Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Diễn đàn

07/02/2021

Căn cứ tên lửa Trung Quốc sát biên giới : Hà Nội không biết hay giả ngu ?

Nguyễn Duy, Diễm Thi

Đặt hỏa tiễn chĩa vào Hà Nội, Tập muốn thị uy với ai ?


Trung Quốc luôn luôn muốn kiểm soát hoàn toàn Đảng cộng sản Việt Nam là điều không cần phải bàn cãi. Tuy nhiên bề mặt thì là tình "anh em hữu nghị" nhưng đằng sau mối tình đó thì ông Tập Cận Bình luôn muốn nắn gân ông Trọng để duy trì sự thuần phục của phía Việt Nam. Khu vực biên giới phía Bắc và biển Đông. Họ luôn lăm le gây hấn để nhìn thái độ Hà Nội như thế nào, nếu vẫn im lặng hoặc không có sự phản ứng nào lên Liên hiệp Quốc thì xem như Hà Nội thuần phục, nếu có những động tĩnh nào với thế giới thì Tập Cận Bình hiểu rằng người đứng đầu Đảng cộng sản Việt Nam đã có ý không phục. Tập Cận Bình chưa bao giờ bỏ hình thức nắn gân này, và nay sau khi đại hội 13 đã kết thúc Trung Quốc lại thực hiện kế sách nắn gân để xem thái độ.

tenlua1

Quan hệ giữa Tập Cận Bình và Nguyễn Phú Trọng không ân cần như trong ảnh

Truyền thông tại Việt Nam hôm Thứ Năm 4 /2, đều tường thuật cuộc họp báo của bà Lê Thị Thu Hằng, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam, phản ứng về việc Trung Quốc cho lập căn cứ hỏa tiễn phòng không sát biên giới với Việt Nam.

Được biết bà Lê Thị Thu Hằng là người mà Bộ Ngoại giao phân công lên tiếng mỗi khi Trung Quốc có hành động gây hấn, tuy nhiên từ nhiều năm nay việc lên tiếng của bà Lê Thị Thu Hằng chỉ là cho dân Việt Nam ghe là chính chứ về hành động, Đảng cộng sản chưa hề kiện cáo hay lên án mạnh mẽ hành động của phía Trung Quốc.

Theo như những tường thuật trên báo nhà nước thì trong cuộc họp báo tại Hà Nội kể lại rằng, bà Lê Thị Thu Hằng "trả lời câu hỏi của phóng viên về thông tin nói rằng Trung Quốc đang hoàn tất căn cứ tên lửa đất đối không tại Quảng Tây, chỉ cách biên giới Việt Nam khoảng 20 km" đã nói, "Chúng tôi sẽ xác minh thông tin như phóng viên hỏi".

Có thể dễ dàng thấy rằng, cách trả lời của bà Hằng là muốn tránh né va chạm chứ không có thái độ nào rõ ràng. Đó là thái độ quen thuộc mỗi khi phía Trung Quốc gây hấn.

Vậy ý của phía Trung Quốc là gì ?

Ý Trung Quốc là khá rõ, có điều là phía Việt Nam có tỏ ra hiểu ý phía Trung Quốc hay không mà thôi. Và thực tế cho thấy, phía Việt Nam luôn hiểu ý. Tuy nhiên dù biết là vậy, nhưng hành động nắn gân là không thể thiếu. Mà thông thường những hành động nắn gân của Trung Quốc báo chí nhà nước rất ngại viết ra, thông thường báo nhà nước chỉ phản hồi khi họ không thể bịt được những tin tức đã tràn lan trên mạng xã hội.

Không có báo nào thuật lại nguồn tin tức của họ từ đâu để đặt câu hỏi cho bà Hằng. Nhưng thông tin trên được một tổ chức có tên là "Đại Ký Sự Biển Đông" bắt đầu đưa tin từ hôm 30 tháng Giêng về một căn cứ trực thăng Trung Quốc đang xây dựng cách biên giới với Việt Nam 60 km trong tỉnh Quảng Tây. Sau đó, hôm 3 tháng Hai, đưa tin chi tiết hơn gồm cả tin về một căn cứ hỏa tiễn phòng không gần đó ở tỉnh Quảng Tây chỉ cách biên giới với Việt Nam 20 km.

