Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Diễn đàn

06/12/2020

Nhớ lại trận Phước Long và nhắc lại lòng yêu nước

Nguyễn Hữu Liêm - Trương Nhân Tuấn

12/12/1974 : Trận Phước Long và khởi đầu cho một cứu rỗi mới

Nguyễn Hữu Liêm, BBC, 05/12/2020

Tuần này 46 năm năm trước, Quân đội nhân dân miền Bắc, dưới sự chỉ huy của tướng Hoàng Cầm, mở màn trận đánh tỉnh lỵ Phước Long, chỉ cách Sài Gòn khoảng 120 cây số phía Tây Bắc. Tướng miền Nam là Dư Quốc Đống chỉ huy các đơn vị Việt Nam Cộng Hòa chống trả trong một hoàn cảnh rất khó khăn.

Trong các năm 1970, 1971, Tây Ninh đã là nơi các trận giao tranh ác liệt giữa lực lượng cộng sản với quân đội Hoa Kỳ và Quân lực Việt Nam Cộng Hòa - ảnh tư liệu từ giai đoạn trước 1973 - Ảnh Bettmann

Hơn ba tuần sau, ngày 6/1/1975, Phước Long thất thủ.

Bộ Chính trị Đảng cộng sản Việt Nam muốn đánh thử trận nầy để xem phản ứng của Hoa Kỳ như thế nào. Như ai cũng biết, Mỹ hoàn toàn không can thiệp, không có một động thái chính trị hay ngoại giao nào đáng kể nhằm khuyến cáo miền Bắc cho sự vi phạm Hiệp định Paris khi chưa ráo mực chữ ký.

Vài tuần sau, Quân đội nhân dân miền Bắc phát động tổng tấn công từ Quảng Trị đến Đồng bằng sông Cửu Long. Chỉ trong vòng ba tháng sau, ngày 30 tháng 4, miền Nam đầu hàng vô điều kiện. Chiến tranh chấm dứt. Đất nước thống nhất.

phuoclong2

Cảnh chạy loạn ở Nam Việt Nam tháng Sáu 1974

Định mệnh lịch sử

Trận Phước Long, như nhiều trận khác trong cuộc chiến Quốc-Cộng vừa qua, cùng chia sẻ một mẫu số chung về bản sắc và tính chất nhân văn của hai miền Nam Bắc, giữa Quân đội Việt Nam Cộng Hòa và Quân đội nhân dân Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa.

Mặc dầu hai phía trong chiến tranh đều là quân nhân người Việt Nam, nhưng bản sắc của người lính Quân đội nhân dân được trang bị nhiều ưu thế, từ vũ khí, chiến thuật, lãnh đạo, chính trị và thời thế. Số phận Việt Nam Cộng Hòa đã được an bài - không phải như là mục tiêu chính sách - mà là một định mệnh lịch sử.

Bỏ qua những yếu tố chính trị, lãnh đạo, hay quân sự, phía miền Bắc có cả một chiều dài lịch sử sau lưng họ. Đó là ý chí độc lập, thống nhất đất nước. Miền Bắc phải hoàn tất thiết yếu tính cho một bản sắc sử mệnh mà thời đại đã giao.

Còn phía miền Nam thì bị lịch sử bỏ rơi. Nó tiếp nối một gia sản chính trị và tâm lý từ vai trò lệ thuộc vào ngoại bang. Họ thụ động chiến đấu - mà không hề mang một ý chí hay ý thức về sứ mệnh chiến tranh cho mình.

Người dân miền Nam, và cả quân đội Việt Nam Cộng Hòa, đã giao hoán lòng yêu nước cho đối phương và vì thế đánh mất luôn hồn ái quốc. Chiến tranh đối với họ chỉ là một chuyện cực chẳng đã, một phản ứng tự vệ cho qua chuyện. Và chính vì điểm hời hợt và thụ động đó, miền Nam đã vô tình mang một bản sắc chính nghĩa vượt làn ranh Quốc-Cộng.

