Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Tư liệu

30/04/2020

Đồng luận 2 : …dựng đồng hội, nhận đồng thuyền

Lê Hữu Khóa

1. Đồng luận : đồng bào tạo đồng tộc…

Đồng bào tạo đồng tộc, dựng đồng hội, nhận đồng thuyền.

Cùng đồng bào chia nhau ngày khốn khó giữa mùa đại dịch cúm tàu.

Đồng luận 6

dongbao1

Đồng thể

Đồng bào, không phải là một vật thể ở ngoài tôi để tôi mổ xẻ phân tích rồi phân loại như mọi vật thể vô tri hoặc hữu tri mà tôi thấy chung quanh tôi.

Đồng bào, cũng không phải là một hiện thể ở trong tôi như các nội tạng của thân thể tôi để y khoa có thể soi rọi mà chữa bệnh rồi trị bệnh cho tôi.

Đồng bào, là biểu tượng có từ rễ của rễ, gốc của gốc, cội của cội, nguồn của nguồn, để giải thích mọi hiện thể máu, xương, gân, cốt của riêng tôi mà khoa học không chuẩn đoán được nòi của nòi, giống của giống, tông của tông, tích của tích đã có mặt ngay trong thượng nguồn của thựơng nguồn từ khi cha sinh mẹ đẻ ra tôi.

Đồng bào, là hai từ mà tôi sẽ không cảm nhận được như một vật thể ở ngoài tôi, mà tôi phải cảm nhận được sự vận hành của nó ngay trong tôi bằng tình cảm yêu nước thương nòi của tôi, để tôi phải cảm nhận được nhịp hành tác của nó ngay trong tôi về ý nghĩa đất mẹ quê cha của tôi.

Đồng bào chính là sự tận dụng tối đa dường như tuyệt đối của nội lực đồng thai, sung lực đồng mẹ, hùng lực đồng cha, mãnh lực đồng tộc để Việt tộc luôn tồn tại mà không tồn vong !

Đồng cội

Đồng bào thì chắc chắn là đồng cội, từ đồng rễ tới đồng gốc, hai chữ đồng bào giấu kín trong mỗi con dân Việt một nỗi lo suốt cuộc nhân sinh, nỗi lo đó là cuộc bể dâu nhân thế làm cho con dân này quên đi nguồn, quên đi cội, quên đường đi nẻo về quê mẹ, đất cha.

Chính nỗi lo này đã chế tác ra tiềm lực của ký ức là không được quên nơi chôn nhau cắt rốn của mình, không được quên đất tổ mà cũng là đất tiên thủa nào sinh ra đồng bào Việt tộc.

Khi nhạc sĩ Trịnh Công Sơn tự đặt cho mình một câu hỏi trong ca khúc Biết đâu nguồn cội, nhạc sĩ đã trao cho chúng ta thông điệp : những kẻ quên đi nguồn cội là những kẻ bị thu nhỏ lại… rồi tan biến giữa đời, một thông điệp nhắc mọi con dân Việt hãy tự biết bảo vệ nội hàm đồng cội của mình : "Tôi vui chơi giữa đời, ối a biết đâu nguồn cội... Tôi thu bóng tôi... Tôi thu tôi bé lại làm mưa tan giữa trời"… chúng ta không để đồng bào trong đồng cội tan biến nhé !

Biết đâu nguồn cội - nhạc Trịnh Công Sơn - tiếng hát Khánh Ly

Đồng kiến

Đồng bào, là tổng kết về tri thức về điều kiện thai nghén ở cấp độ dân tộc, dựa trên ý thức về sự trưởng thành đồng loạt của trăm con, tạo ra nhận thức về đồng sinh trong đồng mệnh.

Đồng bào như vậy không phải là vật thể hiển hiện trước mắt ta, cũng không phải là đối tượng chạm được để cảm nhận được.

Đồng bào là biểu tưởng với sức mạnh riêng của nó, có ngay bên trong của hệ thức, nơi mà ý thức làm nên sung lực của tiềm thức, nơi mà nhận thức tạo nên nội lực của những con dân Việt đồng kiến từ sử ký tới sử luận về dân tộc mình : đồng kiến của đồng tộc.

Chính đồng kiến về đồng tộc đồng tông, đồng tích, đồng nòi… đã vượt lên các biểu tượng tầm thường khác bằng sức mạnh riêng của cảm nhận, dù cảm nhận không giải thích được bằng các luận cứ khách quan của khoa học.

Chính sự cảm nhận làm nên cảm xúc của mọi con dân Việt có cùng đồng kiến : nhìn như nhau để thấy cùng nhau, đã làm nên nội lực của đồng tộc, có liên kết giữa đồng bào để chế tác ra hùng lực của đồng tâm.

Đồng nẻo

Đồng bào, nói lên kết quả của đồng nòi, đồng tông, đồng tích mang hệ quả của đồng thai, đồng mẹ, đồng cha, tạo ra liên kết của đồng rễ, đồng cội, đồng gốc, đồng nguồn, mà hiệu quả đạo lý có ngay trong sự trở về : trở về nguồn, trở về gốc, trở về rễ, trở về cội trong lá rụng về cội.

Lịch sử của Việt tộc cũng là sự hình thành một giáo lý của phạm trù trở về : trở về quê cha đất tổ, trở về quê mẹ, trở về đất cha, trở về đất nước…

Tản Đà nói lên nỗi lo của mình trong bài Thề non nước : "Nước đi đi mãi không về cùng non", nỗi lo này làm sáng lên một ý lực của mọi con dân Việt : nước thuộc đường đi nẻo về cùng non.

Thề non nước - thơ Tản Đà - nhạc Y Vân - tiếng hát Hoàng Oanh và Mai Hương trước 1975

Sự trở về là một sức mạnh, một sức mạnh thuần khiết của đồng bào, đồng thai, đồng mẹ, đồng cha, đồng nòi, đồng tông, đồng tích… một sức mạnh của những kẻ hậu sinh nơi hạ nguồn nhưng luôn biết đường đi nẻo về thượng nguồn, dù thượng nguồn này vừa xa, vừa cao…

Xa vì khoảng cách mà khoảng cách chính là thử thách, cao vì mức độ mà mức độ là trình độ ! Nên câu chuyện đồng bào là câu chuyện trình độ nhận thức cao, sâu, xa, rộng của con dân Việt, nhận thức này hoàn toàn ngược lại với bọn đội lốt người Việt nhưng đã quên đường đi, đã mất nẻo về từ khi chúng có tâm địa phản dân hại nước để buôn dân bán nước !

Đồng quan

Đồng bào, mang mỹ quan dân tộc đồng nhân trong đồng dạng, cùng nhau ra đời và cùng nhau chấp nhận thứ thách của nhân sinh, thăng trầm của nhân kiếp, vượt thoát khó khăn của nhân thế để vượt thắng chướng ngại của nhân tình thế thái.

Chính mỹ quan này làm nên chỗ dựa cho mỹ cảm của đồng bào trong đó có mọi đồng bào, có cuộc đời. Thi sĩ Thanh Tâm Tuyền nhận ra mỹ quan, mỹ cảm để làm rõ lên mỹ thi : "Tôi đẹp như hình tôi, như mọi người, như cuộc đời".

Nơi đây mỹ thi đã hình thành mỹ ngữ của câu chuyện đồng bào : cùng nhau sinh ra, cùng nhau đẹp, cùng đẹp với cuộc đời.

Liên kết thầm lặng nhưng đầy xúc cảm của mỹ quan-mỹ cảm-mỹ thi-mỹ ngữ tới từ cùng gốc, cùng rễ, cùng cội, cùng nguồn mang cái đẹp từ nhân diện tới nhân dạng làm nên nhân cách đẹp giữa cuộc đời đẹp.

Đồng tin

Đồng bào, hai chữ lẳng lặng mang theo một lời nguyện, mà Nguyễn Du đã mượn lời của Kiều để mô thức hóa một nhân sinh quan, trong đó nhân đạo là thời gian thật dài trùm phủ từ quá khứ, hiện tại, vị lai mà Phật học đã phạm trù hóa trong thuật ngữ ba sinh : Nhớ lời nguyện ước ba sinh. Xa xôi ai có biết tình chăng ai ? Nơi mà đồng bào đồng lộ để đồng sinh mang tầm vóc của đồng tin, một niềm tin vào cuộc sống, làm nên nỗi niềm sâu lắng, trầm kín trong nội tâm của mỗi con dân Việt.

Đồng bào tâm tưởng nằm yên bên trong mỗi chúng ta, đồng bào tâm trí nằm sâu bên trong mỗi chúng ta.

Đồng bào ở sâu trong lòng ta, thân thuộc nên thân quen trong tâm khảm ta. Khi liên minh ngấm ngầm tâm tưởng-tâm trí-tâm khảm đã trở thành đồng tin, thì liên minh này sẽ làm nên từ ý thức về cuộc đời của mỗi con dân Việt.

Đồng nguyện

Đồng bào, chỉ hai chữ nhưng vừa sâu, vừa cao trong mỗi chúng ta không để cuộc đời này bị các bọn buôn dân bán nước xé tan nát đất nước ta, làm tan tác giống nòi ta.

Chủ động giữ nước, chủ quyết giữ nòi, làm nên chủ thể có tâm thức trong một nhân dạng tỉnh thức, để nắm chính vận mạng của mình ngay trong hiện tại, để luôn sáng suốt mà chuẩn bị cho mọi thử thách trong tương lai : đây là tâm nguyện của phạm trù đồng bào tạo nên tâm thức giúp các con dân Việt gần nhau hơn chỉ cần biết một giá trị : đồng bào.