Tất nhiên những tin tức mà các trang báo biết thì chính quyền Việt Nam chẳng lẽ không biết ? Nhưng vì những gì động đến phương Bắc là phía chính quyền Việt Nam không muốn nói ra. Vả lại, báo chí Việt Nam không được quyền nói đến những vấn đề nhạy cảm khi chưa có sự cho phép của Ban Tuyên giáo.

Việt Nam và Trung Quốc có mối quan hệ đặc biệt, giữa 2 đảng lại xưng tụng là "anh em chứ" không xem là đồng minh hay là đối tác như những nhà nước khác với nhau. Mà đã xưng là "anh em" thì ai cũng biết Bắc Kinh là anh và Hà Nội là em. Chỉ có anh dạy em chứ nào có chuyện em hỗn anh ? Vì vậy hành động Trung Quốc xây dựng căn cứ phòng không cách biên giới Việt Nam 20 km cũng chính là xem phía Việt Nam có vì thế mà hỗn với đàn anh hay không. Chính quyền Việt Nam hiểu hơn ai hết về dụng ý này nên họ đã phản ứng rất thận trọng.

Nguồn tin bắt nguồn từ đâu ?

Đại Ký Sự Biển Đông là một tổ chức thông tin độc lập nhưng lại do ông Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Hồng Thao đứng đầu. Ông Thao là chuyên viên pháp luật quốc tế và dạy tại Học viện Ngoại giao Việt Nam, cũng từng là đại sứ Việt Nam tại một nước Trung Đông. Thực chất trang này tuy có thông tin trung thực nhưng lời lẽ vẫn né những chỉ trích thẳng thừng chính quyền Trung Quốc.

Tin Trung Quốc lập căn cứ trực thăng thuộc huyện Giang Châu, tỉnh Quảng Tây, cách biên giới với Việt Nam 60 km được Đại Ký Sự Biển Đông đưa lên Facebook và Twitter, rồi sau đó đưa tin về căn cứ hỏa tiển phòng không ở huyện Ninh Minh thuộc tỉnh Quảng Tây cách Việt Nam 20 km. Họ dựa theo hình ảnh vệ tinh. Dữ liệu vệ tinh hệ thống hóa cho thấy căn cứ tên lửa đất đối không được bắt đầu xây dựng trong khoảng thời gian từ tháng Sáu 2019, tới nay đã gần hoàn thành.

Đại Ký Sự Biển Đông viết : "Chúng tôi sẵn sàng cung cấp số liệu tọa độ của hai công trình trên cho những độc giả quan tâm một cách nghiêm túc và có danh tính rõ ràng. Tin tiết lộ Trung Quốc xây dựng căn cứ trực thăng và hỏa tiễn phòng không, canh chừng người "đồng chí anh em" gần sát biên giới giữa hai nước ngay trong lúc Đại hội đảng Việt Nam đang diễn ra.

Ngay khi báo chí Việt Nam loan tin ông Nguyễn Phú Trọng được Bộ Chính trị khóa 13 của đảng Việt Nam vẫn "tín nhiệm" ngồi lại ghế tổng bí thư đảng, Tân Hoa Xã đưa tin Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình gửi điện văn chúc mừng người "đồng chí anh em" ở phía Nam. Tuy nhiên miệng thì chúc mừng, còn tay thì nắn gân người anh em cùng ý thức hệ, có thể nói sự thâm hiểm của Bắc Kinh quả là khó lường.

