng đồng hồ kể từ khi xảy ra biến cố, hàng trăm triệu độc giả của báo chí và các hãng tin tức, truyền thông trên thế giới đã đọc được những sự kiện diễn ra ở xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội của Việt Nam.

vu1

Đồng Tâm, điểm nóng tranh chấp đất đai từ tháng 4/2017 đột ngột nóng lên trở lại vào thượng tuần tháng 01/2020 (Hình minh họa trên Nhân Dân TV YouTube)

Riêng các trang web và dịch vụ cấp thông tin về thời sự Việt Nam từ BBC cho đến YouTube đã được hàng triệu views từ Việt Nam, phản ánh sự quan tâm của nhiều người Việt Nam trong nước về vụ việc.

Trong khi đó, các cơ quan chức năng của bộ máy nhà nước Việt Nam đang theo một hướng rõ : kỹ càng kiểm xuất thông tin một cách toàn diện và đầy mạnh quan điểm rằng vụ Đồng Tâm nên và thậm chí chỉ có thể được hiểu là một vụ "gây rối" của một số kẻ tại một địa phương.

Là một người ngoài cuộc và thiếu thông tin chi tiết, khả năng của tôi để phân tích vụ việc này đương nhiên là hạn chế. Sông, tôi cũng nghi ngờ về về vụ việc này, nhất về ý nghĩa và hậu quả của nó - không chỉ đối với địa phương Đồng Tâm mà đối với cả nước. Có ba nhận xét và một kiến nghị xin chia sẻ với các độc giả quan tâm.

Là thảm họa

Những sự kiện đã và còn tiếp diễn ở Đồng Tâm là một thảm họa - một thảm họa trong nhiều khía cạnh. Một thảm họa cho những nạn nhân, cho cộng đồng Đồng Tâm, và đối với những gia đình và người thân của bốn người được công bố thiệt mạng và số người đã bị thương khác. Và trong một số khía cạnh cũng là thảm họa cho Việt Nam.

Dù trong một trường hợp như thế này chúng ta có thể muốn đứng về một bên, chúng ta nên chấp nhận cả người dân và những hộ gia đình của Đồng Tâm lẫn các thân nhân và gia đình của những sĩ quan Công An đã hy sinh đều là nạn nhân... Nói như vậy không làm giảm tầm quan trọng của các vấn đề pháp lý, đạo đức và chính trị.

Đúng vậy, nhưng câu hỏi đặt ra là hy sinh cho cái gì, và đổ máu vì điều chi ?

Về phía người dân Đồng Tâm, thì rõ ràng họ cho rằng những nỗ lực của họ là hoàn toàn chính đáng. Về phía chính quyền tuyến bố vụ việc là vấn đề thi hành luật pháp, dù có quá nhiều câu hỏi về tranh chấp mà còn chưa làm rõ.

Trong mấy năm qua và nhất là từ năm 2017 cho đến tuần vừa rồi, riêng tôi đã ấn tượng về "kỹ năng chính trị" của những người đứng đầu cộng đồng và sự thuyết phục của các bài viết, các diễn văn, thông điệp gần đây.

Gần đây nhất, những lời như "sẵn sàng chiến đấu" đã phản ánh sự tuyệt vọng và quyết tâm của người dân trong lúc họ thấy bạo lực nhà nước sắp xảy ra, dẫn đến tình trạng bị chính quyền xem là thách thức, coi người dân Đồng Tâm là những "đối tượng" cần bị "xử lý" bằng cách triển khai hơn một nghìn binh sĩ và các xe bán quân sự để thi công nhiệm vụ.

Như một số quan sát đã bình luận rằng phía chính quyền đã đạt được mục tiêu ngắn hạn, nhưng về dài hạn chưa chắc có bên thắng nào cả.

Về dài hạn, xã Đồng Tâm sẽ luôn luôn là biểu tượng của một thảm họa, tượng trưng một thời đoạn trong lịch sử của cộng đồng và cả nước Việt Nam, một điều thực ra thật quá đáng tiếc.

Người dân Đồng Tâm sẽ cảm thấy thế nào khi các tòa nhà được xây trên ruộng đất mà dân đia phương đã bỏ sức qua bao nhiêu thế hệ để nuôi chính họ và góp phần cống hiến cho đất nước qua nhiều thời điểm ?

Người Việt Nam sẽ cảm thấy thế nào khi nghe tới tên Đồng Tâm trong tương lai ?

Rất có thể đa số người sẽ không nghĩ đến những từ "trận gây rối". Khi một xã hội đổ máu vì một bên có quyền muốn (bằng mọi cách) lấy mảnh đất của một bên yếu thì đó là thảm họa. Mà lại một nguy cơ lớn cho cả xã hội của Việt Nam và sự phát triển và tương lai của đất nước.

Là nguy cơ

vu2

Tường bao ở một khu vực tranh chấp đất thuộc xã Đồng Tâm xây ngay trong ngày 09/01/2020 theo phản ánh của truyền thông nhà nước

Không cần đọc lại danh sách của vô số trường hợp to nhỏ khác nhau mà chúng ta biết tới để khẳng định vấn đề đất đai là một trong những vấn đề nóng nhất ở Việt Nam. Trường hợp của Đồng Tâm rõ ràng không phải là vấn đề riêng của một xã, mà phản ánh một tình trạng của một đất nước đã kéo dài nhiều thập niên.

Và chúng ta thấy rõ, những hạn chế của Việt Nam trong việc giải quyết những tranh chấp và xung đột về đất đai đã và còn có nhiều tác động xấu cũng như mang lại những rủi ro cho xã hội, và tác động xấu đến chính trị nữa.

Đại đa số các tranh chấp về đất đai ở Việt Nam có những yếu tố chung, như ép thậm chí cưỡng bước bán rẻ, đền bù ít, làm giàu cho một số nhóm.

Như ai cũng biết, vấn đề này không chỉ có ở Việt Nam. Ở Việt Nam, cũng như ở Trung Quốc và một số nước khác, sự kết hợp của những yếu tố này trong một bổi cảnh thế chế thiếu minh bạch vắng mặt một cơ chế pháp quyền dẫn đến những xung đột hết sức gay gắt.

Chúng ta phải nắm rõ rằng những tranh chấp và xung đột về đất đai là một nguy cơ cho toàn xã hội : người công dân mất đất, mất khả năng kiếm sống, bên lấy đất có lợi, mà cả nền kinh tế lẫn chính trị bị xem là một lĩnh vực bẩn thỉu.

Muốn nâng cao năng suất của đất đai là một điều. Nhưng phải có cách làm cực kỳ minh bạch, đạo đức, hợp pháp và xứng đáng với một xã hội công lý.

Là cơ hội

Đồng Tâm là thảm họa. Đồng Tâm là một nguy cơ. Nhưng Đồng Tâm cũng là một cơ hội để cho cả nước Việt Nam nỗ lực giải quyết vấn đề tranh chấp đất đai một cách hiệu quả hơn vì lợi ích của toàn xã hội và tất cả mọi bên.

Tìm hiểu về vấn đề đất đai, dễ thấy những giải pháp đối với vấn đề này yêu cầu ít nhất hai điều.

Thứ nhất, một yếu tố mà không thể thiếu được là sự quyết tâm chính trị để giải quyết vấn đề này và làm thế phải hiểu được tầm quan trọng và nguy cơ của vấn đề và thực sự đại biểu cho lợi ích của từng cộng đồng, từng công dân.

Chắc chắn những cộng đồng như Đồng Tâm đã không thiếu sự quyết tâm chính trị vì họ thấy là chính cuộc sống của họ bị đe dọa.

Đồng ý hay không với cách biểu hiện sự quyết tâm của họ và sự phản đối quyết liệt của dân Đồng Tâm, sự phản đối và quyết tâm để bảo vệ các quyền mà họ cho thấy là hoàn toàn chính đáng và nên được lắng nghe.

Thứ hai, một yếu tố có tính cách kỹ thuật hơn. Thay vì cho phép chính quyền các địa phương áp dụng những phương pháp bạo động, hãy phát triển những thế chế và cơ chế để xử lý vấn đề này hiệu quả hơn.

Việc cải cách thế chế thường là một quá trình dài hạn và rõ ràng rằng có một số việc phải làm ngay.

Trong đó, theo tôi, có việc tiếp cận kinh nghiệm của các nước có thể chế, cơ chế hiệu quả trong lĩnh vực này như Hàn Quốc và Đài Loan hay các nước khác.

Giới lãnh đạo cũng như cộng đồng, xã hội phải tìm kiếm cho được sự can đảm chính trị để giới thiệu các mô hình từ quốc tế làm sự hướng dẫn thực tế về vấn đề này để giải quyết các tranh chấp đất đai.

Câu chuyện có được một quá trình hòa giải với Đồng Tâm có thể sẽ phức tạp hơn. E rằng ở đây sẽ mãi là một cộng đồng không được vui.

Có câu nói rằng trong lịch sử của nhân loại, đã chưa bao giờ có việc một mảnh đất lấy từ một bên sang một bên khác bằng cách thật thà.

Dù câu này chắc đã được phóng đại đến một chừng mực nhất định nào đi nữa, thì người dân của một nước mà đã từng bị xâm lược, trải qua thời thuộc địa và các cuộc kháng chiến, và đã kinh qua cả thời bao cấp cũng biết câu này đang nói về điều gì.

vu3

Ông Lê Đình Kình (hay Cụ Kình theo cách gọi của người dân địa phương), cựu chiến binh, cựu cán bộ xã, thiệt mạng trong biến cố bạo lực ngày 09/01/2020 sau khi chính quyền, công an và các lực lượng vũ trang tấn công vào xã Đồng Tâm

Dù câu hỏi có vẻ buồn cười, nhưng vấn đề nó nêu ra mang một tầm quan trọng sâu sắc cho xã hội.

Hiện nay ở Việt Nam, trong một thời điểm mà các nhóm lợi ích và các nhóm lũng đoạn chính sách đang cực kỳ làm giàu thì câu nói này chắc chắn là không xa góc nhìn của người dân Việt Nam mà đã phải chịu áp lực về chuyện phải bán hay mất đất.

Việc Việt Nam có tăng trưởng khá cao, dù nước này thực ra vẫn đang vẫn còn là một quốc gia có mức thu nhập trung bình thấp theo tiêu chuẩn quốc tế, là điều đáng khích lệ.

Nhưng chúng ta phải nhìn rõ rằng chỉ riêng tăng trưởng, chỉ riêng làm giàu đơn thuần thôi, sẽ chẳng nói lên điều gì về phúc lợi xã hội, về bền vững mội trường, hay hiệu quả, chất lượng phát triển của đất nước.

Một tư duy khác

Tiêu chuẩn quan trọng nhất về sự hiệu quả của một nhà nước là hiệu quả của nó trong việc đảm bảo nâng cao và cải thiện mức sống của công dân. Làm như thế trong một bối cảnh của một xã hội đang thay đổi nhanh là không dễ.

Khi một nhà nước có hành vi bị xem là không phục vụ những lợi ích cơ bản của dân, của xã hội, của quốc gia, mà chỉ hay chủ yếu chỉ được xem là hoạt động phục vụ cho một hay một số nhóm lợi ích thì điều đó vô cùng tai hại và khiến cho người dân thường thấy như họ đang bị trùm côn đồ hoặc mafia áp chế.

Trong kinh nhiệm nghiên cứu về Việt Nam của tôi, một trong những điểm nhạy cảm nhất, làm cho người dân Việt Nam và mạng xã hội bức xúc nhất chắc chắn là vấn đề tham nhũng, như chính đương kim Tổng bí thư Đảng cộng sản, Chủ tịch nước Việt Nam, ông Nguyễn Phú Trọng đã thừa nhận.

Một điểm nhạy cảm khác chắc chắn là nhận thức rộng rãi (có thể được xem là đúng hay chỉ đúng một phần) rằng chính quyền Việt Nam hay nhiều người trong chính quyền Việt Nam nhiều khi biết mà không (muốn) nghe.

Là người quan sát chính trị Việt Nam tôi biết quan điểm này cũng hết sức nhạy cảm.

Song vụ việc ở Đồng Tâm chắc hàm ý rằng kỹ năng lắng nghe của chính quyền, nhà nước còn thiếu hay ít nhất là không đồng đều qua các lĩnh vực và địa phương.

Trong một bối cảnh như thế chúng ta không nên quá vội vã trong việc coi một trường hợp như Đồng Tâm một trận "gây rối". Vì sao ? Vì đúng ra về mặt bản chất, vấn đề của Đồng Tâm nói đến một vấn đề chung của đất nước.

Muốn giữ động thái xây dựng nhất thì hãy nhận ra cơ hội và hãy có tư duy, cách làm khác cùng nỗ lực để làm cho Đồng Tâm trở thành một bước ngoặt trong lịch sử đương đại của đất nước Việt Nam.

