Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Diễn đàn

05/07/2020

Hồng Kông : Bắc Kinh siết mạnh hay siết nhẹ, that is the question

Nhiều tác giả

Vì sao Bắc Kinh ban hành Luật an ninh Hồng Kông ?

Trương Nhân Tuấn, 05/07/2020

Có nhiều lý do để Trung Quốc ban bố Luật an ninh quốc gia khu vực Hong Kong. An ninh quốc gia cũng có mà chính trị cũng có.

hongkong1

Đảng cộng sản Trung Quốc lo ngại các yêu sách "dân chủ", "độc lập"... lây lan qua các tỉnh, địa phương lân cận (Vân Nam, Quảng Đông... vốn có truyền thống "độc lập" từ xưa.

Các cuộc biểu tình, với đủ các sắc thái yêu sách, từ việc yêu cầu Bắc kinh tôn trọng "quyền độc lập về tư pháp" xảy ra hồi năm ngoái, cho tới các phong trào dân chủ, phong trào "Hong Kong độc lập"... xảy ra gần đây mà cường độ mỗi ngày một gia tăng, người tham gia ngày thêm đông đảo, tuần nào cũng có biểu tình, bạo động...

Dĩ nhiên lãnh đạo Đảng cộng sản Trung Quốc lo ngại các yêu sách "dân chủ", "độc lập"... lây lan qua các tỉnh, địa phương lân cận (Vân Nam, Quảng Đông... vốn có truyền thống "độc lập" từ xưa. Trong khi các vùng "tự trị" như Tây tạng, Tân cương... mặc dầu đàn áp sắt máu nhưng tình hình còn lâu lắm mới ổn định.

Kinh tế không còn là điều cản trở vì "trọng lương" GDP của Hong Kong hiện nay thua xa Thẩm quyến ở kế bên. Trung Quốc cũng không lo ngại Mỹ trừng phạt (kinh tài hay tiền tệ), đơn giản vì "ném chuột bể đồ". Tài phiệt Mỹ "dính chân" ở Hong Kong khoảng 400 tỉ đô la đầu tư và lợi nhuận là 300 tỉ năm.

Câu hỏi là vì sao ra luật An ninh quốc gia Hong Kong trong lúc này ?

Theo tôi, như đã bàn hôm trước, "thời cơ" là yếu tố quan trọng hàng đầu. Nhiệm kỳ của Trump mở ra cho Trung Quốc một cơ hội ngàn năm một thuở để thực hiện một số tham vọng địa chính trị trong khu vực. Báo chí đăng tin Tập Cận Bình ủng hộ Trump thắng cử thêm nhiệm kỳ nữa là điều dễ hiểu.

Trung Quốc mọi cách phải "triệt tiêu" mầm mống đòi dân chủ và độc lập ở Hong Kong. Việc này, nói như viên chức Việt Nam, "càng để lâu càng khó"... Vì "dân chủ", "độc lập"... như bịnh Covid19, lây lan rất nhanh.

Tuy nhiên, tôi có nói hôm qua. Việc ra luật An ninh quốc gia của Bắc kinh có thể "lợi bất cập hại". Không phải do phản ứng từ Mỹ mà từ các nước Tây phương, nhứt là các quốc gia Anh, Úc, Canada, Tân Tây lan, Ấn độ... các quốc gia thuộc khối Thịnh vương chung, cùng "tôn thờ" Nữ hoàng.

Tập cận bình "bội ước" với Anh, dĩ nhiên Anh không còn tôn trọng Tuyên bố chung 1997.

Bước đầu, thấy được, qua việc Thủ tướng Anh Boris Johnson hôm rồi cho biết Anh sẽ ban giấy thông hành Anh (lãnh thổ hải ngoại) cho khoảng 3 triệu dân Hong Kong. Điều này hiển nhiên Anh quốc đã khẳng định trách nhiệm của Anh quốc đối với "thần dân" của Nữ hoàng. Vụ này Bắc kinh tức thì lên tiếng phản đối, cho rằng Hong Kong là vấn đề "nội bộ" của Trung Quốc. Nhưng Trung Quốc "hả miệng mắc quai".

Điều ta (rất có thể) sẽ thấy sắp tới, khi các "nghị sĩ" trẻ của Hong Kong thành lập một hình thức "Nghị viện lưu vong". Điều này chính đáng vì những người này "đại diện thật sự" cho dân Hong Kong, được dân ở đây lựa chọn bằng lá phiếu.

Điều ta hy vọng (cho Trung Quốc một cây búa) các quốc gia Châu Âu "nhìn nhận" Nghị viện lưu vong là đại diện chính đáng "quyền" và "lợi ích" của Hong Kong. Tức là tài sản của Hong Kong (tòa lãnh sự, cơ ngơi, tài sản các ngân hàng Hong Kong ở hải ngoại... sẽ "giao" cho "Nghị viện lưu vong" quản lý. Việc này tương tự tài sản của Venezuela hải ngoại giao cho tổng thống Juan Guaidó...

Điều này sẽ rất cần thiết. Ước lượng có khoảng 2 triệu dân Hong Kong tị nạn cần sư trợ giúp tài chánh trong vài năm đầu định cư nơi xứ khác. Nghị viện lưu vong phải có ngân sách để "bảo hộ" các "công dân" của họ.

