Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Diễn đàn

21/07/2021

Cuộc tranh giành chức Phó Thủ tướng thường trực đã ngã ngũ

Hương Nhung, Minh Tú

Cú ra đòn cuối cùng, Phạm Bình Minh cho Nguyễn Hòa Bình đo ván ?

Ông Phạm Bình Minh vốn là phó thủ tướng ủy viên Bộ Chính Trị từ nhiện kỳ trước, tuy nhiên dù là ủy viên bộ chính trị nhưng vai trò của ông Phạm Bình Minh cũng như bao phó thủ tướng ủy viên trung ương đảng khác, vì chức phó thủ tướng thường trực đã rơi vào tay ông Trương Hòa Bình.

minhbinh1

Ứng viên duy nhất chức phó thủ tướng thường trực, Phạm Bình Minh

Có ghế ủy viên bộ chính trị nhưng bị xem như là ủy viên trung ương đảng là thiệt thòi cho ông Phạm Bình Minh. Tuy nhiên, lúc đó để xoa dịu sự thiệt thòi này, Bộ Chính Trị đã cho Phạm Bình Minh kiêm luôn chức bộ trưởng bộ ngoại giao. Tuy kiêm 2 chức nhưng thực chất chỉ như một chức thôi, vì ở vai trò phó thủ tướng, ông Phạm Bình Minh cũng chỉ được phân công để quản lý bộ ngoại giao mà thôi.

Ở đại hội 13 này, ông Phạm Bình Minh nhắm tới ghế phó thủ tướng thường trực của Trương Hòa Bình, chính vì thế mà ông Phạm Bình Minh mới nhả ghế bộ trưởng bộ ngoại giao lại cho Bùi Thanh Sơn. Nếu nhả ghế cho Bùi Thanh Sơn mà không lên được chức phó thủ tướng thường trực thì xem như lỗ. Nguyên nhân là do đâu ? Đó là do Trương Hòa Bình vẫn cố bám ghế phó thủ tướng thường trực dù bản thân ông ta thì rớt ủy viên trung ương và ủy viên bộ chính trị.

Ông Trương Hòa Bình có đến 5 năm ngồi ghế phó thủ tướng thường trực nhưng không thắng được Phạm Minh Chính trong cuộc đua giành ghế thủ tướng cho thấy thực lực của Trương Hòa Bình không mạnh, khó mà sánh được với Phạm Bình Minh. Việc ngồi lì lại chiếc ghế phó thủ tướng thường trực được giới thạo tin đánh giá là hành động "chí phèo" chứ chẳng làm được gì. Để mất chức ủy viên Bộ Chính trị thì thế nào cũng bị loại khỏi ghế phó thủ tướng thường trực thôi.

Việc ông Trương Hòa Bình rút đi nhưng vấn đề ai sẽ trám vào ghế mà ông Trương Hòa Bình để lại là điểu mà nhiều người quan tâm.

Phạm Bình Minh đã trượt cơ hội như thế nào ?

Phạm Bình Minh được nhiều người đánh giá là lành tính, ông Phạm Bình Minh làm ngoại giao theo đường lối chiều lòng Bắc Kinh theo ý Nguyễn Phú Trọng. Mà trong vấn đề ngoại giao thì ông Phạm Minh Chính cũng muốn chiều lòng Bắc Kinh nên ông này cũng được lòng cả Phạm Minh Chính. Bởi Phạm Minh Chính xây dựng con đường chính trị không khác gì Nguyễn Phú Trọng, cũng kết thân với trung Quốc và rất ngại động chạm với Bắc Kinh.

