Cuối cùng, ông Nguyễn Xuân Phúc – Thủ tướng Việt Nam cũng đã lên tiếng về Chứng chỉ chức danh nghề nghiệp giáo viên. Theo đó, đến cuối tháng này, Bộ Giáo dục – và đào tạo phải có báo cáo cụ thể về các loại chứng chỉ mà ngành Giáo dục và đào tạo xem như yêu cầu mà giáo viên các cơ sở giáo dục công lập phải đạt (1).
Trước những ý kiến trái chiều về chứng chỉ thăng hạng giáo viên, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có ý kiến chỉ đạo về việc chỉnh sửa cho phù hợp với thực tế.
***
Câu chuyện vềChứng chỉ chức danh nghề nghiệp giáo viên trở thành lùm xùm sau khi Bộ Giáo dục và đào tạo ban hành bốn Thông tư hướng dẫn về tiêu chuẩn, chức danh đối với giáo viên tất cả các cấp từ mầm non, tiểu học, trung học cơ sở đến trung học phổ thông. Theo đó, muốn được công nhận là giáo viên, giáo viên phải có Chứng chỉ chức danh nghề nghiệp giáo viên.
Tuy học phí đóng cho các lớpChứng chỉ chức danh nghề nghiệp giáo viên không rẻ (tối thiểu là 2,5 triệu đồng), nội dung lại không hữu dụng nhưng giáo viên các cấp, bất kể đã đứng trên bục giảng bao nhiêu năm vẫn lũ lượt ghi danh để lấyChứng chỉ chức danh nghề nghiệp giáo viên. Họ không có lựa chọn nào khác nếu muốn được hệ thống công quyền công nhận họ là giáo viên !
Đã có rất nhiều nơi, nhiều người, kể cả đại biểu quốc hội lên tiếng cả về sự phi lý củaChứng chỉ chức danh nghề nghiệp giáo viên lẫn các qui định liên quan tới thăng hạng giáo viên (chẳng hạn muốn được công nhận là "Giáo viên trung học cơ sở hạng nhất", giáo viên phải có học vị thạc sĩ) cho dù đã từng vượt qua kỳ thi thăng hạng trước đó).
Trước phản ứng của công chúng, đại diện Bộ Giáo dục và đào tạo – nơi ban hành bốn Thông tư là nguyên nhân khuấy động dư luận vềChứng chỉ chức danh nghề nghiệp giáo viên – giải thích : Bốn Thông tư ấy nhằm hướng dẫn thi hành Luật Viên chức trong lĩnh vực Giáo dục và đào tạo nhưng giáo viên nên chờ cụ thể của Bộ Giáo dục và đào tạo, các Sở Giáo dục và đào tạo và Phòng Giáo dục và đào tạo.
Nói cách khác, bốn Thông tư hướng dẫn thi hành Luật Viên chức trong lĩnh vực Giáo dục và đào tạo, do chính Bộ Giáo dục và đào tạo ban hành vẫn cần được nghiên cứu để đưa ra các hướng dẫn khác nữa. Hàng triệu giáo viên đã, đang và sẽ tiếp tục dắt díu nhau đi theo những hướng dẫn mà nơi có quyền hướng dẫn thú nhận là chưa biết cụ thể thế nào (2) !
Trên thực tế,Chứng chỉ chức danh nghề nghiệp giáo viên chỉ là một trong hàng loạt yêu cầu về "chuẩn" đặt ra đối với giáo viên. Trong ba năm vừa qua, để được công nhận là viên chức trong lĩnh vực Giáo dục và đào tạo, mỗi giáo viên đã phải chứng minh họ hội đủ5 tiêu chuẩn và 15 tiêu chí. Theo một Thông tư có hiệu lực từ 2018, đến giờ, năm nào giáo viên cũng phảinộp ảnh, bản sao các loại văn bằng, chứng chỉ, kế hoạch, giáo án, phiếu dự giờ,để chứng minh họ hội đủ5 tiêu chuẩn, 15 tiêu chí !
Sắp tới, bởi hệ thống công quyền hướng tới hiện đại hóa, thay vì nộp các bản sao, giáo viên sẽ phải tập hợp bằng chứng và đưa chúng lên một trang web của Bộ Giáo dục và đào tạo. Tuy nhiên, do Bộ Giáo dục và đào tạo chưa hướng dẫn, giáo viên chưa biết phải làm thế nào để tạo ra bằng chứng, chứng minh, họ đạt những tiêu chí kiểu như :Không mặc trang phục hoặc có lời nói phản cảm, không làm các việc vi phạm đạo đức nhà giáo, thực hiện quyền dân chủ trong nhà trường(3).
***
Giáo viên không phải là đối tượng duy nhất "lên bờ, xuống ruộng" vì các tiêu chuẩn, tiêu chí liên quan tới chức danh nghề nghiệp. Trong hàng chục năm qua, viên chức tất cả các cấp muốn trụ hạng, thăng hạng, nâng ngạch phải có đủ thứ chứng chỉ từ ngoại ngữ, tin học đến chức danh nghề nghiệp… Mãi tới tuần trước, Thủ tướng Việt Nam mới yêu cầu các bộ, ngành xem xét sửa đổi những quy định vốn bất cập về các loại chứng chỉ liên quan tới tuyển dụng, sử dụng, bổ nhiệm,
Dẫu báo chí Việt Nam ca ngợi chỉ đạo vừa kểnhận được sự đồng thuận của đội ngũ viên chức trên cả nước vì có rất nhiều chứng chỉ không thực chất, lâu nay vẫn được ví là những "giấy phép con" hành đội ngũ công chức, viên chức(4) nhưng những ai, hệ thống nào tạo ra Luật Viên chức và hàng loạt Nghị định, Thông tư liên quan tới quản lý, đánh giá công chức, viên chức ?
Trước, nhìn vào thực trạng kinh tế - xã hội Việt Nam có thể thấy Luật Viên chức và các Nghị định, Thông tư liên quan tới tuyển dụng, bổ nhiệm viên chức hiệu quả tới đâu. Giờ, ngắm các thứ "chuẩn" và nghe tâm sự của các viên chức, có thể biết thêm, viên chức cũng "lên bờ, xuống ruộng" ! Lấy gì bảo đảm hệ thống chính trị, hệ thống công quyền với tâm và tầm như thế có thể tự điều chỉnh ?
Trân Văn
Nguồn : VOA, 24/03/2021
Chú thích
(4) https://laodong.vn/xa-hoi/ra-soat-tong-the-de-loai-bo-nhung-chung-chi-khong-thuc-chat-891364.ldo