Việt Nam và Trung Quốc là hai trong số năm nước cộng sản còn rơi rớt lại trên thế giới sau khi Liên Xô và các nước cộng sản Đông Âu sụp đổ những năm cuối thập niên 1980 sang đầu thập niên 1990

Mối quan hệ giữa Việt Nam và đảng cộng sản Trung Quốc trồi sụt bất thường suốt nhiều chục năm qua, kể cả cuộc chiến ở suốt dọc biên giới làm chết hàng chục ngàn người năm 1979. Và kể từ đó, dù mối ban giao có được kết nối lại thì Trung Quốc vẫn không tin Việt Nam.

tenlua2

Ảnh vệ tinh và phân tích từ đối tác của Dự án Đại Sự Ký Biển Đông cho thấy một căn cứ tên lửa đất đối không đang được hoàn tất ở huyện Ninh Minh thuộc tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc, cách biên giới Việt Nam khoảng 20 km.

Tập nắn gân ông Trọng hay nắn gân ai ?

Phát biểu trên Tân Hoa Xã ông Tập tin rằng dưới sự lãnh đạo của Bộ Chính trị mới do ông Trọng cầm đầu, sẽ đạt được những thành quả to lớn hơn trên nhiều lãnh vực",. Và bản thân ông Nguyễn Phú Trọng và tập Cận Bình có mối thâm tình ai cũng nhìn thấy. Có ý kiến cho rằng, việc ông Nguyễn Phú Trọng trúng cử nhiệm kỳ ba trong tình cảnh tuổi cao, bệnh tật đầy mình và quan trọng là vi phạm quy định của điều lệ đảng là cũng vì ông cần phải tại vị để thực hiện nhiều dự án mà Trung Quốc đã vạch ra. Ở hai nhiệm kỳ trước, dự á 3 đặc khu kinh tế bị hoãn lại làm cho Trung Quốc không hài lòng, bởi lẻ, 3 đặc khu kinh tế ấy nó mang lại quyền thuê đất 99 năm cho Trung Quốc và quan trọng hơn nữa, nó kết nối với dự án một vành đai một con đường của Trung Quốc.

Trong nhiều lần thăm Việt Nam, Tập vẫn nhắc đi nhắc lại câu nói "Trung Quốc và Việt Nam là hai nước cộng sản láng giềng hữu hảo lại cùng có chung tương lai mang ý nghĩa định hướng chiến lược". Và qua 10 năm nắm giữ chức tổng bí thư, ông Nguyễn Phú Trọng đã ký tổng cộng 27 văn kiện bí mật với phía Trung Quốc. Điều đó cho thấy ông Trọng làg người mà ông Tập tin tưởng nhất trong Đảng cộng sản. Tuy nhiên việc ông Trọng đã phá rào giữ lại chiếc ghế tổng bí thư làm cho nhiều quan chức thấp hơn không chấp nhận, và việc Tập căn cứ gần biên giới Việt có thể là thụy uy với những người khác chứ không phải với ông Trọng.

tenlua3

Vị trí của căn cứ tên lửa đất đối không và công trình bị nghi là sân bay trực thăng quân sự so với biên giới Việt Nam. Dữ liệu tọa độ do đối tác của Dự án Đại Sự Ký Biển Đông cung cấp.

Mối quan hệ 2 đảng cộng sản có thực sự là lạnh nhạt ?

Trong điện văn, Tân Hoa Xã nói ông Tập Cận Bình "coi trọng mối quan hệ giữa hai đảng cộng sản, hai nước, và sẵn sàng hợp tác với ông Trọng cổ võ tình đồng chí truyền thống, tăng cường trao đổi và hợp tác trên nhiều lãnh vực cũng như cổ động xây dựng xã hội chủ nghĩa".

Tuy có lời lẽ như vậy nhưng Bắc Kinh, mặt khác, lại loan báo tập trận quy mô ở vùng biển Lôi Châu trong vịnh Bắc phần, đối diện với Hà Nội. Chỉ từ cuối Tháng Giêng đến nay, Trung Quốc đã liên tiếp tập trận ba lần ở khu vực, ngay trong lúc Việt Nam họp đại hội đảng.

