Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Diễn đàn

29/06/2021

Vaccine Trung Quốc : lôi thôi giữa Hà Nội và Bắc Kinh

Nhiều tác giả

Thấy gì qua việc Trung Quốc phàn nàn Việt Nam chưa tiêm chủng cho công dân họ ?

Giang Nguyễn, RFA, 29/06/2021

Việc Trung Quốc vừa qua lên tiếng chỉ trích cách Việt Nam sử dụng vắc-xin do Bắc Kinh viện trợ không đúng như lời hứa đã khiến nhiều người dân Việt Nam thắc mắc về việc tặng vắc-xin của nước láng giềng. Người dân vốn đã nghi ngờ với chất lượng vắc-xin do Trung Quốc sản xuất, nay nói gì trước sự phàn nàn từ phía Bắc Kinh ?

Việt Nam được nói đã hoãn kế hoạch phân bổ nửa triệu liều vắc-xin Sinopharm do Trung Quốc tặng đến các tỉnh biên giới giáp Trung Quốc, sau khi nước này phàn nàn rằng Hà Nội không giữ lời hứa ưu tiên tiêm ngừa vắc-xin Covid-19 cho công dân Trung Quốc đang sinh sống, làm việc ở Việt Nam.

thaygi1

Bộ trưởng Bộ Y tế Việt Nam Nguyễn Thanh Long và Đại sứ Trung Quốc Hùng Ba hôm 20/6/2021. Courtesy of MOH

Tặng hay ban ơn ?

Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội hôm 24 tháng 6 đã tố cáo chính quyền Việt Nam "không tham vấn phía Trung Quốc trước khi phân phối vắc-xin". Sau đó một ngày, Đại sứ quán nước này qua thông báo cho biết Hà Nội nói sẽ thu xếp để sớm thực hiện cam kết tiêm vắc-xin cho các công dân Trung Quốc.

Bà Đào Thu Huệ, một giáo viên nghiên cứu về Trung Quốc từ Hà Nội nhận xét, Trung Quốc gửi tặng lô vắc-xin 500 nghìn liều mà kèm theo điều kiện phải tiêm cho công dân nước họ, là trò mưu mẹo :

"Tôi nhận thấy đây là một trò xảo trá của chính phủ Trung Quốc. Họ muốn tiêm cho công dân của họ tại nước ngoài. Đúng ra họ sẽ phải nhờ Chính phủ Việt Nam hoặc là chính phủ các nước mà họ gửi vắc-xin tới, thậm chí là phải thuê những chính phủ tiếp nhận vắc-xin đó để tiêm cho công dân của Trung Quốc. Nhưng bây giờ họ lại sử dụng ngôn từ rất xảo trá, họ nói họ tặng. Nếu mà theo nguyên tắc tặng thì người nhận sẽ có quyền sử dụng vắc-xin đó theo ý của người ta. Nhưng bây giờ khi mà chính phủ Việt Nam mới chỉ có kế hoạch thôi là định phân bổ vắc-xin cho địa phương này, địa phương kia mà không theo như Trung Quốc muốn, thì lập tức người Trung Quốc quay ra trở mặt. Người Trung Quốc ở đây mới là người trở mặt trước".

Bà Huệ đã nhiều năm sinh sống, học tập ở Trung Quốc và bà nói hành động từ Đại sứ quán Trung Quốc bộc lộ bản chất rằng người dân Trung Quốc vốn không có cái nhìn tích cực về Việt Nam :

"Cái nhìn chung, quan niệm, nhận thức của họ về người Việt Nam, thứ nhất là họ không biết gì về Việt Nam, thứ hai coi Việt Nam là một phần của Trung Quốc và thứ ba nếu những ai có một chút thông tin thì nói rằng Việt Nam đã từng nhận ơn của Trung Quốc và bây giờ đối xử không tốt với Trung Quốc".

thaygi2

Một người đàn ông được tiêm vắc-xin Sinopharm ngừa Covid-19 ở Dubai, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất hôm 8/2/2021. Ảnh : AP

Viện trợ mang màu sắc chính trị

Bộ Y tế Việt Nam mãi đến ngày 3 tháng 6 mới phê duyệt vắc-xin của Trung Quốc cho nhu cầu cấp bách phòng ngừa Covid-19 đang lây lan nhanh chóng từ cuối tháng Tư và cả thế giới đang phải đối mặt với sự khan hiếm vắc-xin. Việt Nam cũng là quốc gia cuối cùng trong khối ASEAN nhận vắc-xin từ Trung Quốc và bị xếp hạng chót về tỷ lệ tiêm chủng. Tính đến ngày 28 tháng 6 mới có khoảng 3,5 triệu người được tiêm, trong đó chỉ khoảng 173 nghìn người đã tiêm cả hai liều.

Bà Đào Thu Huệ nói, người dân Việt Nam vẫn nghi kỵ và cẩn trọng đối với vắc-xin Trung Quốc và Bắc Kinh hiểu rõ điều đó nên lô vắc-xin của họ có kèm theo điều kiện :

"Chính phủ Trung Quốc cũng lường trước được thái độ của người dân Việt Nam tẩy chay hàng Trung Quốc. Cho nên họ cũng đặt luôn điều kiện là phải tiêm cho người Trung Quốc tại đây. Thế còn chương trình vắc-xin ở Việt Nam hiện nay người Việt Nam đang có thứ tự ưu tiên, nếu mà phải lựa chọn tiêm vắc-xin thì họ thà tiêm vắc-xin của Việt Nam còn hơn là tiêm vắc-xin của Trung Quốc".

