Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Diễn đàn

05/09/2020

Vụ án Đồng Tâm đặt lại sự chính đáng của tư pháp Việt Nam

Nhiều tác giả

Bài viết của Chủ tịch Nguyễn Phú Trọng gửi thông điệp về vụ Đồng Tâm ?

Ngô Ngọc Trai, 05/09/2020

Mới đây Tổng bí thư Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã có bài viết nhân kỷ nhiệm 75 năm Cách mạng tháng 8 và Quốc khánh 2/9 được nhiều báo đăng tải.

dongtam1

Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng họp Quốc hội ngày 20/5

Bài viết tuy là nhân dịp ngày lễ kỷ niệm nhưng tìm hiểu kỹ sẽ thấy những quan điểm ý kiến chỉ đạo có ý nghĩa đối với các vấn đề hiện tại của đất nước.

Phiên tòa Đồng Tâm

Ở thời điểm này lòng người trong xã hội đang hướng về phiên tòa vụ án Đồng Tâm chuẩn bị diễn ra. Ngày 24/8 Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đã có quyết định đưa vụ án ra xét xử.

Đây là vụ án có ảnh hưởng lớn tới lương tâm nhận thức xã hội, đủ tầm lớn để người đứng đầu Đảng và Nhà nước thấy cần thiết phải đưa ra quan điểm ý kiến chỉ đạo.

Nhưng với cơ chế lề lối của hệ thống lâu nay, ông sẽ không nói thẳng quan điểm của mình về vụ việc mà sẽ nói qua những ngôn ngữ của nghị quyết, kiểu ngôn ngữ như thông điệp mà nếu dành đủ độ quan tâm thì sẽ hiểu được.

dongtam2

Ông Lê Đình Kình, lãnh đạo phong trào khiếu nại đất đai ở xã Đồng Tâm, đã thiệt mạng trong vụ tập kích, bố ráp đêm 08 rạng sáng 09/01/2020

Xem kỹ bài viết thì thấy có đoạn văn sau có ý nghĩa liên hệ tới vụ Đồng Tâm.

"Trong mọi công việc của Đảng và Nhà nước, luôn xác định dân là gốc, thật sự tin tưởng, tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân ; kiên trì thực hiện đúng nguyên tắc : dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng. Nhân dân là trung tâm, là chủ thể của công cuộc đổi mới ; mọi chủ trương, chính sách phải thực sự xuất phát từ nguyện vọng, quyền và lợi ích chính đáng của nhân dân.

Đảng phải chăm lo đầy đủ và sâu sắc đến đời sống, lợi ích của nhân dân ; xây dựng mối quan hệ gắn bó máu thịt với nhân dân; dựa vào nhân dân để xây dựng Đảng, lấy kết quả công việc, sự hài lòng và tín nhiệm của nhân dân làm tiêu chí quan trọng để đánh giá chất lượng tổ chức bộ máy và chất lượng cán bộ, đảng viên.

Để củng cố niềm tin của nhân dân đối với Đảng, phải kiên quyết, tích cực làm trong sạch đội ngũ cán bộ của Đảng, khắc phục các hiện tượng sa sút, thoái hóa về phẩm chất, lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên, củng cố và xây dựng các tổ chức đảng thật trong sạch, vững mạnh, làm cho Đảng thật sự là người lãnh đạo, người đầy tớ thật trung thành của nhân dân".

Trong bối cảnh vụ án Đồng Tâm, đảng viên Lê Đình Kình 56 tuổi Đảng bị bắn chết, niềm tin xã hội đang có những chiều hướng trái ngược nhau, thì đoạn văn nêu trên quả là có nhiều ý nghĩa.

Đầu tiên, nếu xác định dân là gốc thì trong toàn bộ việc xử lý tranh chấp đất đai ở Đồng Tâm các cơ quan chính quyền địa phương đã xác định coi dân là gốc chưa ?

Nếu Đảng và Nhà nước luôn xác định là phải thật sự tin tưởng, tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân, thì khi ông Lê Đình Kình nói rằng đất đồng Sênh là đất dân cày thì chính quyền địa phương đã thực sự tin tưởng tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của người dân chưa ?

Nếu xác định phải kiên trì thực hiện đúng nguyên tắc : dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng thì trong vụ tranh cãi đất đồng Sênh, có ai là người biết hơn dân ở đây là ông Kình ? Chẳng phải chính ông Kình và người dân Đồng Tâm đã bàn, đã làm, đã kiểm tra, đã giám sát đó sao ?

Nói Đảng phải chăm lo đầy đủ và sâu sắc đến đời sống, lợi ích của nhân dân, xây dựng mối quan hệ gắn bó máu thịt với nhân dân, thì chính đảng viên Lê Đình Kình đã làm cái việc là gắn bó máu thịt với người dân Đồng Tâm, chính ông Kình mới là người đang làm đúng những lời của Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng.

dongtam3

Vụ án Đồng Tâm theo dự kiến sẽ được đưa ra xét xử trong mấy ngày tới

Cho nên, khi Tòa án đang chuẩn bị đưa 29 bị cáo trong vụ Đồng Tâm ra xét xử, thì bài viết của người đứng đầu Đảng và Nhà nước lại truyền đi những nhận định có thể được hiểu là sự phê phán trách móc đối với chính quyền các cấp xử lý vụ việc.

Điều này đặt ra đòi hỏi cho các cán bộ tòa án, mà bản thân cũng là đảng viên, cần phải nhận ra và đưa tinh thần chỉ đạo đó vào công tác xét xử.

Làm sao kiểm nghiệm ?

Có một vấn đề đặt ra là hiện nay mức độ ảnh hưởng của ông Nguyễn Phú Trọng hiện nay ra sao, các cơ quan liên quan sẽ thực hiện ý kiến chỉ đạo của ông đến đâu, nhất là khi lâu nay đã có dư luận về vấn đề sức khỏe và liệu có cách nào để kiểm nghiệm đánh giá ?

Công cụ kiểm duyệt

Là một người quan tâm, tôi cũng định hình phương thức kiểm nghiệm cho mình.

Bài viết của ông Nguyễn Phú Trọng bao quát nhiều vấn đề của đất nước, mỗi người làm việc ở các ngành lĩnh vực khác nhau khi đọc sẽ thấy được ý kiến chỉ đạo riêng đối với ngành lĩnh vực mình.

Là một luật sư thường xuyên lên tiếng thúc đẩy cho cải cách thể chế, cải cách nền tư pháp, mới đây tôi còn viết một tiểu luận có tiêu đề về 'Giải pháp đột phá cho phát triển kinh tế', được chuẩn bị cho in thành sách nhưng đã bị ách lại bởi chính sách kiểm duyệt xuất bản của ngành tuyên giáo, do dị ứng e ngại với những đề xuất cải cách.

