Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Diễn đàn

23/06/2021

Học giả Trung Quốc đề xuất ‘hệ thống Thiên hạ mới của Nho giáo’

Bạch Đồng Đông

Ngày 29-30 tháng 5 năm 2021, Đại học Ngoại ngữ Thượng Hải đăng cai tổ chức thành công "100 năm thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc : Hội nghị chuyên đề về Tầm nhìn thế giới và Tiếng nói toàn cầu" với sự góp mặt của nhiều chuyên gia đến từ các học viện, trường đại học, viện nghiên cứu trong và ngoài Trung Quốc. Dưới đây là bài phát biểu của ông Bạch Đồng Đông – Giáo sư khoa Triết học thuộc Đại học Phúc Đán – tại diễn đàn phụ có tên "Tầm nhìn thế giới và Tiếng nói ngoại giao" trong khuôn khổ hội nghị này.

100nam1

Luồng tư tưởng chủ đạo trong gần 100 năm trở lại đây cho rằng tiêu chí quan trọng nhất của một nhà nước hiện đại chính là hình thái quốc gia dân tộc. Khi Trung Quốc bại dưới tay phương Tây vào cuối thời nhà Thanh, Lương Khải Siêu nói rằng, Trung Quốc bị đánh bại bởi vì người Trung Quốc không có tinh thần ái quốc, người Trung Quốc tuy có khái niệm gia đình và thiên hạ nhưng không có khái niệm quốc gia. Điều này là do chịu sự ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo và đây cũng là nguyên nhân quan trọng dẫn đến sự suy bại của Trung Quốc.

Cũng bắt đầu từ việc thiếu khái niệm quốc gia dân tộc, Henry Kissinger cho rằng, do đã quen với vị thế là trung tâm của thế giới và không thể giao tiếp bình đẳng với các nước khác nên Trung Quốc khó có thể trỗi dậy một cách hòa bình. Vì vậy, nhiều người cho rằng, việc xây dựng hình thái quốc gia dân tộc là con đường Trung Quốc buộc phải đi, điều này vừa là cách để Trung Quốc tự bảo vệ chính mình và chung sống hòa bình với các quốc gia dân tộc khác, cũng vừa là một tiêu chí quan trọng trong việc tiến lên mô hình nhà nước hiện đại của Trung Quốc. Nhà Hán học cánh hữu người Mỹ Lucian Pye từng nói, Trung Quốc không phải một quốc gia mà là một nền văn minh. Trong 100 năm qua, cả người phương Tây và người Trung Quốc đều cố nhồi nhét nền văn minh này vào khuôn khổ mô hình quốc gia dân tộc mà người phương Tây tưởng tượng ra. Tuy nhiên, khi mà Trung Quốc cuối cùng đã trở thành một quốc gia dân tộc theo một nghĩa nào đó, các nước khác vẫn không ngừng lo ngại về Trung Quốc, đồng thời cũng không tin rằng Trung Quốc có thể trỗi dậy một cách hòa bình. Sự nghi ngờ này thực ra rất hợp lý, bởi vì nhìn vào lịch sử phát triển của các quốc gia dân tộc, có rất ít quốc gia dân tộc trỗi dậy một cách hòa bình. Về mặt lý thuyết, một quốc gia dân tộc có thể vì lợi ích của đất nước mình mà bất chấp tất cả. Trong quá trình vươn lên, nó sẽ tìm kiếm ngày càng nhiều lợi ích hơn nữa từ các quốc gia khác trên thế giới để phục vụ cho lợi ích của chính mình, trong khi các quốc gia dân tộc khác đương nhiên không muốn điều đó xảy ra. Điều này chắc chắn sẽ dẫn đến xung đột và thậm chí chiến tranh.

Phương Tây đã trải qua thế lưỡng nan của mô hình quốc gia dân tộc và hiện đang thử vượt khỏi hình thái quốc gia dân tộc. Trong quá trình bắt kịp phương Tây, việc Trung Quốc ban đầu không phải một quốc gia dân tộc khiến các nước khác lo ngại, vậy mà giờ đây khi Trung Quốc đã trở thành một quốc gia dân tộc, các nước khác vẫn không thôi e ngại, điều này thật vô lý. Tuy nhiên, nếu quốc gia dân tộc là con đường bắt buộc phải đi của một nhà nước hiện đại, Trung Quốc chỉ còn cách trở thành một quốc gia dân tộc giữa những lời mắng mỏ rồi tìm cách thay đổi sau. Nhưng liệu hình thái quốc gia dân tộc có phải con đường duy nhất để hướng đến một nhà nước hiện đại ?

