Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Diễn đàn

05/09/2020

Bí ẩn quanh Khu du lịch Quỷ núi - Suối Ma ở Đà Lạt

Nhiều tác giả

Đảng Đại hội 13 – Trung Quốc vội yểm bùa ?

Hoàng Trung, Thoibao.de, 01/09/2020

Sự việc một khách du lịch bị hành hung vì dám chê bai các tượng quỷ gây phản cảm ở khu du lịch Quỷ núi khiến dư luận xôn xao hồi tháng 7/2020, sau đó có tin khu du lịch này tạm dừng hoạt động theo yêu cầu của chính quyền để thẩm định lại các tượng quỷ mà cơ quan chức năng cho rằng chưa được cấp phép kiểm duyệt.

Mới đây cư dân mạng lại phát hiện các xe chở một số lượng lớn các chiến binh Tần Thủy Hoàng, với thông tin rằng sẽ được dùng để xây dựng khu lăng mộ Tần Thủy Hoàng tại khu du lịch Quỷ núi, khiến nhiều người tỏ thái độ bức xúc với việc tôn sùng những biểu trưng văn hóa Trung Quốc ở Việt Nam.

dalat1

Xe tải chở hàng trăm tượng chiến binh Tần Thủy Hoàng về Đà Lạt – nguồn tin cho biết để xây lăng mộ Tần Thủy Hoàng ở một khu du lịch cho khách tham quan

Khu du lịch Quỷ núi thuộc quần thể du lịch Quỷ núi – Suối Ma do Liên Minh Group xây dựng tại xã Lát, huyện Lạc Dương (Lâm Đồng), khai trương vào ngày 6/7/2020.

Ngay khi đi vào hoạt động, Khu du lịch Quỷ núi gánh nhiều "gạch đá" từ cộng đồng mạng vì cho rằng tạo mẫu các bức tượng gây phản cảm, không phù hợp với không gian du lịch của Đà Lạt.

Đặng Như Quỳnh là một Facebook có dấu tích xanh với 223 ngàn người theo dõi, hôm 29/8 đã thông tin như sau :

Tử Cấm Thành phiên bản Việt

"Được biết có một khu du lịch tại Thành phố Đà Lạt đang xây xựng một khu vực được gọi tên Tử Cấm Thành với hàng trăm tượng lính được mô phỏng lại của nước bạn.

Cơ quan chức năng Thành phố Đà Lạt cũng cần phải theo dõi, kiểm tra, giám sát… chặt chẽ khu du lịch này. Vì theo tôi được biết khu vực này đang không có giấy phép xây dựng phim trường hay khu du lịch quy mô lớn như thế này.

Xin nhường câu trả lời lại cho cơ quan chức năng Thành phố Đà Lạt". Ông Quỳnh nêu ra vấn đề cảnh báo với cơ quan chức năng.

Khi vừa đăng thông tin này lên thì chỉ sau ít phút ông Đặng Như Quỳnh đã nhận được một lời đe dọa nặc danh, được ông công bố trên Facebook như sau :

"Cách đây ít phút em có nhận được cuộc điện thoại từ một sim rác… Mày có biết khu du lịch đấy của ai không ?

Đấy là của Đại Ca Phúc – Chủ tịch Liên Minh… là Chủ của Núi Quỷ đấy…

Ối giời ơi giờ lại còn có cả trò dọa ma dọa quỷ nữa cơ ạ…. em sợ quá là sợ cơ chứ lại….

Chắc ý văn học là anh Ngô Quang Phúc tóc dài đấy hử….

Ma với Quỷ về bên Trung Quốc mà diễn nhé… đây không chơi tuồng chèo… Hihi".

Chưa biết kẻ đe dọa có hành động gì với ông Đặng Như Quỳnh hay không, nhưng sự việc mà Khu du lịch Quỷ núi đánh người chỉ vì lời chê bai vẫn khiến cho dư luận và cơ quan chức năng phải lưu ý để bảo vệ những người dân dám lên tiếng tố cáo trước những điều trái tai gai mắt trong xã hội.

"Đội quân của Tần Thủy Hoàng đang hành quân cả ngày lẫn đêm đến đâu vậy ?

Có vẻ như đang có một sự phối kết hợp, công khai bản đồ Việt Nam không có Hoàng Sa, Trường Sa trong hội nghị.

Chiếu phim có đường lưỡi bò và diễn viên chính công khai quan điểm xâm lược.

Các cơ quan chức năng thì xuôi xị".

Face Thanh Nguyen Hong đưa ra lời "Cảnh báo" đầy bức xúc :

Khu du lịch Quỷ núi ở Lâm Đồng chỉ sau 9 ngày mở cửa đã phải đóng cửa vì có những bức tượng phản cảm và rùng rợn. Công trình bị thanh tra vì hoàn thiện các thủ tục pháp lý và nhân viên khu du kịch đánh người có ý kiến về những bức tượng vô văn hóa.

dalat3

Ảnh $một người khách đăng lên Facebook chê khu du lịch Quỷ núi đã bị mời đến quán cà phê rồi bị hành hung ở Đà Lạt bởi nhóm bảo vệ khu du lịch quỷ núi

Đấy là hồi tháng 7, còn giờ thấy ùn ùn những xe chở tượng lính Tầu đời Tần, Minh gì đấy về thành phố sương mù. Cái gì vậy ? Âm binh của Tầu sẽ chiếm đóng nơi đây ? Đứa nào đưa quân Tầu cổ về yểm nơi này ?

Lạ cái là dân xây cái chuồng xí xổm thì chính quyền địa phương biết ngay từ khi chở cát gạch về, còn cả khu du lịch kệch cỡm gần 10 ha thì khai trương rồi các quan cũng không biết. Giờ những bức tượng quân Tần Thủy Hoàng đã tập kết ở Đa Lạt cũng chẳng quan nào quan tâm. Không biết hay biết nhưng ngu xuẩn nhận "thủ tục phí" rồi ?!

"Bất chấp văn hóa bản địa, bất chấp nghệ thuật, bất chấp suy tưởng, Dalat bây giờ như một mớ hẩu lốn được cấp tốc dựng lên ngay trong những phần đất hoang sơ còn sót lại.

Một cuộc xâm lược mới bằng tranh tượng, kiến trúc, điêu khắc tào lao xịt bọp sừng sững mọc lên giữa những cánh rừng xinh đẹp, như một cú đóng nham nhở vào khuôn mặt đã có nhiều sự tàn phá bởi sự ngu xuẩn.

