Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Diễn đàn

19/02/2021

Đảo chính Myanmar : quân đội và nền dân chủ mong manh

Nhiều tác giả

Miến Đin : Dân ch mong manh

Phạm Phú Khải, VOA, 16/02/2021

Cuc đo chánh ca quân đi Miến Đin vào ngày 1 tháng Hai cho thy dân ch là cái gì đó rt mong manh. Xây dng dân ch thì va khó khăn va mt nhiu thi gian. Còn phá đ dân ch thì li vô cùng d dàng, và có khi ch qua mt đêm.

miendien1

Biu tình ngi chng đo chính quân s ti bên ngoài tòa đi s Hoa K ti Yangon, Myanmar, 16 tháng Hai.

Mt phn, là vì tuy Miến Đin đã chuyn sang dân ch t đc tài quân phit, nhưng quân đi vn nm khá nhiu quyn lc trong tay. Đúng ra là lâu nay, quân đi vn nm cái cán. Hiến pháp Miến dành đc quyn cho quân đi, còn gi là Tatmadaw, 25 phn trăm ghế Quốc hội, đ đ Tatmadaw ngăn cn mi kh năng tu chính hiến pháp. Tng Tư Lnh quân đi có th s dng đc quyn trong các tình hung bt thường, k c vic gii tán chính quyn dân s và Quốc hội, và cai tr trc tiếp mt khi tng thng ban hành lnh khn cp quc gia. Vì vy, nó chng khác gì np sn đn cho quân đi bn vào thành trì dân ch khi cn.

Phn khác, dân ch Miến Đin vn còn non tr, ch dưới 10 năm qua. Mun dân ch vng vàng, nó cn mt thi gian đ dài đ tâm thc dân ch bám sâu vào lòng dân. Khi tam quyn phân lp, truyn thông, các đnh chế, xã hi dân s và công dân thy được nhng điu hay ca dân ch, và tin tưởng và thc hành dân ch, nó s dn dn đi vào tim thc và cung cách hành x. Nói khác đi, dân ch ch có th vng bn khi gc r dân ch bám sâu vào mi đa ht và mi hot đng ca người dân. Tr thành văn hóa chính tr chi phi hành x ca phn ln công dân.

C hai yếu t trên là nguyên do mà cuc đo chánh ca quân đi Miến luôn có nguy cơ sm mun gì cũng có th xy ra.

Qua cuc đo chánh này, chúng ta càng thy rõ mt điu : dân ch qu tht rt mong manh. Nó có th tn vài chc năm, đến vài trăm năm, đ có th xây dng mt cách kiên c. Nhưng ngay c thế, chưa có gì bo đm rng nó s tiếp tc đng vng lâu dài, nếu không có s quan tâm c gng ca đi đa s người dân. Cuc đo chánh ti Miến cũngnhc nh cho chúng ta rng, qung bá các giá tr cp tiến, dân ch, là mt tiến trình chm chp, đy tht thường và lm bt đnh.

Đin hình là nn dân ch M, b dài hơn 230 năm, vy mà ngày 6 tháng Giêng va qua, và trong sut hai tháng trước đó, nó cũng b thách thc đến tn gc r. Cũng may, nhiu thành phn trong c ba ngành tư pháp, lp pháp và hành pháp đu c gng làm nhng gì có th đ trung thành và tuân th vi hiến pháp, không phi vi cá nhân hay đng phái nào, nên nn dân ch M còn đng vng được.

Hàng trăm ngàn người Miến đã xung đườngbiu tình liên tiếp trong nhng ngày qua đ phn đi cuc đo chánh ca Tatmadaw. Các t chc nhân quyn nhưHuman Rights Watch và Amnesty International cho biết, cnh sát đã bn vào người biu tình, và bt hơn 300 người cho đến hôm nay.

Tân Tng thng M Joe Biden mnh mlên án cuc đo chánh này. Ông yêu cu tr t do cho các nhà lãnh đo dân s, và ban hành lnh chế tài lên gii lãnh đo quân s, k c Tng tư Lnh tướng Min Aung Hlaing. Ông Biden cũng cho biết, M s kim soát cht ch xut cng ca Miến, đóng băng tài sn ca thành phn chu trách nhim vi cuc đo chánh vitr giá 1 t đô la, nhưng tiếp tc duy trì s ng h cho các nhóm xã hi dân s.

