Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Diễn đàn

15/11/2020

Tương lai nào cho thế giới ?

Nguyễn Đan Quế

Câu hỏi đặt ra là : Khi nào chính trị toàn cầu chuyển ? Yếu tố khởi phát ? Biến theo hướng nào ?

1172913261

Cách mạng Số đã và đang diễn ra vũ bão, làm thay đổi hẳn cuộc sống nhân loại.

2020 là phát súng lệnh : Mỹ-biểu tượng cho nền dân chủ Tây phương, kinh tế thị trường tư bản, nhà nước pháp quyền và xã hội dân sự-có cách mạng Số phát triển nhất thế giới. Đầu năm 2020 bị đại dịch Covid-19 chưa có tiền lệ, xã hội ngưng trệ, đối phó kém cỏi-chia rẽ, quần chúng thất vọng. Đến cuối năm, ngày 3/11 bầu cử Tổng thống Mỹ ‘lạ’ chưa từng thấy, lung tung xoèng như gánh xiếc.

Chính Covid-19 cùng bầu cử trên nền Cách mạng Số khởi đi tâm thức mới, hết lưu luyến, dứt khoát cái cũ. Toàn thể Hạ tầng xã hội bất thần có bước ngoặt quan trọng, nhuốm tinh thần mới Nhân Bản Kỹ Trị : thoát ra khỏi bị xô đẩy sống vội, vứt bỏ được tuyên truyền điều kiện hóa cộng sản-tư bản. Tỉnh thức do nơi Sinh năng (bản chất con người) giống như ‘tấm gương’, không còn bị bụi trần che lấp, phản chiếu đúng sự thực của thực tại. Bước ngoặt hạ tầng quyết định hình thành lên hàng loạt những chính quyền mới nơi thượng tầng. Mọi sinh hoạt xã hội từ kinh tế, giáo dục, du lịch, thể thao đến chính giới, quan hệ quốc tế, đại gia Số, buôn bán, đầu tư… Tất cả tự động có hướng phù hợp, các hình thức khác nhau, trực tiếp hay gián tiếp, nhắm góp phần lấp hố giầu-nghèo toàn cầu đã đến mức nổ tung, buộc mọi người, mọi chính phủ phải quan tâm giải quyết ngay. Không giải quyết không xong. 

Muốn giải quyết, tất cả các nước phải tham gia, trong đó có vai trò của các siêu cường Số. Với 3 tiêu chuẩn đánh giá : (a) sức mạnh chi phối nền sinh hoạt chính trị toàn cầu thế kỷ XXI là nền kinh tế Số, (b) tiềm năng tiến hành Cách mạng Số, (c) khả năng đóng góp giải quyết mâu thuẫn toàn cầu giầu-nghèo. Thì Mỹ-Trung-Nhật-Đức-Nga đứng đầu.

Ngoài mâu thuẫn giầu-nghèo, còn một loạt những thách thức khác, vượt xa sức của bất cứ siêu cường nào, như : biến đổi khí hậu, xử dụng không gian, nạn khủng bố, tiến đến luật chung về internet, khai thác tài nguyên dưới đáy biển, hải chiến lược trong đó có các tranh chấp biển, nạn nhân mãn, chiến tranh nguyên tử / mạng / sinh học, những dịch mới kiểu như Covid-19…

Đối phó phải hợp tác, không có cách nào khác. Thế gian ghét nhau là chuyện thường, hai vợ chồng còn bất hòa, huống hồ hai quốc gia. Cộng đồng thế giới có tới hơn 200 nước lớn nhỏ. Dĩ nhiên tranh chấp, chửi nhau, đánh nhau… phải xẩy ra. Không xẩy ra mới là chuyện lạ. Hợp tác là để có một nền an ninh toàn cầu bền vững và để có thẩm quyền nhiều mặt từ vật chất đến tinh thần mới có thể hiện thực hóa được. Do đó mà Thế chiến lược toàn cầu mới (1).

Các siêu cường Số Mỹ-Trung-Nhật-Nga chắc chắn bắt buộc phải chấp nhận thế cờ liên hoàn chung, phục vụ bước phát triển mạnh mẽ Cách mạng Số và thích ứng với cao trào nhân bản hóa toàn cầu, cùng cộng đồng thế giới đi vào :

  • Hợp tác kinh tế Bắc-Nam
  • Hòa hợp văn hóa Đông-Tây

Về kinh tế : Khoảng 20 là nước giầu, tiến hành cách mạng kỹ thuật Số, ở về Bắc bán cầu, với 5 siêu cường là Mỹ-Trung-Nhật-Đức-Nga. Còn 180 nước nghèo, đang phát triển, ở về Nam bán cầu. Hố giầu-nghèo giữa Bắc và Nam được giải quyết bằng chuyển giao Kỹ-nghệ-hóa thông qua đầu tư vốn, kỹ thuật, quản lý ở qui mô toàn cầu.