Trái với miền Bắc dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam vốn tập trung hoàn toàn năng lực quốc gia cho mục tiêu chiến tranh, Việt Nam Cộng Hòa, từ chính quyền cho đến quần chúng, là hiện thân của một ý chí tự do và nhân bản trên cơ sở cá nhân. Dù trong thời chiến, nhưng văn chương, âm nhạc, thi ca của miền Nam vẫn chỉ nói về tình yêu, về con người và số phận – chứ gần như không hề đề cập đến mối hiểm nguy mà họ đang phải đối đầu.

Dù bộ máy tâm lý chiến Việt Nam Cộng Hòa có cố gắng nhắc nhở về hiểm họa độc tài cộng sản, dân miền Nam vẫn không thèm nghe – vì họ coi chuyện đó là một thể loại tuyên truyền hạ đẳng. Dân miền Nam, qua tâm chất ôn hòa và thông thoáng, biểu lộ tinh thần tự do qua tâm lý chán ngấy và nghi ngờ chiến tranh. Và đó là điểm yếu sinh tử cho họ khi phải đối đầu với một đối phương như là Đảng cộng sản Việt Nam. Trong khi dân miền Nam chỉ có mục tiêu là hòa bình, thì miền Bắc là chiến thắng.

Văn hóa Nam Bắc : Tâm hồn Hy Lạp đối với khí chất Do Thái

Hiệp định Geneva 1954, chia cắt Việt Nam thành hai phía Nam Bắc rõ rệt trên bình diện chính trị. Nhưng chính trị ở đây là sự thể hiện và kết thành từ một định mệnh văn hóa. Nó phát xuất từ tâm chất và bản sắc tâm lý của dân hai miền, vốn rất khác biệt nhau.

Chiến tranh Quốc-Cộng, bỏ đi yếu tố ngoại bang, là một biểu lộ cho một mâu thuẫn văn hóa và con người Nam Bắc - mà sử mệnh Việt Nam phải đến lúc cần phải được tiêu hóa và hóa giải. Trận Phước Long cuối năm 1974 và bốn tháng binh lửa sau đó chỉ là một hồi kịch cuối vốn đã được viết sẵn từ trong bản sắc xung đột văn hóa Bắc Nam. Như là vở kịch bi tráng, nó đã đến hồi kết thúc, xả hơi, mà ngay cả phe thua trận cũng đã phải thở phào nhẹ nhõm.

Ta có thể suy rộng ra rằng, trên sân khấu chiến tranh Bắc Nam khi đó, phe miền Nam mang bản sắc tâm hồn giống văn minh Hy Lạp cổ đại, vốn mang ý thức thẩm mỹ, hài hòa, trật tự, và họ chỉ biết sống với hiện tại kéo dài gần như vô tận. Tức là, chiến tranh đối với họ không cho một mục đích nào cả. Họ chiến đấu để duy trì đời sống yên lành và yên ổn - và mong ước cao nhất vẫn chỉ là chấm dứt chiến tranh. Dân miền Nam hoàn toàn không mang ý chí lịch sử - vì sử hồn của dân tộc đã bị miền Bắc chiếm hữu. Trong khi miền Bắc mang linh hồn tập thể, thì miền Nam chỉ có tâm hồn cá nhân.

Dân Nam bộ muốn vĩnh cửu hóa hiện tại – như một bác xích lô sau khi kiếm được cuốc xe, mua xị đế, đến gốc cây lề đường, uống say, ngủ một giấc an lành, không sợ trộm cắp, không màng chi ngày mai. Họ chỉ muốn biến cái hiện tại thuần thưởng ngoạn đơn giản thành ra một vòng tròn vĩnh cửu bất tận cho đời sống tự nhiên, vô tư của mình. Có nghĩa rằng, họ không mang ý chí hay suy nghĩ về tương lai – dù họ đang bước dần đến một tương lai bại trận rất gần.