Một công nhân Việt Nam giấu tên đang làm việc tại Đài Loan nói, mặc dù ông không tán thành việc tiêm vắc-xin Trung Quốc cho người Việt Nam, nhưng đòi hỏi của Bắc Kinh phải ưu tiên cho công dân của họ không hợp lý :

"Đây là một đòi hỏi rất là quá đáng. Trung Quốc mang tiếng là viện trợ, nhưng mà viện trợ có điều kiện, số lượng thì rất ít, chỉ có 500.000 liều. Một số nước khác, Nhật Bản, Mỹ và Nga, người ta cũng viện trợ cho Việt Nam con số rất lớn mà người ta không có một đòi hỏi gì cả. Tôi cho viện trợ Trung Quốc mang tính màu sắc chính trị, không đơn thuần là hỗ trợ như các nước".

Nhà phân tích Greg Poling của Trung tâm Chiến lược và Nghiên cứu Quốc tế (CSIS) tại Washington DC, bình luận về ngoại giao vắc-xin của Trung Quốc rằng đây là chính sách nhằm tạo ảnh hưởng lên các quốc gia khác, ở Châu Phi, Đông Nam và Nam Mỹ. Trao đổi với RFA, ông nhận định qua điện thư về việc Đại sứ quán phàn nàn về cách Việt Nam phân bổ vắc-xin :

"Việc này dường như chạm đến hai xu hướng : Đầu tiên là sự chần chừ của Việt Nam trong việc tiếp nhận và phân phối vắc-xin do Trung Quốc sản xuất. Khác với các nước láng giềng, trong nhiều tháng Việt Nam đã cố gắng tránh sử dụng Sinovac hay Sinopharm (hai loại vắc-xin của Trung Quốc-pv). Và xu hướng thứ hai là sự lo lắng trên toàn khu vực rằng việc tài trợ vắc-xin của Trung Quốc đi kèm với những dây dưa chính trị nặng nề".

Mục sư Nguyễn Mạnh Hùng từ Sài Gòn nhận xét, có lẽ Trung Quốc thông qua việc tặng vắc-xin để tạo tiếng tăm về vắc-xin ‘made in China’ đang được dùng tại Việt Nam :

"Việt Nam và nhiều nước trên thế giới muốn tẩy chay, nên Trung Quốc mới hối thúc Việt Nam phải chích ngừa, mà dân Việt Nam không chích ngừa. Có thể họ nghĩ rằng nếu mà dân Việt Nam không chích thì chích cho người dân của họ đang làm việc và sinh sống ở Việt Nam, hoặc những người có nhu cầu qua Trung Quốc làm việc hoặc một số dân tỉnh biên giới. Theo tôi nghĩ Trung Quốc làm như vậy là để có những người chích thì tạo được niềm tin và ảnh hưởng, không những đối với người dân Việt Nam mà cả những người dân các nước khác trên thế giới". 

thaygi3

Tấm biển cảnh báo dịch bệnh Covid-19 ở Hà Nội hôm 29/4/2020AFP

Việt Nam cần sắp xếp khoa học trong việc tiêm vắc-xin

Mục sư Hùng cũng cho rằng những vướng mắc trong việc phân phối vắc-xin đã thể hiện những bất cập trong chương trình tiêm chủng đại trà mà chính quyền Việt Nam đang tiến hành. Điển hình, những cảnh hàng ngàn người dân Việt chen chúc xếp hàng tại nhà thi đấu Phú Thọ, TP HCM, để chờ được tiêm vắc-xin. Họ đứng san sát, vi phạm các yêu cầu về giãn cách xã hội ngay tại thời điểm mà thành phố này đang ghi nhận hàng chục ca nhiễm mới mỗi ngày.

Nhìn nhận về vấn đề này, Mục sư Hùng nói :

"Đây là cách làm thiếu khoa học của nhà nước Việt Nam. Thay vì như vậy thì tổ chức thành từng đợt nhỏ đi và thực hiện chế độ 5k của Bộ Y tế, thực hiện tốt vấn đề cách ly, giãn cách thì bảo đảm tốt hơn."

Một công nhân làm việc tại Đài Loan cũng cho biết ông không hề chứng kiến những cảnh "chen chúc" để được tiêm vắc-xin như thế tại Đài Loan :

"Tôi nghĩ thứ nhất là do những người lãnh đạo vẫn chưa lo rốt ráo vụ này, thứ hai là do người dân Việt Nam mình ý thức chưa được cao. Tôi thấy ở Đài Loan ý thức người dân tốt, họ chấp hành chính sách của nhà nước rất tốt".

Dịch Covid-19 đã tái bùng phát tại Việt Nam nhiều đợt và lý ra theo người công nhân làm việc tại Đài Loan chính quyền Việt Nam không nên để những cảnh xếp hàng chen chúc như thế xảy ra.

