Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Diễn đàn

05/03/2021

Vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh sôi động trở lại, Hà Nội muốn gì ?

Nhiều tác giả

Bị dồn vào thế bí, Tô Lâm lôi Tô Ân Xô ra đỡ đạn

Vụ án Trịnh Xuân Thanh mới vừa được thổi bùng ngày 23/2 và buộc phía Bộ Ngoại giao phải lên tiếng. Chủ trương là Nguyễn Phú Trọng, người thực hiện là Tô lâm. Vì vậy hiện nay 2 người này đang bị dư luận quốc tế và dư luận trong nước chỉ trích. Trên mạng xã hội nhiều bài viết phân tích cho thấy phía chính quyền Hà Nôi đã vi phạm luật pháp nước Đức nhưng vẫn cố chối cãi.

txt4

Tô Ân Xô, người lên truyền thông đỡ đòn cho Tô Lâm

Việc tung thông tin này trước kỳ Hội nghị trung ương 2 khóa 13 sắp diễn ra trong vài ngày sắp tới đây, cho thấy người tung tin có ý đồ. Được biết, hội nghị trung ương 2 sẽ là lần họp cho trận đấu đá đầu năm để chuẩn bị cơ cấu nhân sự cho kỳ họp đầu tiên quốc hội khóa mới bầu ra.

Có 2 người có khả năng giao tin tức bất lợi cho Tô Lâm cho bên truyền hình quốc gia Slovakia là ông thượng tướng Nguyễn Trọng Nghĩa trưởng ban tuyên giáo Trung ương và ông Trần Thanh Mẫn – chủ tịch mặt trận tổ quốc Việt Nam, người mà đang muốn hất Tô Lâm khỏi ghế bộ trưởng Bộ Công an.

Như đã nói ở những bản tin trước của Thoibao.de thì trước khi đánh bằng món võ kỷ luật hay hạ bệ thì người ta thường đánh trên truyền thông trước. Trên truyền thông cũng có nhiều cách đánh, đánh dẫn đường cho một vụ án sắp diễn ra như đánh Trịnh Xuân Thanh và đôi khi đánh nhằm bôi nhọ để đối thủ bị điểm trừ trong các dịp cơ cấu vào các vị trí khóa mới. Chuyên án bắt cóc Trịnh Xuân Thanh có bí số là VT17 nhằm mục đích bôi nhọ Tô Lâm để đẩy ông này ra xa chiếc ghế Bộ trưởng sắp tới. Hoặc cũng có thể là một cú dằn mặt của người đứng đầu ban tuyên giáo mới để khoe vũ khí của mình với ông tướng võ Tô Lâm. Nói chung rất nhiều khả năng.

Tô Lâm tự đỡ không được lôi Tô Ân xô ra đỡ

Tai tiếng với bạn bè quốc tế đã được Nguyễn Phú Trọng cho Bộ ngoại giao nói đỡ rồi. Cũng phải thôi, chủ mưu là Nguyễn Phú Trọng, người thi hành là Tô Lâm thì xem như tai tiếng cho cả hai. Việc này ông Trọng ắt sai Bộ Ngoại giao nói đỡ cho cả hai rồi. Tuy nhiên vấn đề dư luận trong nước là chuyện khác. Ở trong nước, uy tín của Tô Lâm không cao như Nguyễn Phú Trọng, vì vậy ông Tô Lâm phải tự đỡ để không phải mất điểm trong hội nghị trung ương 2 sắp tới.

Ông Tô Lâm là tướng võ, thường thì ông này hay dùng còng số 8, dùi cui để nói chuyện nhưng lần này là khủng hoảng truyền thông quốc tế và trong nước, dùi cui và còng số 8 đều trở nên vô dụng nên bắt buộc ông phải dùng truyền thông chống đỡ.

Được biết, ngày 2/3, báo VietnamNet có đăng bài "Tướng Tô Ân Xô : Khen thưởng sau vụ án Trịnh Xuân Thanh là hết sức bình thường", mục đích là để bao biện cho tội bắt cóc người xem thường luật pháp của nước khác. Mục đích của ông Tô Lâm là nhắm vào dư luận trong nước chứ không phải là dư luận quốc tế, vì dư luận quốc tế đã có Nguyễn Phú Trọng lệnh cho Bộ Ngoại giao đối phó. Điều đặc biệt là trong lần trả lời trên báo về trường hợp bắt cóc này, ông Tô Lâm đã kéo Tô Ân Xô lên mặt báo đỡ đạn cho mình. Được biết, Tô Ân Xô là cánh tay đắc lực của Tô Lâm trong suốt 5 năm qua.

Trong bài báo, ông Tô Ân Xô đã lên tiếng bao biện rằng "Việc khen thưởng với những cá nhân tham gia vụ án Trịnh Xuân Thanh đó là điều hết sức bình thường, vì vụ án xảy ra trong nhiều năm".