Trong khi đó, người cộng sản miền Bắc là hiện thân của một bản sắc có gốc từ văn minh Do Thái-Thiên Chúa giáo (Judeo-Christian) khi họ đặt cứu cánh chiến tranh thành chân lý. Chiến thắng là chủ đích lịch sử.

Miền Bắc thấy ở cuối đường binh biến là một khả thể và cơ hội cứu rỗi khi đất nước thống nhất, khi tổ quốc sạch bóng quân thù xâm lược, và nhân dân sẽ sống ấm no hạnh phúc trong một trật tự thiên đường Việt Nam mới trên mặt đất lãnh đạo bởi đấng cứu thế Hồ Chí Minh và Giáo hội Đảng cộng sản Việt Nam.

Có nghĩa rằng đối với người cộng sản Việt Nam thì chủ nghĩa Marx-Lenin là một thể loại cứu rỗi luận – eschatology – vốn điều hướng tâm ý nhân gian về một biến cố lịch sử mang tính chất đồng quy cho tất cả ước mơ và tác hành của nhân loại bằng một Phán xét cuối cùng.

Ý thức hệ Marxist, vốn là hành trang tinh thần cho Đảng cộng sản Việt Nam trong chiến tranh, thực chất là một phiên bản đảo nghịch về biện chứng, nhưng vẫn giữ nguyên cứu cánh luận của truyền thống Do Thái - Thiên Chúa giáo, với tất cả tính cực đoan tuyệt đối luận trong đức tin tôn giáo.

Khi con người mang đức tin giáo điều như thế, không có gì có thể cản trở họ.

"Dẫu là Chúa cũng sinh từ ruột máu. Ta đẻ ra đời sao khỏi những cơn đau !" – như Chế Lan Viên đã viết.

Chuyển hóa suy thức Không gian lên với Thời gian

Trước chiến tranh, khi người miền Nam nhìn qua người khác nơi ngõ làng, họ chỉ thấy đó là những anh chị hàng xóm, thân cận với ta. "Bán anh em xa, mua láng giềng gần" là thế. Họ chỉ suy nghĩ trên bình diện không gian. Trong khi đó, người cộng sản miền Bắc thì khác. Chiến tranh là 'Đường ra trận mùa này đẹp lắm'. Họ muốn nâng cái nhìn không gian của dân Nam lên với phạm trù thời gian. Anh hàng xóm không còn là người bên cạnh nhà - mà nay hắn là vô sản, hay là địa chủ, hay là phản động. Tức là, người Cộng sản khái niệm hóa cái nhìn mang tâm chất nông dân lên tầm mức ý niệm theo thời gian. Vì thế, bản sắc sâu xa của cuộc chiến Nam Bắc vừa qua là cả một trường biện chứng đối nghịch và tiến hóa giữa hai phạm trù không gian và thời gian.

Miền Nam là không gian ; miền Bắc là thời gian. Khi người CS miền Bắc tiên phong đi trước nhân dân miền Nam, nắm được ý chí lịch sử với một cơ đồ khái niệm mới qua nghi lễ rửa tội bằng nước thánh ý thức hệ, họ cương quyết phá vỡ lề lối suy nghĩ thuần không gian (bờ cõi, thân xác) của nhân dân. Vì thế, làn ranh chia cắt Bắc Nam phải được xóa bỏ. Theo đó, dự án lịch sử qua chân lý chiến thắng phải được hoàn tất nhằm thỏa mãn cơn khát khái niệm theo thời gian – một thế giới đại đồng, vô giai cấp, không khổ đau - của những cán bộ nay đã say men ý thức hệ.