Làm như vậy mới vượt qua nỗi đau và căng thẳng của thảm họa Đồng Tâm và cùng nhau tiến tới một xã hội Việt Nam văn minh và công bằng như đại đa số người Việt Nam đều muốn và đã chờ đợi từ xưa đến nay.

Jonathan London

Nguồn : BBC, 11/01/2020

Tác giả Jonathan London là Phó Giáo sư, Tiến sĩ về Chính trị kinh tế học và Xã hội học tại Đại Học Leiden, Hà Lan.

******************

Vụ Đồng Tâm : Danh sách câu hỏi Luật Khoa gửi Bộ Công an (Luật Khoa, 11/01/2020)

Trong bối cảnh có nhiều luồng thông tin khác nhau về vụ việc xảy ra ở xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, Hà Nội rạng sáng ngày 09/01/2020, Luật Khoa tạp chí sẽ gửi một số câu hỏi sau đây tới Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm qua đường bưu điện, đề nghị cung cấp một số thông tin có liên quan.

Chúng tôi công bố các câu hỏi này để quý độc giả biết và thảo luận. Mọi thông tin hoặc ý kiến xin gửi thư về địa chỉ : Cette adresse e-mail est protégée contre les robots spammeurs. Vous devez activer le JavaScript pour la visualiser. .

Chúng tôi sẽ cập nhật quý độc giả về việc gửi thư cũng như các diễn biến tiếp theo.

vu4

***

Bản câu hỏi phỏng vấn Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm xung quanh vụ tấn công ở Đồng Tâm (09/01/2020)

A. Về sự kiện đêm 09/01/2020

  1. Cuộc tấn công mà cơ quan chức năng gọi là "cưỡng chế" đêm 09/01/2020 bắt đầu và kết thúc vào lúc mấy giờ, ở đâu ?
  2. Có những cá nhân/cơ quan nào ký quyết định cưỡng chế ?
  3. Thành phần tham gia lực lượng "cưỡng chế" là những đơn vị nào ? Tổng số quân tham gia là bao nhiêu ?
  4. Lực lượng tấn công sử dụng các phương tiện, trang thiết bị gì, kể cả vũ khí và phương tiện chuyên chở ?
  5. Cơ sở pháp lý của việc sử dụng vũ khí là gì ?
  6. Phía công an cáo buộc các hộ dân Đồng Tâm "tàng trữ vũ khí, "giết người". Xin cho biết cụ thể về các công cụ, thiết bị được coi là vũ khí và cách thức tàng trữ ? Từ thời điểm nào thì cơ quan chức năng biết việc dân Đồng Tâm "tàng trữ vũ khí" ?
  7. Nhiều nhân chứng cho biết khu vực Đồng Tâm đã bị cắt điện và bị phá sóng điện thoại, Internet vào thời điểm trước khi cuộc tấn công diễn ra. Điều này có đúng không ? Nếu có thì tại sao lại có hiện tượng đó ?
  8. Có hay không việc lực lượng tấn công phá nhà ông Lê Đình Kình ? Nếu có, xin nêu rõ lý do và mô tả cụ thể cách thức triển khai.
  9. Phía những hộ dân bị cưỡng chế đất và/hoặc bị xâm nhập gia cư trong đêm 09/01, có phản ứng gì với lực lượng tấn công ?
  10. Số lượng người dân địa phương tử vong trong đêm 09/01 là bao nhiêu và là những ai ? Nguyên nhân khiến họ tử vong là gì ?
  11. Tại sao thi thể của ông Lê Đình Kình lại ở trụ sở xã Đồng Tâm ? Cơ quan chức năng phát hiện ông Kình chết vào thời điểm nào, ở đâu và trong hoàn cảnh như thế nào ? Tại sao ông Kình bị mổ tử thi ? Kết luận của cơ quan pháp y sau khi mổ tử thi là gì ? Nhiều nhân chứng cho biết có vết đạn bắn vào tim và đầu ông Kình. Điều này có đúng không ? Nếu có thì tại sao ông Kình trúng đạn ? Ai là người đã bắn ông Kình ?
  12. Căn cứ vào thông tin từ Bộ Công an, lực lượng tấn công có thiệt hại về nhân mạng. Xin cho biết cụ thể số lượng chiến sĩ tử vong và nguyên nhân ? Cho biết tên tuổi, đơn vị, chức vụ của họ ?
  13. Có bao nhiêu người bị bắt trong đêm 09/01/2020 và là những ai ? Những người này hiện đang ở đâu, trong tình trạng như thế nào ? Họ có được tiếp cận luật sư, gia đình, và được chăm sóc y tế (theo quy định của luật pháp Việt Nam và các tiêu chuẩn nhân quyền quốc tế) ?
  14. Ước tính thiệt hại tài sản của các hộ gia đình trong diện bị tấn công đêm 09/01 là bao nhiêu ? Thiệt hại vật chất của phía lực lượng tấn công ? Nguồn tin của chúng tôi cho biết gia đình ông Lê Đình Kình mất cả két tiền và ô-tô riêng, điều này được giải thích như thế nào ?

B. Về hoạt động tác nghiệp của báo chí

  1. Có hay không việc Bộ Công an ngăn chặn báo chí tác nghiệp tại hiện trường cũng như kiểm soát việc đưa tin của báo chí ?
  2. Những cơ quan báo chí nào "được phép" tiếp cận hiện trường và tác nghiệp ?
  3. Có những tiêu chuẩn nào để một cơ quan báo chí được tiếp cận hiện trường và tác nghiệp ?
  4. Cơ quan nào là đơn vị xét duyệt và cấp phép ? Căn cứ pháp lý cho việc này ?
  5. Thông tin dày đặc trên các trang mạng "Cảnh Sát Cơ Động", "PK-KQ Channel", "Hội Đồng Hương Hà Tĩnh"… theo hướng buộc tội dân Đồng Tâm "khủng bố", "giết người", "tàng trữ vũ khí", "chống người thi hành công vụ", "phản quốc". Xin cho biết Bộ Công an có cung cấp thông tin cho các trang mạng trên hay không ? Quan điểm của họ có phải quan điểm chính thức của Bộ Công an không ?
  6. Cho đến giờ phút này (16 :50 ngày 11/01/2020), theo nguồn tin của chúng tôi, khu vực xã Đồng Tâm vẫn bị cơ quan chức năng bố trí lực lượng bao vây, canh phòng cẩn mật, đặt trong tình trạng nội bất xuất ngoại bất nhập. Vì sao ? 

C. Về cơ sở pháp lý xung quanh vụ tấn công

  1. Công bố các hồ sơ pháp lý xung quanh mảnh đất 59 hecta (mà người Đồng Tâm gọi là "cánh đồng Sênh").
  2. Công bố hồ sơ dự án "sân bay Miếu Môn" qua các giai đoạn.
  3. Công bố văn bản quyết định tiến hành vụ "cưỡng chế" đêm 09/01/2020.

Luật Khoa tạp chí, 11/01/2020

**********************

Tấm huân chương đau đớn

Người Buôn Gió, 11/01/2020

Tôi không viết gì về Đồng Tâm trước đây, khi theo dõi vụ việc người dân bắt giữ cảnh sát cơ động công an thành phố Hà Nội, những người cảnh sát cơ động Hà Nội không kháng cự, họ chấp nhận để dân Đồng Tâm giữ lại đến khi đồng ý cho về.

vu5

Người chỉ huy toán Cảnh sát cơ động Hà Nội (viết tắt ký hiệu E22) hôm ấy chắp tay vái chào từ biệt những người dân Đồng Tâm.

Hình ảnh rất đẹp, rất tình và trượng nghĩa.

Một số dư luận viên nói rằng đó là hành động không đúng, không phải chất người lính. Nói cách khác là hèn.

Nhưng với những gì trải qua ở cuộc đời này, tôi hiểu người chỉ huy vái chào hôm ấy có tố chất của một anh hùng. Nếu như đất nước đứng trước nguy cơ xâm lăng, hẳn anh ta sẽ là người chiến sĩ dũng cảm nhất trong số các chiến sĩ xung trận.

Mấy chục cảnh sát tinh nhuệ trong tay anh, thiếu gì cách các anh đột phá ra khỏi cái làng ấy, có phải trong vùng đất của địch đâu. Nhưng họ không làm thế, họ nhẫn nhịn vì họ thấy một điều sâu xa hơn, làm gì căng thẳng quá thì hậu quả để lại cho nhân dân, đất nước này sẽ là vết đau không thể hàn gắn được.

Phạm Văn Trung Cảnh trung đoàn phó E22 chắp tay chào dân Đồng Tâm cùng các chiến sĩ ra về, sau khi chủ tịch Nguyễn Đức Chung đến Đồng Tâm đàm phán với nhân dân.

Không ngờ 2 năm sau, cũng tại Đồng Tâm. E22 tiến quân vào Đồng Tâm lúc nữa đêm với mục đích bắt giữ những người dân Đồng Tâm đã bắt giữ lính của E22 khi xưa, một hành động báo thù.

Và lần này thì một phó E22 khác đã chết, anh ta gần như ngay lập tức được thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc gửi đề nghị cho chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng ban tặng huân chương chiến công.

vu6

Với lý do là đã lập được chiến công xuất sắc chiến đấu góp phần xây dựng chủ nghĩa xã hội. Anh ta tên là Nguyễn Huy Thịnh, thượng tá, phó chỉ huy E22.

Phạm Trung Văn Cảnh hôm Đồng Tâm có tham gia chỉ huy không ? Anh ta giờ ở đâu, gia đình anh ta nghĩ gì, bạn bè anh ta nghĩ gì ?

Chắc hẳn anh ta và người thân, bạn bè đều cảm thấy phúc phận của tổ tiên đã phù hộ cho mình. Cho dù con đường sự nghiệp của anh ta không còn thuận lợi.

Thế còn những người thân trong gia đình, bạn bè thân thiết của Nguyễn Huy Thịnh nghĩ gì trước cái chết của anh ta và tấm huân chương mà chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng ban tặng.

Vì sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội của ông tổng bí thư chuyên ngành Xây Dựng Đảng ư ?

Tấm huân chương này có danh giá để họ tự hào mãi về sau này người thân của họ đã chết không ?

Trên đất nước này nỗi đau của những người dân mất đất ngày một nhiều hơn, diễn ra khắp nơi. Liệu có thể tự hào rằng cha, chồng chúng tôi đã '' hy sinh '' trong một cuộc trấn áp những tên dân không chịu mất đất không ?

Gia đình anh Thịnh gia cảnh rất xuềnh xoàng, trái lại Nguyễn Xuân Phúc, kẻ đề nghị tặng thưởng anh ta có gia cảnh xa hoa. Con gái , con rể, em vợ, thông gia đều là những đại gia ngàn tỷ. Con trai Nguyễn Xuân Hiếu du học bên Mỹ ở một biệt thư riêng. Trần Công Tấn em vợ Phúc là ông trùm thuỷ điện miền Trung. Nhờ thông gia với Phúc mà bố mẹ Vũ Chí Hùng từ cán bộ về hưu bình thường sở hữu hàng loạt bất động sản, khách sạn, nhà hàng.

Sự thật sẽ rất đau đớn, chẳng ai muốn chồng, cha mình '' hy sinh '' cho cái chủ nghĩa quái đản, cái chủ nghĩa chỉ mang lại lợi ích cho những kẻ chóp bu. Xa hoa, hưởng lạc vợ con chúng hưởng, đau thương mất mát và mang tiếng với nhân dân thì người thân mình chịu.

Người Buôn Gió

Nguồn : nguoibuongio1972, 11/01/2020

*****************

Đồng Tâm : 'Cần mở một ủy ban đặc biệt để điều tra vụ việc'

Quốc Phương, BBC, 11/01/2020

Bộ Chính trị Đảng cộng sản và Quốc hội của Việt Nam cần họp gấp, cũng như cần mở ủy ban điều tra 'riêng và độc lập'ở cơ quan lập pháp cao nhất để điều tra về việc ra quyết định tiến hành vụ 'tập kích' ở xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, Hà Nội hôm 09/01/2020, theo một ý kiến từ giới quan sát chính trị, xã hội tại Việt Nam.

dongtam10

Hàng rào bao ở một khu vực thuộc xã Đồng Tâm, Mỹ Đức, Hà Nội được tiến hành xây ngay trong ngày diễn ra biến cố Đồng Tâm (09/01/2020) theo phản ánh của báo chí, truyền thông nhà nước Việt Nam

"Một nhóm lợi ích nào đó đang phá hoại đất nước này và đang phá hoại chế độ này bằng việc ra lệnh sử dụng vũ lực đàn áp người dân, theo tôi đánh giá nó là vấn đến như vậy và lối thoát ở đây, tôi lưu ý rằng Bộ Chính trị cần phải họp gấp", Phó Giáo sư, Tiến sĩ Hoàng Ngọc Giao, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chính sách, Luật pháp và Phát triển, thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học & Kỹ thuật Việt Nam (Vusta) nói với BBC News Tiếng Việt từ Hà Nội, hôm 11/01.

