Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Diễn đàn

23/12/2020

Mâu thuẫn ngày càng tăng giữa Bắc Kinh và các tín đồ Thiên chúa giáo

Walter Russell Mead

Với việc Nghị viện Châu Âu đe dọa ngăn chặn một hiệp định đầu tư với Trung Quốc vì Bắc Kinh đàn áp người Hồi giáo ở Tân Cương, dư âm cuộc đàn áp Hồng Kông vẫn còn vang dội, và việc tranh luận về chính sách Trung Quốc của chính quyền Mỹ tiếp theo đang nóng lên, đây có vẻ là một thời điểm không phù hợp để Bắc Kinh bắt đầu một cuộc cãi vã quốc tế lớn khác về nhân quyền.

catho1

Nhưng logic đó không mấy quan trọng đối với các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc ngày nay ; việc dập tắt bất đồng chính kiến ​​trong nước được ưu tiên hơn so vi vic ci thin hình nh quc tế ca đất nước. Đây là mt tin xu đối vi những người theo đạo Thiên chúa ở Trung Quốc, những người đang đối mặt với sự thù địch ngày càng tăng từ một đảng cầm quyền mà cho đến vài năm trước vẫn sẵn sàng làm ngơ trước sự gia tăng của các "nhà thờ tư gia" không chính thức trên khắp đất nước.

Kỷ nguyên khoan dung đó trùng hợp với một trong những giai đoạn mở rộng lớn nhất của Cơ đốc giáo trong 2.000 năm qua. Từ con số ước tính khoảng 3 triệu tín đồ vào cuối Cách mạng Văn hóa, số lượng người theo đạo Tin lành ở Trung Quốc hiện được cho là đã vượt 100 triệu người, bên cạnh 10 đến 12 triệu người theo Công giáo. (Chính phủ đưa ra một con số khó tin là 38 triệu người theo đạo Tin lành.) Hội đồng Quan hệ Đối ngoại trích dẫn ước tính hồi năm 2018 của Trung tâm Tôn giáo và Xã hội Trung Quốc tại Đại học Purdue là từ 93 triệu đến 115 triệu người theo đạo Tin lành ở Trung Quốc. Phần lớn sự gia tăng diễn ra từ năm 2010, và một số dự đoán cho rằng đến năm 2030, Trung Quốc có thể vượt Mỹ trở thành nước có số dân theo Cơ đốc giáo lớn nhất trên thế giới.

Đây là một trong số ít các cuộc cạnh tranh với Mỹ mà Bắc Kinh không hề muốn giành phần thắng. Các nhà thờ đang ngày càng trở thành mục tiêu của sự đàn áp quyền tự do ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Một số đã bị phá dỡ ; số khác đã bị "thế tục hóa" khi các quan chức địa phương phá bỏ các biểu tượng tôn giáo như thánh giá. Các nhà chức trách hiện đang yêu cầu lắp camera để theo dõi hành vi của những người đi lễ và các bài giảng của mục sư. Cũng có báo cáo về việc các nhà thờ Công giáo buộc phải thay thế các bức ảnh Đức mẹ Đồng trinh bằng các bức chân dung Tập Cận Bình.

Hồi tháng 10, Cameron Hilditch của tạp chí National Review đã chỉ ra một báo cáo của Tân Hoa Xã nói rằng Đảng Cộng sản đã quyết định xuất bản một cuốn Kinh thánh được nhà nước phê duyệt. Hilditch báo cáo rằng có một sự thay đổi trong câu chuyện của Kinh Tân Ước, trong đó Chúa Giê-su cứu một phụ nữ bị bắt vì tội ngoại tình khỏi bị ném đá bằng cách nói với những người tố cáo cô rằng đừng ném viên đá đầu tiên trừ khi họ vô tội. Trong phiên bản mới được cải tiến, khi những người tố cáo đã rời đi, Giê-su đã tự tay ném đá người phụ nữ và nói : "Tôi cũng là một kẻ có tội. Nhưng nếu luật pháp chỉ có thể được thực thi bởi những người không tì vết, thì luật pháp sẽ chết".