Khi xem bài viết của ông Nguyễn Phú Trọng, tôi thấy như được gợi nhắc tới công việc mình đang làm, trong một bài viết không quá dài mà ông đã sử dụng đến 9 lần từ "đột phá". Điều này cho thấy một sự chú trọng rất đáng lưu ý về việc cần tạo ra các bước cải cách đột phá để tạo đà cho phát triển.

Ông viết :

"Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ tư duy, xây dựng, hoàn thiện đồng bộ thể chế phát triển bền vững về kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội, bảo vệ môi trường, v.v..., khơi dậy mọi tiềm năng và nguồn lực, tạo động lực mới cho sự phát triển nhanh và bền vững đất nước.

Chú trọng xây dựng, hoàn thiện các thể chế, chính sách để giải quyết hiệu quả, hài hòa mối quan hệ giữa nhà nước, thị trường và xã hội. Đặc biệt, phải tạo được những bước đột phá thực sự về thể chế để giải quyết những vấn đề thực tiễn đang đặt ra, rất thiết thực và cụ thể".

Nếu ở các nước tiến bộ, nơi mà quyền tự do xuất bản được tôn trọng thì việc in một cuốn sách không thành vấn đề. Nhưng ở Việt Nam lâu nay có chính sách kiểm duyệt xuất bản, những đầu sách bị cho là cấp tiến nhạy cảm sẽ bị gác chặn lại.

Nhưng nếu nội dung sách tương thích phù hợp với quan điểm lãnh đạo nhà nước thì khả năng cao là sẽ được cấp phép. Mà nếu bị ngăn lại thì đó sẽ là bằng chứng cho thấy quyền lực của lãnh đạo đã suy giảm cho nên ý kiến thuận chiều cũng không được cho qua.

Ngay khi bài viết của ông Trọng được báo đăng công khai tôi đã phân tích chỉ ra sự tương thích giữa mong muốn về cải cách đột phá của ông Trọng và bản thảo cuốn sách của tôi về các giải pháp đột phá cho phát triển kinh tế. Từ đó đặt vấn đề xem xét lại chính sách kiểm duyệt đối với cuốn sách.

Qua việc xử lý chính sách xuất bản này tôi sẽ tự kiểm nghiệm cho mình về mức độ ảnh hưởng của ông Nguyễn Phú Trọng, và thấy được những lời lẽ về coi dân là gốc, tin tưởng và coi trọng dân có thực sự được thực thi hay không.

Ngô Ngọc Trai

Nguồn : BBC, 06/09/2020

Luật sư Ngô Ngọc Trai là một trong các luật sư nhận bào chữa cho các bị cáo trong vụ xử về Đồng Tâm tới đây.

********************

Cải cách tư pháp và vụ án Đồng Tâm

Nguyễn Hữu Vinh (Ba Sàm), RFA, 05/09/2020

Không như "đổi mới", "cải tiến", "hoàn thiện", khi nói đến hai chữ "cải cách", chắc ai cũng hiểu phải có sự thay đổi gì đó mạnh mẽ lắm.

dongtam4 (2)

Tang lễ ông Lê Đình Kình ngày 13 tháng Giêng, 2020.

Trong những đề tài khoa học bàn về khái niệm "cải cách" cũng có hàm ý đó, nó là một sự thay đổi căn bản trong cấu trúc chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa … theo hướng tiến bộ.

Cải cách tư pháp

Đất nước Việt Nam dưới chế độ cộng sản, chuyện cải cách mang tầm quốc gia có lẽ chỉ mới một lần, đúng nghĩa - Cải cách ruộng đất. Một cuộc đổi thay "trời long đất lở", như cách tự ca ngợi đã rất phổ biến của truyền thông và người nhà nước.

Năm 1986 thì bắt đầu có cuộc "Đổi mới", chủ yếu về kinh tế, cũng đã là một sự đổi thay mạnh mẽ lắm rồi, để mấy năm nay cứ thấy bàn tới cuộc nữa gọi là phiên bản 2.0.

Đến như giáo dục, một lĩnh vực vô cùng quan trọng, quyết định tương lai đất nước, hàng chục năm rồi quá tệ hại, cần sự biến chuyển dứt khoát, mà người ta cũng không dám/không thể dùng tới chữ "cải cách".

Thế nhưng, lâu nay, một thứ liên quan tới mọi mặt của cuộc sống với nỗi khổ đau ai oán trùng trùng của muôn người, đã lặng lẽ được "cải cách" - hoạt động tư pháp.

Nói "lặng lẽ" không oan ! Vì tuyên bố thì có vẻ lớn mà trên thực tế lại quá nhỏ. Một thứ thiết chế lỏng lẻo, có tên gọi dễ gây nhầm lẫn với nhiều thứ tương tự, được thành lập - "Ban chỉ đạo Cải cách Tư pháp Trung ương". Trưởng ban là ông Chủ tịch nước, "xuân thu nhị kỳ" nhóm họp. Họ bàn gì, thay đổi được gì… thì chỉ có dăm ba tờ báo tóm lược chung chung.

Hai năm nay, Tổng bí thư-Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng mặc nhiên lãnh thêm nhiệm vụ đó từ cố Chủ tịch nước Trần Đại Quang. Quả là quá nặng nhọc !

"Cải cách tư pháp" là gì ?

Một cuộc đổi thay biết đâu cũng làm… trời lay đất chuyển mà chẳng lẽ cứ âm thầm thì thật uổng.

Người dân cần được hiểu nó, không chỉ qua mỗi kỳ họp của "Ban chỉ đạo…", báo đăng lên sơ sơ nội dung, là đủ.

Họ cần biết là các hoạt động tư pháp là gì, vì sao lại cần phải "cải cách", mục tiêu là gì, và cuối cùng là kết quả "cải cách" được tới đâu.

Khi họ biết hoạt động tư pháp là công việc của tòa án xét xử, cùng với các cơ quan kiểm sát, điều tra (công an, hải quan, biên phòng…), của các luật sư bào chữa, luật gia tư vấn pháp lý… thì ắt hiểu việc "cải cách" sẽ đem lại cho mình những quyền lợi quan trọng tới mức nào.

Ví như báo chí mấy năm nay cứ bàn tới chuyện hỏi cung là phải ghi âm, ghi hình. Đó là cái mới hướng tới cải cách, nhưng đưa vào luật rồi, mãi vẫn chưa thực hiện. Thế là cải… lùi (so với luật đã được đặt ra).

Hay về quyền của người bị bắt, tạm giam, là phải có luật sư. Nhưng nhiều vụ án gần đây, luật sư cứ bị làm khó đủ điều, tới độ có những hiện tượng mà lịch sử tư pháp Việt Nam chưa bao giờ thấy ; không thể chỉ nói nhẹ là "lùi" được. Vì "cần câu cơm", các luật sư thường nín lặng. Họ hết cách, chứ chẳng phải được hưởng "cải cách".