Phạm Bình Minh vào Bộ Chính Trị một lượt với Trương Hòa Bình. Cũng là phó thủ tướng nhưng chức phó của Phạm Bình Minh quyền lực vẫn thấp hợn chức phó của Trương Hòa Bình. Lẽ ra chức phó thủ tướng thường trực rơi vào tay Phạm Bình Minh từ đại hội 12, vì mỗi khi được vào Bộ Chính Trị mà đang ở chức phó thủ tướng thì đó là chuẩn bị nhận chức phó thủ tướng thường trực. Tuy nhiên năm 2016, trong các phó thủ tướng có đến 2 ủy viên bộ chính trị, đó là Phạm Bình Minh và Trương Hòa Bình. Chức phó thủ tướng thường trực là cuộc đấu giữa Phạm Bình Minh và Trương Hòa Bình, tuy nhiên, cuối cùng Trương Hòa Bình đã giành phần thắng và đẩy Phạm Bình Minh sang ghế phó thủ tướng bình thường như bao phó thủ tướng ủy viên trung ương đảng khác.

Phạm Bình Minh nắm phó thủ tướng từ năm 2013 khi ông Trương Hòa Bình còn là chánh án tòa án nhân dân tối cao. Như vậy là ông Phạm Bình Minh ở chính phủ trước ông Trương Hòa Bình nhưng cuối cùng để Trương Hòa Bình – kẻ đến sau giành mất. Thế là Phạm Bình Minh phải ngậm ngùi dậm chân tại chỗ chức vụ cũ ở chính phủ và chờ cơ hội. Năm 2016, ông Phạm Bình Minh đã bị đánh bại bởi một chánh án tòa án nhân dân tối cao. Đây là cái đau mà ông Phạm Bình Minh khó mà quên được.

Sau đại hội 13, theo tin nội bộ rò rỉ thì Phạm Bình Minh sẽ làm phó thủ tướng thường trực, vị trí mà Trương Hòa Bình để lại. Tuy nhiên đến kỳ họp quốc hội cuối cùng của quốc hội khóa 14 đã không bầu ông Phạm Bình Minh và chức phó thủ tướng thường trực được vì sự lì lợm của Trương Hòa Bình.

minhbinh2

Trương Hòa Bình phải rút lui

Phạm Bình Minh là ai ?

Phạm Bình Minh là con trai của cựu bộ trưởng Bộ ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch. Ông là hạt giống đỏ có lí lịch rất khủng. Ở điểm này, ông Phạm Bình Minh mạnh hơn Trương Hòa Bình. Tuy nhiên, ông Nguyễn Cơ Thạch thì giờ đã quá cố còn ông Trương Hòa Bình thì được liên minh Trương Tấn Sang – Nguyễn Phú Trọng đỡ đầu nên đã giật mất cơ hội của Phạm Bình Minh cách đây 4 năm. Tuy yếu thế trước Trương Hòa Bình như thế nhưng Phạm Bình Minh có lợi thế nhiều năm làm trong ngành ngoại giao nên ông tạo mối quan hệ tốt đẹp với Bắc Kinh. Một khi được Bắc Kinh tín nhiệm thì cơ hội trở nên rộng mở. Bài học Bắc Kinh muốn loại cha ông Phạm Bình Minh – cựu ngoại trưởng Nguyễn Cơ Thạch là một bài học cho ông Phạm Bình Minh biết sống thế nào cho phải đạo, và quả thật ông Phạm Bình Minh đã sống phải đạo với Bắc Kinh thật. Phạm Bình Minh được đánh giá là không bằng cha ông ở việc dám bày tỏ chính kiến với Bắc Kinh, Phạm Bình Minh tỏ ra nhu nhược và chiều lòng thế lực phương Bắc. Đấy là điều mà Phạm Bình Minh mất điểm trong mắt dân, tuy nhiên ông ta có điểm cộng với Bắc Kinh. Và đó chính là vốn chính trị vững chắc để ông tiến xa hơn trong sự nghiệp chính trị.

