Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Diễn đàn

15/07/2021

Đài Loan trong chính sách quốc phòng Nhật Bản

Thu Hằng - Trọng Thành

Trung Quốc triển khai máy bay có thể xuất kích từ các tiền đồn quân sự ở Biển Đông

Thu Hằng, RFI, 15/07/2021

Quân đội Trung Quốc đã triển khai nhiều máy bay trực thăng và máy bay cảnh báo sớm trên hai hòn đảo bị Bắc Kinh chiếm đóng ở Biển Đông. Một số chuyên gia, được trang Washington Times trích dẫn ngày 13/07/2021, cho rằng đây là dấu hiệu cho thấy quân đội Trung Quốc đã bắt đầu những hoạt động bay thường lệ từ những căn cứ này.

dailoan1

Máy bay vận tải A Y-9 và chiến đấu cơ J-15 của Trung Quốc biểu diễn trong lễ kỷ niệm 70 năm chiến thắng phát xít Nhật, tổ chức tại Bắc Kinh ngày 03/09/2015.  AP - Mark Schiefelbein

Theo nhiều hình ảnh chụp từ vệ tinh mà Washington Times có được, máy bay tuần tra và cảnh báo sớm KJ-500 đã được triển khai vào tháng Năm và tháng Sáu tại đá Vành Khăn (Mischief Reef) thuộc quần đảo Trường Sa. Còn máy bay vận tải Y-9 và một máy bay trực thăng Z-8 được triển khai tại đá Xu Bi (Subi Reef) vào tháng Sáu và tháng Bẩy. Vào tháng 04/2020, Trung Quốc cũng đưa máy bay tuần tra chống ngầm KQ-200 đến đá Chữ Thập (Fiery Cross Reef).

Đá Vành Khăn và đá Xu Bi cùng với đá Chữ Thập tạo thanh tam giác quân sự được Trung Quốc trang bị nhiều tên lửa tối tân từ vào năm 2018 dù trước đó, tại Washington (Mỹ), chủ tịch Tập Cận Bình cam kết không quân sự hóa khu vực này.

Mỹ theo dõi hoạt động của tầu ngầm Trung Quốc ở Biển Đông

Ngoài các chiến dịch vì tự do lưu thông hàng hải, quân đội Mỹ cũng theo dõi chặt chẽ hoạt động tầu ngầm của Trung Quốc. Trong báo cáo ngày 13/07, Tổ chức Sáng kiến theo dõi tình hình chiến lược Biển Đông (SCSPI) có trụ sở ở Bắc Kinh cho biết tầu tuần tra của Hoa Kỳ hoạt động ở Biển Đông gần như hàng ngày trong nửa đầu năm 2021 (cụ thể là 161 trên 181 ngày), đặc biệt ở vùng biển gần quần đảo Hoàng Sa, nơi được cho là một điểm nóng.

Hoa Kỳ có 5 tầu giám sát đại dương USNS (Victorious, Able, Effective, Loyal và Impeccable) đóng tại Nhật Bản. Những tầu này lần lượt được điều đến Biển Đông và hoạt động ít nhất từ 10 đến 40 ngày. Trang South China Morning Post nhắc lại lập trường của Washington là những chiến dịch trên có ý nghĩa cần thiết để kiểm soát những yêu sách chủ quyền quá đáng của Trung Quốc.

Thu Hằng

Nguồn : RFI, 15/07/2021

***********************

Trung Quốc đưa thêm máy bay quân sự đến Trường Sa

RFA, 15/07/2021

Truyền thông Nhà nước Việt Nam hôm 15 tháng 7 dẫn nguồn từ The Washington Times về tin những hình ảnh chụp từ vệ tinh mà báo này có được cho thấy máy bay vận tải Y-9 và trực thăng Z-8 của quân đội Trung Quốc hiện diện trên đá Subi trong tháng 6 và tháng 7. Còn trong tháng 5 và tháng 6, máy bay kiểm soát và cảnh báo sớm KJ-500 được nhìn thấy ở đá Vành Khăn.

