Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Diễn đàn

11/05/2020

Thư ngỏ Đặng Phác Phương : phản nghịch ?

Đặng Phác Phương - Giang Tử

"Thư ngỏ Đặng Phác Phương, con trai cả Đặng Tiểu Bình, gửi đại biểu Lưỡng Hội : phản nghịch không ?"

Ông Đặng Phác Phương, năm nay 76 tuổi, thực ra là một cựu thái tử Đảng (Trung Quốc), bất hạnh vì là nạn nhân cuộc Cách mạng Văn hóa vô sản nên không thể nối nghiệp cha. Ông trở thành nhà hoạt động xã hội nổi tiếng và có uy tín. Tiếng nói của ông thiên về lợi ích nhân dân, đất nước ông. Bức thư này có thể coi là tiếng nói cuối cùng của một con người. Qua bức thư chúng ta cũng thấy được bản chất Trung Quốc và những bức bối trong lòng xã hội Trung Quốc.

dang1

Ông Đặng Phác Phương, năm nay 76 tuổi, thực ra là một cựu thái tử Đảng (Trung Quốc), bất hạnh vì là nạn nhân cuộc Cách mạng Văn hóa vô sản nên không thể nối nghiệp cha. 

***

Dẫn

Trong cuộc Cách mạng Văn hóa (1966-1976), Đặng Tiểu Bình và gia đình bị Mao Trạch Đông nhắm đến. Ông ta bị coi là một người đi đường tư bản. Trong một buổi đấu tố, Đặng Tiểu Bình buộc phải quỳ xuống đất với cánh tay vươn ra sau lưng và đầu bị nắm tóc. Gia đình ông ta chứng kiến khi các sinh viên Đại học Bắc Kinh buộc ông phải thú nhận đã theo cách nghĩ tư bản chủ nghĩa.

deng2

Trong một buổi đấu tố, Đặng Tiểu Bình buộc phải quỳ xuống đất với cánh tay vươn ra sau lưng và đầu bị nắm tóc.

Hồng vệ binh của Mao sau đó bỏ tù con trai trưởng của Đặng Tiểu Bình là Đặng Phác Phương, sinh viên khóa Vật lý đại học Bắc Kinh. Anh ta bị tra tấn và ném ra khỏi cửa sổ tòa nhà ba tầng tại Đại học Bắc Kinh năm 1968, nhưng một số nguồn tin khác cho rằng anh ta có thể đã ngã hoặc nhảy ra khỏi cửa sổ cách mặt đất 8 mét vì bị nhốt trong phòng thí nghiệm có chứa phóng xạ hạt nhân. Lưng anh bị gãy, anh được đưa đi cấp cứu tại bệnh viện, nhưng bị từ chối nhập viện. Sau đó chuyển anh đến một phòng khám khác, kết quả anh bị tê liệt nửa dưới cột xống. Anh ta phải sử dụng xe lăn suốt đời

Ngày 30/10/2018 : Đặng Phác Phương, lúc này là Chủ tịch Liên hiệp Hội người Khuyết tật Trung Quốc, góp ý với Đảng :

"Chúng ta phải tìm kiếm sự thật từ thực tế, giữ cho đầu óc tỉnh táo và biết vị trí của chính mình", Đặng Pufang, con trai trưởng của Đặng Tiểu Bình, cho biết trong một bài phát biểu gần đây không được công khai nhưng đã được tờ South China Morning Post thu âm. "Chúng ta không nên độc đoán hống hách hay hạ thấp giá trị bản thân".

 

dang2

Cách nói "chúng ta" có thể hiểu hai cách, theo thói quen các chính trị gia cộng sản. Cách thứ nhất, thực ra có nghĩa "các anh/các vị/đồng chí" nhưng ghép Người Nói vào thành "chúng ta" cho đỡ gay gắt. Cách thứ 2 có nghĩa : người nói là "đồng chí" với người nghe, ở đây hiểu là Đặng Phác Phương cũng là đảng viên, và nói với Đảng.