Nhưng "cải cách" thì phải làm gì để thay đổi hẳn thực trạng ? Những điều luật mà từ ngữ chung chung dễ bị "lách", lại thêm quá nhiêu văn bản dưới luật dễ bị vi phạm mà không sợ phải chịu chế tài. Trao quyền quá lớn cho cơ quan điều tra. "Quyền" chẳng cần tranh luận với luật sư của các công tố viên. Quyền "sinh sát" của quan tòa xử oan chẳng sợ hậu quả.

Các cuộc họp thưa thớt dần của "Ban chỉ đạo…", làm sao đi sâu vào tìm cách phá bỏ những thứ rào cản vô hình kiểu như thế ?

Bao nhiêu những vụ án oan sai, mà chỉ lác đác vụ được minh oan, nhưng rồi đòi cho được bồi thường lại vô cùng gian khó, "cò kè bớt một thêm hai". Mới đây thôi, một cụ ông ròng rã 40 năm khiếu nại bị oan với 833 cái "…ngàn thu ở ngoài"; kết quả nhận được hơn 1 tỉ đồng. Chưa nói tới chuyện lần cho ra và trừng trị kẻ gây oan trái cho dân lại càng khó hơn.

Sơ sơ vậy để thấy, muốn nói tới "cải cách tư pháp", trước hết phải chỉ cho ra bản chất sâu xa bên trong, bên trên, đằng sau thực trạng của nó là cái gì mà khó đến vậy, để mà tiến hành cải cách.

Xin chỉ đích danh. Đó là "chính trị thống soái", "đảng chỉ đạo", chính là nguyên nhân gốc rễ làm cho từ cơ quan lập pháp, cho đến các cơ quan tư pháp không khỏi lúng túng, hoặc ngược lại, là chỗ dựa cho sự vi phạm mỗi khi bàn, thông qua văn bản luật, hay thực thi pháp luật. Tất tật phải đảm bảo "giữ ổn định chính trị", không làm "suy giảm niềm tin của nhân dân" đối với Đảng v.v.

Trớ trêu thay, khi đặt "chính trị là thống soái", dẫn tới một nền tư pháp mất đi tính khách quan và thượng tôn pháp luật, thì chính nó lại quay lại cản trở mục tiêu chính trị hiện đang được đặt lên hàng đầu cho sự tồn vong của chế độ : chống tham nhũng-"giặc nội xâm". Tệ hơn, nhưng rất khó thấy, là bên trong chính hệ thống tư pháp đó có không ít kẻ tha hóa lại lợi dụng thứ "chính trị là thống soái" để toa rập với tội phạm tham nhũng, do mình có trách nhiệm thụ lý, để mà hưởng lợi. Tay nọ bắt người, tay kia… móc túi !

Vụ án Đồng Tâm

Có lẽ trong tương lai, sẽ tới lúc có một thứ thiết chế quyền lực hơn hẳn, thực chất hơn hẳn "Ban chỉ đạo Cải cách Tư pháp", để rồi lấy vụ án này ra làm điển hình cho việc phải "cải cách" thực sự các hoạt động và các cơ quan tư pháp.

Nói như vậy bởi vì toàn bộ vụ án, chỉ tạm tính từ ngày 09/01/2020 trở đi, đã lột tả thực trạng tư pháp Việt Nam, với những đỉnh cao kỷ lục của những điều phi lý, cần phải "cải cách" đến thế nào.

Một vụ án thuần túy ban đầu là dân sự, lại bị đẩy tới hình sự, và cuối cùng như thể "chính trị". Dù chính quyền này không chịu công nhận tính chất "chính trị" khét lẹt trong đó, báo chí hoàn toàn một chiều, thì người dân cũng quá rõ.

Các nghi can vừa mới bị bắt là đài truyền hình trung ương đã đưa ngay hình ảnh "nhận tội", đi ngược một cách trắng trợn tinh thần của Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 vẫn từng được ca ngợi về những đổi mới ; trong đó có nguyên tắc "suy đoán vô tội", nói rõ một khi chưa có bản án kết tội của tòa thì mọi bị can, bị cáo đều phải được coi là vô tội.

Sau ngày nổ ra vụ án, giáp Tết rồi, mà cả làng như bị giam lỏng trong suốt một tuần. Hết phong tỏa, cũng chẳng thấy báo chí vào gặp dân mà nghe tố cáo tội phạm "giết" công an, ca ngợi những tấm gương dũng cảm hy sinh (?)... Sao lạ vậy, tuyên truyền với tuyên giáo đi đâu cả ? Phải chăng các nhà báo sợ một thứ gì đó vô hình ? Hiếm hoi tìm thấy một bài báo, thì chỉ lấy ý kiến của cán bộ lãnh đạo xã đánh giá vụ việc, là "sự việc vừa qua chỉ liên quan đến một nhóm nhỏ". Thế kỷ 21 với mạng xã hội hàng chục triệu dân tham gia, mà công tác tuyên truyền như thể cách nay nửa thế kỷ.

Những ngày sắp diễn ra phiên tòa, xét xử thứ tội trạng chết người cho hàng chục nông dân chân đất, mà họ vẫn không được gặp người thân. Tới độ dường như người thân của họ còn bị cản trở đủ kiểu ngấm ngầm, quyết liệt, để không thể tới được phiên tòa.

Những ai chưa từng phải một ngày trong vòng lao lý thì khó mà tưởng tượng được tinh thần, ý chí của những con người này liên quan tới mức nào với luật sư, người thân thăm nuôi, thư quà động viên của gia đình.

Ngược lại, các cơ quan tư pháp thì quá hiểu, đầy kinh nghiệm rằng muốn đánh sụp tinh thần, ý chí tự bảo vệ quyền lợi/sự vô tội của các bị can, bị cáo, thì những cách "êm ái" nhất, nhưng mang ý nghĩa quan trọng bậc nhất, là đẩy họ tới trạng thái cô đơn cùng cực.

Kinh nghiệm cá nhân

Nếu chỉ so sánh sơ về điều kiện tinh thần của tôi sau khi bị bắt năm 2014 với những người nông dân bị can trong vụ Đồng Tâm, thì có thể nói là "một trời một vực". Tôi thuận lợi hơn họ gấp trăm lần.

Ấy thế mà trong suốt 2 năm rưỡi bị tạm giam, cơ quan điều tra, kiểm sát, cả tòa án cũng đã có không biết bao nhiêu biểu hiện từ "lách luật" cho tới trái luật để đem đến khó khăn cho tôi trong việc tự bảo vệ quyền lợi của mình.

Ngay những phút đầu tiên thực hiện lệnh khám nhà, cơ quan điều tra đã vi phạm nghiêm trọng luật tố tụng. Họ mở cả mấy máy tính của tôi, vào mạng Internet suốt 7-8 tiếng đồng hồ, rồi in ra hàng đống tài liệu, lấy đó làm chứng cứ buộc tội. Chẳng khác gì vào khám nhà người ta, rồi đục tường sang nhà hàng xóm, khuân về… ma túy, lấy đó làm "bằng chứng".

