Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Diễn đàn

16/06/2021

Tham vọng hạt nhân Trung Quốc để lộ sự yếu kém công nghệ tinh vi

Anh Vũ - VOA tiếng Việt

Trung tâm EPR Đài Sơn : Giữa tham vọng hạt nhân của Trung Quốc và công nghệ Pháp

Anh Vũ, RFI, 16/06/2021

Trung tâm điện hạt nhân Đài Sơn của Trung Quốc với hệ thống lò phản thế hệ thứ 3 EPR duy nhất đang hoạt động trên thế giới, do Pháp thiết kế xây dựng bị sự cố rò rỉ khí phóng xạ. Sự cố này là một vố đau đối với tham vọng hạt nhân của Trung Quốc cũng như với Công ty Điện lực Quốc gia Pháp (EDF), nhà cung cấp độc quyền công nghệ lò phản ứng EPR.

hatnhan1

Trên công trường xây dựng lò phản ứng hạt nhân EPR Đài Sơn, liên doanh giữa Pháp và Trung Quốc, ngày 17/10/2013.  AP - Bobby Yip

Hai lò phản ứng hạt nhân EPR của nhà máy điện Đài Sơn được đặt bên bờ sông Châu Giang trong tỉnh Quảng Đông, miền nam Trung Quốc. Trung tâm điện hạt nhân này được khánh thành năm 2018 để cung cấp điện cho cho hoạt động công nghiệp tập trung rất đông trong tỉnh Quảng Động. Hôm thứ Hai (14/06) vừa qua, kênh truyền hình Mỹ CNN loan tin một số lượng bất thường khí nhiễm xạ đã thoát ra từ quy trình làm lạnh của lò phản ứng số 1, khiến hoạt động của trung tâm Đài Sơn bị gián đoạn từ nhiều tuần nay. Thông tin này ngay lập tức đã thú hút sự chú ý của giới chuyên môn hạt nhân cũng như làm dấy lên các nghi hoặc về độ tin cậy của lò EPR, một tinh hoa của ngành công nghiệp hạt nhân Pháp.

Hôm qua (15/06), bộ Môi Trường và Cơ quan An toàn hạt nhân đã phải ra thông cáo giải thích nguyên nhân sự cố. Đó là do có một số lượng nhỏ các thanh nhiên liệu ( khoảng 5 thanh) bị hư hại dẫn đến hiện tượng tích tụ khí phóng xạ tăng bất thường tại trung tâm Đài Sơn. Thông cáo đồng thời giảm thiểu mức độ nguy hiểm của hiện tượng, khẳng định không có phóng xạ thoát ra ngoài môi trường cũng như không phải ngừng hoạt động của lò phản ứng.

Tập đoàn điện lực Pháp EDF không phải là chủ khai thác trung tâm Đài Sơn, nhưng là nhà cung cấp công nghệ lò EPR, đồng thời là cổ đông góp 30% vốn vào trung tâm điện hạt nhân này cùng các tập đoàn năng lượng lớn của Trung Quốc. EDF cho biết đã được thông báo về hiện tượng từ tháng 10 nắm ngoái, nhưng khẳng định không có chuyện thoát khi nhiễm xạ ra ngoài không khí và đây là những trục trặc thông thường trong vận hành lò phản ứng. Trong khi đó theo tiêu chuẩn an toàn hạt nhân tại Pháp, một trục trặc tương tự chắc chắn sẽ dẫn đến ngừng hoạt động lò phản ứng.

Lò phản ứng EPR : trục trặc từ trên công trường xây dựng

Lò phản ứng hạt nhân EPR thuộc độc quyền công nghệ của Pháp được đánh giá là an toàn nhất và quyết định tương lai của điện hạt nhân. Liên doanh hợp tác với EDF, Trung Quốc đã khánh thành đưa vào vận hành 2 lò phản ứng EPR đầu tiên của trung tâm Đài Sơn cách đây 3 năm. Đây cũng là những lò EPR duy nhất đã đi vào hoạt động trên thế giới.

Trong những năm qua, EDF liên tục gặp các trục trặc rắc rối từ trên công trình xây dựng lò phản ứng EPR. Hai công trình khởi công trước trung tâm Đài Sơn, một ở Phần Lan và một ở Pháp vẫn chưa thể đi vào hoạt động sau 15 năm khởi công do các vấn đề về kỹ thuật cũng như tài chính.