"Và Quốc hội cũng phải họp gấp. lập một Ủy ban điều tra đặc biệt về vụ việc này, làm rõ ràng công khai, thì lúc đó tôi mới nghĩ rằng ít nhiều lấy lại được uy tín và độ tin cậy của người dân trong câu chuyện này".

Chuyên gia về chính sách và pháp luật, người cũng từng là Phó Vụ trưởng Ban Biên giới Chính phủ Việt Nam giải thích thêm quan điểm của mình :

"Tôi không nghĩ Bộ Chính trị chủ trương vụ Đồng Tâm"

"Bởi vì chúng ta biết đây không phải là lần đầu tiên mà người dân bị thiệt thòi trong các câu chuyện mà các nhóm lợi ích can thiệp vào việc mà dưới danh nghĩa là 'đền bù giải tỏa'.

"Ở đây không là đền bù, ở đây là cưỡng chế. Mà hành động cưỡng chế này trong luật pháp cũng phải có quy trình của nó, chứ không thể cưỡng chế bằng quân đội, bằng công an, ban đêm, người ta đang ngủ, đi vào trong làng để có những hành động như vậy được.

"Cái này không thể gọi là 'cưỡng chế được', cái này phải gọi hiện tượng này mang tính đàn áp thì đúng hơn, cái đó không được, đó là tôi đang nói về vấn đề pháp lý".

Đẩy dân thành thù địch với chính quyền ?

Về hậu quả của vụ việc và cách thức giải quyết, Phó Giáo sư Tiến sĩ Hoàng Ngọc Giao nói với BBC :

"Tiếp theo nữa, tôi sợ rằng hành động này sau một các hiện tượng như đã từng xảy ra ở Văn Giang, Hưng Yên, cũng dùng quân đội, công an, công luận cũng đã lên tiếng, cũng nổ súng rồi, vụ Đoàn Văn Vươn ở Hải Phòng cũng thế.

"Với những vụ việc như thế, theo tôi, nếu tiếp diễn tất cả những vụ việc như thế này, thì càng ngày càng đẩy người dân ra thù địch với chính quyền và sự dồn nén, hận thù từ những hành vi của các cơ quan công quyền như vậy đối với người dân sẽ tăng cường.

"Và không loại trừ nó sẽ phát sinh ra những hậu quả ghê gớm, và có thể người dân bột phát, người ta vì không còn cửa, không còn lối để sống nữa, thì họ phải tự vệ thôi.

"Và tiếng Việt có một câu là 'con giun xéo mãi cũng phải quằn. Chịu đựng của người dân cũng chỉ có mức độ thôi, đấy là một cái mà tôi nghĩ nhà cầm quyền phải lưu ý.

"Thứ hai nữa là nhà cầm quyền cũng cần phải lưu ý là mình đã cho rằng là nhà nước của dân, do dân, vì dân, thì hãy giải quyết vì lợi ích của người dân và sử dụng những phương tiện hòa bình để giải quyết những tranh chấp với người dân, chứ không thể dùng đàn áp được.

"Bởi vì chính nhà cầm quyền cũng biết rằng là lời dạy của Karl Marx với các ông ấy, tôi dẫn chứng ngay, Karl Marx cũng đã dạy các vị ấy là 'Ở đâu có áp bức, ở đó có đấu tranh !'.

"Chính khẩu hiệu này, khi thuở ban đầu mới làm cách mạng, các vị cộng sản cũng lôi ra để phổ biến cho nhân dân : 'Ở đâu có áp bức, ở đó có đấu tranh !'

"Tại sao bây giờ các vị lại dùng áp bức đối với người dân để mà cưỡng đoạt, để mà giải quyết những vấn đề hành chính như vậy ?

"Cho nên, theo tôi, không ổn ! Phải giải quyết một cách minh bạch, một cách khách quan và quyết liệt, chứ không để buông trôi việc này như vậy được", Viện trưởng Viện nghiên cứu Chính sách, Pháp luật và Phát triển nói với BBC.

Làm gì để khắc phục hậu quả và giải quyết vấn đề ?

Ngay tại cuộc hội luận Bàn tròn Chuyên đề Đặc biệt đầu năm 2020 của BBC News Tiếng Việt được mở ra ngay trong ngày 09/01, cùng ngày xảy ra biến cố bạo lực gây đổ máu, chết người ở Đồng Tâm, các khách mời đã chia sẻ các ý kiến của mình về cần làm gì để khắc phục hậu quả và giải quyết vấn đề, vụ việc.

Trước hết, nhà văn Nguyễn Nguyên Bình, cựu Trung tá Quân đội nhân dân Việt Nam, nhà quan sát xã hội dân sự nói với BBC :

"Tôi nghĩ rằng nếu nhà nước chí ít làm như vụ Đoàn Văn Vươn, tức là dầu sao cũng đã bắt người rồi, thì phải mang ra xử đàng hoàng, mà xử đàng hoàng thì không thể cứ 'án bỏ túi', mà phải xử như thế nào cho đúng pháp luật.

"Bây giờ nhà nước cứ nói là 'sống, làm việc theo hiến pháp và pháp luật', thế nhưng mà việc hôm nay đi bắt người rồi đi đàn áp nhân dân như thế này là trái pháp luật rồi.

"Thế nhưng bây giờ còn một bước cuối cùng nữa, đó là nếu đã bắt người rồi thì phải đem ra xử đàng hoàng, ai sai, ai đúng phải cho nó đàng hoàng. Và như thế, người ta vô tội, thì phải tuyên là vô tội. Hoặc người ta có tội ít thì cũng phải tuyên.

"Thế và cả bên đi 'cướp' mà vi phạm pháp luật thì cũng phải chịu trách nhiệm về pháp luật, chứ không thể nào mà nói là pháp luật 'đẻ ra' thì chỉ có người dân phải chịu thôi, còn người thuộc công quyền thì coi như là 'ngồi' trên pháp luật, tôi nghĩ là đến giờ phút này thì nên như thế".

Tiếp theo, nhà quan sát thời sự chính trị, xã hội và nhà điểm tin, điểm báo độc lập, blogger Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh, nói với BBC :

"Tôi cho rằng có mấy động tác nếu như chính quyền muốn thực sự là giải quyết việc này và họ là quang minh chính đáng.

"Thì thứ nhất là phải để báo chí ngay từ ngày mai (một ngày ngay sau biến cố xảy ra) là phải được vào tiếp cận với người dân, mặc dù đấy là báo chí của nhà nước, nhưng cũng rất có ích.

"Thứ hai là các luật sư mà bảo vệ cho bà con lâu nay, họ phải được vào và những luật sư cần bảo vệ cho những người bị bắt cũng phải được vào Đồng Tâm".

'Quốc hội, báo chí và quốc tế cần vào cuộc'

Ở điểm ý kiến cuối cùng, người cũng từng là Thiếu tá trong lực lượng an ninh thuộc Công an Việt Nam, ông Nguyễn Hữu Vinh đã có điểm gặp gỡ với ý kiến được chia sẻ ở trên của Phó Giáo sư Tiến sĩ Hoàng Ngọc Giao, đó là việc Quốc hội Việt Nam cần có vai trò, mặc dù ông đưa ra phát biểu với BBC trước ông Giao hai ngày :

"Bước thứ ba là Quốc hội phải có đoàn của Quốc hội vào, cách đây hai năm rưỡi đã từng có đại biểu Quốc hội vào, trong đó có ông Dương Trung Quốc, thì Quốc hội phải được tham gia vào", ông Nguyễn Hữu Vinh nói

"Thứ ba là lãnh đạo chính quyền, họ đã từng xuống rồi, Giám đốc Sở Công an, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố đã từng xuống đến tận nơi rồi.

"Nếu như mấy ngày tới không có sự có mặt của họ và tất cả những cái mà tôi vừa nói, thì cũng càng rõ ràng đây là một việc làm khuất tất !"

Cuối cùng đưa ra ý kiến tại Bàn Tròn Đặc Biệt đầu năm 2020 về vụ Đồng Tâm, từ Cộng hòa Liên bang Đức, Luật sư nhân quyền Nguyễn Văn Đài nói với BBC :

"Tôi hoàn toàn đồng ý với đề xuất của bà Nguyên Bình và ông Nguyễn Hữu Vinh !

"Tôi chỉ đề xuất thêm là để đảm bảo cho khách quan, thì ngoài những lực lượng mà do hai vị trên vừa đề xuất, tôi đề nghị là phải cho các cơ quan ngoại giao, báo chí quốc tế, cũng như là các tổ chức xã hội dân sự độc lập ở Việt Nam được phép vào Đồng Tâm.

"Để cùng với các giới chức của chính quyền, điều tra một cách khách quan và công bằng trong vụ việc ở Đồng Tâm đã xảy ra vào rạng sáng ngày hôm nay (09/01/2010)"

'Cần học quốc tế về cách giải quyết'

Hôm 11/01, trong một ý kiến gửi BBC News Tiếng Việt, nhà nghiên cứu xã hội học và chính trị học, Phó Giáo sư Tiến sĩ Jonathan London từ Đại học Leiden, Hà Lan bình luận thêm :

"Đồng Tâm là thảm họa. Đồng Tâm là một nguy cơ. Nhưng Đồng Tâm cũng là một cơ hội để cho cả nước Việt Nam nỗ lực giải quyết vấn đề tranh chấp đất đai một cách hiệu quả hơn vì lợi ích của toàn xã hội và tất cả mọi bên.

"Tìm hiểu về vấn đề đất đai, dễ thấy những giải pháp đối với vấn đề này yêu cầu ít nhất hai điều.

"Thứ nhất, một yếu tố mà không thể thiếu được là sự quyết tâm chính trị để giải quyết vấn đề này và làm thế phải hiểu được tầm quan trọng và nguy cơ của vấn đề và thực sự đại biểu cho lợi ích của từng cộng đồng, từng công dân.

"Chắc chắn những cộng đồng như Đồng Tâm đã không thiếu sự quyết tâm chính trị vì họ thấy là chính cuộc sống của họ bị đe dọa.

"Đồng ý hay không với cách biểu hiện sự quyết tâm của họ và sự phản đối quyết liệt của dân Đồng Tâm, sự phản đối và quyết tâm để bảo vệ các quyền mà họ cho thấy là hoàn toàn chính đáng và nên được lắng nghe.

"Thứ hai, một yếu tố có tính cách kỹ thuật hơn. Thay vì cho phép chính quyền các địa phương áp dụng những phương pháp bạo động, hãy phát triển những thế chế và cơ chế để xử lý vấn đề này hiệu quả hơn.

"Việc cải cách thế chế thường là một quá trình dài hạn và rõ ràng rằng có một số việc phải làm ngay.

"Trong đó, theo tôi, có việc tiếp cận kinh nghiệm của các nước có thể chế, cơ chế hiệu quả trong lĩnh vực này như Hàn Quốc và Đài Loan hay các nước khác.

"Giới lãnh đạo cũng như cộng đồng, xã hội phải tìm kiếm cho được sự can đảm chính trị để giới thiệu các mô hình từ quốc tế làm sự hướng dẫn thực tế về vấn đề này để giải quyết các tranh chấp đất đai.

"Câu chuyện có được một quá trình hòa giải với Đồng Tâm có thể sẽ phức tạp hơn. E rằng ở đây sẽ mãi là một cộng đồng không được vui", ông Jonathan London nhận định.

Cũng hôm thứ Bảy, chia sẻ với BBC quan điểm riêng và quan sát của mình trong dịp này, nhà nghiên cứu cao cấp khách mời thuộc Viện Nghiên cứu Đông Nam Á (Iseas, Singapore), Tiến sĩ Hà Hoàng Hợp bình luận :

"Dư luận trong nước, bỏ qua những dư luận chống chính quyền, hai hôm nay có các điểm như sau : Một, đây là một cuộc đàn áp, không phải là cuộc cưỡng chế, không phải cuộc vây bắt tội phạm. Hai, thông tin về tranh chấp ở Đồng Tâm (đồng Sênh, Miếu Môn...) chưa bao giờ được bạch hóa đầy đủ. Gần nhất, có Phó Tổng thanh tra Chính phủ Nguyễn Văn Thanh và Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung công bố mấy tài liệu pháp lý và kết quả thanh tra theo lối áp đặt, không đủ cơ sở pháp lý, đồng thời cáo buộc không có cơ sở hành vi một số công dân Đồng Tâm.

"Ba, truyền thông của Nhà nước luôn luôn đưa tin một chiều, thông tin hạn chế, chỉ phản ánh sự thật một phần. Không rõ vì sao cảnh sát cơ động bao vây, hành động đàn áp như vậy, nhằm mục đích gì ; Bốn, những người thiệt mạng (cảnh sát, người ở Đồng Tâm) thì đều là người. Khởi tố vu án về tội giết người, chống người thi hành công vụ, là đúng, nhưng trái với tất cả các vụ khởi tố khác, truyền thông không nói rõ diễn biến, sự kiện cụ thể dẫn đến khởi tố.