Tang vật lưu giữ tại trại tạm giam (B14), giữa hai ngày tiến hành mở, họ niêm phong một cửa ra vào, còn một cửa thứ hai thì… "quên". Khi tôi muốn viết tình tiết đó vào biên bản, để tiếp tục bác bỏ toàn bộ quá trình thu thập chứng cứ, thì điều tra viên nửa năm nỉ, nửa đe dọa để tôi bỏ qua, dù cho tất cả diễn biến đã được họ quay phim.

Giữa thời gian bị giam giữ, có giai đoạn đến 10 tháng tôi không được gặp gia đình (dù đã kết thúc điều tra, có quy định hàng tháng được gặp), gửi thư về nhà thì trại lặng lẽ giữ lại, mà chẳng có lý do gì, tự mình phải phán đoán.

Ví như thư gửi đi, nếu nội dung tỏ ra cho gia đình biết mình vẫn vững ý chí, là chắc chắn bị ngấm ngầm giữ lại.

Cán bộ trại chỉ ỡm ờ : "Anh lại viết là ‘ung dung tự tại’". Còn vị Phó giám thị thì bảo : "Anh viết thế nếu chỉ gia đình đọc thì không sao, đằng này lại tung lên mạng…".

Và còn nhiều lắm những chuyện khôi hài khác, bất chấp quy định pháp luật, vô hiệu hóa toàn bộ quá trình điều tra, được tôi và các luật sư trưng ra trước tòa, nhưng tất cả đều được quan tòa coi là chuyện "nhỏ", chẳng ảnh hưởng gì tới bản án.

Luật sư, trong giai đoạn hỏi cung, hầu như không được trao đổi với bị can về vụ án. Họ chủ yếu chỉ ngồi nghe điều tra viên hỏi bị can rồi ghi chép thôi ; không thể tư vấn chung về luật, nói gì tới chuyện giúp bị can trong từng câu trả lời, hay cảnh báo điều tra viên khi có dấu hiệu vi phạm… (như ở xứ văn minh, dân chủ).

Tôi cũng không thể biết được những văn bản và thực tế gì cản trở họ khi tham gia các buổi hỏi cung.

Tuy nhiên, sự có mặt của luật sư, nhất lại là người quen biết, mình từng tin tưởng là rất quan trọng về tinh thần. Họ sẽ là người liên lạc dù tối thiểu giữa bị can với gia đình. Họ tham gia chuyện trò mỗi phút giải lao, giảm nhẹ áp lực cho bị cáo.

Họ đem lại hy vọng cho bị cáo vì sau thời gian "đi cung", kết thúc điều tra là được gặp trao đổi trực tiếp với luật sư.

Với các bị can bị buộc tội với khung hình phạt cao nhất là tử hình, như vụ Đồng Tâm, thì việc có mặt luật sư trong các buổi hỏi cung là vô cùng quan trọng ; theo tôi biết, có văn bản dưới luật quy định rõ.

Cuối cùng là khi ra tòa, luật sư dù có bị thiếu tôn trọng tới đâu thì cũng góp vào tiếng nói bảo vệ thân chủ và đặc biệt là có thể đưa thông tin trung thực tới công luận, tạo áp lực nhất định với cơ quan pháp luật.

Từ những kinh nghiệm riêng đó, dễ hiểu là với những bị can trong vụ Đồng Tâm, cơ quan pháp luật có thể tự cho mình quyền làm tất cả những gì để đạt được mục đích của họ. Và thực tế đã chứng minh điều đó.

Các phiên tòa về Đồng Tâm sắp tới

Ngày 03/09/2020, sát thời điểm diễn ra phiên tòa sơ thẩm, thế mà các luật sư bảo vệ cho hầu hết trong 29 bị cáo vẫn còn phải gửi (thêm) một lá đơn chung tới tòa, viện kiểm sát Hà Nội phản ánh những "khó khăn từ chính các cơ quan tiến hành tố tụng và những người tiến hành tố tụng, khiến cho việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho các thân chủ đang bị tạm giam là rất khó khăn và không đạt hiệu quả như mong muốn".

Cũng trong văn bản này, các luật sư đã chỉ ra những mâu thuẫn nghiêm trọng giữa nội dung bản kết luận điều tra/cáo trạng với lời trình bày của các bị cáo khi gặp luật sư gần đây, có ý nghĩa quyết định trong việc xem xét có hay không tội trạng của bị cáo.

Các luật sư đã không còn đủ thời gian để xác minh, đối chất hòng tìm ra sự thật một cách thuyết phục nhất – một thao tác tối thiểu, nhưng cũng tối quan trọng giúp cho việc bảo vệ thân chủ của họ.

Như vậy cũng đã đủ cho công luận có thêm quyền nghi ngờ rất lớn về tính nghiêm minh của pháp luật ở chính các cơ quan pháp luật này.

Những người nông dân thấp cổ bé họng, bị buộc vào tội trạng tới mức tử hình, bị cách ly tuyệt đối quá phi lý với gia đình, luật sư trong một thời gian dài như vậy, đối mặt với cả đội ngũ điều tra, kiểm sát dày dạn, thì dễ hiểu rất có thể họ phải chọn cách thừa nhận thứ tội mà mình không có, để mong được "khoan hồng".

Rồi, cũng sẽ như nhiều phiên tòa khác, thậm chí đáng lo hơn, quan tòa sẽ chủ yếu công nhận lời "thú tội" trước cơ quan điều tra, mà coi nhẹ lời "phản cung" tại tòa của bị cáo cùng chứng lý của các luật sư. Còn các công tố viên cũng không cần tranh luận tới cùng với luật sư; luật không bắt buộc họ phải vậy, mà quan tòa cũng chẳng muốn "làm khó" họ.

Không lẽ, bằng một vụ án lớn đến thế, công cuộc được gọi là "Cải cách tư pháp" đang chứng tỏ hơn bao giờ hết bản chất của mình ?

Ông Trưởng ban Ban chỉ đạo Cải cách Tư pháp trung ương có biết điều đó không ?

Nguyễn Hữu Vinh (Anh Ba Sàm)

Nguồn : RFA, 05/09/2020

*********************

Phiên tòa Đồng Tâm : "Dọn đường đưa dân lên đoạn đầu đài" ?

RFA, 04/09/2020

Tuyên bố "Vụ án Đồng Tâm : Chính quyền từ sai lầm đến tội ác"

Tiến sĩ Mạc Văn Trang, vào tối ngày 4/9 lên tiếng với RFA liên quan tuyên bố mới nhất của Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng về vụ án Đồng Tâm :

dongtam5

Hình ảnh lan truyền trên mạng xã hội cho thấy đông đảo lực lượng cơ động đang tiến về thôn Hoành, xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, ngoại thành Hà Nội sáng sớm ngày 9/1/2020. Courtesy of Netizen. RFA edited

"Quan điểm của Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng là những người đã trải qua hai cuộc kháng chiến cùng những thăng trầm của lịch sử và đã thấu hiểu được nỗi khổ của nhân dân, cũng như những oan ức trong vụ án Đồng Tâm. Và, hiện nay sắp xét xử về vụ án Đồng Tâm. Đem 29 người dân Đồng Tâm ra xử tội, với 25 người bị xử tội ‘giết người’ và 4 người tội ‘chống người thi hành công vụ’. Nghe được tin đó thì anh, chị, em trong Câu lạc Bộ Lê Hiếu Đằng rất bàng hoàng và kinh khủng quá. Thế thì, chúng tôi đã thảo luận nội dung được trình bày trong bài viết về quan điểm của Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng về vụ án Đồng Tâm".