Giang Nguyễn

Nguồn : RFA, 29/06/2021

********************

Làn sóng chỉ trích Việt Nam trên mạng xã hội Trung Quốc sau sự cố phân bổ vắc-xin

Trường Sơn, RFA, 28/06/2021

Người dùng mạng xã hội Weibo và Guancha ở Trung Quốc chỉ trích Việt Nam dữ dội, sau khi đại sứ quán nước này ở Hà Nội ra tuyên bố tố cáo chính phủ Việt Nam "thất hứa" trong việc ưu tiên tiêm chủng cho công dân Trung Quốc đang ở Việt Nam. Làn sóng chỉ trích này thổi bùng chủ nghĩa bài ngoại trong lòng xã hội Trung Quốc và phơi bày ác cảm mà nhiều người dân nước này có đối với Việt Nam.

vaccine1

Đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam, Hùng Ba, trao vắc-xin của hãng Sinopharm cho đại diện Việt Nam hôm 20/6/2021 - Tổng lãnh sự quán Trung Quốc tại Thành phố Hồ Chí Minh

Hôm 24 tháng 6, Đại sứ quán Trung Quốc ở Việt Nam đăng một tuyên bố trên mạng xã hội Weibo , trong đó tố cáo chính quyền Việt Nam đã "không tham vấn phía Trung Quốc trước khi phân phối vắc-xin" và thông tin rằng "các ban ngành có liên quan của chính quyền Việt Nam đã hứa sẽ huỷ bỏ kế hoạch ngay sau khi bị phía Trung Quốc nhắc nhở". 

Hôm 20 tháng 6, Việt Nam tiếp nhận 500 ngàn liều vắc-xin Sinopharm sản xuất bởi Trung Quốc, kèm theo điều kiện là phải ưu tiên tiêm chủng cho công dân Trung Quốc ở Việt Nam, người Việt Nam có kế hoạch học tập và làm việc tại Trung Quốc, và người Việt Nam sống ở khu vực biên giới với Trung Quốc.

Chính quyền Việt Nam ban đầu dự định phân bổ số vắc-xin trên cho các tỉnh biên giới giáp Trung Quốc gồm Lào Cai, Hà Giang, Lai Châu, Cao Bằng, Lạng Sơn, và một số tỉnh khác như Điện Biên, Nam Định, và Thái Bình. Tuy nhiên kế hoạch này đã bị huỷ bỏ sau khi Đại sứ quán Trung Quốc lên tiếng phản đối.

Thông tin được Đại sứ quán Trung Quốc đăng tải đã trở thành đề tài được bàn tán xôn xao nhất trên mạng xã hội ở Trung Quốc, tạo ra làn sóng chỉ trích Việt Nam dữ dội với các bình luận hằn học và mang tính miệt thị.

vaccine2

Hashtag Việt Nam thất hứa ưu tiên người Trung Quốc trên mạng xã hội Weibo của Trung Quốc và các bình luận kèm theo.

Chỉ bốn ngày sau khi được đăng tải, tuyên bố trên của Đại sứ quán Trung Quốc ở Việt Nam đã có 650 triệu lượt xem và hàng chục ngàn bình luận. Người dùng Weibo ở Trung Quốc đã sáng tạo ra hashtag #越南未兑现中国人优先承诺# (Việt Nam thất hứa ưu tiên người Trung Quốc), và đã trở thành hashtag phổ biển nhất trên mạng xã hội này.

Chó, Khỉ, Sói mắt trắng là những ngôn từ được nhiều người dùng mạng xã hội Trung Quốc sử dụng để nói về Việt Nam, ám chỉ sự "vô ơn" trước những giúp đỡ từ Trung Quốc. Nhiều người cũng nhắc đến cuộc chiến tranh biên giới năm 1979 để nhấn mạnh "bản chất vô ơn" của Việt Nam. 

Hồ Tích Tiến, phóng viên của Hoàn Cầu Thời Báo, một tờ báo của Đảng cộng sản Trung Quốc, viết nhận định về hiện tượng này trên trang Weibo của ông. Ông Hồ Tích Tiến cho rằng nguyên do người dân Trung Quốc phản ứng gay gắt đối với Việt Nam là vì nhiều lẽ, bao gồm việc Việt Nam "kéo Hoa Kỳ" vào cuộc tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông với Trung Quốc, và cả việc Việt Nam "coi mình là ông chủ của bán đảo Đông Dương".

Một người quan sát Trung Quốc nói với RFA với điều kiện giấu tên qua email rằng : "đối với người Việt Nam và nước khác thì chính quyền Trung Quốc nói là họ tặng vắc-xin, nhưng đối với người trong nước thì họ lại nói là số vắc-xin này thuộc chương trình tiêm chủng cho người Trung Quốc ở hải ngoại có tên "Spring Sprout", điều này cho thấy họ có thể dễ dàng thao túng người dân trong nước, và sẵn sàng biến Việt Nam thành dê tế thần". 

Chương trình Spring Sprout (tạm dịch là Mầm Xuân) của chính phủ Trung Quốc bắt đầu vào tháng ba vừa qua với mục đích là để tiêm vắc-xin cho người Trung Quốc ở nước ngoài. Theo Bộ Ngoại giao Trung Quốc, hiện tại đã có hơn 1,18 triệu người Trung Quốc ở hơn 150 quốc gia được tiêm vắc-xin ngừa Covid-19 bao gồm vắc-xin do Trung Quốc sản xuất và vắc-xin của các nước khác. 

Cũng theo nhà quan sát này thì chủ nghĩa dân tộc ở Trung Quốc đang ngày càng thịnh hành và chính quyền Trung Quốc chịu trách nhiệm chính cho việc này. Trong vụ việc liên quan đến Việt Nam thì điều đó được bộc lộ rõ ràng. 