"Năm, Đảng viên, người dân đã so sánh vụ Đồng Tâm này (kéo dài đã 2 năm), với vụ Thái Bình 1997, và nhận định rằng lãnh đạo chính trị các cấp thời 1997 đã xử lý khôn ngoan, thỏa đáng, phù hợp, tuân thủ hiến pháp và pháp luật. Còn sự việc xảy ra sáng sớm 9/1, và cả quá trình trước đó, có rất nhiều dấu hiệu làm sai pháp luật của chính quyền, của cảnh sát, của quân đội, của chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội, của Thành ủy Hà Nội, của Bộ Công an, Thanh tra Chính phủ. Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản chưa hề công khai ý kiến về vụ này, làm cho nhiều Đảng viên, công dân không hiểu, không tin, cho rằng lãnh đạo Đảng ở cấp cao nhất đã coi thường công dân.

"Sáu, so sánh với vụ Đoàn Văn Vươn, tính chất có khác biệt, nhưng nổi lên, là việc biến việc thực thi pháp luật, thi hành công vụ thành một vụ đàn áp có dấu hiệu rõ rệt của làm trái pháp luật của cảnh sát cơ động ; Bảy, có nhiều video clips đưa lên mạng bởi các cá nhân, cho thấy, nhiều người dân Đồng Tâm có các hành vi gây rối trật tự - té nước bẩn vào bộ đội xây tường ngoài ruộng, phụ nữ đánh bộ đội... Dư luận lên án kiểu hành xử này.

"Tám, người dân đặt câu hỏi lớn về sự hợp pháp của cuộc đàn áp này ; Chín, người dân và đảng viên cũng đặt câu hỏi lớn về bản chất chính trị của cuộc đàn áp này ; và Mười, Đảng viên và công dân yêu cầu một cuộc điều tra toàn diện về sự việc gây chết người sáng 9/1 này.

"Nhận định của tôi là, thứ nhất, vụ Phan Rí Cửa - rõ ràng có nhiều người dân phản ứng sai pháp luật. Nhưng việc các nhà máy nhiệt điện chạy bằng than gây ô nhiễm là thực tế và nguyên nhân của phản ứng sai pháp luật đó. Thứ hai, vụ Vũng Áng cũng tương tự.

"Thứ ba, vụ Đồng Tâm, nhìn từ Hà Nội, dường như chính quyền cố tình không hiểu Luật Đất đai. Những việc liên quan đến tham nhũng, lợi ích nhóm, chưa thể có nhận định gì, nhưng không thể không xem xét bởi lãnh đạo chính trị quốc gia, chứ không phải chỉ cần phân cấp cho thành phố Hà Nội.

"Thứ tư, mỗi lần có một vụ thế này, niềm tin của đảng viên và công dân đều giảm sút mạnh. Vụ Đồng Tâm, do có chết người (cả cảnh sát và người ở Đồng Tâm, đặc biệt là ông Lê Đình Kình), là sự kiện nghiêm trọng nhất từ 1976. Vụ này chắc chắn đã làm thay đổi cách nhìn của công dân đối với chính quyền.

"Và thứ năm, cuối cùng, đảng viên và công dân đang yêu cầu đảng và Nhà nước có hành động cụ thể, lập tức để giám sát và xử lý bản chất, hậu quả của vụ Đồng Tâm này".

Sự việc xảy ra thế nào và từ khi nào ?

Một cách tóm lược, nhân chứng nói dân ném bom xăng khi hàng ngàn cảnh sát đổ về Đồng Tâm, bắt đầu vào lúc khoảng 3 giờ sáng 9/1. Bộ Công an Việt Nam xác nhận 3 cảnh sát, 1 người dân thiệt mạng trong vụ "chống người thi hành công vụ tại xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, Hà Nội"

Giới chức tuyên bố đang tiến hành xây dựng tường rào Sân bay Miếu Môn theo kế hoạch, trong lúc người dân cho rằng có sự diễn giải sai trong việc thu hồi đất. Tranh cãi đất đai giữa dân và giới chức bắt đầu từ 2016, lên tới đỉnh điểm với vụ dân bắt 38 cảnh sát hôm 15/4/2017 sau khi cho rằng giới chức đã bắt người bất hợp pháp

Ngày 22/4/2017, Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung về đối thoại với dân Đồng Tâm, ký giấy cam kết không truy tố về vụ bắt người, đổi lại, dân Đồng Tâm thả những người đang bị giữ.

Ngày 13/6/2017, Công an Hà Nội khởi tố vụ 'bắt giữ 38 người thi hành công vụ' ; sau đó, hôm 25/4/2019, Thanh tra Chính phủ Việt Nam có thông báo về 'kết luận cuối cùng' theo đó nói đất có tranh chấp ở Đồng Tâm là đất quốc phòng.

Kể từ đó cho tới thời điểm xảy ra vụ việc hôm 09/01/2020, nhiều người dân Đồng Tâm vẫn không tán thành và tiếp tục khiếu nại về vụ việc, nhiều người đến thời điểm đó vẫn đang đề nghị được sự trợ giúp pháp lý của giới luật sư.

Quốc Phương

Nguồn : BBC, 11/01/2020

******************

Dân Đồng Tâm đòi đất ‘thiếu căn cứ’ nhưng ai cứ tạo oán thù ?

Có lẽ xoay ngược đầu nhiều lần thì những vị cộng sản lão thành cũng không thể hình dung nổi có một sự kiện Đồng Tâm như đã diễn ra rạng sáng 9/1/2020.

vu8

Lực lượng Cảnh sát cơ động bao vây các lối ra vào địa b àn xã Đồng Tâm hôm 09/01/2020 - Ảnh minh họa

Đồng Tâm là điểm nóng truyền thông từ vài năm nay. Phía nhà nước làm tuyên truyền rất tốt : có đủ trên báo chính thống, trên các kênh gặp mặt trực tiếp tại chỗ, từ các KOLs (những người có sức ảnh hưởng trên cộng đồng mạng), và gần đây, theo những thông tin 'lề trái' là phát cả trên loa phóng thanh công suất cao vào làng. Chỉ cần muốn tìm hiểu thì không thiếu thông tin nào trên mạng.

Phía "dân Đồng Tâm" cũng vậy. Tôi đặt cụm dân Đồng Tâm vào ngoặc kép vì theo nhiều clip quay trực tiếp trên mạng thì không phải tất cả người dân Đồng Tâm đều có ý chí ngược lại với phía nhà nước trong chuyện này.

Tức là thông tin, lập luận của hai phe đối đầu đều không thiếu.

Nhưng, cả hai phe ấy đều mới chỉ dừng ở 'truyền' chứ đều chưa đạt được mức 'thông'.

Đơn cử, trong vụ rạng sáng 9/1/2020, người quan sát xem được chủ yếu hai clip được quay từ phía "dân Đồng Tâm" và phía lực lượng trấn áp. Clip phía "dân Đồng Tâm" thông báo rằng, công an đã bắn súng, ném lựu đạn và bắn hơi cay. Clip phía trấn áp lại cho thấy vô số chai bom xăng ném ra từ làng.

Tất cả các thông tin khác, như số người chết, bị thương, rồi lý do, bối cảnh… cũng vậy. Tất cả đều chỉ do hai phía đưa ra. Hoàn toàn không có thông tin nào của các bên thứ ba quan sát độc lập. Xét về mặt thông tin, như vậy là thất bại, vì nó không khách quan, khiến người xem dễ sa vào thiên kiến và phiến diện.

Về thời điểm trấn áp, phía nhà nước cầm chắc thua. Văn hóa truyền thống Việt Nam xem Tết Nguyên đán là thời điểm thiêng liêng nhất trong năm. Đặc biệt, với làng xã miền Bắc, tháng Chạp đã là tháng Tết, và mọi người, mọi điều đều hướng đến sự sum vầy, vị tha. Trấn áp những người bất đồng trong một cuộc tranh chấp vào sáng 16 tháng Chạp là công nhiên thách thức truyền thống đó.

Thời điểm giống Lộc Hưng - Hà Nội chẳng thua Thành phố Hồ Chí Minh

Không ngạc nhiên khi có những nghi ngờ rằng, việc chọn thời điểm nhạy cảm này để trấn áp "dân Đồng Tâm" chỉ khẳng định ý chí của nhà nước muốn dân Đồng Tâm nhà tan cửa nát, giống với vụ vườn rau Lộc Hưng năm ngoái, vốn đầy phản cảm.

Chọn khoảng 4 giờ sáng để "cưỡng chế nhóm chống người thi hành công vụ" thì càng khiên cưỡng hơn nữa. Vì việc xây tường rào sân bay Miếu Môn không nhất thiết phải thực hiện vào lúc 4 giờ sáng. Giờ ấy, tôi đoán cũng không có người dân nào đi ra cản trở hay phá việc xây dựng tường cả.

Cơ hội để thuyết phục rằng "cái đúng thuộc về phía nhà nước" đã bị bỏ qua, hay nói đúng hơn là không hề được tính đến.

Nếu sự việc Đồng Tâm xảy ra vào vài tháng sau Tết, và vào ban ngày, để rồi sau đó, khi có những chống đối quyết liệt của người dân tấn công phía nhà nước, có lẽ giới quan sát sẽ có nhiều cơ sở để nhận xét khách quan hơn.

Quy trình xử lý sự việc cũng không thể chấp nhận được. Về nội dung, đây là vụ tranh chấp đất, phải được giải quyết theo Luật Dân sự và ở tòa án, theo chứng cứ và lý lẽ, giữa những luật sư bảo vệ cho các bên.

Nếu có hành vi vượt ngưỡng dân sự ở bất cứ phía nào, trở thành vi phạm hình sự thì tòa án dùng luật hình xử lý hành vi ấy và chỉ hành vi ấy mà thôi. Không thể để như hiện tại, vụ việc dân sự đã bị đẩy hết mức về phía bất lợi nhất cho chính quyền, với những bằng chứng khá rõ rệt về việc dùng bạo lực trấn áp dân.

Cả hai bên cho đến giờ này đã tỏ ra đối đầu đến nỗi đứng ở hai đầu chiến tuyến, mà thực ra tôi cũng không biết sự việc có đến mức ấy không. Những phát ngôn của "dân Đồng Tâm" tuy rất sắt máu, rất quyết tử, nhưng dù sao cũng chỉ là "media", là truyền thông.

Mà với kinh nghiệm riêng của tôi, người Nam, thì không ít bạn ở Bắc có một đặc điểm là giữa "media" và hành động có khoảng cách không nhỏ.

Thế nhưng, bản chất cách xử lý vụ việc của họ trên mạng xã hội lại giống nhau đến lạ kỳ : cả hai bên đều cực đoan, đều sôi nổi ném đá và ném chất thải vào nhau, đều hả hê thậm chí cười sằng sặc khi người phe bên kia chết, đều nguyền rủa đào bới tông ti tiên tổ nhà nhau ra… và chẳng ai nhận rằng phe mình không thể hoàn toàn đúng trong mọi điều.

Bi kịch nhất, không phải chỉ riêng những người đã tử nạn nằm ở chỗ một cuộc tranh chấp tuy rất gay gắt nhưng chưa ai tổn thương thân thể, cuối cùng đã dẫn đến cái chết mà có thông tin cho là gần chục mạng người. Bất đồng đã biến thành căm thù.

Sẽ rất khó hoặc không thể trở về điểm xuất phát vốn khá hòa bình để giải quyết tranh chấp được nữa. Dưới góc độ này, cả hai bên đều thua trắng ; năng lực xử lý vụ việc của cả hai bên đều vô cùng tồi tệ.

Đồng Tâm, về quy mô dân số chỉ là một làng nhỏ. Nếu căn cứ vào các thông tin trên mạng xã hội từ cả hai phía thì nhóm "dân Đồng Tâm" càng nhỏ hơn nữa, chỉ quanh quẩn trong vòng vài chục người thuộc 14 gia đình.

Thế nhưng tranh chấp của 14 gia đình ấy (thôi cứ cho gấp đôi lên, 28 gia đình như nhà văn Nguyên Bình ở Hà Nội xác định), vốn chưa đông bằng một tổ dân phố, lại đã trở thành điểm nóng gay gắt trên báo chí toàn thế giới, với những từ khóa chỉ một màu bạo lực, thậm chí kinh rợn, như "thiêu sống", "phi dao", "đâm chết", "quân đội giết dân", "công an giết dân"...

Sau rạng sáng 9/1/2020, lịch sử Việt Nam giai đoạn này đã vấy thêm những điểm đen khó phai mờ, tiếp tục khắc vào ý thức của người dân hình ảnh một nhà nước có những quan chức bạo lực và vô cảm.

Tuy nhiên, tất cả những điểm đó vẫn chỉ là thành tố phụ trong mớ nguyên nhân dẫn đến sự kiện Đồng Tâm.

Nguyên nhân chính yếu, cốt lõi mà nếu không được giải quyết triệt để sẽ tiếp tục dẫn đến những Đồng Tâm khác là sự lúng túng, bất nhất trong các quy định của Luật Đất đai, cũng như quá trình thực hiện nó.