Về văn hóa : Trong những thế kỷ qua, văn minh Đông phương bị lép vế vì các chính sách thực dân cũ, rồi mới. Nhưng nay khoa học đã chứng minh : tinh thần và vật chất quan trọng ngang nhau, là 2 mặt thể hiện ra của sinh năng (1 phần của vũ trụ năng), và hỗ tương tác động. Phát triển cân bằng là quan yếu số một của con người. Văn minh Đông phương và Tây phương phải là 2 mặt của nền văn minh mới. 

Tóm lại :

  • Hợp tác kinh tế Bắc-Nam : Nam cần Bắc hơn. Nam học hỏi Bắc về khoa học-kỹ thuật.
  • Hòa hợp văn hóa Đông-Tây : Tây cần Đông hơn. Tây học hỏi Đông về trải nghiệm đời sống bên trong.

Thế hệ trẻ đang lên, hoàn toàn mới mẻ, nhân bản, trung lưu, giỏi kỹ thuật Số / Kỹ-nghệ-hóa là những người đi đầu khai phá kỷ nguyên mới.

Bs Nguyễn Đan Quế

Chủ tịch Cao Trào Nhân Bản

15/11/2020

--------------------

Thơ tặng VĂN MINH NHÂN BẢN

VĂN minh tân triết rạng toàn cầu

HÓA giải khổ sầu khắp ngũ Châu

XÃ tắc từ đây thay đổi hẳn

HỘI hoa khai mở kỷ nguyên đầu

NHÂN tâm đắc ý như giòng thác

BẢN cách trần gian biến đổi mau

TIẾN thế thực tình là đúng hướng

BỘ môn Nhân Bản đáp nhu cầu

NĐQ

********************

(1) Thế chiến lược toàn cầu mới

Bác sĩ Nguyễn Đan Quế, RFA, 27/09/2014

Khối Bắc là các nước giàu chiếm khoảng 1/3 dân số toàn cầu, trong đó có năm siêu cường hàng đầu Mỹ, Trung Quốc, Nhật, Đức, Nga. Khối Nam là các nước nghèo, chiếm 2/3 dân số toàn cầu, gồm 5 vùng : Đông Nam Á-Thái Bình Dương (với tổ chức hợp tác vùng là Asean), Nam Á (Saarc), Phi Châu (Ecowas), Châu Mỹ La tinh (Mercosur) và Trung Đông với tổ chức hợp tác vùng hiện chưa hình thành, nhưng sẽ là hợp tác giữa Israel và các nước Ả rập trong vùng.

numerique2

Hố ngăn cách giàu nghèo ngày càng sâu rộng-Ảnh minh họa

Có 4 yếu tố và 5 vấn đề giúp chúng ta có một lối nhìn mới về thế giới đang thay đổi rất nhanh.

4 yếu tố

Yếu tố thứ 1

Mâu thuẫn chính trên thế giới ngày nay không còn là mâu thuẫn ý thức hệ cộng sản-tư bản nữa, mà là hố xa cách giữa các nước giàu với các nước nghèo đã đến giới hạn nguy hiểm, buộc mọi người dân cũng như mọi chính phủ phải quan tâm giải quyết.

Yếu tố thứ 2

Ba tiêu chuẩn: (a) Sức mạnh chi phối thế giới là kinh tế, chứ không phải quân sự. (b) Tiềm năng một nước tiến hành cuộc Cách mạng Kinh tế Kỹ-thuật-cao . (c) Khả năng nước đó đóng góp trong việc lấp bớt hố xa cách giàu-nghèo.

Cho phép chúng ta nhận diện “Năm” siêu cường Mỹ, Trung Quốc, Nhật, Đức, Nga là năm trung tâm quyền lực chi phối mạnh nhất nền sinh hoạt chính trị toàn cầu.

Yếu tố thứ 3

Chính yếu tố này làm thay đổi hẳn cục diện chiến lược toàn cầu: Tầu, Nhật, Đức trở thành những siêu cường mới đang tiến lên vị thế siêu cường độc lập với cả Nga lẫn Mỹ.

Yếu tố thứ 4

Thế kỷ 20 có những phát minh khoa học đưa đến Cách mạnh Kỹ-thuật-cao (phân biệt với Cách mạng kỹ-nghệ-hóa hồi thế kỷ 17 ở Châu Âu), như: thám hiểm không gian, xuất hiện của internet, điện thoại di động, truyền thanh-truyền hình kỹ thuật số… Các siêu cường đang chạy đua kỹ -thuật-cao-hóa toàn bộ nền kinh tế của mình.