Từ rất lâu trước khi những người Cộng sản lên nắm quyền, các nhà cầm quyền Trung Quốc lo ngại các tôn giáo có thể gây ra bất ổn chính trị. Do trong lịch sử các nước phương Tây đòi hỏi những đặc quyền cho những người truyền giáo, Cơ đốc giáo đã bị coi là một đức tin xa lạ và mang tính đe dọa, và Đảng Cộng sản đã nhanh chóng trục xuất các nhà truyền giáo và đàn áp các tín đồ Cơ đốc giáo địa phương sau năm 1949. Đạo Tin lành và Công giáo, cùng với Hồi giáo, Phật giáo và Đạo giáo, nằm trong số các tôn giáo được chính thức công nhận ở Trung Quốc, nhưng việc tham gia bất kỳ hội thánh nào trừ các giáo đoàn do nhà nước cấp phép và kiểm soát đều bị coi là bất hợp pháp — và việc này hiện không còn được làm ngơ.

Sự phát triển bùng nổ của Cơ đốc giáo Trung Quốc đang mâu thuẫn với một chính phủ quyết tâm tập trung quyền lực vào tay Đảng Cộng sản theo những cách chưa từng thấy kể từ khi Mao qua đời. Các Ki-tô hữu Trung Quốc phần lớn là dân thành thị, được giáo dục tốt và được kết nối với các mạng thông tin toàn cầu. Vì những lý do này, việc đàn áp người theo đạo Thiên chúa sẽ gây tổn hại đến uy tín quốc tế của Trung Quốc thậm chí còn lớn hơn những gì đã xảy ra ở Tây Tạng, Tân Cương hoặc Hồng Kông. Khi tin tức lan truyền rằng Đảng Cộng sản đang đàn áp các Ki-tô hữu vì đức tin của họ, tác động lên dư luận Mỹ sẽ bùng nổ và kéo dài, có khả năng chấm dứt mọi hy vọng về một mối quan hệ tốt hơn hoặc thậm chí ổn định giữa Washington và Bắc Kinh.

Các nhà cầm quyền Trung Quốc đã nhìn thấy bài học từ việc Giáo hoàng John Paul II góp phần thúc đẩy sự sụp đổ của chủ nghĩa cộng sản ở Ba Lan như thế nào và họ cũng kinh hoàng trước vai trò của các tín đồ Cơ đốc giáo Hàn Quốc trong quá trình nước này dân chủ hóa. Vai trò nổi bật của các Ki-tô hữu địa phương trong phong trào dân chủ Hồng Kông cũng cung cấp một lý lẽ khác cho những người muốn tiến hành một cuộc đàn áp nghiêm khắc. Những diễn biến tồi tệ có thể đang dần thành hình.

Sẵn sàng bóp nghẹt sự đa dạng trong nước với cái giá phải trả là ngày càng bị cô lập ở nước ngoài. Không một sức mạnh thế tục nào có thể ngăn cản Bắc Kinh chọn con đường này nếu đó là điều mà các nhà lãnh đạo đảng mong muốn. Nhưng chắc hẳn Trung Quốc sẽ không thích những gì họ gặp phải ở cuối con đường.

Chúng ta hãy cùng hy vọng trong mùa lễ hòa bình và yêu thương này rằng sự ôn hòa và khoan dung sẽ chiếm ưu thế ở Bắc Kinh.

Walter Russell Mead

Nguyên tác : "Beijing’s Collision With Christians ", WSJ, 21/12/2020.

Phan Nguyên dịch

Nguồn : Nghiên cứu quốc tế, 22/12/2020

Quay lại trang chủ

Additional Info

  • Author: Walter Russell Mead, Phan Nguyên
Read 528 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)