Liu hành đng cng rn ca chính quyn M có đ mnh đ gây áp lc buc quân phit Miến Tatmadaw chùn bước hay không ?

Không có gì chc c, bi vì nh hưởng ca M ti Miến hin nay rt gii hn, nht là so vi Trung Quc. nh hưởng ca Trung Quc vi Miến còn hơn c M cng vi Liên hip Âu Châu vì thương mi, đu tư và quan h gn cht ti nước này.Thương mi gia Miến và Trung Quc so ra còn ln hơn gp 10 ln so vi M (năm 2019, 17 t vi Trung Quc so vi 1,4 t vi M). Lý do khác na là, do ch trương ca chính quyn Trump trong 4 năm qua vì "M là trên hết", và cũng do chính quyn Obama khi quyết đnhg b tt c các bin pháp chế tài lên quân phit Miến khi h ha hn chuyn đi dân ch.

Chính quyn Biden có nhiu lý do chính đáng đ bày t thái đ cng rn và làm tt c nhng gì có th đ to áp lc lên Tatmadaw. Trước hết là vì cuc đo chánh ca quân phit Miến nhc nh chính quyn Biden v s thách thc đi vi nn dân ch M. Trong đó, lý do Tatmadaw đo chánh là cáo buc gian ln bu c như xy ra ti M. Hơn na, Biden ha hn ưu tiên đi vi các vn đ nhân quyn và dân ch trên toàn cu, tr li các chính sách ca M t xưa đến nay, ngoi tr 4 năm dưới thi Trump. Nếu Biden không có chiến lược hn hoi và không cam kết theo đui đi vi s kin xy ra ti Miến, thì Biden s mt uy tín và nhng gì chính quyn Biden mun làm v sau này s khó khăn hơn nhiu. Sau cùng, đây là mt th thách, nhưng cũng là cơ hi tt, đ xây dngthế liên minh dân ch mà Biden ha hn trước cuc bu c M là s đi đu và thách thc các nhà nước đc tài. Ông Biden mnh mtuyên b rng, M s đng lên bo v dân ch bt c nơi nào nó b tn công.

Thc tế là M không th nào thành công nếu hành đng mt mình. nh hưởng ca M ti Miến nói riêng và Châu Á nói chung, hin nay đã suy gim nhiu. Hơn na, M đang phi đi phó vi các vn đ quan trng và cp bách trong nước : kinh tế ; đi dch Covid-19 ; và lòng dân chia r. Chính sách ngoi giao ca tân chính ph Biden, nếu không thiết kế cn thn và k lưỡng, đ ri va tn kém, va kéo dài và không hiu qu, thì hàng lot các ưu tiên và chiến lược khác s b nh hưởng dây chuyn.

Hin nay, các nước như Trung Quc, Nht, n Đ và các quc gia Đông Nam Á đang có các mi bang giao và thương mi vi Miến. Th thách hin nay đi vi chính quyn Biden là thuyết phc các đng minh ca mình, ít nht là Nht, n và Singapore, đng ý vi nhau trên quan đim chung là cn có mt phn ng mnh, đ to ti đa áp lc lên Tatmadaw. M cũng cn làm vic cht ch vi Anh và Liên hip Âu Châu, cũng như dùng din đàn Liên Hip Quc, và Hi Đng Bo An, đ đưa ra các chính sách cng rn hơn vi Tatmadaw. Nhưng cn tr ln nht ti din đàn Liên Hip Quc là Trung Quc và Nga, vì c hai nước này có mi quan h gn gũi vi quân phit Miến.

Chính vì vy, thế c kế tiếp ca chính quyn Biden đi vi Tatmadaw trong s hin hu và nh hưởng ln lao ca Trung Quc, và phn nào đó, ca Nga, ti Miến là điu đáng theo dõi trong nhng ngày tháng ti.

Phạm Phú Khải

Nguồn : VOA, 16/02/2021

*******************

Biểu tình chống đảo chính trên internet

Anh Vũ, RFI, 18/02/2021

Song song với các cuộc biểu tình liên tiếp từ 14 ngày qua tại các thành phố lớn trên khắp đất nước Miến Điện, cuộc đấu tranh phản đối đảo chính còn diễn ra trên mạng internet. Chính quyền quân sự cắt internet, những người phản kháng đáp trả bằng cách tấn công vào các trang mạng của chính phủ.

miendien1

Một người biểu tình giương cao biểu ngữ phản đối đảo chính, tại Naypyitaw, Miến Điện, ngày 18/02/2021 Reuters - Stringer

Hôm 18/02/2021, các tin tặc đã tấn công vào các trang internet của chính phủ do giới quân nhân quản lý. Trong số đó có các trang của Ngân hàng Trung ương, trang tuyên truyền của quân đối, kênh truyền hình Nhà nước MRTV và nhiều cơ quan quản lý của chính phủ khác.

