Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Diễn đàn

16/12/2020

Dưới chế độ cộng sản Việt Nam : pháp bất vị thân... tùy đối tượng

Diễm Thi

Đâm sau lưng và "Tình người cộng sản" – thẩm phán bắt tay tướng Chung

Bên cạnh phiên tòa xử kín cùng bản án 5 năm tù đối với cựu Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung về tội "Chiếm đoạt tài liệu bí mật nhà nước" thì cái bắt tay, vỗ vai của chủ tọa phiên tòa là Thẩm phán Trương Việt Toàn với bị cáo Nguyễn Đức Chung sau khi kết thúc phiên tòa cũng là một chủ đề gây xôn xao dư luận những ngày qua.

dam1

Ảnh cắt từ clip cho thấy Thẩm phán Trương Việt Toàn bắt tay động viên bị cáo Nguyễn Đức Chung tại phiên tòa

Nhiều ý kiến cho rằng, đây là hành động nhân văn nhưng cũng có luồng ý kiến cho rằng, hành động này làm mất tính trang nghiêm, thậm chí dễ dẫn đến dư luận có suy nghĩ tiêu cực liên quan đến bản án tòa tuyên.

Trước những ý kiến trái chiều trong dư luận về hành động của mình, Thẩm phán Trương Việt Toàn, Phó Chánh án TAND Thành phố Hà Nội, giải thích về việc ông đã "xuống khu vực các bị cáo, vỗ vai động viên và bắt tay bị cáo Nguyễn Đức Chung và các đồng phạm trong vụ án".

Ông nói :

"Hôm đó, tuyên án xong, tôi đi về phòng làm việc của mình. Lúc đó, đương nhiên phải đi qua hàng bị cáo. Khi đi qua bị cáo Chung, ông Chung đưa tay ra bắt.

"Thực ra, trong giây phút đó tôi cũng suy nghĩ rất nhanh. Sau khi chững lại một chút, cuối cùng, tôi quyết định bắt tay, vỗ vào vai bị cáo một cái và có lời động viên : "Cố gắng cải tạo cho tốt. 5 năm mà anh cải tạo tốt thì cũng nhanh thôi".

Thẩm phán Toàn còn cho biết thêm đây không phải "lần đầu tiên" ông bắt tay, động viên bị cáo sau khi xét xử.

Ông nói : "Trước đây, sau phiên xử Hà Văn Thắm tôi cũng từng bắt tay, động viên bị cáo Thắm cải tạo tốt. Thực ra điều đó đơn giản là thể hiện tình người với nhau thôi".

Thẩm phán Toàn giải thích thêm với truyền thông trong nước về hành động gây tranh cãi của mình.

Ông nói :

"Sau khi kết thúc phiên tòa, tôi có xuống bắt tay động viên các bị cáo là yên tâm cải tạo để sớm được về.

Tôi xuống bắt tay các bị cáo khi phiên tòa đã kết thúc, Hội đồng Xét xử đã xong việc rồi, chứ có làm thế lúc đang xử đâu nên việc này có tính chất khác nhau, tùy thời điểm.

Tuyên án xong là xong, ở góc độ nào đó, bị can, bị cáo cũng là con người, thẩm phán cũng là con người, không lẽ người ta giơ tay ra mình không bắt.

Tôi nghĩ chuyện này diễn ra một cách bình thường, thể hiện tình người với nhau thôi".

Tuy nhiên lời giải thích sau đó của vị thẩm phán cũng không thuyết phục được dư luận.

Facebooker Nguyễn Đức viết : "Thẩm phán bắt tay bị cáo Chung, gây tranh cãi. Còn Hồ Duy Hải kêu oan tại 2 phiên tòa thẩm phán giả điếc ! Thẩm phán chủ tọa phiên phúc thẩm còn cật vấn Hồ Duy Hải : tại sao trước đây bị cáo nhận tội, giờ kêu oan ai bày cho bị cáo kêu oan !".

Facebooker Nguyễn Hồng Hải cũng bình luận : "Hoan hô tinh thần rất nhân văn, rất tình người này. Cơ mà cho em hỏi cũng ông này là chủ toạ phiên xử vụ Đồng Tâm. Sau phiên tòa ổng có xuống bắt tay các "bị cáo" ko ạ ?

Hay những "bị cáo" trong vụ Đồng Tâm ko phải là "con người" ?"

Có người dùng mạng còn cho rằng lời giải thích của ông Toàn là ngụy biện vì không ai thiết kế phòng làm việc phải đi ngang khu vực của bị cáo cả. Việc đó vốn nhằm để tránh cho quan tòa đối mặt thân nhân bị cáo/bị hại.

dam2

Bị cáo Nguyễn Đức Chung cùng đồng phạm tại phiên xét xử sơ thẩm hôm 11/12

Hành động bắt tay, vỗ vai bị cáo Nguyễn Đức Chung của Thẩm phán Trương Việt Toàn cũng nhận được sự đồng tình của một số vị đại biểu quốc hội.

Trao đổi với báo Người Lao Động về vấn đề này, Đại biểu quốc hội Lê Thanh Vân (Đoàn Cà Mau, Tiến sĩ luật học), cho rằng khi xét xử, Thẩm phán được nhân danh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam phải vô tư khách quan. Trong vụ án hình sự, thẩm phán và bị cáo, đương sự khi tiếp xúc cũng có quy định cụ thể theo nguyên tắc trong Bộ luật tố tụng hình sự.