"Sự việc hoàn toàn có thể được giải quyết một cách êm thấm thông qua đối thoại nội bộ mà không nhất thiết phải biến nó trở thành vấn đề to tát nhằm cổ xuý chủ nghĩa dân tộc cực đoan. Đại sứ quán Trung Quốc ở Hà Nội rõ ràng là quan tâm đến việc phục vụ dư luận ở nước họ hơn là thể hiện một bộ mặt tích cực trước người Việt Nam. Đấy là lý do tại sao họ chỉ công bố câu chuyện này ở mạng xã hội Trung Quốc chứ không đưa tin ở mạng xã hội mà người Việt dùng". 

Việt Nam và Trung Quốc hiện đang có tranh chấp về chủ quyền ở Biển Đông. Những căng thẳng giữa hai nước trong các năm qua liên quan đến Biển Đông đã có lúc dẫn đến những cuộc biểu tình phản đối Trung Quốc rầm rộ tại các thành phố ở Việt Nam.

Xã hội Việt Nam hiện tồn tại tâm lý dè chừng vắc-xin sản xuất bởi Trung Quốc. Ngày 2 tháng 6, Đài Á Châu Tự do đã thực hiện khảo sát trên Facebook và kết quả cho thấy trong số 4.400 bình luận có đến 3.800 bình luận cho biết không muốn sử dụng vắc-xin có xuất xứ từ Trung Quốc.

Trường Sơn

Nguồn : RFA, 28/06/2021

*********************

Vit Nam s ‘sm’ tiêm chng cho công dân Trung Quc sau khi b phàn nàn

VOA, 28/06/2021

Vit Nam đng ý sm tiêm chng cho công dân Trung Quc sau khi b nước này phàn nàn rng quc gia Đông Nam Á không tuân th cam kết được thng nht trước đó gia hai bên v vic s dng vaccine chng Covid-19 do Bc Kinh trao tng.

vaccine3

B trưởng Y tế Nguyn Thanh Long (th 2 t phi) tiếp nhn 500.000 liu vaccine Sinopharm do Trung Quc tng t Đi s Trung Quc ti Hà Ni Hùng Ba (th 2 t phi) hôm 20/6.

Đi s quán Trung Quc Hà Ni nói trong mt tuyên b ra hôm 25/6 rng cơ quan đi din ngoi giao này đang làm vic vi B Y tế Vit Nam trong vic "hp tác tiêm chng" và rng "hai bên đã thng nht tiêm phòng cho công dân Trung Quc Vit Nam sm nht có th", theoHoàn cu Thi báo.

T báo ca cơ quan ngôn lun chính thc ca Đng Cng sn Trung Quc, có tên tiếng Anh là Global Times, cho biết rng trước đó mt ngày, Đi s quán nước này Hà Ni đã "bày t quan ngi" v vic Vit Nam không thc hin vic phân phi lô vaccine mà Trung Quc tng theo kế hoch đã thng nht trước đó.

Vit Nam hôm 20/6 nhn 500.000 liu vaccine ca hãng dược Sinopharm do Trung Quc cung cp min phí. B trưởng Y tế Nguyn Thanh Long đã tiếp nhn lô vaccine này ti mt bui l được t chc ngay ti sân bay Ni Bài Hà Ni vi s có mt ca Đi s Trung Quc Hùng Ba.

B Y tế Vit Nam nói s ưu tiên dùng vaccine mà Bc Kinh trao tng cho ba nhóm đi tượng, gm các công dân Trung Quc làm vic ti Vit Nam, người dân Vit Nam có nhu cu hc tp, làm vic, kinh doanh ti Trung Quc, và nhng người dân có nhu cu s dng vaccine này, đc bit các đa phương sát biên gii vi Trung Quc.

Tuy nhiên, theo Hoàn cu Thi báo, Đi s quán Trung Quc đã phàn nàn vi phía Vit Nam rng kế hoch trin khai lô vaccine này đã không đúng như tho thun trước đây nhm ưu tiên cho 3 nhóm đi tượng k trên.

Cùng đưa tin v vic này,Bloomberg trích dn mt quan chc ca s quán Trung Quc Hà Ni nói rng "Theo s nht trí gia hai bên, chính ph Vit Nam đã nhiu ln ha rng vaccine do Trung Quc vin tr s được ưu tiên cho công dân Trung Quc, nhng người Vit Nam có nhu cu sang Trung Quc làm vic, và nhng người sng khu vc biên gii".

B Y tế Vit Nam hôm 23/6 cho biết s phân b 500.000 liu vaccine ca Trung Quc tng cho 9 tnh phía Bc, gm c hai tnh không giáp biên là Thái Bình và Nam Đnh, nhưng trong đó Qung Ninh, tnh giáp biên gii Trung Quc, nhn nhiu nht vi 230.000 liu, theo VnExpress.

Hoàn cu Thi báo, thuc Nhân dân Nht báo ca Trung Quc, trích dn tuyên b ca Đi s quán nước này cho biết rng "Vit Nam sau đó đã rút li kết hoch phân phi này".

B Ngoi giao Vit Nam không tr li ngay lp tc yêu cu bình lun ca VOA trước thông tin mà Đi s quán Trung Quc đưa ra v vic Vit Nam không thc hin theo tho thun đã thng nht gia hai bên v vic s dng vaccine do Bc Kinh trao tng.