Trên Facebook, một nhóm tin tặc thề",chiến đấu vì công lý cho Miến Điện" và coi hành động của họ là cuộc biểu tình chống chính quyền quân sự trên mạng bên cạnh các cuộc xuống đường của hàng trăm nghìn người dân.

Những ngày qua nỗi phẫn nộ của người dân Miến Điện quay sang Trung Quốc, tố cáo nước này đã giúp chính quyền quân sự cắt mạng internet. Qua kênh ngoại giao, Bắc Kinh đã phủ nhận hoàn toàn không can dự vào cuộc chính biến tại Miến Điện.

Thông tín viên RFI tại Bắc Kinh Zhifan Liu tường trình :

Các cáo buộc liên quan đến việc Bắc Kinh can dự vào cuộc đảo chính quân sự là hoàn toàn vô nghĩa và không có căn cứ, theo đại sứ Trung Quốc tại Miến Điện. Ông Trần Hải (Cheng Hai) quả quyết rằng Trung Quốc đã duy trì mối quan hệ thân thiện với quân đội cũng như với chính phủ dân sự trước đây.

Đại diện ngoại giao Trung Quốc lên tiếng saukhi có những tin đồn tố cáo chế độ cộng sản Bắc Kinh đã đứng sau vụ lật đổ chính phủ do bà Aung San Suu Kyi lãnh đạo. Phong trào bất tuân dân sự cũng tố cáo Bắc Kinh giúp quân đội Miến Điện cắt internet trong nước. Tuần qua đã có nhiều người biểu tình phản đối trước đại sứ quán Trung Quốc ở Rangoon.

Sau hôm đảo chính quân sự 01/02, truyền thông Trung Quốc đã đồng thanh nói rằng đó là cuộc cải tổ chính phủ quan trọng. Tuy nhiên, ông Tập Cận Bình từng có mối quan hệ tốt với bà Aung San Suu Kyi, người đã chấp nhận tham gia vào dự án hạ tầng cơ sở do chủ tịch Trung Quốc khởi xướng",Con đường tơ lụa mới".

Trong lúc hình ảnh của Trung Quốc đang xấu đi nhiều trên trường quốc tế với các tranh cãi xung quanh cuộc khủng hoảng y tế, vấn đề dân chủ Hồng Kông hay nhân quyền ở Tân Cương, Bắc Kinh giờ đây đang cố gắng giữ khoảng cách với chế độ độc tài quân sự Miến Điện. 

Anh Vũ

Nguồn : RFI, 18/02/2021

*********************

Đảo chính Myanmar đẩy báo chí vào thế khó

Bùi Thư, BBC, 17/02/2021

Các nhà báo tại Myanmar hiện đang phải đối mặt với sự đe dọa tính mạng đến từ quân đội, một hoàn cảnh gợi nhắc tới thời kỳ đen tối dưới chế độ quân sự trước đây.

miendien3

Ye Naing Moe, người sáng lập Trường Báo chí Yangon, nói với BBC News Tiếng Việt hôm 16/2 rằng các nhà báo đang gặp nguy hiểm khi tường thuật về biểu tình chống đảo chính. Ông lo ngại sẽ sớm có máu đổ trên đường phố như đã từng chứng kiến trước đây trong lịch sử Myanmar.

Trong các cuộc biểu tình phản đối đảo chính diễn ra liên tiếp những ngày qua, năm nhà báo đã bị bắt giữ và đã được trả tự do sau đó.

'Họ phá bỏ mọi luật lệ'

Báo chí Myanmar từ nhiều năm qua đã ở trong một hoàn cảnh đặc biệt, hầu như không giống bất kỳ nơi nào trên thế giới. Khác với Việt Nam, đất nước này vẫn có báo chí tư nhân dưới thời chính quyền quân sự. Tuy nhiên, chưa bao giờ các nhà báo được tự do làm đúng chức trách của mình, ngay cả khi Tổng thống Thein Sein bãi bỏ chế độ kiểm duyệt của chính phủ vào năm 2012, trong một bước đi được coi là chuyển tiếp sang chính quyền dân sự.

