Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Diễn đàn

31/03/2022

Trước những biến động trên thế giới, Việt Nam chỉ muốn được yên thân

VOA tiếng Việt - Nguyễn Tiến Hưng

Vit Nam mong mun Hoa Kỳ tôn trng th chế chính tr và s khác bit

VOA, 31/03/2022

Ti bui tiếĐi s Hoa K Marc Knapper chiu ngày 30/3, Th tướng Vit Nam Phm Minh Chính tái khng đnh rng "Hoa K là mt trong nhng đi tác quan trng hàng đu ca Vit Nam", nhưng bày t mong mun Washington tôn trng "th chế chính tr và s khác bit" ca Hà Ni.

daisu1

Th tướng Vit Nam Phm Minh Chính tiếĐi s Hoa K Marc Knapper hôm 30/3/2022. Photo Facebook US Embassy in Hanoi.

"Vit Nam mong mun cùng Hoa K tiếp tđưa quan hĐi tác Toàn diđi vào chiu sâu, hiu qu, thc cht trên cơ s tôn trng đc lp, ch quyn, toàn vn lãnh th, th chế chính tr và s khác bit ca nhau", BáĐin t Chính ph Vit Nam dn li Th tướng Phm Minh Chính nói.

i s Knapper va có cuc gp vi Th tướng Chính ph Phm Minh Chính đ tho lun v nhng cơ hi giúp làm sâu sc hơn mi quan h Vit Nam  Hoa K, bao gm hp tác v năng lượng sch và y tế toàn cu"Đi s quán Hoa K ti Vit Nam hôm 31/3 cho biết.

Truyn thông trong nước dn lĐi s Knapper nêu cam kết : "Hoa K s làm tt c nhng gì có thđ h tr Vit Nam".

Nhà ngoi giao Hoa Kỳ tin tưởng rng chương trình hi phc nhanh và phát trin bn vng ca Vit Nam s thành công, góp phn dn dt quá trình phc hi và phát trin kinh tế khu vc sau đi dch.

Đi s Knapper tái khng đnh mong mun ca Hoa K tăng cường hp tác vi các nước ASEAN và khu vĐ Dương - Thái Bình Dương vì hòa bình, đnh, hp tác và phát trin ti khu vc, th hin qua các chiến lược và sáng kiến mi như Chiến lượĐ Dương - Thái Bình Dương.

Ông Chính và ông Knapper cũng trao đi v lp trường các nước ASEAN trong bđm an ninh, an toàn, t do hàng hi, hàng không  BiĐông, gii quyết hòa bình các tranh chp trên cơ s lut pháp quc tế, trong đó có Công ước ca Liên Hp Quc v Lut bin 1982.

D kiến trong tun này, ông Derek Chollet, c vn cp cao ca Ngoi trưởng Hoa K Antony Blinken, s gp g các quan chc Nhà nước, Chính ph cp cao ca Hà Nđ tái khng đnh quan hĐi tác toàn din Hoa K-Vit Nam.

"C vn Chollet và các lãnh đo Vit Nam s tho lun v các cơ hi nhm tăng cường thúđy hp tác kinh tế và an ninh Vi M hơn na", B Ngoi giao Hoa K khng đnh trong mt thông báo.

Ngoài ra, c vn Chollet cũng s nhn mnh tm quan trng ca nhân quyn khi gp g gii lãnh đo Vit Nam, mt vđ mà Hà Ni thường cho rng "có s khác bit" trong mi quan h song phương Vi M.

Nguồn : VOA, 31/03/2022

**********************

Chính sách Bốn Không làm Việt Nam cô quạnh khi có quyền lợi chung với Mỹ ?

Nguyễn Tiến Hưng, BBC, 28/03/2022

Cuộc chiến đang diễn ra ở Ukraine nhiều người Việt Nam tự hỏi, nếu có ngày nào lại đến lượt mình ? Đây là sự e ngại rất chính đáng.

bon1

Trung Quốc bắt đầu xây dựng cơ sở quân sự trên Đá Chữ Thập (Fiery Cross Reef) vào năm 2015

Hai cuộc chiến Ukraine và Việt Nam là khác hẳn nhau. Tuy nhiên cũng có một điểm tương đồng về khía cạnh địa chính trị : Ukraine nằm sát nước Nga, bị Vladimir Putin coi như vùng đệm (trái độn - buffer, or cushion zone) với Nato. Lãnh đạo Trung Quốc coiViệt Nam là vùng đệm giữa họ thế giới tự do, còn Mỹ thì coi Việt Nam là 'lá chắn' để che bão tố đến từ Bắc Kinh.