Được biết, trước khủng hoảng truyền thông bất lợi, ông Tô Lâm đã cho họp báo chiều tối 2/3 để Tô Ân Xô lên tiếng thanh minh. Tại cuộc họp báo, báo chí hỏi về việc mới đây có thông tin một số cán bộ công an được khen thưởng vì có thành tích trong vụ Trịnh Xuân Thanh và đề nghị người phát ngôn Bộ Công an nói rõ hơn về thông tin này.

Trả lời, ông thiếu tướng Tô Ân Xô, Chánh văn phòng, người phát ngôn Bộ Công an Tô Ân Xô cho biết, Trịnh Xuân Thanh được coi là mắt xích trong vụ án cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng và tham ô tài sản xảy ra tại PVN.

Đây là vụ án đặc biệt nghiêm trọng, thuộc diện Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng theo dõi, chỉ đạo và được dư luận đặc biệt quan tâm, theo dõi.

Tô Ân Xô đuối lí nói ngang giọng rất công an

Như những gì mà mạng xã hội đã chia sẻ, vấn đề chính quyền Việt Nam vi phạm luật pháp Cộng hòa Liên bang Đức chính là vấn đề mà dấy lên dư luận và gây nên khủng hoảng ngoại giao chứ không phải là vấn đề Trịnh Xuân Thanh có vi phạm luật pháp Việt Nam hay không. Số người vi phạm luật pháp Việt Nam thì rất nhiều nhưng nước Đức, nước Slovakia họ quan tâm làm gì? Ấy vậy mà từ người phát ngôn Bộ Ngoại giao – Lê Thị Thu Hằng đến ông chánh văn phòng Bộ Công an – Tô Ân Xô đều không nhìn nhận ra vấn đề.

Hôm ngày 2/3, báo VietnamNet có đăng bài : "Tướng Tô Ân Xô : Khen thưởng sau vụ án Trịnh Xuân Thanh là hết sức bình thường". Vấn đề ở đây là, vụ án Trịnh Xuân Thanh là bình thường với luật pháp Việt Nam, nhưng còn 12 sĩ quan của lực lượng an ninh Việt Nam bắt cóc ngoài là không bình thường, là vi phạm luật pháp ở đất nước người ta.

Thật sự qua cách trả lời trước báo chí, ông Tô Ân Xô chỉ chứng tỏ được một điều, hoặc là ý thức thượng tôn pháp luật của ông kém, hoặc ông cố tình nói ngang để khỏa lấp cái sai rành rành của sếp Tô Lâm của ông.

Được biết, ngày 15/9/2016, cơ quan điều tra Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố vụ án này, sau đó ra quyết định khởi tố bổ sung đối với 22 bị can về tội danh tương tự như tội của ông Trịnh Xuân Thanh. Những người này chịu trách nhiệm liên đới. Những người khác chịu án cùng với Trịnh Xuân Thanh tất nhiên là đáng tội, không thấy bất kỳ cái sai nào của chính quyền với 22 bị cáo đó, trừ ông Trịnh Xuân Thanh. Chuyện ông Trịnh Xuân Thanh dính đến luật pháp Đức nữa chứ không chỉ riêng luật pháp Việt Nam.

Tô Ân xô đỡ đạn cho Tô Lâm, nhưng xem ra Tô Ân xô vẫn giữ cố tật như mọi người cộng sản khác, đó là không bao giờ chịu thừa nhận chính quyền sai. Chỉ quen việc nói ngang, nói lạc đề hoặc tìm cách chối tội.

Tô Ân Xô và Lê Thị Thu Hằng có hiểu biết luật pháp kém

Cũng trên tờ VietnamNet, ông Tô Ân Xô phát biểu như sau : "Vụ án đã được khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử đúng pháp luật, thu hồi tài sản, đáp ứng các yêu cầu của Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng đề ra. Có được kết quả trên là thành tích của rất nhiều đơn vị tham gia tiến hành tố tụng như công an, viện kiểm sát, tòa án, giám định… Việc các cơ quan này tổ chức họp, rút kinh nghiệm, đánh giá và khen thưởng các cá nhân có thành tích khi tham gia vào giải quyết vụ án này. Điều này hết sức bình thường".

Trước đó ngày 23/2, trả lời hãng thông tấn Đức PDA ngày 23/2 vừa qua, bà Lê Thị Thu Hằng – Phát ngôn viên Bộ ngoại giao cộng sản Việt Nam đã đáp như sau : "Vụ án Trịnh Xuân Thanh vi phạm pháp luật đã được đưa ra xét xử công khai, minh bạch theo đúng quy định của pháp luật Việt Nam. Hiện nay, Trịnh Xuân Thanh đang trong quá trình thi hành án theo như bản án, phán quyết của tòa án".

Như vậy cả ông Tô Ân Xô và bà Lê Thị thu Hằng đều không nắm về vấn đề thực thi pháp luật ra sao cả. Hai người này đều có một cách nói giống nhau là chỉ giải đáp vụ án theo luật Việt Nam. Họ không biết rằng, luật pháp Việt Nam chỉ có giá trị trên lãnh thổ Việt Nam nên họ đem chuyện công an Việt Nam phạm pháp ở Đức như không có chuyện gì.