Trương Nhân Tuấn

Nguồn : nhantuan.truong, 05/07/2020

*******************

Hong Kong : Trung Quốc có nguy cơ ‘xôi hỏng, bỏng không’

BBC, 04/07/2020

Luật an ninh quốc gia cho Hong Kong có thể khiến Trung Quốc sẽ tự chuốc lấy nhiều mối hại hơn là có lợi, theo nhận định của một số nhà quan sát Việt Nam.

hongkong2

Hong Kong : hàng trăm người bị bắt vì biểu tình ngày 1/7

Từ Hà Nội, cựu Trung tá Quân đội nhân dân Việt Nam, nhà nghiên cứu Trung Quốc, bà Nguyễn Nguyên Bình nói với BBC :

"Việc mà Trung Quốc thay đổi chính sách này là do tại chính Trung Quốc chứ không phải tại nhân dân Hong Kong, khi đưa ra luật dẫn độ, thì họ đã dần dần biến Hong Kong từ lời hứa về một quốc gia, hai chế độ, với các luật dần dần được đưa vào, đã biến Hong Kong trở thành 'một quốc gia, một chế độ' chứ làm gì còn là hai nữa".

"Tôi nghĩ rằng cái này sẽ gây chính sự thiệt thòi cho Trung Quốc, tại vì Trung Quốc muốn Hong Kong là một trung tâm tài chính, rồi trung tâm thương mại để thu hút những giao lưu tài chính, thương mại thì Trung Quốc có lợi.

"Nhưng Trung Quốc bây giờ một mặt lại muốn là quản lý giống như là trên lục địa, thế thì rõ ràng là Trung Quốc quá tham vọng tức là cái việc gì cũng muốn, thế cho nên có nguy cơ rất cao là xôi hỏng mà bỏng cũng không.

"Thế giới và khu vực từ nay sẽ càng suy nghĩ khác về Trung Quốc, như dân Đài Loan đã nói rồi rằng càng đối xử với Hong Kong như thế, thì người ta sẽ càng không tán thành việc 'về với Trung Quốc' theo mô hình mà Trung Quốc lâu nay nói là 'một quốc gia, hai chế độ' đó, và nay không bao giờ họ chịu trở về với Trung Quốc.

"Tôi nghĩ rằng con người, cũng như quốc gia, khi quá tham vọng, tham vọng chồng thêm tham vọng thì có thể sẽ trở nên mù quáng và sẽ không còn có thể phân biệt được giới hạn, mức độ nữa. Bây giờ Trung Quốc bộc lộ quá nhiều tham vọng, cái gì cũng muốn vơ vét cho mình thì thế giới bây giờ càng ngày càng mất lòng tin vào họ.

hongkong3

Người biểu tình gây rúng động Hong Kong trong nhiều tháng ròng vào năm 2019

'Hoàn toàn tước đoạt'

Từ Sài Gòn, nhà báo tự do, nhà hoạt động Sương Quỳnh bình luận với BBC :

"Theo tôi luật an ninh quốc gia với Hong Kong mà Trung Quốc vừa đưa ra đã hoàn toàn tước đoạt quyền tự chủ của nhân dân Hong Kong, do đó ngay lập tức kèm với những vụ bắt bớ hàng trăm người trên thực tế ngay từ hôm 01/7 và có thể sẽ không ngừng lại, đã làm cho người dân Hong Kong hoàn toàn bị mất đi quyền dân chủ của mình, không còn như những gì Trung Quốc đã ký kết với Anh quốc về "một quốc gia, hai chế độ".

"Từ Việt Nam, với nhãn quan của giới hoạt động dân chủ, nhân quyền và xã hội dân sự, tôi thấy rằng mặc dù những bất lợi đang diễn ra với các phong trào ở Hong Kong, người Việt Nam vẫn có thể học hỏi được tinh thần kiên cường và tinh thần trường kỳ đấu tranh, liên tục đấu tranh bền bỉ, ngoài ra họ rất phong phú về những hình thức biểu tình, đấu tranh, trong đó có việc họ liên tục tận dụng quốc tế, đưa vấn đề ra quốc tế, để tạo áp lực liên tục từ bên ngoài, rồi họ biết cách kêu gọi các nước khác hiệp thông, đoàn kết và ủng hộ họ".

"Do đó, mặc dù có thể đã, đang và sẽ còn bị đàn áp, họ sẽ vẫn tiếp tục nhận được sự ủng hộ của khu vực và thế giới".

hongkong4

Một cuộc biểu tình nhỏ diễn ra vào sáng thứ Tư

'Hành xử độc tài'

Từ Paris, hôm 02/7, nhà báo tự do Tường An bình luận với một thảo luận trực tuyến trên Facebook của BBC News Tiếng Việt :

"Chúng ta thấy đây là một hành xử rất độc tài đối với Hong Kong của nhà cầm quyền Trung Quốc. Cách đây hơn một tháng Mỹ đã đưa ra đã cảnh báo đưa ra những biện pháp đối với Trung Quốc nếu như Bắc Kinh thông qua và áp dụng đạo luật mới này.