Sự cố ở Đài Sơn được phát hiện vào lúc mà EDF đang cố gắng hoàn tất công trình duy nhất tại Pháp, trung tâm Flamanville (Normandie) đồng thời hy vọng sẽ được xây dựng thêm nhiều trung tâm nữa ở trong nước. Chính phủ Pháp vẫn thận trọng muốn chờ khởi động trung tâm EPR đầu tiên, trong điều thuận lợi nhất có thể vào cuối năm 2022, rồi mới ra quyết định có xây thêm hay không sáu lò EPR.

Bên cạnh đó, EDF cũng đang tiến hành đàm phán với nhiều nước Châu Âu như Ba Lan, Cộng Hòa Séc về các dự án EPR. Anh Quốc, nơi có 2 lò EPR đang trong quá trình xây dựng, cam kết sẽ đặt hàng thêm hai lò. Tập đoàn Pháp cũng đang tiến hành thương lượng với Ấn Độ để lắp đặt tại nước này một trung tâm điện hạt nhân khổng lồ với 6 lò phản ứng EPR tại Jaitapur.

Các lò phản ứng hạt nhân thế hệ thứ 3 EPR siêu hiện đại được đánh giá là bàn đạp để thực hiện chiến lược chuyển tiếp năng lượng sạch trong khi mà năng lượng mặt trời hay điện gió chưa thực sự thuyết phục. Nước Đức tuyên bố từ bỏ điện hạt nhân lại xây dựng quá trình chuyển tiếp năng lượng bằng cách quay lại than. Pháp cũng như Trung Quốc và Mỹ, những cường quốc hạt nhân dân sự đều đặt kỳ vọng vào nguyên tử.

Với công nghệ độc quyền lò EPR, tập đoàn Pháp có thể cạnh tranh dễ dàng trên trường quốc tế trong lĩnh vực hạt nhân dân sự với Nga hay với chính Trung Quốc, nước cũng đang phát triển các lò hạt nhân riêng. Phần đông các chuyên gia nhận định sự cố gặp phải tại trung tâm Đài Sơn sẽ đặt ra vấn đề về độ tin cậy của thế hệ lò phản ứng EPR.

Trung Quốc : Tham vọng trở thành cường quốc hạt nhân số 1 thế giới

Theo ông Nicolas Mazzucchi, thuộc Quỹ Nghiên cứu Chiến Lược Pháp, "vẫn còn quá sớm để rút ra bất cứ kết luận nào" nhưng "trên thực tế, đó là một tin rất xấu đối với lĩnh vực hạt nhân Trung Quốc trên bình diện quốc tế". Vấn đề nảy sinh ở Đài Sơn đặt ra câu hỏi cho tương lai của hạt nhân Trung Quốc. Sự phát triển hạt nhân diễn ra mạnh mẽ ở đất nước này, nhưng vẫn còn giới hạn trong quy mô cả nước vì những thận trọng sau thảm họa Fukushima năm 2011.

Trung tâm EPR Đài Sơn được coi như là chiếc tủ kính trưng bày chính sách hạt nhân dài hạn của Bắc Kinh. Phát triển năng lượng hạt nhân càng trở nên cấp bách do cuộc chạy đua kinh tế phi các bon đang được ông Tập Cận Bình phát động. Năm ngoái, lãnh đạo Trung Quốc đặt mục tiêu đến năm 2060, nước này sẽ đạt mức trung hòa các bon. Như vậy từ nay đến đó, công xưởng thế giới Trung Quốc sẽ phải cắt giảm rất mạnh sự lệ thuộc của vào năng lượng hóa thạch, hiện chiếm 69% sản xuất điện, trong đó chủ yếu là than đá. Trong khi đó năng lượng nguyên tử mới chỉ chiếm tỷ trọng 3% sản lượng điện.

Với khoảng năm chục lò phản ứng đang hoạt động và 18 lò đang xây dựng, Trung Quốc đã chiếm vị trí thứ 3 thế giới về số lượng lò phản ứng hạt nhân, chỉ sau Hoa Kỳ và Pháp. Xu hướng phát triển năng lượng hạt nhân của Trung Quốc sẽ còn tăng nhiều nữa theo kế hoạch 5 năm (2021-2025) vừa công bố hồi tháng Ba năm nay.

Về lâu dài, mở rộng hợp tác với ngước ngoài, Bắc Kinh muốn dần dần làm chủ lĩnh vực hạt nhân. Trung Quốc có tham vọng trở thành nhà xuất khẩu công nghệ hạt nhân hàng đầu thế giới nhằm chủ yếu vào các loại lò phản ứng giá thành rẻ để có thể cạnh tranh với Pháp và Mỹ.