Người dùng mng xã hi Trung Quc đã bày t tc gin v vic phân phi vaccine Sinopharm ca Vit Nam, trong đó mt s người ch trích Vit Nam đã "không gi li ha", theo Hoàn cu Thi báo. "Vit Nam không tôn trng cam kết ưu tiên người Trung Quc" là ch đ được tìm kiếm nhiu nht hôm 25/6 trên mng Weibo, mt dch v mng xã hi ca Trung Quc ging vi Twitter, theo Bloomberg.

Người phát ngôn B Ngoi giao Vit Nam Lê Th Thu Hng hôm 24/6 nói vi phóng viên rng "Vit Nam không phân bit đi x trong quá trình chăm sóc sc khe cũng như tiêm chng gia công dân Vit Nam và công dân nước ngoài đang sinh sng, hc tp và làm vic ti Vit Nam" sau khi được yêu cu bình lun trước nhng ý kiến v vic phân bit đi x trong ưu tiên tiêm chng.

Vit Nam mi ch tiêm chng được ít nht mt liu vaccines Covid-19 cho chưa đy 3 triu trong tng s hơn 98 triu dân, mt trong nhng t l thp nht trong khu vc, trong khi đang chng chi vi làn sóng bùng phát dch trong cng đng ti t nht t cui tháng 4 va qua.

Nguồn : VOA, 28/06/2021

*******************

Vắc-xin Trung Quốc : Của cho không bằng cách cho

Hoài Đông, RFA, 28/06/2021

Ngoại giao vắc xin của Trung Quốc

Kể từ khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tuyên bố rằng vắc-xin ngừa Covid-19 do nước này sản xuất sẽ trở thành "hàng hóa phổ thông toàn cầu", Bắc Kinh đã tham gia vào quảng bá sản phẩm của mình trên khắp thế giới nhằm nâng cao hình ảnh "mềm", thiện chí và uy tín trong mắt cộng đồng quốc tế.

vaccine4

Đại sứ Trung Quốc ở Hà Nội, Hùng Ba, trao tặng 500.000 liều vắc-xin của hãng Sinopharm (Trung Quốc) tặng Việt Nam hôm 20/6/2021 ở sân bay Nội Bài, Hà Nội - Tổng lãnh sự quán Trung Quốc tại Thành phố Hồ Chí Minh

Trong bối cảnh đại dịch vẫn tiếp tục hoành hành, Trung Quốc đang cố gắng thể hiện như một cường quốc toàn cầu có trách nhiệm với "chính sách ngoại giao vắc-xin" và tìm cách triển khai vắc-xin đến các khu vực khác như Châu Phi, Châu Á và Nam Mỹ…

Trên thực tế, chính sách ngoại giao vắc-xin của Trung Quốc giúp "làm đẹp" hình ảnh của chính phủ nước này trong mắt cộng đồng quốc tế nói chung, cũng như giúp đoàn kết với các nước tham gia Sáng kiến "Vành đai và Con đường" (BRI) nói riêng. Ví dụ, Ngoại trưởng Algeria Sabri Boukadoum đã gửi lời cảm ơn Trung Quốc vì đã viện trợ vắc-xin, đồng thời khẳng định hết lòng ủng hộ BRI. Chiến lược ngoại giao vắc xin của Trung Quốc thậm chí còn phục vụ lợi ích chính trị trong nước khi làm hài lòng nhân dân thông qua mức độ hiệu quả của biện pháp kiểm soát dịch bệnh tại nhà, cũng như hỗ trợ các nước khác. 

Bắc Kinh cũng cho biết ưu tiên sẽ được dành cho các nước sông Mekong - Campuchia, Lào, Myanmar, Thái Lan và Việt Nam - và hứa rằng Philippines sẽ được tiếp cận nhanh chóng, trong khi các quốc gia Mỹ Latinh và Caribe sẽ nhận được khoản vay 1 tỷ đô la Mỹ để mua vắc-xin.

Có thật là viện trợ ?

Thế nhưng "chính sách ngoại giao vắc xin" của Trung Quốc lại bị thất bại tại Việt Nam, quốc gia láng giềng thân thiết "mười sáu chữ vàng, bốn tốt" của Trung Quốc.

Trung Quốc vốn coi Việt Nam là nước "nằm trong vùng ảnh hưởng" của họ từ lâu. Hai quốc gia này có những lịch sử phức tạp trong quan hệ của đôi bên. Trung Quốc là quốc gia cộng sản đã trợ giúp cho chính quyền cộng sản Việt Nam trong nhiều năm chống Pháp, nhưng Trung Quốc cũng đã tấn công Việt Nam trên đất liền năm 1979 và nhiều lần khác trên biển.

Quan hệ Việt - Trung gần đây ngày càng trở nên lạnh nhạt do các hành động hiếu chiến của Trung Quốc trên biển Đông. Chính vì vậy, mặc dù lẽ ra Việt Nam là quốc gia được ưu tiên trong "chính sách ngoại giao vắc-xin" của Trung Quốc, nhưng trên thực tế Việt Nam lại là quốc gia hiếm hoi, nếu không nói là duy nhất ở Đông Nam Á không muốn lệ thuộc vào vắc-xin của Trung Quốc.

