Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Diễn đàn

22/07/2020

Tại sao chế độ lại bỏ quên tổ tiên và đối thoại với dân oan ?

Trúc Ngọc

Khi ông bà tổ tiên đang bị… lãng quên

Trúc Ngọc, VNTB, 22/07/2020

Tuyên giáo Đảng thi thoảng vẫn nhắc chuyện chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: "Dân ta phải biết sử ta, cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam". Đó vẫn chỉ là một lối của tuyên truyền.

Thật ra cũng không có gì mới khi nhắc đến ba môn tổ hợp quen thuộc của khối xã hội Văn-Sử-Địa không được coi trọng bằng các môn tự nhiên. Bởi có thể ngoài môn Văn-Sử-Địa nhiều người cho rằng chỉ là môn học bài, cứ cho câu hỏi, học theo (hoặc học tủ) là có thể làm được bài, còn haụ thểm vểm được bài, còn haụ thểm vm nhớ bài đến đâu. Chính vì điều đó, một thực trạng đáng buồn là không nhiều học sinh ưu tiên lựa chọn khối xã hội, nhất là môn Sử.

Dĩ nhiên, có rất nhiều lý do cho việc không chọn Lịch Sử làm môn thi. Nào là những số liệu rắc rối về năm; giặc phương Bắc ở mỗi thời điểm là giặc nào (Đông Hán, Nam Hán, Tống, Mông - Nguyên, Thanh, Xiêm…); rồi thì những số liệu thiệt hai phe ta phe địch, phe ta thu được bao nhiêu vũ khí, bài học kinh nghiệm rút ra là gì? Với những người tạm gọi là không có "năng khiếu học bài" thì "ôm" một đống đó mà "tụng" thì quả thật là khó khăn cũng như chán nản vô cùng.

Rồi thì những bài giảng về lịch sử làm cho không ít em học sinh cảm giác khô khan, chán ngán. Lẽ hiển nhiên, nói đi cũng nói lại, không phải tiết Sử nào cũng vậy. Có những giờ, học sinh ngồi học Sử bằng tất cả sự say mê bởi giáo viên giảng quá hay.

Chính vì những nguyên nhân đó mà không ít học sinh 36 kế, né là thượng sách. Với những bài kiểm tra trong lớp thì lựa thằng nào chọn khối xã hội thi đại học (trong ban nâng cao tự nhiên vẫn có người thi đại hàc tổ hợp Văn) xa quá thì… xài phao vậy.

Có thể nói nếu văn học đem đến cho ta cái bức tranh hiện thực (hoặc lãng mạn) thời bấy giờ, thì lịch sử lại là một bức tranh oai hùng của ông cha ta. Tôi cũng không biết là do thầy cô không "thổi lửa" được cho học sinh, hay do lỗi của nền giáo dục mà phần nhiều học sinh lơ là đến lịch sử?

Tôi nhớ lúc trước trên báo có đăng một cuộc khảo sát nhỏ liên quan đến ông "Quang Trung - Nguyễn Huệ". Có em cho rằng di tích gò Đống Đa gắn liền với danh tướng Trần Quốc Tuấn; học sinh khác thậm chí cho rằng, Quang Trung - Nguyễn Huệ là hai người khác nhau, có mối quan hệ như: hai anh em, bố con, bạn bè cùng chiến đấu…

"Đâu phải chỉ vậy không đâu. Lúc trước mình có hỏi thử một em học sinh đang học lớp 11. Mình hỏi Ngô Quyền chống giặc gìà, em đó bin kêu chống quân kh nhn kh. xã hội ngao ngán.

"Giáo dục là vũ khí mạnh nhất mà bạn có thể sử dụng để thay đổi thế giới" (Nelson Mandela). Le Việt Nam có thể trở thành một "thung lũng Silicon". Thế nhưng, ngày đó mà thành hiện thực, con cháu lại không biết đến những trang sử Việt Nam oai hùng như thế nào thì chắc là ông bà tiên tổ sẽ… buyn lắm tham!

