Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Diễn đàn

19/03/2021

Từ chiến trường Đông Bắc tới Gạc Ma, Tri Tôn và…

Viết từ Sài Gòn

Không phải tự dưng, hoàn toàn không phải vậy, đó là căn cớ máu xương để người ta phải thốt lên rằng "một ngàn năm nô lệ giặc Tàu, một trăm năm đô hộ giặc Tây, hai mươi năm nội chiến…". Câu này không phải cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn mới viết thành ca từ, mà ông bà ta đã nói lâu, rất lâu rồi. Dường như người ta bỏ lơ một ngàn năm kia !

gacma1

Biểu tình phản đối Trung Quốc nhân kỷ niệm trận chiến ở Đá Gạc Ma, quần đảo Trường Sa năm 1988. Hình chụp hôm 14/3/2016 ở Hà Nội

Thế nhưng thời chúng tôi đi học, cái ngàn năm bị biến thành nô lệ ít được nhắc tới, mà cái trăm năm đô hộ của giặc Tây kia được nhắc không tiếc lời, dường như cái trăm năm kia là một lũ thực dân đi ăn cướp, chẳng thấy dấu vết văn minh nào, mãi cho đến sau này, tôi mới hiểu được cái trường mà tôi ngồi học những bài học lịch sử ấy, cũng do bọn giặc Tây xây mà có, và con đường tôi đến trường, cũng do bọn đô hộ giặc Tây ấy làm. Nhưng, đáng sợ hơn là hai mươi năm nội chiến ấy, là do bọn sen đầm quốc tế Hoa Kỳ gây nên, máu xương chất thành núi. Còn việc ngàn năm nô lệ, chỉ biết rằng quân Mông Nguyên, quân Thanh, Minh, Đường, Tống… từng xâm lược và bị ông cha ta đánh. Chấm hết.

Không có dòng nào nói về sự mất mát của nước Việt khi vó ngựa xâm lăng của bọn giặc phương Bắc. Và đáng sợ hơn là trong lúc chúng tôi học những bài học lịch sử đầy căm thù bọn Tây, bọn Mỹ Ngụy thì tiếng súng ở chiến trường biên giới phía Bắc vẫn chưa ngưng, có biết bao sinh mạng đổ xuống, nhưng người ta không nhắc tới, vì lẽ gì ?

Tôi còn nhớ những ngày tôi đi cùng người bà con tới dự đám giỗ ở một gia đình bà con khác ở đường Núi Thành, Đà Nẵng, người ta ngồi tụm năm, tụm bảy nói về những gia đình có con bị bắn ngoài Gạc Ma, nói một cách sợ sệt và dấm dúi. Tại sao phải dấm dúi ?

Thử nhìn lại cuộc chiến dai dẳng hơn một ngàn năm nay với kẻ thù phương Bắc mà lịch sử hiện tại của nhà cầm quyền rất ít nhắc tới. Trong suốt một ngàn năm hơn, nếu nói về những cái chết do giặc phương Bắc gây hấn và giết hại người nước Việt, có lẽ xương chất thành núi, và cộng cả xương của kẻ thù phương Bắc đã bỏ lại trên đất Việt, có lẽ xương chất cũng được gần dãy Trường Sơn. Và, kẻ thù phương Bắc chưa bao giờ ngừng nghỉ chuyện xâm lăng, cướp giết người Nam. Thế nhưng mọi thứ vẫn ít được nhắc tới.

Gần đây nhất, năm 1979, chỉ trong vòng một tháng, Trung Quốc đã xua quân sang chiếm các tỉnh Đông Bắc, Tây Bắc Việt Nam và giết hàng chục vạn người Việt vô tội, cướp, hiếp, làm nhục bằng mọi kiểu trước khi giết với lý cớ hết sức mất dạy và man rợ là "dạy cho Việt nam một bài học". Thế nhưng lịch sử không nhắc tới.

Chưa dừng ở đó, năm 1988, trong một buổi sáng ngày 14 tháng 3, Trung Quốc đã xua quân cùng tàu bè, vũ khí hạng nặng đến bắn giết hàng trăm bộ đội Việt Nam trên bãi đá Gạc Ma, con số 64 người bị bắn chỉ là con số ngay thời điểm các chiến sĩ Việt Nam đứng vây thành một vòng tròn trên bãi đá và hứng trọn làn đạn của quân thù. Trước đó, trên đảo Tri Tôn và những đảo nhỏ khác, quân Trung Quốc đã bắn, giết không ít chiến sĩ Việt Nam. Và ngay cả lúc này, khi tôi ngồi gõ những dòng chữ này, có biết bao nhiêu tàu thuyền của Việt Nam trên Biển Đông bị quân Trung Quốc gậy hại, không ai có thể nói trọn. Dường như xuyên suốt hơn một ngàn năm nay, chưa bao giờ kẻ thù phương Bắc có tên Trung Hoa ngừng gây nợ máu với nước Việt. Thế nhưng mọi thứ vẫn trong bóng tối lịch sử.

