Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Diễn đàn

16/01/2022

ASEAN phản đối hội nghị Siem Reap

Thành Sơn - Trần Đông A

Không phải Trung Quốc muốn phá cái gì cũng được

Thành Sơn, RFA, 16/01/2022

Cuộc họp ngoại trưởng đầu tiên của năm 2022 đã bị khối "tẩy chay". Đây không chỉ là thất bại do bản chất "lưu manh chính trị" của Hun Sen, mà còn là thể hiện sự trưởng thành của ASEAN, không để Trung Quốc phá nội bộ. Tuy nhiên, Bắc kinh sẽ còn "xài tiếp" Samdech Hun Sen để phá nát các cuộc đàm phán về COC, phục vụ cho mưu đồ chiếm đoạt hết Biển Đông.

siemreap1

Thủ tướng Campuchia Hun Sen trao quà lưu niệm cho tướng Myanmar Min Aung Hlaing (trái) tại Naypyidaw, Myanmar hôm 7/1/2022 - TVK/AFP

Từ ngày 15/01/2022, các hãng/báo Reuters, VOA, Khmer Times và hầu hết truyền thông trên thế giới cũng như trong khu vực (kể cả các mạng ‘quốc doanh" ở Việt Nam) đều "chạy" tít lớn và bình luận về việc chính phủ Campuchia (CPC) buộc phải công bố cuộc họp hẹp giữa các ngoại trưởng ASEAN tại Siem Reap bị đẩy lùi vô thời hạn [1].

Đình hoãn hội nghị các nước ASEAN được đưa ra chỉ vài ngày sau khi Thủ tướng CPC Hun Sen thăm Myanmar về đến Phnom Penh. Bộ Ngoại giao CPC ngày 12/1 cho biết hội nghị thượng đỉnh ngoại trưởng các nước ASEAN dự kiến tổ chức ngày 19/01 đã bị lùi lại vô thời hạn, bởi đại diện một số nước không thể dự họp trực tiếp.

Báo ứng đối với "ngoại giao cao bồi"

Thông tin về hội nghị ngoại trưởng các nước ASEAN bị hoãn xuất hiện chỉ vài ngày sau khi Thủ tướng CPC Hun Sen tới thăm Myanmar và gặp Thống tướng Min Aung Hlaing [2].

Việc một số ngoại trưởng ASEAN tuyên bố "tẩy chay" hội nghị Siem Reap là nhân quả báo ứng nhỡn tiền đối với "chính sách ngoại giao cao bồi" của Campuchia (It’s karma for Cambodia’s ‘Cowboy Diplomacy’), theo như bình luận của Giáo sư Sophal Ear, nhà nghiên cứu Khoa học Chính trị, Phó Hiệu trưởng Trường Quản trị Toàn cầu Thunderbird thuộc Đại học Arizona (Mỹ) [3].

Ngoại trưởng một số nước ASEAN từ chối tham dự cuộc họp là nhằm tránh xuất hiện tại một hội nghị, trong đó CPC dự kiến mời ông Wunna Maung Lwin, Ngoại trưởng của cánh quân phiệt Myanmar. Malaysia, Singapore, Philippines và Indonesia vẫn từ chối công nhận cánh quân đội làm binh biến là đại diện hợp pháp của Myanmar cho đến khi họ thực hiện cam kết hòa bình năm điểm.

Trước khi Hun Sen tiến hành hoạt động "ngoại giao cao bồi", bay thẳng đến Naypyidaw gặp lãnh đạo quân phiệt Myanmar, Tổng thống Indonesia Joko Widodo đã tuyên bố lập trường của Jakarta sẽ không thay đổi cho đến khi chính quyền quân sự Myanmar thực hiện "Đồng thuận 5 điểm" với ASEAN.

Trước đó, CPC đã phát tín hiệu rằng Phnom Penh sẽ không loại bỏ đại diện chính quyền quân sự Myanmar khỏi các cuộc họp của ASEAN trong năm 2022 khi mà Hun Sen giữ vai trò chủ tịch luân phiên. Tuy nhiên, chuyến công du vừa rồi quả là "lẩy bẩy như Cao Biền dậy non". Ông Hun Sen quá tự tin và tự mãn vào phương cách ông cho rằng có thể tự tung tự tác trên chính trường khu vực giống như ở trên đất Chùa Tháp của ông ta vậy !