Từ góc độ nguồn gốc lịch sử, sau khi chế độ phong kiến ​​thi Trung c sp đổ, hình thái quc gia rng ln vi dân s đông đúc đã xut hin Châu Âu.Câu hi đặt ra đây là làm thế nào để tp hp nhiu người xa l li vi nhau ?Quc gia dân tc thc ra là mt bin pháp để ng phó vi vn đề này. Thông qua một dân tộc tưởng tượng, đặc biệt là chủng tộc trong ý thức huyết mạch, một quốc gia rộng lớn của tập hợp những người xa lạ đã cố kết lại với nhau. Nhưng đối mặt với câu hỏi này, thực sự còn có những câu trả lời khác : Marx đề xuất rằng thông qua sự cố kết giai cấp, giai cấp vô sản toàn thế giới có thể đoàn kết lại, đó là một cách. Đế chế La Mã đã áp dụng sự kết hợp giữa quân sự (bạo lực) và luật pháp. Ngày nay, cách tiếp cận này đã phát triển thành chủ nghĩa ái quốc dựa theo hiến pháp do Jürgen Habermas đề xuất. Cuối cùng, chính là con đường của Nho giáo.

Tại sao chúng ta có thể đặt mô hình do các nhà tư tưởng truyền thống Trung Quốc (Pháp gia hay Nho gia) đề xuất lên bàn cân cùng với mô hình phương Tây ? Trên thực tế, nếu phải sử dụng phép loại suy với sự phát triển của lịch sử và chính trị, thì thời cận đại khi mà Châu Âu phát triển hình thái quốc gia dân tộc rất gần với thời Xuân Thu Chiến Quốc ở Trung Quốc. Hệ thống của nhà Tây Chu có sự tương đồng với thời kỳ Trung cổ ở Châu Âu, tất cả đều chia một quốc gia rộng lớn thành các cộng đồng nhỏ tương đối đồng nhất với những người quen biết thông qua việc phân phong. Tuy nhiên, sau sự sụp đổ của hệ thống phong kiến ​​thi Tây Chu, các quc gia ch quyn thc s đã xut hin trong s hn lon ca thi Xuân Thu Chiến Quốc. Mặc dù thời đó chưa sử dụng khái niệm quốc gia chủ quyền, nhưng ở các nước lớn thời Chiến Quốc, không tồn tại vị vua đứng đầu thiên hạ nào có thể can thiệp vào công việc nội bộ của những nước này và các công việc này được quản lý bởi một nhà nước trung ương tập quyền thống nhất. Trong quan hệ giữa các quốc gia, mỗi nước đều có thể làm mọi thứ vì lợi ích của chính mình. Những vấn đề về bản sắc dân tộc và quan hệ quốc tế do những điều kiện đó mang lại cũng giống với những vấn đề của thời cận đại ở phương Tây. Do đó, chỉ sau khi so sánh những giải pháp mà các nhà tư tưởng của Bách Gia Chư Tử và phương Tây cận đại đưa ra đối với những vấn đề này, chúng ta mới có thể đánh giá mô hình nào là tốt nhất. Chúng ta hãy nhìn vào mô hình do Nho giáo đề xuất.

Quan điểm cốt lõi của Nho giáo nằm ở chữ "Nhân". Vào thời nhà Tống, chữ "Nhân" đã phát triển thành khái niệm "thiên hạ một nhà", đây là lý do tại sao Lương Khải Siêu cho rằng người Trung Quốc không có khái niệm ái quốc, bởi vì thiên hạ là một nhà nên tự nhiên sẽ không có khái niệm quốc gia. Nhưng thực ra, đây là một cách hiểu sai về Nho giáo. Mặc dù lý tưởng của Nho gia là thiên hạ một nhà nhưng vẫn nhấn mạnh rằng, ngay cả khi đạt được lý tưởng này thì trong tình yêu thương vẫn tồn tại sự hơn kém và khác biệt. Một thánh nhân dù dành tình yêu thương cho toàn nhân loại thì vẫn sẽ yêu gia đình mình hơn yêu những người hàng xóm, cũng như yêu người dân nước mình hơn yêu những người ngoại quốc. Vì vậy, trong lý tưởng của Nho gia, lợi ích trong nước cao hơn lợi ích ngoài nước là hoàn toàn chính đáng. Điều này có nghĩa là sự công nhận đối với quốc gia và lợi ích quốc gia đã đặt nền móng cho chủ nghĩa ái quốc. Nhưng chủ nghĩa ái quốc này khác với chủ nghĩa ái quốc của hình thái quốc gia dân tộc – dạng chủ nghĩa ái quốc bất chấp tất cả vì quyền lợi của đất nước mình. Theo tư tưởng yêu nước của Nho giáo, tuy lợi ích quốc gia cao hơn lợi ích nước ngoài nhưng người nước ngoài cũng là con người. Mạnh Tử cho rằng, bất cứ ai cũng phải có lòng trắc ẩn. Nói cách khác, chúng ta ưu tiên lợi ích quốc gia, nhưng chúng ta không được vì lợi ích của chính mình mà coi nhẹ lợi ích của quốc gia khác. Lấy một ví dụ đơn giản, khi thiên tai lũ lụt xảy ra, ưu tiên cứu người dân nước mình trước thì không có vấn đề gì, nhưng không thể dẫn nước lũ đến nước khác để nhấn chìm họ. Đây là điều không thể chấp nhận được trong hệ thống tư tưởng ái quốc của Nho giáo, nhưng trong hệ thống giá trị của quốc gia dân tộc, hành vi này về mặt lý thuyết là không có vấn đề gì.