Làm nghệ thuật bốc hốt thập cẩm xà bần để kiếm ăn quá dễ, người ta hết làm đất sét, bây giờ tới đất nung, tranh tượng điêu khắc được đúc sẳn rồi chở thẳng lên dalat, được gắn xuống núi đồi như một công trình văn hóa không cần kiểm định.

Họ không cần biết nó mang ý nghĩa gì trước sự xâm thực vô tư của những tay đầu cơ kinh doanh du lịch, họ coi như là một " nhiệm vụ chính trị " rước nó về rồi đặt ngay trong lòng đất nước, cái " đạo binh đất nung của Tần Thủy Hoàng " của Trung Cộng đang lăm le xâm chiếm nước Việt nầy nói lên cái gì ? ? ?".

dalat3

Ảnh xe tải chở lính Tần Thủy Hoàng cả ngày lẫn đêm để tập kết về khu du lịch Quỷ núi Đà Lạt

FB Le Van Quy cũng đồng quan điểm, ông viết :

"Cảnh giác và phản đối các công trình mạo danh du lịch để trấn yểm và xác nhận chủ quyền của Tàu cộng !

Trước đây, có nhiều đoàn khách Tàu qua du lịch Đà Nẵng, hướng dẫn viên du lịch người Tàu thường nói rằng phần đất Ngũ Hành Sơn này ngày xưa là đất của Tàu, mà theo tích truyện cũ là nơi Phật tổ Như Lai trấn yểm Tề Thiên Đại Thánh hơn 500 năm. Rồi họ nói thêm tất cả vùng đất này đều là của Tàu hết bằng chứng là vùng biển ở đây cho đến nay quốc tế vẫn gọi là China beach và mong rằng một ngày nào đó vùng đất này sẽ trở về với đất mẹ…

Như các bạn thấy, chỉ có trùng một cái tên Ngũ Hành sơn thôi, mà tụi tàu đã xác quyết rằng đây là đất của tổ tiên nhà nó thì có phải nói ngang ngược không ? Ngày xưa Trung Quốc đã cho làm hàng ngàn phiến gỗ được khắc chữ tàu, rồi thả trôi trên biển, thanh gỗ tấp vào vùng nào thì sau này tụi Tàu lấy đó làm bằng chứng để đòi xác nhận chủ quyền ở vùng đất đó.

Mấy ngày gần đây, có rất nhiều xe chở các tượng đất nung giả binh lính dưới hầm mộ Tần Thủy Hoàng đi về phía Lâm Đồng, mà theo như người dân cho biết đây là công trình du lịch của người Tàu đầu tư.

Chúng ta biết rằng lăng mộ của Tần Thủy Hoàng nằm ở phía bắc núi Ly Sơn thuộc huyện Lâm Đồng, thành phố Tây An, tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc. Trong đó hai chữ Lâm Đồng trùng với tên tỉnh Lâm Đồng của việt Nam, cho nên việc đem tượng các binh lính đất nung thời Tần Thủy Hoàng lên Lâm Đồng không đơn giản chỉ là chuyện làm du lịch mà có thể là một phép trấn yễm về mặt tâm linh và lâu dài thì tuyên truyền rằng đây cũng là đất của Tàu như kiểu mạo nhận Ngũ Hành Sơn.

Tụi Tàu rất thâm, chúng ta nên cảnh giác và phản đối việc xây dựng các công trình như vậy !".

dalat4

Ảnh : Khu du lịch Quỷ núi có rất nhiều hình tượng quái dị và phản cảm, nay đã sửa lại bằng cách "mặc khố" cho quỷ

Đưa ra những dẫn chứng lịch sử rằng xưa Tần Thủy Hoàng kéo quân đánh Bách Việt 10 năm, FB Đào Văn Thành viết :

"Hết rước cô hồn sống virus Trung cộng vào nay lại đến âm binh Tàu vào cao nguyên nam trung phần (Đà Lạt). Gây khổ nạn dân tình.

Cuộc chiến Việt – Tần có thể nói là chiến tranh đầu tiên của 2 nước Việt Nam – Tàu.

Kéo dài 10 năm. Thời điểm Tần Thủy Hoàng phát binh đánh Bách Việt khoảng năm 218 – 217 TCN.

Sau khi chiếm nước ta, Tần ra tay bạo tàn, bào vét của cải tài nguyên, dân tình cơ cực lầm than.

Bọn cướp nước "lại ham sừng tê, ngà voi, lông trả, ngọc Châu và ngọc cơ của người Việt, bèn sai Đồ Thư mang 50 vạn binh chia làm 5 đạo".. dân phải lên rừng tìm ngà voi, sừng tê giác… Xuống biển mò ngọc trai cống nạp cho chúng.

Ấy vậy mà hậu bối lại xây lăng mộ Tần Thủy Hoàng và âm binh của chúng !

Thật ái ngại, chua sót quá !".

Cảnh báo về âm mưu đồng hóa văn hóa Tàu vào nước Việt của Trung Quốc, FB Phạm Minh Vũ đưa ra lời bình luận :

"Mới đây, trên mạng xã hội đang loan tải hình ảnh được cho là những bức tượng này chuyển lên Đà Lạt thuộc tỉnh Lâm Đồng, không biết nó sẽ xây dựng trong khu du lịch nào trên Đà Lạt.

dalat5

Ảnh : Bản đồ các tộc Bách Việt thời cổ xưa, khi Tần Thủy Hoàng xưng vua. Lịch sử ghi nhận cuộc chiến Tần – Việt kéo dài 10 năm từ 218 – 208 trước công nguyên.

Nhiều năm qua, Trung Quốc luôn sử dụng các chiêu bài truyền bá văn hóa mục đích là để đồng hóa, việc giới trẻ Việt Nam đang bị đồng hóa bởi phim ảnh, ca nhạc, thần tượng hóa các diễn viên Trung Quốc có thái độ ủng hộ đường lưỡi bò phi pháp, dấy lên một lo ngại nguy hiểm sau này.