Câu hỏi đầu tiên là nhìn từ Washington D.C. thì chính giới Hoa Kỳ đánh giá Việt Nam quan trọng như thế nào ?

Các nhà quân sự Mỹ đánh giá sự quan trọng của Việt Nam trên ba phương diện :

- Về vị trí : Việt Nam nằm sát Trung Quốc, và lại gần ngay tuyến hàng hải quan trọng vào hàng nhất thế giới.

- Về địa chính trị : Việt Nam là nước mạnh nhất về quân sự tại Biển Đông.

- Về chiến lược : tầm quan trọng của Việt Nam bắt nguồn từ sự tính toán của Ngũ Giác Đài rằng có hai Á Châu : lục địa và hải đảo (Nhật Bản, Đài Loan, Philippines, Indonesia, Malaysia, Singapore).

Ở Châu Á hải đảo, Mỹ đã có đồng minh mạnh mẽ là Nhật, Hàn, và bây giờ thêm Úc qua AUKUS.

Còn ở Châu Á lục địa thì không có đồng minh nào mạnh, nên rất cần Việt Nam.

Vị trí chiến lược của Việt nam

Ngày nay thì lại còn thêm một khía cạnh chiến thuật : vai trò của Cam Ranh. Đây là địa điểm mà Mỹ rất cần để làm căn cứ bảo dưỡng và tiếp liệu cho Hạm đội 7. Đặc biệt là các tàu ngầm có hỏa tiễn mang đầu đạn nguyên tử bây giờ đã dày đặc ở Thái Bình Dương. Các đội tàu này có thể đánh trả nhanh chóng các phi đạn hạt nhân của Trung Quốc và Bắc Hàn phóng tới Guam, Honolulu, hay California.

Nói về Cam Ranh, chúng tôi đã từng nghe các nhà quân sự cả Mỹ cả Việt Nam Cộng Hòa nói tới một lợi thế chiến lược của Việt Nam mà không nước nào ở Á Châu có được : đó là "Cam Ranh cộng với Ban Mê Thuột là một cái đẹp quân sự" (a military beauty).

Nếu cài đặt hệ thống phòng không trên đỉnh Ban Mê Thuột, nối kết với các chiến hạm, tàu ngầm nguyên tử, hàng không mẫu hạm ở Cam Ranh thì khống chế được cả Thái Bình Dương và một phần Ấn Độ Dương.

Ấy là trong thế kỷ 20, khi Mỹ chưa có hệ thống phòng không tối tân THAAD như hiện nay, có thể điều khiển từ xa, đã được thử nghiệm thành công liên tục 16 lần.

Và mới đây, vào tháng 1/2022 nó đã thực sự được sử dụng để chặn một tên lửa đạn đạo của lực lượng Youthi ở Yemen, và đã thành công.

Ngoài Cam Ranh, lại còn Đà Nẵng, sân bay Phú Cát, sân bay Chu Lai, là các căn cứ hải và không quân rất lợi hại để kìm chế được hạm đội Trung Quốc (căn cứ ở Hải Nam và Hoàng Sa).

Ít người còn nhớ rằng năm 2011, Mỹ đã khởi động một kế hoạch dọn dẹp, làm sạch chất độc da cam ở phi trường Đà Nẵng với tài trợ 183 triệu USD. Đây là một hành động nhân đạo, nhưng nó cũng có cái lợi là đưa Đà Nẵng trở về địa vị chiến lược của nó như hồi nào.

Vai trò của Việt Nam trong Thế kỷ 21 còn quan trọng hơn trong Thế kỷ 20, vì cho tới đầu thập niên 1970 Trung Quốc vẫn còn là một nước nghèo nàn, chậm tiến. Bây giờ thì Trung Quốc đã thành cường quốc cả về kinh tế lẫn quân sự cho nên sự nguy hiểm tiềm năng đối với Mỹ đã tăng lên nhiều.

Đó cũng chính là lý do mà Tổng thống Joe Biden đưa ra khi vội vã rút khỏi Afghanistan để tập trung vào chiến lược phòng chống Trung Quốc.

Quyền lợi chung của hai nước có không ?