Theo ông Vân, việc ông Trương Việt Toàn vỗ vai, bắt tay ông Nguyễn Đức Chung sau phiên tòa, nhiều người hiểu rằng phiên tòa xét xử kết thúc thì đây là góc độ con người với con người. Bên cạnh đó, là một người nắm công cụ pháp luật, ông Toàn đã chia sẻ, an ủi và tuyên truyền, giải thích thêm pháp luật trong việc xử lý đối với ông Nguyễn Đức Chung.

Tuy nhiên, dưới góc độ pháp lý tại pháp đình, ông Lê Thanh Vân cho rằng hành vi đó là không hợp lệ. Bởi, vị trí của thẩm phán chủ tọa đang ngồi là phán quan khi đưa ra pháp luật cần xem xét tất cả các yếu tố của một vụ án dựa trên căn cứ pháp luật, chứ không dựa trên cảm xúc được.

Đại biểu Vân phân tích : "Một con người có rất nhiều vị thế trong xã hội, khi nào là bạn bè, người thân thì có thể ứng xử bằng tình cảm, đạo đức. Tuy nhiên, khi đang ngồi ở vị trí quan tòa, thẩm phán, chủ tọa phiên tòa thì đó là con người pháp lý. Phân ngôi rất rõ ràng, luật pháp bất vị thân, tuyệt đối không để tình cảm lấn át ý trí. Khi tòa án là nhân danh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam để đưa ra bản án phải khách quan, vô tư không được chi phối tình cảm, cảm xúc cá nhân".

Đại biểu Đoàn Cà Mau cho rằng đây cũng là bài học để các vị thẩm phán rút kinh nghiệm.

dam3

Đại biểu Quốc hội Lê Thanh Vân

Tương tự, ông Phạm Văn Hòa (Đại biểu quốc hội Đoàn Đồng Tháp, Ủy viên Ủy ban Pháp luật của Quốc hội), cho rằng hiện nay chưa có quy định nào về việc thẩm phán bắt tay với bị cáo, bị can.

Tuy nhiên việc chủ tọa quan tòa là "cán cân" công lý, sau khi xét xử bị cáo thì cần phải công chính, nghiêm minh, vô tư, khách quan.

Ông Hòa đánh giá : "Tôi cho rằng sau khi xét xử vụ án mà thẩm phán xuống bắt tay với bị cáo thì rất là phản cảm. Việc này chưa từng xảy ra tại một phiên tòa" .

Theo ông Hoà, nếu thẩm phán có tình cảm với một bị cáo thì có thể đến thăm tại trại giam để thể hiện tình cảm. Tuy nhiên, việc này lại diễn ra giữa chốn "công đường" mà thể hiện thái độ niềm nở, thân mật với một bị cáo thì người dân có quyền nghi ngờ về tính công bằng, nghiêm minh, vô tư, khách quan của vụ án.

Chưa dừng lại tại đó, Thẩm phán Trương Việt Toàn đã phản hồi lại ý kiến nói việc ông "bắt tay bị cáo là không đúng pháp luật".

Cũng qua báo chí trong nước, ông Toàn phản bác : "Không có quy định nào cấm tiếp xúc bị cáo sau khi xét xử xong, chỉ có quy định cấm tiếp xúc trong khi xét xử. Như Đại biểu Quốc hội Lê Thanh Vân nói tôi bắt tay là không đúng pháp luật, vậy tôi đề nghị viện dẫn rõ văn bản pháp luật nào quy định như vậy ?… Thử đặt câu hỏi, lúc đó ông Chung giơ tay ra bắt, nếu tôi không bắt lại, mọi người sẽ đánh giá thế nào về tôi ?".

Có vẻ như càng giải thích ngài thẩm phán càng ngày càng bộc lộ tư cách của mình

Lúc đầu ông giải thích là cái bắt tay là nhằm mục đích động viên, thể hiện tình người với nhau.

Sau khi bị một vị đại biểu quốc hội phê phán thì ông Toàn lại "tòi" ra lý do của động tác bắt tay là vì nếu không bắt tay khi mà bị cáo Chung giơ tay ra bắt trước thì mọi người sẽ đánh giá ông.

Một người dùng mạng nhận định : Thẩm phán tầm cỡ như ông Toàn… không biết giữ gìn sự tôn nghiêm của pháp luật trong công đường mà còn lý sự cùn kiểu đó thì chả còn gì để nói nữa rồi.

Một người khác thì nhận xét : Ông bắt tay bị cáo thì mọi người mới đánh giá không tốt về ông, ông không bắt tay thì có ai đánh giá gì về ông. Đúng là miệng quan trôn trẻ, xảo biện.

Cùng với những lời lẽ mà càng giải thích càng khiến dư luận phẫn nộ thì cộng đồng mạng cũng lan truyền một bức hình trên báo Pháp luật & Xã hội năm 2018 ghi chú là "Thẩm phán Trương Việt Toàn trò chuyện với Hà Văn Thắm khi phiên tòa nghỉ giải lao", tức là khi tòa chưa xét xử xong.

dam4

Hình ảnh được báo trong nước đăng và chú thích là Thẩm phán Trương Việt Toàn trò chuyện với bị cáo Hà Văn Thắm khi phiên tòa nghỉ giải lao

Bài báo còn ca ngợi ông là "người phán xử luôn nặng chữ… "tình", vì luôn trăn trở là làm sao thượng tôn pháp luật nhưng vẫn phải đậm chất "tình"

Tuy nhiên theo khoản 4 Điều 256 về Nội quy phiên tòa trong Bộ luật tố tụng hình sự 2015 thì "Tại phiên tòa, bị cáo đang bị tạm giam chỉ được tiếp xúc với người bào chữa cho mình. Việc tiếp xúc với những người khác phải được chủ tọa phiên tòa cho phép".