Bản tuyên bố "Quan điểm của Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng về vụ án Đồng Tâm : Chính quyền từ sai lầm đến tội ác", được công bố vào ngày 3/9, trong bối cảnh Việt Nam kỷ niệm 75 năm ngày Quốc khánh nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.

Nội dung của bản tuyên bố này trình bày 10 sai lầm và tội ác của chính quyền trong vụ án Đồng Tâm, bao gồm sai lầm về chính sách ruộng đất và quản lý đất đai ; sai lầm về việc cố tình chiếm 59 héc-ta đất đồng Sênh của dân Đồng Tâm ; tội ác lừa ông Lê Đình Kình ra cánh đồng, đánh gãy chân và bắt đi ; sai lầm : ông Chủ tịch thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung ký cam kết rồi lật lọng ; sai lầm về công tác dân vận và thực thi pháp luật ; tội ác rạng sáng ngày 9/1/2020 ; sai lầm bịa đặt các kịch bản ; tội ác ép cung nhận tội trên tivi ; tội ác ngăn cản sự cứu giúp nạn nhân và trợ giúp pháp lý ; tội ác truy tố các nghi can một cách áp đặt.

Truyền thông nhà nước dẫn dắt dư luận vụ án Đồng Tâm ?

Đài RFA ghi nhận truyền thông nhà nước Việt Nam đồng loạt đưa tin thông báo của tòa án về phiên tòa sơ thẩm đối với vụ án Đồng Tâm. Nội dung các bản tin tập trung chủ yếu vào những thông tin cáo buộc 29 người dân Đồng Tâm là tội phạm lên kế hoạch giết người kỹ càng, bài bản và có chủ đích. Chẳng hạn, trong tản tin của VTC News, đăng tải hôm 3/9 ghi rõ "với sự chuẩn bị kỹ lưỡng, những kẻ ở Đồng Tâm dùng dao phóng lợn tấn công khiến 3 chiến sĩ ngã xuống hố sâu, sau đó chúng nhẫn tâm đổ xăng xuống và châm lửa đốt".

Nhà báo tự do Sương Quỳnh đưa ra nhận định với RFA rằng cách thức truyền thông nhà nước Việt Nam loan tin về vụ án Đồng Tâm và phiên tòa sắp diễn ra trong vài ngày tới là một sự dẫn dắt dư luận một cách trắng trợn. Tuy nhiên dân chúng tại Việt Nam, những ai quan tâm vụ án Đồng Tâm không tin vào sự định hướng dư luận đó.

"Bây giờ họ đang dẫn dắt dư luận rằng đây là một vụ giết người, giết chết 3 công an và đây là một nhóm khủng bố. Nhưng người dân không tin. Bởi vì rằng một bằng chứng rõ ràng là khi lực lượng chức năng tập kích vào làng lúc người dân đang ngủ giữa đêm thì đã sai luật rồi. Thêm nữa, lại giết chết một cụ già hơn 80 tuổi, bị què một chân và bắn chết, phanh thây như thế thì người dân đã phẫn nộ vô cùng. Chính quyền không thể biện minh rằng đã làm theo pháp luật được. Nhưng đương nhiên, họ dẫn dắt như thế thì sẽ bất lợi cho 29 người dân Đồng Tâm đã bị bắt khi ra tòa xét xử. Tại vì luật trong tay họ và họ ngồi xổm lên pháp luật. Họ đã quyết xử những người dân Đồng Tâm có tội thì với chế độ này, chắc chắn những người dân Đồng Tâm sẽ có tội, sẽ bị đi tù và thậm chí bị tử hình".

Nhà báo Sương Quỳnh nhấn mạnh rằng dù cho các bản án nặng nề nhất mà tòa án Việt Nam cố tình áp đặt tuyên cho 29 người dân Đồng Tâm thì Chính quyền Việt Nam cũng sẽ bị bất lợi trước công luận thế giới.

"Chắc chắn là bất lợi, tức là quốc tế thì người ta có tòa án độc lập và họ sẽ nhìn nhận đâu là vấn đề về pháp lý đúng hay sai. Nhưng về luật quốc tế là đã sai rồi. Về luật của Việt Nam thì chính quyền cũng sai. Thế thì phiên tòa này chỉ làm cho người dân càng căm phẫn hơn vì nhìn thấy rõ hơn bộ mặt sự thật của nhà cầm quyền này. Và, chắc chắn thế giới không thể nào ủng hộ phiên tòa này. Bởi đó là hành vi giết người, chứ không còn đàn áp nữa rồi".

Bản án nào dành cho người dân Đồng Tâm ?

Tuyên bố mới nhất của Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng ngoài 10 kết luận về sai lầm và tội ác của chính quyền trong vụ án Đồng Tâm, còn có thêm 4 kiến nghị. Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng kêu gọi chính quyền cần phải nhìn căn nguyên sâu xa và diễn biến của vụ án Đồng Tâm để thấy chính quyền đã mắc hết sai lầm này đến sai lầm khác, và lấy tội ác để khoả lấp đi những sai lầm mà tội ác sau càng khủng khiếp hơn để trùm lấp, xóa đi đi tội ác trước. Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng kiến nghị "các nhà lãnh đạo lắng nghe, suy ngẫm, xử lý vụ án này sao cho hợp đạo lý dân tộc, hợp lòng người".

Một thành viên Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng và cũng là người góp phần soạn thảo bản Tuyên bố "Quan điểm của Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng về vụ án Đồng Tâm : Chính quyền từ sai lầm đến tội ác", tiến sĩ Mạc Văn Trang chia sẻ với RFA rằng bản thân ông mong muốn chính quyền sẽ sáng suốt, hiểu lòng dân và đứng về phía nhân dân để trừng trị các nhóm lợi ích, là những kẻ đã gây ra tội ác để lấy lại niềm tin của nhân dân đối với chính quyền trong vấn đề đất đai ở Việt Nam, mà điển hình là qua vụ án Đồng Tâm.