Đà Lạt cũng như nhiều tỉnh khác ở Việt Nam, nhiều dự án đứng sau là người Trung Quốc làm chủ, ví dụ cà phê, nhà hàng mà có màu tím đều đứng sau là chủ người Trung Quốc, quán cà phê Thanh Thủy ở Hồ Xuân Hương năm 2016 có vụ không phục vụ người Việt mà vồn vả với người tàu. Mấy năm trở lại đây, Đà Lạt xây dựng nhiều dự án du lịch với nhiều hình hài quái dị, nhà thầu đa số là người Trung Quốc, họ trúng thầu nhận làm dự án, Trung Quốc đưa luôn người đi lậu qua Việt Nam làm, điển hình Cầu đáy kính được xây dựng nối giữa thung lũng Tình yêu và đồi Mộng mơ đầu năm nay đưa hẳn mấy chục người Trung Quốc lậu qua làm việc, ăn ở trong đó mấy tháng trời.

Bên trong khu du lịch Đồi Mộng Mơ có Vạn Lý Trường Thành, hôm nay xây thêm lăng mộ Tần Thủy Hoàng cho đủ bộ hay chi ?

Việc tạo dựng khu lăng mộ Tần Thủy Hoàng ở Việt Nam là một việc hết sức nguy hiểm, nó có thể là mục đích kinh tế tạm thời bởi phục vụ người tàu qua Việt Nam du lịch, thu hút khách đến đây nhiều hơn, nhưng lâu dài nó là mục đích chính trị.

Xin nhắc lại khu lăng mộ Tần Thủy Hoàng nằm ở phía bắc núi Ly Sơn thuộc huyện Lâm Đồng, thành phố Tây An, tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc. Sau này ông nào nói nhịu Lâm Đồng Việt Nam thuộc Trung Quốc thì toang đấy. Không đùa được đâu".

Ông Phạm Minh Vũ đưa ra cảnh báo.

Hoàng Trung

Nguồn : Thoibao.de, 01/09/2020

*******************

Đà Lạt : Chính phủ thua trọc phú ?

Cam Ly, VNTB, 01/09/2020

Họp nóng

Từ ngày 28 tháng 8 mạng xã hội đã bắt đầu sôi sục vụ công ty Liên Minh mang hàng trăm tượng với tổng trọng cả trăm tấn về Đà Lạt. Các ý kiến cho rằng những bức tượng này được mang về để trang trí cho công trình Tử Cấm Thành ở Đồi Mộng Mơ Đà Lạt. 

dalat6

Cơ quan chức năng địa phương hòa toàn bất lực trước các "trọc phú đông tiền".

Tin tức này được chính ông chủ của khu du lịch khoe trước lên mạng xã hội. 

Với vạn quân được chia ra làm 04 đội quân hùng hậu, kiểm soát tại 04 cửa ra vào "Tử Cấm Thành " gồm cửa đông, cửa tây, cửa nam & cửa bắc.

Đội quân số 1 gồm 230 tinh binh, mỗi tinh binh nặng gần 500 kg, tổng trọng lượng tương đương trên 100 tấn đã sẵn sàng cùng đoàn xe ngày mai sẽ vượt hơn 300km về với thành phố Đà Lạt để các họa sĩ và nghệ nhân may đo quân phục nhằm chuẩn bị sẵn sàng cho một trò chơi mới được mang tên "chả giống ai".

Sau khi có ý kiến phản đối việc sử dụng một phiên bản của tượng gốm như lăng mộ Tần Thủy Hoàng ở quận Lâm Đồng bên Trung Quốc ở Đà Lạt, ông chủ Liên Minh Group đã đưa thêm một ghi chú rằng :

"Đây là tượng lính của Việt Nam nha ! Nhìn kỹ ký văn trên giáp phục và binh khí hình chim hạc thì sẽ biết. Các cao nhân bàn phím chớ có tay nhanh hơn não và đừng tưởng là tượng Tầu đó nha ! Giờ ngáo đá, ngáo đủ thứ hết em sợ lắm".

Cho đến sáng thứ hai ngày 31 tháng 8, ngành du lịch Lâm Đồng mới lật đật mở cuộc "họp nóng" để xử lý thông tin này. Theo thông tin từ báo Người Lao Động thì "sở du lịch đã nắm được thông tin và đang phối hợp với các ngành chức năng để xác minh, xử lý". Một nguồn tin của Sở Du lịch Đà Lạt cho biết thêm là "khi người ta đưa ra hoạt động thì chúng tôi mới nắm thông tin trên mạng".

Không hiểu chức năng của Sở Du lịch, Sở Xây dựng và Lãnh đạo Đà Lạt – Lâm Đồng là giám sát các hoạt động đang diễn ra trong thực tế dựa vào năng lực thẩm tra, chuyên môn, kiến thức văn hóa và mỹ thuật để điều hành một tỉnh ? Hay các quyết định của họ dựa vào dư luận trên mạng để mà lèo lái vuốt đuôi cho hợp lòng người chỉ vì họ không có khả năng ra quyết định ?

Nghe thì có vẻ thật buồn cười, nhưng có lẽ Lãnh đạo Đà Lạt – Lâm Đồng có thói quen xử lý theo dư luận.

Xử lý theo dư luận 

Đà Lạt nhỏ như cái bàn tay, chuyện gì xảy ra ở đâu cũng khó mà qua được tai mắt của dân hay của cơ quan chức năng. Thế nhưng hàng loạt vụ việc lại có thể lọt qua được con mắt tài tình của cơ quan chủ quản. 

Năm 2019, Thông tấn xã Việt Nam đưa tin hàng chục căn nhà được xây dựng trái phép trong rừng thông ở tiểu khu 156 thuộc phường 10 thành phố Đà Lạt. Đại diện lãnh đạo UBND Phường 10, thành phố Đà Lạt thừa nhận : Tại khu vực này có 9 căn nhà xây không phép, diện tích mỗi căn rộng khoảng 90 – 100 m2. Những căn nhà trái phép này rao bán trên mạng xã hội với giá khoảng 1 tỷ đồng/căn. 

Thế nhưng ông Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Đà Lạt Võ Ngọc Trình khi trả lời phóng viên báo chí lại tuyên bố rất ngây thơ rằng "những công trình vi phạm không phải xây dựng nhà, chủ yếu là công trình nhỏ". 