"Nhưng mà dường như là Trung Quốc tỏ ra không e sợ Mỹ, cho nên mặc dù những lời đe dọa đó, một tháng sau, Trung Quốc vẫn đưa ra một đạo luật mà phải nói là rất đau buồn cho Hong Kong, đau buồn cho cả thế giới tự do, dân chủ…

"Việc Trung Quốc đưa ra đạo luật mới này thì hoàn toàn phản lại đạo luật cơ bản đối với Hong Kong mà Trung Quốc đã ký với Anh quốc cách đây 23 năm… mặc dù nhiều đảng phái, các nhóm hoạt động dân chủ, nhân quyền ở Hong Kong đã đang phải giải thể để tránh trở thành đối tượng bị trừng phạt của đạo luật do Bắc Kinh đưa ra, thì tôi vẫn hy vọng đâu đó sẽ tái xuất hiện những nhà hoạt động để họ khôi phục lại cuộc đấu tranh quan trọng này".

Từ Berlin, nhà báo tự do Lê Mạnh Hùng nói với tọa đàm này về việc vì sao thế giới quan tâm tới Hong Kong, ông nói :

"Tôi không cho rằng từ trước đến nay các nước trên thế giới chỉ nước nào thì biết nước đó…, bởi vì việc cạnh tranh giữa các mô hình xã hội, cạnh tranh về mặt kinh tế luôn luôn xảy ra, cạnh tranh bao gồm việc chứng minh phần ưu việt của mình, đồng thời chỉ thấy rõ phần yếu của đối thủ.

"Trung Quốc bây giờ đang trên đà lấn lướt, Trung Quốc bây giờ có thể nói là đặt tất cả lên bàn, gọi là chơi bài ngửa, khi mà họ đã có thời gian dài thu mình lại, thì tất cả các nước khác cũng phải thể hiện mình và cũng phải có tác động thế nào đó để xu hướng của Trung Quốc không lấn át xu hướng của thế giới, phương Tây, thành ra Châu Âu vì sao xa vời thế mà vẫn quan tâm đến Hong Kong.

"Người ta không muốn một mô hình xã hội nào đó mà người ta thấy không phù hợp mà có cơ hội lan tỏa khắp thế giới, và điều này chúng ta đã thấy thời Chiến tranh lạnh ngày xưa đã có và tuy bây giờ Chiến tranh lạnh không còn, nhưng các cường quốc vẫn có một chính sách như vậy đối với cả thế giới.

"Họ dùng những gì họ đang có, sức mạnh hay cái thô bạo của họ, nhưng đường hướng về lâu dài, căn bản để mà họ thu phục lòng người thì tôi chưa thấy".

'Quan sát chăm chú'

Từ Hà Nội, nhà hoạt động xã hội dân sự, kỹ sư Nguyễn Lân Thắng nói với BBC về quan tâm của giới hoạt động dân chủ, nhân quyền và dân sự ở Việt Nam, đồng thời đưa ra một so sánh :

"Vấn đề Hong Kong hiện nay là một chỉ dấu, thông tin, sự kiện mà các giới hoạt động dân chủ, tự do, nhân quyền và xã hội dân sự ở Việt Nam quan sát để người ta đón nhận như những ảnh hưởng từ thế giới bên ngoài vào Việt Nam…

"Có thể ở Việt Nam, việc phải đối đầu với Trung Quốc có lẽ đã từ lâu rồi, người Việt Nam có lẽ có nhiều kinh nghiệm hơn người Hong Kong.

"Nhưng mà người Hong Kong lại có sự tiến bộ về mặt xã hội ủng hộ cho phong trào của họ, cũng như là điều kiện về mặt vật chất, về tài lực, về con người thì họ dồi dào hơn là ở Việt Nam rất nhiều, cho nên những bước đi của họ nhanh hơn tiến trình đấu tranh ở Việt Nam".

Cũng trong dịp này, hôm 03/7, hai nhà quan sát thời sự và chính trị khu vực đã chia sẻ đánh giá và tiếp theo là dự phóng của mình về vấn đề Hong Kong, liên quan chính trị Trung Quốc trong tầm nhìn khu vực và quốc tế.

Từ Sài Gòn, luật gia Hoàng Việt nói :

"Tôi cho rằng chắc chắn Trung Quốc đã tính toán kỹ việc thông qua luật an ninh ở Hong Kong như vậy. Và tính toán thì sẽ có mặt lợi và hại. Lợi là Trung Quốc đạt được các mục tiêu của mình. Hại là Trung Quốc sẽ gặp phản ứng từ các quốc gia trên thế giới.

"Vấn đề Hong Kong theo tôi sẽ có nhiều cách nhìn khác nhau. Có thể coi vấn đề Hong Kong thể hiện quan điểm khác biệt giữa Trung Quốc và phương Tây về các giá trị phổ quát như tự do và dân chủ. Nhưng cũng có thể đánh giá vấn đề Hong Kong nằm trong cuộc cạnh tranh Mỹ - Trung. Theo đó thì ta có thể dự đoán rằng chừng nào cuộc thư hùng Mỹ - Trung kết thúc thì vấn đề Hong Kong mới có thể được giải quyết".