Thu Thủy (tổng hợp)

Nguồn : Thoibao.de, 16/12/2020

********************

Chủ tọa không được phép bắt tay bị cáo

Trần Đình Dũng, Người Lao Động, 15/12/2020

Việc thẩm phán bắt tay bị cáo sau khi kết thúc phiên tòa có 3 vấn đề không đúng với quy định của pháp luật

Mấy hôm nay, dư luận tranh cãi khá nhiều về hình ảnh thẩm phán chủ tọa phiên tòa Trương Việt Toàn (TAND Thành phố Hà Nội) sau khi vừa kết thúc phiên tòa đã xuống vỗ vai động viên, bắt tay bị cáo Nguyễn Đức Chung (cựu Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội) - người vừa bị Hội đồng xét xử tuyên mức án 5 năm tù về tội "Chiếm đoạt tài liệu bí mật nhà nước".

Thể hiện tình người

Trao đổi với báo chí, ông Trương Việt Toàn cho biết sau khi tuyên án, ông đi về phía phòng làm việc, phải đi qua khu vực của các bị cáo. Khi đi ngang qua ông Chung, ông Toàn có đưa tay ra bắt. "Thực ra, trong giây phút đó, tôi cũng suy nghĩ rất nhanh. Sau khi chững lại một chút, tôi quyết định bắt tay, vỗ vào vai bị cáo một cái và có lời động viên, cố gắng cải tạo cho tốt : "5 năm anh cải tạo tốt thì cũng nhanh thôi" - ông Trương Việt Toàn nói.

dam5

Thẩm phán Trương Việt Toàn bắt tay động viên bị cáo Nguyễn Đức Chung. (Ảnh cắt từ clip)

Theo thẩm phán Trương Việt Toàn, sau khi Hội đồng xét xử tuyên án xong là đã thực hiện xong nhiệm vụ, chức trách của thẩm phán. Ở góc độ luật pháp, xét xử như vậy là nghiêm minh, xử đúng khung, khoản, điều luật. Các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ đều được đánh giá đúng tính chất, mức độ của từng bị cáo và áp dụng mức án phù hợp. Ở góc nhìn khác, bị can, bị cáo cũng là con người, thẩm phán cũng là con người, hành động bắt tay, vỗ vai diễn ra một cách bình thường, thể hiện tình người với nhau.

Không đúng quy định

Việc thẩm phán bắt tay bị cáo trong trường hợp này có 3 vấn đề chưa đúng như sau :

Thứ nhất, "phòng xử án" là địa điểm được luật định, trong đó cơ cấu hình thức, vị trí của chủ tọa, thành viên Hội đồng xét xử, đại diện viện kiểm sát, bị cáo, luật sư… Chức năng của căn phòng này quy định tại khoản 1 điều 2 Thông tư số 01/2017/TT-TANDTC của TAND Tối cao : "Phòng xử án là không gian tổ chức xét xử vụ án hình sự, hành chính ; xét xử, giải quyết vụ việc dân sự, phá sản và xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính của tòa án". Cho nên, thẩm phán hoàn toàn không thể có ứng xử tiếp xúc bị cáo như bắt tay, động viên… tại nơi này. Thậm chí, điều 77 Luật Tổ chức TAND 2014 quy định những việc thẩm phán không được làm, có việc cấm "Tiếp bị cáo, đương sự hoặc người tham gia tố tụng khác trong vụ án mà mình có thẩm quyền giải quyết không đúng nơi quy định".

Thứ hai, theo điều 332 Bộ Luật Tố tụng hình sự 2015, thẩm phán xét xử sơ thẩm còn phải tiến hành tố tụng trong việc nhận đơn kháng cáo, lập biên bản ghi lời trình bày của bị cáo nếu kháng cáo trình bày trực tiếp bằng lời nói và các hành vi tố tụng khác trong ký, cấp, tống đạt bản án. Cho nên thẩm phán xét xử sơ thẩm hình sự hoàn tất hoạt động công vụ tiến hành tố tụng vụ án kể từ thời điểm xong thủ tục kháng cáo và đã chuyển hồ sơ vụ án lên tòa phúc thẩm hoặc khi án sơ thẩm có hiệu lực do bị cáo, người tham gia tố tụng khác không kháng cáo và viện kiểm sát không kháng nghị. Tức là, khi mới tuyên đọc xong bản án tại phiên tòa, thẩm phán xét xử sơ thẩm chưa kết thúc công việc tiến hành tố tụng.

Thứ ba, thẩm phán đang choàng trên người chiếc áo công vụ chứ không phải thường phục mà tiếp xúc riêng tình cảm với bị cáo. Thẩm phán khi xét xử phải mặc áo choàng công vụ bởi đó là hình thức tạo ra tính nghiêm minh trong công vụ phán xử, thuộc về nguyên tắc "Công lý hình thức". Mang chiếc áo choàng chỉ để xử án, không thể mang nó trong ứng xử khác, kể cả trong buổi làm việc khác thuộc phạm vi giải quyết vụ án như lấy lời khai, chủ trì đối chất…

Luật sư Trần Đình Dũng

(Đoàn Luật sư Thành phố HCM)

Phản cảm

Theo ông Lê Thanh Vân (Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Cà Mau, tiến sĩ luật học), khi xét xử, thẩm phán được nhân danh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, phải vô tư khách quan. Trong vụ án hình sự, thẩm phán và bị cáo, đương sự khi tiếp xúc cũng có quy định cụ thể theo Bộ Luật Tố tụng hình sự.