Việc xây dựng trái phép diễn ra từ năm 2018, khi TTXVN phát hiện sai phạm vào cuối tháng 9/2019 và cho lên báo ngày 24/9 thì ba ngày sau lãnh đạo thành phố Đà Lạt chỉ đạo làm rõ vụ nhiều nhà không phép mọc giữa rừng thông. Chưa đầy một tuần lễ sau, ngày 1/10/2019 lực lượng chức năng thành phố Đà Lạt đã tiến hành cưỡng chế, tháo dỡ công trình nhà xây không phép trên đất rừng.

Ngày 6/11/2019, lãnh đạo UBND thành phố Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng) đã kiểm tra, xử lý hành vi vi phạm tại khu vực nhà hàng Trên Đỉnh Đồi Trăng ở số 1 Triệu Việt Vương, phường 4 (thành phố Đà Lạt) về các hành vi lấn chiếm đất rừng phòng hộ, tự ý chuyển đổi mục đích sử dụng đất, xây dựng công trình trái phép…

Nhà hàng Trên Đỉnh Đồi Trăng nằm trong khuôn viên rộng hơn 6.300m2, gồm 13 khối công trình với tổng diện tích xây dựng hơn 2.736m2, đa phần là xây dựng không phép, trái quy hoạch. 

Đặc biệt, nhà hàng này đã lấn, chiếm đất rừng phòng hộ với diện tích hơn 1.880m2 ở vị trí đắc địa giáp Khu du lịch Dinh 3 – Bảo Đại, thành phố Đà Lạt nhưng có vẻ như cơ quan chức năng đã làm lơ. 

Công trình được xây dựng từ năm 2016 -2017 và trở thành một địa chỉ ăn uống cho khách du lịch, nhưng mãi đến cuối năm 2019 mới bị xử lý vi phạm sau khi báo chí lên tiếng.

Tương tự, vụ việc khu du lịch Núi Quỷ với những bức tượng không mang tính nghệ thuật, phản cảm với kích thước lớn và buổi khai trương rầm rộ. Chỉ khi hình ảnh lan tràn trên mạng xã hội, lãnh đạo Đà Lạt mới té ngửa ra với những bức dị tượng và vội vàng thông báo đã cho đóng cửa khu du lịch chờ xử lý. 

Người đưa hình ảnh lên mạng về khu du lịch Núi Quỷ đã bị nhân viên bảo vệ khu du lịch hành hung ngay tại trung tâm thành phố nhưng không nghe nói vụ việc đã được xử lý ra sao dù khu du lịch này được xây dựng hoàn toàn trên nền đất nông nghiệp. 

Chưa đầy hai tháng sau thì cũng chủ nhân của khu du lịch Núi Quỷ lại gây xôn xao dư luận với Vạn Lý Trường Thành với đội "tinh binh" phiên bản Việt.

Chính phủ còn không ăn thua nữa là ?

Từ năm 2018, báo chí đã lên tiếng nhiều về nạn xâm lấn khu vực Hồ Tuyền Lâm, thắng cảnh quốc gia, của các nhà đầu tư để làm bờ kè, phim trường, khách sạn, nhà hàng, quán cà phê. Đầu năm 2019 báo Thanh Niên loạt bài "Băm nát di tích thắng cảnh hồ Tuyền Lâm ", về việc xây dựng các khu khách sạn không phép. 

Sau khi báo đăng, Phó thủ tướng thường trực Trương Hòa Bình đã yêu cầu Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng kiểm tra, xử lý và báo cáo kết quả lên Thủ tướng, đến tháng 2 cơ quan chức năng địa phương mới bắt đầu cho thành lập ban kiểm tra liên ngành để tiến hành xác minh, xử lý sai phạm. 

Việc xử lý sai phạm cũng không đâu vào đâu khiến tờ Pháp Luật phải gọi đó là Xử lý kiểu "đầu voi, đuôi chuột" khi tới tháng 9 năm 2019 vẫn chưa có cá nhân, tổ chức nào bị xử lý trách nhiệm… dù rằng báo chi đã điểm mặt 10 doanh nghiệp đang góp phần tàn phá Hồ Tuyền Lâm.

Đến tháng 3 năm 2020, cơ quan chức năng Đà Lạt mới xử lý cưỡng chế được 1 doanh nghiệp vi phạm và cho đập bỏ 5 căn biệt thự. Cho đến nay đã là tháng 9 năm 2020, mà vẫn chưa nghe thêm động tĩnh gì về vụ việc này trong khi ông Đoàn Văn Việt, Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng, đã giao thời hạn phải báo cáo UBND tỉnh cuối tháng 3/2020 để báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Ngày 7/1/2020, báo Lâm Đồng có bài Thêm điểm du lịch canh nông Vườn Thượng Uyển Bay, theo đó khu du lịch này mới được cấp phép với nguồn vốn 5,2 tỷ đồng. Dự kiến sẽ xây dựng xong vào quý 3/2020 và đưa vào hoạt động quý 4/2020. 

Nhưng thực tế công trình này đã đi vào hoạt động với quy mô đồ sộ, hoành tráng, rộng hàng nghìn mét vuông xây dựng không phép trên đất quy hoạch rừng phòng hộ tại phường 10, thành phố Đà Lạt ngày 9/1/2020.

Có lẽ đây là khu du lịch quy mô được xây dựng thần tốc nhất chỉ trong 2 ngày mà cả thành phố Đà Lạt không ai hay biết ?!

dalat7

Tháng 3/2020 Phó thủ tướng Trương Hòa Bình đã yêu cầu xử lý khu du lịch trái phép này lần thứ nhất. Tháng 6/2020, báo công an có bài Vụ "Vườn thượng uyển bay" không phép : Tháo dỡ kiểu… đối phó ? tường trình việc 100 nhân viên công lực tham gia cưỡng chế nhưng đó chỉ là việc làm cho có.

Tháng 8/2020, Chính phủ lần thứ 3 chỉ đạo xử lý sai phạm dự án ‘Vườn thượng uyển bay’. Từ đó cho đến nay vẫn không có động tĩnh gì về việc chính quyền Đà Lạt đã thực hiện nghiêm chỉnh lệnh của chính phủ.

Trong vòng hai năm trời, những vụ việc xây dựng trái phép động trời, với quy mô lớn làm hủy hoại cảnh quan, môi trường thiên nhiên và văn hóa của Đà Lạt và vùng lân cận liên tiếp diễn ra và chỉ được xử lý hời hợt. Chừng đó cũng đủ để thấy, cơ quan chức năng địa phương hoặc bất lực trước các "trọc phú đông tiền" hoặc bị các thế lực nâng đỡ cho các trọc phú vô hiệu hóa nên đều há miệng sẽ mắc quai.