Điều nghịch lý cao độ ở đây là điều rằng, khi người Cộng sản tôn vinh tự hào chủ nghĩa Marx-Lenin là "bách chiến, bách thắng" cùng lúc phủ nhận toàn triệt gia tài và giá trị Thiên Chúa giáo - và hãnh diện tự coi mình đã tiêu diệt hết thần linh - thì chính họ lại hăng say hiện thực hóa bản sắc cứu rỗi luận của đạo Ki Tô, một thứ 'thánh chiến' vốn nay đã không còn hiệu năng cho khối nhân loại trời Tây. Thành công và chiến thắng của miền Bắc vừa qua, từ góc độ siêu hình, là một chiến thắng tôn giáo tự bản chất.

Tìm một đức tin cứu rỗi mới

Bốn mươi sáu năm đi qua nhanh. Hôm nay chúng ta cùng nhìn lại để thấy rằng, sau 1975, lịch sử Việt Nam hậu chiến đã theo thời gian biến hóa và hoán chuyển vai trò nhân văn Bắc Nam một cách ngoạn mục. Khi người cộng sản miền Bắc chiến thắng vào tiếp quản miền Nam, kẻ mang niềm tin ý thức hệ và chân lý chiến tranh nay được trung hòa và khai mở bởi cái bản sắc vô chân lý, vô sử tính, không giáo điều của dân Nam.

Như một câu chuyện thời chiến kể rằng, có mấy anh bộ đội xung kích mang súng AK và B40, đầu đội nón cối, đi lạc vào một con hẻm ở một thành phố miền Nam, mấy bà Nam bộ biết họ lạc đường đành thương hại đứng ra chỉ đường cho họ để đến đánh căn cứ quân sự Việt Nam Cộng Hòa nơi mà chồng con, anh em của các bà đang đồn trú. Cái hiện tại vô cầu, không cứu cánh của người miền Nam là lý do thất bại ; nhưng cũng với cái tâm ý thuần vô tư đó, nay đã trở thành một thể loại nước thánh mới nay được rắc lên tâm hồn dân Bắc như một ý nguyện cứu rỗi lại cho những anh chị cộng sản kiên cường và khắc nghiệt vốn đã chiến thắng miền Nam bằng đức tin thánh chiến.

Một ngày nào đó sẽ có một chủ nhà, ví dụ, gốc Nghệ An, nhìn thấy một chàng ăn trộm trên mái nhà của anh đành lên tiếng nghiêm trang nhưng ôn hòa khuyên người lạ mặt kia hãy cẩn thận kẻo té bị thương và bắc thang cho người ấy leo xuống đất an toàn – sau khi đã gọi cho công an đến xử lý. Đức tính nhân từ mang tính chất Nam bộ của vị chủ nhà sẽ cứu vớt kẻ trộm, biểu dương tinh thần ôn hòa và trọng pháp, với một nhân sinh quan đức độ ngay cả đối với kẻ đối nghịch nguy hiểm. Đối với chủ nhà này, cứu rỗi nằm ngay trong hiện tại, nơi những tác hành bình thường mà khi hành động, ông đã không biểu lộ lòng hung dữ, thù hận, hay mong cầu điều gì cho chính mình.

Có lẽ rằng về lâu về dài, tôi vẫn tin rằng mẫu người và văn hóa miền Bắc sẽ là một phiên bản của tâm chất người Nam. Quốc gia đi về phía Nam, hướng ra Biển Đông, ra thế giới cần một niềm tin mới – một đức tin không tôn giáo, không ý thức hệ chính trị, một hoài vọng nhân bản về một khả năng cứu rỗi từ văn hóa cho dân tộc hai miền - khi mà tất cả những di sản đau thương của chiến tranh Bắc Nam vừa qua sẽ chỉ còn là một ký ức nhẹ nhàng đi vào quên lãng.

Nguyễn Hữu Liêm

Nguồn : BBC, 05/12/2020

Bài viết thể hiện quan điểm riêng của luật sư, tiến sĩ triết học Nguyễn Hữu Liêm từ Hoa Kỳ từ San Jose, California. Trong số các sách của ông đã có cuốn 'Thời tính, Hữu thể và Ý chí : Một luận đề siêu hình học" được xuất bản ở Việt Nam năm 2018.