22222222222222222222222

Tàu Trung Quốc đang nạo vét ở Đá Vành Khăn thuộc quần đảo Trường Sa hôm 21/5/2015 - Reuters

Quân đội Trung Quốc vừa điều thêm lực lượng giám sát trên biển và trên không ra một số cấu trúc ở Trường Sa tại Biển Đông.

Trước đó, hôm 11 tháng 6, trang tin quân sự Mỹ USNI đưa tin rằng, một tàu do thám kiểu 815G được phát hiện tại căn cứ quân sự ở đá Chữ Thập ; một máy bay tuần tra biển Y-8Q cùng máy bay kiểm soát và cảnh báo sớm KJ-500 của hải quân Trung Quốc xuất hiện trên đường băng ở cấu trúc này.

Ba đá Chữ Thập, Vành Khăn và Subi nằm trong số bảy thực thể thuộc quần đảo Trường Sa mà Trung Quốc chiếm đóng, bồi đắp thành đảo nhân tạo và quân sự hóa. Trung Quốc đã xây ba đường băng dài có khả năng tiếp nhận tất cả các loại máy bay quân sự trên ba bãi đá này.

Tháng 3 năm 2020, Trung Quốc đưa vào hoạt động hai trạm nghiên cứu trên Đá Subi và Đá Chữ Thập với mục đích được nói là để theo dõi, đo đạc các thay đổi về sinh thái địa chất, môi trường tại các vùng biển này. Một trung tâm nghiên cứu của Trung Quốc cũng được xây dựng trước đó ở Đá Vành Khăn.

************************

Lần đầu tiên Nhật Bản đưa "an ninh" Đài Loan vào Sách trắng quốc phòng

Trọng Thành, RFI, 13/07/2021

Chính quyền Nhật ngày càng lo ngại trước nguy cơ Trung Quốc tấn công Đài Loan. Sách trắng quốc phòng thường niên của Nhật Bản công bố hôm nay, 13/07/2021, lần đầu tiên khẳng định một Đài Loan "ổn định" là vấn đề an ninh quốc gia đối với nước Nhật.

dailoan2

Một binh sĩ cầm cờ Đài Loan trong cuộc tập trận giả định Trung Quốc tấn công Tân Trúc (Hsinchu), phía bắc Đài Loan. Ảnh chụp ngày 19/01/2021.  AP - Chiang Ying-ying

Báo mạng Singapore Straits Times dẫn nội dung Sách trắng quốc phòng Nhật Bản, có đoạn : "Bình ổn tình hình liên quan đến Đài Loan là điều quan trọng đối với an ninh của Nhật Bản và sự ổn định của cộng đồng quốc tế". Sách trắng nhấn mạnh đến nguy cơ khủng hoảng ở mức "chưa từng có". Sách trắng quốc phòng Nhật hồi năm ngoái chỉ chủ yếu lưu ý đến việc cán cân quân sự Trung Quốc – Đài Loan đang ngày càng nghiêng về phía Trung Quốc, với khoảng cách mỗi năm một gia tăng.

Sách trắng quốc phòng Nhật Bản năm nay đặc biệt chỉ rõ căng thẳng giữa Bắc Kinh và Đài Bắc gia tăng mạnh, với viễn cảnh có thể bùng phát thành xung đột, "mặc dù Washington thể hiện rõ lập trường ủng hộ Đài Loan về mặt quân sự, nhưng sẽ khó có khả năng Bắc Kinh có bất kỳ thỏa hiệp nào về quan điểm, vì coi Đài Loan là lợi ích cốt lõi". Bộ Quốc Phòng Nhật Bản cũng ghi nhận việc "Hoa Kỳ bán vũ khí cho Đài Loan, và việc Đài Bắc tự trang bị các thiết bị quân sự chủ yếu", trong lúc Bắc Kinh tăng cường các hoạt động quân sự xung quanh Đài Loan, bao gồm việc đưa máy bay liên tục xâm nhập không phận Đài Loan.