Chữ hai chữ đồng bào mà mọi người Việt được trang bị đầy đủ và mạnh mẽ một liên minh với hùng lực vô song : tâm tưởng-tâm trí-tâm khảm-tâm thức-tâm nguyện.

Đồng linh

Đồng bào, mọi con dân Việt chúng ta xin được làm đồng bào với mọi con dân Việt, mọi công dân Việt, như tự nhân ra cái đẹp biết tự đẹp khi nhận ra nhau, khi nhìn ra nhau, khi xem nhau là đồng bào. Chính gốc, rễ, cội, nguồn của nội hàm đồng bào làm nên tầm nhìn tâm linh của Việt tộc, rồi tầm nhìn làm nên tầm vóc tâm nguyện của Việt tộcđây chính là giá trị tâm linh thượng nguồn của Việt sử.

Đồng bào, là hiện hữu của đồng thai, nơi tinh cha huyết mẹ đã làm nên một dân tộc biết lập quốc, rồi biết giữ đất, giữ nước như giữ chính giá trị đồng bào-đồng thai của mình.

Một giá trị tâm linh luôn là một hành động có thượng nguồn của sự ra đời cùng gốc, cùng rễ, cùng cội, cùng nguồn, cùng nhau thăng hoa trong đồng giống, đồng nòi, đồng tông, đồng tộc.

Đồng thiêng

Đồng bào, chính là cái đẹp sơ nguyên làm nên mọi cái đẹp hiện hữu của đồng tổ, đồng đất, đồng nước, đồng quê. Từ đây, liên đới giữa đồng giống, đồng nòi, đồng tông, đồng tộc đồng tổ, đồng đất, đồng nước, đồng quê sẽ làm nên sức mạnh xóa tan mọi thăng trầm, cho người Việt bớt khổ, cho đời Việt bớt buồn, mở lối cho thăng trầm phải qua đi, cho trầm luân không còn ám kiếp Việt nữa.

Đồng bào đích thị là định luận của các giá trị tâm linh Việt, có mặt như một hùng lực để xóa đi nỗi khổ niềm đau của nhân kiếp Việt.

Tiếng thương đồng bào trong từ miệng chúng ta sẽ dẫn chúng ta đến một đồng lộ để từ đó tiếng thương đồng bào sẽ là tiếng thương muôn loài, tiếng thương yêu người, có tiếng thương người như thương thân… thương người như thương mình…

Đồng truyện

Đồng bào, mang giá trị tâm linh của nhận thức trong hiện trạng của sự tỉnh thức để từ đó là sự thức suốt với Việt sử. Từ đây, xuất hiện một nhân tri Việt về đồng nòi, đồng giống, đồng tông, đồng tích làm nhân lý Việt về đồng mẹ, đồng cha, đồng đất, đồng nước, sự thức tỉnh tạo nên sự tỉnh táo mãi mãi, làm nền cho sự nhận thức thường xuyên cho cả đời người của mỗi con dân Việt.

Bọn cõng rắn cắn gà nhà trong ý định phản dân hại nước, bọn mang voi về dày mả tổ trong ý đồ buôn dân bán nước đã đánh mất tâm thức : sự tỉnh thức để sự thức suốt với giòng sinh mệnh của Việt tộc, mà nhạc sĩ Phạm Duy đã phạm trù hóa được qua ca từ : Khóc cười theo mệnh nước nổi trôi !

Bọn cõng rắn cắn gà nhà để phản dân hại nước, bọn mang voi về dày mả tổ để buôn dân bán nước, không có ý niệm gì về sinh mệnh đồng bào.

Chính sinh mệnh đồng bào trong phương trình tỉnh thức-nhận thức, làm nền cho mọi hành động mang nội chất tâm linh được xây dựng từ tâm thức Việt về đồng bào Việt.

-------------------------

Đồng luận 7

dongbao2

Đồng phán

Đồng bào, là sinh linh của mọi sinh linh, nơi mà mọi sinh vật đều là sinh linh, mỗi sinh mạng đều thiêng liêng trước quyền được sống, ngay trên thượng nguồn trong đồng thai, đồng nghén, sự sống của trăm con Việt đã tự khẳng định hiện hữu của sinh linh.

Từ đây, khẳng định một Việt luật dựa trên một Việt quyền nơi mà mọi con dân Việt đều là sinh linh được sống bằng giá trị tâm linh của đồng bào.

Từ đây, chúng ta nhận ra sự bất khuất của sinh linh qua thi từ của Trần Dần : "Càng chết tôi càng bất tử".

Không một bạo quyền độc tài nào, không một tà quyền tham quan nào, không một ma quyền tham tiền nào có thể diệt được nguồn sinh linh bất tử này.

Không một vòng lao lý nào, không một nhục hình nào, một khổ sai nào khuất phục được các giá trị tâm linh của sinh linh đồng bào này.

Khi cái bất tử đã vượt lên cái chết, thì cốt lõi của tâm linh biết hình thành sự tha thứ : Hãy ôm lấy thế giới này, tha thứ cho nó. Hãy thắp sáng những chòm sao cũ. Cả những vì sao đã tắt từ lâu.

Đồng cõi

Đồng bào cho xuất hiện : đồng thiêng, ở đây Bùi Giáng trao cho mọi con dân Việt hai thông điệp thiêng.

Thông điệp thứ nhất : "Vì đời là rất mực thiêng liêng", thông điệp thứ nhì : "Thiêng liêng không chia biệt cõi miền" để sống và để vượt qua dị biệt, vì tất cả là đồng bào, vì tất cả là đồng loại.

Đã là đồng bào thì không dị biệt, vì đã đồng thai, đồng nghén nên không rơi vào sự phân biệt giữa các con dân đồng giống, đồng nòi, đồng tông, đồng tích…

Khinh thường đồng bào không có chỗ đứng trong nhân cách Việt, khinh miệt đồng loại không có ghế ngồi trong nhân vị Việt. Đồng bào thì chắc chắn là ra đời đồng cõi, chào đời đồng miền, vì đã đồng quê, đồng đất, đồng nước...

Bùi Giáng nhắn nhủ Việt tộc bằng thi từ của một di chúc tâm linh đồng bào vừa rộng, vừa sâu hay, vừa cao : "Đã mở cõi thì đừng có ngăn miền !".

Đồng thanh

Đồng bào xa lạ với lối sinh sống trong cô đơn, kiểu sinh tồn trong cô lẻ, có đồng bào chung quanh thìđừng tự cô lập mình mỗi lần đối diện với các giá trị tâm linh về đồng bào, đồng thai, đồng mẹ, đồng cha…

Chính sự cảm nhận sâu xa về các giá trị tâm linh đồng rễ, đồng gốc, đồng cội, đồng nguồn… đã chế tác ra hai tuyệt chất mới : thanh khí tinh anh,hiệu quảhiển nhiên của giá trị tâm linh đồng bào giữa đời, với ý thức đồng sinh, đồng mệnh, đồng hội, đồng thuyền trước vũ trụ, từ đó tạo nên sự sáng suốt riêng, để tìm tới thanh khí, bằng cái tinh anh.

Thi sĩ Hàn Mặc Tử đã mô thức hóa được nội dung của thanh khí, làm nên nội chất của tinh anh : Chúng ta biến, em ơi thành thanh khí. Cho tan ra hòa hợp với tinh anh. Ý lực tâm linh của thanh khí, đã tạo ra sự đồng cảm với đồng vũ trụ, để người được thăng hoa giữa đồng thế giới. Trên con đường ý thức đồng bào, con dân Việt có nhân sinh quan của mình, nó không hề nhỏ hẹp kiểu "ếch ngồi đáy giếng", nhân sinh quan đồng bào đã chan hòa trong thế giới quan đồng sinh, đồng mệnh, hòa hợp trong vũ trụ quan của đồng đất, đồng nước…

Đồng lối

Đồng bào, một giá trị tâm linh luôn giúp Việt tộc vượt qua oán, sầu, thù, hận… khi cuộc nội chiến huynh đệ tương tàn của thế kỷ qua, đã tạo ra thảm cảnh gà nhà (đã) bôi mặt đá nhau.

Giết nhau chưa đủ, sau 1975, khi thắng trận thì độc đảng độc quyền trong toàn trị đã lộ chân tướng bạo quyền trong cuồng quyền mà bỏ tù các đồng bào miền Nam vào các trại học tập, đẩy họ đi các vùng kinh tế mới, để cuối cùng các đồng bào này phải thí thân ngoài biển cả, thí mạng cho hải tặc giữa biển khơi.

Hàng triệu người ra đi, hàng trăm nghìn người bỏ thây giữa biển ; biển Đông giờ là nghĩa trang tập thể vô hình của các đồng bào Việt bị thiệt mạng trên đường đi tìm tự do, đi tìm dân chủ, đi tìm nhân quyền.

Câu chuyện của đồng bào vượt biên phải bỏ quê mẹ đất cha, vì họ mang một đạo lý của bao dung, khoan hồng, rộng lượng, vị tha luôn được hội tụ chung quanh hai chữ đồng bào.

Đồng nẻo

Đồng bào, phải đồng thuyền, đó là thảm cảnh của đồng bào thuyền nhân sau 1975, họ không hề vong quốc vì họ không hề vong tộc, chính bọn tà quyền phản dân hai nước, chính lũ ma quyền buôn dân bán nước, chính chúng mới vong thân vì chúng đã vong quốc.