Đại biểu Quốc hội Lê Thanh Vân cho rằng việc ông Trương Việt Toàn vỗ vai, bắt tay ông Nguyễn Đức Chung sau phiên tòa thể hiện tình người. Là người nắm công cụ pháp luật, ông Trương Việt Toàn đã chia sẻ, an ủi và tuyên truyền, giải thích thêm pháp luật trong việc xử lý đối với ông Nguyễn Đức Chung. Tuy nhiên, dưới góc độ pháp lý, hành vi đó không hợp lệ, không hợp pháp.

"Một con người có rất nhiều vị thế trong xã hội, khi nào là bạn bè, người thân thì có thể ứng xử bằng tình cảm, đạo đức. Nhưng khi đang ngồi ở vị trí thẩm phán, chủ tọa phiên tòa thì đó là con người pháp lý. Phân ngôi rất rõ ràng, luật pháp bất vị thân, tuyệt đối không để tình cảm lấn át lý trí" - ông Lê Thanh Vân nhấn mạnh và cho rằng đây cũng là bài học để các thẩm phán khác rút kinh nghiệm.

Tương tự, ông Phạm Văn Hòa (Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Tháp, Ủy viên Ủy ban Pháp luật của Quốc hội) cho rằng hiện chưa có quy định nào về việc thẩm phán bắt tay với bị cáo, bị can. Tuy nhiên, việc chủ tọa phiên tòa là đại diện "cán cân" công lý, sau khi xét xử bị cáo thì cần phải công chính, nghiêm minh, vô tư, khách quan. "Tôi cho rằng sau khi xét xử vụ án mà thẩm phán xuống bắt tay với bị cáo thì rất phản cảm. Việc này chưa từng xảy ra" - ông Phạm Văn Hòa đánh giá.

Theo ông Hòa, trong trường hợp thẩm phán có tình cảm với một bị cáo thì có thể đến thăm tại trại giam. Giữa chốn công đường mà thể hiện thái độ niềm nở, thân mật với bị cáo thì người dân có quyền nghi ngờ về tính công bằng, nghiêm minh, vô tư, khách quan của vụ án.

Ng. Hưởng

**********************

Cái ‘bt tay nhân văn’ đy phn cm

Hoàng Hoành Sơn, VOA, 15/12/2020

Ngày 13/12/2020, nhiu báo đài trong và ngoài nước đăng ti hình nh thm phán Trương Vit Toàn sau khi x ông Nguyn Đc Chung, đã đi xung bt tay và v vai thân mt vi b cáo (1). Ông thm phán này còn cho biết : Chúng tôi (hi đng xét x) thy rt xót xa (2) !

thamphan5

Thẩm phán Trương Việt Toàn vỗ vai ông Nguyễn Đức Chung sau phiên xử. Ảnh chụp qua màn hình. (Soha.vn)

Các báo đài ca đng và cá nhân ông Trương Vit Toàn đã cho rng hành đng ca ông này th hin tính nhân văn, tình người, xót xa trước cnh b cáo Nguyn Đc Chung là người tng đng đu cơ quan điu tra, nhưng vì đng cơ cá nhân dn đến phm ti.

Thế nghĩa là ông thm phán biết đau thương, xúc đng trước hoàn cnh ca mt thiếu tướng công an, mt ch tch th đô Hà Ni, y viên trung ương đng, và cũng là mt đi gia có công ty gia đình riêng, có con du hc M, tng là đng viên ưu tú, là cán b "ngun", là Anh hùng lc lượng vũ trang. Vic xúc đng này là d hiu và d đng cm.

Tuy nhiên, cái điu khúc mc khiến cho người dân Vit Nam nói riêng và dư lun thế gii nói chung, phi lên tiếng nghi vn : Ti sao ông thm phán biết rung đng trước tình cnh ca Nguyn Đc Chung nhưng ch h thy rung đng trước cái chết đy un khúc, đau thương làm kinh đng đến c thế gii ca c Lê Đình Kình, cũng là mt đng viên lão thành bc cha chú ca c ông Toàn và ông Chung ?

Ti sao cái ngành tòa án, mà ông Toàn đang là cán b cao cp đy, li không h có chút tình người hoc s đng cm nào vi cái chết ca c Kình, mà vn tiếp tc tuyên 2 án t hình cho hai người con c Kình là anh Lê Đình Công và Lê Đình Chc, c c già đng viên lão thành Bùi Viết Hiu. H b bn gn chết cũng phi hu tòa lãnh án mười my năm tù, cng thêm mười my người dân Đng Tâm khác. Tt c đu lãnh nhng bn án nng n ch đ bo v 59ha đt rung nuôi sng gia đình. Ch thy ông thm phán nào bc l cái tính người và cái tình đng cm gì st ?

Đang khi đó c nước đu biết c Lê Đình Kình, c Bùi Viết Hiu và các con cái cháu cht c Kình vô ti. Riêng ông Chung ti danh quá rõ ràng : chiếm đot bí mt Nhà nước, ăn tàn phá hi ca nhân dân, tham ô tài sn xã hi ch nghĩa như thế. Vy mà ch lãnh 5 năm tù nh hu. Li còn được cm tình t thm phán và s đng thun ca hơn 5 triu đng viên đng cng sn tht thm thiết nghĩa tình môi h răng lnh ?