Cũng có ý kiến ​​cho rằng, môn Lịch Sử ngày nay là của "kẻ chiến thắng". Chú trọng học làm gì bởi có những cái viết quá lên (như một thời dạy về nhân vật Lê Văn Tám vậy). Tôi có thể đồng ý quan điểm này một phần (nếu xét ở giai đoạn sau năm 1945). Còn những bậc cha ông như "Đinh, Lê, Lý, Trần bao đời xây nền độc lập…", thì lịch sử có trung thực hay không, chỉ có những sử gia mới có tho cháh.

"Con người có tổ có tông

Như cây có cội như sông có nguồn ".

Tổ, tông ở đây không chỉ là ông, bà, cha, mẹ mà còn là những bậc tiền nhân đi trước. Có xưa mới có nay, nếu không có những Hai Bà Trưng, ​​Bà Triệu, Mai Thúc Loan, Ngô Quyền, Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Lê Văn Duyệt… thì liômu sẽ hó naygà? Cho nên, cần lắm việc suy nghĩ lại của mấy "quan anh giáo dục" về việc thay đổi phương thức truyền đạt kiến ​​thức lịch sử đến cho mấy em học sinhọ phu trông chn tn hnn hnhọò kọ .

Trúc Ngọc

Nguồn: VNTB, 22/07/2920

********************

Chính quyền nên đối thoại với người dân ! ?

Trúc Ngọc, VNTB, 22/07/2020

Đây là một vấn đề được không ít người ủng hộ. Bởi trên hết, cho dù là một nông dân, một công nhân, một trí thức… cũng mong được tự do bộc lộ ý kiến cá nhân mà không bị quy kết bởi các tội khác nhau. 

Nhiều hộ dân Thủ Thiêm tiếp tục gửi đơn kiến nghị, khiếu nại đến UBND quận 2. Ảnh: Hữu Khoa

Người dân Thủ Thiêm trong buổi tiếp xúc cử tri của đoàn Đại biểu quốc hội Thành phố Hồ Chí Minh hôm 20/10/2019. Ảnh : Hữu Kho (VnExpress).

Sự việc chính quyền hỏi và tiếp thu ý kiến từ người dân là một điều hoàn toàn không xa lạ. Theo dòng lịch sử, chúng ta có còn nhớ về hội nghị Diên Hồng ở đời Trần ? Đó chẳng phải là một cuộc đối thoại giữa vua và dân hay sao ? Một khi người lãnh đạo và dân ‘đồng lòng’, thì mọi việc ắt hẳn sẽ được giải quyết dễ dàng hơn – như trong việc cùng nhau phòng, chống dịch Covid19 vậy.

Tuy hiệu quả chưa được cao cũng như chưa tìm được phương thức giải quyết một cách rõ ràng, song với chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh thì cũng có đó ít nhất một cuộc đối thoại với người dân – ví dụ vấn đề về Thủ Thiêm. Nói gì thì nói, điều này cũng đáng nên ghi nhận. Bởi ở một vụ tương tự được người dân vườn rau Lộc Hưng yêu cầu được đối thoại với chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh, về vấn đề pháp lý của chuyện cưỡng chế thô bạo, xâm hại tài sản bất động sản hợp pháp của người dân, song chính quyền vẫn chọn sự im lặng.

"Đúng là có những cái tôi toàn nghe nói không thôi. Nhưng nói gì thì nói, cái nào làm được chúng ta cũng cần phải ghi nhận. Như trường hợp cụ thể của tôi đây. Tôi có thằng cháu học đại học năm cuối, tức là nó vẫn đi học. Vậy mà chính quyền xã ở Thành phố Hồ Chí Minh đã gửi cho nó cái giấy báo trúng tuyển nghĩa vụ quân sự. Nhờ quen biết với một luật gia, họ gửi một lá thư lên Bộ Tư lệnh Thành với phía Nghĩa vụ quân sự huyện. Họ mời lên, hỏi sự tình, tiếp thu ý kiến của mình, đồng thời kêu mình cứ đi học đi, để họ liên lạc với xã. Tôi không biết những trường hợp khác như thế nào chứ riêng tôi thấy gửi thư lên được trả lời vậy. Tôi ưng", bác Tám, một người dân sinh sống ở Sài Gòn chia sẻ.