Thế giới quy kết tội công an Việt Nam phạm pháp trên đất Đức còn hai người kia thì chỉ trả lời công an Việt Nam thực hiện những gì trên lãnh thổ Việt Nam. Một bộ máy nhà nước tù lực lượng chấp pháp đến những quan chức ngành ngoại giao đều không hiểu nguyên tắc cơ bản chất vè tinh thần thượng tôn pháp luật.

Tô Ân Xô đã sai còn cố chối, một cố tật của quan chức ngàng công an.

Để chối bỏ vụ tai tiếng đangs xấu hổ, ông Tô Ân Xô đã phát biểu như sau "vừa qua, qua một số bức hình không rõ xuất xứ, một số cá nhân tổ chức thuộc thế lực chống đối đã thêu dệt lên làm ảnh hưởng đến uy tín, hình ảnh của lực lượng công an, làm xấu hình ảnh đất nước, khiến mọi người hiểu nhầm về việc khen thưởng đối với những đơn vị, cá nhân tham gia vào đại án này".

Được biết, tấm hình này là do một thượng tá sĩ quan liên lạc, người có tham gia vào chuyên án mang bí số VT17 tung lên mà ông Xô lại phủ nhận. Nó thẳng ra, bức ảnh này là do người trong cuộc đưa ra mà gọi là "giả mạo" thì không biết ông Tô Ân Xô cho rằng, nguồn gốc tấm ảnh từ đâu mới là thật ?

Tuy phủ nhận, nhưng ông Tô Ân Xô lại nói thêm như sau : "Việc khen thưởng với những cá nhân tham gia vụ án đó là điều hết sức bình thường, vì vụ án xảy ra trong nhiều năm". Nghĩa là ông thừa nhận có khen thưởng, ấy vậy mà ông phủ nhận tấm ảnh mà do ông thượng tá Lê Thanh Hải, người tham gia chuyên án tung lên mạng là giả mạo".

Quan chức cộng sản là vậy, họ nói câu sau mâu thuẫn câu trước, điều đó chứng tỏ những gì họ nói là giả dối. Bởi chỉ nói sự thật thì mới không xảy ra mâu thuẫn trong lời nói, còn nối dối thì người nói phải soạn kịch bản đối phó, chính vì thế họ thường sơ hở nên xuất hiện mâu thuẫn giữa lời nói trước và sau.

Bị khơi lại vụ án Trịnh Xuân Thanh đúng thời điểm như thế này, có lẽ ông Tô Lâm là lo âu nhất chứ còn ông Trọng thì đã chắc ghế tổng bí thư không ai lay được. Dự rằng, có thể sắp tới đây ông Tô Lâm sẽ có những phản ứng với những ai đã tung tin đúng thời điểm làm cho ông phải vất vả chống đỡ thế này. Những hành động tiếp theo của Tô Lâm là gì, mời mọi người đón xem những bình luận sau.

Nguyễn Duy (tổng hợp)

Nguồn : Thoibao.de, 05/03/2021

*******************

Bộ Công an gián tiếp xác nhận đã ‘bắt cóc’ Trịnh Xuân Thanh ?

Hà Nguyên, VNTB, 03/03/2021

Việc khen thưởng các cá nhân tham gia vào quá trình điều tra, phá án một vụ đại án như vụ liên quan đến Trịnh Xuân Thanh là hoàn toàn bình thường (Thiếu tướng Tô Ân Xô).

txt1

Thiếu tướng Tô Ân Xô, Chánh văn phòng, người phát ngôn Bộ Công an thông tin tại buổi họp báo. (Ảnh : TTXVN)

Tại cuộc họp báo của Văn phòng Chính phủ chiều 2/3, Thiếu tướng Tô Ân Xô – Chánh văn phòng Bộ Công an, đã trả lời báo chí Việt Nam về thông tin một số cán bộ công an được khen thưởng vì có thành tích trong vụ án Trịnh Xuân Thanh.

Tướng Tô Ân Xô nói là sau khi xét xử, các cơ quan đều họp rút kinh nghiệm, đánh giá và khen thưởng các cá nhân có thành tích trong phá án. Thế nhưng, "vừa qua qua một số bức ảnh không rõ xuất xứ, một số cá nhân, tổ chức, các thế lực chống đối đã thêu dệt câu chuyện, làm ảnh hưởng đến uy tín, hình ảnh chung của công an, đất nước, làm mọi người hiểu lầm. Việc khen thưởng đối với các đơn vị, cá nhân tham gia vụ đại án, kéo dài nhiều năm như vậy là điều hoàn toàn bình thường".

Tuần lễ trước đó, đại diện hãng tin Đức DPA hôm 25/02/2021 tại Hà Nội đã hỏi người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam về chuyện tại Đức, tờ taz.de (24/02/2021) thì vụ việc "một số bức ảnh" là tình tiết mới mà nay Đức biết được, như mô tả trong bài viết có tựa đề "Vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh : Những kẻ bắt cóc được vinh danh" (Entführungsfall Trinh Xuan Thanh : Kidnapper von Hanoi geehrt).