Còn từ Viện Nghiên cứu Đông Nam Á (Iseas, Singapore), Tiến sĩ Hà Hoàng Hợp, nhà nghiên cứu cao cấp khách mời của Viện này nêu quan điểm :

"Luật an ninh Hong Kong, thực chất là sự phá bỏ chính sách một nước, hai chế độ mà Trung Quốc đã cam kết với Anh quốc. Phá bỏ cam kết đó, là phá bỏ một cam kết pháp lý quốc tế. Dù vậy, Trung Quốc vẫn cho rằng luật an ninh Hong Kong vẫn duy trì chính sách một nước, hai chế độ - đây là một hành xử bất chấp tất cả, đối đầu với cả thế giới văn minh.

"Tóm lại, tôi cho rằng Bắc Kinh quyết tâm bỏ chính sách một nước, hai chế độ đối với Hong Kong, và Hong Kong sẽ sớm trở thành một phần địa lý đồng nhất như các phần địa lý khác của Trung Quốc".

Nguồn : BBC, 04/07/2020

******************

Trung Quốc phản pháo Canada vì chỉ trích luật an ninh Hong Kong

VOA, 05/07/2020

Trung Quốc ngày th By phn pháo Canada vì ch trích lut an ninh quc gia ca Bc Kinh đi vi Hong Kong. Đây là ln khin trách th hai trong vòng mt tun mà đã làm tăng thêm căng thng trong mi quan h song phương.

hongkong5

Thủ tướng Justin Trudeau ngày th Sáu nói rng Canada s đình ch hip ước dn đ vi Hong Kong vì lut an ninh quc gia mà Trung Quc va ban hành.

Thủ tướng Justin Trudeau ngày th Sáu nói rằng Canada s đình ch hip ước dn đ vi Hong Kong bi vì lut này và b trưởng ngoi giao Canada gi lut này là "mt bước lùi đáng k" cho t do.

Đại s quán Trung Quc ti Ottawa nói trong mt phát biu trên website ca mình rng Canada đã "can thiệp thô bo" vào chuyn ni b ca Trung Quc, nói thêm rng lut mi s bo v an ninh Hong Kong.

"Một s nước phương Tây bao gm Canada đã can thip vào chuyn ni b Hong Kong dưới chiêu bài nhân quyn, vi phm nghiêm trng lut pháp quc tếcác chuẩn mc cơ bn ca quan h quc tế," mt phát ngôn viên nói trong phát biu.

Trung Quốc áp đt lut an ninh trong tun này bt chp s phn đi ca người Hong Kong và ch trích t các quc gia phương Tây nói rng lut đang đưa trung tâm tài chính này vào con đường đc đoán.

Các quan chức Hong Kong ngày th By nói h "rt tht vng" v vic Canada đình ch hip ước dn đ.

Reuters cho biết mt phát ngôn viên ca văn phòng th tướng ch ra mt phát biu ngày th Sáu ca b trưởng ngoi giao nhn mnh "lo ngại nghiêm trng" ca Canada vi lut này. Chính ph không bình lun gì thêm, ông nói.

Mối quan h gia Bc Kinh và Ottawa đã căng thng k t năm 2018 khi Canada bt gi Mnh Vãn Châu, giám đc tài chính ca công ty công ngh Huawei Technologies, theo một lnh bt gi ca M.

Sau khi bà Mạnh b câu lưu, Trung Quc bt gi công dân Canada Michael Kovrig, mt nhà ngoi giao tin nhim, và Michael Spavor, mt doanh nhân, vi cáo buc gián đip.

Trung Quốc cũng đã khin trách Canada mt tun trước v nhng chỉ trích ca Ottawa v vic truy t hai công dân Canada trên.

****************

Luật an ninh quốc gia : Bắc Kinh chỉ trích Ottawa can thiệp nội bộ Trung Quốc

Anh Vũ, RFI, 05/07/2020

Ngay sau khi Canada thông báo ngừng hiệp định dẫn độ với Hồng Kông để phản ứng với việc Bắc Kinh áp đặt luật an ninh quốc gia lên đặc khu, ngày 04/07/2020, đại sứ quán Trung Quốc tại Ottawa đã ra tuyên bố lên án Canada "can thiệp nghiêm trọng vào công việc nội bộ của Trung Quốc" và "vi phạm luật pháp quốc tế". Canada là một trong những nước phương Tây có phản ứng mạnh mẽ về luật an ninh quốc gia mà Bắc Kinh áp đặt lên Hồng Kông.

hongkong6

Thủ tướng Justin Trudeau họp báo tại Ottawa ngày 22/06/2020. Canada đã ngưng thực hiện hiệp định dẫn độ với Hồng Kông để phản đối luật an ninh quốc gia mà Bắc Kinh áp đặt lên đặc khu. Reuters - Blair Gable

Từ Thượng Hải, thông tín viên Simon Leplâtre tường trình :

Bắc Kinh không muốn bị dạy dỗ về chuyện nhân quyền. Sau khi Trung Quốc áp đặt luật an ninh quốc gia triệt tiêu các quyền tự do ở Hồng Kông, Canada hôm qua đã quyết định ngừng thực hiện hiệp định dẫn độ với đặc khu hành chính đang mất dần quyền tự trị dưới sức ép của Bắc Kinh.