Đa số người dân Việt Nam ngày càng có tâm lý căm ghét Trung Quốc bởi các hành động hung hăng, côn đồ của họ trên biển Đông, điều đó dễ dẫn tới tâm lý ghét cả vắc-xin của Trung Quốc. Gần đây, một bài báo trên tờ Bưu Điện Hoa Nam Buổi sáng của Lương Nguyễn An Điền cũng chỉ ra lý do người Việt Nam không muốn vắc-xin từ Trung Quốc (1) .

Tuy nhiên, cho tới nay, chính quyền Việt Nam đang bối rối trước sự lây lan ngày càng rộng, vượt khỏi tầm kiểm soát của con người ở đất nước này. Trong bối cảnh đó, vắc xin là giải pháp duy nhất hiệu quả để chống lại sự lây lan của dịch bệnh. Chính quyền Việt Nam đã cầu viện sự giúp đỡ vắc-xin của tất cả các quốc gia trên thế giới.

Trước tình hình đó, Nhật Bản đã viện trợ lần đầu cho Việt Nam 800.000 liều vắc xin AstraZeneca, lần hai là một triệu liều. Sự viện trợ này không đòi hỏi bất cứ điều kiện nào.

Bắc Kinh cũng tuyên bố "viện trợ" cho Việt Nam 500.000 liều vắc-xin Vero Cell. Vero Cell là vắc-xin của công ty dược phẩm Sinopharm đã được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) xếp vào danh sách sử dụng khẩn cấp (EUL) và được Chương trình Covax mua để giúp các nước tiếp cận với vắc xin một cách công bằng. Chính phủ Việt Nam đã tổ chức nguyên một chuyến bay và lễ đón nhận để tỏ lòng trọng thị sự "viện trợ" này của Trung Quốc.

Sau khi nhận, Bộ Y tế Việt Nam cho biết sẽ phân bổ 500.000 liều vắc xin này cho Trung tâm kiểm soát bệnh tật chín tỉnh và Viện Kiểm định quốc gia vắc-xin và sinh phẩm y tế.

Trong số này, Lào Cai nhận 17.300 liều, Lạng Sơn nhận 121.000 liều, Quảng Ninh 230.000 liều, Nam Định 1.700 liều, Thái Bình 1.400 liều, Điện Biên 28.000 liều, Cao Bằng 60.000 liều, Lai Châu 6.000 liều, Hà Giang 34.000 và Viện Kiểm định quốc gia vắc xin và sinh phẩm y tế (để kiểm định và lưu mẫu) 600 liều (2 ).

Nhiều người dân Việt Nam đã công khai lên tiếng là họ sẽ không chấp nhận vắc-xin này, cho dù dịch bệnh có ra sao đi chăng nữa. Do chính phủ Trung Quốc chỉ chấp nhận hộ chiếu vắc-xin cho những người sử dụng vắc-xin Trung Quốc nên chính phủ Việt Nam đã phân phối tiêm cho ba nhóm là người Trung Quốc đang làm việc tại Việt Nam, người Việt Nam có nhu cầu học tập, làm việc tại Trung Quốc và người dân khu vực biên giới. Như vậy, về thực chất, rất nhiều trong số vắc-xin này dùng cho những người Trung Quốc đang ở Việt Nam. Điều đó cho thấy thực sự "viện trợ" của Trung Quốc thế nào. Giáo sư Nguyễn Văn Tuấn (Australia) có nêu rõ trên Facebook cá nhân là "Trời ơi ! Họ dùng y bác sĩ của mình cứu người của họ, vậy mà họ và báo chí Việt Nam nói là 'donate' (biếu)".

Bỗng dưng muốn… chửi

Nhưng cũng chưa hết, bỗng dưng, ngày 25.6, Thời báo Hoàn cầu của Trung Quốc cho biết : "Đại sứ quán Trung Quốc phàn nàn Việt Nam đã không dành tiêm chủng cho kiều dân Trung Quốc như đã hứa và ra hẳn thông cáo về việc này" (3). Đại sứ quán Trung Quốc còn nói là Việt Nam đã thất bại, không giữ lời hứa. Đồng loạt các báo chí tiếng Anh đã đưa thông tin này, trong khi phía Việt Nam không được báo trước về chuyện này.

Một nhà ngoại giao kỳ cựu của Việt Nam đã viết trên Facebook : "Tặng là trân quí, nhưng tặng là tặng. Cứ muốn hỏi, sao lại không rạch ròi ra, trong 500.000 liều đó, bao nhiêu cho Việt Nam, bao nhiêu cho Trung Quốc. Để còn cảm ơn cho đúng số lượng : Tức là, không hẳn Trung Quốc đã tặng Việt Nam trọn vẹn ngần ấy liều, như công bố. Rồi khi có thắc mắc gì đó, chưa biết đã làm gì với các cơ quan Việt Nam, để đến nỗi Đại Sứ Quán Trung Quốc đã vội dùng đến việc ra thông cáo và công bố lên báo chí những sự phàn nàn như vậy".

Người Việt Nam có câu "Của cho không bằng cách cho". Qua chuyện này mới lại thấy, với cách cho như vậy, Trung Quốc thể hiện sự trịch thượng, kiêu căng và láo xược của Bắc Kinh. Mới thấy đúng là vì sao người Việt Nam không thể thân thiện được với Trung Quốc. Hay nói như Giáo sư Nguyễn Văn Tuấn : "Những bạn nào hay biện minh cho Tàu thì đây là cơ hội để nhìn lại quan điểm của mình nghen. Họ không tử tế gì với Việt Nam đâu ; họ càng ngày càng hành xử giống như các quan chức thực dân".

