Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Diễn đàn

13/03/2021

Tô Lâm đang "run" vì lời khai Trịnh Xuân Thanh ?

Phương Anh

Phải nói rằng, Trịnh Xuân Thanh là cái tên làm cho Tô Lâm vất vả. Cũng nhờ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh mà Tô Lâm được điểm cộng rất lớn trong con mắt của Nguyễn Phú Trọng. Và đến hôm nay, Tô Lâm còn ngồi lại ghế ủy viên Bộ Chính Trị, còn giữ chức bộ trưởng bộ này là một phần thưởng.

txt1

Bài báo nói về nhân vật bí ẩn của Bộ Công an có dính đến sai phạm Trịnh Xuân Thanh

Chuyện công an phạm tội thì rất nhiều, như vụ án Nhật Cường Mobile là Nguyễn Đức Chung vào tù thì trong đó công an cũng dính. Và lịch sử tội phạm hình sự, không thiếu trường hợp công an nhận hối lộ, hoặc bao che cho tội phạm vì mình cũng có phần trong đó. Vụ án Năm Cam trước đây là một ví dụ, công an tha hóa biến chất đã tiếp tay cho Năm Cam hoạt động trong rất nhiều năm.

Trong vụ án Vinalines xảy ra vào năm 2014 cũng vậy, lời khai của Dương Chí Dũng có liên quan đến thượng tướng Phạm Quý Ngọ và sau đó không bao lâu thì ông Ngọ bất ngờ ngã bệnh "ung thư" và qua đời, vụ án ngưng điều tra.

Thực chất, một khi các quan chức đã trượt dài trên sai phạm thì họ luôn chuẩn bị tiền của để hối lộ cho công an nếu chẳng may bị điều tra. Khi mà giữa công an và đối trượng bị điều tra thỏa thuận được thì nó lại hình thành một mối quan hệ mới, sự cộng sinh giữa công an và quan chức làm sai nó hình thành nên nhóm lợi ích có thành trì vững chắc khó mà công phá.

Vụ án Dương Chí Dũng vẫn còn nóng hổi, nó là một hình mẫu cho mối liên hệ phức tạp trong các sai phạm có tính hệ thống. Chính vì vậy, những con người như Trịnh Xuân Thanh và Đinh La Thăng nếu có dính líu đến Bộ Công an thì không có gì ngạc nhiên.

Như báo chí đã đưa tin, mới đây Trịnh Xuân Thanh có nói úp mở rằng "Có lãnh đạo tổng cục cảnh sát góp tiền mua đất Tam Đảo"

Lời khái các bị cáo về miếng đất ở Tam Đảo

Được biết Sáng 9/3, phiên tòa xét xử các bị cáo liên quan đến sai phạm tại dự án Ethanol Phú Thọ tiếp tục với phần thẩm vấn các bị cáo bị truy tố về nhóm tội "lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ", gồm : Trịnh Xuân Thanh, nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc Tổng công ty cổ phần xây lắp dầu khí (PVC) ; và Đỗ Văn Hồng, Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc Công ty cổ phần Đầu tư và xây lắp Dầu khí Kinh Bắc (PVC Kinh Bắc).

Trả lời thẩm vấn của đại diện Viện kiểm sát, ông Đỗ Văn Hồng là bị cáo đã thừa nhận việc mua 3.400 m2 đất tại thị trấn Tam Đảo, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc, sau đó chuyển nhượng lại cho gia đình Trịnh Xuân Thanh với số tiền 23,8 tỉ đồng. Gia đình ông Thanh mới chuyển được 20,8 tỉ đồng, 3 tỉ đồng còn lại chưa lấy được. "Bị cáo đã đòi nhiều lần nhưng không được". Ông Hồng nói rằng, ở vị trí như ông thì lại càng khó đòi.

Ông Trịnh Xuân Thanh lúc đó là nhân vật có quyền lực và nhiều tiền. Ông là quan chức nắm về kinh tế, vì vậy việc ông được các quan chức trong ngành công an góp tiền vào để mua nhà Tam Đảo, hoặc hóp tiền bằng miệng thôi rồi sau đó ông Thanh đứng danh nghĩa bản thân rồi sau đó chuyển nhượng lại cho chủ theo hình thức nào đó.