gacma02

Bức tranh Gạc Ma - Vòng tròn bất tử / Ảnh minh họa 

Đáng hổ ngươi hơn nữa là chiến trường của Trung Quốc đâu chỉ mở ra trên biên giới hay biển đảo, mà bọn họ đã tiến thẳng vào đất liền với giọng điệu hết sức xấc xược "Việt Nam cần thép hay cần cá ?". Câu nói này đâu chỉ là một câu hỏi thuần túy của một đại diện doanh nghiệp có xuất xứ Trung Quốc với người Việt. Đó là câu răn đe, hù dọa về mặt kinh tế, hay nói khác đi, đây là giọng của kẻ cả, bề trên, khinh miệt đàn em nghèo khổ, hỏi đàn em rằng mày cần cái tao cho hay cần cái mày đang có. Rõ ràng, chưa bao giờ Trung Quốc xem người Việt là anh em, bạn bè, mà họ luôn xem Việt Nam là chỗ để lợi dụng, là miếng chanh để vắt, khi nào khô nước thì vứt vỏ, không hơn không kém.

Thử nghĩ, trước đời sống hàng triệu người Việt, trước môi trường đang bị giết một cách thê thảm, có người anh em nào hành xử theo kiểu này ? Không, tuyệt nhiên không có người anh em nào lại đi hành xử với anh em mình với giọng điệu bất nhân và mất dạy sau khi phá hoại tài sản của anh em mình. Bởi nói cho cùng, môi trường và nơi kiếm sống của hàng triệu người Việt trên dải duyên hải miền Trung bị tàn phá và kẻ tàn phá không những không có lời xin lỗi mà còn buông lời đe nạt. Ở đây, rõ ràng là một loại thực dân hiện đại, còn ghê gớm hơn cả thực dân trong các bài học lịch sử đang có mặt trên đất liền Việt Nam.

Và đâu chỉ Formosa Hà Tĩnh, ngay cả Tây Nguyên hay các thành phố lớn của Việt Nam, bọn giặc phương Bắc đã thả gián điệp, tình báo và cả đám ưng khuyển vào đây. Ở những thành phố này, chúng một mặt tìm hiểu bí mật quân sự, mặt khác giở tất cả những thói lưu manh để làm cho môi trường xã hội nơi chúng có mặt trở nên nhem nhuốc, đen tối và phát loạn. các sòng bài, các nhóm đầu gấu cho vay nặng lãi, các nhóm cầm cái lô đề, các nhóm bảo kê… người Trung Quốc đã tác oai tác quái trên đất Việt ra sao, thiết nghĩ không cần nhắc thêm.

Trong khi đó ngành an ninh Việt Nam vẫn ngày đêm đối phó với những nhóm người này, nhưng càng đối phó, chúng càng mạnh lên. Rõ ràng, chúng đã được che chở và có một nội gián nào đó với quyền lực vô song mới có thể giúp chúng được. Vậy nội gián này là ai ? Thậm chí, có nhiều người vì chống Trung Quốc đã phải vào tù nếu là thường dân nói lên tiếng nói yếu ớt của mình, có người rớt chức, trắng tay nếu là cán bộ, thậm chí họ phải đối mặt với những cuộc trả thù trong bóng tối. Do đâu ?

Rõ ràng, suốt hơn ngàn năm nay, cuộc xâm lăng của Trung Quốc đối với Việt Nam chưa bao giờ ngưng nghỉ mà chúng chỉ thay đổi chiến thuật, cấy nội gián bằng nhiều cách. Nhưng, dù sao, thời quân chủ tập quyền, việc cấy nội gián của Trung Hoa khó khăn hơn rất nhiều so với thời Cộng sản xã hội chủ nghĩa. Bởi các thời trước dù sao chăng nữa, giữa Trung Hoa với nước Việt không có chung một thứ chủ nghĩa, chính cái chủ nghĩa cộng sản đã nhanh chóng biến nước Việt thành tiền trạm cho chủ nghĩa và có hàng trăm, thậm chí hàng ngàn gián điệp do Trung Hoa đào tạo đưa vào Việt Nam và đặt chúng vào những chức vụ trọng yếu trong hệ thống cầm quyền.