Đài Phát thanh và Truyền hình nhà nước Slovakia vào ngày 23/2/2021 phát chương trình truyền hình liên quan vụ bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh. Nội dung chương trình đề cập đến việc 12 cán bộ thuộc Bộ Công an Việt Nam được tuyên dương, khen thưởng vào năm 2020 do hoàn thành nhiệm vụ bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam đã không trả lời trực tiếp nội dung câu hỏi. Và lần này, Người phát ngôn Bộ Công an Việt Nam thì cho rằng "một số bức ảnh không rõ xuất xứ, một số cá nhân, tổ chức, các thế lực chống đối đã thêu dệt câu chuyện, làm ảnh hưởng đến uy tín, hình ảnh chung của công an, đất nước, làm mọi người hiểu lầm", và cũng không trả lời cụ thể là có hành vi ‘bắt cóc Trịnh Xuân Thanh’ tại Đức hay không.

Theo các ký giả phương Tây, ở đây họ không hề suy diễn hay thêu dệt, chỉ đơn giản là đồng ý việc bắt và xử những kẻ phạm pháp ở mọi hình thức là chuyện đương nhiên cần phải làm. Nhưng đến một quốc gia tự trị khác để bắt cóc người bị tình nghi như việc làm của chính quyền Việt Nam, thì Việt Nam đã thể hiện thiếu hiểu biết về sự ban giao hữu nghị của cộng đồng quốc tế, và đang xài ‘luật giang hồ’.

Bàn luận về chuyện ý kiến thắc mắc của báo chí phương Tây và Việt Nam, một luật sư đề nghị ẩn danh, hiện thuộc Đoàn Luật sư Thành phố Hồ Chí Minh, nhận xét như sau :

"Tôi cho rằng những người phát ngôn ở Bộ Ngoại giao, Bộ Công an đã cố tình quên đi vấn đề mang tính lý thuyết, đó là khi các vấn đề pháp lý về tư pháp phát sinh của Việt Nam, nhưng đương sự hoặc nghi can lại đang ở nước ngoài hoặc bỏ trốn đi nước ngoài, từ đó nãy sinh các tình huống xử lý về mặt pháp lý giữa các quốc gia với nhau.

Có trường hợp các quốc gia đã ký hiệp định song phương hoặc đa phương thì được xử lý theo các hiệp định đó. Tuy nhiên cũng có nhiều quốc gia Việt Nam chưa ký các hiệp định về tương trợ tư pháp, hiệp định về dẫn độ, hiệp định về chuyển giao người bị kết án… Do đó, vấn đề truy bắt hay xử lý với các nghi can là người Việt Nam ở nước ngoài lại cần phải được thực thi theo luật pháp của các quốc gia ấy.

Trường hợp không thực thi đúng pháp luật quốc tế sẽ bị xem là sự xúc phạm đến tính tuân thủ và văn hóa pháp quyền của nền văn minh nhân loại. Do vậy nên câu chuyện xử lý các tình huống pháp lý nảy sinh vì thế không phải khi nào cũng đơn giản như phát ngôn của Thiếu tướng Tô Ân Xô".

Hà Nguyên

Nguồn : VNTB, 03/03/2021

*********************

VT17 : Nguyễn Phú Trọng và Tô lâm ăn ốc, ai phải đổ vỏ ?

Câu chuyện về Trịnh Xuân Thanh gây ra khủng hoảng ngoại giao giữa Việt Nam và Đức từ năm 2017. Tuy nhiên trong nhiều năm qua vụ này đã lắng xuống thì bỗng nhiên bây giờ lại bùng phát ở Âu Châu. Vụ việc này đang làm cho phía Việt Nam lúng túng không biết xử lý như thế nào để khỏi ảnh hưởng đến quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Đức.

txt2

Cả Nguyễn Phú Trọng và tô Lâm đều hưởng lợi trọng điệp vụ VT17

Ai cũng biết chủ trương bắt cóc là Nguyễn Phú Trọng và người thực hiện nhiệm vụ là Tô Lâm. Hành động cho người sang Đức bắt cóc của ông Bộ Trưởng là một sự phục tùng tuyệt đối một thế lực chính trị đang mạnh nhất hiện nay. Điều này có lợi cho sự nghiệp chính trị của ông Tô Lâm nhưng nó để lại hậu quả dai dẳng khó xử lí. Ông Nguyễn Phú Trọng cần có trịnh Xuân Thanh bằng mọi giá để khui ra hàng loạt quan chức dính đến sai phạm có liên quan đến ông Thanh.

Tại đại hội 13, ông Tô Lâm còn ở lại trong Bộ Chính Trị là một phần thưởng mà ông Nguyễn Phú Trọng đã dành cho người cộng sự đắc lực của ông.