Luật sư Nguyễn Văn Đài, trong cuộc tọa đàm với BBC News Tiếng Việt, có nêu ý kiến : Cánh đồng đang tranh chấp vốn của người dân sở hữu canh tác từ cả nghìn năm trước nên phải trả về cho người dân.

Ý kiến của ông Đài sẽ được một số người tâm đắc, nhưng xét trên thực tế Việt Nam, nó thiếu cơ sở và phi thực tế, hoàn toàn không thể thực hiện.

Luật của bên thắng cuộc và kẻ mạnh nhất

Ở cái mảnh đất Việt Nam đau khổ của chúng ta, các thể chế chính trị thay nhau khá nhanh chóng, và đều bằng các cuộc chiến đẫm máu trong đó rất nhiều người Việt chết. Khi một bên thắng cuộc, gần như đương nhiên lịch sử sẽ được xóa bàn làm lại, thể chế sau phủ nhận hoàn toàn mọi quy định và sự tồn tại của thể chế trước.

Đấy là thực tế Việt Nam. Có thể có người không đồng ý với việc này, nhưng không ai có thể phủ nhận rằng, đấy chính là quyền lớn nhất của phe thắng cuộc.

Không đồng ý ? Mời tự nhiên ra đi.

Nếu đã ở lại, phải chấp nhận luật của kẻ mạnh nhất.

Các nước có sự chấp nhận và kế thừa pháp luật là những nước có nền dân chủ lâu đời, trong đó các thể chế thay nhau bằng cơ chế phiếu bầu ; các cuộc thay đổi diễn ra trong hòa bình. Đánh nhau to là các cuộc võ mồm giữa các chính trị gia đang vận động tranh cử.

Đánh nhau thực sự là những cú thụi lưng, giật tóc giữa vài ông bà nghị máu nóng ở nghị trường. Không ai mang dao, súng, lựu đạn, bom xăng đi giành chính quyền cả. Dại gì. Tiền của và nhân lực đất nước tống vào đấy hết thì kẻ thắng cuộc cuối cùng cũng chỉ đứng đấm ngực cười như con đười ươi trên bãi chiến trường. Của ta rồi đấy, nhưng toàn đổ nát và hoang tàn.

Thể chế hiện tại mới chỉ tồn tại trên toàn cõi Việt Nam được 45 năm, nói ngắn thì không ngắn, mà dài cũng chưa hẳn dài. Thể chế ấy cũng được xây lên từ những cực đoan 'xóa đi làm lại', nếu không phải tất cả thì cũng gần hết.

Cho nên lý lẽ rằng, đất ta nghìn đời nên ta phải được sở hữu, bất chấp luật Việt Nam hiện tại, nghe thì rất hào hùng, nhưng sa vào nó là sa vào đống lầy. Nhà nước Việt Nam hiện tại sẽ không bao giờ chấp nhận hồi tố trong sở hữu đất đai, do vô vàn rối ren, mắc mớ giữa các đời chủ qua hàng chục năm chiến tranh.

Và tôi cho rằng, những người ủng hộ lý lẽ này có lẽ cũng khá giật mình, vì nếu truy ra thì người chủ sở hữu ngôi biệt thự hay cánh vườn của họ biết đâu lại đang là ông Việt kiều nào đó bên Pháp hay Mỹ, sau thời điểm 1975 ? Họ có sẵn sàng trả lại cho những người chủ đó không ?

Tóm lại, tôi cho rằng lý lẽ của dân Đồng Tâm để đòi đất là rất thiếu căn cứ.

Nói vậy không phải để bênh vực nhà nước Việt Nam. Bản chất của Luật đất đai Việt Nam có thể không vừa lòng nhiều người, nhưng cũng không thể phủ nhận qua hàng chục năm nay, sự ổn định đã dần dần tỏ ra thắng thế.

Gốc rễ của những bất đồng, thậm chí dẫn đến không đội trời chung, như vụ Lộc Hưng, Đồng Tâm… nằm ở chỗ những người có quyền đã xem nó như một 'cục bột' không hơn không kém, để rồi tha hồ mà nhồi nặn. Thích thì quy hoạch, đang thích đột nhiên không thích lắm nữa thì quy hoạch treo, hết thích thì giải tỏa quy hoạch.

Thời gian giữa những cái thích ấy có thể là cả một đời người.

Vị trí thích có thể là bất cứ đâu, bờ xôi ruộng mật hay rừng rú, trung tâm Sài Gòn phồn hoa rực rỡ, hay núi non sâu thẳm.

Mục đích có thể là bất kỳ : sân golf, khu du lịch, khu công nghiệp, khu xử lý rác hay khu dân cư (giàu và nghèo).

Người được giao đất có thể là bất cứ ai : ông trùm tài phiệt (nghe đồn) có dây to với giới chóp bu ; con ông cháu cha nào đó, hay một anh long tong biết sử dụng các mối quan hệ…

Thế thì luật người chứ luật trời đi nữa đã không tin thì bồ hòn cũng méo. Dù có xây sân bay Miếu Môn thật đi nữa cũng không vì thế mà kịp phai đi tấm gương hàng loạt tướng tá, chủ tịch bí thư, bộ trưởng, phó thủ tướng... đã và đang nối nhau vào tù vì dính bất động sản.

Giải quyết được sự kiện Đồng Tâm có lẽ sẽ phải mất vài chục năm nữa, với vài chục cái 'lò' được đốt không ngưng nghỉ và đốt tận… tế bào gốc.

Trong vài chục năm ấy, mọi - xin nhấn mạnh là MỌI - dự án đất đai của nhà nước phải hoàn toàn minh bạch, phải thương lượng với người dân, phải sử dụng đúng pháp luật và đúng mục đích, phải phơi rõ để các bên thứ ba kiểm tra và có ý kiến công khai, phải xử lý ngay nếu có sai phạm…

Nghe cũng không khó lắm, quý vị nhỉ. Người ta làm được, chả lẽ Việt Nam mình anh hùng lại không làm được sao ?

Lê Văn Bảy

Nguồn : BBC, 11/01/2020

Tác giả Lê Văn Bảy gửi bài từ Sài Gòn.

*********************

Đồng Tâm : Giá như chính quyền cũng hiền như trên biển

Nguyễn Hùng, VOA, 11/01/2020

Một trong nhng nhn xét v cách hành x ca chính quyn trong v Đng Tâm là h "ác vi dân, hèn vi gic".

vu9

Lực lượng Cảnh sát cơ động chuẩn bị tấn công vào dân xac Đồng Tâm ngày 09/01/2020

Ngoài biển mi khi các tàu Trung Quc thc s xâm phm ch quyn ca Vit Nam, chính quyn thường hết sc mm mng, tìm đ mi cách đ tháo ngòi căng thng.

Họ thm chí còn không dám kin Bc Kinh ra toà quc tế vì s căng thng gia tăng.

Dĩ nhiên không thể có chuyn Vit Nam cho c ngàn binh sĩ dàn trn trên bin đ bo v vùng đc quyn kinh tế không th tranh cãi ca chính mình.

Ngay cả khi các tàu cá ca người dân Vit Nam rõ ràng b Trung Quc bn thng vào, Hà Ni cũng chưa bao gi nhân đó mà ăn miếng trả miếng.

Vậy ti sao h li không tìm cách tháo ngòi n Đng Tâm như h đã làm t vài chc năm nay trên bin ? Ti sao h không dùng công lý đ đi đến cùng mà dùng công an đ tr người dân lúc đêm v sáng và khi ch còn hơn hai tun na là Tết đến ?

Nhân vụ này cũng đã có bình lun rng nếu mt người phm lut thì phi hi ti người đó. Nhưng khi c làng phm lut thì phi xem li lut. Các lut sư đã thành công trong vic hoà gii gia người dân và chính quyn hi năm 2017. Nhưng mt trong các lut sư góp phần vào vic đó, ông Trn Vũ Hi, đang b chính quyn tìm cách tr thù. Ngay trước khi xy ra đ máu Đng Tâm, các lut sư đã b ngăn cn và đe do khi tìm cách vào đa phương. Hà Ni đã quyết không gii quyết vi dân qua công lý và toà án mà dùng cách quen thuộc nht ca chế đ công an tr.

Nếu suy nghĩ tht k, cách chính quyn đòi quyn s hu toàn b đt đai hin nay cũng chng khác gì cách Trung Quc đòi s hu toàn b Bin Đông. min nam, chính quyn cng sn ch mi tn ti t tháng Tư năm 1975, tức mi gn tròn 45 năm. ngoài bc người ta có th ly mc 1945 hoc 1954. Vy mà h ch hô biến mt cái là đt đai t bao đi ca người dân bng thành ca các quan. Đây là ngun đ lãnh đo các cp vơ vét và các doanh nghip có quan h thân tình vi lãnh đạo tr thành t phú như gia đình Phm Nht Vượng.

Vit Nam thc tế ch có hai cách đ các quan chc làm giàu. Mt là chiếm đt đ chia chác. Hai là li dng chc v đ bin th công qu hay tham nhũng. Dù ăn đt, ăn tin thuế ca dân hay ăn bt cứ đồng tin nào h có th nhn vì v trí trong chính quyn, các quan chc Vit Nam cũng khó có th chùi mép. Hãy nhìn xem con cái các quan chc các cp đang du hc vi chi phí c t đng mi năm, bit th h đang , công ty v con h đang điu hành, nhà nước ngoài h đang nh người đng tên…, người ta s d dàng thy s tương phn gia lương tháng có vài triu đng vi mc chi tiêu c t hay thm chí chc t mi năm.

Trong khi chính quyền còn phi tiếp tc đt lò thêm rt nhiu năm na và lut pháp đt đai còn gây tranh cãi, chính quyền không bao gi nên dùng bo lc đ gii quyết tranh chp ko người ta li bo đt nước có c rng lut mà li đi dùng lut rng.

Nguyễn Hùng

Nguồn : VOA, 11/01/2020

************************

‘Hi sinh’ và bị ‘tiêu diệt’

Trân Văn, VOA, 11/01/2020

vu10

Cảnh sát cơ động chn mọi li ra vào xã Đng Tâm. Photo Dan Tri/VTV

Cuộc tn công vào thôn Hoành, xã Đng Tâm, huyn M Đc, thành ph Hà Ni lúc rng sáng ngày 9 tháng 1 đang khuy đng dư lun.

Cho đến gi này, B Công an Vit Nam đang nm gi đc quyn thông tin. Toàn b h thng truyn thông chính thc đu dn li thông tin t ngun duy nht này. Theo đó, "ba cán b, chiến sĩ công an hi sinh, mt đi tượng chng đi chết, mt đi tượng chng đối bị thương" vì "bom xăng, lu đn, dao phóng" (1).

Tin vừa k đã biến nhng người dân Đng Tâm trước nay không ngng khiếu ni – yêu cu xem xét v ngun gc đt đng Sênh thành nhng k va càn quy, va man r, coi thường c k cương ln sinh mng những người "thi hành công v" và ngày sau đó tr thành nn cho mt đt tn công khác trên mng xã hi.

Giữa lúc công chúng còn đang sng s, hoang mang không hiu ti sao lc lượng vũ trang li t chc "thi hành công v" vào lúc rng sáng, nơi cách "công trình xây dựng hàng rào sân bay Miếu Môn" c cây s và chc chn không có ai "chng đi" thì mt s facebooker cung cp thông tin : Cán b, chiến sĩ công an "hi sinh" do sp hm chông, ri b nhng k quá khích tưới xăng thiêu sng". Trong s các nn nhân, có cả n cán b b giết bng dao, có người "hi sinh" vì bom xăng, lu đn...

Đó cũng là lý do những facebooker thuc loi va k kêu gi các cơ quan hu trách nên "đp chết, ăn tht" tt c nhng "thng", nhng "con" chng đi đng, nhà nước trong vic thu hồi "đt quc phòng" Đng Tâm. Tham gia xin dương khuynh hướng này trên mng xã hi, có c nhng nhà báo chuyên nghip, k c nhng nhà báo đang lãnh đo mt s cơ quan truyn thông và ging dy "nghip v báo chi như facebooker Nguyn Đc Hin (Phó Tng biên tập báo Pháp lut Thành phố Hồ Chí Minh)…

***

Về phía công chúng, sau mt thoáng sng st, nhiu người bt đu ngm nghĩ và tìm kiếm thêm thông tin.

Có người như Đc Trn, dn li mt qui phm pháp lut đã được gii thiu trên báo Pháp Lut Thành phố Hồ Chí Minh (không được t chức - thc hin cưỡng chế đt đai trong khong thi gian t 22 gi ti đến 6 gi sáng) đ cho thy, biến c Đng Tâm là hot đng phi pháp. Hong Phuong Vo – bn ca Đc - gi đó là "đánh úp". Thanh Ba Nguyen ma mai : Quân ta đang thc hin nhim v "hóng mát" lúc bốn gi sáng thì b "tp kích" nên phi "t v". Jordan Ho phân tích, qui phm pháp lut mà Đc Trn gii thiu ch có giá tr đi vi hot đng cưỡng chế, còn cúp đin, t chc tn công lúc rng sáng thì không phi… cưỡng chế, đó là… cướp (2) !