Sách trắng kêu gọi Bắc Kinh có thái độ hợp tác hơn với khu vực và cộng đồng quốc tế để làm dịu căng thẳng : "Các đe dọa quân sự của Trung Quốc, kết hợp với sự không đủ minh bạch về các chính sách quốc phòng và các vấn đề quân sự của Trung Quốc, đã trở thành một vấn đề gây quan ngại nghiêm trọng cho khu vực, đối với Nhật Bản cũng như cộng đồng quốc tế". Ngân sách dành cho quốc phòng của Trung Quốc năm nay là hơn 1.300 tỉ nhân dân tệ (tương đương hơn 200 tỉ đô la Mỹ), tăng 6,8% so với năm ngoái, gấp hơn 4 lần chi phí quân sự của Nhật. Bắc Kinh cũng tập trung phát triển nhanh chóng "các lực lượng hạt nhân, tên lửa, hải quân và không quân" và đã chiếm ưu thế trong hàng loạt các lĩnh vực mới như "không gian, mạng và bức xạ điện từ".

Giải pháp nào cho tình hình căng thẳng hiện nay xung quanh eo biển Đài Loan và khu vực nói chung ? Trong Sách trắng quốc phòng công bố hôm nay, bộ Quốc Phòng Nhật Bản đề xuất việc tạo ra một "khuôn khổ hợp tác khu vực trong lĩnh vực an ninh" bao trùm vùng Ấn Độ - Thái Bình Dương. Theo Tokyo, mục tiêu này có thể đạt được thông qua "thúc đẩy chiến lược hợp tác quốc phòng về nhiều mặt và đa tầng" với chủ trương một khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương tự do, mở rộng, nơi luật pháp quốc tế được tôn trọng.

Trọng Thành

Nguồn : RFI, 13/07/2021

***********************

Trung Quốc đưa thêm máy bay quân sự đến Trường Sa

RFA, 15/07/2021

Truyền thông Nhà nước Việt Nam hôm 15 tháng 7 dẫn nguồn từ The Washington Times về tin những hình ảnh chụp từ vệ tinh mà báo này có được cho thấy máy bay vận tải Y-9 và trực thăng Z-8 của quân đội Trung Quốc hiện diện trên đá Subi trong tháng 6 và tháng 7. Còn trong tháng 5 và tháng 6, máy bay kiểm soát và cảnh báo sớm KJ-500 được nhìn thấy ở đá Vành Khăn.

dailoan2

Ảnh vệ tinh do ISI công bố năm 2020 cho thấy các máy bay quân sự KJ-500, KQ-200 và Z-8 hiện diện tại bãi đá Chữ Thập

Quân đội Trung Quốc vừa điều thêm lực lượng giám sát trên biển và trên không ra một số cấu trúc ở Trường Sa tại Biển Đông.

Trước đó, hôm 11 tháng 6, trang tin quân sự Mỹ USNI đưa tin rằng, một tàu do thám kiểu 815G được phát hiện tại căn cứ quân sự ở đá Chữ Thập ; một máy bay tuần tra biển Y-8Q cùng máy bay kiểm soát và cảnh báo sớm KJ-500 của hải quân Trung Quốc xuất hiện trên đường băng ở cấu trúc này.

Ba đá Chữ Thập, Vành Khăn và Subi nằm trong số bảy thực thể thuộc quần đảo Trường Sa mà Trung Quốc chiếm đóng, bồi đắp thành đảo nhân tạo và quân sự hóa. Trung Quốc đã xây ba đường băng dài có khả năng tiếp nhận tất cả các loại máy bay quân sự trên ba bãi đá này.

Tháng 3 năm 2020, Trung Quốc đưa vào hoạt động hai trạm nghiên cứu trên Đá Subi và Đá Chữ Thập với mục đích được nói là để theo dõi, đo đạc các thay đổi về sinh thái địa chất, môi trường tại các vùng biển này. Một trung tâm nghiên cứu của Trung Quốc cũng được xây dựng trước đó ở Đá Vành Khăn.

Quay lại trang chủ

Additional Info

  • Author: Thu Hằng, Trọng Thành
Read 505 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)