Chính điều này đã nhanh chóng xóa đi trang sử đầy máu của Trung Hoa với người Việt. Và cũng chính điều này giúp Trung Hoa tiếp túc kéo dài và mở rộng chiến tranh về phía Nam, và mọi chết chóc do Trung Hoa gây ra đã được dán nhãn mác anh em, huynh đệ, thậm chí kẻ gây ra chết chóc được ca ngợi như một ân nhân.

Và có bao nhiêu máu xương Việt Nam cho đủ với kẻ thù Trung Hoa, khi mà chúng đã chễm chệ ngồi trên vương quyền Việt Nam. Thật đáng sợ và đáng buồn cho tương lai !

Viết từ Sài Gòn

Nguồn : RFA, 17/03/2021 (VietTuSaiGon's blog)

*******************

Sự kiện Gạc Ma 14-3-1988 : nhìn từ thế giới bên ngoài

Tuấn Khanh, RFA, 14/03/2021

Kể từ cuộc chiến tranh Trung-Việt, chưa có một cuộc chiến tranh nào giữa các quốc gia trong toàn bộ Đông Á, một khu vực chiếm 1/3 nhân loại, và vốn đã từng bị tàn phá bởi một số cuộc chiến tranh tồi tệ nhất.

gacma2

Tuy nhiên, lịch sử tranh chấp ở Đông Nam Á, cũng đã ghi nhận các sự kiện nghiêm trọng, như vụ chìm tàu ​​chiến Cheonan ca Hàn Quc vào năm 2010, có l là do ngư lôi của Triều Tiên và chuyện pháo kích vào một phần tranh chấp của biên giới giữa Campuchia và Thái Lan vào năm 2008-2011, gần ngôi đền cổ Preah Vihear.

Tất cả những điều xảy ra, đều nhắc các nhà quan sát về việc đáng lo nhất, có thể sẽ tái diễn trong tương lai gần là cuộc thảm sát tự do giữa tàu chiến Trung Quốc và binh lính Việt Nam, vốn được trang bị vũ khí rất kém vào ngày 14 tháng 3 năm 1988, tại Johnson South Reef thuộc khu vực Trường Sa, phía nam Biển Đông.

Các đảo nhỏ nằm rải rác ở Trường Sa được Trung Quốc, Đài Loan và Việt Nam tuyên bố chủ quyền, hầu hết trong số đó là của Philippines, và một số của Malaysia và Brunei.

Khi lực lượng hải quân Trung Quốc tiến đến đó vào năm 1987-1988, tất cả các đảo nhỏ đã bị các quốc gia khác chiếm đóng. Hải quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLAN) đã không tìm cách chiếm giữ các đảo nhỏ từ những người đã nắm giữ chúng, mà thay vào đó chiếm hữu một số rạn san hô dưới nước hoặc độ cao thủy triều thấp, phần lớn không có người đặt chân đến.

Khi các tàu chiến của Trung Quốc đến gần South Johnson Reef (Gạc Ma), gần đảo Sin Cowe (Sinh Tồn) do Việt Nam quản lý, Việt Nam đã cử một tàu nhỏ đến để ngăn chặn sự xâm lược của Trung Quốc và chiếm giữ đá ngầm. Một số bộ đội lội lên bãi đá ngầm và cắm cờ Việt Nam trước. Dĩ nhiên, Trung Quốc coi đây là một hành động khiêu khích vì mọi rạn san hô trên Biển Đông, theo quan điểm của họ được giáo dục truyền đời, đều thuộc về Trung Quốc.

Vì vậy, các tàu Trung Quốc đã áp sát. Một mệnh lệnh dứt khoát từ tàu của Trung Quốc vang lên : 'Bắn !'. Ngay sau đó, gần như toàn bộ binh lính Việt Nam nằm chết hoặc bị thương dưới nước. Tàu Trung Quốc sau đó nã pháo vào tàu Việt Nam khiến thuyền viên của họ bị chìm. Hơn sáu mươi người Việt Nam đã chết trong ngày hôm đó. Có những tin tức từ Việt Nam nói rằng phía bộ đội đã xin lệnh đánh trả, dù khả năng không thể, nhưng vẫn không được cho phép. Đó là nguyên nhân của cuộc thảm sát tự do.