Được biết, khi bị chất vấn, ông Thanh đã nói "có một quan chức tổng cục cảnh sát góp tiền mua đất". Tuy nhiên chủ tọa phiên tòa không đào sâu vấn đề này.

Đây là đầu mối để moi ra sai phạm của quan chức nhưng tại sao thẩm phán không hỏi thêm là điều rất bất thường. Có vẻ như bên tòa án họ biết là ai nên họ không dám đào sâu chăng ?

Những phiên tòa xử về tham ô ở Việt Nam rất phức tạp, bởi không biết các bị cáo đang đứng trước tòa khai ra những ai. Vậy nên những ai tay lỡ dính chàm thì thấm thỏm như ngồi trên đống lửa.

Có khi nào lại là một phiên bản vụ án Dương Chí Dũng ?

Vinalines là một trong các tổng công ty dưới sự điều ành của ông thủ tướng trước đây – Nguyễn Tấn Dũng. Thời kỳ đó, ông Nguyễn Phú Trọng đang tập trung chú ý vào vụ án này với bị cáo là Dương Tự Trọng.

Dượcd biết, vào ngày 07/01/2014 phiên tòa sơ thẩm xét xử Dương Tự Trọng và 6 đồng phạm phạm tội tổ chức cho Dương Chí Dũng trốn đi nước ngoài. Tại phiên tòa đó có một tình tiết bất ngờ mà không ai có thể ngờ tới, đó là Dương Chí Dũng khai rằng, chính Phạm Quý Ngọ, Thứ trưởng Bộ Công an, Trưởng ban chuyên án điều tra các sai phạm tại Vinalines (tức đang điều tra các sai phạm của Dương Chí Dũng), là người đã gọi điện thoại báo tin về việc bắt giữ, và khuyên bỏ trốn : "anh Ngọ gọi điện cho tôi thông báo Thủ tướng đã chấp thuận lệnh khởi tố và bắt tạm giam chú, chú tránh đi một thời gian".

Chưa hết, ông Dũng còn khai ra chính ông là người đưa tiền của bà Trương Mỹ Lan cho ông tên là Tiệp. Cũng là nói úp mở chứ không nói chính xác họ tên. Tuy nhiên người ta nghi ngờ rằng người tên Tiệp chính là tướng Trần Quang Tiệp, Trợ lý Bộ trưởng Công an Trần Đại Quang.

Trả lời phỏng vấn, ông Phạm Quý Ngọ phủ nhận liên quan đến việc Dương Chí Dũng bỏ trốn. Chưa dừng lại ở đó, ông Dương Chí Dũng cũng khai là chính ông đã hối lộ ông Phạm Quý Ngọ hai lần, lần đầu với 10 nghìn đô la Mỹ ở Tuần Châu, Quảng Ninh, nơi ông Ngọ đang nghỉ mát. Bà Phạm Thị Mai Phương, vợ Dương Chí Dũng cũng khai trước tòa rằng ngày 29/4 đã cùng chồng đi thăm vợ chồng Phạm Quý Ngọ ở Tuần Châu và có đưa tiền cho Phạm Quý Ngọ. Lần thứ hai vào ngày 2 tháng 5 năm 2013 tại nhà riêng ông Ngọ với số tiền là 500 nghìn đô la Mỹ. Ngoài ra, Dũng cũng đã khai là đã giúp bà Trương Mỹ Lan của Công ty Vạn Thịnh Phát ở Thành phố Hồ Chí Minh vào năm 2010 chuyển khoản tiền hối lộ 1 triệu USD cho Phạm Quý Ngọ.

Đây là những lời khai ngoài dự tính rất nhiều người. Ngoài tính của ông Phạm Quý Ngọ, ngoài dự tính của Trần Đại Quang, và ngoài dự tính cả ông Nguyễn Tấn Dũng nữa. Lúc đó nếu khui chi tiết này đến nơi đến chốn thì rất có thể liên quan đến những cấp cao hơn. Mà cấp cao hơn của ông Phạm Quý Ngọ lúc đó chỉ có thể là ông Trần Đại Quang và Nguyễn Tấn Dũng. Tuy nhiên sau khi thông tin này bị bùng lên thì ông Phạm Quý Ngọ bị ung thư qua đời kịp lúc và sau đó là đình chỉ điều tra vụ án.