********************

Thế nào là "lòng yêu nước" ?

Trương Nhân Tuấn, 05/12/2020

Nhân BBC có đăng bài của Giáo sư Nguyễn Hữu Liêm, tựa đề "12/12 1974 trận Phước long khởi đầu cho một cứu rỗi mới". Đọc tựa đề là "té ghế". Không biết Giáo sư Liêm hiểu thế nào về sự "cứu rỗi", một từ đầm chất "tôn giáo" ?

phuoclong3

Đối với dân miền Nam, kiểu tôi, yêu (đất) nước bao gồm yêu dân (tộc).

"Cứu rỗi - salut" có nghĩa là "đưa ra khỏi và bảo vệ" người đó, dân tộc đó (ra khỏi "địa ngục trần gian" và "bảo vệ" họ trước "nanh vuốt của lũ thú rừng"), thí dụ vậy.

Cộng sản miền Bắc đã đưa dân miền Nam "ra khỏi" cái gì và "bảo vệ" dân miền Nam ra sao ? Thực tế cho thấy dân Việt Nam cả nước đã đi qua hết tầng địa ngục này tới tầng địa ngục khác.

Cái lấn cấn của Giáo sư Liêm là chưa xác định được thế nào là "lòng yêu nước".

Dẫn từ bài viết : "Người dân miền Nam, và cả quân đội Việt Nam Cộng Hòa, đã giao hoán lòng yêu nước cho đối phương và vì thế đánh mất luôn hồn ái quốc".

"Nước" là gì và thế nào là "yêu nước" ?

Quan niệm về "quốc gia - Etat" về "lòng ái quốc" chỉ mới bắt đầu đến với người Việt Nam từ đầu thế kỷ 20. Bởi vì quan niệm (công pháp quốc tế) về "quốc gia" chỉ mới "định hình" rõ rệt từ sau Thế chiến thứ II.

Giáo sư Liêm quan niệm "nước" ra sao mà phê phán dân miền Nam không yêu nước ?

Đối với dân miền Nam, kiểu tôi, yêu (đất) nước bao gồm yêu dân (tộc).

Đất nước và người dân không thể tách rời.

Không có "con người" thì "nước" chỉ là "đất hoang".

Theo tôi, cái cách "yêu nước" của dân miền Nam khác với nhận thức về "yêu nước" của Giáo sư Liêm, cũng như với quan điểm về "yêu nước" của ông Hồ và dân miền Bắc.

Nếu "yêu nước" là yêu cái lãnh thổ Việt Nam khoảng trên 300 ngàn cây số vuông đất thì cái "yêu" này không có ý nghĩa gì cả, nếu dân chúng sống lầm than, cơ cực.

Cộng sản miền Bắc có thực sự "yêu nước" ?

Theo tôi là không.

Vụ ông Hồ "tìm đường cứu nước", qua Tây xin học trường "hành chánh thuộc địa" đã cho thấy thực chất "lòng yêu nước" của ông Hồ.

Các vụ "cách mạng văn hóa", "cải cách ruộng đất", "Nhân văn Giai phẩm"... cho thấy đảng cộng sản của ông Hồ coi dân là "kẻ thù giai cấp" cần tiêu diệt. Đã nói "dân và nước" không thể tách rời. Phân loại giai cấp trong dân, sau đó giết dân, hại dân... vậy là "yêu nước" à ?

Lại còn công hàm 1958. Chính phủ Hồ nhìn nhận Hoàng Sa và Trường Sa thuộc Trung Quốc. Vậy ông Hồ yêu nước hay có hành vi bán nước ?