Giống như nhiu người, Tan Tran nghi ng v s "cán b, chiến sĩ công an… hi sinh" vì ch là thông tin mt chiu, không có ngun phi kim. Nhng thông tin, hình nh cùng loi trên mng xã hi nhm lôi kéo công chúng lên án dân chúng Đng Tâm đã b lt trn là "ngụy to". Chng hn nh chp "chiến sĩ công an ‘hi sinh’ Đng Tâm" đã được xác đnh là nh chp "chiến sĩ công an hi sinh khi vây bt ma túy Đk Lk". Theo Tan, trong biến c Đng Tâm, chuyn "cán b, chiến sĩ công an… hi sinh" hết sc đáng ngđó là "lực lượng tinh nhu, được trang b đến tn răng, có đ loi phương tin hin đi h tr", cuc tn công li din ra bt ng, làm sao dân lành có th tr tay (3) ?

Nhiều người dùng mng xã hi đã chuyn cho nhau xem mt status mà Phm Đoan Trang viết riêng "cho những người đang khóc công an và chi gic Đng Tâm".

Trang lưu ý, h thng truyn thông chính thc ch dùng ngun tin duy nht là B Công an và "đàn dư lun viên hàng chc ngàn con" đang khai thác tin t ngun này đnh hướng dư lun", t chc "khóc thương cho nhng ‘chiến sĩ" tr tui’ và chi ra ‘bn gic’ dám chng người thi hành công v, sát hi công an nhân dân". Tuy nhiên cn phi đem biến c Đng Tâm so vi các tiêu chun nhân quyn quc tế. Gi d mnh đt đang có tranh chp đúng là "đất quc phòng" và đúng là dân Đng Tâm đã kháng c lc lượng cưỡng chế thì công an vn SAI.

Theo các tiêu chuẩn nhân quyn quc tế : Công an phi là cơ quan đc lp đt dưới s hướng dn, ch đo ca tòa án và b ràng buc bi các mnh lnh ca tòa án. Công an không được phép tham gia vào hot đng chính tr, có nghĩa v bo v quyn ca tt c các đng phái, t chc, cá nhân, cũng như bo v tt c các đng phái, t chc, cá nhân mt cách bình đng. Cơ quan hành pháp buc phải sử dụng các biện pháp phi bạo lực trước, chỉ dùng vũ lực khi cực kỳ cần thiết cho các mục đích hành pháp đúng luật và không chp nhn ngoại lệ trong việc sử dụng vũ lực bất hợp pháp.

Trang giới thiu thêm, cơ quan hành pháp chỉ được sử dụng vũ khí để tự̣ hoặc để bảo vệ người khác sắp bị giết hoặc bị thương nặng. Hoặc ngăn chặn một tội ác đặc biệt nghiêm trọng đe dọa mạng sống. Hoặc bắt giữ hoặc ngăn chặn việc bỏ trốn của một cá nhân đang gây ra một mối đe dọa. Ngoài ra, những người tha hành từ chối làm theo các mệnh lệnh vi phạm pháp luật sẽ được miễn trách, nhng người lạm quyền không thể nại lý do "làm theo lệnh cấp trên" để xin miễn trừ trách nhiệm.

Facebooker này nhấn mnh : Nhng kẻ đã t chc v cưỡng chế đt Đng Tâm, huy đng công an - quân đi - tuyên giáo đàn áp thiu s không tc st là nhng k có ti vì ch đng s dng vũ lc bt hp pháp, trái vi các nguyên tc nhân quyn ph quát. Phn ng ca dân là t v chính đáng, đặc bit là khi h có đy đ cơ s pháp lý chng minh tài sn là ca h và đã s dng tt c các bin pháp khác đ t v. Nếu vn khóc thương nhng k chp nhn làm công c thì làm ơn nh vài git nước mt cho nhng người dân Đng Tâm, nht là gia đình cụ Lê Đình Kình.

Trang nhắn riêng vi nhng "k b bút gi dân Đng Tâm là… gic" : K nào đy dân tr thành nhng người chng cưỡng chế, ri biến h thành "gic", k đó là ti phm (4).

***

Trái với thông l, B Công an vn chưa công b danh tính nhng "cán bộ, chiến sĩ công an hi sinh" khi "thi hành công v" Đng Tâm. Facebooker Nguyn Đc Hin – mt nhà báo thường t ra t hào v "s má" và "tho tin", tham gia thuyết phc công chúng rng nhng người tham gia phn kháng v cưỡng chết quc phòng" Đng Tâm là k xu, thm chí còn da "tin" nhng người "cm thông" vi dân Đng Tâm giết "cán b, chiến sĩ công an" mt cách "man r" – đã lng lng đc b status này (nh). Trên facebook ca Nguyn Đc Hin ch còn thông tin, hình nh khoe được "khen thưởng vì đẹp trai" vì "ch huy thi đua" và gii thiu hot đng giúp đ người nghèo (5).

Ông Đinh Hữu Hanh – mt cu chiến binh nhiu công trng trong kháng chiến chng M, cu nước – viết trên facebook rng xung đt gia nhân dân Đng Tâm và lc lượng vũ trang của đng là "cuc đng đ có mt không hai trong lch s dân tc". Cuc đng đ làm ông nh li thi đim đơn v ca ông lão được lnh tn công xung đng bng Phú Lc, tnh Tha Thiên – Huế nhm "ln đt, giành dân", chun b cho vic ký Hip đnh Paris... So trước vi nay, ông Hanh than rng, Đng Tâm là mt biến c đau xót ! Thiếu gì cách mà phi làm như thế !

Ông nhắn vi đng ca mình : Đem lc lượng vũ trang dp dân h sách ! Xin các v dng tay, xem li cách hành x ca mình đi ! Nếu không, vn nước s đến thi kỳ mt đy. Tâm s : Đi vi k thù truyn kiếp thì ch trương mm do, ti sao đi vi dân li hành đng cng rn như vy ? Tiếng súng váng óc, không tài nào ng được. Qu thc, mun yên cũng chng được (6) ! – có l không phi ch là trăn tr ca riêng ông Hanh nhưng bao nhiêu người tin gii lãnh đo đng, nhà nước, quc hi, chính ph s chia s, đng cm và xác nhn biến c Đng Tâm là mt tht bi thm hi v nhân tâm, dân ý ?

Trân Văn

Nguồn : VOA, 11/01/2020

Chú thích :

(1) https://thanhnien.vn/thoi-su/ba-chien-sy-cong-an-hy-sinh-o-dong-tam-1169993.html

(2) https://www.facebook.com/photo.php?fbid=2952245634794930&set=a.422999087719610&type=3&theater

(3) https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=2418472188467633&id=100009146257730

(4) https://www.facebook.com/pham.doan.trang/posts/10158205583408322

(5) https://www.facebook.com/bocuhung

(6) https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=2490895004559759&id=100009178503986

******************

Hà Nội ‘hết kiên nhẫn’ khi Facebook không chịu kiểm duyệt ?

Lâm Nguyễn, VNTB, 11/01/2020

Trong những ngày qua, sự kiện Đồng Tâm tạo nên cơn sóng trên mạng xã hội. Xuất hiện tình trạng nhiều nhà hoạt động hay truyền tin về sự kiện bị báo cáo dẫn đến hạn chế tính năng sử dụng Facebook.

vu11

Đoàn xe Cảnh sát cơ động đang tiến vào xã Đồng Tâm vào lúc sáng sớm ngày 09/01/2020

Bộ Thông tin và truyền thông mất kiên nhẫn ?

Báo Hà Nội Mới, phát hành ngày thứ Bảy (11/01/2020) đăng tải nội dung phản ảnh quan điểm của đại diện Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử (thuộc Bộ Thông tin và truyền thông) liên quan đến sự kiện Đồng Tâm, với nhận định ‘một số đối tượng đã lợi dụng đưa thông tin sai sự thật, thông tin bóp méo nhằm kích động người dân hiểu sai về vụ việc gây hoang mang dư luận, thông tin kích động chống đối chính quyền trên các nền tảng xuyên biên giới như Facebook.’

Bài báo cũng ghi nhận, ‘Đại diện Bộ Thông tin và truyền thông, trong khoảng 2 tuần gần đây, các cơ quan chức năng của Bộ đã phối hợp yêu cầu các mạng xã hội trong và ngoài nước gỡ bỏ các nội dung vi phạm pháp luật, thông tin sai sự thật kích động bạo lực trên các nền tảng, đặc biệt là các nền tảng xuyên biên giới như Facebook, YouTube (Google).’

‘Bộ đã khẳng định, nếu Facebook không thay đổi cách làm việc, thì không chỉ riêng Việt Nam mà nhiều nước trên thế giới không còn đủ kiên nhẫn với Facebook.’

Trong nội dung tin bài trên báo Hà Nội Mới có đề cập đến Luật An ninh mạng.

Luật An ninh mạng từng được chính ông David Shear, Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam giai đoạn 2011-2014 đánh giá là ‘một bước lùi khổng lồ của một người đi kèm với chi phí của các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam’.

Trong bài viết của mình được đăng tải trên National Interest, vị Cựu đại sứ đã dẫn một nghiên cứu của Temasek và Google, ghi nhận nền kinh tế internet của Việt Nam đã tăng từ 3,3 tỷ Mỹ kim lên 5,7 tỷ Mỹ kim từ năm 2015 đến 2017. Thương mại điện tử cũng là một lĩnh vực đặc biệt hứa hẹn. Bộ Công Thương cũng đã báo cáo rằng tăng trưởng doanh số bán lẻ thương mại điện tử của Việt Nam trong giai đoạn 2016-20 sẽ đạt 20% mỗi năm.

Lo ngại ông cựu đại sứ đến từ việc, Luật An ninh mạng ‘là một cú đánh đáng ngạc nhiên đối với quỹ đạo tích cực này.’ Bởi theo ông, nó ‘làm suy yếu tiềm năng to lớn của ngành công nghiệp thông tin và truyền thông của Việt Nam. Nó thiết lập các lệnh cấm sâu rộng đối với nội dung internet được coi là đe dọa đối với nhà nước hoặc xã hội Việt Nam.’

Chỉ tính riêng nội địa hóa dữ liệu, sẽ khiến Việt Nam giảm mức tăng trưởng GDP 1,7% mỗi năm, theo ước tính của Trung tâm Kinh tế Chính trị Quốc tế Châu Âu (ECIPE) vào năm 2014.

Thận trọng vì giảm tăng trưởng GDP

Mặc dù được ông Tổng bí thư, Chủ tịch nước nhấn mạnh Luật này sinh ra để ‘bảo vệ chế độ’, và hiệu lực của Luật bắt đầu kể từ 1/1/2019 nhưng đến nay, luật này hiện diện mờ nhạt trong đời sống. Dường như, nhà nước Việt Nam đang lo ngại về tác động tiêu cực đối với tăng trưởng GDP quốc gia, trong bối cảnh Chính phủ Hà Nội đang tìm cách duy trì tăng trưởng nền kinh tế theo yêu cầu chính trị, trước thềm Đại hội cộng sản Việt Nam XIII.

Trước đó, vào đầu tháng 1/2019, ngay sau khi Luật An ninh mạng có hiệu lực trong vài ngày, Hà Nội đã cáo buộc Facebook vi phạm Luật An ninh mạng khi cho phép người dùng đăng nội dung ‘vu khống’ và ‘chống chính phủ’.

Tại điều 26 luật này ghi nhận nội dung yêu cầu các công ty truyền thông xã hội ‘ngăn chặn việc chia sẻ thông tin, xóa bỏ thông tin chậm nhất là 24 giờ’ và chuyển dữ liệu cá nhân cho Bộ Công an khi được yêu cầu và nếu chính phủ yêu cầu họ làm như vậy.

Murray Hieber bình luận trên CSIS đề cập đến sự kiện hai nước Việt-Trung từng có các cuộc thảo luận liên quan đến chiến lược kiểm duyệt trực tuyến. Vào tháng 9 năm 2017, Trung Quốc đã mời 21 quan chức an ninh Việt Nam đến Trung Quốc để nghiên cứu cách Bắc Kinh quản lý thông tin trực tuyến và truyền thông, theo các nguồn tin Trung Quốc.

Hiện Việt Nam vẫn duy trì đội ngũ dư luận viên nhằm định hướng dư luận xã hội. Một đơn vị quân đội an ninh mạng được thành lập vào năm 2016 và được gọi là ‘Lực lượng 47’, với 10.000 nhân viên để theo dõi nội dung truyền thông trực tuyến.