Có lẽ đã tới lúc các quan chức bất tài nên về vườn để cho người làm được việc xử cho tới nơi những kẻ chỉ muốn băm nát Đà Lạt và trả lại cho Đà Lạt cái hồn thanh tao vốn có của một thành phố từng được coi là Tiểu Paris.

Cam Ly

Nguồn : VNTB, 01/09/2020

*********************

Tập Cận Bình đăng đàn được ở Hội trường Diên Hồng, thì sá gì một Vạn Lý Trường Thành ở Đà Lạt

Lâm Viên, VNTB, 01/09/2020

Trong con mắt của giới tài phiệt Hoa kiều Chợ Lớn, thì chuyện ông Tập Cận Bình xuất hiện ở hội trường Diên Hồng tại thủ đô Hà Nội, là một cú áp phe làm ăn chính trị. Điều này không gì bất ngờ vì trước đó gần 5 năm, vào năm 2011 ở Đà Lạt, một doanh nghiệp đã đầu tư khu du lịch với việc xây dựng thu nhỏ Vạn lý trường thành thời Tần Thủy Hoàng bên Tàu.

dalat8

Gần 5 năm về trước, sáng 6/11/2015, Tổng bí thư, chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đã dẫn ngạn ngữ "mất hàng ngàn vàng mua láng giềng gần" khi phát biểu hơn 20 phút trước Quốc hội Việt Nam.

Trong các giáo trình thuyết minh mà hướng dẫn viên phụ trách tour ở Đà Lạt thuộc làu làu để giới thiệu, tóm tắt như sau (lược trích, bỏ qua những mẫu câu thưa gửi về quý khách) :

"Nếu đã chán những ‘Nấc thang lên thiên đường’, những quán cà phê tình thời quá vãng, bức tường vàng ‘Tiệm bánh Cối Xay Gió’… thì hãy thử ‘đổi gió’ ở Đồi Mộng Mơ – nơi được mệnh danh là "Vạn Lý Trường Thành" phiên bản Đà Lạt coi sao nhé !

Khu du lịch Đồi Mộng Mơ nằm bên cạnh Thung lũng Tình Yêu – địa điểm du lịch nổi tiếng Đà Lạt và cách trung tâm thành phố chỉ 4 cây số. "Vạn Lý Trường Thành" ở đây là mô hình được dựng nên bởi các tảng đá nguyên khối giống với Vạn Lý Trường Thành của người Trung Quốc.

Men theo triền đồi, du khách có thể bắt gặp hàng ngàn tấn đá được bày biện, xếp đặt một cách hài hòa, nghệ thuật theo Vạn Lý Trường Thành nổi tiếng của Trung Quốc, với tổng chiều dài khoảng 2 cây số uốn khúc qua những sườn đồi thoai thoải. Trên từng phiến đá còn khắc dòng chữ "Bất đáo trường thành phi hảo hán" (Chưa đến Vạn Lý Trường Thành chưa phải là hảo hán) như muốn tái hiện lại một kỳ quan của nhân loại.

Trên đoạn phiên bản trường thành, cũng có các ải tức tháp canh được xây nghiêm túc, bài bản, tỉ mỉ, với kiến trúc y chang mẫu thành bên Trung Hoa. Trên các tháp canh là hình ảnh quân binh nhà Tần, một triều đại góp phần quan trọng hoàn thiện Vạn Lý Trường Thành của Trung Hoa oai vệ cầm đao kiếm đứng canh cẩn mật. Nơi bãi cỏ ở sườn đồi bên dưới còn bày một thế trận chiến binh, với vô số tượng quân binh, dũng tướng nhà Tần đang luyện tập, cầm quân, với hừng hừng gươm giáo, nón sắt, áo da, ngựa… trên mình được đúc bằng bê tông.

Để phụ họa cho bản sắc văn hóa thời phong kiến xa lắc của Trung Hoa, bên trên cổng vào Vạn Lý Trường Thành còn có khu cho du khách thuê trang phục chốn hoàng cung nhà Tần, nhà Minh, nhà Thanh để du khách mặc vào chụp hình lưu niệm…".

Theo chia sẻ của các công ty tổ chức tour du lịch, thì điểm Đồi Mộng Mơ này, những hướng dẫn viên luôn ngại nhất lúc nhận thắc mắc cắc cớ sau đây : Vì sao ở Đồi Mộng Mơ không có thành nhà Hồ, thành Cổ Loa, thành Thăng Long, kinh thành Huế, thành Sơn Tây, thành Gia Định ; và lực lượng quân binh hiện diện ở Đồi Mộng Mơ không là danh tướng, chiến binh mang hồn nước Nam, của dân tộc Việt, như Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung… hay Quân đội nhân dân Việt Nam ?

Dĩ nhiên là cũng có ý kiến ủng hộ phiên bản Vạn Lý Trường Thành ở Đồi Mộng Mơ, Đà Lạt.

Một người có tên Thanh Hòa, nói rằng Vạn Lý Trường Thành ở Đà Lạt là công trình không ảnh hưởng đến ai :

"Tôi cũng là người Việt Nam, cũng sinh sống tại Đà Lạt, tôi cũng có tự tôn dân tộc, nhưng không phải vì thế mà tôi thấy mọi thứ của nước bạn đều là xấu. Cũng giống như gần đây một cô ca sĩ mặc sườn xám của Trung Quốc cũng bị cho là không yêu nước. Vậy chúng ta mặc quần áo đi làm hàng ngày có phải là đồ truyền thống dân tộc Việt Nam không ? Nên mặc áo nâu quần vải để thể hiện lòng yêu nước chăng ?

Đồ tiêu dùng của Trung Quốc trên nước ta còn nhiều lắm, sao các bạn không tẩy chay nó và dùng hàng Việt Nam để bảo vệ nền kinh tế trong nước mà vẫn dùng hàng Trung Quốc, phải chăng vì "ham rẻ". Vấn đề này tôi thấy còn quan trọng hơn nhiều việc phê phán một công trình mà không ảnh hưởng đến ai. Các bạn hãy khách quan…".

"Đừng quá khắt khe với công trình này nữa. Đừng đưa chính trị và văn hóa xen lẫn. Ở đây cũng tuyệt đấy chứ, hãy đến xem đi" – ý kiến của người có tên Phương Thảo.