Trên mạng internet hiện nay đang lưu hành bức thư ngỏ của Đặng Phác Phương viết ngày 30/4/2020 gửi đại biểu Lưỡng Hội Trung Quốc sắp họp ở Bắc Kinh

Bức thư chỉ ghi tựa đề là "Toàn dân Trung Quốc nên đọc : Bức thư công khai con trai Đặng Tiểu Bình là Đặng Phác Phương viết cho đại biểu Lưỡng Hội sắp diễn ra tại Bắc Kinh" .

Chúng tôi nhận thấy người dịch theo bản tiếng Anh đã ghi tên tác giả phiên âm sai của ông là "Đặng Phổ Phương". Mặt khác, bản dịch không ghi tựa đề bức thư. Tôi đối chiếu nguyên văn Hán ngữ trên mạng China và bổ sung ghi chú đầy đủ như sau.

Nguyên văn bức thư là :

邓朴方给两会代表的一封信:都反了

(Đặng Phác Phương gửi đại biểu Lưỡng Hội một phong thư : phản nghịch không ?)

Lưỡng Hội gồm :

Hội thứ 1 là Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc" viết tắt là Nhân Đại, là cơ quan quyền lực tối cao, cơ quan lập pháp quốc gia (nghe giông giống Quốc hội bên xứ ta), với 2.980 nghị sĩ tại khóa XIII năm 2018, là cơ quan nghị viện bự nhất trên thế giới.

Hội thứ 2 là "Trung Quốc Nhân dân Chính trị Hiệp thương Hội nghị, viết tắt "Chính hiệp", chia nhiều cấp từ Toàn quốc tới Địa phương, là một cơ quan cố vấn chính trị của Trung Quốc (giống như là Mặt Trận Tổ Quốc Trung ương của Việt Nam). 

Toàn văn Bức thư ngỏ như sau :

(chúng tôi đặt tiểu đề ngắn gọn in hoa, tóm tắt tất cả 15 điều kiểu Tàu) :

Lời phi lộ

"Các vị đại biểu, các vị ủy viên Lưỡng Hội. 

Nhân Đại và Chính Hiệp sắp diễn ra, trong thời kỳ đặc biệt này, tôi biết tâm trạng của mọi người gần đây rất phức tạp, trong lòng có rất nhiều nghi vấn mà chưa có đáp án, có những lời muốn nói mà không dám nói, có những vấn đề muốn hỏi nhưng lại không dám hỏi, thậm chí đến Bắc Kinh tham gia Lưỡng Hội đều run rẩy bồn chồn. Tâm tình của mọi người tôi có thể hiểu được. 

Mười năm gần đây, do điều kiện sức khỏe, tôi không có hỏi nhiều đến chuyện chính sự. Tuy nhiên mấy năm gần đây tại Trung Quốc phát sinh rất nhiều đại sự, có những chuyện lớn còn liên quan đến an nguy của quốc gia, nếu như những lúc này không có ai đứng lên nói, có thể sau này muốn nói cũng không có cơ hội để nói nữa rồi.

Do trình độ văn hóa có hạn, hôm nay tôi viết cho mọi người bức thư công khai, chủ yếu muốn đưa ra một số vấn đề để mọi người tham khảo : 

1. Vì nhân dân hay vì nhà cầm quyền ?

Với vai trò là đại biểu Lưỡng Hội, việc bảo vệ lợi ích của nhà nước và nhân dân quan trọng hay bảo vệ quyền vị của một nhà chuyên quyền nào đó quan trọng ? 

2. Đảng đặt ra tội "khi quân" ?

Hiến pháp quy định rõ ràng, đại biểu Lưỡng Hội có quyền giám sát và sửa chữa các quyết định sai trái của chính phủ trung ương, thế nhưng mấy năm trước, trung ương lại đưa ra "tội đổ oan" và "tội không biết kính sợ". Trong tình trạng như vậy, mọi người thấy ý nghĩa của đại biểu Lưỡng Hội là gì ? 