Để bắt một người, ông Tô lâm đã cho bố trí đến 12 người tham gia vụ bắt cóc. Và nhờ 12 người này mà điệp vụ mới hoàn thành. Hay nói đúng hơn 12 người này đã giúp nâng cao tầm quan trọng của ông Tô Lâm đối với ông Nguyễn Phú Trọng. Và qua đó gián tiếp giúp cho Tô Lâm vững chắc hơn trong vị trí ủy viên Bộ Chính Trị và việc ông trúng cử ủy viên Bộ Chính Trị ở đại hội 13 là một minh chứng. Trong khi đó ông Bộ trưởng Bộ Quốc Phòng Lương Cường lại bị rớt ủy Viên Bộ Chính Trị còn Tô Lâm vẫn trụ thì đủ biết, điệp vụ VT17 này nó đã giúp ích cho Tô Lâm to lớn lớn như thế nào.

Ngoài ra, nhờ điệp vụ VT17 mà ông Nguyễn Phú Trọng mới khui ra được sai phạm của Đinh La Thăng vì nhờ có được Trịnh Xuân Thanh trong tay. Như vậy điệp vụ VT17 đều mang lại lợi ích cho cả Tô Lâm và Nguyễn Phú Trọng.

Nguyễn Phú Trọng và Tô Lâm chỉ biết có lợi cho mình là làm và bất chấp tất cả

Vốn gốc là cộng sản nên tinh thần thượng tôn pháp luật dường như không hề tồn tại trong những con người này. Tại Việt Nam thì ông Nguyễn Phú Trọng và Tô lâm như là vua, muốn bắt ai thì bắt không cần quan tâm đến luật pháp quy định gì. Nhiều tù nhân chính trị bị bắt cóc nhiều ngày rồi sau đó chính quyền mới thông báo cho người thân biết. Và vì sống dưới chế độ Cộng Sản lâu ngày nên người dân cũng không có khái niệm về một nhà nước pháp quyền là gì cả.

Cũng chính vì mang tinh thần xem thường luật pháp mà ông Nguyễn Phú Trọng mới yêu cầu Tô Lâm bắt người, và cũng vì tinh thần đó mà Tô Lâm đã thực hiện bắt người tại Đức mà không bận tâm đến luật pháp của nước Đức. Điều đáng nói là đã vi phạm luật pháp của nước Đức mà Tô Lâm lại cho khen thưởng 12 người thực hiện điệp vụ bắt cóc VT17 ấy chẳng khác nào hành động cổ vũ cho phạm pháp.

Hiện nay trên mạng xã hội vẫn xuất hiện một số lập luận bênh vực cho hành động bắt cóc của Tô Lâm. Họ viện dẫn rằng, Trịnh Xuân Thanh đã vi phạm luật pháp Việt Nam nên cần phải bắt. Ý họ là Trịnh Xuân Thanh vi phạm pháp luật thì phải bị bắt. Họ suy nghĩ một cách đơn giản như vậy, và từ đó họ cho rằng 12 công an của Tô Lâm bắt cóc Trịnh Xuân Thanh là đúng.

Vâng ! Người Việt nghĩ đơn giản vì họ chưa hề biết thực hành tinh thần thượng tôn pháp luật. Họ không biết rằng luật pháp Việt Nam chỉ có giá trị trên lãnh thổ Việt Nam. Trên đất nước Đức thì đó là nơi Luật của Cộng hòa liên bang Đức được áp dụng. 12 công an thực hiện điệp vụ VT17 ấy khi đến Đức họ phải tuân thủ luật pháp Đức, đấy là điều cần thiết.

Trịnh Xuân Thanh là tội phạm trên lãnh thổ Việt Nam và ông ta sai chỉ phạm đối với nền luật pháp Việt Nam chứ ông ta không hề là tội phạm đối với luật pháp Cộng hòa liên bang Đức.

Kiến thức đơn gian như vậy nhưng cả Tô Lam và Nguyễn Phú Trọng đều không hiểu nên họ đã gây ra hình ảnh rất xấu của Việt Nam trên trường quốc tế.

Việt Nam nhưng không có tinh thần thượng tôn pháp luật

Tiếp tục gặp khủng hoảng ngoại giao ?

Nước Đức là một nước thượng tôn luật pháp. Những hành phi phạm pháp đều có thể bị truy nã hoặc truy tố theo luật pháp của họ. Về chuyên án VT17 thì chính quyền cộng sản Việt Nam đã sai rành rành. Đây là một bài học để cho ông Nguyễn Phú Trọng và ông Tô Lâm biết thế nào là thượng tôn pháp luật.

Rất có thể 12 công an thực hiện điệp vụ VT17 phải đối diện với lệnh truy nã của nhà nước Đức. Đức là thành viên của EU, hiện nay Cơ quan an ninh Châu Âu đang cần tìm thêm bằng chứng để tiến hành truy nã 12 sĩ quan công an Việt Nam trong điệp vụ VT17 – bắt cóc Trịnh Xuân Thanh tại Đức.

Được biết 12 sĩ quan Công an thực hiện điệp vụ bắt cóc này đã ngồi trên chuyên cơ mà Tô Lâm "mượn" của Chính phủ Slovakia để chở người bị bắt cóc hôm 26.7.2017 từ Bratislava sang Moscow để chuyển tiếp về Việt Nam.