Trung Quốc liền đáp trả. Trong một tuyên bố đăng trên trang mạng của mình, sứ quán Trung Quốc tại Ottawa lên án những phê phán của Canada về luật an ninh quốc gia là "không có cơ sở và can thiệp nghiêm trọng vào công việc nội bộ của Trung Quốc".

Tuyên bố của đại diện ngoại giao Trung Quốc nhấn mạnh : "Một số nước phương Tây, trong đó có Canada, lấy cớ nhân quyền can dự vào công việc của Hồng Kông. Việc làm như vậy là vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế và các chuẩn mực cơ bản của quan hệ quốc tế".

Trung Quốc đã thông qua luật nói trên mà không tham khảo các quan chức chính trị Hồng Kông. Tuyên bố của sứ quán Trung Quốc khẳng định, luật an ninh quốc gia "sẽ củng cố khung pháp lý của Hồng Kông" và có lợi cho người dân đặc khu cũng như các nhà đầu tư quốc tế.

Trước đó, hôm thứ Sáu (3/7), thủ tướng Canada Justin Trudeau đã bày tỏ "quan ngại" về tình hình tại vùng đất thuộc địa cũ của Anh, đồng thời khẳng định Canada kiên quyết tin vào nguyên tắc "một đất nước, hai chế độ" nhằm bảo đảm cho tới năm 2047 dân Hồng Kông được hưởng các quyền tự do mà ở Trung Quốc không có,.

Quan hệ giữa Canada và Trung Quốc vốn đã rất căng thẳng vì chuyện thủ tục dẫn độ bà Mạnh Vãn Châu, một lãnh đạo của tập đoàn Hoa Vi, sang Hoa Kỳ. Để trả đũa vụ này, Trung Quốc vừa truy tố hai công dân Canada, Michael Kovrig và Michael Spavor vì tội làm gián điệp.

Anh Vũ

*********************

Hồng Kông : Sách cổ vũ dân chủ bị rút khỏi các thư viện

Anh Vũ, RFI, 05/07/2020

Một hệ quả của luật an ninh quốc gia sau vài ngày được áp dụng tại đặc khu hành chính Hồng Kông trong lĩnh vực sách báo : Hãng tin Pháp AFP ngày 05/07/2020 cho biết các đầu sách của những tác giả thuộc phong trào dân chủ Hồng Kông đang bắt đầu biến mất khỏi các thư viện của thành phố.

hongkong7

Hoàng Chi Phong, một trong những tác giả mà sách bị rút khỏi các thư viện ở Hồng Kông. Reuters - Joshua Roberts

Trong số các tác giả bị rút sách có Hoàng Chi Phong (Joshua Wong), một trong những lãnh đạo phong trào sinh viên dân chủ và bà Trần Thục Trang (Tanya Chan), nghị sĩ ủng hộ dân chủ nổi tiếng của Hồng Kông.

Với việc áp đặt nhanh chóng luật an ninh quốc gia, chính quyền Bắc Kinh muốn thiết lâp ổn định ở đặc khu sau các cuộc biểu tình đòi tự do dân chủ bùng lên từ năm ngoái. Trung Quốc vẫn biện hộ là bộ luật chỉ tác động đến một số ít đối tượng.

Ngay sau khi luật được áp dụng chính thức, cảnh sát Hồng Kông đã bắt giữ những người bị cho là tàng trữ các biểu tượng đòi độc lập hay đòi mở rộng quyền tự trị cho Hồng Kong. Bên cạnh đó, các khẩu hiệu, áp phích có nội dung ủng hộ phong trào dân chủ cũng bị gỡ bỏ.

Trên Facebook, nhà hoạt động Hoàng Chi Phong gọi việc làm trên của chính quyền là "cuộc khủng bố trắng" các quyền tự do ngôn luận bằng công cụ luật an ninh quốc gia.

AFP cho biết, tại Hồng Kông, tìm kiếm trong các thư viện trên mạng internet thì thấy ít nhất các đầu sách của tác giả Hoàng Chi Phong, Trần Thục Trang hay của nhà trí thức Trần Vân (Chin Wan) đã không còn.

Sở Văn hóa - Giải trí thành phố giải thích đơn giản là các sách trên bị rút khỏi thư viện vì có nội dung "vi phạm luật an ninh quốc gia". 

Anh Vũ

********************

Trịnh Nhạn Hùng nắm an ninh Hong Kong, giới đấu tranh mở 'Nghị viện lưu vong'

BBC, 03/07/2020

Trong động thái mới nhất để trực tiếp kiểm soát vấn đề an ninh ở Hong Kong, chính quyền Trung Quốc cử cựu Bí thư Quảng Đông, ông Trịnh Nhạn Hùng (Zheng Yanxiong) phụ trách Văn phòng An ninh ở Hong Kong.

hongkong8

Quốc Vụ viện Trung Quốc đã bổ nhiệm ông Trịnh Nhạn Hùng giữ chức người đứng đầu Văn phòng Bảo vệ An ninh Quốc gia của chính quyền trung ương Trung Quốc tại Hong Kong. (Nguồn: globaltimes.cn)

Thế nhưng ông Trịnh nổi tiếng hơn vào thời gian làm bí thư Sán Vĩ, và xử lý cuộc đấu tranh của nông dân Ô Khảm.