3. Nhất tôn hay độc tôn ?

Nhà cầm quyền muốn là "Nhất tôn" (người có quyền lực cao nhất. Xin hỏi các vị đại biểu, người có quyền lực cao nhất nước ta rút cục là Hoàng đế của hoàng gia nối dõi ? hay là Tổng thống do dân bầu ? hay Tổng bí thư do nội bộ Đảng bầu ra ? Nếu như đều không phải, thế thì họ là "’Nhất tôn" của ai đây ? 

4. Đất nước của ai ?

Đối diện việc Trung ương lặp đi lặp lại sai lầm, Đảng viên đưa ra ý kiến thì lại là "đổ oan trung ương", dân chúng đưa ra ý kiến thì gọi là "lật đổ". Xin hỏi các vị đại biểu, đất nước của chúng ra rút cuộc là đất nước của ai ? 

5. V iêm phổi Vũ Hán – ai chịu trách nhiệm chứ ?

Viêm phổi Vũ Hán đã lan ra toàn thế giới, liệu có phải trung ương đã trì hoãn thời gian phòng ngừa và kiểm soát dịch bệnh ? và liệu có phải đã che giấu công chúng chân tướng về dịch bệnh ? Chúng ta liệu có nên có một lời giải thích với nhân dân toàn thế giới ? Ai nên phải chịu trách nhiệm chính cho việc dịch bệnh lần này bị mất kiểm soát ? 

6. Ai chịu trách nhiệm quan hệ Mỹ-Trung ngày càng xấu"

Mối quan hệ Mỹ–Trung tiếp tục căng thẳng và xấu đi, lãnh đạo chủ chốt trung ương lại nên chịu trách nhiệm gì ? 

7. Ai phá vỡ cục diện ổn định Hồng Kông ?

Biến động tại Hồng Kông đã kéo dài gần 1 năm rồi, rút cục ai đã phá vỡ cục diện tốt đẹp một quốc gia hai chế độ của Hồng Kông ? Lãnh đạo trung ương lại cần gánh vác trách nhiệm gì ?

8. Ai độc đoán đặt ra kế hoạch "Nhất Đới – Nhất Lộ" ?

Đầu tư một cách vô lý "Một vành đai – một con đường", không thông qua sự phê chuẩn của toàn dân, không quan tâm đến kinh tế và đời sống quốc dân.

9. Ai chịu trách nhiệm khi dự án xây dựng đổ bể ?

Không thông qua toàn dân phê chuẩn, cũng không thông qua chuyên gia thảo luận, lãnh đạo trung ương chỉ dựa vào kiến nghị của mấy con người liền quyết định đầu tư hàng trăm tỷ (nhân dân tệ) xây dựng khu Hùng An mới, đây là loại hành vi gì ? đến nay dự án đã phá sản rồi, trách nhiệm này nên là ai đứng ra chịu ? 

10. Tại sao quan hệ Đại lục-Đài Loan ngày càng xa cách ?

Đài Loan và Đại lục tại sao ngày càng xa cách ? Trung ương đối với việc này nên chịu trách nhiệm gì ? 

11. Doanh nghiệp nước ngoài rút chạy… ai chịu trách nhiệm ?

Lượng lớn doanh nghiệp nước ngoài rút khỏi Trung Quốc, lượng lớn doanh nghiệp tư nhân đóng cửa, điều này có liên quan đến chính sách sai lầm của trung ương ? nếu như không, thì trách nhiệm này ai nên gánh ? 

12. Lãnh đạo độc quyền sửa hiện pháp thay đổi nhiệm kỳ

Lãnh đạo đương nhiệm mượn quyền nắm trong tay sửa đổi hiến pháp hủy bỏ chế độ nhiệm kỳ, đây là loại hành vi gì ? Nếu như ai có quyền đều có thể lập pháp vì bản thân, thì hiến pháp nhà nước còn có tác dụng gì ? 

13. Tại sao kế hoạch kinh tế lạc hậu, vì cá nhân hay vì dân ?

Trung ương đã đưa ra quyết định, chuẩn bị áp dụng mô thức kế hoạch kinh tế sớm đã bị thế giới đào thải từ lâu, đây rút cuộc vì để củng cố quyền lực chính trị cá nhân ? hay xuất phát từ việc nghĩ cho lợi ích của người dân ? 