Hoài Đông

Nguồn : RFA, 28/06/2021

************************

Người dân nhiều nước tẩy chay vắc-xin Trung Quốc vì chất lượng thuốc và thái độ của Bắc Kinh ở Biển Đông

Liêu Quốc Đạt, RFA, 23/06/2021

Đại dịch Covid-19 tiếp tục hoành hành trên thế giới, làm gia tăng số người mắc bệnh và tử vong. Tuy nhiên, ở một số quốc gia và vùng lãnh thổ, người dân từ chối tiêm vắc-xin của Trung Quốc, bất chấp nguy cơ mắc bệnh.. Điều này xảy ra ở Việt Nam, Philippines, Đài Loan và một số nước Châu Âu. Ngay cả các công dân nước ngoài sinh sống ở Trung Quốc cũng tìm kiếm cơ hội được tiêm chủng bằng các loại vắc-xin không phải của Trung Quốc, chẳng hạn như AstraZeneca.

vaccine5

Người dân nhiều nước tẩy chay vắc-xin Trung Quốc vì chất lượng thuốc và thái độ của Bắc Kinh ở Biển Đông

Bộ Y tế Việt Nam mới đây cho biết, ngày 20/6, Trung Quốc đã cung cấp cho Việt Nam 500.000 liều vắc-xin. Số vắc-xin này sẽ được ưu tiên tiêm cho ba nhóm : Người Trung Quốc đang làm việc tại Việt Nam, người Việt Nam có nhu cầu học tập, làm việc tại Trung Quốc và người dân khu vực biên giới (1).

Việc nhận và sử dụng vắc-xin từ Trung Quốc gây nên một làn sóng dư luận của người dân Việt Nam. Đông đảo người dân lên Facebook thể hiện công khai rằng họ không muốn và sẽ không chích vắc-xin từ Trung Quốc, cho dù hậu quả có thế nào đi chăng nữa.

Vậy vì sao nhiều người dân Việt Nam và các quốc gia khác lại ghét vắc-xin của Trung Quốc như vậy ? Có hai lý do để giải thích cho sự căm ghét này. Thứ nhất, đó là lo ngại về chất lượng vắc-xin của Trung Quốc ; Thứ hai, đó là với các hành động ngang ngược của Trung Quốc trên biển Đông, đã khiến nhiều người dân muốn tẩy chay vắc-xin từ Trung Quốc.

Nghi ngờ về chất lượng vắc-xin của Trung Quốc

Thoạt nhìn, có vẻ Trung Quốc là nước đi đầu trong cuộc chiến chống đại dịch Covid-19. Họ là nước đầu tiên phát triển vắc-xin phòng ngừa căn bệnh này, khoảng một tỷ mũi tiêm đã được thực hiện ở Trung Quốc, các công ty dược phẩm địa phương gửi hơn 350 triệu liều vắc-xin ra nước ngoài và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã cho phép sử dụng vắc-xin Sinopharm và Sinovac Biotech do Trung Quốc sản xuất (dù chỉ trong trường hợp khẩn cấp). 

vaccine6

Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte (phải) bắt tay Đại sứ Trung Quốc Huang Xijan trước một máy bay chở vắc-xin Sinovac của Trung Quốc gửi Philippines hôm 28/2/2021. AP

Nhưng từ tháng 5/2020, Trung Quốc đã không ngừng nhấn mạnh rằng vắc-xin ngừa Covid-19 do Trung Quốc nghiên cứu phát triển "đứng hàng đầu thế giới". Phó Giám đốc Trung tâm Quan hệ quốc tế, Đại học Nhân dân Trung Quốc Kim Xán Vinh thậm chí còn cho rằng vắc-xin ngừa Covid-19 của Trung Quốc chiếm bốn vị trí đầu tiên trong danh sách 10 loại vắc-xin ngừa Covid-19 an toàn nhất thế giới.

Vấn đề là, trên phương diện vắc-xin ngừa Covid-19, chưa có tổ chức, chuyên gia hay tạp chí uy tín quốc tế nào thừa nhận vắc-xin ngừa Covid-19 của Trung Quốc đứng hàng đầu thế giới.

Thực tế, trong cuộc chiến chống đại dịch Covid-19, Trung Quốc tự nhận có "ưu thế về mặt thể chế". Tuy nhiên, ưu thế ấy được xây dựng trên cơ sở sử dụng các biện pháp mạnh, phong tỏa tin tức, người dân tự giác hoặc ép buộc phối hợp… khiến tình hình dịch bệnh ở Trung Quốc trở nên tương đối nhẹ so với các nước khác, trở thành một trong những thành tích chính trị của nước này. Ở phương Tây cũng có không ít người khẳng định hiệu quả chống dịch của Trung Quốc, nhưng nhìn chung cho rằng biện pháp chống dịch của Trung Quốc về căn bản không thể áp dụng trong xã hội tự do Âu-Mỹ.

Báo cáo cho thấy tại Hong Kong có ba trường hợp tử vong sau khi tiêm vắc-xin Trung Quốc ; 1 phụ nữ Hàn Quốc cũng tử vong sau khi tiêm vắc-xin ở Thượng Hải. Theo tin tức công khai, tới thượng tuần tháng 3/2021, vắc-xin Sinovac đã được tiêm 44 triệu mũi, ít nhất 56 người chết sau khi tiêm vắc-xin này. Số ca tử vong không nghiêm trọng, cho nên, vẫn chưa dẫn tới tẩy chay hay cấm sử dụng.