Đạo lý của bao dung, khoan hồng, rộng lượng, vị tha được hội tụ chung quanh hai chữ đồng bào, được kết tụ trong thi từ của thi sĩ Thanh Tâm Tuyền : "Lòng phiêu linh không chút oán sầu". Đó là lúc ông thấy sự thoải mái đã đánh thức được tuệ giác để "không chút oán sầu", để giúp ông luôn nhận ra đồng bào của ông, luôn nhìn ra quê mẹ, đất cha của ông, luôn đặt ông vào nhân vị đồng thuyền trong bão táp cùng với đồng bào của ông.

Đồng bào, chỉ có hai chữ nhưng đãtạo ra các điều kiện từ tâm để mở ra cõi tâm linh chính là kết quả của một nội công, của một bản lĩnh biết gạt ra, biết buông bỏ, biết tháo gỡ, biết trút rũ cho bằng hết mọi oán thù, để có tâm trí "không chút oán sầu" để đồng bào phải là thực thể đi trên lưng bạo quyền lộng quyền, dẫm lên trên vai tà quyền tham quyền, đạp trên đầu ma quyền lạm quyền, để tiếp tục đi tới bằng đường đi nẻo về của đất nước, của dân tộc, của giống nòi, đây chính là đường xưa quen lối của hai từ đồng bào !

Đồng ca

Đồng bào, từ đồng tông, đồng giống, đồng nòi tới đồng sinh, động mệnh, đồng thuyền, đồng hội, đã sống rõ nét trong ca khúc Việt Nam, Việt Nam của nhạc sĩ Phạm Duy.

Việt Nam, Việt Nam tên gọi là người…

Việt Nam đem vào sông núi tự do, công bằng, bác ái muôn đời.

Đồng bào từ lập quốc tới giữ nước đã là nạn nhân của bao tàn phá chiến tranh, bị đổ nát sâu đậm trong hồn Việt mới thấy hết giá trị của tự do, công bằng, bác ái. Đồng bào như định đi tìm nhân quyền, một nhân quyền bao la, quyền để yêu mình, yêu đồng loại để yêu đồng bào…

Việt Nam không đòi xương máu,

Việt Nam kêu gọi thương nhau, Việt Nam đi xây đắp yên vui dài lâu

Việt tộc không đòi xương máu, quyết tâm ra khỏi vòng điêu lụy của xương máu, để giữ nguyên nhân dạng đồng bào.

Trong đồng bào có cuộc sống giữa đời :

Việt Nam trên đường tương lai,

lửa thiêng soi toàn thế giới,

Việt Nam ta nguyện tranh đấu cho đời.

Ý lực đồng bào chính là ý nguyện của lửa thiêng để đủ sức soi toàn thế giới ; đó là hùng lực để chúng ta đủ bản lĩnh biếtnguyện tranh đấu cho đời…

Việt Nam, Việt Nam…

tình yêu đây là khí giới,

tình thương đem về muôn nơi,

Việt Nam đây tiếng nói đi xây tình người

Từ ý lực đồng bào nơi tình yêu đời đã thành khí giới của nhân tâm, có nhân phẩm Việt vào nhân ái.

Tầm vóc trao tặng tình thương cho muôn nơinhân tâm Việt làm rộng nhân từ,có nội công với tiếng nói đi xây tình ngườinhân đạo Việt.

Đồng chuỗi

Đồng bào, hai chữ mà một nghĩa trợ duyên để trợ lực Việt tộc thoát khổ nạn trong ngục tù của bạo quyền, qua ý thức đồng bào giờ đã thành trí tuệ vì nhân lý, giờ đã là nhận thức của tuệ giác vì nhân tính, đây là chuyện hằng ngày hiện nay của lương tâm Việt tộc, đang trong vòng lao lý bất nhân của liên minh âm binh giữa bạo quyền độc đảng, tà quyền độc tài, ma quyền độc tôn. Mỗi khi thực thể đồng bào bị vật vã, khi sinh mệnh Việt tộc rơi trongcuồng quyền, thì sự xuất hiện của huyền lực đồng bào vực dậy chiều cao của nhân phẩm, để đánh thức chiều sâu của nhân tâm, để khơi ra chiều rộng của nhân từ, và nối theo chiều dài của nhân đạo để Việt tộc nhận ra nhân dạng đồng bào. Sức mạnh tâm linh trong đồng chuỗi làm nên động lực của đồng bào : vực dậy-đánh thức-khơi ra-nối theo để tái tạo sức sống cho Việt tộc.

Đồng cời

Đồng bào, một nội hàm sâu lắng trong tâm khảm Việt, có khi phải cời lên để nội hàm này biến thành hùng lực mà bảo vệ gióng nòi, bảo vệ dân tộc, bảo vệ đất nước.

Tô Thùy Yên ghi nhận hành động cời, hành tác cời trong thi từ của ông : "Trở trời ngồi lại cời than. Nhen bùng ngọn lửa chưa tàn ba sinh".

Cời là một động từ lạ trong Việt ngữ, cời là khơi lên, nhưng không phải là khuấy lên, nhẹ nhàng khơi dậy, chớ không phải hấp tấp quậy lên ; phải trầm tĩnh trong trầm lặng để cời, phải tĩnh tâm trong trầm tư để cời, một động tác của người Việt thanh biết tư duy sâu đậm, chớ không phải của kẻ tục chỉ muốn tò mò để tọc mạch.

Cời lên cái luôn nhen nhúm, cời lại cái chất lửa đang bị đe dọa vùi lấp bởi cái tà ; cời để giữ lửa, giữ nhiệt, giữ chất sống, dù cuộc sống đang tàn tạ.

Cời như quyết tâm không để chất sống có trong chất lửa của mỗi chúng ta bị vùi chôn bởi cái bạo của cuồng quyền, cái của ma quyền.

Cời lửa nhỏ biến nó thành lửa hồng, nếu lửa hồng trở lại thì cuộc sống còn đây, và đồng bào là chất sống, vì đã là lửa, đã trở về làm ấm thân, ấm đời, ấm luôn cả ba sinh (quá khứ, hiện tại, vị lai).

Cời để được ấm cho bây giờ và ấm cho mai sau ; cời để tự sưởi thân, cời để hơ nóng đất nước mà mình đang có mặt, cõi đồng sinh mà mình đang trú, chốn đồng bào mà mình đang sống.

Đồng duyên

Đồng bào, có thượng nguồn là đồng duyên : "Nhờ duyên ta biết quê mình nơi đây". Một câu vừa ngạn ngữ, vừa dân ca của Việt tộc, mang sung lực biến cái tôi thành cái ta để ra cái mình (quê mình).

Hai chữ đầu : nhờ duyên đã tạo ra cả một vũ trụ mới, được mở ra khi mọi điều kiện tốt lành đã có để tụ duyên trước khi thành đồng bào của nhau, có quê mẹ đất cha để khởi duyên, để một duyên-hai nợ-ba tình được khơi mào.

Không cảm nhận hết hai chữ đồngduyên, thì sẽ không đứng bền trên không gian văn hóa Việt được, không sống dài trong thời gian văn minh Việt được, nhất là không ra vào thảnh thơi được trong cõi tâm linh văn hiến Việt được.

duyên thì có mọi chuyện, từ đồng cha tới đồng mẹ, còn vôduyên thì không có gì cả, thậm chí còn bị coi là vô phúc nữa : vô phúc vì thiếu tơ duyên đồng thai, vô phúc vì vắng trần duyên đồng nghén.

Riêng từ : nhờ, vừa là chỗ dựa cho hội duyên đồng lứa, vừa là sức bật cho xướng duyên đồng nòi, vì nhờ đây là kết quả của hợp duyên đồng tông ; nơi mà mọi điều kiện thuận lợi đã có để đồng tích, nơi mà tam cảnh (bối cảnh, hoàn cảnh, tâm cảnh) đã nhập làm một để thành : thuận duyên đồng bào

Đồng dậy !

Đồng bào, một nội hàm mang một đạo lý tương thân làm nên tương trợ, nó luôn bị đe dọa bởi bạo quyền, luôn bị chà đạp bởi tà quyền, luôn bị vùi dập bởi ma quyền, luôn bị miệt thị bởi cuồng quyền.

Thi sĩ Tô Thùy Yên nhận ra rất sớm điều này, ngay trong thi từ của ông chúng ta thấy hai chữ mà một nghĩa : đồng bào luôn bị rình rập để bị thủ tiêu : "Lịch sử dường như đã ngất lã. Sau những liên hồi vật vã điên cuồng".

Mỗi lần "lịch sử ngất lã" chúng ta luôn nhờ hai chữ đồng bào vực chúng ta đứng dậy, giúp chúng ta thẳng lưng, đẩy chúng ta đi tới để lấy lại nhân vị mà bảo trì nhân cách, nhận lại nhân phẩm để bảo vệ nhân nghĩa…

-------------------------

Đồng luận 8

dongbao3

Đồng luận

Đồng bào, ra đời như một huyền sử, nhưng biết lớn lên như một hằng sử của Việt tộc, luôn nhận ra nhau là đồng bào, vì là đồng mẹ, đồng cha, đồng thai, đồng tông, đồng tộc…

Từ đây muốn bảo vệ giống nòi trước hết là phải bảo trì dân tộc, bảo trị đất nước, và từ đây nội hàm đồng bào đã hình thành ra một tư tưởng, có đồng chất của nó là đồng rễ, đồng cội, đồng gốc, đồng nguồn, đồng đất, đồng nước…

Đồng nội chất tạo dựng nên một hệ thống giá trị vừa có tri thức, vừa có kinh nghiệm ; và hệ thống giá trị này đã hình thành một hệ thống tư tưởng vừa có giáo lý, vừa có luận chứng.