Phi chăng dưới triu đi t nước có bao gi được như thế này", do đcs cm quyn, ch xem quan chc lãnh đo làm trng, còn dân đen dù có my chc năm tui đng, có è lưng np thuế nuôi quan chc cng sn, cng hiến cho đt nước, thì vn ch là mng kiến c, chu mi dm đp, cướp đt dân cày, x ti dân thế nào tùy ý đng ? Dân hin nhiên là vt, quan chc đng viên là chim ưng. Ly vt mà nuôi chim ưng có gì là l chăng ? (nguyên văn li ca tướng thi Trn, Trn Khánh Dư).

Rõ ràng là ông thm phán Toàn đã nói láo và chng chế khi ông ta k : "Hôm đó, tuyên án xong, tôi đi v phòng làm vic ca mình. Lúc đó, đương nhiên phi đi qua hàng b cáo." Li nói này chân hay gi dưới đây tôi s phân tích k lưỡng thêm. Vic ch ta phiên tòa và b cáo có nhng tiếp xúc thân mt kiu bt tay v vai ngay sau phiên tòa,cho thy nhng gì ?

Trước nht đây là phiên tòa x kín, nên trong phiên tòa này s có nhng khonh khc "rt là xót xa", "rt là đng cm", tràn đy tính người đến mc chuyn bt tay, v vai ch là đon cui ca bui x thân mt, thm đượm tình đng chí.

Th đến, đ có phiên tòa nghiêm minh, các nhà làm lut đã tránh s tiếp xúc gn gũi t mi phía đến vi phm nhân. Hn chúng ta cũng nghe được phiên tòa x v Đng Tâm, các lut sư ca b cáo phi đi lòng vòng mi vào được trong tòa và không th tiếp xúc thân mt vi các b cáo, nói gì đến ông ch ta phiên tòa. Mi x xong đã bước xung an i b cáo Nguyn Đc Chung, như th bu khí tòa gi đy, ch là lúc trà dư tu hu.

S tht vic ngài thm phán đến h hi bt tay, thân mt v vai b cáo trong trường hp này còn nhiu vn đ chưa đúng pháp lut như sau :

- "Phòng x án" là nơi được lut pháp quy đnh c th, trong đó sơ đ ch ngi, v trí ca ch ta, thành viên HĐXX, đi din vin kim sát, b cáo, lut sư, người tham d c th rõ ràng. "Phòng x án" được quy đnh ti khon 1 điu 2 Thông tư s 01/2017/TT-TANDTC ca Tòa án Nhân dân Ti cao : "Phòng x án là không gian t chc xét x v án hình s, hành chính ; xét x, gii quyết v vic dân s, phá sn và xem xét, quyết đnh áp dng bin pháp x lý hành chính ca tòa án" (3).

Vì thế, thm phán hoàn toàn không được phép tiếp xúc b cáo như bt tay, đng viên ti nơi x án. Thm chí, điu 77 Lut T chc Tòa án nhân dân 2014 quy đnh nhng vic thm phán không được làm, có vic cm : "Tiếp b cáo, đương s hoc người tham gia t tng khác trong v án mà mình có thm quyn gii quyết không đúng nơi quy đnh" (4).

Như thế, là người hc hiu, am tường pháp lut Việt Nam, nhưng ông Toàn đã vi phm pháp lut, đng thi khi ông thm phán nói rng : "đương nhiên phi đi qua hàng b cáo" là hoàn toàn lp liếm, gian di. Ông đã x án bao nhiêu năm li không biết điu 77 k trên hay sao ? Hoc là ông đinh ninh vì tòa x kín nên không cn che giu ni nim công chính liêm minh đi vi b cáo ? Mt thm phán gian xo như thế có th làm đi din lương tâm ca c quc gia chăng ?

- Điu đáng nói na chính là sau phiên tòa x kín ca thm phán Trương Vit Toàn ln này, thì giai đon xét x vn chưa chm dt. Theo điu 332, B Lut T tng hình s 2015, thm phán xét x sơ thm còn phi tiến hành t tng trong vic nhn đơn kháng cáo và các hành vi t tng khác trong ký, cp, tng đt bn án. Cho nên thm phán xét x sơ thm hình s ch hoàn tt hot đng t tng khi nào xong th tc kháng cáo và đã chuyn h sơ v án lên tòa phúc thm ; hoc khi án sơ thm có hiu lc do b cáo, người tham gia t tng khác không kháng cáo và Vin kim sát không kháng ngh. Tc là, khi mi tuyên đc xong bn án ti phiên tòa, thm phán xét x sơ thm chưa kết thúc công vic tiến hành t tng.

Tiến trình tòa vn đang trong khung pháp lý như thế, mà ông thm phán vn thn nhiên xung bt tay b cáo như th y lo ci to cho tt. Ông ta còn nói : "tuyên án xong là xong" (5), khiến công lun chưng hng. Thế là thế nào ? Mt phiên tòa x kín như thế đã nói lên bao điu khut tt, che giu và c vú lp ming nhân dân ; nay li còn din tung bt tay, v vai chú chú, anh anh và nhng li chng chế cưỡng t đot lý quá l liu t mt thm phán ch ta phiên tòa vy đy. Đ đ người nghe trong và ngoài nước hiu thêm mt trong 3 cái tam quyn phân lp do Đảng cộng sản Việt Nam dng nên, vn hành ngông nghênh như vy đy.