Nay thì có tin tiết lộ các căn cứ quân sự mới được xây dựng ở sát với Việt Nam. Điều này có vẻ như tình nghĩa cộng sản anh em "núi liền núi, sông liền sông" ngoài ấm, trong lạnh.

Cho đến nay Đảng cộng sản Việt Nam chưa bao giờ dám cững rắn với Trung Quốc. Tư thời ông Hồ Chí Minh cho đến hôm nay tgif chỉ có duy nhất thời ông Lê Duẩn là thực sự cứng rắn, còn các thời khác thì hầu hết là "nhường nhịn" và lúc này vẫn thế.

Hiện nay trên thế giới chỉ còn 5 nước cộng sản, trong đó mối quan hệ giữa Đảng cộng sản Việt Nam và Đảng cộng sản Tàu là rất khăn khít. Bằng chứng là đại hội chưa xong thì Tập Cận Bình đã vội vã gọi điện chúc mừng ông Nguyễn Phú Trọng.

Thực tế, Việt Nam đã tưh đưa ra chính sách 4 không "Việt Nam chủ trương không tham gia liên minh quân sự ; không liên kết với nước này để chống nước kia ; không cho nước ngoài đặt căn cứ quân sự hoặc sử dụng lãnh thổ Việt Nam để chống lại nước khác ; không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế" thì đó là câu trả lời rõ rằng rằng, Đảng cộng sản việt Nam không ăn ở hai lòng. Điều lo ngại nhất của Trung Quốc là khả năng Việt Nam ngã về Mỹ, nhưng chính sách 4 không đã thể hiện điều đó. Thực sự mối quan hệ 2 Đảng cộng sản không hề lạnh nhạt như mọi người tưởng.

Nguyễn Duy (tổng hợp)

Nguồn : Thoibao.de, 07/02/2021

********************

Việt Nam không biết thông tin Trung Quốc đặt tên lửa phòng không gần biên giới ?

Diễm Thi, RFA, 05/02/2021

"Chúng tôi sẽ xác minh thông tin như bạn hỏi".

Đó là câu trả lời của người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam, bà Lê Thị Thu Hằng, tại cuộc họp báo trực tuyến vào chiều 4 tháng 2 về câu hỏi liên quan một số hình ảnh, thông tin cho thấy có một căn cứ tên lửa đất đối không đang được Trung Quốc hoàn tất chỉ cách biên giới Việt Nam chừng 20 km.

tenlua4

Công trình bị nghi là sân bay trực thăng quân sự đang được xây dựng cách biên giới Việt Nam khoảng 60 km.

Nhiều người Việt Nam bày tỏ bất bình trên mạng xã hội về câu trả lời của bà Hằng. Một nhà báo viết trên facebook cá nhân rằng, cả một trận địa tên lửa phòng không, cả một sân bay… xây bao nhiêu ngày mới xong chứ có phải cái túp lều từ đâu mới xuất hiện mà không thấy, mà còn phải đi xác minh ?

Với cái nhìn của một nhà nghiên cứu Biển Đông, Thạc sĩ Hoàng Việt cho rằng, câu trả lời của người phát ngôn Bộ ngoại Giao Việt Nam là hợp lý trong tư cách ngoại giao. Ông giải thích thêm :

"Theo tôi, thông tin này chỉ được đưa ra từ một nguồn là Dự án Đại Sự Ký Biển Đông. Đây chỉ là một tổ chức phi chính phủ. Một số báo chí có gửi email cho nơi này để hỏi về thông tin, tọa độ trận địa này nhưng Dự án Đại Sự Ký Biển Đông chưa trả lời. Bởi vậy tôi nghĩ chính phủ Việt Nam cũng cần phải xác minh rõ ràng xem có dự án quân sự này không và nó như thế nào. Hiện nay chưa có thông tin từ các hãng thông tấn lớn".