Và sau đây là họ tên của 12 công an thực hiện điệp vụ VT17 vi phạm luật pháp của Cộng hòa liên bang Đức cụ thể như sau :

1. Thượng tướng Tô Lâm, Bộ trưởng Bộ Công an

2. Trung tướng Đường Minh Hưng, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục An ninh, Bộ Công an.

3.Trung tướng Lê Mạnh Cường, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Tình báo (Tổng cục V),

4. Phạm Văn Hiếu

5. Lưu Trung Việt

6. Vũ Quang Dũng

7. Vũ Hồng Minh

8. Phạm Minh Tiến

9. Đào Công Duy

10. Vũ Trung Kiên

11. Đặng Tuấn Anh

12. Nguyễn Thế Đôn

Tất cả 12 sĩ quan an ninh này nếu bị Châu Âu truy nã thì họ chỉ an toàn trên lãnh thổ Việt Nam. Nếu họ đị du lịch bất kỳ một quốc gia EU nào hay tại một quốc gia mà Đức có ký kết hiệp ước dẫn độ thì họ đều có nguy cơ bị bắt giữ. Đó là điều không tốt cho các sĩ quan này chút nào.

Tô Lâm và Nguyễn Phú Trọng đã ăn ốc vậy ai sẽ đổ vỏ cho hai người này ?

Làm tổng bí thư như ông Nguyễn Phú Trọng chẳng khác nào làm một ông vua thời phong kiến. Ông ta chủ trương sai trái, không ai dám chỉ trích ông ta, và thậm chí còn không dám nhắc nhở. Những hậu quả để lại là làm cho quyền lợi đất nước bị thiệt thòi. Không những thế, những người trực tiếp thực thi nhiệm vụ phải gánh lấy hậu quả.

Nếu Châu Âu truy nã 12 công an thực hiện điệp vụ bắt cóc trên thì rõ ràng chính những người này đã phải đổ vỏ cho ông Nguyễn Phú Trọng và ông Tô Lâm. Nếu sau này Việt Nam bị EU trừng phạt kinh tế vì hành động bắt cóc ấy thì rõ ràng đất nước Việt Nam cũng phải đổ vỏ cho những sai phạm của cặp Nguyễn Phú Trọng – Tô Lâm.

Báo chí Việt Nam và những người bênh vực cho ông Trọng thì chắc là sẽ lấy lí do ông Trịnh Xuân Thanh về tội tham ô tài sản và cố ý làm trái quy định về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra ở Tổng công ty Xây lắp dầu khí Việt Nam (PVC) và vụ án mua bán đất ở khu đô thị Thanh Hà A (Hà Nội) để bào chữa cho những hành động chà đạp luật pháp của hai ông này. Tuy nhiên có bào chữa thế nào thì cũng không thể nào che lấp được cái sai của người đứng đầu Đảng cộng sản Việt Nam và người đứng đầu Bộ Công An.

Thực ra việc bắt Trịnh Xuân Thanh không cần phải bắt cóc không phải là nhiệm vụ bất khả thi. Ông Trịnh Xuân Thanh tuy là nộp đơn xin tị nạn chính trị và ông được luật pháp Đức cho tạm trú và bảo vệ ông trong thời kỳ tạm trú. Tuy nhiên khi hết thời hạn tạm trú và hồ sơ tị nạn bị từ chối thì lúc đó phía Đức cũng sẽ trục xuất ông Trịnh Xuân Thanh về nước thì công an Việt Nam bắt ông Thanh cũng chưa muộn. Ông Trịnh Xuân Thanh không phải là người bất đồng chính kiến với Đảng cộng sản, ông ta chỉ là một tội phạm tham nhũng nên cơ hội được tị nạn cũng không cao. Nếu trong thời kỳ Đức xét duyệt hồ sơ tị nạn của Trịnh Xuân Thanh mà phía chính quyền cộng sản Việt Nam chứng minh cho phía Đức là ông Trịnh Xuân Thanh không thỏa điều kiện tị nạn thì sau đó phía Đức cũng trao trả Trịnh Xuân Thanh cho Việt Nam được mà ? Tại sao Đảng cộng sản không làm vậy mà phải bắt cóc để bây giờ nhiều người phải đổ vỏ cho thói vô pháp của những lãnh đạo cấp cao ?

Còn ai khác phải đổ vỏ ?

Theo mạng báo Taz, bức ảnh được chụp và đưa lên Facebook bởi ông Lê Thanh Hải – một nhà ngoại giao Việt Nam tại Berlin thời điểm xảy ra vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh. Chính ông này được cho là cũng nhận huân chương 3 năm sau phi vụ thành công. Và không biết vì lí do gì đến này sắp diễn ra việc phê chuẩn nhân sự chính phủ của quốc hội khóa mới thì thông tin này được tung lên mạng và gây tiếng vaong từ nước ngoài. Đây là hành động cố ý để đánh vào người đã gây nên khủng hoảng ngoại giao này. Tuy nhiên chuyện đánh này chưa chắc gì mang lại kết quả vì ông Tô Lâm đang là người không thể thiếu của ông Nguyễn Phú Trọng trong công cuộc đốt lò.