Với cái nhìn nhân bản của một nhà giáo dục, tiến sĩ Mạc Văn Trang bày tỏ niềm hy vọng đối với phiên tòa xét xử 29 người dân Đồng Tâm trong vài ngày nữa sẽ được công tâm và đúng pháp luật. Thế nhưng, với kết quả phiên tòa giám đốc thẩm trong vụ án tử tù Hồ Duy Hải, giáo sư Mạc Văn Trang cũng có phần quan ngại tương tự quan điểm của nhà báo Sương Quỳnh. Và, theo ông, trong trường hợp Chính quyền và Tòa án Việt Nam vẫn cương quyết trừng trị vụ án Đồng Tâm theo chủ ý của họ, thì :

"Nếu như họ cứ tiếp tục thắng dân bằng mọi giá và áp đặt tội ác của họ lên dân thì từ sai lầm này đến sai lầm khác, từ tội ác này đến tội ác khác ngày càng chồng chất lên thì lòng hận thù của nhân dân đối với chính quyền sẽ càng nung nấu và tội ác tày trời đó sẽ đi vào lịch sử mãi mãi".

Ông Menras André, nhà làm phim tài liệu "Việt Nam : Tiếng gào thét từ bên trong" đón nhận thông tin về phiên tòa xét xử vụ án Đồng Tâm trùng với những thông báo bộ phim có ghi lại hình ảnh cụ Lê Đình Kình cùng người dân Đồng Tâm được tiếp tục chọn trình chiếu ở mốt số liên hoan phim quốc tế.

Trong tâm trạng niềm vui phim tư liệu sắp công chiếu xen lẫn nỗi niềm thương cảm 29 nạn nhân Đồng Tâm, ông Menras André vào ngày 4/9 chia sẻ với RFA rằng "đừng mơ tưởng đến một phiên tòa công tâm" cho họ.

"Tôi đã theo dõi từ đầu vụ Đồng Tâm và tôi đã thấy thái độ trái pháp, lừa đào, bất nhân, đầy bạo lực từ phía Công an Hà Nội và nhà cầm quyền Việt Nam. Đến cấp cao nhất của chính phủ và Đảng, họ nhất quyết chém đầu của các gia đình dám chống lại cái chính sách cướp đất mà nó là tai họa của đất nước. Như cụ Lê Đình Kình đã nói trong cuộc phỏng vấn của tôi : "…mưu đồ (của họ) là giết người cướp đất". Rất tiếc mà thực tế đã xác nhận các lời nói đầy tỉnh táo của cụ. Hơn nữa, trong vụ này công an vừa là lực lượng tấn công, cũng là kẻ giết cụ, cũng là tổ chức điều tra, cũng là kẻ làm chứng trước tòa. Cho nên, ván đã đóng thuyền rồi ! Xin đừng mơ phiên tòa xét xử sắp tới không thể công tâm một chút nào cả. Nó sẽ hợp pháp hóa những tội ác đã có từ phía công an cùng những kẻ chủ mưu trong bóng tối và nó sẽ bôi nhọ thêm các nạn nhân vô tội mà thôi. Một phiên tòa như một kịch hề bi hài".

Trong cùng ngày 4/9, mười một tổ chức chính trị, xã hội dân sự trong và ngoài nước công bố một thư chung gửi Liên Hiệp Quốc về việc xét xử các dân làng Đồng Tâm, dự kiến diễn ra vào ngày 7 tháng 9 tới đây.

Bức thư chung kêu gọi bà Đại sứ Elisabeth Tichy- Fisslberger, Chủ tịch Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc cùng Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc yêu cầu Chính quyền Việt Nam thực hiện ba điểm. Thứ nhất, phải xét xử công minh, phiên tòa cần công khai cho thân nhân cũng như các tổ chức phi chính phủ và truyền thông quốc tế tham dự. Thứ hai, phải cho phép các bị cáo được gặp luật sư ; chấm dứt hăm dọa các bị cáo để họ có quyền kêu oan theo đúng pháp luật ; cũng như không hăm dọa luật sư. Và, thứ ba là đại diện Liên Hiệp Quốc phải được tham dự và tường trình về phiên tòa để giảm thiểu bất công và lạm dụng luật pháp có thể xảy ra.

Blogger Phạm Minh Vũ cũng kêu gọi dân chúng ở Việt Nam hãy hướng về phiên tòa ngày 7/9, xét xử 29 người dân vô tội ở Đồng Tâm vì "hôm nay Đồng Tâm thì ngày mai chắc chắn sẽ là chúng ta, vì khi người dân vẫn chưa có quyền tư hữu thì ai cũng sẽ là nạn nhân của những điều luật bất công ấy".

************************

Đại sứ quán Hoa Kỳ tiếp tục theo dõi sát vụ án Đồng Tâm

RFA, 03/09/2020

Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Hà Nội theo dõi sát diễn biến vụ Đồng Tâm và sẽ tiếp tục theo dõi vụ việc khi đi qua hệ thống tòa án Việt Nam.

Phát ngôn nhân Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Hà Nội trả lời như vừa nêu khi được RFA yêu cầu bình luận về vụ án Đồng Tâm sắp được đưa ra xét xử.

dongtam6

Đường vào Đồng Tâm bị chặn sau vụ người dân Đồng Tâm bắt giữ 38 cán bộ làm con tin hồi tháng 4/2017 - Reuters

Ngoài việc theo dõi sát sao mọi diễn biến, Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Hà Nội còn thúc giục chính phủ Việt Nam bảo đảm mọi hoạt động và tiến trình giải quyết tranh chấp quyền lợi về tài sản phải minh bạch và công bằng ; tuân thủ đúng văn bản và tinh thần luật pháp trong đó có Bộ luật hình sự và Bộ luật Tố tụng hình sự ; đồng thời nhất quán với các qui định về nhân quyền trong Hiến pháp Việt Nam và những nghĩa vụ cùng cam kết quốc tế mà Hạ Nội đã ký kết.

Theo dự kiến Tòa án Thành phố Hà Nội vào ngày 7 tháng 9 tới đây sẽ đưa 29 người dân Đồng Tâm ra xét xử với cáo buộc ‘giết người’ và ‘chống người thi hành công vụ’.

Những người này bị bắt kể từ khi xảy ra vụ lực lượng chức năng gồm mấy ngàn nhân sự tấn công vào làng Đồng Tâm vào rạng sáng ngày 9 tháng 1 vừa qua. Một người được cho là lãnh đạo tinh thần của người dân trong việc phản đối biện pháp thu hồi đất nông nghiệp giao cho doanh nghiệp quân đội làm kinh tế, cụ Lê Đình Kình, bị thiệt mạng trong vụ tấn công.

Ngoài ra cơ quan chức năng Việt Nam thông báo có 3 công an bị thiêu cháy trong đợt tấn công. Ba người này được đảng và chính phủ vinh danh là liệt sĩ ; trong khi đó truyền thông Nhà nước Việt nam gọi những người dân phản đối thu hồi đất là ‘thành phần phản động, chống đối’.

25 trong số 29 người đang ở trại tạm giam bị cáo buộc tội giết người và 4 người còn lại với tội ‘chống người thi hành công vụ’.