Đồng bào của huyền sử, của hằng sử giờ đã là đồng bào giá trị tâm linh, tri thức dân tộc, giáo lý tổ tiên, luận chứng giống nòi…

Đồng nhịp

Đồng bào, là bước đi đầu tiên của Việt tộc để dựng nước, lập cơ đồ, những bước tiếp theo là giữ tiền đồ của tổ tiên, gìn giữ quê hương trước giông bão, trước bao bão tố của thăng trầm lúc mất nước, lúc tìm lại được đất nước sau bao họa nạn của họa đồng hóa.

Đồng bào ngược chiều vì ngược nghĩa với đồng hóa, vì bị đồng hóa là bị mất rễ, mất gốc, mất cội, mất nguồn ; rồi sau đó là mất tông, mất tích, mất tăm… mất nhân dạng, mất Việt tộc, mất đồng bào.

Chúng ta hiện nay đang bị đe dọa trước họa đồng hóa tới từ Tàu tặc mang ý đồ của hệ xâm : xâm lấn để xâm chiến, xâm lược để xâm lăng, và Tàu tặc đã nắm cổ được tà quyền phản dân, đã xỏ mũi được ma quyền hại nước.

Nếu muốn bảo vệ được Việt tộc, nếu muốn bảo trì trọn vẹn nghĩa đồng bào, thì chính mỗi con dân Việt phải là chủ thể để chủ quyết trong chủ động mà nhận bổn phận với đồng bào, nhận trách nhiệm với đất nước.

Hãy song hành cùng thi từ của Thanh Tâm Tuyền : "Tôi chờ đợi lớn lên cùng giông bão", trưởng thành ngay trong bão tố làchấp nhận mọi hy sinh để giữ nước.

Biết : "Bóp lấy tim tôi thành nhịp thở" để tỉnh giấc trước họa bị đồng hóa, cùng dân tộc tạo một nhịp thở mới : nhịp thở đồng bào để cùng nhau tiếp tục đồng tộc đồng tông, đồng tích, đồng quê, đồng đất, đồng nước…

Đồng tầm

Đồng bào, mang một sức mạnh luôn cao hơn một thực thể mà ta va, chạm, rờ, mó được.

Đồng bào có một sức mạnh vừa huyền sử vừa tâm linh, vừa hằng sử vừa đạo lý, vì hai chữ đồng bào là tầm nhìn của một giống nòi làm nên tầm vóc của dân tộc.

Tầm nhìn cao làm tầm vóc lớn theo, tầm nhìn càng xa tạo tầm vóc càng rộng, tầm nhìn càng sâu dựng tầm vóc càng hướng thượng : đồng thượng là đồng nhìn về một hướng cao, sâu, xa, rộng, để làm đẹp cho nhân dạng của mình, cho nhân dạng của đồng loại đang đồng tộc, đồng tông với mình.

Tầm nhìn cao làm nên đời sống cao, tầm nhìn cao này hoàn toàn nghịch lý với các tầm nhìn ích kỷ, vị kỷ, ai chết mặc ai

Tầm nhìn cao này lại càng nghịch lý và nghịch luận với các tầm nhìn của tà quyền phản dân hại nước của loại cõng rắn cắn gà nhà ; của ma quyền buôn dân bán nước của loài mang voi về dày mả tổ…

Đồng thượng trị vì bằng tầm nhìn cao với đời sống cao, nó nghịch chiều nghịch hướng với tầm nhìn tà với đời sống ma.

Đồng sống

Đồng bào, hai từ này khi xuất hiện giữa hiểm họa bị đồng hóa bởi Tàu tặc trong tương lai rất gần, khi tà quyền lãnh đạo đã khoanh tay-cúi đầu-quỳ gối trước ngoại xâm Tàu tà ; khi ma quyền nội xâm đã vơ vết hết tiền bạc của dân tộc, nạo vét hết tài nguyên của đất nước.

Và, nội xâm cùng ngoại xâm đang biến quê hương gấm vóc của Việt tộc thành một bãi rác ô uế nhiễm thải, chóng chày sẽ là bãi tha ma, vắng biệt hồn thiêng sông núi mà tổ tiên Việt đã trao truyền cho con dân Việt thủa nào !

Từ đây, hai từ đồng bào, sẽ tách cuộc sống của mỗi công dân Việt ra làm đôi, thành hai cuộc sống khác nhau : cuộc sống thứ nhất vô tri trong chén cơm manh áo, vô giác trong giá áo túi cơm, vô minh trong cơm áo gạo tiền.

Cuộc sống thứ nhì vừa thật, vừa cao là phải bảo vệ cho bằng được giống nòi Việt với quê hương gấm vóc, với hồn thiêng sông núi. Hãy vận dụng thông minh đồng bào của cuộc sống thứ nhì, vì chỉ có cuộc sống thứ nhì mới bảo vệ được mọi cuộc sống khác.

Đồng thiêng

Đồng bào, chỉ có hai từ nhưng đã để lộ ra hai chân lý sống, đối nghịch nhau nhưng nếu con dân Việt có thông minh Việt sẽ thấy cả hai -thường và thiêng- hỗ trợ, bổ sung, bổ khuyết cho nhau, đó là hai chân lý sống : cuộc sống thườngcuộc sống thiêng.

Nơi mà cuộc sống thường luôn muốn hợp khuôn để hợp pháp, hợp luật để hợp thời, nơi đây cuộc sống thường luôn bị bạo quyền độc tài truy hiếp, luôn bị tà quyền tham nhũng truy hãm, luôn bị ma quyền tham tiền truy hại.

Cây muốn lặng mà gió chẳng ngừng, nội xâm luôn vơ vét, ngoại xâm luôn nạo vét trên lưng, trên vai, trên đầu cuộc sống thường. Ngược lại thì cuộc sống thiêng có đồng gốc, đồng rễ, đồng cội, đồng nguồn nên tinh thuần, vì có tình đồng hương trong lành song hành cùng nghĩa đồng bào trong sáng.

Đồng thật

Đồng bào, chỉ có hai từ nhưng biết làm nên cuộc sống thiêng mang tinh thuần để giữ trong lành, lấy tinh chất để bảo tồn trong sáng, cùng lúc bảo vệ luôn cuộc sống thường-nhưng-thật, thật trong giáo lý tổ tiên, thật trong đạo lý dân tộc, thật trong luân lý giống nòi.

Cuộc sống thiêng của gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau, hoàn toàn nghịch lý, nghịch luận, nghịch chiều, nghịch lối với cuộc sống thường nếu chỉ biết cúi đầu-khoanh tay-quỳ gối trước bạo quyền độc tài, tà quyền tham nhũng, ma quyền tham tiền, thì nó phải chấp nhận mọi hậu nạn cõng rắn cắn gà nhà của loài buôn dân bán nước, vì cuộc sống thường này đã bị nắm đầu xỏ mũi bởi tạp chất của âm binh. Từ đây nội hàm đồng bào sẽ tự tan biến !

Thật đáng sợ khi vô tình biến cuộc sống bình thường nhục thành ra cuộc sống tầm thường hèn !

Đồng lòng

Đồng bào, chính là nội chất sâu xa của cái thực trong thực trạng làm nên cái thật của sự thật, để chúng ta phải nhận ra đồng lòng với nhau thì trước đó chúng ta phải thật lòng với nhau.

Liên kết thật-lòng-để-đồng-lòng là sức mạnh thật sự của Việt tộc, đã đưa Ngô Quyền một sớm một chiều chấm dứt 1000 năm bị đô hộ, đã đưa Trần Hưng Đạo cất cao giọng trong Hịch tướng sĩ, để Nguyễn Trãi tổng kết được thật-đồng-lòng trong Bình Ngô đại cáo, để Quang Trung biến thành tổng lực trong thần tốc để tống cổ quân Thanh ra khỏi bờ cõi.

Thật là nội lực, lòng là sung lực, đồng là hùng lực, ngay nơi hẹn, đúng lúc hẹn của yêu nước thương nòi, thì thật-đồng-lòng sẽ thành mãnh lực quét sạch bạo quyền độc đảng, xóa sạch tà quyền tham nhũng, khử sạch ma quyền tham tiền buôn dân bán nước.

Từ đây, mọi con dân Việt sẽ nhận ra : thật là sạch, lòng là sáng, đồng là mạnh ! Sạch-sáng-mạnh sẽ xua mọi bóng đêm của âm binh ra khỏi quê mẹ đất cha.

Đồng Việt

Đồng bào, tạo được nội chất của đất thật, nước thật, giống thật, nòi thật, tộc thật, sử thật làm nên Việt thật, với giáo lý Việt thật của miếng khi đói bằng gói khi no, văn hóa Việt thật của hạt muối cắn làm đôivăn hiến Việt thật của một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ, tất cả được chế tác ra từ người Việt thật.

Sự thật của người Việt thật làm nên tổng thể của Việt tộc thật, hoàn toàn nghịch chiều, nghịch hướng với loại vô nhân của ai chết mặc ai, của loài bất nhân bây chết mặc bây.