Sau khi đảng NLD của bà Aung San Suu Kyi giành thắng lợi trong cuộc tổng tuyển cử năm 2015 và một chính phủ dân chủ chớm hình thành, báo chí bắt đầu có một không gian rộng lớn hơn, dù vẫn còn nhiều hạn chế so với thời chính phủ quân sự của Than Shwe nắm quyền. Chúng ta bắt đầu thấy một vài ngôi sao sáng trong nền báo chí Myanmar, chẳng hạn tờ Frontier Myanmar với tiếng nói độc lập mạnh mẽ. Giờ đây, sau cuộc đảo chính quân sự vào đầu năm 2021, theo nhiều nhà báo, ác mộng xưa đã quay trở lại.

Nhiều nhà báo nói với BBC họ quan ngại cho an toàn của mình trong bối cảnh quân đội nắm quyền thông qua cuộc đảo chính. Họ dẫn ra các vụ bắt bớ ở Myitkyina và việc áp dụng dự luật an ninh mạng hà khắc  của chính quyền nhằm vào việc kiểm duyệt nội dung trên truyền thông xã hội và bắt các công ty cung cấp thông tin người dùng khi có yêu cầu của nhà chức trách.

Một nhà báo đang làm việc cho tòa sạn địa phương ở Myanmar, xin giấu tên, chia sẻ với BBC:

"Hiện tại tình hình đang rất rối ren, các nhà báo đang sợ bản thân mình là đích ngắm của quân đội. Còn những người làm việc cho các hãng thông tấn nước ngoài thì được trang bị và tập huấn để đưa tin về biểu tình, đảo chính nhiều hơn các phóng viên địa phương. Hầu hết chúng tôi không có các dụng cụ như mũ bảo hiểm, kính chống hơi cay, băng đeo nhà báo".

Nhà báo Bertil Lintner, người đang sống tại Thái Lan và là tác giả nhiều cuốn sách về Myanmar, nói với BBC News Tiếng Việt hôm 16/2 rằng các nhà báo ở Myanmar hiện không còn an toàn nữa.

"Không ai bị cảnh sát hoặc quân đội giam giữ mà an toàn được", ông nói.

Một nhà báo giấu tên ở Myanmar nói với BBC hôm 16/2 :

"Tình huống hiện rất khó khăn. Chúng tôi cảm thấy bầu không khí nặng nề, dự cảm rồi cảnh sát sẽ đến gõ cửa giống như cách họ làm đối với những người biểu tình : bố ráp vào ban đêm. Bây giờ người dân đang bảo vệ và cảnh báo nhau, thay phiên canh gác khi thấy cảnh sát đến, họ sẽ đập xoong chảo để báo hiệu. Tôi cũng từng sợ hãi, nhưng tôi thấy được an ủi khi sống trong cộng đồng những người hàng xóm láng giếng của mình".

miendien0

Người dân hóa trang trong nhiều trang phục thu hút để thể hiện bất đồng

Là người từng bị quân đội cáo buộc tội danh phỉ báng, nhà báo này nói thêm :

"Dù trước giờ chúng tôi không hoàn toàn có được tự do báo chí nhưng bây giờ, nhà báo lâm vào hiểm nguy hơn trước. Ít nhất dưới chính phủ của bà Aung San Suu Kyi, chúng tôi còn được luật pháp bảo vệ. Tôi được quyền mời luật sư và có Hội đồng báo chí đứng ra hòa giải và sau đó quân đội đã rút đơn kiện. Nhưng với chính quyền đảo chính hiện tại của quân đội, họ đã sẵn sàng lật đổ một chính phủ được dân cử thì luật pháp là gì. Họ tự cho mình quyền bắt bớ, khám xét và giam giữ trong hơn 24 giờ mà không cần xin lệnh của tòa án, vốn theo luật phải có lệnh của tòa".

"Như vậy, họ có thể phá bỏ mọi luật lệ nên chúng tôi không còn cảm thấy được bảo vệ trước pháp luật. Chưa kể, chúng tôi đang ở thế tiến thoái lưỡng nan là Bộ Thông tin và truyền thông yêu cầu các nhà báo không mô tả việc tiếp quản của quân đội là một cuộc đảo chính. Nhưng nếu làm theo, chúng tôi sẽ như một kẻ phản trắc đối với người dân, những người biểu tình", ông nhận xét.