***********************

Chưa bao gi Vit Nam cn mt Tòa Bo Hiến như lúc này

Lê Trng Hùng, VOA, 02/09/2020

Viết không ch cho Đng Tâm, c Kình mà tôi viết cho c dân tc mình

Đim qua tình hình vi hiến trong hơn mt năm tr v đây

Ngày 03/01/2019 cu Ch tch Thành phố Hà Ni Nguyn Đc Chung ra quyết đnh s 12/2019 v vic ban hành ni quy tiếp công dân (1). Nó gián tiếp vô hiu hóa quyn giám sát ca công dân hiến đnh ti khon 2 điu 8.

dongtam7

C Lê Đình Kình (th hai, t phi) tiếp ông Nguyn Tường Thy (bìa phi) ti Đng Tâm hi 2018. (Hình : RFA)

Khong 3-4 gi sáng ngày 9 tháng 1 năm nay B công an lnh cho Cảnh sát cơ động tn công vào làng Hoành, bn chết lão công dân Lê Đình Kình và bt đi hơn hai mươi công dân khác (2) nó vi phm hàng lot các quyn ca công dân ti chương 2 ca hiến pháp như quyn được sng điu 19, quyn bt kh xâm phm vào thân th, và không b bt (điu 20) quyn bt kh xâm phm ch (điu 22), quyn được xét s công bng (điu 31), quyn khiếu ni t cao điu (30), và còn nhiu điu khác na.

Liên tc trong c năm nay và nhiu năm khác B công an giao vic cho an ninh, cnh sát khu vc và c dân phòng đến ngăn cn quyn t do đi li ca công dân (8) vi phm điu 23.

7 gi 6 phút ngày 17 tháng 8 phóng phát thanh viên Anh Quang VTV1 đã thn nhiên gi công dân là "ký sinh trùng" (7) vi hiến điu 20.

Ngày 18 tháng 8 mng xã hi lan ta clip phát trc tiếp ca v chng ch quán Nhng nướng ti thành ph Bc Ninh (3) vi hiến điu 20.

Ngày 10/3/2020 công dân Phm Triu Vit Anh b tn công ngay chính ngôi nhà ca mình (4) vi hiến điu 20.

Ngày 1/9/2019 công dân Nguyn Văn Đông đã dùng dao chém chết 4 người và b thương mt người là anh em trong nhà vì tranh chp đ đai (5) vi hiến điu 19 và 20.

Tt c các hành vi k trên là vi hiến không ai có th chi cãi. Thế nhưng không ai quan tâm nó là vi hiến hay không ? và làm gì gii quyết, ngăn chn đ nhng điu đó không được xy ra na.

Theo thông báo ca Tòa án nhân dân thành ph Hà Ni ngày 7 tháng 9 này s din ra phiên tòa hình s x v án Cảnh sát cơ động tn công vào làng Hoành gây ra cái chết cho 4 người là ông Lê Đình Kình 84 tui ti phòng ng ca ông và 3 Cảnh sát cơ động được cho là chết vì rơi xung h giếng tri.

V nguyên tc v vic rng sáng ngày 9 tháng 1 ti nhà ông Lê Đình Kình là hành vi vi hiến ca B công an chính vì vy v án này là v án vi hiến vì đã tước đot tính mng công dân trái lut, xâm nhp gia cư bt bt pháp, cưỡng chế bt hp pháp, tước đot quyn được phán x công bng ca công dân. Vy phiên tòa hình s m ra ngày 7 tháng 9 ti đây cũng là vi hiến.

Th lý gii ti sao các hành vi vi hiến, phm pháp li sy ra nhiu như vy ?

Người Vit không có văn hóa thượng tôn pháp lut vì hai nguyên do

Nguyên do gn : là do xã hi chưa có nn pháp lut hoàn trình, ch sau hiến pháp 2013 ra đi thì lut pháp Vit Nam mi đi vài kiên toàn nhưng còn nhiu sai sót và quan trong chưa to nên mt nếp sng thượng tôn pháp lut điu này đúng vi c hu hết công dân và quan chc cp cao cũng như nhân viên nhà nước. T nn nhân thc chính tr và pháp lut ca người dân thp, mà nhà nược li được sinh ra t xã hi cho nên nhn thc chung ca đi ngũ quan chc và nhân viên nhà nước cũng có mt sàn tương t. Mt vn đ cn phi nói do cơ chế đng c dân bu nên không sàng lc được người t tng lp ưu tú tham gia qun tr nhà nước. Điu đó càng làm cho phía nhà nước thiếu kiến năng qun tr xã hi buc phi dùng mánh khóe chính tr thay vì thượng tôn pháp lut. T đó dn đến mt hu qu là quc dân không tin vào nhà nước, và khi không tin thì h không thượng tôn pháp lut.H ch chiếu l ch không tht tâm.

Nguyên do sâu xa là do tâm lý b méo dng ca Tc Vit khi phi sng lưu vong trên chính mnh đt cha ông đ li vì s ln mnh và tham tàn ca Hán tc, sau này là Pháp Quc và s sai lm ch thuyết cng sn. Người Vit đã hình thành nên mt phn x t nhiên là chng đi chính quyn hoc bng mt không bng lòng, phép vua thua l làng Và chính yếu t này đã giúp cho mt nhánh ca Tc Vit gi li được mnh đt ca t tiên đ li là dân tc Vit Nam ngày nay. Đó là tính hai mt ca mt vn đ, Người Vit cũng phi tr giá cho vic sng lưu vong trên chính mnh đt ca mình hàng nghìn năm Bc thuc thc tế và cũng khong ngn y năm Bc thuc gián v tư tưởng, đc bit là kiến năng cai tr. Có th nói tâm lý ca người Vit b tác đng t hai phía to nên mt hình thái tâm lý l k Tôi gi hình thái y là hình thái tâm lý lò xo, hay hình thái tâm lý Chí Phèo.

Nghĩa là h luôn tìm cách nương theo lut pháp ca nhà cm quyn, nhưng khi cn và có điu kin là h có th sn sàng "bt dy" như mt chiếc lò xo đ gii phóng mình bt chp s hy sinh k c tính mng như Chí Phèo ln cui cùng đã đâm chết Bá Kiến đ mong được làm người t tế.

Vi hình thái tâm lý đc trưng lò xo đó khó lòng mà xây dng được mt xã hi thượng tôn pháp lut cho c hai phía.

Vào mt thi đim tuyt vi nht ca nhân loi nhng người cha lp quc ca Hip Chúng Quc Hoa K h đã hin thc hóa ch nghĩa hp hiến và nâng chính tr ca nhân loi lên mt tm cao mi. Chính ch nghĩa hp hiến này là mt cu cánh cho chính tr ca nhân loi thoát ra được cái vòng lun qun :

cai tr, áp bc -> khi nghĩa -> lt đ ->lp triu đi mi ri li sp đ sau mt vài trăm năm.