Ông Phạm Bình Minh quả là con người kiên trì, bị chặn không cho ngồi vào ghế phó thủ tướng thường trực cách đây 2 tháng nhưng ông vẫn không nản, vẫn ngội im chiếc ghế cũ chờ thời và bây giờ ông Phạm Bình Minh thành công. Phạm Bình Minh ít nói, tính toán nhiều và giấu mình là đòn hiểm lúc cần thiết thì ông sẽ thắng.

Sự thất bại của ông Trương Hòa Bình được sửa chữa bằng trò chí phèo, nhưng trò đó cũng không thể cứu được sự nghiệp chính trị đã đến hồi xuống dốc của ông Trương Hòa Bình.

Phạm Bình Minh làm trong ngành ngoại giao là một lợi thế rất lớn, ông không có đối thủ cũng chuyên môn cạnh tranh. Vả lại ông Phạm Bình Minh là một trong số ít cán bộ nguồn được đào tạo bài bản, có chuyên môn ngoại giao và tiếng anh lưu loát, một trường hợp hiếm thấy trong hàng ngũ lãnh đạo cộng sản. Quả thực cha ông Phạm Bình Minh – cựu ngoại trưởng Nguyễn Cơ Thạch đã dẫn dắt con trai của ông theo đúng ngành mà ông là sở trường. Và cũng lợi dụng ngành đặc thù, Phạm Bình Minh tạo mối quan hệ tốt với Bắc Kinh, điểm này ông Phạm Bình Minh còn mạnh hơn cả Phạm Minh Chính.

Được Nguyễn Phú Trọng ủng hộ, được Phạm Minh Chính ủng hộ, được Bắc Kinh ủng hộ thì Phạm Bình Minh làm sao không nắm được vị trí tốt trong chính phủ ? Đến khi ngồi vào ghế phó thủ tướng thường trực, Phạm Bình Minh chẳng khác nào như hổ mọc thêm cánh, rất có thể sự nghiệp chính trị Phạm Bình Minh sẽ thăng hoa trong thời gian tới.

Cú ra đòn cuối cùng

Cách đây 5 năm, ông Phạm Bình Minh đã thát bại trước một chánh án tòa án nhân dân tối cao kiêm ủy viên Bộ Chính Trị. Nay ghế phó thủ tướng thường trực cũng bị một ông chánh án tòa án nhân dân tối cao kiêm ủy viên bộ chính trị khác tranh giành. Ông trước tên là Trương Hòa Bình, ông này cũng có cái tên khá giống, tên là Nguyễn Hòa Bình. Có lẽ ông Phạm Bình Minh ám ảnh với cái tên Hòa Bình. Nó đã là ông trượt cơ hội một lần thì lần này quyết không để trượt nữa.

Sau 5 năm, Phạm Bình Minh đã tạo mối quan hệ kiềng ba chân khá vững chắc. Chân kiềng thứ nhất là Nguyễn Phú Trọng, chân kiềng thứ nhì là Phạm Minh Chính, và chân kiềng thứ ba là với Trung Quốc. Có thể nói thế lực của Phạm Bình Minh bây giờ vững như bàn thạch. Đã đến lúc ba chân kiềng cùng tác động vào chính phủ kiến chính phủ khóa mới không thể tiếp nhận thêm một người nào nữa. Theo nguyên tắc, một người về vườn thì một người trám vào cho đủ số lượng, tuy nhiên lần này Bộ Chính Trị Việt Nam quyết định chỉ có 4 phó thủ tướng. Điều này cũng có nghĩa là họ đã chặn đứng cơ hội của Nguyễn Hòa Bình và tạo cơ hội cho Phạm Bình Minh. Trong 4 phó thủ tướng chỉ có một mình Phạm Bình Minh là ủy viên Bộ Chính Trị thì xem như ghế phó thủ tướng thường trực không thể vuột khỏi tay Phạm Bình Minh nữa. Trận đấu đã ngã ngũ : Phạm Bình Minh – Nguyễn Hòa Bình : 1-0. Cú ra đòn cuối cùng, Phạm Bình Minh đã đo ván Nguyễn Hòa Bình