Nhà báo này cho rằng dự luật an ninh mạng cũng nhằm vào giới phóng viên và nhà hoạt động. Ông cho biết đã có 28 cơ quan báo chí ở Myanmar ra tuyên bố chung phản đối dự luật này.

"Ở những nơi như Myitkyina và thậm chí cả thành phố chính Yangon, quân đội tấn công thẳng vào các nhà báo khi họ đưa tin về các cuộc biểu tình, dù chúng tôi có đeo thẻ và băng tay nhà báo", người này nói thêm.

Chưa bao giờ có tự do

Nền báo chí ở Myanmar, trên thực tế, ngay cả dưới thời của chính phủ dân cử NLD, cũng không hoàn toàn có tự do. Không ít nhà báo đã bị bắt giữ, bị đe dọa trong giai đoạn ngắn ngủi mà chính quyền dân cử điều hành đất nước.

Một sự thật trớ trêu là nhà tù Insein, nơi từng giam giữ bà Suu Kyi vì bà dám đấu tranh cho tự do dân chủ thời quân đội cầm quyền, cũng chính là nơi giam cầm các nhà báo Wa Lone và Kyaw Soe Oo của Reuters. Cả hai đều là những người truy tìm sự thật về việc thanh trừng người Rohingya của quân đội Tatmadaw. Họ bị kết án 7 năm với tội danh vi phạm đạo luật bí mật của nhà nước ngay dưới thời của bà Suu Kyi.

miendien4

Wa Lone và Kyaw Soe Oo được trả tự do cùng với hàng ngàn tù nhân khác năm 2019

Trường hợp của hai nhà báo trên được xem là phép thử với tự do báo chí ở Myanmar. Người ta chỉ trích bà Suu Kyi - người đã được trao giải Nobel Hòa bình và là người đồng hành cùng báo chí trong những năm trời bà bị giam cầm tại nhà - đã quay lưng lại với họ và cáo buộc họ với tội danh vi phạm đạo luật bí mật nhà nước ngay cả trước khi phán quyết được tuyên.

Cả hai nhà báo đều đươc thả tự do vào tháng 5/2019. Nhưng trước đó, chính phủ của bà Aung San Suu Kyi đã để họ ngồi tù trong 18 tháng.

Nhà báo Bertil Lintner bình luận :

"Việc bắt giữ các nhà báo thực sự là thất bại của chính phủ bà Aung San Suu Kyi trong công cuộc củng cố nền dân chủ. Một khi ở vị trí mà quyền lực của chính phủ còn hạn chế, bà hóa ra là người khá độc đoán. Nhưng ngay cả như vậy, hầu hết mọi người đều xem bà ấy là 'lá chắn' duy nhất có thể bảo vệ họ khỏi sự tái thiết lập chế độ quân sự toàn trị. Nhưng dù thế nào thì bây giờ điều đó đã xảy ra".

Nhà báo kiêm người tập huấn báo chí, Ye Naing Moe, nói với BBC :

"Chính phủ của bà Aung San Suu Kyi không phải là chính thể đấu tranh cho tự do báo chí. Ở mức độ nào đó, họ bào mòn quyền của báo chí độc lập trong nước nhưng tính ra thì họ hơn hẳn chính phủ USDP - do các cựu tướng lĩnh lãnh đạo - ở các khía cạnh như chống tham nhũng, ngân sách công và mọi người đều biết điều đó. Tôi hy vọng bây giờ các nhà lãnh đạo của NLD sẽ nhận ra vai trò của báo chí và xã hội dân sự trong nước quan trọng như thế nào".

Dù không phải là một nền báo chí tự do, nhưng các nhà báo Myanmar vẫn nỗ lực duy trì sự độc lập của mình ở mức cao nhất có thể. Khác với báo chí Việt Nam vốn thường làm theo chỉ đạo của chính quyền, hàng loạt nhà báo và cơ quan báo chí Myanmar đã lên án cuộc đảo chính năm 2021 của quân đội, bày tỏ sự ủng hộ đối với cuộc bất tuân dân sự của người dân.

Đồng thời, ông Moe cũng lo ngại sẽ sớm thấy cảnh đổ máu trên đường phố như trong quá khứ : "Tôi nghĩ người dân sẽ không lùi bước cho đến khi yêu cầu của họ được đáp ứng. Và tôi không nghĩ quân đội sẽ nhượng bộ. Cộng đồng quốc tế nên làm gì đó trước khi có cảnh máu đổ. Chúng ta không nên phí hoài mạng sống của thế hệ trẻ lần nào nữa".