Nhà nghiên cứu Đinh Kim Phúc, tác giả của nhiều nghiên cứu về chủ quyền biển, đảo Việt Nam, nhận định :

"Khi nghe bà Lê Thị Thu Hằng trả lời báo chí như vậy thì tôi nảy ra một câu hỏi rằng, Việt Nam đã phóng vệ tinh Vinasat 1, Vinasat 2. Và lúc bấy giờ nguyên Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng đã tuyên bố rằng, kể từ đây Việt Nam làm chủ không gian. Thì những hình ảnh, tin tức để phòng thủ đối với đất nước mà vệ tinh của Việt Nam thu được như thế nào ? Vai trò của vệ tinh Việt Nam ra sao ?

Nhìn lại trước đây, bản đồ những căn cứ quân sự của Trung Quốc chiếm đóng trái phép trên quần đảo Trường Sa cũng như Hoàng Sa được chụp bằng vệ tinh, đều từ những trang tin nước ngoài. Phải chăng Việt Nam không đủ phương tiện hay là vì quan hệ hữu nghị truyền thống giữa hai nước Việt - Trung hiện nay mà Việt Nam lờ đi những thông tin này ?"

Hôm 3 tháng 2 năm 2021, trên trang mạng Dự án Đại Sự Ký Biển Đông, một dự án nghiên cứu được sự tài trợ từ một số quốc gia Tây Phương, đăng hình ảnh vệ tinh cho thấy một căn cứ tên lửa đất đối không đang được xây dựng ở huyện Ninh Minh của tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc, cách biên giới Việt Nam khoảng 20 km. Một công trình khác bị nghi là sân bay trực thăng cũng đang được xây dựng cách biên giới Việt Nam khoảng 60 km. Dữ liệu cũng chỉ ra căn cứ đã được bắt đầu xây dựng từ khoảng giữa năm 2019.

Căn cứ tên lửa đất đối không như thế cho phép Trung Quốc khai triển những hoạt động quân sự trong điều kiện địa hình và thời tiết khắc nghiệt. Theo phân tích của Dự án Đại Sự Ký Biển Đông, vị trí phòng không bằng tên lửa đất đối không cũng cho phép đánh chặn các cuộc tấn công trên không.

Trung tá quân đội Đinh Đức Long đánh giá về thông tin này cũng như câu trả lời của người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng :

"Về mặt ngoại giao thì người ta nói thế là khôn ngoan. Dại gì mà khẳng định. Họ phải nói sao cho họ còn đường rút nữa chứ.

Còn về mặt kỹ thuật, không chắc đây là trận địa thật hay trận địa giả. Về nguyên tắc, mình muốn khẳng định thì mình phải có những bằng chứng khác nữa ngoài cái mình nghe. Đấy chỉ là bằng chứng gián tiếp thôi. Chưa nói kỹ thuật có thể làm photoshop rất giỏi nữa. Còn nếu cho đó là thật thì đây chủ yếu là dọa, là nắn gân nhau thôi. Bởi với kỹ thuật tên lửa hiện nay thì họ bắn tới bất cứ đâu trên thế giới, 20 km chẳng nói lên được cái gì".

Dọa dẫm, nắn gân nước khác là cách Trung Quốc thường làm mỗi khi Hoa Kỳ có Tổng thống mới. Đây là điều Giáo sư Carl Thayer thuộc học viện Quốc phòng Úc từng nhiều lần nói với RFA.

Cuối năm 2020 ông Carl Thayer đưa ra dự đoán rằng, năm 2021 Trung Quốc vẫn tiếp tục có những hành động như thường lệ để khẳng định chủ quyền của mình và một số các quốc gia ven biển vẫn giữ thái độ im lặng. Một điểm đáng chú ý là liệu Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình có bày ra hành động khiêu khích nào để ‘thử’ Chính quyền của ông Biden trước khi ông Biden chính thức nhậm chức năm tới hay không.