Vụ án Dương Chí Dũng sẽ khó cơ cơ hội lặp lại ?

Được biết vụ án Dương Chí Dũng có sự tham gia giám sát của ông Nguyễn Bá Thanh. Ông Thanh là một cánh tay đắc lực cho ông Nguyễn Phú Trọng lúc đó muốn theo dõi sát vụ án này để đưa ông Nguyễn Tấn Dũng vào tròng. Vì vậy quan tòa mới cơ thể khai thác tới nơi tới chốn lời khai bất ngờ của Dương Chí Dũng. Tuy nhiên, hiện nay lời khai của Trịnh Xuân Thanh cho thấy, chánh án không muốn khai thác sâu hơn, bởi đơn giản nếu bứt dây thì ắt động rừng. Nếu khai ra tên người đứng đầu cục cảnh sát điều tra thì phải nói rằng rất dễ moi ra cấp cao hơn. Mà cấp cao hơn cục trưởng ở đây thì ai ngoài Tô Lâm ? Mà Tô Lâm là con người đang được ông Nguyễn Phú Trọng tín nhiệm. Chính ông Tô Lâm đã không ngại gian khổ, không ngại danh dự đưa người sang tận nước Đức xa xôi để bắt cóc cho bằng được Trịnh Xuân Thanh mà bây giờ để Trịnh Xuân Thanh khai ra thuộc hạ của Tô Lâm thì không thể được.

Được biết, tựa đề bài báo được đăng trên báo Thanh Niên vài giờ thì tờ báo này xóa chi tiết có liên quan đến cục trưởng thuộc Bộ Công an và đổi tự đề bài báo. Không có lực lượng nào đủ mạnh bảo kê cho việc tòa án chất vấn lời khai của Trịnh Xuân Thanh thì có cho vàng, thẩm phán cũng không dám hỏi kỹ.

txt2

Không biết do ai chỉ đạo mà tựa bài viết trên báo Thanh Niên đã bị thay đổi xóa dấu vết

Tòa án ở Việt Nam là vậy, nó không có tính độc lập như ngành tư pháp độc lập ở các nước dân chủ. Vì vậy các thẩm phán khi xử án thì họ phải biết việc gì nên hỏi việc gì không nên hỏi. Muốn trừng trị Trịnh Xuân Thanh mà không muốn moi ra sai phạm cuả Bộ Công an thì những tình tiết úp mở trong lời khai của ông Trịnh Xuân Thanh phải được cho qua. Đó là luật bất thành văn.

Liệu Tô Lâm có dính đến tiêu cực này không ?

Hiện nay ông Tô Lâm không ngại điều sai trái cuả ngành công an khiến ông Trọng biết, vì ông Trọng có biết thì cũng cho qua thôi vì Tô Lâm là công thần dưới thời của ông Nguyễn Phú Trọng rồi. Ông Tô Lâm chỉ sợ dư luận lại chỉ trích, bởi khi ông Tô Lâm bị xã hội chỉ trích, đối thủ chính trị của ông có thể vin vào đó mà tấn công.

Không dám chắc Tô Lâm có đính hay không, tuy nhiên để thuộc hạ mà dính vào vấn đề tiêu cực thì Tô Lâm phải có trách nhiệm.

Nếu không có công trạng to lớn để châp chước thì ông Tô Lâm cũng không khó tránh khỏi liên đới chịu trách nhiệm vụ án Mobifone mua AVG. Có chỉ đạo từ trung ương rất kịp lúc để đưa những hồ sơ có chữ ký ông Tô Lâm trong thương vụ này vào diện bí mật quốc gia, chính vì vậy mà các luật sư không có quyền tiếp cận nội dung tài liệu này. Ông Tô Lâm có quyền lực rất lớn, và bàn tay ông can thiệp vào quy trình tố tụng là rất rõ ràng. Vậy nên, việc chỉ đạo sửa bài của Báo Thanh Niên rất có thể là có bàn tay của Tô Lâm. Thực chất, một cực trưởng không đủ khả năng ra lệnh cho một tờ báo lớn như tờ Thanh Niên.

Phương Anh (tổng hợp)

Nguồn : Thoibao.de, 13/03/2021

Quay lại trang chủ

Additional Info

  • Author: Phương Anh
Read 742 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)