- Ri hình nh mt thm phán khoác trên người chiếc áo công v (ch không phi thường phc nhé) mà tiếp xúc tình riêng vi b cáo. Thm phán khi xét x phi mc áo công v có tính l nghi, lut pháp mun to ra tính nghiêm minh trong tòa án, ch không phi là bui trình din cho có hoc múa may quay cung theo kiu tung hài. Nó thuc v nguyên tc "Công lý hình thc". Mang chiếc áo công v là đ x án, không được phép mang nó trong ng x khác, k c trong bui làm vic khác thuc phm vi gii quyết v án như ly li khai, ch trì đi cht

Người thi hành lut, ban hành án lnh, xét x trong tòa án... mà nhn thc v lut kém ci như vy, toàn sai nhng li cơ bn như k trên, thì th hi nhng v án Việt Nam hin nay có được bao nhiêu v án được k là công, chính, liêm, minh, chí công vô tư ? Hay ch rt mi kiu rng rú, lut pháp ch là hình thc cho có, tòa x sao tùy theo ý đng ?

Dân đen ch có ăn cp vt, vi phm my điu lut nho nh li b thi phng lên đ áp đt nhng mc án trên tri. Chng hn, người dân trm con vt v nhu lãnh 7 năm tù giam (6). Quan chc đng viên như em Lê Thanh Hi, Lê Tn Hùng tham ô hơn 13 t đng ch b k lut t khin trách lên cnh cáo (7).

Hai thiếu niên đói quá ly trm my bánh mì, tr giá 45 ngàn đng Việt Nam, lãnh mc án 8 - 10 tháng tù (8) ; Tt Thành Cang, y viên ban chp hành trung ương Đảng cộng sản Việt Nam khóa XII, đã phù phép bán 32,4 ha đt công Phước Kin (Nhà Bè) có giá th trường hơn 2 ngàn 4 trăm t đng Việt Nam. Ông này đã nhón nh sang tay "mu đt" này cho đàn em vi giá ch vn vn 419 t đng Việt Nam, cùng hàng lot sai phm ngàn t khác. Hình pht cho quan tham này là "phê bình" vì "hết thi hiu" (9).

Đy hn là tính cht c bi ln hài. Không có chánh ch có tà. Th hin s nht quán trong h thng đc tài dưới s giám sát, chi phi ca đcs ngay tòa án Việt Nam hin nay. Lúc ngi x các tù nhân lương tâm, các v án dân b cướp đt oan c, nhng anh ch em đu tranh cho nhân quyn, t do, dân ch, hoc chng s bành trướng ca Trung cng Các thm phán ch ta phiên tòa đu xem h như k thù, tuyên cáo nhng bn án khc nghit nht có th. Ch có chuyn th hin tình người nng m. Cho dù ti danh ca nhng con người anh hùng đó ch là đom đóm so vi ánh la tham tàn ca c đám cháy rng cn nut, xà xo tài sn công t các đng viên.

Chc chn rng trong h thng đc tài ca đcs, mi đng viên đu quá biết nhau, đã tng ngi ng h nhau chia chác ghế này chc n, cài cm phe ta phe mình vào nhng chiếc ghế có th tương h nhau khi cn. L dĩ nhiên, s có nhng chia chác, đi ca hu, san s các món li khng l t tài sn quc gia. Nó din t ti danh chiếm đot bí mt Nhà nước mà ông Chung b cáo buc. Nhưng đây ch là cái c đ lp liếm và gim nh hình pht hơn các ti khác. nhiu nước trên thế gii, ti chiếm đot và làm l bí mt Nhà nước đu b khép vào th ti phn bi t quc, không d b b qua.

Trong các chế đ đc tài, do vic sát nhp gia đng vi nhà nước, đng cm quyn loi tr mi giá tr dân ch, đ tr thành mt t chc đc quyn quân s và công an tr, gii quyết mi mâu thun bng sc mnh đàn áp. Vì là đc đng nên trong đng không h có tranh lun, bàn bc chính tr, nguyn vng công khai, mà ch có s thng nht mù quáng, s phc tùng đng lot câm lng. Đng viên bt c chc v nào đu làm theo ch đo nht quán t trung ương, ch có cúi đu vâng lnh, cm cãi.

Nó lý gii cho vic đng cm quyn tr thành mt th hi gm nhng k cùng chung ý nghĩ t đng trưởng, vâng nghe cùng mt tư duy ; các đng viên không dám có suy nghĩ nghch li ý đng, vì s b lit vào các nhóm chng đi, xét li, đòi đi mi, vn là k thù ca đng đc tài. Trong đng là thế. Riêng người dân, nếu khó bo, đng s trng tr, s x lý dân bng nhng ngược đãi, nhà tù và án t hình.

Nó cũng lý gii cho lý do vì sao dân đen phm ti b x án cc k nghiêm khc, trong lúc đng viên x khám li được x ti hết sc nh nhàng. Nó va th hin uy quyn ca đng ; va thành đng lc cho nhng k cơ hi vào đng đ có đường thăng tiến và được bao bc trong vòng tay đcs ; va dành cho đng viên cơ hi tham gia h thng đng tr lũng đon, hút kit sc dân và tài nguyên đt nước.

Và người dân có quyn nghi ng hành đng ng cm" ca ông thm phán Trương Vit Toàn vi b cáo Nguyn Đc Chung. Đàng sau hành vi này phi có điu kh nghi nào đy, ch không h có chuyn x kín mà vn khách quan, minh bch, nhân văn như báo đng qung cáo. Tòa án Việt Nam luôn nh tay vi đng viên và cc k nng tay đi vi người dân. t lò không có vùng cm" xem ra ch là khu hiu tuyên truyn.