Hôm 20/03, Đô đốc John C. Aquilino, Chỉ huy Bộ Tư lệnh Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương cho AP biết trên một chuyến bay quân sự rằng Trung Quốc nay đã hoàn toàn "quân sự hóa" ít nhất là ba trong các hòn đảo họ xây dựng ở Biển Đông.

Mục tiêu chính của Washington trong vùng tranh chấp này - theo Đô đốc Aquilino - là "ngăn chặn chiến tranh". Ông nói : "Nếu răn đe không đạt thì sứ mệnh thứ hai của tôi là sẵn sàng chiến đấu và chiến thắng".

bon2

Hai phi công quân sự Việt Nam đầu tiên tốt nghiệp khóa đào tạo tại Căn cứ Không quân Columbus

Ông cũng nói tới việc Trung Quốc đã bố trí các hỏa tiễn chống chiến hạm, chống phi cơ, súng laser, hệ thống điện tử, cùng các phi cơ khu trục trên một số đảo nhân tạo.

Như vậy thì Trung Quốc sẽ có thể lợi dụng tình huống cuộc chiến Ukraine hay Covid tái bùng phát buộc Hoa Kỳ và đồng minh bớt chú ý tới Châu Á, rồi viện lý do phần trong đường Lưỡi Bò là lãnh thổ/lãnh hải của mình, có thể bất thần khởi động.

Họ có thể, ví dụ, dùng cơ sở quân sự trên Đá Chữ Thập, Đá Vành Khăn hay Đá Subi để chớp nhoáng tấn chiếm thêm nữa ở Trường Sa. Điều này sẽ đặt Việt Nam vào một 'sự đã rồi' (fait accompli) như ở Hoàng Sa năm 1974 và ở Gạc Ma năm 1988. Sườn Đông và Đông Nam củaViệt Nam coi như bị khóa.

Nhưng hiện nay, 60% lực lượng hải quân hùng hậu nhất thế giới của Mỹ đã có mặt ở Thái Bình Dương và họ có kinh nghiệm hải chiến, so với Trung Quốc chỉ có kinh nghiệm sau các trận nhỏ ở Hoàng Sa, Gạc Ma. Xin nhắc kinh nghiệm chiến đấu nhiều khi còn quan trọng hơn khí giới, thiết bị. Mỹ từng không có kinh nghiệm du kích chiến ở Nam Việt Nam và Nga, giống như vậy, đang sa lầy ở Ukraine.

Thêm nữa, đối với những mục tiêu cố định trên mặt biển (như Đá Chữ Thập, Đá Vành Khăn hay Đá Subi), Mỹ lại còn có cái lợi chiến thuật vì chúng là những 'mục tiêu cố định' ở những 'địa điểm cố định,' trong tầm nhắm của Hải quân Mỹ.

Trên tạp chí "War Is Boring" số ngày 21/5/2015, tác giả Kyle Mizokami nhận xét : "Chỉ cần 10 hỏa tiễn tầm trung (intermediate range) Tomahawk là có thể phá hủy được toàn bộ máy bay, radar, tháp kiểm soát, kho xăng dầu, và vũ khi trên Đá Chữ Thập trong vài giờ" và "nguyên chiến hạm USS Michigan đã mang theo 154 trái Tomahawk".

Ai hỗ trợ Việt Nam nếu Trung Quốc làm càn ?

Bây giờ, nhìn qua viễn ảnh chiến tranh Nga-Ukraine, chắc chắn nhiều người Việt Nam đã nghĩ tới khả năng chiến tranh Trung-Việt.

Khi bị tấn công, Ukraine trơ trọi một mình vì không phải thành viên của Nato. Nay Nato và Mỹ chỉ có thể yểm trợ một cách gián tiếp qua việc cung cấp vũ khí, lương thực, tiền bạc chứ không thể trực tiếp can thiệp, không thể mở "No-fly zone" ở Ukraine.

Liệu Việt Nam có quốc gia nào hỗ trợ nếu bị Trung Quốc tấn chiếm đảo Trường Sa Lớn, hoặc phá hủy một số giàn khoan dầu ở thềm lục địa, chứ chưa nói đến tràn qua biên giới ?

Và nếu tràn qua thì lần này sẽ không giống như năm 1979 vì Trung Quốc đã thành cường quốc. Rút tỉa bài học 1979, Trung Quốc sẽ có thể oanh kích và phóng tên lửa để tàn phá khu biên giới trước khi xe tăng vượt qua.

Mới đây lại có câu hỏi : Liệu số xe tăng T-90 ít ỏi của Việt Nam có chống được drone hiện đại của Trung Quốc ?