Người dân Thủ Thiêm không đồng ý hoán đổi đất, VTC NOW, 19/10/2018

Việc chấp nhận đối thoại với người dân có thể nói sẽ giúp cho dân cảm thấy an tâm hơn trong các vấn đề xảy ra. Lúc còn đi học, tôi được thầy cô giáo và cả hiệu trưởng của trường rao giảng rằng : "Nhà nước Việt Nam là nhà nước của dân, do dân và vì dân". Nếu không lắng nghe ý kiến của người dân thì điều dạy trong trường đó có còn đúng ?

Lẽ dĩ nhiên, chấp nhận ngồi đối thoại với người dân cũng là một điều hoàn toàn không dễ dàng. Tuy nhiên, khi giữa dân với "quan" đạt được một đồng thuận nhất định, có lẽ sẽ dễ hơn trong việc giải quyết vấn đề.

Nói đi cũng nói lại, cũng nên có sự chọn lọc người để đối thoại với chính quyền.

Dĩ nhiên, ở đây tôi không nói đến những trường hợp có "chức sắc" sẽ đại diện cho người dân đối thoại như mấy anh Hội đồng nhân dân hay mấy bác tổ trưởng, mấy chị hội phụ nữ… này nọ.

Người nông dân có thể chữ nghĩa không nhiều nhưng họ cũng có những bức xúc, những chèn ép từ chính quyền địa phương mà không dám thể hiện ra. Vì vậy, với những trường hợp như thế này, cũng nên khéo léo trong việc lấy ý kiến. Tâm thế của không ít bà con nông dân "tắt lửa tối đèn có nhau", mình ở khu vực "xa mặt trời" quá nên thôi "một điều nhịn là chín điều lành". Chính vì điều này, không ít những người "cầm lông gà tưởng là lệnh tiễn" được quyền ra lệnh này nọ cho bà con như lấy giấy tờ, lấn đất…

Nếu chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh tiếp tục thực hiện được những cuộc đối thoại với người dân thì sẽ quá tốt – dĩ nhiên ở đây không phải chiêu trò của mị dân.

Có thể đối thoại bằng nhiều cách, không nhất thiết phải thiết lập một căn phòng rồi mời người dân vào, hỏi và trả lời. Xã hội phát triển, công nghệ cũng theo đó mà tiến bộ hơn, chính quyền thành phố cũng có thể tiếp nhận ý kiến rồi trả lời bằng email, bằng các trang thông tin điện tử.

Dĩ nhiên, nói là một chuyện, thực tế hành động lại là vấn đề khác. Nhưng nếu thật sự được như vậy, thì dân sẽ mừng và ủng hộ lắm.

Trước mắt, giả dụ, phía chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh ‘thử’ một giải pháp bằng việc ‘mời’ sự cộng tác của Việt Nam Thời Báo, trong việc mở chuyên mục, ví dụ như "Tiếng Dân" chẳng hạn. Nơi đó sẽ ghi nhận ý kiến, những bức xúc đa chiều của dân chúng, của những nhà hoạt động xã hội dân sự, những người yếu thế, người thân cô, thế cô…

Chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh sẽ lần lượt ‘đối thoại tử tế’ với từng ý kiến, cái nào góp ý đúng, chính quyền cần cầu thị tiếp thu ; cái nào còn nhầm lẫn giữa đôi bên, thì sẽ ‘nói lại cho rõ’, tuyệt đối không sử dụng quyền lực chính trị để đẩy lên mức căng thẳng, hoặc đối kháng mang tính thù địch…

Trúc Ngọc

Nguồn : VNTB, 22/07/2020

Quay lại trang chủ

Additional Info

  • Author: Trúc Ngọc
Read 577 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)