Hoàng Hoành Sơn

Nguồn : VOA, 15/12/2020

Tư liu tham kho :

(1) https://vtc.vn/bat-tay-bi-cao-nguyen-duc-chung-tham-phan-truong-viet-toan-noi-gi-ar585192.html

(2) https://vtc.vn/chu-toa-phien-toa-xet-xu-ong-nguyen-duc-chung-chung-toi-thay-rat-xot-xa-ar585095.html

(3) https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Thu-tuc-To-tung/Thong-tu-02-2017-TT-Tòa án nhân dânTC-Quy-che-to-chuc-phien-toa-357255.aspx

(4) https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Luat-to-chuc-Toa-an-nhan-dan-2014-259724.aspx

(5) https://dantri.com.vn/xa-hoi/chu-toa-phien-toa-noi-ve-viec-bat-tay-bi-cao-nguyen-duc-chung-sau-tuyen-an-20201213112024948.htm

(6) https://dantri.com.vn/phap-luat/mot-thanh-nien-lanh-7-nam-tu-vi-bat-1-con-vit-ve-nhau-20170317120025005.htm

(7) https://tuoitre.vn/ong-le-tan-hung-bi-ky-luat-canh-cao-ve-mat-dang-20190111191330928.htm

(8) https://kenh14.vn/toa-tuyen-phat-hai-thanh-nien-cuop-banh-mi-8-10-thang-tu-20160719235355685.chn

(9) https://dantri.com.vn/xa-hoi/sai-pham-vu-thu-thiem-het-thoi-hieu-ong-tat-thanh-cang-chi-bi-phe-binh-20200807181318916.htm

*************************

Chủ tọa bắt tay bị cáo sau phiên tòa nói lên điều gì ?

Diễm Thi, RFA, 14/11/2020

Hôm 11/12/2020, bị cáo Nguyễn Đức Chung, nguyên chủ tịch Thành phố Hà Nội bị chủ tọa Trương Việt Toàn tuyên mức án 5 năm tù về tội "Chiếm đoạt tài liệu bí mật nhà nước". Sau phiên tòa, Thẩm phán Trương Việt Toàn vẫn trong trang phục xét xử của thẩm phán đã bắt tay, vỗ vai bị cáo Nguyễn Đức Chung và động viên ông Chung cải tạo tốt, 5 năm cũng nhanh thôi.

tuphap1

Ông Trương Việt Toàn, thẩm phán phiên xử sơ thẩm cựu Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung, xuống bắt tay, an ủi bị cáo Nguyễn Đức Chung ngay sau phiên xử

Hành động này gây phản ứng của nhiều người trên mạng xã hội và báo chí Nhà nước trích dẫn giải thích của ông Toàn rằng, sau khi xét xử xong ông phải đi qua hàng ghế của bị cáo để về phòng làm việc và việc bắt tay ông Chung diễn ra một cách bình thường, thể hiện tình người với nhau thôi.

Nhà báo Võ Văn Tạo, người từng làm Hội thẩm Nhân dân Tòa án Nhân dân Thành phố Nha Trang 10 năm cho biết, ông chưa bao giờ thấy việc tương tự như vậy xảy ra. Ông Tạo nhận xét về hành vi của Thẩm phán Trương Việt Toàn :

"Trong con mắt cán bộ tòa thì những người gọi là tù nhân lương tâm thì họ căm thù lắm chứ không bao giờ có hành vi thân mật như thế. Cái thân mật của ông Toàn với ông Chung là hành vi chưa từng thấy và nó không bảo đảm tính khách quan. Công chúng người ta không nghĩ rằng ông thẩm phán, chủ tọa phiên tòa này khách quan mà phải có cái gì đó đáng nghi ngờ đằng sau.

Mình cũng chưa đọc văn bản nào nghiêm cấm sự thân mật giữa Hội đồng xét xử đối với bị cáo. Nhưng nó có cái nguyên tắc bất thành văn là tất cả những người tham gia Hội đồng xét xử không được phép tiếp xúc, trò chuyện với bị can, bị cáo tại tòa cả. Hành vi đó rất chướng và khiến những người khác đặt ngay dấu hỏi và nghi ngờ tính công tâm của Hội đồng xét xử".

Ông Tạo nói thêm rằng, tuy hành vi này chưa từng có tiền lệ nhưng nó lại không ảnh hưởng đến yếu tố độc lập tư pháp. Tư pháp độc lập phải hiểu là không chịu ảnh hưởng của bất cứ ai. Về mặt nguyên tắc thì luật Việt Nam họ cũng ghi như thế. Có nghĩa là khi xét xử thì các thẩm phán và hội thẩm nhân dân độc lập và chỉ tuân theo pháp luật. Đó là về mặt nguyên tắc, còn thực tế thì nó khác hoàn toàn.

Trao đổi với truyền thông trong nước, Đại biểu Quốc hội Lê Thanh Vân - Tiến sĩ luật học, cho rằng khi xét xử, thẩm phán được nhân danh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Do đó, dưới góc độ pháp lý tại pháp đình, hành vi của chủ tọa Trương Việt Toàn là không hợp lệ. Đại biểu Lê Thanh Vân cho rằng đây là bài học để các vị thẩm phán rút kinh nghiệm.

Tương tự, Đại biểu Quốc hội Phạm Văn Hòa - Ủy viên Ủy ban Pháp luật của Quốc hội cũng cho rằng sau khi xét xử vụ án mà thẩm phán xuống bắt tay với bị cáo là rất phản cảm. Việc này chưa từng xảy ra tại một phiên toà nào cả dù hiện nay chưa có quy định nào về việc thẩm phán bắt tay với bị cáo, bị can.