14. Uy tín Trung Quốc ngày càng mất, ai chịu trách nhiệm ?

Mấy năm nay, hình tượng của Trung Quốc đối với quốc tế đã trượt xuống ngàn dặm, tín dụng quốc gia đã biến mất, trách nhiệm này nên là ai đứng ra gánh vác ? 

15. Tại sao đảng bao vây khống chế một số đảng viên tốt ? lời kêu gọi đại biểu Lưỡng Hội.

"Vì để ngăn cản những đồng chí cũ đề xuất hoạt động triệu tập cuộc họp mở rộng Bộ chính trị, trung ương ngang nhiên huy động quân cảnh đẩy một nhóm đồng chí cả các thành viên hiện tại của đảng, chính phủ và quân đội vào diện "chăm sóc đặc biệt", gọi là "chăm sóc đặc biệt", trên thực tế là hạn chế liên lạc, hạn chế hoạt động tự do, hạn chế khách đến thăm, đây là loại hành vi gì ? và lại là ai nên gánh trách nhiệm ? Các vị đại biểu, trên vai các vị là niềm tin được trao bởi Đảng và Nhân dân, trước việc liên quan đến sinh tồn của quốc gia, tôi tin rằng mọi người đều sẽ không hồ đồ. Khi mà các vị thực hiện quyền biểu quyết của mình, nên có trách nhiệm với nhân dân, có trách nhiệm với quốc gia, có trách nhiệm với lịch sử, chứ không phải có trách nhiệm với nhà cầm quyền nào. Nếu không, chúng ta đều trở thành tội nhân thiên cổ. 

Cuối cùng, chúc các vị đại biểu mạnh khỏe ! 

Chúc đại hội thành công viên mãn !" 

Ký tên

中共黨員鄧樸方

(Trung Quốc đảng viên : Đặng Phác Phương)

2020430,日寫於北京

(30/4/2020, viết tại Bắc Kinh)

Lời kết

Lưu ý rằng ông Phương viết họ tên mình bằng chữ phồn thể (thời phong kiến) bất chấp báo chí viết tên ông ta theo chữ Giản thể (từ thời Mao cải tiến) !

Ông Đặng Phác Phương, năm nay 76 tuổi, thực ra là một cựu thái tử Đảng Trung Quốc, bất hạnh vì là nạn nhân cuộc Cách mạng văn hóa vô sản nên không thể nối nghiệp cha. Ông trở thành nhà hoạt động xã hội nổi tiếng và có uy tín. Tiếng nói của ông thiên về lợi ích nhân dân, đất nước ông. Bức thư này có thể coi là tiếng nói cuối cùng của một con người. Qua bức thư chúng ta cũng thấy được bản chất Trung Quốc và những bức bối trong lòng xã hội Trung Quốc.

Bức thư này coi như một "tối hậu thư", một bản cáo trạng.

(Bản Việt ngữ ghi theo : New Highland Vision).

Giang Tử

Nguồn : VNTB, 11/05/2020

____________

Chú thích :

Trên mạng hiện lưu hành bản dịch như trên với tên tác giả Đặng Phổ Phương, chắc người dịch đã phiên âm nhầm dựa bản tiếng Anh "Deng Pufang". Tên đúng của ông này là "邓朴方" (giản thể) hoặc 鄧樸方 (phồn thể) phiên âm Hán Việt là Đặng Phác Phương mới đúng (xem bản Hán ngữ)

Hiện nay ông Phương có vợ và không có con vì tật nguyền.

Ông Phương có 4 người em, đều là kỹ sư, bác sĩ, họa sĩ, tiến sĩ doanh nhân, trong đó một em gái làm tới chức cao nhất là Thứ trưởng Bộ Khoa học.

(Nguồn tham khảo FB Phùng Hoài Ngọc).

Quay lại trang chủ

Additional Info

  • Author: Giang Tử, Đặng Phác Phương
Read 710 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)