Trong những ngày qua, sự kiện Đồng Tâm tạo nên cơn sóng trên mạng xã hội. Xuất hiện tình trạng nhiều nhà hoạt động hay truyền tin về sự kiện bị báo cáo dẫn đến hạn chế tính năng sử dụng Facebook, và phần lớn nhà hoạt động nhân quyền bị thóa mạ bằng ngôn ngữ tục tĩu bởi một lượng không nhỏ nhóm người dùng Facebook. Một số nhà hoạt động nhận định, có vẻ đó là đội ngũ dư luận viên nhằm hạ nhiệt sự kiện Đồng Tâm.

Lâm Nguyễn

Nguồn : VNTB, 11/01/2020

Tham khảo :

https://www.csis.org/analysis/vietnams-new-cyber-law-could-hobble-foreign-investors-and-limit-basic-freedoms ,

https://nationalinterest.org/feature/vietnams-new-cybersecurity-law-will-hurt-economic-growth-28257

https://dfat.gov.au/about-us/publications/Documents/country-information-report-vietnam.pdf

**********************

Đồng Tâm : Tấn công quân sự ?!

Thiên Điểu, VNTB, 11/01/2020

"Họ chết chết bởi liên quan một hành vi tấn công theo bài bản quân sự. Có sự tham gia của lực lượng quân đội và công an.. không phải bởi một cuộc cưỡng chế đất đai". 

vu12

Tuy có nhiều thông tin, quan điểm trái chiều giữa thông tin từ báo chí nhà nước và thông tin từ phía người dân. Nhưng theo tôi có vài vấn đề xung quanh cái chết của cụ Kình :

1. Trước hết, cần nhìn nhận thẳng là họ chết chết bởi liên quan một hành vi tấn công theo bài bản quân sự. Có sự kết hợp tham gia của lực lượng quân đội và công an.

2. Họ chết không phải bởi một cuộc cưỡng chế đất đai mà là "trấn áp" đúng như thông tin chính thống nhà nước đã đưa ra. Thôn Hoành địa điểm xảy ra cuộc tấn công – nơi cụ Kình và những người phản đối thu hồi đất cách cánh đồng Sênh (địa điểm thu hồi đất) 3-4km ; Do vậy, không có chuyện "vi phạm Nghị định 01/2017/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai, không thực hiện cưỡng chế trong thời gian từ 22 giờ đến 6 giờ sáng hôm sau ; các ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định của pháp luật". như một số luật sư ; facebooker đang nhầm lẫn. 

Luật Hình sự ghi rõ : "Việc cưỡng chế được thực hiện tại hiện trường xảy ra vi phạm hoặc đối tượng là tài sản bị cưỡng chế thi hành án theo quyết định của Tòa án"

Trong vụ việc này, lực lượng công an và quân đội tham gia có thể vi phạm Hiến pháp ; luật Công an nhân dân và luật Hình sự ở các tình tiết :

- Sử dụng vũ khí và các hành động trấn áp khi không có tình tiết "nhằm ngăn chặn hành vi đe dọa tấn công, gây nguy hiểm tính mạng, hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản của nhà nước, tổ chức, cá nhân khác" (luật Công an nhân dân và Luật Hình sự)…

- Không có lệnh bắt giữ, khởi tố được phê chuẩn bởi Viện kiểm sát (luật Hình sự).

- Xâm phạm chỗ ở hợp pháp của công dân (Hiến pháp và luật Hình sự).

3. Họ chết tại nhà hay tại nơi nào đó bị bắt đem đi chứ không phải tại cánh đồng Sênh vì trước đêm 9/1, toàn bộ thôn Hoành đã bị lực lượng chức năng phong tỏa. Riêng cụ Kình phải ngồi xe lăn sau vụ bị đánh gãy chân năm 2017 càng không thể di chuyển trong đêm và trong tình trạng bị phong tỏa toàn khu vực như vậy..

Ngoài các clip do chính người dân quay được đã lọt ra trên mạng xã hội : Chính đoạn video do VTV thực hiện rạng sáng ngày 9/1 xác nhận cuộc trấn áp xảy ra trong đêm tại thôn Hoành, phóng viên của VTV thực hiện tác nghiệp trước cổng làng thôn Hoành.

4. Nguyên nhân cái chết thật sự của cụ Kình và những người khác do bị thương hay bị ngạt hơi cay (Cụ Kình) thì nếu không tin cậy giám định pháp y nhà nước, hoàn toàn có thể đề nghị cơ quan Bảo vệ nhân quyền LHQ can thiệp để một tổ chức giám định độc lập khác tiến hành lại có truyền thông độc lập tham gia – Điều này không thể ngăn cản vì Việt Nam là thành viên đã ký vào Công ước của tổ chức này.

5. Báo chí nhà nước – kể cả các cáo trạng (nếu có) có thể gọi những người dân Đồng Tâm bị chết ; bị bắt ; bị khởi tố liên quan vụ việc ĐÊM 9/1 là gì tùy theo chỉ đạo nhưng việc dùng các cụm từ : "tấn công lực lượng thi hành công vụ ; chống thu hồi đất quốc phòng…" là không đúng vì tại thời điểm xảy ra vụ việc. Những người này đang ở tại nhà ; tại khu vực không phải đất quốc phòng ; không phải hiện trường thực hiện thu hồi đất… hành vi chống trả (nếu có) phải rách ròi, minh bạch tình tiết khi bị tấn công trấn áp (bởi lực lượng công an, quân đội) hay chủ động tấn công trước khi trước khi các lực lượng này tiến vào Thôn Hoành – điều này thì cũng chính Video của VTV và các clip của dân nói trên đã chứng minh lực lượng vũ trang đã bao vây trước rồi tiến công vào nhà dân trước. 

Không nói thêm về việc người dân Đồng Tâm phản đối thu hồi đất đồng Sênh (Đồng Tâm) đúng hay sai. Cái chết của những người liên quan vụ việc đêm 9/1/2020 là một mất mát lớn không đáng có không chỉ ở khía cạnh thiệt hại tài sản, sinh mạng con người mà nó chắc chắn là vết nhơ chính trị không thể biện minh được. Mọi hành vi nhục mạ hay cố ý gán ghép các nạn nhân vào một định danh có tính qui kết không đúng với bản chất là một hành vi vô đạo đức.

Thiên Điểu

Nguồn : VNTB, 11/01/2020

***********************

Họ đã hy sinh như thế nào ?

Lynn Huỳnh, VNTB, 11/01/2020

Lưu ý ở đây 3 cảnh sát ‘hy sinh’ đều có cấp hàm, nghĩa là dày dạn ‘trận mạc’, và họ thuộc lực lượng được trang bị đầy đủ áo giáp, súng ống và được sự hỗ trợ của cả đội hình phối hợp trong ‘chiến đấu’ – bao gồm cả việc kịp thời ‘cứu nạn – cứu hộ’ bằng dụng cụ chuyên trách trong trường hợp ‘bom xăng’. 

vu13

Danh sách những công an được Chủ tịch nước truy tặng huân chương

Luật sư Phạm Văn Thọ nói rằng cơ quan điều tra cần đưa những thủ phạm giết ba cảnh sát hôm 9/1/2020 trong vụ Đồng Tâm ra để thực nghiệm hiện trường ! "Tôi xin làm luật sư miễn phí cho 03 nạn nhân này !". Ông Thọ tuyên bố.

Gọi là ‘hy sinh’, vì cả 3 nạn nhân bị sát hại đã được Chủ tịch nước ký truy tặng Huân chương Chiến công hạng nhất vào ngày 10/1/2020.

Quan điểm của luật sư Phạm Văn Thọ (Đoàn Luật sư Thành phố Hồ Chí Minh), chỉ có thực nghiệm hiện trường minh bạch mới thấy rõ được cách giết, và làm sao người dân ở Đồng Tâm lại giết được 3 cảnh sát được trang bị súng đạn, chó bẹc-giê…, giết như thế nào !? Còn nếu bị ‘bom xăng’ thì tỷ lệ bỏng là bao nhiêu để đưa đến tử vong gần như tức thì đến như vậy ?

Lưu ý ở đây 3 cảnh sát ‘hy sinh’ đều có cấp hàm, nghĩa là dày dạn ‘trận mạc’, và họ thuộc lực lượng được trang bị đầy đủ áo giáp, súng ống và được sự hỗ trợ của cả đội hình phối hợp trong ‘chiến đấu’ – bao gồm cả việc kịp thời ‘cứu nạn – cứu hộ’ bằng dụng cụ chuyên trách trong trường hợp ‘bom xăng’. Theo báo chí, họ là Đại tá Nguyễn Huy Thịnh, phó trung đoàn trưởng trung đoàn Cảnh sát cơ động thủ đô, Bộ tư lệnh Cảnh sát cơ động, Bộ Công an ; Trung úy Dương Đức Hoàng Quân, cán bộ tiểu đoàn 1, trung đoàn Cảnh sát cơ động thủ đô, Bộ tư lệnh Cảnh sát cơ động, Bộ Công an ; Thượng úy Phạm Công Huy, cán bộ Đội chữa cháy và cứu nạn – cứu hộ khu vực 3, Phòng Cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ, Công an thành phố Hà Nội, Bộ Công an.

Sở dĩ có yêu cầu ‘dựng hiện trường’ về việc 3 cảnh sát ‘hy sinh’, vì theo nhận xét của luật sư Nguyễn Duy Bình, thì tình tiết vụ việc cho thấy đây không phải là ‘chiến đấu và phục vụ chiến đấu’ – vì pháp luật không sử dụng từ ‘chiến đấu’ cho hành vi của người khoác quân phục, cảnh phục vì lý do gì đó buộc phải ‘đối mặt’ với người dân Việt Nam trong một vụ việc dân sự, lẫn hình sự.

Luật sư Nguyễn Duy Bình cho rằng ở đây là câu chuyện của những người thi hành công vụ thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ công tác giải phóng mặt bằng vào lúc 3,4 giờ sáng, khi người dân đang chìm trong giấc ngủ.

"Ai đã chỉ đạo thực hiện việc này ? Tại sao địa điểm cần giải phóng mặt bằng là ở đồng Sênh, nhưng các lực lượng tham gia lại thực hiện ở trong thôn Hoành, nơi người dân sinh sống và nơi đây hoàn toàn không liên quan gì tới khu vực đất ? Phải chăng ngoài việc hỗ trợ giải phóng mặt bằng ra, những người thi hành công vụ này còn thực hiện một hoặc một số nhiệm vụ nào khác hay không ? Nếu có thì đó là việc gì ? Việc chống đối của người dân trong đêm bắt đầu diễn ra tại đâu : tại cánh đồng Sênh hay tại nhà riêng của họ ?" – luật sư Nguyễn Duy Bình đặt loạt nghi vấn.

Hiện tại, đã có quyết định khởi tố vụ án hình sự đối với những người chống người thi hành công vụ ở Đồng Tâm hôm 9/1/2020, nhưng vẫn chưa rõ có quyết định khởi tố vụ án đối với hành vi làm chết người, mà những người không thuộc đối tượng chống đối (nếu có) gây ra hay không ?

Ngoài ra, thông tin "một đối tượng chống đối tử vong" sẽ có được làm rõ, là đã bị giết chết như thế nào trong quá trình xảy ra ‘chống đối’ ? Sở dĩ đặt vấn đề như vậy, vì đến nay đã có một người dân tử vong trong vụ việc này là ông Lê Đình Kình, 84 tuổi, vốn trong tình trạng sức khỏe đi lại khó khăn. Ông Lê Đình Kình đã chết như thế nào trong đêm về sáng, lúc nhà của ông bị tấn công : bị cố tình giết chết, bị ‘tên bay đạn lạc’, hay tự thương vong ?

Lynn Huỳnh

Nguồn : VNTB, 11/01/2020

*****************

Những dối trá của chính quyền trong vụ ĐồngTâm

Trang Nguyễn, VNTB, 11/01/2020

Hàng nghìn cảnh sát cơ động đã tấn công thôn Hoành, Đồng Tâm, Mỹ Đức, Hà Nội lúc 4g sáng ngày 9/1/2020. "Trận đánh đẹp" khiến ít nhất 5 công an bỏ mạng và nhiều người dân thương vong.

vu14

Hiện nay các cơ quan tuyên truyền chính thức lẫn đám dư luận viên đang bật hết công suất để biện minh cho hành động cướp đất Đồng Tâm. Tuy nhiên, bản chất ăn cướp của chúng là không thể giấu diếm.

– Tại sao tấn công lúc 4h sáng ?

Nếu một chính quyền đàng hoàng, họ sẽ đường đường chính chính tới khu vực "đất quốc phòng bị lấn chiếm" để thực thi công vụ chứ không tấn công theo kiểu đánh úp giữa lúc dân làng đang ngủ say.

– Tại sao báo chí không được tác nghiệp ?

Truyền thông trong nước đều dẫn lại bản thông báo trên website Bộ Công An, tuyệt nhiên không đến hiện trường tác nghiệp, dù là đứng ở xa. Nếu không làm việc mờ ám, không có gì phải giấu diếm, chính quyền hoàn toàn mời truyền thông, hội đoàn đến chứng kiến. Đằng này họ chặn tất cả mọi con đường vào Đồng Tâm, cô lập tất cả những nhà hoạt động đưa tin về Đồng Tâm, đánh sập tất cả Fanpage người dân Đồng Tâm lập nên.