Năm 2016, Trung Quốc đã phản đối Việt Nam cải tạo đường băng Trường Sa Lớn.

Trước đó, năm 1988, dù rằng Việt Nam vẫn còn trong Khối Hiệp ước Warsaw và có hiệp ước với Liên Xô nhưng khi Trung Quốc tấn công Gạc Ma, Liên Xô đã không can thiệp.

Chúng tôi lại nhớ tới năm 1992 - khi Mỹ đang xem xét bang giao với Việt Nam thì Tổng thống Boris Yeltsin (người đỡ đầu của Tổng thống Putin) sang thăm Hoa Kỳ, tuyên bố không ngần ngại rằng Việt Nam vẫn còn giữ cựu tù binh chiến tranh POWs của Mỹ, và đang được giữ ở Nga. Nghe vậy Tổng thống George H. Bush khựng lại.

Sáng sớm ngày 17/6/1992, khi đọc tin này đăng tải trên trang đầu tờ Washington Post, chúng tôi thực sự cũng lấy làm lạ.

Hóa ra tất cả chỉ vì quyền lợi : lúc ấy vấn đề nóng của Mỹ đối với Việt Nam chỉ là đi tìm những POWs còn sống, mà ông Yeltsin lại tuyên bố như vậy. Có thể vì Yeltsin sang Mỹ để xin giúp đỡ về kinh tế nên đã hy sinh cả quyền lợi của Việt Nam ?

Nước Nga ngày nay của Putin cần Trung Quốc hơn là Việt Nam. Và cụ thể thì Moscow và Hà Nội chẳng còn liên minh về quân sự, chính trị gì hết, ngoài tình cảm "nhớ Liên Xô" của một số người.

Tôi thấy chính sách "Bốn Không" về ngoại giao đưa Việt Nam vào nơi cô quạnh, không có đồng minh.

Sách Trắng Quốc phòng Việt nam 2019 tuyên bố Việt Nam theo đuổi chính sách Bốn Không củaViệt Nam : không tham gia liên minh quân sự ; không cho bất cứ nước nào đặt căn cứ quân sự ở Việt Nam ; không dựa vào nước này để chống nước kia. không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế.

Như vậy, nếu bị Trung Quốc tấn công, phải chăng tối đa Việt Nam cũng chỉ có được một cuộc bỏ phiếu tại Liên Hiệp Quốc để lên án kẻ xâm lược làm càn ? Vì ảnh hưởng lan tỏa của Trung Quốc, không ít quốc gia sẽ bỏ phiếu trắng, như Việt Nam hai lần bỏ phiếu về Ukraine. Mà chỉ lên án thì cũng chẳng thay đổi được cục diện của "sự đã rồi".

Để đối lại được với Trung Quốc trên cả thế giới bây giờ chỉ còn có Mỹ, như Thủ tướng Anh David Cameron đã từng bình luận. Cho nên Việt Nam rất cần Mỹ.

Mặt khác, Mỹ cũng rất cần Việt Nam như đề cập trên đây.

Tuy nhiên, Việt Nam ở vào thế kẹt. Một mặt thì muốn "thoát Trung" và như vậy thì phải đi với Mỹ. Nhưng đi với Mỹ thì lại đang nhiều e ngại.

Liệu Việt Nam có tin được Mỹ ?

Câu hỏi được đặt ra là "liệu Mỹ có thuyết phục được Việt Nam hay không ?"

Ngoài việc phải hứng chịu áp lực nặng nề, khuyến dụ, răn đe từ Phương Bắc, lại còn vấn đề về mức độ khả tín của Hoa Kỳ.

Chắc rằng giới lãnh đạo Việt Nam cũng đã có câu hỏi : "làm sao chúng tôi tin được rằng các ông sẽ không bỏ rơi chúng tôi như các ông đã tháo chạy khỏi Miền Nam Việt Nam, và mới đây, khỏi Afghanistan ?"

Đây là vấn đề nhức nhối nhất cho nước Mỹ - đối với Việt Nam và các quốc gia khác muốn được Hoa Kỳ bảo vệ. Do vậy, Tổng thống Biden vừa có những động thái ở Ba Lan để trấn an các đồng minh Nato.

Có khả năng rằng thực ra Mỹ dàn cảnh để ông Biden nói "Tổng thống Putin không thể tiếp tục nắm quyền", rồi quan chức cấp dưới cải chính rằng ông chỉ muốn nói "Putin không được phép thực thi quyền lực đối với láng giềng".