Thủ tướng Lý Hiển Long đã gọi điện cho Hun Sen sau khi ông này vừa trở về nước. Bộ Ngoại giao Singapore cho biết trong cuộc điện đàm hôm 14/01, Thủ tướng Lý đã thúc giục vị chủ tịch ASEAN, phải để tất cả các bên trong cuộc xung đột của Myanmar tham gia vào quá trình tìm giải pháp. Ông Lý nói với Hun Sen rằng, ASEAN cần tiếp tục mời một đại diện "phi-chính trị" từ Myanmar đến các cuộc họp của mình và bất kỳ quyết định thay đổi nào đều phải có sự bàn bạc trước.

Ông Lý nhắc nhở Hun Sen, bất kỳ sự can dự nào với Myanmar đều cần sự tham gia của "tất cả các bên liên quan", bao gồm cả đảng cầm quyền bị lật đổ của bà Aung San Suu Kyi. Việc ông Min Aung Hlaing tăng thêm thời hạn tù cho chủ nhân giải Nobel quả thật là sự khinh nhờn của nhóm đảo chính đối với thiện chí và lộ trình của ASEAN. Vì vậy, nhà lãnh đạo Singapore đã phê phán tập đoàn quân phiệt nước này, do họ vẫn tiếp tục tấn công các đối thủ chính trị và áp đặt thêm án tù đối với bà Suu Kyi [4].

Hun Sen có thuật lại một số đề xuất với ông Lý về cách điều phối lệnh ngừng bắn và hỗ trợ nhân đạo ở Myanmar. Nhưng ông Lý trả lời rằng những điều này có thể "gây thêm phiền phức", vì thiếu sự tiếp cận từ tất cả các bên. Theo ông Lý, tất cả các đề xuất của CPC, với tư cách là chủ tịch ASEAN, cần được thảo luận trước giữa các ngoại trưởng. Thủ tướng Lý Hiển Long hy vọng, CPC sẽ lắng nghe quan điểm của ông và lập trường các nhà lãnh đạo ASEAN khác.

Không phải muốn phá cái gì cũng được

Cách thức lạm dụng ghế chủ tịch ASEAN của Hun Sen gợi nhớ lại sức ép của Trung Quốc hồi tháng 9/2021. Bắc Kinh đã ráo riết vận động ASEAN để đám lãnh đạo quân phiệt Myanmar được dự Hội nghị thượng đỉnh khu vực. Nhưng sau khi dẫn bốn nguồn tin ngoại giao, Reuters cho biết : Indonesia, Brunei, Malaysia và Singapore đã quyết định "cấm cửa" thống tướng Min Aung Hlaing tham dự Thượng đỉnh ASEAN – Trung Quốc diễn ra vào ngày 22/11. Vậy là "cuộc đi đêm" của Bắc Kinh đã vấp phải sự phản đối quyết liệt ngay từ mùa hè năm ngoái [5].

Cách tiếp cận của CPC về vấn đề Myanmar từng bị lên án, khác hẳn với cách mà ASEAN đã thực hiện trong năm 2021 dưới sự chủ trì của Brunei khi áp dụng bước đi chưa từng có, đó là cấm các nhà lãnh đạo cuộc đảo chính ở Myanmar tham gia các cuộc họp. Việc cấm cản này diễn ra công khai, dù có sự vận động của Bắc Kinh trước Thượng đỉnh ASEAN – Trung Quốc. Đây không chỉ là thất bại của chính sách "cái gậy và củ cà rốt" từ Trung Quốc, mà còn là biểu hiện về sự trưởng thành của ASEAN, dám bám trụ và dám giữ vững các nguyên tắc đã thỏa thuận, không để Trung Quốc gây chia rẽ nội bộ khối.