Dân miền Nam, kiểu tôi, như lính tráng Việt Nam Cộng Hòa thời đó, "yêu nước" trước tiên là "yêu dân". Chẳng có nhà lãnh đạo yêu nước nào chủ trương "giết dân" hết cả. Kẻ nào chủ động chiến tranh, chủ động làm "nội chiến" khiến đất nước thành bãi chiến trường, khiến "gà nhà bôi mặt", dân ta nhìn mặt nhau là thấy kẻ thù... kẻ đó mới là người "phản quốc". Đốt cháy Trường sơn, tát cạn Biển Đông là khẩu hiệu của kẻ ngông cuồng, phá hoại đất nước.

Bài này viết mấy năm trước nói về "đạo đức cách mạng".

**********************

"Đạo đức cách mạng"

Hôm nay dự định viết về "đạo đức cách mạng" thì thiệt may, "đại hội thi đua yêu nước toàn quốc lần thứ 9" cũng được tổ chức. Đại hội này đã đem lại "nguồn hứng" dào dạt đến vô tận. Bởi vì, cũng như "đạo đức cách mạng", tác giả của cái gọi là "thi đua yêu nước" là ông Hồ Chí Minh.

phuoclong4

Còn nhân dân ? Khỏi nói, đất nước xuống tới đâu thì nhân dân xuống tới đó.

Từ ngày khởi xướng phong trào "Thi đua yêu nước", năm 1948, đến nay thì đất nước đã xuống tận đáy khu vực Đông Nam Á.

Còn nhân dân ? Khỏi nói, đất nước xuống tới đâu thì nhân dân xuống tới đó. Đất nước ra sao thì người dân phải tương ứng như vậy.

Nhân dân Việt Nam bây giờ, trai thì đi làm đầy tớ khắp nơi, đến tận Thái Lan, Kampuchia, Lào… làm những việc cực khổ, dơ dáy mà dân bản xứ chê, không chịu làm. Còn gái thì mỗi năm khoảng hai vạn người tìm đường ra nước ngoài, (cũng để cứu nước như bác), bán trôn nuôi miệng. Đi ra các xứ Mã Lai, Thái Lan… thậm chí Lào, Kampuchia… những xứ mà trước kia dân miền Nam gọi là "mọi", vĩa hè bên đó đĩ Việt đầy đường. Còn vô các quán đèn đỏ, 10 "chiêu đãi viên" thì có đến 8 là dân Việt.

"Thi đua yêu nước" mà tại sao đất nước ngày càng te tua, càng ngày càng đi xuống ? Hôm nay đã xuống tận đáy, đội sổ khu vực Á Châu.

Mấy ông, mấy bà Việt cộng (tức người Việt có thẻ đảng cộng sản) yêu nước cái kiểu gì ?

Yêu nước là làm cho đất nước ngày càng xinh đẹp hơn, người dân ngày càng giàu có, sung túc, hạnh phúc hơn.

Thử để ý, không ngoại lệ, bất kỳ chuyện gì, hễ có dính ông Hồ vô trong đó, trăm điều như một, từ chết tới bị thuơng.

Càng thi đua yêu nước thì đất nước càng sớm tiêu tán đường.

Thử nghe ông Hồ nói về giáo dục :

"Trong giáo dục không những phải có tri thức phổ thông mà phải có đạo đức cách mạng. Có tài phải có đức."

Tình trạng giáo dục hôm nay ra sao mọi người đã biết. Lâu rồi tôi có viết là không chừng giải tán bộ giáo dục thì học sinh Việt Nam sẽ khá hơn.

Dân Việt Nam mình, không phải "nổ", đâu có ngu. Để ý, con cái người Việt nào sống ở nước ngoài cũng đều giỏi dang, phần nhiều đứng đầu lớp. Cũng vậy, sinh viên Việt Nam đứa nào được đào tạo ở nước ngoài phần lớn thành công (theo lối Ngô Bảo Châu).

Tức là vấn đề là do giáo dục chớ không phải do con người.

Cũng như "thi đua yêu nước", giáo dục kiểu ông Hồ, ngoài kiến thức còn phải nhồi nhét "đạo đức cách mạng". Con người tốt đến mấy, nhồi vô đó cái gọi là "đạo đức bác Hồ", rồi cũng trở thành hư hỏng.