Nên Việt tộc thật, hoàn toàn nghịch lý, nghịch luận với loại vô đức của quan hệ-tiền tệ-hậu duệ, của loài thất tâm cướp ngày là quan được nuôi dưỡng trong hệ thống bạo quyền độc đảng, tà quyền độc tài, ma quyền độc tôn, quỷ quyền độc trị, chúng đang cuồng quyền trong trộm, cắp, cướp, giật để vơ vét tiền bạc của đồng bào, nạo vét tài nguyên của đất nước với lòng lang dạ sói để hủy diệt đi người Việt thật, để truy triệt Việt tộc thật.

Đồng bi

Đồng bào, chỉ có hai từ nhưng ngày ngày trở nên sắc nhọn trong tâm khảm mọi con dân Việt, trước hiểm họa mất nước sẽ bị Tàu tặc đô hộ và đồng hóa, qua liên minh giữa nội xâm độc tài tà quyền bán nước và ngoại xâm quỷ quyền Tàu tà cướp nước.

Đồng bào, nội hàm sắc bén sẽ chẻ đôi sự mang trá của ý đồ cõng rắn cắn gà nhà, sự gian manh của mưu đồ dắt voi về dày mả tổ.

Tại đây để lộ trong cuộc sống Việt, hai loại người Việt : một loại phục tùng, một loại bất tuân.

Loại người Việt phục tùng cúi đầu trước bạo quyền như đã cúi đầu trước thảm họa phản dân hại nước ; khoanh tay trước tà quyền như đã khoanh tay trước bi nạn buôn dân bán nước ; quỳ gối trước ma quyền như đã quỳ gối trước hoạn cảnh buôn tông bán tổ. Phục tùng để cam chịu trong hèn dạng, để gánh chịu rồi trong nhục kiếp, để rồi tả tơi trước âm binh, trước diệt vong.

Loại người Việt bất tuân bằng lý trí của công lý, với trí tuệ của công bằng, qua tuệ giác của tự do, cả ba : lý trí, trí tuệ, tuệ giác xuất thân để bác ái, vị tha, từ bi giữa đồng bào xuất hiện. Nên bất tuân chỉ để dẹp bạo quyền, đuổi tà quyền, triệt ma quyền, nên bất tuân không hề là chuyện nổi loạn vô trách nhiệm, không hề là chuyện nổi giận vắng bổn phận. Trách nhiệm và bổn phận của bất tuân có mặt trong tự do-công bằng-bác ái, cũng chính là nội chất làm nên nội hàm đồng bào.

Đồng lành

Đồng bào, như hùng lực của kiếm thiêng hồ Gươm thủa nào đã trao cho minh quân để chẻ đôi mà tách cái thật ra khỏi cái gian, để trắng đen được phân loại để phân tích, phân biệt để phân minh.

Cái thật có cái sáng của yêu nước thương nòi, có cái trong của ân sâu nghĩa nặng với đồng tộc, đồng tông, đồng tổ, đồng tích… vì đã từ lâu đồng rễ, đồng cội, đồng gốc, đồng nguồn.

Cái gian mang cái tà của phản dân hại nước, mang cái ma của buôn tông bán tổ để cái quỷ của buôn dân bán nước được đột nhập nội đất Việt, nước Việt. Cái thật của đồng bào, chính là cái thật của đồng thai, đồng nghén trên đồng đất, đồng nước

Cái gian phải mua đi bán lại bằng bước đầu là buôn chức bán quyền để đi thêm bước thứ hai là buôn thần bán thánh, như bán chính linh hồn Việt tộc của mình.

Cái gian bán chính nội chất đồng bào của mình, để thành ma xó trong ma quyền, ma bùn trong tà quyền, ma trơi trong quỷ quyền.

Cái gian luồn lách trong âm địa để sống chui nhủi như âm binh.

Cái gian nhận kiếp dơi để tiếp phận chuột, nửa dơi nửa chuột để dễ buôn gian bán lận !

Cái thật thảnh thơi trong cao đẹp, thư thái trong tốt lành.

Cái thật thư thả trong ánh sáng của đạo lý, thong dong trước bình minh của lẽ phải.

-----------------------

Đồng luận 9

dongbao4

Đồng đời

Đồng bào, hai từ của thượng nguồn đồng mẹ, đồng cha để đồng nòi, đồng tông, đồng tích đã hình thành trong công cha nghĩa mẹ của mọi người Việt.

Phải thấy được chân dung và nhân dạng của mẹ cha trong đời sống hằng ngày để thấy sâu xa trên thượng nguồn huyền sử con Rồng cháu Tiên, đã hình thành hằng sử con Hồng, cháu Lạc.

Muốn thấy đồng bào trong đồng nghén trăm trứng, đồng thai trăm con, thì hãy nhận ra công cha nghĩa mẹ trong thường nhật của nhân nghĩa :

"Đêm đêm thắp ngọn đèn trời.

Cầu cho cha mẹ sống đời với con" !

đồng bào là giá trị tâm linh không trên trời rơi xuống, cũng không ở dưới đất trồi lên, nó có thượng nguồn là hành động cụ thể của đồng mẹ, đồng cha để cả hai đồng này làm nên sự nghiệp của đồng bào, đồng chăm sóc con cái để hậu sinh luôn nhớ là mình đồng nguồn.

Đồng lực

Đồng bào, làm nên định nghĩa đồng thai mang tâm linh có tầm vóc của nhân từ cha, có nội công của nhân nghĩa mẹ làm nên nhân đạo con, để các thế hệ mai sau nhận ra nhân văn trong luân lý đồng bào, với nhân bản trong giáo lý đồng tông, cùng nhân vị trong đạo đức đồng tộc và cứ thế làm người với chiều cao tâm linh đồng nòi.

Từ chối sống bằng bản năng "đói ăn, khát uống" của ma lực ; chối từ sống bằng thú tính "ăn tươi, nuốt sống" của bạo lực, để chống được tà tính vong thân mang tà lực vong quốc.

Giáo lý đồng bào, trước khi con dân Việt tiếp nhận giáo dục trong học đường và kiến thức ngoài xã hội, đó là các giá trị tâm linh của hệ đồng : đồng mẹ, đồng cha, đồng nghén, đồng thai, đồng nòi, đồng tông, đồng tích…

Các giá trị này không hiển hiện ra hằng ngày trước mắt ta, mà là một nội công của tâm lực đồng nòi làm nên trí lực đồng tông, vực dậy thể lực đồng tộc để cứu nước, để giữ nước.

Đồng chung

Đồng bào, như một sự khởi hành cùng nhau, cùng lúc của trăm con cùng mẹ, cùng cha, biết chung sống để sống chung, dù trong cuộc sống có sinh ly, đó là lúc 50 con phải lên phía rừng, 50 con kia đi về phía biển.

Câu chuyện chung-sống-để-sống-chung trên quê mẹ đất cha có nội công của sống-vui-để-vui-sống. Không một ai coi hai chữ đồng bào là một loại nhà tù, nhà giam, mà ngược lại, hai chữ đồng bào là sự xuất hiện liên kết của hai phạm trù ngày càng xích lại gần nhau hơn : chung và vui, để làm nên chung-vui.

Nhưng chúng ta cũng có những con dân Việt bực, giận, trách, than về dân Việt (dân mình ngu, dân mình dại, dân mình khờ, dân mình không khôn, dân mình không thông minh), tại đây cũng có ít nhất hai loại người.

Loại thứ nhất bực, giận, trách, than về dân Việt nhưng không bao giờ bỏ, gạt, xóa, đuổi đồng bào, giận mà thương, trách đồng bào mà nước mắt cứ rơi, buồn nhưng không bỏ.

Loại thứ nhì bực, giận, trách, than về dân Việt với giọng điệu khinh mạt, với lời lẽ phỉ báng, họ sẵn sàng bỏ, gạt, xóa, đuổi đồng bào, xé lẻ để chơi riêng, tách ra để dễ chuồn khi đồng bào bị lâm nạn, loại này không phải là đồng bào. Vì chính chúng không xem dân tộc là đồng bào, vì chính chúng đãvô tâm nên vô thức, chúng đã vong quốc nên vong thân từ lâu rồi

Đồng hương

Đồng bào, như một sự thật có sâu trong tâm tưởng làm nền cho tâm trí Việt biết xuất lực về phía đồng sinh, nơi có đất nước trọn vẹn, nơi có dân tộc độc lập, nơi có văn hóa làm nên nhân văn Việt, có văn minh làm nên nhân trí Việt, có văn hiến làm nên nhân đạo Việt.

Nhân Việt này được tôi luyện từ đồng bào tới đồng hương, từ đồng hội tới đồng thuyềnNhân Việt này của người Việt hiện nay rất ngỡ ngàng trước bạo quyền độc đảng phản dân hại nước, trước tà quyền tham nhũng buôn dân bán nước, trước ma quyền tham tiền buôn tông bán tổ.

Chúng lẩn khuất trong liên minh âm binh của chúng để vơ vét tiền bạc của đồng bào, bòn rút tài nguyên của đất nước.

Chúng lại vênh mặt trước đồng bào khi chúng khoe biệt dinh, biệt phủ của chúng với thẻ xanh, quốc tịch ngoại, sẵn sàng cao bay xa chạy khi đồng bào bị ngoại xâm tha hóa để đồng hóa.

Bọn này không phải là đồng bào của chúng ta, chúng chỉ đồng bạo, đồng tà, đồng ma với nhau để đồng bẩn trong trộm, cắp, cướp, giật… Vì chúng đã đồng liệt, đồng bại ngay trong nhân cách Việt của chúng !

Đồng tri

Đồng bào, hai từ qua lại từ huyền sử tới hằng sử, thấm đậm trong tôi, luôn đề nghị tôi làm cho được ba chuyện trong chính cuộc đời của tôi : biết-hiểu-hành.