Năm 2009, một bộ phim có cảnh quay của chính quyền Trung Quốc về sự kiện này, được đưa lên mạng một cách có chủ ý, bộ phim này nhanh chóng trở thành "danh hiệu hào hùng" đối với cư dân mạng Trung Quốc, đặc biệt với thế hệ trẻ Trung Quốc được giáo dục yêu nước theo kiểu cực đoan. Giờ đây, nếu vào những trang youtube như vậy, bạn sẽ thấy những ngôn ngữ tán thưởng cuộc thảm sát đó ra sao.

Sau đó, người ta thấy Việt Nam cũng lấy lại và bổ sung đoạn phim từ các sự kiện tưởng niệm sau này tại đảo Sin Cowe để tôn vinh các liệt sĩ, và kể về cách những người lính trẻ Việt Nam ngày nay sẵn sàng chiến đấu và hy sinh nếu Trung Quốc tấn công lần nữa.

Nhưng có lẽ không có chuyện Trung Quốc sẽ tạo cơ hội cho những cuộc xung đột đơn giản như vậy nữa.

Tại trang web của Tổ chức Sáng kiến ​​Minh bch Hàng hi Châu Á (AMTI), bn có th thy bãi đá ngm Gc Ma ngày xưa và sáu bãi đá ngm khác trong khu vực Trường Sa, do Trung Quốc kiểm soát - ngày nay trông như thế nào. Chúng không còn là những rạn san hô ngập nước mà là những hòn đảo nhân tạo được xây dựng hoàn chỉnh với sân bay trực thăng, bến cảng, hải đăng và nhà ở, thậm chí có thể rồi sẽ có thêm các hệ thống phi tiễn với đường bay đủ đe dọa cả Sài Gòn và Đà Nẳng của Việt Nam.

Hãy nhớ lại từ những thước phim Trường Sa Nam Reef trông như thế nào vào năm 1988. Vào thời điểm đó, nó chỉ được nhìn thấy như một khu vực phẳng lặng của nước yên tĩnh kỳ lạ được bao quanh bởi những con sóng lớn, vỡ vụn. Trong số các kịch bản khả dĩ nhất có thể xảy ra cho chiến tranh bùng nổ ở Đông Á ngày nay, chính là một cuộc đụng độ khác trên các đảo nhỏ đang tranh chấp ở Biển Đông, mà bài học Gạc Ma là một điển hình.

Năm ngoái, các quan chức PLA và các học giả Trung Quốc thẳng thắn trao đổi về những xung đột tiềm tàng đối với 25 chốt giữ kiên cố mới được dựng lên của Việt Nam ở Trường Sa. Phía các tướng lĩnh quân đội Trung Quốc đã cười cợt về các một hoạt động xây dựng, mà họ gọi là "điên cuồng của người Việt Nam" trong những năm tháng sau cuộc đụng độ. Họ nói rằng việc hủy diệt chỉ là thời điểm lựa chọn để khẳng định câu hỏi về chủ quyền của Trung Quốc ; đặc biệt khi sự phát triển hải quân của Việt Nam về sau này bộ lộ quan hệ của nước này với Mỹ và các đồng minh phương Tây ngày càng sâu sắc.

Một chiến lược gia của PLA nói : 'Người Việt Nam phải biết rằng chúng tôi sẽ không bao giờ cho phép họ cố gắng kiềm chế chúng tôi thông qua những căn cứ nghèo nàn đó’. Gary Li, một nhà phân tích cấp cao của IHS Fairplay ở London, cho biết tình hình ở Biển Đông hiện đã khác rất nhiều so với năm 1988. Tin tức từ các phòng chiến lược Bắc Kinh mỉa mai rằng nỗ lực tăng cường năng lực hải quân của Việt Nam đã làm cho đường bờ biển của nước này vui nhộn như 'phòng trưng bày bắn súng' - có nghĩa là sử dụng vũ lực để nắm lấy các rạn san hô và đảo san hô ngoài xa. ‘Khác với năm 1988, các phòng triển lãm súng và phi tiễn mua từ Nga, có thể dễ dàng bị tiêu diệt bất kỳ lúc nào’, Gary Li nói.

Thay vì lo đối phó với Việt Nam, Trung Quốc đang xây dựng lực lượng giữ vững không bị thách thức đối với quần đảo Hoàng Sa, song song với chuyện khẳng định chủ quyền đối với Trường Sa thông qua sự hiện diện tăng cường trên biển với các hạm đội tàu hải quân và bán quân sự. Điều này có ích hơn và thể hiện chiến lược đường dài của Bắc Kinh.