Hồi cuối 2011, ông từng lên án người dân Ô Khảm "liên lạc, phát biểu với các tổ chức truyền thông nước ngoài thối nát" mà không nói chuyện với chính quyền.

Cùng lúc, Bắc Kinh bổ nhiệm ông Lạc Huệ Ninh làm cố vấn an ninh cho bà Carrie Lam (Lâm Trịnh Nguyệt Nga), Chủ tịch Hành Chính Hong Kong.

Hiện ông Lạc Huệ Ninh là chủ nhiệm Văn phòng Liên lạc của Bắc Kinh tại Hong Kong, còn quan chức Hong Kong Eric Chan sẽ chuyển sang làm chủ tịch ủy ban an ninh của Hong Kong.

Trong lúc tình hình tiếp tục căng thẳng, ông Simon Cheng, cựu nhân viên Lãnh sự quán Anh tại Hong Kong tuyên bố các nhà đấu tranh "sẽ lập ra Nghị viện lưu vong" để lên tiếng với thế giới về tình hình Hong Kong, theo tờ The Guardian ở Anh hôm 03/07.

Ông Cheng từng bị công an Trung Quốc bắt và sau khi được thả, ông báo buộc họ "tra tấn" và ép cung ông.

hongkong9

Ông Lạc Huệ Ninh và bà Carrie Lam

Simon Cheng nay đã được Anh Quốc đồng ý cho tỵ nạn chính trị.

Chính phủ Anh mới đây tuyên bố để cho cả ba triệu người sinh trước năm 1997 ở Hong Kong được quyền xin hộ chiếu quốc gia Anh hải ngoại British National Overseas (BNO).

Hiện 300 nghìn người Hong Kong đã có hộ chiếu BNO cho phép họ sang Anh và xin định cư nếu muốn.

Tuy nhiên, chính phủ Anh thừa nhận rằng nếu Trung Quốc "không cho người mang hộ chiếu BNO xuất cảnh" thì Anh khó có thể làm gì được.

Hiện Hong Kong có 7,4 triệu dân, trong đó người từ Cộng hòa nhân dân Trung Hoa sang sinh sống làm ăn có thể lên tới 1 triệu rồi.

Vụ Ô Khảm bùng lên hai lần

Dân làng Ô Khảm, thuộc Sán Vĩ, Quảng Đông biểu tình tuần hành tập thể từ 12/12/2011 vì một người đại diện, ông Tiết Cẩm Ba đã chết trong tay công an Trung Quốc.

Chính quyền đã bao vây hàng nghìn dân trong làng và dùng công an phong tỏa cả làng, ngăn việc đem thức ăn từ ngoài vào.

Dân Ô Khảm cáo buộc quan chức chính quyền địa phương chiếm đất của họ rồi bán kiếm lời mà không bồi thường đúng mức.

Họ cũng tin rằng ông Tiết bị công an giết còn nhà chức trách cho là ông "chết bệnh".

Sang năm 2012, chính quyền cho dân bầu ông Lâm Tố Tuyến làm xã trưởng nhằm chấm dứt hàng tháng biểu tình phản đối việc bị thu hồi đất bất hợp pháp.

Nhưng đến năm 2016 tình hình Ô Khảm lại nóng lên sau khi chính quyền bắt ông Lâm vì các cáo buộc mà người dân cho là ngụy tạo.

Người dân lại rào làng chặn công an và nhà chức trách cho bắt hàng loạt nhân vật đấu tranh là nông dân.

Vào ngày 8/9/2016, ông bị bỏ tù với án trên ba năm và với mức phạt 400 ngàn nhân dân tệ (khoảng 60 ngàn đô la Mỹ).

Hoàn cầu Thời báo khi đó thừa nhận vẫn còn đang có tranh chấp đất đai nhưng lên án các "phần tử gây rối".

Chính quyền sau ̣đó treo giải thưởng 100 nghìn tệ để bắt những người bỏ trốn.

*****************

Trung Quốc chỉ định tân lãnh đạo an ninh Hồng Kông

Thanh Hà, RFI, 03/07/2020

Ngày 03/2020 Bắc Kinh bổ nhiệm ban lãnh đạo Văn phòng An ninh Quốc gia tại Hồng Kông. Đứng đầu cơ quan này là ông Trịnh Nhạn Hùng (Zheng Yanxiong), 57 tuổi. Nhân vật này được biết đến nhiều từ năm 2011 trong vụ dân làng Ô Khảm, tỉnh Quảng Đông chống chính quyền tước đoạt đất đai.

hongkong10

Lực lượng an ninh chống bạo động được triển khai tại Hồng Kông trước các cuộc biểu tình chống luật an ninh quốc gia mới của Trung Quốc ngày 01/07/2020. Reuters - Tyrone Siu

Một khi luật an ninh quốc gia "nhằm bảo vệ" Hồng Kông có hiệu lực, Trung Quốc chỉ định ba quan chức lãnh đạo Văn Phòng An Ninh Quốc Gia Hồng Kông. Ông Trịnh Nhạn Hùng hiện là thường vụ tỉnh ủy Quảng Đông. Văn phòng này không thuộc quyền quản lý của chính quyền đặc khu Hồng Kông.