Hương Nhung (Tổng hợp)

Nguồn : Thoibao.de, 21/07/2021

**********************

Nguyễn Hòa Bình mất cơ hội làm phó thủ tướng, quả báo quá nhanh

Chánh án tòa án nhân dân tối cao là một chức vụ nhỏ, chỉ dành cho ủy viên trung ương đảng. Tuy nhiên hiện nay ghế này đang được một ủy viên bộ chính trị nắm giữ. Tham vọng của Nguyễn Hòa Bình là chức phó thủ tướng thường trực mà ông Trương Hòa Bình đã để lại. Ông Nguyễn Hòa Bình là nhân vật mà cả Nguyễn Phú Trọng và Phạm Minh Chính đều cần, tuy nhiên tại sao ông Nguyễn Hòa Bình vẫn bị kẹt lại chiếc ghế chánh án tòa án nhân dân tối cao thì chưa rõ, cần phải phân tích thêm.

minbinh3

Nguyễn Hòa Bình bị vuột mất nhiều cơ hội thứ lớn

Thành tích của Nguyễn Hòa Bình không có gì nổi bật ngoài thành tích đen ép chết Hồ Duy Hải qua vụ xét xửa giám đốc thẩm hồi năm ngoái.

Tiếp nối những cái sai có hệ thống của ngành tư pháp Việt Nam qua các vụ án Hàn Đức Long, Nguyễn Thanh Chấn, ông Nguyễn Hòa Bình đã trắng trợn chà đạp lên bộ luật tố tụng hình sự tạo ra một vụ án oan sai chấn động. Đó là vụ kết án tủ cho Hồ Duy Hải.

Vụ án Hồ Duy Hải được cho là có liên quan đến một nhân vật có quan hệ họ hàng gian tộc lớn nhất thành phố Sài Gòn. Mà nền tư pháp của chính quyền cộng sản lâu nay là bảo vệ quyền lợi tầng lớp cầm quyền chứ không bảo vệ công lí. Vụ án Hồ Duy Hải đã sai từ quá trình điều tra, đến phiên sơ thẩm, phúc thẩm và cả giám đốc thẩm. Tất cả đều chà đạp luật pháp và ép chết bị cáo. Đó là dấu hiệu cho thấy cái sai được thông đồng và được thống nhất từ cơ sở đến trung ương.

Việc làm của ông Nguyễn Hòa Bình thì đã rõ mười mươi là làm phẫn nộ nhân dân, nhưng ông ta lại làm hài lòng một tập đoàn quyền lực khét tiếng. Đây là điểm mạnh mà cả ông Nguyễn Phú Trọng và Phạm Minh Chính cần đến Nguyễn Hòa Bình.

Trước Đại hội 13, Nguyễn Hòa Bình ghi điểm rất tốt đối với những thế lực lớn, nhờ đó mà ông ta được đề cử vào Bộ Chính Trị để chuẩn bị được cơ cấu ở vị trí cao hơn.

Nguyễn Hòa Bình bị vuột nhiều cơ hội lớn

Nguyễn Hòa Bình làm quan tòa không vì công lý mà vì mục đích chính trị của riêng ông. Khi ông đã đạp lên đầu thần công lý để thực hiện mưu đồ riêng thì rõ ràng ông ta đã làm điều thất đức. Về luật pháp thì ông Nguyễn Hòa Bình có thể đạp lên được, nhưng về luật nhân quả thì ông Nguyễn Hòa Bình khó mà tránh được.

Nhìn bề ngoài, Nguyễn Hòa Bình được cả Nguyễn Phú Trọng và Phạm Minh Chính chèo kéo, tưởng như con đường quan lộ của Nguyễn Hòa Bình sẽ lên như dìu gặp gió, tuy nhiên thực tế thì không suông sẻ như người ta nghĩ, còn lí do tại sao thì khó có thể giải thích một cách thỏa đáng được.