Trước hết là tôi phải hiểu tôi từ đâu tới ? Câu trả lời về gốc, rễ, cội, nguồn của tôi, sao lạ quá ? Nó bắt đầu bằng chữ đồng : đồng đất, đồng nước, đồng núi, đồng biển với những người chung quanh tôi, cũng bắt đầu bằng chữ đồng : đồng giống, đồng nòi, đồng tồn, đồng tích.

Từ đây tôi hiểu được sự sinh tồn, tôi phải chấp nhận thử thách trong thăng trầm của đồng thuyền, chia sẻ những niềm vui sướng của đồng hội cũng dựa vào một chữ đồng nữa : đồng quêđồng tổ, đồng hươngđồng tộc.

Thượng nguồn là biết, trung nguồn là hiểu để có hạ nguồn của hành (hành động, hành tác, hành trì) để bảo về một chữ đồng thật sâu đậm : đồng tâm, đồng tri, đồng trí để đồng quyết khi phải dấn thân để bảo vệ đất nước, khi phải hy sinh để bảo trì giống nòi…

Đồng giáo

Đồng bào, không chỉ là biểu tượng của huyền sử Việt, đã thành hằng sử Việt, mà là một quá trình linh diệu tự sinh con tới nuôi con, để con biết yêu nước thương nòi, để con biết công cha nghĩa mẹ.

Đó là câu chuyện "Lên non mới biết non cao. Nuôi con mới biết công lao mẫu từ", trường khúc nuôi con của trường ca mẫu từ, đây chính là chuyện luân lý của gia phong làm nên giáo dục gia đình, vì đây là một giá trị tâm linh, với chiều cao đạo lý của nó.

Hãy bắt đầu bằng chữ cao, cao như non, cao như tầm vóc của người mẹ không những chỉ là mẹ của các con, mà còn là một chủ thể của sự hy sinh, đại diện cho nhân loại có trăm con, nhưng luôn biết dấn thân để cáng đáng từng đứa con. Mẹ là nhân phẩm được tạo ra bởi nhân từ, mẹ là nhân nghĩa được tạo ra bởi nhân tâm.

Chính giá trị tâm linh này là chỗ dựa cho luân lý trong giáo dục gia đình, có giáo khoa đồng bào cho xã hội, lập nên giáo trình đồng tộc cho cả một văn hóa, luôn có chỗ dựa là giáo án đồng tông. Mẹ cha khi đưa các đứa con vào đời nơi mà tâm linh và giáo dục là một.

Giáo dục và tâm linh song hành và nhập nội vào nhau dễ dàng, vì đồng điệu để đồng hành trong đạo lý Việt tộc, quyện vào nhau như đồng đôi, đồng lứa, vì cùng đồng tâm trong đạo đức biết hy sinh cho các thế hệ mới, non, trẻ, mai, hậu...

Đồng thoại

Đồng bào, là tri thức khi Việt tộc kể cho nhau nghe qua bao thế kỷ, qua bao thế hệ chuyện thuở Việt tộc dựng nước, Lạc Long Quân và Âu Cơ có 100 trứng, thành 100 đứa con biết gọi nhau là đồng bào, cùng cha cùng một bào thai mẹ.

Việt tộc kể cho nhau nghe thêm bao chuyện khác, nào là Sơn Tinh, Thủy Tinh của một quê hương có núi trên đất, có nước ngoài khơi, nên Việt tộc gọi quê hương mình là Đất Nước…

Huyền thoại thì không thuộc về phạm trù của khoa học chính xác, nhưng khoa học xã hội và nhân văn thì có ý kiến sắc sảo về ảnh hưởng tâm linh của huyền thoại, mặc dầu không xác chứng được tính toán học của huyền thoại.

Đây là một hệ vấn đề thật hay trong khoa học xã hội và nhân văn, vì khi nghiên cứu về huyền thoại đã được trao truyền qua bao thế kỷ, qua bao thế hệ, thì huyền thoại đã trở thành hằng sử, như linh hồn của Việt tộc, như giá trị tâm linh của Việt sử.

Các huyền sử đi lại thong dong trong thư thái của không gian và thời gian của lịch sử, bằng chứng là các huyền sử có mặt trong giáo khoa, giáo trình, giáo án của trường học, làm nên cột xương sống tâm linh cho giáo dục.

Cho nên chỉ có những ai buộc tội huyền thoại của một dân tộc toàn là chuyện mê tín, dị đoan, thì chính họ sẽ lạc vào cõi vô minh trong vô thức, nên vô tri trong vô trí, chóng chày sẽ bị rơi vào hố vô giác rồi trở thành vô cảm trước các giá trị tâm linh, nơi có sự phối hợp linh diệu giữa huyền thoạilịch sử.

Đồng thoa

Đồng bào, sự giao thoa diệu kỳ giữa huyền thoạilịch sử trong cấu trúc tạo chuyện làm nên chất linh ứng của huyền sử, mà nội dung là nâng cao nhân phẩm bằng chiều cao của các giá trị tâm linh, nơi mà thiện sẽ thắng ác, nơi mà sự sống sẽ là sức thông minh của ánh sáng sẽ xua đi tất cả bóng tối của quỷ quyền.

Khi mà mọi bạo quyền tới từ tà quyền đều không có chỗ đứng cạnh nhân phẩm, con người sẽ không cho nó thổi độc chất vào nhân tri, không cho nó biến thành ma quyền với âm binh của nó để hoành hành nhân cách, hãm hại nhân thế. Trong phương trình huyền thoại-lịch sử, thì Việt tộc có Thạch Sanh một thân một mình chém chằn tinh, một công hai việc, không những để cứu công chúa, biểu tượng của cái đẹp ; mà còn cứu dân tức là cứu người, cứu đồng bào của mình.

Đồng thể

Đồng bào, là thực thể sinh động từ huyền sử, tích hằng sử làm nên nhân dạng của Việt tộc, nó luôn bị sát hại bởi bạo quyền sẵn sàng sát nhân, mà sát thủ là tà quyền đã thành cuồng quyền trong ma lộ của nó.

Chúng giết đồng bào, nơi mà mọi con dân Việt có đồng mẹ, đồng cha, đồng thai, đồng tổ, đồng tông, đồng tích… nơi mà tương thân và tương trợ chỉ là một trong đồng lòng, đồng tâm, đồng quyết, đồng hành… để giữ đất, giữ nước, giữ tiền đồ của t tiên, giữ tương lai cho ma hậu.

Chúng tráo trá vào đó diệntà, ma tướng, quỷ dạng của đồng phạm, đồng lõa, đồng mưu, để đồng đảng trong đồng tội.

Chúng diệt nhân tài là nguyên khí của quốc gia và chỉ thâu nhận đồng phạm để đồng thuyền với chúng trong hệ tham (tham quyền, tham quan, tham ô, tham nhũng, tham tiền).

Chúng khử nhân tính đồng bào của bầu ơi thương lấy bí cùng và chỉ tiếp nhận đồng lõa để làm đồng bọn cùng chúng trong hệ bất (bất minh, bất tín, bất lương, bất nhân) mà chia chác với nhau sau khi vơ vét tiền bạc của đồng bào, nạo vét tài nguyên của đất nước.

Chúng triệt nhân lý yêu nước thương nòi của Việt tộc và chỉ thâu phục bọn đồng sàng như đồng chí để đồng mưu với chúng bằng hệ gian (gian dối, gian trá, gian xảo, gian manh) từ phản dân hại nước tới buôn dân bán nước cho Tàu tặc.

Lấy xảo diện thay nhân diện, lấy gian dạng thay nhân dạng, để làm đường đi nước bước của chúng trong tà lộ của ma kiếp.

Đồng thương

Đồng bào, không chỉ là biểu tượng của huyền sử : linh thể của hằng sử Việt ! Mà còn là tiếng nói, vang vang mỗi ngày trên đất nước, chỉ cần nghe tiếng đồng bào để nhận ra giọng đồng hương.

Vậy khi bạn đi xa rồi về lại quê nhà, xóm cũ, làng xưa, các bạn cứ lắng tai nghe tiếng đồng bào trong giọng đồng hương : "mẹ ơi", "bố ơi", "con ơi", "mình ơi" rồi đâu đó có câu trả lời là : ơi !

Thật linh diệu chỉ một âm thôi, ta không cần biết "ơi" là nguyên âm hay phụ âm, vì là con dân Việt, nên ta biết chắc bẩm nó là chủ âm ! Nó làm chủ trong mọi nội lực gắn bó với đồngbào, trong mọi sung lực liên kết với đồng tộc.

Chỉ một chữ : "ơi" thôi thì tiếng đồng bào được nhận ra, giọng đồng hương được nghe thấy. Nghe để thấy chính là tâm lực tạo nên ý lực của những kẻ đồng quê, đồng xóm, đồng làng, đồng vùng, đồng miền…

Vì vậy từ ngay bây giờ các bạn hãy đưa một sự tự tu tập cho chính mình mỗi lần các bạn nghe được tiếng đồng bào, nhận ra được giọng đồng hương được, đó là lúc các bạn nên nhớ tới người nhạc sĩ quý yêu của chúng ta là Phạm Đình Chương, trong ca khúc Xóm Đêm nhé, trong đó có một ca từ mà đồng bào đã thành đồng thương từ lâu lắm rồi : "Nghe không gian tiếng yêu thương nhiều. Hứa cho đời thôi đìu hiu…".