'So với thời điểm mà việc chiếm đóng thực tế các đảo có nghĩa là tất cả, Trung Quốc đã phải chuyển chiến lược của mình sang một trong những vị trí thống trị khu vực biển’. Ông Li nói, ‘miễn là Việt Nam không đặt các khẩu đội tên lửa hành trình và radar mở rộng, hoặc hợp tác quá chặt chẽ với Mỹ, thì Trung Quốc có thể để yên cho họ, và toàn tâm thực hiện chiến lược này '', ông Li nói.

'Trung Quốc sẽ có thể thống trị khu vực bất kể các đảo thực tế và nó cũng sẽ cho phép họ bảo vệ bất kỳ nỗ lực tăng cường nào để thăm dò tìm dầu trong những năm tới', ông Gary Li khẳng định.

Trong khi hai quốc gia Việt-Trung vẫn trò chuyện vui vẻ ở một mắt, và một mắt liếc về phía sau lưng mình, thì người dân ở hai nước vẫn đấu với nhau trên mạng mỗi khi ngày 14/3 đến.

Ngoài Facebook, bạn hãy xem các cảnh quay và bình luận trên YouTube bao gồm những lời bình từ Trung Quốc chế nhạo mang tính dân tộc cực đoan và bao gồm cả khả năng tình dục yếu kém khi Việt Nam để bộ đội bị thảm sát ở Gạc Ma (cách khiêu khích và lên giọng nhiều hơn hẳn, so với các lời bình tương tự với vụ Trung Quốc chiếm đảo Hoàng Sa 1974).

Khoảng 2 năm gần đây, khi báo chí nhà nước của Việt Nam cho công khai phần nào, phát đi kỷ niệm gần đây của cuộc chiến tranh biên giới Trung-Việt 1979 và Gạc Ma – trong muốn tỏ thái độ trong bối cảnh áp lực từ Bắc Kinh, một số bài viết đã nêu bật nỗ lực của các 'liệt sĩ' trẻ của Hải quân. Điều này hoàn toàn mới, so với mối quan hệ Việt-Trung từ 1990 đến nay, bao gồm tin từ Việt Nam có những tác phẩm ghi chép về sự kiện Gạc Ma đã bị cấm ấn hành hay thu hồi, vì Hà Nội không muốn chọc giận Bắc Kinh.

Một nhà bình luận ở Trung Quốc viết, được trích dẫn trên tờ SCMP : 'Lịch sử máu của chúng ta đã thấm từng hạt cát', ngôn ngữ này như một lời nhắc nhở về cường độ phản ứng và yêu sách của Việt Nam gần đây. Các trang blog của Trung Quốc cũng kể, chào mừng chiến công Gạc Ma và nói rằng không được phép quên. Thậm chí, dư luận cực đoan còn so sánh nó với một cuộc đối đầu có thể xảy ra trong tương lai với Nhật Bản về các đảo Điếu Ngư đang tranh chấp.

Ở Việt Nam, thỉnh thoảng khi cần phải đối đầu với Trung Quốc, Hà Nội vẫn sử dụng nguồn lực từ người dân, chẳng hạn như vụ giàn khoan Hải Dương 981 vào năm 2014. Sự căng thẳng kéo dài gần hai tháng ở khu vực Hoàng Sa. Sau đó, dù Trung Quốc đã rút giàn khoan, điều đó khó có thể được coi là một chiến thắng cho Hà Nội, nếu không có áp lực từ người dân trong nước với cơn thịnh nộ truyền đời với "kẻ thù phương Bắc" - tờ Diplomat nhận định.

Năm 2015, sau khi lấy lại được mối quan hệ gọi là tốt đẹp giữa hai bên, Việt Nam bắt tay vào sao chép luật an ninh mạng của Trung Quốc và lên kế hoạch để bắt giữ tất cả những người từng chống hay có ý định biểu tình chống Trung Quốc. Sau năm 2018, khi các cuộc biểu tình lớn diễn ra ở nhiều thành phố, kéo dài nhiều ngày về việc Hà Nội có ý định hợp tác cho thuê đất đến 99 năm cho Bắc Kinh, luật an ninh mạng được áp dụng và bắt giữ hàng loạt người đã lên tiếng chống Trung Quốc.

Tuấn Khanh

Nguồn : RFA, 14/03/2021 (tuankhanh's blog)

Tham khảo :

- The individual, the national, and the global : New connections in times of China-US confrontation 

- East Asian Peace, the Peace Research Course, International Summer School, University of Oslo

- 14 March 1988 : East Asia’s Last Interstate Battle (Prio.org)

- SCMP- Spratly Islands dispute defines China-Vietnam relations

- The Diplomat - Learning From the Battle of the Spratly Islands

Quay lại trang chủ

Additional Info

  • Author: Viết từ Sài Gòn
Read 554 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)