Sau Đại hội 13, có tin cho rằng, ông Nguyễn Phú Trọng sẽ đưa ông Nguyễn Hòa Bình ngồi vào chiếc ghế trưởng ban nội chính trung ương. Nếu ông Nguyễn Hòa Bình mà ngồi vào ghế này thì như hổ mọc thêm cánh, lúc đó dựa vào quyền thanh tra moi móc sai phạm của quan chức ông Nguyễn Hòa Bình có thể quy tụ về dưới trướng một số thuộc hạ trung thành và loại bỏt nhiều đối thủ. Tuy nhiên vào giờ chót, ông Nguyễn Hòa Bình trượt khỏi chiếc ghế quyền lực này mà không hiểu tại sao. Có lẽ vì ông Phan Đình Trạc không có bến đỗ mới nên làm co Nguyễn Hòa Bình mất cơ hội thứ nhất.

Trước đây việc chọn nhân sự nhưng chưa bổ nhiệm là chắc chắn rồi, tuy nhiên ở Đại hội 13 này, các phe nhóm đấu đá mạnh quá nên đến phút thứ 59 vẫn chưa ngã ngũ. Vậy nên nhiều dự đoán đều có thê sai lệch vì những bàn thắng vào phút chót. Ông Nguyễn Hòa Bình bị vuột mất cơ hội ngồi vào ghế trưởng ban nội chính cũng là bởi những trường hợp bất ngờ như thế.

Sau khi bị trượt cơ hội vào ban nội chính, ông Nguyễn Hòa Bình có cơ hội được bổ nhiệm vào chức phó thủ tướng thường trực. Tuy nhiên dường như ông Phạm Minh Chính không thể kéo Nguyễn Hòa Bình về chính phủ được. Việc giữ ông Nguyễn Hòa Bình ở ban bí thư đã làn cho ban bí thư trở nên chật chội, cơ hội của Nguyễn Hòa Bình ngày một ít dần.

Xử vụ Hồ Duy Hải, Nguyễn Hòa Bình đã gây nên tội ác với bị cáo và gia đình bị cáo, ngoài ra ông ta còn gây nên sự phẫn uất của xã hội. Vết nhơ này người dân Việt không bao giờ quên.

Nguyễn Hòa Bình và các vết nhơ

Nguyễn Hòa Bình là con người xuất thân từ công an, ông ta không xa lạ gì ý muốn của sếp bên trên. Không phải thượng tôn pháp luật mà ông Nguyễn Hòa Bình được trọng dụng, mà ông được sếp trên dùng để đạt mục đích gì mới là quan trọng. Với việc chà đạp lên công lý dễ dàng, Nguyễn Hòa Bình là con người mà cả ông Nguyễn Phú Trọng lẫn ông Phạm Minh Chính muốn dùng ông này vào mục đích xấu. Nếu bị buộc tội thì họ sẽ dùng Nguyễn Hòa Bình làm tốt thí một cách dễ dàng. Với con người đã từng thời gian làm ở ngành công an, ngành kiểm sát và cả ngành tòa án, thì nếu ông Nguyễn Hòa Bình về chính phủ thì ông Phạm Minh Chính sẽ phân công cho làm quản lý Bộ Tư pháp và Bộ Công an. Bộ Tư pháp thì không có vai trò gì lớn, nhưng đáng nói là Bộ Công an. Khi bộ này có một ông bộ trưởng xem thường pháp luật như Tô Lâm  cộng thêm một ông phó thủ tướng xem luật pháp không ra gì như Nguyễn Hòa Bình thì có thể nói, xã hội Việt Nam vào những năm tới đây sẽ rất khó khăn.