Việc Thẩm phán Trương Việt Toàn đi xuống bắt tay ông Nguyễn Đức Chung và các bị cáo khác sau phiên tòa gây nhiều tranh luận trên mạng xã hội. Một số người quan niệm rằng, người tiến hành tố tụng không được bắt tay bị cáo sau khi tuyên án hoặc bày tỏ những cử chỉ thân thiện như người nhà hoặc bạn thân. Một số người khác lại nhạo báng yếu tố được coi là "nhân văn" trong hành động này, bởi trước đó chính ông Toàn cũng trong Hội đồng xét xử vụ án Đồng Tâm. Ông Toàn không hề xuống bắt tay những nông dân giữ đất bị kết án.

Với cái nhìn của một luật sư, ông Phạm Công Út phân tích :

"Người thẩm phán hoặc một trong các thành viên của Hội đồng xét xử phải từ chối xét xử, tiến hành tố tụng nếu bị can, bị cáo có quan hệ thân thích vì nó sẽ không khách quan khi xét xử.

Ông Chung là một quan chức phạm tội với mức án lẽ ra phải từ 10 đến 15 năm mà bị tuyên có 5 năm. Như vậy là không khách quan và cái hình ảnh cuối cùng cũng thể hiện sự không khách quan.

Do đó, vụ án này về mặt hình ảnh, mặt thông tin, mặt dư luận, đặc biệt về mặt tố tụng thì thẩm phán Trương Việt Toàn có dấu hiệu vi phạm nghiêm trọng thủ tụng tố tụng hình sự".

Luật sư Phạm Công Út phân tích thêm về yếu tố không khách quan có thể có trong phiên xử thông qua bức ảnh với mức án mà ông cho là quá nhẹ rằng, không biết ông Toàn có chống lại hai lá phiếu 5 năm tù của hai vị hội thẩm đoàn không hay ông Toàn cũng đề nghị mức án 5 năm ?

"Có điều sau khi tuyên án 5 năm tù thì ông Toàn xuống bắt tay ông Chung. Điều này thể hiện sự không khách quan trong khi tiến hành tố tụng chứ không phải là không độc lập trong tư pháp. Không độc lập nó là một câu chuyện khác".

Truyền thông trong nước dẫn lại một số phân tích, giải thích của Thẩm phán Trương Việt Toàn rằng, về mặt nguyên tắc, Hội đồng xét xử sẽ tự giải tán sau khi phiên tòa kết thúc, tức khi tuyên án xong. Lúc này, ông Toàn không còn trong tư cách chủ tọa và ông Chung không còn trong tư cách bị cáo mà cả hai là những con người bình thường. Không có quy định nào cấm hai người bình thường bắt tay với nhau.

Ông Trương Việt Toàn cũng cho biết, trước đây, sau phiên xử Hà Văn Thắm ông cũng từng bắt tay, động viên bị cáo Thắm cải tạo tốt.

Tù nhân nhân quyền Nguyễn Đình Ngọc cho biết, ông thấy hành động của ông Trương Việt Toàn rất lố bịch, không có tính chuyên nghiệp và tư tưởng của một người làm luật.

"Về mặt pháp lý thì Nguyễn Đức Chung là một tội phạm đã bị kết án, Trương Việt Toàn là một thẩm phán, tức là người thi hành công vụ. Phải nói rõ vai vậy để thấy việc của ông Toàn là việc thực thi pháp luật. Không thể có chuyện một thẩm phán xử xong rồi vỗ vai, động viên bị cáo. Đó là việc của cán bộ quản giáo khi ông Chung đi thi hành án.

Vì vậy tôi cho rằng hành vi của ông Trương Việt Toàn không chuyên nghiệp. Hành vi đó nó chỉ thích hợp trong môi trường gia đình. Điều này không nên xuất hiện tại các phiên tòa. Ổng còn dám nói là trước đây ổng cũng vỗ vai Hà Văn Thắm sau phiên xử để động viên. Vậy tại sao ổng không làm vậy khi xử Nguyễn Bắc Son và Trương Minh Tuấn ?

Nhà văn Nguyễn Thị Hoài trên trang blog cá nhân trích dẫn phiên xử ngày 17 tháng 12 năm ngoái, vụ AVG. Lúc đó thẩm phán Trương Việt Toàn được tường trình đã ngắt lời bị cáo Nguyễn Bắc Son, nguyên bộ trưởng Thông tin - Truyền thông khi nói trước tòa là vào thời điểm phê duyệt thì không hiểu vấn đề. 

Ông Trương Việt Toàn được dẫn lời rằng ‘Nhưng mà chả hiểu thì làm bộ trưởng làm gì !’. Theo nhà văn Nguyễn Thị Hoài thì những phát ngôn của ông Trương Việt Toàn tại phiên xử đó được lòng dư luận. Nhà văn Nguyễn Thị Hoài cho rằng bà hiểu tâm lý đó, nhưng luật pháp không sinh ra để phục vụ cái vỗ tay của dư luận. ‘Thẩm phán thuộc hội đồng xét xử một phiên tòa trước hết phải giữ một thái độ tuyệt đối trung lập’.

Diễm Thi

Nguồn : RFA, 14/12/2020

Quay lại trang chủ

Additional Info

  • Author: Thu Thủy, Trần Đình Dũng, Diễm Thi
Read 502 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)