Với hai ý kiến trên, một người có tên Nguyễn Phước, tranh luận :

"Gửi hai bạn Thanh Hòa, Phương Thảo. Không hiểu sao các bạn hăng hái bảo vệ cái công trình quái thai đến thế. Nó là của Tàu, không phải của ta, du lịch trên đất nước ta thì có chút đầu óc, người ta cũng hiểu là xem cái hay cái đẹp của Việt Nam.

Lù lù nhét giữa thành phố du lịch hạng nhất đất nước một bản sao chép vụng về của nước ngoài thì đúng là quái thai rồi. Nếu tôi là người Trung Quốc, tôi sẽ rất xấu hổ phải nhìn bản sao ngô nghê vụng về đến mức bôi bác công trình di sản bị xây bằng xương máu của hàng triệu người Trung Hoa trong hàng trăm năm ở cái chỗ mà các bạn ra sức bảo vệ. Nhưng tôi là người Việt Nam, tôi tẩy chay cái khu du lịch này, chừng nào công trình này còn đó…".

Cũng có một dạng ý kiến khác gần với cách đặt vấn đề ở phần đầu của bài viết này :

"Tôi nghĩ rằng các bạn định kiến quá lớn rồi ! Các bạn nên hiểu đây là một khu du lịch, và tiêu chí của người ta là kinh doanh du lịch để ra tiền. Làm khu du lịch không độc đáo, không mới mẻ thì 3 ngày là cả nhà họ đi ăn mày à ? Giữa kinh doanh và chính trị nó có ranh giới rõ ràng, các bạn đừng hùa theo những vụn vặt đời thường mà quy chụp người ta…. Còn nếu nói về vĩ mô, các bạn hãy kiến nghị lên trên bộ giáo dục về cách giảng dạy lịch sử cho người dân thì tốt hơn là ngồi chê bai mô hình kinh doanh của một ai đó !".

Ý kiến trên có lý, nếu như đã chấp nhận cú áp phe chính trị với sự xuất hiện một Tập Cận Bình đăng đàn ở nghị trường Quốc hội Việt Nam, và có bài phát biểu hơn 20 phút huấn thị, thì chuyện Vạn Lý Trường Thành cũng chỉ đơn thuần là cú áp phe làm ăn ; và nếu có áp đặt chính trị vào đó, thì đây cũng chỉ là nịnh người đồng chí cách mạng lớn của Việt Nam, chẳng chi mà phải ầm ỉ (!).

***

Vạn Lý Trường Thành

"Bất đáo Trường Thành phi hảo hán"…

Lê Thị Thanh Tâm

Giữa Việt Nam bỗng mọc lên vạn lý trường thành

Những chú lính Tần đứng trông coi đất đai tiên tổ

Áo giáp, giáo cung, mũ mão

Mắt trừng như thể nuốt ngưu.

Có ai xuôi vạn lý trường thành

Bóng dáng xâm lăng soi nước hồ Than Thở

Mimosa dưới nắng trời vẫn nở

Du khách tươi cười làm hảo hán giữa cao nguyên.

Vạn lý trường thành

Vạn lý trường thành

Đà Lạt mờ sương ẩn hiện…

những cung đường uốn lượn

đâm vào lòng đất mẹ

móng vuốt kẻ thù hiểm thâm.

Có ai xuôi vạn lý

ngước nhìn mây trời nước Việt bao la…

lao xao dân Nam mặc áo Hoàn Châu

háo hức chờ đến lượt trèo lên đỉnh vạn lý trường thành

mọc trên mình tổ quốc

không cần đến Bắc Kinh vẫn làm hảo hán

hít thở không khí vua Tần giữa đất tổ quê cha.

Vạn lý trường thành

Vạn lý trường thành

Cửa ải xa cửa ải xa…

Ai dựng nên ai khắc tạc ?

Ngăn đôi mắt nhìn sâu vào lòng tổ quốc !

Nối liền "núi sông" với kẻ bạo quyền.

Vạn lý trường thành

Vạn lý trường thành

khu vui chơi vùng sơn cước

mỗi ngày một chút

quen dần …

"Có ai xuôi vạn lý

Nhắn đôi câu giúp nàng…"

Đá Vọng Phu thăng trầm vôi vữa, cỏ hoang

Biển Hà Tiên gãy đôi Hòn Phụ Tử

Ai qua Chùa Hương nghe kẻ tục đòi tiền

Huế đẹp thơ di tích thành phế tích…

linh vật tổ tiên mong manh

có địch nổi Vạn lý trường thành ?

"Chín con long thật lớn, muốn đem tin tới nàng,

Núi ngăn không được xuống, chúng kêu ca dưới ngàn.

Nàng cố đợi nghìn năm, một nghìn năm nữa khác sẽ qua,

đến khi núi lở sông mòn…"

Câu ca xưa thương tâm

khóc người thiếu phụ chờ chồng

Tháng bảy, mưa ngâu, nước non lên tiếng hãi hùng.

những cái chết âm thầm

trong kỳ quan vạn lý !

Lâm Viên

Nguồn : VNTB, 30/09/2020

***********************

"Thần đèn" sẽ "bưng" dinh tỉnh trưởng Đà Lạt đến nơi khác để bảo tồn ?"

Ngọc Trúc, VNTB, 30/08/2020

Người đời đã ví vị cựu tổng bí thư vừa qua đời là một thần đèn bậc nhất Việt Nam, khi vị thần đèn này đã dời một phần Ải Nam Quan của xứ Việt sang bên đất Tàu.

dalat9

Dinh tỉnh trưởng Đà Lạt được xây dựng từ trước năm 1910 với lối kiến trúc Pháp, 2 tầng lầu, 1 tầng trệt gắn với lịch sử hình thành phát triển của thành phố Đà Lạt, tọa lạc trên một đỉnh đồi cao, người dân hay gọi là đồi dinh ở ngay trung tâm thành phố.

Cùng với Nhà nguyện dòng Franciscaines trên đường Hùng Vương, dinh tỉnh trưởng ở Đà Lạt cũng là một trong số những di tích có từ trước. Dinh tỉnh trưởng Đà Lạt được xây dựng từ trước năm 1910 với lối kiến trúc Pháp, 2 tầng lầu, 1 tầng trệt gắn với lịch sử hình thành phát triển của thành phố Đà Lạt, tọa lạc trên một đỉnh đồi cao, người dân hay gọi là đồi dinh ở ngay trung tâm thành phố. Nơi đây với tầm nhìn thoáng, rộng nhìn về đủ các hướng của Đà Lạt.