Ngoài sự khác biệt trong lòng yêu nước giữa nước mình và nước ngoài, Nho giáo còn có tư tưởng phân biệt Hoa Hạ với man di. Đây không phải một khái niệm về chủng tộc mà là một khái niệm về nền văn minh. Hơn nữa, trong Xuân Thu Công Dương truyện có viết : "Nội kỳ quốc nhi ngoại Chư Hạ, nội Chư Hạ nhi ngoại Di Địch" (Đặt nước mình ở trong, Hoa Hạ ở ngoài ; đặt Hoa Hạ ở trong, Di Địch ở ngoài). Hoa Hạ ở đây là một khái niệm rộng về nền văn minh, quốc gia văn minh hình thành liên minh để bảo vệ nền văn minh và chống lại Di Địch. Nếu coi thế giới ngày nay là một phiên bản mở rộng của thời Chiến Quốc, có thể sử dụng hệ thống tư tưởng Nho giáo canh tân để giải quyết các vấn đề về bản sắc dân tộc và quan hệ quốc tế hiện nay, đây được gọi là "hệ thống Thiên hạ mới của Nho giáo". Những quốc gia kiểu Chiến Quốc Thất Hùng có bản sắc dân tộc riêng, dựa trên nền tảng văn hóa "mềm". Bản sắc văn hóa mềm như vậy có tính dung nạp. Ưu điểm của bản sắc quốc gia dân tộc nằm ở tính trực tiếp (một chủng tộc chung tưởng tượng) và tính ổn định của bản sắc, nhưng nhược điểm là quan hệ huyết mạch (mặc dù rất có thể là tưởng tượng) được dùng làm sợi dây liên kết lại có tính bài xích. Trong khi đó, Trung Quốc luôn coi bản sắc văn hóa là nền tảng của quốc gia. Người Do Thái đã bị trục xuất khỏi khắp nơi trên thế giới một cách thô bạo và chỉ có được cuộc sống tương đối yên bình tại Trung Quốc, đây chính là một biểu hiện thành công của bản sắc văn hóa.

Trong quan hệ quốc tế, Nho giáo cho rằng chủ quyền của một quốc gia phụ thuộc vào việc quốc gia đó có hoàn thành trách nhiệm của chữ "Nhân" hay không. Một nội hàm rất quan trọng của chữ "Nhân" là phục vụ nhân dân. Nhưng nhân dân ở đây không chỉ bao gồm người dân trong nước, mà còn bao gồm cả người dân nước ngoài. Tính chính danh của chủ quyền quốc gia xuất phát từ việc chịu trách nhiệm với nhân dân : Nếu người dân trong một quốc gia được chăm sóc rất tốt, nhưng môi trường bị phá hủy vì điều này và người dân của các quốc gia khác phải gánh chịu thảm họa, chủ quyền của quốc gia đó sẽ chịu những hạn chế nhất định. Nói cách khác, việc các quốc gia khác can thiệp vào công việc nội bộ của quốc gia đó về vấn đề môi trường là hợp pháp. Nếu người dân của một quốc gia phải chịu cảnh đói rét và phải dùng đến bạo lực, trong trường hợp này, nó sẽ hoàn toàn mất đi nền tảng chủ quyền. Ở một điều kiện cho phép, liên minh các quốc gia văn minh có trách nhiệm cứu dân chúng thoát khỏi cảnh lầm than, tức là "xâm lược" và giải phóng những người dân thống khổ của đất nước đó. Nói tóm lại, ở phương Tây có quan niệm nhân quyền cao hơn chủ quyền trong quan hệ quốc tế, còn quan điểm của Nho giáo cho rằng trách nhiệm của chữ "Nhân" cao hơn chủ quyền.