Với dự án trận địa tên lửa phòng không của Trung Quốc sắp hoàn thành ở huyện Ninh Minh của tỉnh Quảng Tây nước này, Dự án Đại Ký Sự Biển Đông cho rằng mô hình ở gần biên giới Việt Nam nhỏ hơn nhiều so với mô hình mà Trung Quốc triển khai dọc biên giới với Ấn Độ và cao nguyên Tây Tạng trước đây.

Ông Đinh Kim Phúc cho rằng căn cứ này chỉ mang tính chiến thuật, nhằm mục đích đe dọa Việt Nam. Ông phân tích :

"Hiện nay với lực lượng tên lửa chiến lược và chiến thuật của Trung Quốc cũng đứng hàng nhất, nhì trên thế giới thì họ đặt sâu trong lục địa nước họ. Đó là khu vực tỉnh Sơn Đông cũng như khu vực sa mạc giáp vùng Tân Cương.

Không ai đặt một căn cứ tên lửa chiến lược cạnh một quốc gia cựu thù cho dù hiện nay gọi là đồng chí. Do đó, tôi đánh giá cái căn cứ tên lửa ở huyện Ninh Minh thuộc tỉnh Quảng Tây chỉ là căn cứ chiến thuật.

Trung Quốc lập căn cứ tên lửa này nhằm mục đích răn đe Việt Nam, răn đe thái độ của Việt Nam trong thời gian gần đây, nhất là trên vấn đề Biển Đông. Việt Nam ngày càng cứng rắn hơn trong quan điểm của mình đối với chủ quyền hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và các điểm nóng trên Biển Đông. Việt Nam đang đa dạng hóa, đa phương hóa với tất cả các nước để bảo đảm an ninh khu vực ở Biển Đông, ở Đông Nam Á và Châu Á Thái Bình Dương".

Những năm gần đây, Hoa Kỳ có những động thái mạnh tay với Trung Quốc ở Biển Đông để cảnh cáo Trung Quốc trong việc bắt nạt các nước nhỏ trong khu vực.

Tháng 12 năm 2020, tàu khu trục Mỹ USS John S. McCain vào gần Trường Sa để thực hiện hoạt động tự do hàng hải ở Biển Đông. Thông cáo báo chí của hải quân Mỹ nêu rõ, các yêu sách hàng hải bất hợp pháp và sâu rộng ở Biển Đông gây ra mối đe dọa nghiêm trọng đối với tự do trên biển, bao gồm quyền tự do hàng hải và hàng không, thương mại tự do và thương mại không bị cản trở, và cơ hội tự do kinh tế cho các quốc gia ven Biển Đông.

Mới hôm 5 tháng 2 năm 2021, khu trục hạm USS John McCain tiếp tục đi vào vùng biển quần đảo Hoàng Sa để khẳng định quyền tự do hàng hải phù hợp với luật pháp quốc tế. Đây là chuyến thực hiện quyền tự do hàng hải của Hải quân Hoa Kỳ đầu tiên ở Biển Đông dưới thời tân tổng thống Joe Biden.

Mới đây nhất, trong cuộc điện đàm giữa tân bộ trưởng ngoại giao Hoa Kỳ Antony J. Blinken và người tương nhiệm Việt Nam Phạm Bình Minh, hai vị bộ trưởng cũng thảo luận về cam kết chung đối với hòa bình, thịnh vượng cho vùng Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và rộng mở ; cũng như bảo vệ và duy trì một khu vực Biển Đông dựa trên căn bản pháp luật.

Đảng cộng sản Việt Nam và chính phủ Hà Nội đưa những thông tin quốc phòng vào dạng tuyệt mật, tối mật. Hầu như sau khi truyền thông quốc tế loan đi, nhiều tin tức mới được báo giới trong nước loan tải nhưng cũng phải theo định hướng của Ban Tuyên giáo Trung ương. Nếu có công dân nào lên tiếng chất vấn hoặc muốn tham gia bày tỏ chính kiến thì cơ quan chức năng yêu cầu họ ‘hãy để Đảng và nhà nước lo’.