Phe dân chủ tổ chức lại để tiếp tục đấu tranh

Với luật an ninh mới vừa có hiệu lực, một số nhà đấu tranh dân chủ Hồng Kông đã tìm đường lưu vong như trường hợp của La Quán Thông (Nathan Law). Trên Facebook, anh cho biết đã tìm đường ra nước ngoài để tiếp tục công cuộc đấu tranh cho dân chủ Hồng Kông. Các phong trào phản kháng ý thức được đó là một con đường đầy nguy hiểm và chông gai đang mở ra trước mặt, như phóng sự của thông tín viên Florence de Changy cho thấy :

"Ngay từ khi dự luật mới vừa được thông báo, hàng ngàn người dân Hồng Kông đã trang bị hệ VPN trên máy tính cá nhân. Họ cũng đã xóa hết những hình ảnh, những mối liên hệ và tất cả những thông tin trên mạng liên quan đến công cuộc đấu tranh. Trên những diễn đàn mạng thường thấy như Telegram và Linden (LIHKG), lượng người tham gia đã giảm sụt hẳn.

Nhưng điều mà số này lo ngại hơn cả là bị những người thân, hàng xóm và thậm chí là cả các thành viên trong gia đình tố cáo. Một sự cố vừa qua đã cho thấy mối lo này là có cơ sở : Một thanh niên đã cố tình làm bị thương một viên cảnh sát, bị một người thân tố cáo với cảnh sát. Thanh niên này đã bị bắt vài giờ sau đó khi đang ở trên máy bay để sang Luân Đôn.

Tomy lo ngại đề xuất của cựu trưởng đặc khu hành chính Hồng Kông Lương Chấn Anh (Leung Chun Ying) treo tiền tưởng có thể lên tới 120.000 euro, đẩy nhiều người biểu tình vào thế nguy hiểm. Tomy cho biết : Ông Lương Chấn Anh có thể là đã được Bắc Kinh hậu thuẫn, tuyên bố thưởng đến một triệu đô la Hồng Kông cho những ai cung cấp thông tin cho cảnh sát và bên bộ an ninh.

Trước một thời kỳ mà nhiều người gọi là giai đoạn "đầy sợ hãi" hay thậm chí là một cuộc "Cách mạng Văn hóa mới", để tiếp tục đấu tranh, nhiều người phải tìm đường kháng cự và hoạt động bí mật".

Thanh Hà

**********************

Hồng Kông : Hạ Viện Mỹ thông qua luật trừng phạt Trung Quốc

Thụy My, RFI, 02/07/2020

Hôm 01/07/2020, Hạ Viện Hoa Kỳ nhất trí thông qua một dự luật trừng phạt các quan chức Trung Quốc đã vi phạm quyền tự trị của Hồng Kông. Văn bản này có hơi khác dự luật đã được Thượng Viện thông qua ngày 25/06, sẽ được đưa trở lại Thượng Viện và sau đó tổng thống Donald Trump chuẩn y.

hongkong11

Những người bị cảnh sát bắt giữ trong cuộc biểu tình chống luật an ninh quốc gia ngày 01/07/2020. Reuters - Tyrone Siu

Dự luật được cả phe Cộng hòa lẫn Dân chủ ủng hộ, nhằm tăng cường áp lực lên Bắc Kinh, ngoài những biện pháp đã được chính quyền Mỹ loan báo từ khi Trung Quốc loan báo luật an ninh quốc gia về Hồng Kông. Một thượng nghị sĩ dân chủ cho biết văn bản của Hạ Viện chỉ có một ít thay đổi về kỹ thuật, chắc chắn hôm nay được Thượng Viện thông qua.

Theo dự luật, Washington có thể trừng phạt "các lãnh đạo Đảng cộng sản chịu trách nhiệm về luật an ninh Hồng Kông", các đơn vị cảnh sát đàn áp người biểu tình, và kể cả các ngân hàng có những "giao dịch đáng kể" với các đối tượng bị trừng phạt. Ngoại trưởng Mike Pompeo hôm qua còn đe dọa không loại trừ việc sẽ mạnh tay hơn nữa, sau khi đã rút lại quy chế ưu đãi dành cho Hồng Kông.

Trước đó IPAC (Liên minh nghị sĩ nhiều nước về vấn đề Trung Quốc) đã ra thông cáo đề nghị các chính phủ nỗ lực giảm lệ thuộc vào Trung Quốc, có chương trình cứu trợ các nhà đấu tranh Hồng Kông bị đe dọa, Liên Hiệp Quốc cử đặc phái viên đến Hồng Kông để giám sát.

Biden cáo buộc Trump "hèn nhát"

Cũng ngày 01/07/2020, ứng cử viên dân chủ Joe Biden tố cáo cách xử sự "hèn nhát" của tổng thống Donald Trump trước cuộc khủng hoảng Hồng Kông. Ông Biden hứa hẹn nếu đắc cử, sẽ cứng rắn hơn đối với các vụ vi phạm nhân quyền của Trung Quốc. Cụ thể là "áp dụng toàn bộ" các luật về nhân quyền ở Hồng Kông và Tân Cương, áp đặt trừng phạt kinh tế.