Bùi Thư

Nguồn : BBC, 17/02/2021

*********************

Hàng chục ngàn người lại xuống đường chống chính quyền quân sự

Thanh Phương, RFI, 17/02/2021

Phong trào biểu tình chống chính quyền quân sự tiếp diễn hôm 17/02/2021, tại Miến Điện với hàng chục ngàn người lại xuống đường mặc dù có nguy cơ bạo lực leo thang. Báo cáo viên của Liên Hiệp Quốc đã nhận được thông tin về việc triển khai quân đội tại Rangoon.

miendien5

Các nhà sư tham gia tuần hành chống cuộc đảo chính của quân đội, Rangoon, Miến Điện, ngày 16/02/2021. Reuters - Stringer

Theo hãng tin AFP, hàng chục ngàn người đã tập hợp trước ngôi chùa nổi tiếng Sule ở trung tâm thủ đô kinh tế của Miến Điện, theo lời kêu gọi biểu tình hôm nay để đòi phe quân sự trao lại quyền hành và trả tự do cho bà Aung San Suu Kyi.

Nhằm ngăn cản việc triển khai quân đội, những người biểu tình đã phong tỏa nhiều trục lộ bằng xe và xe tải, lấy cớ là những xe này bị hỏng. Hiện giờ chưa có sự hiện diện đáng kể các binh lính và xe thiết giáp trên đường phố.

Tuy nhiên, báo cáo viên của Liên Hiệp Quốc Tom Andrews lo ngại bạo lực leo thang sau khi ông nhận được thông tin là các binh sĩ", từ những vùng ngoại vi Rangoon", đã được di chuyển đến thành phố này. Ông Andrews cho biết cảm thấy", khiếp sợ", bởi vì trong quá khứ", những vụ di chuyển quân như vậy vẫn mở màn cho các vụ sát hại, mất tích và bắt giam hàng loạt".

Trong khi đó, cũng theo AFP, tại thủ đô Naypyidaw, nơi bà Aung San Suu Kyi đang bị quản thúc tại gia, các công chức, nông dân, thanh niên tham gia tuần hành rất đông đảo, với những tiếng hô khẩu hiệu", Hãy giúp chúng tôi cứu Miến Điện".

Mặc dù quân đội đàn áp dữ dội, thậm chí dùng cả đạn thật để bắn vào người biểu tình, vẫn có những lời kêu gọi bất phục tùng dân sự. Giới bác sĩ, giáo viên, nhân viên không lưu, nhân viên hỏa xa vẫn tham gia đình công phản đối cuộc đảo chính quân sự.

Theo một tổ chức phi chính phủ chuyên hỗ trợ các tù chính trị ở Miến Điện, kể từ ngày 01/02 đã có hơn 450 người, bao gồm các lãnh đạo chính trị, công chức, nhà hoạt động, sinh viên, bị bắt giữ.

Cho tới nay, các tướng lãnh Miến Điện vẫn phớt lờ những lời lên án của quốc tế và vẫn bất chấp các trừng phạt mà Hoa Kỳ loan báo, nhất là vì tại Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc, họ vẫn có sự ủng hộ của Trung Quốc và Nga. Đối với hai thành viên thường trực này của Hội đồng Bảo an, khủng hoảng hiện nay là", chuyện nội bộ", của Miến Điện. Hôm qua, Washington đã một lần nữa kêu gọi quân đội Miến Điện trả tự do cho những người đang bị giam và", tái lập chính phủ được bầu một cách dân chủ".

Thanh Phương

Nguồn : RFI, 17/02/2021

********************

Aung San Suu Kyi bị cáo buộc thêm tội ‘phạm luật xử lý thiên tai’

Thu Hằng, RFI, 16/02/2021

Ngày 16/02/2021, bà Aung San Suu Kyi bị buộc thêm tội thứ hai", vi phạm luật xử lý thiên tai". Tập đoàn quân sự tìm mọi cách để kéo dài thời gian giam giữ nhà lãnh đạo Miến Điện, bị bắt từ ngày 01/02 và dập tắt phong trào bất tuân dân sự chống đảo chính. Tuy nhiên, các cuộc tuần hành ôn hòa vẫn diễn ra.

miendien6

Người biểu tình giương áp phích hình bà Aung San Suu Kyi tại thủ đô Naypyitaw, Miến Điện, ngày 15/02/2021  via Reuters - China Stringer Network

Tập đoàn quân sự tiếp tục tấn công vào phương tiện truyền thông của người biểu tình. Mạng internet lại bị cắt gần như hoàn toàn trên cả nước trong đêm 16/02. Đây là lần thứ tư và là đêm thứ hai liên tiếp, mạng internet bị cắt kể từ khi quân đội đảo chính.