Xóm Đêm - nhạc Phạm Đình Chương - tiếng hát Họa Mi

Các bạn nhớ tự tu tập nhé !

---------------------------

Đồng luận 10

dongbao5

Đồng quyết

Đồng bào, là quyết định trọn vẹn của ăn đời ở kiếp với đạo lý Việt một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ, để vĩnh viễn xa lánh kiếp ăn nhờ ở đậu để buôn dân bán nước.

Đồng bào, là quyết đoán trọn lòng vì quê mẹ đất cha với giáo lý Việt bầu ơi thương lấy bí cùng, để hoàn toàn lánh biệt phận ăn tục nói phét để buôn thần bán thánh.

Đồng bào, là quyết tâm trọn trí vì quê tổ đất tông với luân lý Việt bầu ơi thương lấy bí cùng, để hoàn toàn lánh biệt phận ăn vụng nói ngoa để phản dân hại nước.

Đồng bào, là quyết chí loại bạo quyền đang buôn đất, bán đồng, khử tà quyền đang buôn rừng bán biển quê hương, triệt ma quyền đang buôn giống bán nòi cho ngoại xâm.

Đồng nền

Đồng bào, như nền mẹ, nền cha làm nên nền đất, nền nước, nền rừng, nền biển của Việt tộc, nơi mà giống nòi Việt làm nên dân tộc Việt đứng vững, đứng bền trên đó để nhận ra sự thật của hoàn cảnh đất nước, họan cảnh dân tộc, thảm cảnh giống nòi hiện nay trước họa ngoại xâm tới từ Tàu tặc.

Hãy đứng chắc, đứng mạnh trên nền đồng bào này để nhận diện ra các dị diện nội xâm : quỷ quyền độc tài trong phản dân hại nước, tà quyền độc trị trong buôn dân bán nước, ma quyền độc tôn trong buôn tông bán tổ.

Hãy đứng cao, đứng rộng để nhận ra các quái dạng của chúng ; chúng là ma trơi sống nhố nhăng trong biệt phủ, biệt dinh của chúng ; chúng là ma xó sống với túi đầy tiền của đồng bào, với thẻ xanh, quốc tịch ngoại, chuẩn bị luồn chạy khi đất nước vang bước ngoại xâm ; chúng là ma bùn sống chui, sáng làm công an, trưa đánh bạc lận, tối tụ họp với côn đồ, với lưu manh, với du đảng, với xã hội đen chờ khuya khoắt để tự họp rồi toan tính như âm binh trong bóng tối.

Đồng đi !

Đồng bào, là thượng nguồn của Việt tộc sẽ cùng nhau bước đi vào cuộc sống, nhưng có nhiều cách đi : đi tới để đi xa, đi xa để đi rộng, đi rộng để đi cao, mà không quên đi sâu vào đạo lý của chữ nhân.

Có nhân sinh quan của nhân tâm, nhân từ làm rễ cho nhân tính, nhân lý, vì biết thương người như thể thương thân.

Có thế giới quan của nhân đạo, nhân nghĩa làm nguồn cho nhân tri, nhân trí, vì biết uống nước nhớ nguồn.

Có vũ trụ quan của nhân bản, nhân văn làm nguồn cho nhân vị, nhân cách, vì biết ăn ở có hậu, với đồng bào, đồng loại, mà không quên tử tế với môi sinh, đứng đắn với môi trường.

Đi cao, sâu, xa, rộng vì biết học làm người, để biết người biết ta, biết buông bỏ bản năng đói ăn khát uống trong phản xạ ăn tươi nuốt sống, để thấy bằng nhân phẩm là miếng ăn là miếng tồi tàn, để thấu nhân dạng trong ăn coi nồi ngồi coi hướng, vì biết trên biết dưới, biết trước biết sau...

Đồng bào là thượng nguồn trước khi biết đi để xây dựng bờ cõi, giờ đây đã biết đi trên con đường giáo lý : đường mòn nhân nghĩa chẳng mòn.

Đồng vọng !

Đồng bào cũng là nỗi nhớ về đất, về nước của đồng rễ, đồng cội, đồng gốc, đồng nguồn, một khả năng giờ đã thành năng khiếu của đồng tông, đồng tộc, đồng tích.

Dù phải lưu vong xa quê mẹ đất cha, nhưng không hề vong quốc, chưa hề vong thân vì luôn biết đồng vọng về nguồn.

Thi từ của Cao Tần (Lê Tất Điều) đã biến đồng vọng thành đồng nhận ra đồng hương :

"Hôm nay ra biển ngồi ngơ ngẩn.

Nhúng hai giò xuống nước Thái Bình Dương.

Cho hơi ta dạt vào ô bờ Cấp.

Chạm thân ái vào lưng đất mẹ đau thương".

Hàng triệu triệu đồng bào phải bỏ quê hương mà đi tìm tự do, đi tìm nhân quyền để giữ nhân vị trước bạo quyền, tà quyền, ma quyền.

Đồng bào thủa nào của đất mẹ quê cha, giờ là đồng bào của tất cả châu lục, luôn biết đồng vọng để thấu là đất mẹ còn đau thương

Đồng ưu !

Đồng bào trên chặn đường lưu vong để đi tìm tự do, đi tìm nhân quyền, để giữ nhân vị trước bạo quyền, tà quyền, ma quyền, cũng là nỗi đau đáu làm nên từ nỗi khổ niềm đau nơi xứ lạ quê người, vì không được tiếp tục đồng đất, đồng nước, trong đồng quê, đồng hương, với những đồng bào đã ở lại.

Nhận vong để bị mất đồng, nỗi khổ sâu lắng này làm nên nỗi buồn chơi vơi kia, có trong thi từ của Thanh Nam :

"Trôi dạt từ Đông lên cõi Bắc.

Hành trình trơ một gánh ưu tư.

Quê người nghĩ xót thân lưu lạc.

Đất khách đâu ngờ buổi viễn du".

Các đồng bào đang sống trên quê mẹ đất cha : đừng quên các đồng bào của mình đang bị trôi dạt ; đừng quên các đồng bào của mình đang trơ một gánh ưu tư ; đừng quên các đồng bào của mình đang xót thân lưu lạc ; đừng quên các đồng bào của mình đã đâu ngờ buổi viễn du nhé !

Đồng nguôi !

Đồng bào trên chặng đường lưu vong để đi tìm tự do, đi tìm nhân quyền, đi tìm cõi sống để tiếp tục được sống khôn chết thiêng, vì ai rồi cũng phải chết, sống nay chết mai mà !

Nhưng qua đời có đồng bào, với đồng bào có khác không với qua đời vắng đồng bào, trống đồng bào ?

Câu trả lời có hay không đã lắng trụ ngay trong tâm hồn của mỗi con dân Việt : khi còn sống bạn có tấm lòng gì với nội hàm, với giá trị, với ý nghĩa về hai chữ : đồng bào.

Nếu bạn không nhận ra nội hàm, không thấy được giá trị, không thấu rõ ý nghĩa của hai chữ : đồng bào thì chắc bạn sẽ buồn lắm khi lìa đời.

Bạn hãy đọc thật chậm để nghe thật sâu tâm trạng của thi sĩ Du Tử Lê bằng giai điệu của nhạc sĩ Phạm Đình Chương :

"Khi tôi chết hãy mang tôi ra biển…

Ngược trôi đi đưa hình hài trở về…

Bên kia trời là quê hương tôi đó…

Ngày nào ta trở về để ta thấy quê hương lần cuối…

Thả tôi đi cho hồn người được nguôi…".

Khi tôi chết hãy mang tôi ra biển (thơ Du Tử Lê - nhạc Phạm Đình Chương) - tiếng hát Anh Khoa

Chỉ khi hình hài trở về quê hương tôi đó… thì hồn người được nguôi bạn à !

Đồng khơi !

Đồng bào, cũng là tư tưởng để dẫn dắt Việt tộc biến nhân tri của nhân loại thành nhân Việt để đẩy cổng hẹp của ngăn sông cấm chợ, của biên giới bế môn tỏa cảng mà mở rộng cửa tâm hồn mình với luận thi của Bùi Giáng : đã mở cõi thì đừng ngăn miền.

Đồng bào, như tư tưởng rộng mở của hằng trăm con, biết lên rừng để nhìn từ cao mà nhìn xa trông rộng, biết xuống biển để ra khơi, để đi một ngày đàng học một sàng khôn.

Đừng khung hai chữ đồng bào trong rọ cá, chuồng chim, mà nghe để thấy trong hai chữ đồng bàonhưđể ra khơi mà thấy mặt trùng dương, để đồng bào là đồng vận của hội trùng dương của Việt tộc biết hòa chung vào nhân loại.

Đồng cùng !

Đồng bào nếu là tư tưởng ra-khơi-để-thấu-trùng khơi thì hãy nhận thêm một nghĩa mới : tổng thể vô biên, nơi mà đồng bào là tổng thể trọn vẹn của Việt tộc nhưng là một tổng thể của vô biên, của vô tận, của vô cùng, để luôn được làm chủ thể để chủ động mà biết hỏi người để khôn lên, như thi từ của Tô Thùy Yên : Hỡi ai bên cõi vô cùng tận ?

Phạm trù vô cùng tận là nội hàm của tự do, để tự do đi tìm công bằng mà thấy cho rõ bác ái. Trong bác ái có vị tha, có từ bi, có cả thông minh luôn biết vấn nạn về chính số phận của chính mình, nơi mà nhân sinh ngập thăng trầm, nơi mà nhân thế đầy khổ ải, nơi mà thi sĩ này đã gởi tới nhân loại một thông điệp hãy cẩn trọng trước bạo quyền, trước tà quyền, trước ma quyền. Nơi mà thi sĩ đã gởi được tâm can của mình : "Có thấy lòng ta những đảo điên".