Việc tung tin này lên đã dẫn tới việc Bộ Ngoại giao bị hãng thông tấn Đức PDA chất vất người phát ngôn Bộ Ngoại giao – Lê Thị Thu Hằng. Cái sai của Nguyễn Phú Trọng và Tô Lâm giờ đây đẩy cho bà Lê Thị thụ Hằng đối phó. Được biết qua lời phát biểu của bà Hằng người ta chỉ thấy hành động tránh né cho quan chuyện chứ bà ta không dám đối diện với thực tế. Bà cũng là người đang đổ vỏ cho Tô Lâm và Nguyễn Phú Trọng đấy.

Nếu chuyện khủng hoảng ngoại giao mà có kéo dài và phức tạp hơn thì lúc đó có khi là Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh phải đổ vỏ chứ chưa chắc gì một mình bà Lê Thị Thu Hằng mà đổ hết được đống vỏ ốc do hai người lãnh đạo để lại.

Bích Ngọc

Nguồn : Thoibao.de, 02/03/2021

*********************

Những bộ não nghĩ ngắn

Phạm Đình Trọng, Tiếng Dân, 01/03/2021

Chủ quyền quốc gia không phải chỉ là núi sông biển trời cương vực lãnh thổ. Chủ quyền quốc gia còn là luật pháp của một đất nước. Xâm phạm luật pháp của nước khác chính là xâm phạm chủ quyền quốc gia, xâm lăng luật pháp của nước khác.

txt3

Trịnh Xuân Thanh tại tòa trong phiên xét xử vụ án PVN và PVC ngày 24/01/2018. Ảnh : TTXVN

Luật pháp Việt Nam đã có đầy đủ những điều khoản giải quyết mọi tranh chấp dân sự trong nước cũng như giải quyết mọi vụ việc trong quan hệ quốc tế. Nhưng lãnh đạo nhà nước cộng sản Việt Nam vốn quen thói hành xử với dân không cần biết đến pháp luật đã gây ra cho dân trùng trùng oan khiên, ngút trời oán hận.

Những vụ việc tranh chấp đất đai chỉ cần giải quyết bằng luật pháp dân sự và thoả thuận dân sự công bằng là ổn thoả và êm đẹp. Không những không biết đến pháp luật mà còn quen thói ỷ sức mạnh bạo lực nhà nước, khinh thường pháp luật và càng khinh rẻ người dân, nhà nước cộng sản Việt Nam đều lấy sức mạnh bạo lực nhà nước đàn áp đổ máu dân. Những vụ tranh chấp dân sự về đất đai giữa một chòm xóm dân với doanh nghiệp, nhà nước cũng huy động hàng ngàn công an, quân đội trang bị vũ khí hiện đại giúp các doanh nghiệp tư bản hoang dã cướp trắng trơn, man rợ đất sống của dân, dẫn đến những vụ cướp đất lênh láng máu dân ở Văn Giang, Hưng Yên, ở Dương Nội, ở Đồng Tâm, Hà Nội, ở Thủ Thiêm, Sài Gòn.

Quen thói hành xử ỷ vào sức mạnh bạo lực nhà nước, khinh bỉ pháp luật Việt Nam và khinh bỉ cả pháp luật quốc tế, bộ Công an Việt Nam đã đưa cả đàn, cả lũ tướng tá, từ đại tướng Bộ trưởng Tô Lâm, trung tướng Đường Minh Hưng, Tổng cục An ninh, trung tướng Lê Mạnh Cường, Tổng cục Tinh báo cùng hơn chục sĩ quan công an cấp đại tá, thượng tá ầm ầm đổ bộ vào nước Đức có luật pháp nghiêm minh của một nước dân chủ văn minh, bắt cóc Trịnh Xuân Thanh.

Khinh bỉ pháp luật quốc tế, đột nhập nước Đức bắt cóc Trịnh Xuân Thanh, lôi qua Slovakia, lừa đảo Slovakia để có máy bay đưa Thanh về Việt Nam trị tội tham nhũng chỉ là cái cớ. Bộ Công an Việt Nam xuất đại quân do đại tướng Bộ trưởng Tô Lâm cầm đầu, đạp nát luật pháp nước Đức, đạp nát luật pháp Slovakia dưới gót giầy công an Việt Nam thực chất chỉ để bắt kẻ cả gan xúc phạm uy danh đảng trưởng cộng sản Nguyễn Phú Trọng, để đảng trưởng hả dạ.

Dù là tội phạm ở Việt Nam, dù lén lút trốn khỏi Việt Nam nhưng Trịnh Xuân Thanh đến Đức hợp pháp. Đến Đức, Thanh đã có đơn xin là công dân cư trú hợp pháp ở Đức và nước Đức đã nhận đơn chờ cứu xét, tức là Thanh đã có tên ở tư pháp Đức. Với thủ tục đó, Thanh đã thực sự là công dân dự bị với luật pháp Đức, được luật pháp Đức bảo hộ. Bắt công dân đang được luật pháp Đức bảo hộ, ngay trên lãnh thổ Đức mà không được luật pháp Đức cho phép là xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền nước Đức, là dẫm đạp lên luật pháp và danh dự quốc gia nước Đức, là tội phạm trước luật pháp Đức, tội phạm trước luật pháp Liên minh Châu Âu và là tội phạm quốc tế.