Cuối cùng, chúng ta hãy so sánh hệ thống Thiên hạ mới của Nho giáo với các mô hình phổ biến khác. Bản sắc của quốc gia dân tộc kết thúc ở biên giới quốc gia và nó có tính xâm lược rất cao đối với thế giới bên ngoài. Về bản chất, những vấn đề hiện nay của toàn cầu hóa là do các quốc gia dân tộc lãnh đạo toàn cầu hóa tạo ra. Toàn cầu hóa đòi hỏi phải vượt lên trên hình thái quốc gia dân tộc và việc tuân thủ các quy tắc toàn cầu đôi khi gây tổn hại đến lợi ích quốc gia. Nhưng hiện tại, chỉ các quốc gia dân tộc mới thực sự có khả năng thực hiện các quy tắc toàn cầu. Việc để những quốc gia dân tộc có thể vì lợi ích của nước mình mà không muốn tất cả lãnh đạo toàn cầu hóa vượt ra khỏi quốc gia dân tộc là một loại mâu thuẫn cố hữu, và mâu thuẫn này không sớm thì muộn sẽ bùng phát, thậm chí khiến toàn cầu hóa sụp đổ.

Về vấn đề này, Châu Âu đặc biệt là Tây Âu, nơi đã trải qua hai cuộc chiến tranh thế giới do các quốc gia dân tộc gây ra, đã cố gắng đi theo con đường của chủ nghĩa thế giới và sử dụng liên minh quốc tế để vượt lên trên lằn ranh giữa các quốc gia dân tộc. Tuy nhiên, trước đây khi phê bình các học thuyết của Dương Châu và Mặc Tử, Mạnh Tử đã chỉ ra rằng, học thuyết của Dương Chu quá ích kỷ, còn học thuyết của Mặc Tử nghe có vẻ vĩ đại, nhưng vì việc nghĩa mà hy sinh quá mức thì sẽ phản tác dụng. Tương tự, mô hình quốc gia dân tộc quá ích kỷ, trong khi chủ nghĩa thế giới nghe có vẻ hay đấy, nhưng liệu con người chúng ta có thể vượt lên trên quốc gia không ? Chúng ta thấy rằng, một Liên minh Châu Âu có trình độ phát triển và nền văn hóa tương đồng đã không thể vượt qua ranh giới quốc gia, vậy thì vượt lên trên quốc gia thông qua chủ nghĩa thế giới lại càng khó.

Chủ nghĩa ái quốc dựa theo hiến pháp đã nói ở trên là một mô hình chủ nghĩa thế giới yếu kém. Ưu điểm của nó là có thể nhanh chóng tập hợp những nhóm người không đồng nhất, vì chỉ cần họ đồng ý với cấu trúc hiến pháp là có thể trở thành thành viên của quốc gia đó, nhưng khuyết điểm của nó là sự gắn kết nội bộ chưa đủ mạnh. Hơn nữa, phương Tây đang ngày càng nhấn mạnh đến bản sắc bên trong của các nhóm nhỏ, chẳng hạn như các nhóm người đồng tính, người da đen, người Hồi giáo… Loại bản sắc nhóm nhỏ này không ngừng được củng cố, trong khi bản sắc dân tộc bị coi là có tính áp bức và bị bài xích. Sự chia rẽ nội bộ này được củng cố, bản sắc quốc gia bị coi nhẹ hoặc thậm chí bị áp chế, và kết quả chỉ có thể là quốc gia sẽ không còn là quốc gia nữa. Ngược lại với những mô hình này, Nho giáo vừa hay tìm thấy trung điểm giữa mô hình quốc gia dân tộc quá hiếu chiến và mô hình chủ nghĩa thế giới thiếu bản sắc nội tại. "Hệ thống Thiên hạ mới của Nho giáo" ít nhất có thể đáp trả những lo ngại của các quốc gia khác với sự trỗi dậy hòa bình của Trung Quốc về mặt lý thuyết.

Bạch Đồng Đông

Nguyên tác : 原创宏论|白彤东 : 以儒家新天下体系回应对中国和平崛起的怀疑, 10/06/2021

Lê Thị Thanh Loan biên dịch

Nguồn : Nghiên cứu quốc tế, 23/06/2021

Quay lại trang chủ

Additional Info

  • Author: Bạch Đồng Đông, Lê Thị Thanh Loan
Read 616 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)