Trong một diễn biến liên quan đến hành tung của Trung Quốc, Bộ Ngoại giao Mỹ ngày 12/01/2022 đã công bố báo cáo mới, bác bỏ các yêu sách của Trung Quốc trên Biển Đông, bao gồm cả đòi hỏi về vùng nước lịch sử mà Bắc Kinh vẫn áp dụng đối với "đường đứt khúc chín đoạn" chiếm đến gần 90% diện tích Biển Đông. Báo cáo có tên gọi "Limits of the Seas", tạm dịch là "Các giới hạn trên Biển", dài 47 trang bao gồm cả bản tóm tắt bằng tiếng Việt và tiếng Trung [6].

Báo cáo xem xét bốn loại yêu sách hàng hải của Trung Quốc, bao gồm yêu sách chủ quyền đối với các thực thể trên biển, đường cơ sở thẳng, các vùng biển và các quyền lịch sử. Về yêu sách chủ quyền đối với các thực thể trên biển, Trung Quốc hiện có yêu sách chủ quyền đối với hơn một trăm thực thể. Báo cáo kết luận : "Những yêu sách như vậy không phù hợp với luật pháp quốc tế, theo đó các thực thể chìm không phải là đối tượng của một yêu sách chủ quyền hợp pháp hoặc không có khả năng tạo ra các vùng biển như lãnh hải".

Trong khi đó ở đất liền, trên biên giới Việt – Trung, Bắc Kinh hết ra lệnh chặn cửa khẩu các xe chở rau quả từ Nam ra đến ném đá vào công nhân Việt Nam làm đường. Dư luận buộc phải đặt câu hỏi : Trung Quốc muốn làm gì Việt Nam ? [7]. Nhưng bản lĩnh tự cường và lập trường cứng rắn của các thành viên "rường cột" trong ASEAN qua câu chuyện Myanmar như truyền thêm sức mạnh cho Việt Nam cũng như toàn khối : "Đừng sợ ! Không phải Trung Quốc muốn phá cái gì cũng được !"

Hãy xem : Mùa đại dịch Vũ Hán, rồi Covid-19… Trung Quốc vẫn không thể lũng đoạn được thế giới. Đối với ASEAN, từ lâu, Trung Quốc dùng Hun Sen như "con ngựa thành Troy" để chia rẽ sự cố kết trong khối. Và Bắc kinh sẽ còn "xài tiếp" vị Samdech này để phá nát các cuộc đàm phán về COC, phục vụ cho mưu đồ chiếm đoạt toàn bộ Biển Đông. Tuy nhiên, tất cả những âm mưu ấy, cũng như mọi kế hoạch bức hại và bắt nạt các nước nhỏ rồi sẽ thất bại, nếu các thành viên khác trong ASEAN có được não trạng, bản lĩnh và phương thức hành động thống nhất như bốn nước "nòng cốt".

Thanh Sơn

Nguồn : RFA, 16/01/2022

Tham khảo :

1. https://www.reuters.com/world/asia-pacific/singapore-pm-backs-continued-exclusion-myanmar-junta-asean-meetings-2022-01-15/

2. https://www.vietnamplus.vn/campuchia-thong-bao-hoan-hoi-nghi-hep-bo-truong-ngoai-giao-asean/768051.vnp

3. https://www.rfa.org/english/news/cambodia/meeting-01122022170151.html

4. https://www.reuters.com/world/asia-pacific/singapore-pm-backs-continued-exclusion-myanmar-junta-asean-meetings-2022-01-15/

5. https://www.rfa.org/vietnamese/news/internationalnews/asean-states-object-as-china-lobbies-for-myanmar-junta-to-join-summit-sources-say-11192021065119.html

6. https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/study-on-the-people-s-republic-of-china-scs-maritime-claims-01132022064604.html

7. https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/vietnam-china-border-clash-at-the-first-day-of-2022-01042022072238.html

*************************

T ‘cuc đo chính ngoi giao’ ca Hun Sen đến vic hoãn hp ASEAN : Các tht bi đã được báo trước