Úc, Đài Loan muốn giúp người Hồng Kông tị nạn

Thủ tướng Úc Scott Morrison hôm 02/07/2020 tuyên bố tình hình Hồng Kông "rất đáng quan ngại", và loan báo chính phủ Úc sẽ có những động thái tích cực liên quan đến việc tiếp nhận người dân từ cựu thuộc địa Anh. Trả lời câu hỏi của một nhà báo, liệu có khả năng Úc đưa ra một quy chế tị nạn cho người Hồng Kông hay không, ông Morrison trả lời "Có", chính phủ sẽ nhanh chóng nghiên cứu.

Quan hệ giữa Úc và Trung Quốc đang căng thẳng. Canberra khiến Bắc Kinh giận dữ vì kêu gọi mở điều tra quốc tế độc lập về nguồn gốc virus corona, tố cáo chính sách ngoại giao hung hăng và thiếu trung thực của Trung Quốc. Trung Quốc trả đũa bằng cách trừng phạt hàng nhập khẩu từ Úc, hạn chế du lịch và du học tại Úc. Giữa tháng Sáu, nước Úc bị tấn công tin học quy mô, mà theo báo chí là từ Trung Quốc.

Thụy My

********************

Luật sư Hồng Kông lo ngại về Luật an ninh quốc gia

Trọng Thành, RFI, 02/07/2020

Liên đoàn Luật sư Hồng Kông ngày 01/07/2020 "lo ngại sâu sắc" về luật an ninh Hồng Kông. Lý do, luật có thể được sử dụng một cách "võ đoán", nhằm đè bẹp các quyền tự do căn bản tại Hồng Kông.

hongkong12

Giới luật sư Hồng Kông lo ngại luật an ninh mới được ban hành là công cụ để Bắc Kinh bóp chết mọi quyền tự do tại thuộc địa cũ của Anh. AP - Kin Cheung

Theo AFP, Liên đoàn Luật sư Hồng Kông ra thông cáo "bày tỏ lo ngại sâu sắc về nội dung của Luật an ninh quốc gia và phương thức thực thi của luật này". Trong bản phân tích dài 5 trang, Liên đoàn Luật sư Hồng Kông nhấn mạnh các tội danh được định nghĩa một cách "rất mơ hồ", có thể bị chính quyền sử dụng một cách "võ đoán" và như một phương tiện để "đè bẹp các quyền tự do căn bản, trong đó có các quyền tự do tư tưởng, tự do ngôn luận và tự do hội họp".

Liên đoàn Luật sư Hồng Kông tố cáo chính quyền Bắc Kinh đã "hoàn toàn không hề tham vấn các luật sư, thẩm phán, cảnh sát và cư dân Hồng Kông" về bộ luật mới này, đặc biệt là về "các tội danh nghiêm trọng trong luật, trước khi luật có hiệu lực". Luật mới là công cụ để Bắc Kinh can thiệp trực tiếp vào tư pháp Hồng Kông, vốn được coi là độc lập cho đến nay. Công an Trung Quốc cũng có thể lần đầu tiên được phép hoạt động trên lãnh thổ Hồng Kông.

Quyền hạn theo dõi của cảnh sát cũng được mở rộng. Việc nghe lén không được đặt dưới sự giám sát của tư pháp. Chính quyền có quyền tổ chức các phiên tòa kín. Theo đánh giá của các luật sư Hồng Kông, luật an ninh quốc gia Trung Quốc vừa ban hành "khắc nghiệt hơn rất nhiều so với dự kiến" và quy chế tự trị của đặc khu vừa bị khai tử.

Một điều đặc biệt đáng lo ngại khác là, với luật an ninh quốc gia mới, tư pháp Trung Quốc có thể xét xử các vụ vi phạm an ninh quốc gia ở nước ngoài, kể cả bởi người nước ngoài.

Về mặt chính thức, Luật an ninh quốc gia là nhằm trừng trị các tội "ly khai, lật đổ, khủng bố và đồng lõa với các thế lực nước ngoài". Nhưng đối với những người phản đối, luật này là hành động đáp trả lại phong trào biểu tình rộng lớn chống dự luật dẫn độ sang Trung Quốc hồi năm ngoái 2019, buộc chính quyền thân Bắc Kinh phải rút lại dự luật, Bắc Kinh lo sợ phong trào đòi dân chủ tại Hồng Kông bùng lên vượt quá tầm kiểm soát.

Về tình hình tại chỗ hôm qua, hàng nghìn người biểu tình bất chấp lệnh cấm và luật an ninh mới. Cảnh sát Hồng Kông đã tiến hành loạt bắt bớ đầu tiên, căn cứ theo luật mới. Trong số 370 người bị bắt, 10 người bị coi là vi phạm Luật an ninh quốc gia.

Trọng Thành

Quay lại trang chủ

Additional Info

  • Author: Trương Nhân Tuấn, Anh Vũ, Thanh Hà, Thụy My, Trọng Thành, BBC tiếng Việt, VOA tiếng Việt
Read 582 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)