"Dinh tỉnh trưởng này ngày trước nghe đâu ổng mua rồi ổng ở đó luôn khi làm tỉnh trưởng tỉnh Tuyên Đức. Khu này nổi tiếng có con đường tình yêu đầy lãng mạn. Mình là dân Đà Lạt từ xưa giờ, xung quanh dinh có nhiều cây cối, mát mẻ nè, cảnh quan đẹp đẽ" – ông Dân, một cư dân cố cựu của Đà Lạt bồi hồi.

"Trong này có những vật cổ của Đà Lạt mình nè. Đại khái là trong này có những cái bàn của Trịnh Công Sơn, rồi những cái đàn cổ ; bộ nồi đồng – thau đồng của các làng Hà Đông, Đa Thiện, Thái Phiên, Du Sinh ; những máy chụp ảnh xưa ; những kỷ vật của cái thời của mình chưa sinh ra. Hồi năm 2014, tỉnh giao cho trung tâm văn hóa về đây" – bà Lắm, một nhân viên hiện được giao trông nom dinh tỉnh trưởng, kể.

Dinh tỉnh trưởng Đà Lạt đặc biệt được dư luận chú ý hơn khi tỉnh Lâm Đồng công bố quyết định phê duyệt quy hoạch chi tiết.

"Trước đó, mình có đi Đà Lạt rồi, cũng từng ghé nhà nguyện dòng Franciscaines nhưng chưa nghe tới dinh tỉnh trưởng. Năm 2019, nghe tin có cái vụ quy hoạch, mình với gia đình mới lên Đà Lạt, trước là nghỉ dưỡng, Đà Lạt vốn là thành phố để nghỉ dưỡng mà, không như lối sống ở Sài Gòn ; sau là viếng thăm dinh tỉnh trưởng.

Bước chân vào khuôn viên dinh là thấy cây xanh nhiều. Ngắm nhìn mấy đồ vật cổ ở đây, cảm giác thích lắm. Có điều, mình thấy hơi lạ, dinh nằm trong khuôn viên nhiều cây xanh như vậy nhưng gần đó lại có một cái cổng, thiết kế có phần hơi quái, nhìn là thấy mới rồi. Nhìn dinh là thấy dấu ấn lịch sử, của dòng thời gian, chen vô đó là cái cổng mới, nhìn cái cổng đó rất kệch cỡm, không hòa điệu gì hết" – anh An, một du khách đến từ Sài Gòn nhận xét.

"Nếu mà đập thì mình thấy buồn chứ, nó là kỷ niệm, là lịch sử, từ thời trước 1975 tới giờ mà. Tôi là tôi không ủng hộ việc giải tỏa. Nếu lấy vấn đề về Nhà nước như quân sự này nọ thì còn tạm có thể chấp nhận được, chứ còn những vấn đề khác như cá nhân hay vì doanh nghiệp nào đó là không chấp nhận được" – ông Dân không giấu cảm xúc.

"Theo quan điểm là một du khách lên Đà Lạt như mình, nên giữ lại. Xin được nói rõ hơn là giữ lại ngay tại địa điểm hiện tại chứ không phải di dời nguyên khối sang một nơi khác như nhà chức trách từng thông báo. Nó không chỉ đơn thuần là một cái dinh nhuốm màu thời gian mà còn phải xét trong cái tổng thể chung, toàn cảnh. Chứ giờ có đem được cái dinh đi một cách an toàn đi chăng nữa, đặt chỗ khác, nó cũng mất đi giá trị lịch sử, văn hóa lâu đời rồi" – anh An chia sẻ quan điểm.

Cá nhân người viết cho rằng nếu muốn tìm chỗ cho để du khách có thể "xài tiền", thì tại sao không trùng tu khu vực này, mở cửa cho du khách viếng thăm, vừa có thể bảo tồn di tích của người đời trước để lại, lưu giữ thêm một mảng xanh ở Đà Lạt mà còn có thể "móc túi" khách du lịch.

Xây dựng một công trình mới, một kiến trúc hiện đại là một điều không khó. Nhưng để khôi phục lại một nét văn hóa, một công trình lâu đời là cả một vấn đề. Cho dù có làm được đi chăng nữa, nó cũng không còn toàn vẹn giá trị như ban đầu.

Di dời dinh tỉnh trưởng Đà Lạt nguyên khối, làm sao có thể tin được ? Tạm cho mọi thứ là đúng, làm sao người dân có thể biết chắc chắn tất cả mọi thứ sẽ vẫn còn nguyên như cũ, những vật trưng bày trong dinh sẽ vẫn tồn tại ?

Không biết rằng chính quyền Lâm Đồng nói chung cũng như chính quyền Đà Lạt nói riêng sẽ suy nghĩ lại hay không ? Có thể không phải tất cả nhưng người dân và du khách cũng hy vọng rằng, câu trả lời sẽ là có.

Tiền bạc mất đi có thể kiếm lại nhưng văn hóa mất rồi, làm sao có thể kiếm lại đây ?

Ngọc Trúc

Nguồn : VNTB, 30/08/2020

*******************

Bc xúc v ‘yếu t Trung Quc’, dư lun đòi 'dp' 2 khu du lch gn Đà Lt

VOA, 31/08/2020

Nhiu người Vit Nam đang yêu cu nhà chc trách tnh Lâm Đng phi kim đim trách nhim cũng như đóng ca hai khu du lch gn Đà Lt xây Vn Lý Trường Thành thu nh và dng các tượng b cho là ging âm binh ca Tn Thy Hoàng.

dalat10

T tháng 8/2011, báo Người Lao Đông đã nêu quan ngi v "tiu Vn Lý Trường Thành" đi Mng Mơ, gn Đà Lt

S Văn hóa, Th thao và Du lch tnh Lâm Đng hp nóng vào sáng 31/8 v vn đ này nhưng chưa đưa ra gii pháp c th.

Theo tìm hiu ca VOA, mt khu du lch ca tp đoàn Thành Thành Công (TTC) cách đây gn 20 năm đã xây "tiu Vn Lý Trường Thành" dài 700 mét đi Mng Mơ, phng theo công trình phòng th k vĩ do triu đi nhà Tn ca Trung Quc c bt đu xây dng hơn 2.200 năm trước.