Trần Đông A, VOA, 15/01/2022

"Ngoi giao cao bi" ca Hun Sen trên thc tế đã không mang li s đng thun trong ASEAN v hướng gii quyết cuc đo chính phi pháp ca tp đoàn quân phit Myanmar. Dù trc tiếp gây sc ép hay thông qua "con ri chính tr" ca mình, Trung Quc vn chưa thành công trong n lc dùng Campuchia như "con nga thành Troy" trong ASEAN.

siemreap2

Hun Sen bt tay tướng Min Aung Hlaing (trái) ti Naypyidaw. (Photo by An Khoun SamAun / National Television of Cambodia (TVK) / AFP)

"Cuc đo chính ngoi giao" bt thành

Ngày 12/01/2022 Campuchia buc phi tuyên b hoãn cuc hp ASEAN đu tiên trong bi cnh khác bit gia các quc gia thành viên quá ln. Mt phát ngôn viên ca chính ph CPC cho biết có "khó khăn" đi vi các nhà ngoi giao hàng đu trong khi đ tham gia "khóa hp hp" d kiến trước đây vào 18 19/01/2022. Tht bi này đã được gii phân tích d đoán. S chia r trong ASEAN v chuyến đi ca Hun Sen ti Naypyidaw và li mi (do Hun Sen đưa ra) đi vi ngoi trưởng Myanmar tham d hp hp là lý do chính yếu, ti sao nhng người đng đu ngoi giao ca mt s nước trong khi đã chn không tham d cuc hi lun tun ti. Theo Giáo sư Sophal Ear, mt chuyên gia v CPC ti Đi hc Arizona (M), các quc gia ASEAN đã nêu ra nhng khó khăn trong vic đi li, thay vì nói thng rng h không mun đến Siem Reap. "Đây chưa hn chính thc là mt cuc ty chay, nhưng vài ba ngoi trưởng ca mt s thành viên ASEAN không ngn ngi nêu ra mt s lý do khiến h không th tham gia cuc hp. Đây là qu báo đi vi chính sách ngoi giao cao bi ca CPC" (It’s karma for Cambodia’s ‘Cowboy Diplomacy’).

Các tướng quân phit tiếm quyn Myanmar cho đến nay đã cn tr các n lc ca ASEAN và trên thc tế, dư lun thế gii coi chuyến công du ti Naypyidaw ca Hun Sen như mt "cuc đo chính v ngoi giao". Tc là Th tướng CPC mun đo ngược cái công thc "10-X" mà ASEAN đã hai ln áp dng trong năm ngoái. Nhng người trung dung có th cho chuyến thăm là n lc ca Hun Sen nhm g ri các vn đ phc tp vi cánh đo chính Myanmar. Hun Sen không ch đưa ra nhng bình lun mang tính hòa gii nhm vào Thng tướng Min Aung Hlaing, mà li dng v trí ch tch ca mình, còn b nhim ngoi trưởng Prak Sokhonn làm c phái viên mi" v Myanmar. Khi cn nói, tt c điu này đã làm dy lên s gin d t nhng người chng đi cuc đo chính, nhng người coi chuyến đi là s mang li tính hp pháp cho chế đ quân phit và cng c v thế thương lượng ca phe đo chính.

Hun Sen có th thanh minh rng, ông ch c gng thúc đy kế hoch hòa bình ca ASEAN vi các tướng lĩnh. Bn cht ca kế hoch là s nht trí 5 đim mà chính quyn đã đng ý vào tháng Tư năm ngoái. Nhưng đng thun phi được bt đu bng vic ngng ngay lp tc bo lc. Đi thoi phi mang tính xây dng gia tt c các bên, được thc hin vi s hòa gii có s tham gia ca đc phái viên do ASEAN đ c. Đáng ra các nhà cm quân ca Myanmar cn nm bt cơ hi và thc hin cam kết ca mình đ ci thin các vn đ cho đt nước. Há d my ai quên làn sóng truyn thông quc tế hi đu năm ngoái : "Ai đng đng sau cuc đo chính quân s Myanmar ?" Còn gi đây, dư lun và gii chuyên gia đang chú mc vào vai trò ca Trung Quc trong các đng thái "ngoi giao lobby",thm chí gây sc ép đ ASEAN chp thun cho Thng tướng cm đu cuc chính biến bt hp pháp Min Aung Hlaing được ngi vào chiếc ghế ca bà Aung San Suu Kyi ti ASEAN.