Với Việt Nam, tôi thấy các lãnh đạo cao nhất của Hoa Kỳ, từ hai đảng, ý thức được sự nghi ngờ từ Hà Nội và luôn nhấn mạnh sự cộng tác trên căn bản 'quyền lợi chung'.

TớiViệt Nam năm 2016, Tổng thống Barrack Obama đã nói đến "sự thịnh vượng, đến những mục tiêu an ninh và ổn định để hai nước có thể thúc đẩy lẫn nhau".

Sau Tổng thống Obama thì Tổng thống Trump phát biểu tại Hà Nội là ông tới 'để tái khẳng định những gắn kết' với Việt Nam 'để tìm được những mục tiêu chung, những lợi ích chung,' và muốn 'nâng cấp mối quan hệ của chúng ta thành đối tác chiến lược.'

Đến lượt Phó Tổng thống Kamala Harris thì cũng đề cập tới "quan hệ lâu bền của chúng tôi với Việt Nam và Đông Nam Á" với tư cách thành viên khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.

Ta có thể giải thích những cụm từ như 'mục tiêu an ninh, ổn định' hay 'mục tiêu chung, lợi ích chung' hay 'đối tác chiến lược', tất cả đều nhắm vào một mục đích là chống lại tham vọng của Trung Quốc. Mà tham vọng này thì trong một tương lai trông thấy, sẽ khó có thể chấm dứt, vì "Bắc Kinh đã có chiến lược bí mật 100 năm để thay thế Hoa Kỳ trong vai trò cường quốc số một trên thế giới vào năm 2049, kỷ niệm 100 năm thành lập nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa" - đó là luận chứng của Michael Pillbury, chuyên gia nổi tiếng về Trung Quốc trong cuốn sách Cuộc Chạy Đua 100 năm (The Hundred Year Marathon) xuất bản năm 2015, được dư luận Mỹ chú ý.

Cũng có khả năng là Bắc Kinh sẽ tính lầm về ý đồ và khả năng và quyết tâm của Mỹ nếu quyết định tấn công Đài Loan. Đây có thể là trận chiến phân thắng bại - cùng tắc biến, biến tắc thông là như vậy. Vì sau trận này thì chiến lược của Trung Quốc chắc chắn sẽ phải thay đổi. Ví như cuộc chiến Nga-Ukraine hiện đang diễn ra. Dư luận hiện cho rằng ông Putin đã tính lầm cả về chiến lược, chiến thuật và địa chính trị.

Năm 1958, từ Washington, tôi đã được chứng kiến phản ứng của Tổng thống Eisenhower khi Trung Quốc nã pháo vào Quemoy và Matsu, hai đảo của Đài Loan, nằm sát Phúc Kiến.

Rồi năm 1995-1996, thế giới cũng đã ngạc nhiên khi thấy phản ứng mạnh mẽ của Tổng thống Bill Clinton khi Trung Quốc cho tiến hành một loạt thử nghiệm tên lửa tại vùng biển xung quanh Đài Loan bao gồm eo biển Đài Loan. Sau đó Trung Quốc đã phải ngừng vô điều kiện.

Nhật Hoàng Hirohito đã tính lầm khi tấn công Trân Châu Cảng ngày 7/12/1941 vì cho rằng Mỹ còn đang bận ở chiến trường Âu Châu cho nên không thể nào đánh cả hai mặt trận một lúc. Vì vậy Nhật có thể gây một 'cú đấm' cho Mỹ mà không sợ phản ứng quá mạnh. Lại còn tính lầm về chiến thuật : Hạm đội Nhật tin rằng tấn công bất ngờ vào sáng Chủ nhật thì chắc ăn vì tình trạng 'sẵn sàng ứng chiến' của Hải quân Mỹ là thấp vào cuối tuần, và quân trên các chiến hạm sẽ thiệt mạng. Nhưng người Nhật đã không nghĩ ra là sáng Chủ Nhật thì sĩ quan và binh lính Mỹ lại lên bờ để ăn nghỉ. Họ thoát chết để trả thù.

Dĩ nhiên, ta không thể loại trừ khả năng là trước sự thức tỉnh của Mỹ - và cả thế giới - cùng sức mạnh quân sự vượt trội đã nâng tầm trong sáu năm qua (2016-2021), lãnh đạo Trung Quốc sẽ xét lại và thay đổi chiến lược để trở về lập trường cộng tác, hài hòa với mọi quốc gia.