Nhân loại  thế kỷ 21 có những thách thức toàn cầu vượt xa sức giải quyết của một siêu cường, dù giàu mạnh đến đâu. Thí dụ: Biến đổi khí hậu; chiến tranh không gian, mạng, sinh học;  chống nhà nước Hồi Giáo Tự xưng (IS)…

5 vấn đề

Trực tiếp liên quan đến đời sống hàng ngày của hàng tỉ người trên hành tinh có 5 vấn đề lớn, như:

1. Nạn khan hiếm lương thực-thực phẩm

Có thể gia tăng sản lượng với những kỹ thuật mới về di truyền, phương pháp canh tác…Nhân loại sẽ không thiếu lương thực-thực phẩm, nhưng đưa cứu trợ đến được những nơi cần lại phụ thuộc không khí an ninh toàn cầu.

2. Nạn khan hiếm nhiên liệu-năng lượng

Ngoài củi, than đá, có nhiều nguồn năng lượng mới như : năng lượng nguyên tử, năng lượng mặt trời, năng lượng gió, năng lượng thủy triều, năng lượng sinh học, năng lượng lấy từ lòng đất…

3. Khan hiếm tài nguyên kỹ nghệ

Có điều rất mới cần lưu ý. Kỹ-thuật-cao lần đầu tiên cho phép con người khai thác tài nguyên dưới đáy biển. Biển chiếm 71% vỏ quả đất, tài nguyên đa dạng và phong phú như trong đất liền.

4. Nạn nhân mãn và di dân kinh tế.

5. Nổi loạn của các nước nghèo chống lại các nước giàu.

Đứng trước 4 yếu tố và 5 vấn đề, năm siêu cường Mỹ, Tầu, Nhật, Đức, Nga không có cách nào khác hơn là phải tiến đến Thế Chiến lược toàn cầu chung (dĩ nhiên mỗi siêu cường có Thế chiến lược riêng nhằm thi hành Thế Chung đó) để :

Một mặt, giữ vững thế khống chế của các nước giàu đối với các nước nghèo khi chúng tiến hành Cách mạng Kỹ-thuật-cao…

Mặt khác, các nước giàu chuyển giao Cách mạng Kỹ- nghệ-hóa (gồm kỹ thuật, vốn và quản lý) cho các nước nghèo để lấp bớt hố xa cách giàu-nghèo, một điều kiện quan yếu không thể thiếu nếu các nước giàu muốn tiến thêm bước lớn nữa.

Đường nối thủ đô của năm siêu cường nằm về Bắc bán cầu. Cho nên, người ta thường gọi Thế chiến lược toàn cầu mới là Thế hợp tác Bắc-Nam, thay cho Thế chiến lược đối đầu Đông-Tây trước đây :

Khối Bắc là các nước giàu chiếm khoảng 1/3 dân số toàn cầu, trong đó có năm siêu cường hàng đầu Mỹ, Tầu, Nhật, Đức, Nga.

Khối Nam là các nước nghèo, chiếm 2/3 dân số toàn cầu, gồm 5 vùng : Đông Nam Á-Thái Bình Dương (với tổ chức hợp tác vùng là Asean), Nam Á (Saarc), Phi Châu (Ecowas), Châu Mỹ La tinh (Mercosur) và Trung Đông với tổ chức hợp tác vùng hiện chưa hình thành, nhưng sẽ là hợp tác giữa Israel và các nước Ả rập trong vùng.

Chúng ta cần lưu ý có mấy hình thức hợp tác trên thế giới:

Hợp tác giữa các siêu cường là hợp tác Bắc-Bắc, theo phương cách Hợp tác đa phương (hay còn gọi là chủ nghĩa Hợp tác đa phương) khi giải quyết các điểm nóng trên thế giới. Quan hệ Mỹ-Tầu-Nhật-Đức-Nga là Bắc-Bắc. Thí dụ : Liên minh hơn 20 nước chống IS nhanh chóng được thành lập. Ngày 23/9/2014 Mỹ và 5 nước Á Rập không kích IS ở Syria, mà không có sự đồng ý của nước này. Nga phản ứng rất nhẹ nhàng. Còn Tầu đang bị Hồi giáo ở Tân cương khủng bố, nên cũng có chiều hướng ủng hộ. Hai ngày sau Hội đồng Bảo an thông qua Nghị quyết 2178 kêu gọi các nước ngăn chặn dòng người đầu quân cho IS.

Hợp tác Nam-Nam là giừa các tổ chức vùng trong khối Nam.

Hợp tác Bắc-Nam hay Hợp tác Nam-Bắc là giữa các nước giàu với các nước nghèo hay ngược lại. Cần phân biệt quan hệ của Tầu và Mỹ chẳng hạn với Viêt Nam là Bắc-Nam, khác xa với quan hệ của Việt Nam với các siêu cường này là Nam-Bắc.

Bác sĩ Nguyễn Đan Quế

Tháng 9 năm 2014

Nguồn : RFA, 27/09/2014

Quay lại trang chủ

Additional Info

  • Author: Nguyễn Đan Quế
Read 567 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)