Trung Quốc đã cung cấp vắc-xin ngừa Covid-19 cho 69 quốc gia mà tình hình dịch bệnh căng thẳng. Lãnh đạo một số nước như Indonesia, Ai Cập, Thổ Nhĩ Kỳ, Serbia, Jordan… đã tiêm vắc-xin ngừa Covid-19 của Trung Quốc và khẳng định hiệu quả của nó. Một chuyên gia Trung Quốc là ông Kim Xán Vinh đã tuyên bố vắc-xin ngừa Covid-19 của Trung Quốc có hiệu quả 100%. Nhưng kết quả thử nghiệm ở Brazil cho thấy hiệu quả của vắc-xin ngừa Covid-19 do Trung Quốc nghiên cứu phát triển chỉ đạt 50,4%.

Lãnh đạo các nước như Anh, Mỹ, Canada… đều đã công khai tiêm ngừa Covid-19 để gia tăng sự tin tưởng của người dân vào tác dụng phòng ngừa dịch bệnh của việc tiêm vắc-xin. Tuy nhiên, lãnh đạo Trung Quốc tới nay vẫn chưa công khai tiêm vắc-xin ngừa Covid-19 do nước này nghiên cứu phát triển. Giám đốc Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Trung Quốc Cao Phúc thẳng thắn nói rằng tác dụng của vắc-xin Trung Quốc "không quá lý tưởng". Theo ông Cao Phúc, việc WHO trước đây không chấp thuận vắc-xin Trung Quốc là điều dễ hiểu vì vắc-xin Trung Quốc thiếu dữ liệu thử nghiệm giai đoạn ba. Có người cho rằng việc không thể cung cấp dữ liệu đợt ba là do dữ liệu xấu, nên không dám công bố. Thiếu minh bạch đã khiến dư luận đặt câu hỏi về tính an toàn của vắc-xin Trung Quốc.

Dã tâm và hành động của Trung Quốc ở Biển Đông

Theo giới quan sát, số vắc-xin của Trung Quốc đến Việt Nam diễn ra khi Bắc Kinh muốn nâng cao vị thế của mình trong khu vực thông qua "chính sách ngoại giao vắc-xin". Cùng ngày Việt Nam tiếp nhận lô vắc-xin Trung Quốc, một lô vắc-xin khác của hãng Sinopharm cũng đã đến Bangkok (Thái Lan).

Các hành động hung hăng của Trung Quốc ở biển Đông gần đây đã khiến đa số người Việt Nam không có thiện cảm với chính quyền Trung Quốc. Kể từ năm 2007 trở lại đây, Trung Quốc ngày càng lộ rõ dã tâm chiếm đoạt biển Đông trở thành ao nhà của họ. Ngay trong năm nay, Trung Quốc đã gây hấn với hàng loạt quốc gia trên biển Đông. Đầu năm, Trung Quốc thông qua Luật Hải cảnh với việc cho phép lực lượng Hải cảnh Trung Quốc có thể tấn công bằng vũ khí đối với các tàu cá quốc gia khác trong vùng biển "thuộc thẩm quyền của Trung Quốc". Trung Quốc luôn khẳng định vùng biển nằm trong "đường lưỡi bò" chiếm gần 90% biển Đông là "vùng biển thuộc chủ quyền của họ". Từ đầu tháng 3 cho đến nay, Trung Quốc đã triển khai hàng trăm tàu cá xung quanh khu vực Đá Ba Đầu (quần đảo Trường Sa). Đầu tháng sáu, 16 máy bay Trung Quốc đã uy hiếp vùng trời của Malaysia tại khu vực gần bãi Luconia. Chính vì vậy, nhiều người dân Đông Nam Á đã tức giận, đòi tẩy chay vắc-xin từ Trung Quốc.

vaccine7

Tuần duyên Philippines theo dõi tàu cá Trung Quốc ở Sabina Shoal hôm 5/5/2021. AFP

Tại Philippines, dân chúng quốc gia này đang tỏ thái độ chống Trung Quốc do các hành động hung hăng của nước này ở Biển Đông và Trung Quốc cũng là nơi khởi nguồn của đại dịch Covid-19. Richard Heydarian, nhà phân tích chính trị ở Manila, nói : "Trung Quốc đang chịu nhiều điều tiếng xấu ở Đông Nam Á" và nhận thức được rằng họ cần phải tìm cách xoa dịu. Ông Heydarian cho rằng do virus SARS-CoV-2 khởi nguồn từ Trung Quốc, nước này phải "nhân đôi trách nhiệm". Chuyên gia này cũng đưa ra nhận định Trung Quốc đang gặp nhiều bất lợi hơn mọi người nghĩ. "Cho đến tháng 5/2020, Trung Quốc còn chiếm thế thượng phong trong tranh chấp ở Biển Đông, nhưng mọi chuyện cũng đang thay đổi. Hãy nhìn những tuyên bố phản đối từ Indonesia, từ Việt Nam, thậm chí cả Malaysia", ông Heydarian phát biểu.

Liêu Quốc Đạt

Nguồn : RFA, 23/06/2021

Quay lại trang chủ

Additional Info

  • Author: Giang Nguyễn, Trường Sơn, Hoài Đông, Liêu Quốc Đạt
Read 659 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)