Và đây là hy vọng của cả thế giới, gồm cả nhân dân Hoa Kỳ và nhân dân Trung Quốc, để thay thế hai chiến lược đối đầu hiện nay của cả hai bên, đem lại hòa bình cho nhân loại.

Đang khi mong đợi khả năng này, ta có thể kết luận rằng vấn đề 'Việt Nam có thể tin hay không tin được Mỹ ?' thật không quan trọng.

Câu hỏi căn bản chính là liệu QUYỀN LỢI CHUNG của cả hai nước có đủ để thuyết phục Việt Nam xích lại gần Mỹ hay không ?

Cuộc chiến Ukraine đã thuyết phục một số nước ở Âu Châu từ trước tới nay vẫn trung lập, đu dây, như Phần Lan, Thụy Điển, xích lại gần Nato trước khi quá muộn.

Ở Biển Đông thì cả Singapore được tiếng là khôn ngoan về ngoại giao thì cũng đang xích lại gần Mỹ.

Từ thời Thủ tướng Nehru, Ấn Độ được coi như quốc gia tiên phong của chính sách không liên kết. Nhưng chính ông Nehru đã phải vội vàng cầu cứu Tổng thống Kennedy khi bị Trung Quốc bất chợt tấn công ngày 20/10/1962 vì tranh chấp biên giới Ấn-Trung trên ba nghìn cây số ở Himalayas.

Đó là ngày Tổng thống Kennedy đang hết sức căng thẳng vì chính là lúc ông quyết định phong tỏa Cuba để chặn Liên Xô chở tên lửa vào, và viễn ảnh Thế Chiến III đã hiện lên, nhưng ông lập tức tiếp viện Ấn Độ và xem xét những biện pháp can thiệp trực tiếp.

Ngày hôm sau, 21/10 Trung Quốc tuyên bố ngưng chiến và rút khỏi vùng tranh chấp.

Bây giờ thì qua cuộc chiến Ukraine, "Ấn Độ cảm nhận sức nóng vì chính sách trung lập"- như một bài trên BBC News Tiếng Việt vừa bình luận.

Trong trường hợp Việt Nam xích lại Mỹ thì nhiều bài học rút tỉa từ cuộc chiến Việt Nam sẽ rất hữu ích. Ngoài những bài học về quyền lợi như đã đề cập trong cuốn sách của tôi Khi Đồng Minh Nhảy Vào (2016), có hai bài học quan trọng :

- Thứ nhất, phải trông cậy vào chính mình. Vì vậy trong mười năm qua Đài Loan đã chi tiêu rất nhiêu để mua những khu trục, bom đạn, tên lửa, khí giới tối tân. Ngân sách Quốc phòng lên 17 tỷ USD cho năm 2022, rồi tháng 1/2022 lại tăng thêm một khoản đặc biệt : 8,6 tỷ ;

- Thứ hai, khi Hoa Kỳ đàm phán và hứa hẹn hay cam kết điều gì - dù là về kinh tế, quân sự hay chính trị - thì đều phải minh bạch, công khai và phải được sự đồng ý của Quốc hội Mỹ. Vì xét ra cho kỹ thì mọi hành động rồi cuối cùng đều cần đến tiền bạc, mà Quốc Hội lại giữ cái túi tiền.

Con đường của Hoa Kỳ đi ra, đi vào đất nước cong cong hình chữ S này đã không bao giờ dễ.

Chính vì vậy, chính quyền Việt Nam cần nhận rõ và chủ động để làm sao hướng cho con đường của Mỹ hài hòa với lợi ích của người dân Việt, gồm cả các nhu cầu bình thường nhất về một xã hội dân chủ, tôn trọng các quyền công dân, để bảo vệ được chủ quyền trước thách thức của tình hình.

Rất quan trọng là làm sao cho kịp thời để tránh khỏi bị đặt vào cái tình huống một "sự đã rồi" rất có thể xảy ra trong tương lai gần.

Nguyễn Tiến Hưng

Nguồn : BBC, 28/03/2022

Giáo sư Nguyễn Tiến Hưng, hiện cư ngụ tại Virginia, Hoa Kỳ, là tác giả nhiều cuốn sách nổi tiếng về quan hệ Hoa Kỳ và Việt Nam.

Quay lại trang chủ

Additional Info

  • Author: Nguyễn Tiến Hưng, VOA tiếng Việt
Read 325 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)