Thông tín viên Juliette Verlin tường trình từ Rangoon :

"Sáng nay 16/02, Miến Điện có internet trở lại vào lúc 9 giờ. Đây là đêm thứ hai liên tiếp, nước này bị cắt internet và cũng là đêm yên ổn thứ hai kể từ khi tập đoàn quân sự liên tục gia tăng các vụ bắt giữ vào ban đêm.

Tuy nhiên, người dân vẫn đề cao cảnh giác. Su, một người dân ở trung tâm thành phố, giúp tổ chức gác đêm trong khu dân cư. Hàng đêm, cô bố trí khoảng 10 người ở mỗi lối vào phố cô ở, còn em trai cô gõ xoong nồi nếu thấy cảnh sát hoặc người lạ tìm cách thâm nhập.

Một người lái taxi tên Nay kể lại rằng ông đã gác đêm buổi đầu tiên ngày hôm qua tại nơi ông sinh sống ở phía bắc thành phố và may là mọi việc đều tốt đẹp. Nhìn chung, đối với người dân Miến Điện, việc tuần tra chống cảnh sát hiện diễn ra ổn thỏa và giúp họ được nghỉ ngơi ban đêm sau một ngày dài biểu tình.

Nhưng có rất nhiều tin đồn là nhiều cựu tù nhân được trả tự do, nghiện ngập, sẽ được quân đội trả tiền để đi đốt phá và gây hỗn loạn vào ban đêm. Những tin đồn này được lan truyền trên các mạng xã hội, có thể thấy một vài đoạn video trên mạng Facebook. Thế nhưng, hiện vẫn khó kiểm chứng và nhận dạng được những người xuất hiện trong những đoạn video đó.

Trong khi biểu tình ôn hòa trở thành thói quen ở Rangoon, thì những diễn biến vào ban đêm khiến người dân Miến Điện căng thẳng hơn cả".

Liên Hiệp Quốc lên án tập đoàn quân sự Miến Điện cắt internet

Trong cuộc điện đàm ngày 15/02 với phó tư lệnh quân đội Miến Điện Soe Win, bà Christine Schraner Brugener, đặc phái viên Liên Hiệp Quốc về Miến Điện lên án biện pháp của quân đội phá hoại", những nguyên tắc dân chủ cơ bản". Ngoài ra, việc cắt internet cũng ảnh hưởng đến", những lĩnh vực quan trọng, trong đó có ngân hàng".

"Cuộc đấu tranh vì dân chủ, vì một Nhà nước pháp quyền", của người dân Miến Điện sẽ được Pháp tiếp tục ủng hộ, theo thông cáo ngày 15/02 của một phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Pháp.

Phong trào biểu tình ôn hòa tiếp tục ngày thứ 11 liên tiếp. Tại Rangoon, vài trăm người lại xuống đường đòi", "Trả lại các nhà lãnh đạo cho chúng tôi", hoặc", Hãy cho chúng tôi hy vọng". Nhiều luật sư, giáo viên, nhân viên kiểm soát không lưu, nhân viên đường sắt… cũng đình công để ủng hộ phong trào bất tuân dân sự.

Ngày 15/02, cảnh sát đã bao vây và lục soát trụ sở của đảng Liên Đoàn Quốc Gia vì Dân Chủ (LND) của bà Aung San Suu Kyi. Nhiều vụ xô xát với cảnh sát đã xảy ra, một số phóng viên bị đánh. Cảnh sát bắt vài trăm người ở thủ đô Naypyidaw, trong đó có khoảng 20 sinh viên, nhưng cuối ngày đã thả một số người.

Thu Hằng

Nguồn : RFI, 16/02/2021

Quay lại trang chủ

Additional Info

  • Author: Anh Vũ, Bùi Thư, Thanh Phương, Thu Hằng
Read 518 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)