Nhìn đâu cho xa. Ông Hồ nói là : "Đảng ta là đảng đạo đức".

Thử nhìn tư cách của những đảng viên của cái đảng này thì ta biết cái bản chất "đạo đức" của ông Hồ nó ra sao.

"Đạo đức" của ông Hồ man mác trong đời sống, hiện diện ở mọi nơi trong xã hội.

Cấp thấp nhứt, như xã trưởng, hôm trước đọc báo thấy loan tin một vị ra lệnh tịch thu cả bốn tấm ván hòm của dân nghèo (chờ chết) để xiết nợ. Hôm rồi, đọc báo thấy huyện nào đó gần Hà Nội, ra lệnh không cho dân mượn dụng cụ làm đám ma, nguyên nhân vì người chết còn thiếu nợ 1 triệu 7.

Chết là hết, thói thường là vậy. Nhưng đối với đạo đức cộng sản, chết vẫn chưa hết.

Mồ mả, miếu mạo, di tích… của tiên tổ, tông đường… người cộng sản đi đến đâu là đào xới lên đến đó. Việc đầu tiên họ tiếp thu Sài Gòn là cho phá nghĩa trang Mạc Đỉnh Chi. Biết bao nhiêu di tích lịch sử, văn hóa… tồn đọng ở trong đó, từ lúc Sài Gòn mới thành lập, bị phá nát tan.

Đạo đức của ông Hồ là đạo đức của con người duy vật. Tức cái gì có lợi cho cộng sản, cho cách mạng là đạo đức.

Thấm vào cái đạo đức duy vật, con người cộng sản đối xử với người (không cộng sản) như đối với thú vật. Khổ một cái, bọn cộng sản duy vật đó lại là tầng lớp lãnh đạo.

Người dân răng trắng cu đen, chỉ có chết với chết. Bởi vậy, từ thuở lập quốc đến nay, dân Việt Nam có bao giờ bỏ nước để sang (mấy xứ mọi kế bên) để làm đĩ, làm trâu bò hay không ?

Các thí dụ trên là "đạo đức thật". Còn lên cấp trên một chút, thì toàn "đạo đức giả". Tất cả noi theo đạo đức của bác.

Ông Hồ là người có trách nhiệm về cái công hàm bán nước 1958.

Bán nước, nếu nó có lợi cho cách mạng, thì vẫn cứ bán. Vì đó là đạo đức.

Cuộc đời ông Hồ là một "ẩn số X". Phim X có nghĩa là phim xex. Có vợ không dám nhìn vợ, có con không dám nhìn con, có tổ tiên không dám nhìn tổ tiên. Lúc gần chết thì muốn nghe một bài nhạc Tàu. Đó là cuộc đời đạo đức (giả) của bác Hồ.

Nếp sống "đạo đức giả" bao trùm tầng lớp lãnh đạo cộng sản.

Anh là cộng sản, vậy anh là người vô sản.

Tại sao tên cộng sản nào cũng giàu nứt đố đổ vách ?

Cái áo không làm nên ông thầy tu. Cái áo cộng sản đã rách chỉ còn lại cái bâu, cái quần chỉ còn lại cái lưng. Tất cả đều ở truồng.

Hà Nội vừa "bầu" chủ tịch ủy ban nhân dân. Đảng chỉ định, đảng viên bỏ phiếu, không có người dân nào đi bầu. Vậy tại sao gọi là "ủy ban nhân dân" ?

Đó là sự tiếm danh "nhân dân" trắng trợn nhứt. Đó cũng là đỉnh cao của đạo đức cộng sản.

Trương Nhân Tuấn

Nguồn : nhantuan.truong, 06/12/2020

Quay lại trang chủ

Additional Info

  • Author: Nguyễn Hữu Liêm, Trương Nhân Tuấn,
Read 650 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)