Anh Vũ

Nguồn : RFI, 16/06/2021

******************

Trung Quc nói không có rò r phóng x nhà máy đin ht nhân

VOA, 16/06/2021

Trung Quc hôm 16/6 nói rng không có rò r ti nhà máy đin ht nhân Đài Sơn và h đã không nâng mc phóng x cho phép gn nhà máy, đáp li tin tc mà CNN đã loan báo hi đu tun này.

hatnhan2

Nhà máy ht nhân Đài Sơn, Quảng Đông, Trung Quốc.

CNN hôm 14/6 đưa tin rng Framatome, công ty Pháp thiết kế các lò phn ng (cho Trung Quc), cho biết cơ quan qun lý an toàn ht nhân ca Trung Quc đã nâng gii hn v mc đ bc x cho phép bên ngoài nhà máy tnh Qung Đông đ tránh phi đóng ca.

B Sinh thái và Môi trường Trung Quc, b ch qun ca cơ quan giám sát an toàn ht nhân ca nước này, hôm 16/6 nói rng cáo buc nêu trên hoàn toàn "sai".

B này cho biết Cc Qun lý An toàn Ht nhân Quc gia (NNSA) đã xem xét các thông s k thut cho các loi khí trơ được s dng trong cht làm mát lò phn ng ti Đài Sơn, nhưng điu này "không liên quan gì đến vic phát hin bc x bên ngoài nhà máy ht nhân".

Theo B này, h đã phát hin thy s gia tăng mc bc x trong mch chính ca lò phn ng t máy s 1 ca Đài Sơn, nhưng nó nm trong gii hn v thông s hot đng an toàn.

S gia tăng là do hư hng lp bc ca mt s ít thanh nhiên liu, mt điu bình thường trong quá trình sn xut, vn chuyn và np nhiên liu, B cho biết trên tài khon mng xã hi Wechat.

B này nói rng "vic rà soát môi trường khu vc lân cn nhà máy Đài Sơn không phát hin thông s bt thường nào... cho thy không có rò r nào xy ra".

Theo B này cho biết, khong 5 trong s hơn 60.000 thanh nhiên liu lõi ca lò phn ng T máy s 1 ước tính đã b hư hi, chiếm dưới 0,01% trong tng s, thp hơn nhiu so vi mc thiết kế ti đa là 0,25%.

B còn cho biết h s giám sát cht ch mc đ phóng x ti lò phn ng, đng thi duy trì liên lc vi Cơ quan Năng lượng Nguyên t Quc tế cũng như cơ quan giám sát an toàn ht nhân ca Pháp.

Hôm 14/6, Framatome cho biết h đang đánh giá tình hình ti nhà máy Đài Sơn, nơi mà công ty này nói là đang hot đng nm trong các thông s an toàn theo d liu có sn.

D án Đài Sơn, tnh Qung Đông, cách Hong Kong khong 200km, là mt liên doanh gia Tng Công ty Đin Ht nhân Trung Quc vi Tp đoàn Đin lc Pháp (EDF). D án được hoàn thành vào năm 2019 và bao gm hai lò phn ng thế h th ba do Pháp thiết kế.

Trung Quc hin có 49 lò phn ng ht nhân đang hot đng toàn công sut, nhiu th ba trên thế gii sau M và Pháp.

Cơ quan Năng lượng Nguyên t Quc tế xếp hng các s c an toàn ht nhân theo thang đim t 1 đến 7. Trung Quc cho biết các nhà máy ca h chưa bao gi tri qua bt k s c nào cao hơn mc 2. C thm ha Fukushima ln Chernobyl đu là mc 7.

Cơ quan Qun lý Năng lượng Quc gia Trung Quc đã đưa ra các hướng dn cht lượng mi cho lĩnh vc này vào cui năm ngoái.

Trong mt tuyên b được đưa ra sau khi các hướng dn được công b, cơ quan này cho biết "các vn đ cht lượng" đã xut hin trong quá trình xây dng các lò phn ng trong nhng năm gn đây.

Cơ quan này còn cho biết quá trình mua sm thiết b tp trung quá nhiu vào vic gim thiu chi phí và quá trình thiết kế thường không đy đ. Tuy nhiên, cơ quan qun lý không nêu tên c th ca bt k lò phn ng nào.

Theo Reuters

Quay lại trang chủ

Additional Info

  • Author: Anh Vũ, VOA tiếng Việt
Read 509 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)