Diễm Thi

Nguồn : RFA, 05/02/2021

***********************

Vit Nam ‘xác minh’ tin Trung Quc xây căn c tên la cnh biên gii

VOA, 05/02/2021

Người phát ngôn B Ngoi giao Vit Nam cho biết Vit Nam đang xác minh thông tin Trung Quc xây dng mt căn c tên la đt đi không ngay sát biên gii vi Vit Nam. Phát biu ca bà Lê Th Thu Hng được đưa ra trong cuc hp báo ngày 4/2, sau khi phóng viên đt câu hi yêu cu bình lun v thông tin này.

tenlua6

Không ảnh mt căn c sân bay trực thăng cũng đang được xây dựng cách biên giới Việt Nam khoảng 60 km.

Trước đó, ngày 3/2, trang Đi Ký S Bin Đông công b nh v tinh cho thy mt căn c tên la đt đi không đang được hoàn tt huyn Ninh Minh thuc tnh Qung Tây, Trung Quc, ch cách biên gii Vit Nam khong 20 km.

Thông tin này sau khi được công b trên trang tin v Bin Đông (South China Sea News) trên Twitter đã thu hút nhiu s chú ý, gia bi cnh Trung Quc va khai mc cuc din tp ngay Vnh Bc B, phía đông Vit Nam, trong lúc Đảng cộng sản Vit Nam đang t chc Đi hi 13 đ sp xếp li cơ cu lãnh đo.

Theo trang Đi Ký S Bin Đông, căn c tên la ca Trung Quc nm cách mt công trình được cho là mt sân bay trc thăng quân s đang trong quá trình xây dng mà trang này công b trước đó khong 40 km.

Da trên d liu v tinh, t chc phi chính ph này cho rng căn c tên la đt đi không ca Trung Quc được bt đu xây dng trong khong thi gian t tháng 6/2019 và đến nay đã gn hoàn thành.

Theo li các nhà phân tích an ninh nói vi VOA, quân đi Trung Quc gn đây tăng cường m rng căn c hi quân trên Bin Đông đ giúp cho hm đi ca h có nhiu nh hưởng hơn trên tuyến thy l chiến lược đy tranh chp.

Cơ s d liu quân s GlobalSecurity.org cho biết ít nht trong năm qua, hi quân Trung Quc đã m rng Căn c Hi quân Du Lâm trên đo Hi Nam t mt cơ s tàu ngm thông thường, biến căn c này tr thành nơi có th cha đến 16 tàu ngm. Ngoài ra, các tàu sân bay và thiết b vin thám cũng được d kiến s đóng ti căn c Du Lâm hoc gn đó.

Các nhà phân tích tin rng vic m rng căn c hi quân s giúp cho Trung Quc d dàng tiếp cn Bin Đông hơn, bên cnh vic to điu kin thun li cho Bc Kinh tiến hành các cuc tp trn và theo dõi hot đng ca các nước khác.

Chuyên gia Gregory Poling, giám đc Sáng kiến Minh bch Hàng hi Châu Á ti Trung tâm Nghiên cu Chiến lược và Quc tế Washington, nhn đnh vi VOA gn đây rng do v trí đa lý cách xa khu vc Bin Đông, Trung Quc không d dàng đóng tàu thường trc trên các đo nh. Vì vy, căn c hi quân được Bc Kinh m rng s tr thành trung tâm đ t đó kim soát tt c nhng hot đng trin khai và b trí quân s Hoàng Sa và Trường Sa.

************************

Đường lối của Việt Nam đối với Trung Quốc và Biển Đông trong nhiệm kỳ 13 của Đảng

RFA, 04/02/2021

"Đảng cộng sản và Nhà nước Việt Nam luôn coi trọng việc củng cố và tăng cường quan hệ láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện với đảng, Nhà nước và nhân dân Trung Quốc".