Hoãn hp ASEAN không ch vì Myanmar

Sau khi t Myanmar v nước, Hun Sen nói rng các thành viên ASEAN nên to ra mt nhóm các nhà ngoi giao bao gm Campuchia, Brunei và Indonesia đ tiếp tc thc hin lnh ngng bn Myanmar. Hun Sen nói thêm, Nht Bn cũng nên tham gia sáng kiến "Nhng người bn ca Myanmar" do Ch tch ASEAN tin nhim Brunei t chc trên cơ s ng h chuyến đi làm vic ca ông vi các nhà lãnh đo quân đi. Mt t báo t Phnom Penh dn li Hun Sen : "Nht Bn d đnh s h tr mnh m cho CPC đ nước này thành công trong vai trò ch tch ASEAN". Nhưng khác vi Nht Bn, Hoa K vn gi quan đim trước đây. Đi s quán M ti Myanmar cho biết CPC cn thúc đy s đng thun 5 đim đã được nht trí gia Myanmar và ASEAN vào năm ngoái,cũng như chuyến thăm chưa được thc hin gia c phái viên" do Brunei c đ gp g tt c các bên liên quan Myanmar.

Kiu "ngoi giao cao bi" ca Hun Sen là màn khoe m, còn thc cht đó ch là trò tung hng ca "con ri trong tay Trung Quc", không la phnh được dư lun CPC, dư lun ca chính người dân Myanmar, đc bit là ca gii quan sát quc tế. Trong mt tuyên b ca các Ngh sĩ ASEAN v Nhân quyn, mt nhóm vn đng trong khu vc, khng đnh rng, Hun Sen đã th hin s coi thường ca ông ta đi vi ng thun 5 đim". Ông ta sang Naypyidaw mà không cn biết bà C vn Nhà nước San Suu Kyi và các thành viên ni các hp pháp b giam gi đâu, ch chưa nói ti vic được tiếp xúc như tha thun. Nhóm này còn mô t chuyến thăm ca Th tướng CPC ti Myanmar là "mt n lc trơ trn và nguy him đ giành ly sáng kiến". T khi Đông Nam Á, nhóm Ngh sĩ viết : "Hai k đo chính này Min Aung Hlaing bng quân s, còn Hun Sen bng con đường ngoi giao – đang tiến hành mt cuc đo chính th ba trong ASEAN, có nguy cơ dn đến chia r ca t chc".

Còn chuyên gia Charles Dunst, thành viên chương trình Đông Nam Á ca Trung tâm Nghiên cu Chiến lược và Quc tế (CSIS) cho rng, ông Hun Sen t ra "quá t tin, vì nghĩ ông là mt tác nhân vì hòa bình ; rt nhiu ln ông nhn mnh đến kinh nghim CPC sau chiến tranh liên quan đến lc lượng Khmer đ vào cui thp niên 1990. Liu ông Hun Sen có s dng kinh nghim trn áp xã hi dân s, gii tán các đng đi lp CPC đ thuyết phc và đng cm vi Thng tướng Min Aung Hlang, người đng đu tp đoàn quân s Miến Đin ?".

Không phi ln đu tiên CPC đơn phương hành đng trong khi ASEAN. Khi nước này gi chc Ch tch luân phiên năm 2012, ln đu tiên ASEAN đã không ra được Tuyên b chung ti thượng đnh, vì Phnom Penh đng hn v phía Trung Quc trong tranh chp ch quyn Bin Đông vi nhiu nước Đông Nam Á. Mt thp niên sau, gi đây vn ông Hun Sen y, mi đây còn hàm ý t cáo Vit Nam mt dân ch và không có nhân quyn,nay đang làm suy yếu uy tín ca ASEAN sau khi CPC chính thc nhm chc Ch tch.

Trần Đông A

Nguồn : VOA, 15/01/2022

Quay lại trang chủ

Additional Info

  • Author: Thành Sơn, Trần Đông A
Read 343 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)