Nguyễn Hòa Bình là một người ăn nói ngược ngạo không biết ngượng. Một gian hùng rất đáng sợ. Vào ngày 12/1/2021, khi báo cáo về công tác của các tòa án trong nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIV, khi được hỏi về án oan thì ông Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao Nguyễn Hòa Bình khẳng định "Trong nhiệm kỳ không xảy ra án oan hình sự". Đấy là thái độ thách thức và xem thường dân. Muốn cứng với dân thì Phạm Minh Chính  cần một con người như vậy.

Vụ án Hồ Duy Hải là bộ mặt thật của Nguyễn Hoàn Bình. Bản thân ông Nguyễn Hòa Bình từng là thiếu tướng công an tại Long An khi xảy ra vụ án và sau làm Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao, ủy viên Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam, lực lượng lãnh đạo toàn bộ xã hội.

Trong vụ án này, Nguyễn Hòa Bình là nhân vật đóng nhiều vai, từ công an đến viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao và cuối cùng là chánh án Tòa án nhân dân tối cao. Từ điều tra đến tòa án, có thể nói ông Nguyễn Hòa Bình đều để lại dấu ấn. Và sự bóp méo vụ án Hồ Duy Hải để lộ bản chất gian ác của ông Nguyễn Hòa Bình.

minhbinh4

4 phó thủ tướng không có Nguyễn Hòa Bình

Quả báo nhãn tiền

Suốt 6 tháng qua, ông Nguyễn Hòa Bình đang hy vọng được bổ vào chính phủ làm phó thủ tướng thường trực thay ông Trương Hòa Bình. Tuy nhiên tại kỳ họp của Hội nghị trung ương 3 và cuộc họp của Ủy ban thường vụ quốc hội sau đó thì Quốc hội đã dự kiến phê chuẩn 4 Phó thủ tướng trong đó không hề có tên ông Nguyễn Hòa Bình. Vậy là xem như cơ hội thứ hai cho Nguyễn Hòa Bình xem như đã thất bại.

Số lượng Phó thủ tướng đương nhiệm là 5, tuy nhiên Quốc hội khóa mới dự kiến phê chuẩn 4 người ở chức danh này. Vậy là ông Nguyễn Phú Trọng đã quyết trói chân ông Nguyễn Hòa Bình ở lại ban bí thứ chứ nhất quyết không cho ông này nhảy qua chính phủ. Đây là chiến thắng của Nguyễn Phú Trọng, nhưng thất bại cho Phạm Minh Chính và cả thất bại cho Nguyễn Hòa Bình nữa.

Tại kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XV, khai mạc ngày 20 tới, dự kiến 499 đại biểu sẽ bầu hoặc phê chuẩn 50 chức danh lãnh đạo trong bộ máy Nhà nước ; gồm các khối Chủ tịch nước, Chính phủ, Quốc hội, Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao và Kiểm toán Nhà nước.Riêng khối Chính phủ, hiện nay có 5 Phó thủ tướng, kỳ tới kiện toàn 4 vị, như vậy tổng số nhân sự lãnh đạo trong bộ máy Nhà nước giảm một so với trước đây (từ 51 xuống 50). Cơ bản các Phó thủ tướng đương nhiệm đều được giới thiệu tái cử trừ ông Trương Hòa Bình.

Điều đáng nói là ông Nguyễn Hòa Bình bị giữ lại ban bí thư nhưng không hề được lên chức mà khả năng cao là ông ta bị giữ lại ở chức chánh án tòa án nhân dân tối cao. Nghĩa là có thể ông Trọng lại đì ông Nguyễn Hòa Bình trên chiếc ghế cũ, chiếc ghế chỉ dành cho ủy viên trung ương đảng. Rất có thể ghế ủy viên bộ chính trị đối với Nguyễn Hòa Bình trở nên vô nghĩa. Liệu đây có phải là quả báo không ? Rất có thể là như vậy.

Minh (Tổng hợp)

Nguồn : Thoibao.de, 21/07/2021

Quay lại trang chủ

Additional Info

  • Author: Hương Nhung, Minh Tú
Read 492 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)