– Tại sao phải cắt mạng internet tại Đồng Tâm trước khi tấn công ?

Thông thường những kẻ làm điều xấu xa mới sợ nhiều người biết. Nếu chính quyền cho rằng làm đúng luật, thực thi công vụ thì tại sao cần phải tìm cách cản trở sự phát tán thông tin về những hành động này.

– Có thật người dân tấn công trước ?

Báo lề phải mô tả dân chúng là những kẻ hiếu chiến, trong khi đó Bộ Công An nói rằng "Trong quá trình xây dựng tường rào sân bay Miếu Môn, một số đối tượng có hành vi chống đối…".

Thực chất, lực lượng Cảnh sát cơ động đã chủ động tấn công vào thôn Hoành – một địa điểm cách khu vực xây dựng tường rào sân bay đến 3km. Đây là khu dân cư, thậm chí còn không phải là cánh đồng Sênh – nơi đang tranh chấp đất giữa người dân và quân đội.

– Có phải dân Đồng Tâm tàng trữ vũ khí và là kẻ khủng bố ?

Đám dư luận viên loan tải hình ảnh bom xăng, dao phóng và tuyên bố dân Đồng Tâm là khủng bố. Thực chất, người dân Đồng Tâm luôn nói rằng họ thượng tôn pháp luật nhưng cũng tuyên bố sẵn sàng dùng bạo lực để chống trả kẻ cướp đất. Họ còn khẳng định nếu chính quyền đưa ra quyết định thu hồi đất và chứng minh đất đồng Sênh là đất quốc phòng, họ tự nguyện bàn giao trong 3 tiếng đồng hồ. Nếu cố tình ăn cướp, họ sẽ chống trả đến cùng.

Và thực tế là nhà cầm quyền tấn công đúng kiểu ăn cướp, nên người dân phản kháng lại cũng không lạ.

– Tại sao lại ngăn cản báo chí ngọai quốc tác nghiệp ?

Theo người phát ngôn bộ ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng thì các phóng viên nước ngoài muốn tác nghiệp tại Đồng Tâm cần phải được cơ quan có thẩm quyền "xem xét".

Nếu việc cưỡng chế đất tại Đồng Tâm là "đúng pháp luật Việt Nam" thì sao không chủ động mời báo chí ngoại quốc vào cuộc đưa tin, như vậy có phải dễ "đập tan luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch" hơn không ? Đằng này lại đòi hỏi "xem xét", làm ngoại giao ai cũng hiểu đây là cách khước từ.

– Tại sao không nhắc đến hai khu đất 47 ha và 59 ha ?

Chính quyền Hà Nội lẫn giới báo chí lề phải luôn nói dân Đồng Tâm lấn chiếm đất quốc phòng, tuy nhiên họ lờ đi việc có hai khu đất 47 ha và 59 ha.

Cụ thể, theo quyết định quy hoạch xây sân bay Miếu Môn năm 1980 thì giai đoạn 1 chính quyền đền bù, giải tỏa 47 ha. Số tiền đền bù thời điểm đó là 150 triệu. Nhưng sau giai đoạn 1 thì dự án bị treo và 59 ha dự tính thi công ở giai đoạn 2 chưa bao giờ được làm thủ tục giải tỏa hay đền bù. Từ đó đến nay người dân Đồng Tâm vẫn canh tác và đóng thuế bình thường.

Dân Đồng Tâm chỉ đòi hỏi quyền lợi ở 59 ha chưa làm thủ tục đền bù và giải tỏa, họ không tranh chấp diện tích 47 ha đã được đền bù năm 1980. Ấy vậy mà chính quyền cương quyết cướp số đất chưa đền bù nói trên.

Biết là đấu lý sẽ thu, nhà cầm quyền không tổ chức đối thoại, không giải quyết khiếu kiện của dân Đồng Tâm. Giải pháp xuyên suốt từ đầu tranh chấp đến nay là cưỡng chế, cưỡng chế và cưỡng chế.

Tóm lại, nhà cầm quyền tấn công Đồng Tâm thực chất là màn cướp tài sản. Họ muốn kiểm soát toàn bộ thông tin, phớt lờ các trình tự pháp lý, không muốn đối thoại với dân và bỏ qua những khiếu nại về bằng chứng lịch sử. Mục tiêu duy nhất họ hướng đến là đè bẹp sự phản kháng để lấy dễ bề chiếm đất, chia tiền.

Trang Nguyen

Nguồn : VNTB, 11/01/2020

******************

Tại sao rất nhiều sinh viên Luật muốn "xóa sổ giặc Đồng Tâm" ?

Trần Kiên, VNTB, 11/01/2020

Vụ việc Đồng Tâm mang lại nhiều hiện tượng đáng bàn. Nhiều sinh viên thể hiện "hận thù", "khát máu", và nhìn người dân Làng Hoành (xã Đồng Tâm, Tp. Hà Nội) là "giặc".

vu15

Khi sinh viên khát máu người

Nhà vận động nhân quyền, bà Nghiêm Hoa trong chia sẻ vào ngày 9/1/2020 trên Facebook cá nhân, bày tỏ sự "lạnh người, rùng mình" với những lời sắt máu kêu gọi "xóa sổ Đồng Tâm" khi vào một Fanpgae của sinh viên Luật.

"Có học mà lại học Luật […] hô hào trả thù, xóa sổ thì tương lai ở đâu ? Còn tuyên truyền ‘khiếu kiện kéo dài gây mất ổn định’ thì bao giờ mới có thượng tôn pháp luật", bà Nghiêm Hoa bày tỏ.

Bà Nguyễn Hoàng Anh (giáo viên trường ĐH Thương Mại, Hà Nội) đồng ý với quan điểm của bà Nghiêm Hoa, chia sẻ : "Sinh viên các trường Luật, Cảnh sát, Quân sự… nhiều bạn làm mình rất sợ hãi về độ brainwash (tẩy não) của họ".

Tương tự như bà Nguyễn Hoàng Anh, Facebooker Lê Nguyen Duy Hau cho biết : "Nhiều người được dạy luật là công cụ của chính trị, cho nên nếu quan điểm chính trị không cho phép thì luật lá không có ý nghĩa".

Nhìn chung, cả ba quan điểm đều bày tỏ về thực trạng không ít sinh viên Luật trở nên mất lý trí và phụ thuộc hoàn toàn vào truyền thông nhà nước. Điều này không có gì đáng ngạc nhiên, vì "tẩy não" như bà Nguyễn Hoàng Anh nêu ra xuất phát từ nguyên tắc pháp luật trong sách giáo trình giảng dạy, nghiêng hẳn về "công cụ của chính trị". Bản chất của luật đã đi chệch khỏi nguồn gốc của nó, là pháp trị (rule by law), chứ không phải là pháp quyền (rule of law). Nói cách khác, pháp luật được nhào nặn trong tay kẻ cầm quyền để cai trị xã hội, chứ không phải là để mọi người công bình thụ hưởng công lý của pháp luật.

Trong mỗi trường Đại học nói chung và mỗi trường Đại học giảng dạy chuyên ngành luật nói chung, hạt nhân của lãnh đạo chính là Đảng bộ cộng sản Việt Nam.

Sự tồn tại của đảng ủy là duy trì sự cai trị của pháp luật và, như một công cụ để cai trị xã hội, biến sinh viên trường luật thành những người dựa vào quyền lực, thay vì nghĩ về bản chất của sự vật và tìm hiểu công lý. Mặc dù lời lẽ "khát máu" đòi xóa sổ "giặc Đồng Tâm" không hoàn toàn đến từ các sinh viên luật, bởi không ít sinh viên nhận thức được bản chất sự việc, bày tỏ sự đau buồn, nhưng cũng đồng thời đòi hỏi một sự minh bạch hơn trong điều tra vấn đề Đồng Tâm và làm rõ nguyên nhân gốc rễ của những thương vong trong ngày 9/1/2020. Thế nhưng, con số phản ứng đòi "xóa sổ" áp đảo trên các Fanpage Luật là đáng lo ngại, bởi tương lai, không ít những sinh viên này sẽ được ngồi trong các cơ quan, đơn vị đưa ra các quyết định liên quan đến công lý, nhân phẩm và tự do con người.

Tất cả sự khát máu (nếu có) ở sinh viên khi nhìn về vụ việc Đồng Tâm là hệ quả của nền giáo dục phi tự do tư tưởng, phi tự do học thuật hiện nay, khiến tư duy của các sinh viên bị đóng khung. Mặc dù thế – cần thiết cũng phải đề cập đến một nguyên nhân nằm trong chính sinh viên, đó là thực trạng "lười suy nghĩ, động não, tư duy" trong các vấn đề chính trị – xã hội hiện nay. Đối với nhiều sinh viên, tuyên bố của nhà nước là đúng, và quan điểm, hay chủ trương chỉ đạo của Đảng là chân lý, thay vì tự tìm kiếm – suy nghĩ và đặt câu hỏi. Hình thành một lớp sinh viên "tự tẩy não" chính mình bằng sự lười biếng, ru ngủ cá nhân.

Đó là lý do tại sao trong câu chuyện này, buộc phải đề cập đến sinh viên Khưu Hồng Linh (sinh viên chất lượng cao, thuộc Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh), đã đưa ra phản hồi thô tục trong bức ảnh "Pray for Dong Tam" bằng cụm từ "#Paycaiconcax". Biểu hiện này không khác gì Đại tá Cảnh sát Vũ Văn Hiền, người tuyên bố, "Tự do cái con cặc" khi nói với bà Dương Thị Tân (vợ Blogger Điếu Cày). Một tuyên bố mà nguồn gốc đến từ sự tẩy não và tự tẩy não.

Việt – Trung và tự do học thuật ?

Việt Nam, cũng không khác nhiều lắm so với Trung Quốc, khi mới đây, chính quyền Tập Cận Bình đã bắt buộc một trường Đại học danh tiếng của nước này, trường Đại học Phúc Đán xóa bỏ "tự do tư tưởng" ra khỏi triết lý giáo dục của trường, và hạ "độc lập học thuật" xuống sau "lòng yêu nước". Sự thay đổi này diễn ra trong bối cảnh, chính quyền Tập Cận Bình gia tăng đàn áp tự do ngôn luận, kiểm duyệt tại đất nước đông dân nhất trên thế giới này.

Ngoài ra, Đại học Phúc Đán còn mở rộng để cam kết trung thành với đảng. "Trường đại học tuân thủ sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc và sẽ thực hiện đầy đủ chính sách giáo dục của đảng".

Peidong Sun, một nhà xã hội học, Phó giáo sư Khoa Lịch sử tại Đại học Phúc Đán nói : "Đối với những người sẵn sàng ca ngợi sự lãnh đạo hiện tại, đây là thời điểm tốt nhất để làm việc. Nhưng nếu thực sự muốn nghiên cứu và có những suy nghĩ độc lập, thì đây là thời điểm khó khăn".

"Không có trường đại học nào ở Trung Quốc có tự do tư tưởng hay độc lập học thuật", Sun nói, lưu ý rằng tự do trí tuệ bắt đầu bị hạn chế khi Cộng sản nắm trọn quyền lực vào những năm 1940.

"Kiểm soát tư tưởng là một trong những phần quan trọng trong cai trị của Đảng Cộng sản", cô nói. "Nghệ thuật nên phục vụ chính trị ; trí thức nên phục vụ đảng. Đây luôn là quy tắc. Nó chưa bao giờ được thay đổi, và nó sẽ không bao giờ thay đổi".

Được thành lập vào năm 1905 bởi một linh mục Dòng Tên, Phúc Đán là trường đại học đầu tiên được thành lập bởi một người Trung Quốc. Tên của nó, có nghĩa là "trở lại" và "bình minh", xuất phát từ một bài thơ cổ điển của Trung Quốc có nội dung : "Ánh sáng sáng mai sớm quay trở lại".

Có trụ sở tại Thượng Hải, Đại học Phúc Đán xuất sắc trong lĩnh vực nhân văn, khoa học và y học, và là một không gian tương đối tự do ở Trung Quốc.

Phúc Đán cũng từng được quảng bá là "đối tác chiến lược" với các trường đại học khác nhau bao gồm Yale ở Mỹ và Đại học Quốc gia Singapore. Tuy nhiên, có lẽ sau khi tôn chỉ bị thay đổi, tự do học thuật biến mất, thì ý nghĩa đối tác sẽ không còn tồn tại.

Trần Kiên

Nguồn : VNTB, 11/01/2020

Quay lại trang chủ

Additional Info

  • Author: Jonathan Lonon, Người Buôn Gió, Luật Khoa, Quốc Phương, Lê Văn Bảy, Nguyễn Hùng, Trân Văn, Lâm Nguyễn, Thiên Điểu, Lynn Huỳnh, Trang Nguyễn, Trần Kiên
Read 1062 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)