Đây là trả lời của phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng đối với câu hỏi của phóng viên hãng Phoenix TV Hong Kong. Trong cuộc họp báo trực tuyến vào ngày 4 tháng 2, phóng viên của hãng Phoenix TV Hong Kong nêu câu hỏi về đường lối đối ngoại của đảng và chính phủ Việt Nam sau đại hội đảng 13 với đảng và chính phủ Trung Quốc.

tenlua55

Người lính hải quân đứng canh ở Trường Sa Đông, quần đảo Trường Sa - Reuters

Bà Lê Thị Thu Hằng cũng nhắc lại tại Đại hội Đảng 13 vừa diễn ra ở Hà Nội từ ngày 25/1 đến 1/2 vừa qua Việt Nam rằng Việt Nam khẳng định lập trường không thay đổi là độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa, đẩy mạnh, đưa quan hệ với các đối tác, đặc biệt là các đối tác quan trọng, trong đó có Trung Quốc.

Thạc sĩ Hoàng Việt, Chuyên gia nghiên cứu Biển Đông, vào chiều ngày 4 tháng 2 có nhận định về đường lối đối ngoại của Việt Nam như sau :

Thực ra mà nói cũng có nhiều tranh luận về việc này nhưng đa phần nhiều người cũng cho rằng Việt Nam cũng đã làm hiệu quả tốt việc cân bằng quyền lợi, đặc biệt đẩy mạnh chính sách đa phương hóa, quốc tế hóa với khu vực Biển Đông.

Tôi nghĩ rằng đây cũng là một hướng tốt vì trong thế giới hiện nay thì không thể ngả vào bên nào, chưa kể giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc đang có cạnh tranh chiến lược với nhau, dẫn tới ngay cả toàn bộ khối ASEAN cũng đưa ra ý kiến không thể chọn bên. Vì vậy tôi nghĩ rằng về mặt tổng thể thì chính sách của Việt Nam cũng hợp lý.

Tuy nhiên, phải đặt thêm vấn đề là việc chung chung thì Việt Nam nói được, nhưng trong vấn đề cụ thể chưa thấy Việt Nam nêu ra, ví dụ như hướng đi, sách lược cụ thể với việc Trung Quốc tiếp tục hung hăng trên Biển Đông thế nào hoặc những vấn đề khác ẩn chứa đằng sau hiểm họa của Trung Quốc như Một vành đai, một con đường… thì phía Việt Nam lại ít khi đưa ra tuyên bố cụ thể về vấn đề đó.

Đối với câu hỏi về tin Trung Quốc đang hoàn tất căn cứ tên lửa đất đối không tại tỉnh Quảng Tây, chỉ cách biên giới Việt Nam chừng 20 km, bà Hằng nói Việt Nam sẽ cho xác minh cụ thể vấn đề này.

Về vấn đề Biển Đông, đặc biệt Luật Hải cảnh của Trung Quốc bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1 tháng 2 vừa qua, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng lặp lại câu nói lâu nay là Việt Nam có đủ bằng chứng lịch sử và pháp lý về chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa và yêu cầu tôn trọng Công ước Liên hiệp Quốc về Luật Biển UNCLOS 1982.

Đối với những câu hỏi về thông cáo chung vào ngày 3 tháng 2 của 4 vị bộ trưởng hai nước Nhật và Anh Quốc về Biển Đông, cũng như công hàm của Nhật và các nước gửi Liên Hiệp Quốc phản đối tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc tại Biển Đông, bà Hằng nhắc lại Việt Nam hoan nghênh lập trường của các nước về Biển Đông phù hợp luật pháp quốc tế. Hà Nội chia sẻ quan điểm như đã nêu trong Tuyên bố dịp Hội Nghị Cấp cao ASEAN 36, và Thông cáo Chung Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 53 rằng UNCLOS 1982 là khuôn khổ pháp lý điều chỉnh mọi hoạt động trên biển và đại dương.

Nguồn : RFA, 04/02/2021

Quay lại trang chủ

Additional Info

  • Author: Nguyễn Duy, Diễm Thi, VOA tiếng Việt, RFA tiếng Việt
Read 361 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)