Hỡi đồng bào ! Hãy nhận ra những đảo điên trong thực tại của Việt tộc mà tỉnh giấc ! tỉnh giấc ! tỉnh giấc !

Đồng chất !

Đồng bào dường như là tinh chất Việt được trao truyền bởi tổ tiên Việt trải qua bao thăng trầm ngay trên đất nước Việt, ngay trên giòng sinh mệnh Việt, luôn được giữ như là nguyên chấtViệt.

Kết tinh giữa tinh chất Việt ở thượng nguồn thủa dựng nước và nguyên chất Việt tại hạ nguồn thời giữ nước đặt mỗi con dân Việt trước chọn lựa sắc nhọn giữa : còn và mất !

Còn đất, còn nước thì còn tinh chất Việt nguyên chất Việt, ngược lại mất đất, mất nước bởi ngoại xâm thì tinh chất Việt sẽ tan nguyên chất Việt sẽ tiêu !

Đây là một chọn lựa giữa sống còn trong độc lập và bị đồng hóa để nhận kiếp nô lệ.

Từ đây phải nhận cho ra để nhìn cho thấu là : mọi bạo quyền độc tài phản dân hại nước chỉ là lũ vong hồn, mọi tà quyền độc trị buôn dân bán nước chỉ là đám vong quốc, mọi ma quyền độc trị buôn tông bán tộc chỉ là bọn vong thân.

vong hồn, vong quốc, vong thân là một tập hợp âm binh đã mất không những quê mẹ đất cha, mà đã mất luôn tâm hồn của đạo đức và trí tuệ của đạo lý, tệ hơn nữa là chúng đã mất giòng, mất giống trong mạt kiếp của vong nô.

Đồng mình !

Đồng bào mở ra ít nhất ba cánh cửa để mỗi tâm hồn Việt không còn là một cá thể riêng rẽ bị cô lẻ ngay trong cuộc sống, để mỗi con dân Việt không còn là một cá nhân đơn độc để phải cô đơn ngay giữa nhân thế.

Cánh cửa thứ nhất của đồng bào đã mở giúp tôi rời nhà tù ích kỷ của chính cái tôi vị kỷ, nơi mình đang lạ lẫm trong thiên hạ của ai chết mặc ai.

Khi cánh cửa thứ nhất đã mở ra nhận thức : chung quanh tôi đã có đồng bào tôi, mà đồng bào tôi đã có trước khi tôi sinh ra đời, đồng bào đã có từ lâu ; ở đây cánh cửa thứ nhì sẽ mở ra để dắt cái tôi tới gặp cái ta. Mà cái ta là số nhiều có liên kết, không còn là số lẻ trong lẻ loi, cái ta là một số nhiều mang keo sơn của tương thân, tương trợ. Từ đây cái tôi ích kỷ được thay bằng cái tôi có trách nhiệm với đất nước, có bổn phận với đồng bào ; mà cũng từ đây cái tôi mới này không còn sợ bị chết đuối giữa giòng mà không có ai chung quanh để cứu vớt rồi cưu mang mình.

Đến cánh cửa thứ ba thì cái ta nhận ra một sung lực mới đang chờ nó, đó chính là cái mình, chính là cái chung để bảo vệ mọi cái ta, mọi cái tôi, vì cái mình này sẽ là nền của cái ta để làm nên tường vách cho cái tôi, để chính cái mình là mái, là nóc che chở cái tôi khỏi phải bụi đời, không phải chịu kiếp oan hồn khi rời nhân thế.

Ngạn ngữ "nhờ duyên ta biết quê mình nơi đây" giờ được cho phép chuyển thân để đổi thế, để trở thành : "nhờ mình ta biết cái ta nơi này"… 

Đồng thạo !

Đồng bào không phải là một biểu tượng xa xưa đã chết lặng trong một huyền thoại xa xăm, mà ngược lại Đồng bào là hình tượng sinh động luôn được vận động trong thử thách để được vận hành ngay trong thăng trầm trước họa ngoại xâm đang de dọa giống nòi, đang tìm mọi cách để diệt đồng tộc, hủy đồng tông, triệt đồng nòi, giết đồng giống.

Đồng bào, hình tượng sinh động tự vận động tới vận hành thấy rõ trong Hội Nghị Diên Hồng của đời Trần, biết vận động đồng quyết, biết vận hành đồng lòng mà đánh cho quỵ, cho sụp quân Nguyên ; dù chúng có hung hãn với bất cứ nơi nào trên thế giới, nhưng chúng phải đổ, phải rụng ngay trên đất Việt.

Như vậy hai chữ đồng bào của đồng tông, đồng tộc, đồng giống, đồng nòi đã và sẽ được đặt trên thế kiềng ba chân : chân thứ nhất của thông thái lấy vốn đồng bào của tổ tiên để giải quyết chuyện sống còn hiện tại của tổ quốc ; chân thứ nhì của thông minh lấy vốn đồng bào để dựng lên đoàn kết của cả một dân tộc ; chân thứ ba của thông thạo lấy vốn đồng bào để chế tác ra sức mạnh toàn dân để đánh thắng giặc.

Khi mỗi con dân Việt muốn vận động để vận hành công cuộc cứu nước để giữ nước thì phải vận não bằng phương trình đồng bào thông thái-thông minh-thông thạo.

Đồng sáng !

Đồng bào là hiện thể sinh động vì là rễ của cội tâm linh Việt tộc, hai chữ Đồng bào khẳng định một nội hàm, một giá trị, một tư tưởng hoàn toàn nghịch chiều, nghịch hướng để luôn luôn nghịch lý, nghịch luận với đồng hóa. Vì đồng hóa là ý đồ tới từ ý muốn thâm, độc, ác, hiểm của ngoại xâm để làm xấu, tồi, tục, dở từ nội dung tới nội chất thực thể đồng bào.

Mưu ma chước quỷ của đồng hóa luôn đi trên tà lộ của ma đạo tha hóa : Tha hóa để đồng hóa ! Tha hóa với sự thông đồng của nội xâm : bạo quyền độc đảng phản dân hại nước, tà quyền buôn dân bán nước, ma quyền buôn tông bán tổ.

Từ đây, con dân Việt phải biết hóa giải ý đồ đồng hóa bằng cách xóa giải ý định tha hóa Việt tộc của ngoại xâm Tàu tặc. Mà quá trình hóa giải để xóa giải có trong phương trình của hệ sáng : lấy sáng kiến phải cứu nước để tự cứu mình, biến thành sáng lập ra các phong trào đấu tranh để giữ nước, để giữ giống nòi mà chống đồng hóa.

Tận dụng liên kết giữa sáng kiến sáng lập để cho ra đời những sáng tạo ngay trong xã hội dân sự bằng tri thức mới : lấy nhân quyền làm văn hiến, lấy dân chủ làm văn minh, lấy đa nguyên để chế tác ra văn hóa đa dũng, đa trí, đa tài, đa năng, đa hiệu…

Khi hệ sáng (sáng kiến, sáng lập, sáng tạo) kết hợp cùng hệ văn (văn hiến-văn minh-văn hóa) mới này sẽ biến đồng bào thành đồng sáng trong công cuộc cứu nước để giữ nước.

Đồng đặc !

Đồng bào là khả năng nhận ra tức khắc gốc, rễ, cội, nguồn của Việt tộc, ngữ pháp đồng bào không hình tượng hóa một vẻ đẹp cao xa, không vinh danh một tấm lòng cao đẹp, không hứa hẹn hão về một cuộc đời hạnh phúc.

Nhưng đồng bào đưa huyền sử gặp hằng sử để Việt sử viết rõ hằng tính của Việt tộc bằng đặc tính của thượng nguồn đồng thai, đồng bào, làm nên hạ nguồn đồng tông, đồng tộc.

Hằng tính đồng bào qua không gian giữ nước, qua thời gian dựng nước mang đậm dấu ấn đặc tính đồng bào làm nên đặc sắc văn hóa Việt, giúp con dân Việt nhận ra đặc thù bản sắc Việt. Khi con cháu Việt nhận ra đồng bào chính là tập hợp của đặc tính-đặc sắc-đặc thù của giống nòi Việt, con cháu Việt sẽ thấy và thấu được đặc ân Việt ngay trong chính huyết quản của mình./.

dongbao00

Đồng_Luận_-_Lê_Hữu_Khóa.pdf

Lê Hữu Khóa

(17/04/2020)

---------------------

lhk0 Lê Hữu Khóa

- Giáo sư Đại học Lille

- Giám đốc Anthropol-Asie

- Chủ tịch nhóm Nghiên cứu Nhập cư Đông Nam Á

- Cố vấn Chương trình chống Kỳ thị của UNESCO Liên Hiệp Quốc

- Cố vấn Trung tâm quốc tế giáo khoa Paris

- Thành viên hội đồng khoa học Viện nghiên cứu Đông Nam Á

- Hội viên danh dự ban Thuyết khác biệt, Học viện nghiên cứu thế giới.

Các công trình nghiên cứu việt nam học của giáo sư Lê Hữu Khóa, bạn đọc có thể đọc và tải qua Facebook VÙNG KHẢ LUẬN-trang thầy Khóa.

Quay lại trang chủ

Additional Info

  • Author: Lê Hữu Khóa
Read 1356 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)