Báo Người Lao Đng tng cnh báo v "sn phm" này ca TTC vào gia tháng 8/2011 vi bài viết "Sc vi Vn Lý Trường Thành Đà Lt". Bài viết nêu quan ngi v vic mt đa đim du lch đông khách tham quan ca Vit Nam li "nghiêm túc", "kính cn" tôn vinh văn hóa Trung Hoa, trong khi "gây tn thương" cho t hào dân tc.

Sau bài viết, tiu Vn Lý Trường Thành vn tn ti t đó đến nay. Nhưng trong vài ngày gn đây, công trình li tr thành đ tài công kích ca cng đng mng.

Cùng thi gian, mt khu du lch khác có tên là Quỷ núi ca công ty Liên Minh mt xã ca huyn Lc Dương, Lâm Đng, b ch trích vì ban qun lý chuyn v hàng chc tượng binh lính b xem là ging âm binh nhà Tn.

Ông Phm Minh Vũ, tng là thành viên ca hi Anh Em Dân chủ và b b tù vì các hot đng tranh đu, viết trên trang cá nhân rng tiu Vn Lý Trường Thành và các tượng trông ging âm binh nhà Tn "to s liên tưởng ghê tm" đến chế đ "tàn bo" dưới s cai tr ca Tn Thy Hoàng, không đáng được xây dng trên đt Vit Nam.

Bên cnh đó, ông Vũ lưu ý rng cn phi cnh giác vi kh năng Trung Quc li dng nhng phn trưng bày k trên đ đánh tráo khái nim ri khng đnh con người và văn hóa Trung Quc tng tn ti Lâm Đng, Vit Nam, t đó to c đ tranh giành đt đai.

Cũng cnh báo tương t, tiến sĩ toán hc Nguyn Ngc Chu cho rng điu này không phi là "quan trng hóa vn đ" vì đã có nhiu ví d v vic Trung Quc đánh ln con đen.

Ông Chu dn li nhng chuyn đã được báo chí đưa trước đây, gm hướng dn viên du lch người Trung Quc thuyết minh cho khách du lch nước này khi h đến Đà Nng rng đây là thành ph có liên quan đến Trung Quc vì có bãi bin tên là China Beach, hay trong đàm phán vi Vit Nam, Trung Quc nói Hoàng Sa là ca Trung Quc vì tìm thy hài ct người Trung Quc Hoàng Sa.

Cu tù nhân lương tâm Phm Minh Vũ, tiến sĩ toán hc Nguyn Ngc Chu, tiến sĩ Hán Nôm Nguyn Xuân Din, n doanh nhân Lê Hoài Anh, ha sĩ Thành Chương bày t trên Facebook rng nhà chc trách Lâm Đng cn "dp" ngay hai khu du lch nêu trên. H cũng kêu gi người dân ty chay.

Các bài viết ca nhng người ni tiếng trên mng này nhn được hàng chc nghìn lượt phn ng, bình lun và chia s t đông đo nhng người theo dõi.

dalat11

Tượng binh lính thi xưa do công ty Liên Minh mua ca khu du lch Đi Nam, tháng 8/2020

Trước cơn bão dư lun, ông Ngô Quang Phúc, ch ca công ty Liên Minh, nói vi báo Thanh Niên hôm 31/8 rng các tượng b đn là m binh nhà Tn" thc ra là "tượng lính Vit" mà ông mua li t khu du lch Đi Nam Bình Dương.

"Nhng tượng lính Vit xưa này được khu du lch Đi Nam đúc và s dng hơn 10 năm qua và đu là tượng cũ", ông Phúc cho biết thêm. Hin nay, khong 60 tượng được tp trung v bãi xe khu du lch Quỷ núi "đ sa cha, phc chế", ông nói vi Thanh Niên.

VOA liên lc qua đin thoi vi ông Phúc đ tìm hiu thêm nhưng ông ch nhc máy ri không nói gì.

VOA cũng gi đin cho bà Nguyn Th Nguyên, Giám đc S Văn hóa, Th thao và Du lch Lâm Đng đ hi v phương hướng x lý ca s. Bà Nguyên ch đáp li ngn gn rng bà ang ch trì cuc hp" và "không th tr li phng vn".

Theo báo Lao Đng, sáng 31/8, s này t chc "hp nóng" v vic khu du lch ca công ty Liên Minh đang vn chuyn v nhng bc tượng binh lính thi xưa gây xôn xao dư lun.

Lao Đng tường thut rng S Văn hóa, Th thao và Du lch Lâm Đng "đã nm thông tin và đang phi hp vi các ngành chc năng xác minh, x lý", nhưng không có thêm chi tiết gì khác.

Trong s hàng nghìn người bày t phn ng hoc đưa ra li ch trích hai khu du lch Lâm Đng v tiu Vn Lý Trường Thành và các tượng b nghi là âm binh nhà Tn, hiếm hoi có mt vài người cho rng cng đng mng đang "nâng cao quan đim" không cn thiết.

Lung quan đim này cho rng nếu xây mô hình Vn Lý Trường Thành là "th ngoi bang" hay "bán nước", mt s hãng gii trí Nht, M, v.v đã "bán nước cho Trung Quc t lâu ri" vì các hãng đó tái hin Vn Lý Trường Thành và các k quan khác ca Trung Quc trong nhiu qun th công viên Nht, M

Cập nhật :

Các báo Vit Nam cho biết S Văn hóa, Th thao và Du lch tnh Lâm Đng vào sáng ngày 1/9 kim tra các tượng binh lính thi xưa mà công ty Liên Minh đưa t Bình Dương v Đà Lt trong các ngày trước.

Báo chí tường thut rng bà Nguyn Th Nguyên, Giám đc S, làm vic vi ông Ngô Quang Phúc, ch ca Liên Minh.

Bà Nguyên được trích li nói rng : "Ti thi đim kim tra, ông Phúc chưa được cp phép v các d án liên quan đến s tượng này nên chúng tôi thng nht vic yêu cu chuyn s tượng này v ch cũ".

Nguồn : VOA, 31/08/2020

Quay lại trang chủ

Additional Info

  • Author: Hoàng Trung, Cam Ly, Lâm Viên, Ngọc Trúc, VOA tiếng Việt
Read 701 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)