Đám tướng tá công an Việt Nam do đại tướng bộ trưởng Tô Lâm cầm đầu hành xử tội phạm ở Đức, hành xử tội phạm ở Slovakia đã làm cho nhà nước Việt Nam trở thành nhà nước tội phạm quốc tế, bôi nhọ lên danh dự quốc gia Việt Nam, làm nhục dân tộc Việt Nam. Băng nhóm tội phạm xâm nhập Đức và Slovakia bắt cóc Trịnh Xuân Thanh đã làm méo mó, dị dạng hình ảnh con người và văn hoá Việt Nam trước thế giới, làm xấu xí quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam với Đức, với Slovakia và với Liên minh Châu Âu.

Hiệp định Thương mại Việt Nam với Liên Hiệp Châu Âu, EVFTA, lại bị thách thức nghiêm trọng, chậm được kí kết. Sau đó dù có được kí kết thì EVFTA vẫn chỉ là Hiệp định treo. Hàng trăm dự án nước Đức viện trợ cho Việt Nam và hợp tác với Việt Nam mang lại lợi ích to lớn cho nền kinh tế Việt Nam bị dừng lại từ vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh, năm 2017 cho đến tận hôm nay.

Những tướng tá công an Việt Nam vạch đường đi nước bước cho điệp vụ VT17 đột nhập nước Đức bắt cóc Trịnh Xuân Thanh, lừa dối, bịp bợm để có máy bay của Slovakia đưa Trịnh Xuân Thanh về nước, những người thông qua, kí duyệt điệp vụ VT17 và những người thực thi VT17 đã phạm trọng tội với đất nước và với người dân Việt Nam, là tội phạm lớn với luật pháp quốc tế. Nhưng họ đã không nhận ra tội trạng với dân, với nước, với loài người văn minh. Ở vị trí quốc gia nhưng trí tuệ, tình cảm và tầm suy nghĩ của họ vẫn thấp kém, tủn mủn, nhỏ nhen, chật chội, quanh quẩn ở lợi ích cá nhân của họ. Đặt lợi ích cá nhân lên trên lợi ích quốc gia, chỉ thấy chiến công đã thực hiện trót lọt điệp vụ VT17 mà họ không thấy những mất mát, thiệt hại to lớn Việt Nam phải gánh chịu từ điệp vụ VT17 tội phạm của họ.

Khuếch đại chiến công điệp vụ VT17 bắt cóc Trịnh Xuân Thanh, đòi được tặng thưởng chiến công. Từ việc kí quyết định coi hành động tội phạm quốc tế là chiến công đến việc tổ chức hoành tráng lễ tuyên dương khen thưởng những tội phạm quốc tế trong vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh cho thấy những người ở vị trí lãnh đạo quốc gia đáng ra phải biết nhìn xa, trông rộng, có suy nghĩ ở tầm quấc gia và quốc tế nhưng thảm thay bộ não của họ chỉ nghĩ được tủn mủn, ngắn ngủn, cỏn con và bần tiện, chỉ biết thu vén cho lợi ích cá nhân họ.

Dẫm đạp lên luật pháp quốc tế, dùng bạo lực bắt cóc Trịnh Xuân Thanh từ Đức về rồi bộ máy tuyện truyền nhà nước Việt Nam lem lẻm nói với cả trăm triệu dân Việt Nam những lời nhăng cuội dối trá và cơ quan ngoại giao thì cãi chày cãi cối với cả thế giới rằng tội phạm Trịnh Xuân Thanh tự về nước đầu thú.

Thanh tự dẫn xác về đầu thú thì đám mật vụ Nguyễn Đức Thoa, mật vụ Lê Thanh Hải cài cắm trong đại sứ quán Việt Nam ở Đức làm gì có chiến tích để được nhận huân chương trong buổi lể tưng bừng ở bộ Công an với tấm phông nền đỏ rực rỡ và hàng chữ vàng chói lọi : Bộ Công an – Lễ tuyên dương các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong kế hoạch VT17.

Gắn huân chương cho những mật vụ như Lê Thanh Hải, Nguyễn Đức Thoa trong điệp vụ VT17, nhà nước Việt Nam đã tự vạch một vết mực đen đánh dấu cái mồm nói dối của người phát ngôn bộ Ngoại giao và tự thú nhận rằng bộ máy truyền thông của nhà nước cộng sản Việt Nam chỉ là bộ máy lừa bịp người dân.

Phạm Đình Trọng

Nguồn : Tiếng Dân, 01/03/2021

Quay lại trang chủ

Additional Info

  • Author: Nguyễn Duy, Hà Nguyên, Bích Ngọc, Phạm Đình Trọng
Read 730 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)