 

Mt bn hp đng ca toàn xã hi (khế ước xã hi) đ cùng đng thun vi nhau xây dng lên mt mô hình nhà nước tht s ca dân, do dân, vì dân; cùng cơ chế bo hiến và tu chính hiến pháp cho thế h sau d b ngi li cùng nhau đ gii quyết nhu cu ca thế h mình mà không cn phi "khi nghĩa" hay lt đ triu đi này thay bng triu đi khác bng bo lc nhiu khi mt kim soát đi đến dit vong mt quc gia.

Bn hp đng đó đã được Quốc hội khóa I thông qua ngày 9/11/1946 và đã được tu chính 4 ln vào nhng năm 1959 ; 1980 ; 1992 và 2013. Trong quá trình lp hiến và tu chính mc dù vn còn nhng sơ sót nhưng tinh thn ca ch nghĩa hp hiến đã càng được làm sáng t hơn thông qua bn hiến pháp được tu chính năm 2013. C th điu đó được th hin phn xác lp ch th và mc đích lp hiến cui li nói đu và các điu 2,3 và 8 cùng rt nhiu điu trong chương 2.

Tuy nhiên khi kho sát trong xã hi thì có đến 99% công dân chưa biết hiến pháp là gì. Hu hết cha bao gi chm tay vào bn hp đng mang tên hiến pháp và lt gi ra đc tường tn tng điu. Điu này cũng đúng vi c 11 triu người ăn lương t ngân sách là công chc, viên chc và nhóm người được gi là "cán b" trong các hi đoàn mà nhà nước qun lý, s dng và chi tr lương.

Vy thì làm sao có th có mt xã hi thượng tôn hiến pháp, pháp lut, đó các thành viên ca cng đng cùng có thin chí chung sng cùng thượng tôn hiến pháp và lut?

Nhu cu cn sòng phẳng vi nhau v mt pháp lut !

Công dân vi công dân thì dùng gì đ sòng phng?

Câu tr li là dùng hp đng, lut pháp và tòa án.

Nhà nước vi Công dân dùng văn bn nào và cơ quan nào đ sòng phng ?

Câu tr li là dùng lut pháp và tòa án.

Công dân vi nhà nước thì dùng văn bn nào đ sòng phng ?

Đi đa s người Vit Nam đu bế tc điu này. Nhìn ra thế gii điu này tht quá đơn gin quc gia văn mình nào cũng có cơ chế và cơ quan làm vic này rt rõ ràng đó chính là dùng hiến pháp (bn hp đng toàn dân hay khế ước xã hi) và tòa án hiến pháp đ rt khoát và sòng phng vi nhau xem tôi đúng hay nhà nước đúng.

Thế nhưng vì thiếu trưởng thành, y ban lp hiến và sa đi hiến pháp vn chưa hoàn thin được cơ chế này và vn chưa lp ra được cơ quan đm trách tương ng. Vy thì hi rng làm sao chúng ta có th tin tưởng nhau, thin chí vi nhau đ thượng tôn hiến pháp và lut ?

V phía quc dân có quá ít người biết và dám lên tiếng yêu cu phía nhà nước phi lp tòa bo hiến thế nên chng có áp lc gì đáng k đ phi sa hiến pháp theo chun quc tế.

Ti điu 119 ca hiến pháp nhc đến tt c nhà nước, công dân đu có trách nhim bo v hiến pháp nhưng li không quy đnh đnh chế bo v hiến pháp. Không có điu khon nào đ lp tòa, hay trao quyn phân x hiến pháp cho bt kì mt cơ quan nào.

Đó chính là "l hng" giết chết nn pháp quyn, đó chính là "l hng" mà bao năm nay đôi bên kêu gi thượng tôn hiến pháp mà càng ngày c hai đu vi phm nhiu hn. Điu này s giết chết s chính danh ca nhà nước, đng thi tước đot mt quyn và li ích ca công dân.

Chính vì l trên vic lp ra tòa bo hiến là mt nhu cu bc thiết cho c 2 phía nếu không mun xã hi đi vào ri ren, lon lc, mt triu như bao triu đi đã chi qua trước khi sp đ.

Nhu cu thành lp tòa bo hiến không phi là bây gi mi cn mà ngay khi thành lp hiến pháp thì phi có cơ chế lp tòa hoc giao quyn phân x hp hiến cho tòa án các cp. Thế như 75 năm nay t ngày tuyên ngôn đc lp và gn tròn 74 năm t ngày lp hiến, hiến pháp đã chi qua 4 ln ci sa nhưng chưa bao gi có mt chương hay điu nào dành cho cơ cu thành lp hiến toàn án hiến pháp, chưa có mt dân biu nào đng ra đ ngh lp tòa bo hiến. Th hi các đi biu đó có hiu gì v hiến pháp, cơ chế bo v hiến pháp và ch nghĩa hp hiến hay không ?

Như vy sau gn 75 năm lp hiến mà nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Vit Nam vn chưa lp được mt cái tòa nào đ bo v hiến pháp, đ cho quc dân (bên A) và nhà nước (bên B) có th sòng phng vi nhau mt cách văn minh, công khai thì nhà nước đó đã trưởng thành ? Vic quc dân vi 97 triu người và có đến 70 triu công dân chính thc mà không biết yêu cu nhà nước lp ra Tòa Bo Hiến thì h đã trưởng thành chưa?

Li kết : Nếu Vit Nam mun n đnh và phát trin thì phi xây dng thành công mt nhà nước pháp quyn hp hiến. Đ mt nhà nước thc s là pháp quyn hp hiến thì phi thành lp tòa bo hiến hoc trao quyn cho các cp tòa án đ nó có nhim v phân x hp hiến hay vi hiến vi mi hành vi trong xã hi.

Lê Trng Hùng

Nguồn : VOA, 02/09/2020

(1) https://luatminhkhue.vn/-quyet-dinh-12-qd-ubnd-nam-2019-ve-noi-quy-tiep-cong-dan-tai-tru-so-tiep-cong-dan-thanh-pho-ha-noi.aspx

(2) https://www.bbc.com/vietnamese/51102036

(3) https://www.youtube.com/watch?v=Q8hG8j3lSDM

(4)https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=2726731647597726&id=100007827514026

(5)https://thanhnien.vn/thoi-su/anh-tham-sat-ca-gia-dinh-em-trai-vi-tranh-chap-dat-dai-1121122.html?fbclid=IwAR0OpVkizqIO4ThYr22IgfWfaAFrGh_jgHe33fNKq2ZVlwG_pYSypOuNeuE

(6) https://thanhnien.vn/thoi-su/anh-tham-sat-ca-gia-dinh-em-trai-vi-tranh-chap-dat-dai-1121122.html

(7) https://www.voatiengviet.com/a/vtv-goi-nguoi-ban-rong-la-ky-sinh-trung-cong-dong-mang-phan-no/5546470.html

(8) https://www.facebook.com/trungdanvt/videos/777747426092704

Quay lại trang chủ

Additional Info

  • Author: Ngô Ngọc Trai, Nguyễn Hữu Vinh (Anh Ba Sàm), Lê Trọng Hùng, RFA tiếng Việt
Read 554 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)