Slovakia bắt bạn Tô Lâm dọn đường truy nã quốc tế ông Bộ Trưởng Công An Việt Nam ?
Lê Hoàng, Thoibao.de, 23/04/2022
Cho đến nay, vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh là hành động đáng xấu hổ của chính quyền cộng sản. Việc bắt người trên lãnh thổ một quốc gia có chủ quyền ai cũng hiểu đó là hành động tội phạm. Nếu là một tổ chức Mafia, tổ chức xã hội đen thì việc bắt cóc người là hoạt động quen thuộc của họ, tuy nhiên, một nhà nước mà tổ chức bắt cóc là hành động không thể chấp nhận được.
Ngày 20 tháng 4, báo chí Slovakia đưa tin chính quyền Bratislava vừa cho bắt cựu Bộ trưởng Nội vụ Robert Kaliňák, người đã giúp Tô Lâm đưa Trịnh Xuân Thanh bị bắt cóc tại Đức vào Slovakia trên một máy bay chuyên cơ để sau đó đưa về Việt Nam xử án và cầm tù.
Ông Robert Kaliňák là người bị cáo buộc đã giúp đỡ phía công an Việt Nam trong vụ việc ông Trịnh Xuân Thanh, cựu Phó chủ tịch tỉnh Hậu Giang, người bị an ninh Việt Nam bắt cóc khi đang xin tị nạn chính trị tại Đức hồi năm 2017.
Để đưa được Trịnh Xuân Thanh về nước, thông qua Robert Kaliňák ông Tô Lâm đã thuê chuyên cơ của chính phủ Slovakia. Ngày 26/7/2017, chính ông Tô Lâm là người đầu tiên bước lên chuyên cơ này, tiếp theo là các thành viên của phái đoàn Việt Nam, tất cả 12 người. Trịnh Xuân Thanh là người cuối cùng được đưa lên máy bay. Theo một số nguồn tin đáng tin cậy thì lúc đấy ông Trịnh Xuân Thanh trông có vẻ như bị thương, vẻ người đờ đẫn và được hai mật vụ Việt Nam xốc nách hai bên dìu đi. Các nhà điều tra Đức cho rằng, Trịnh Xuân Thanh đã bị thương và bị cho uống thuốc có chất ma túy.
Ngày 03/08/2018, Báo Frankfurter Allgemeine Zeitung, là nhật báo có tầm vóc liên bang và có uy tín đứng hàng đầu nước Đức, có đăng một bài báo tường thuật về một phát giác : Chính ông Robert Kaliňák, cựu Bộ trưởng Nội vụ Slovakia, đã giúp ông Tô Lâm, Bộ trưởng Bộ Công an Việt Nam, đưa Trịnh Xuân Thanh ra khỏi khu vực Schengen bằng chuyên cơ của chính phủ Slovakia.
Bộ trưởng Nội vụ Robert Kalinak gặp Bộ trưởng Công an Tô Lâm tại Việt Nam vào tháng Sáu 2017. Hai tháng sau Trịnh Xuân Thanh bị bắt cóc tại Đức rồi đưa qua Slovakia, nơi ông Kalinak còn giữ chức bộ trưởng lúc bấy giờ. (CAND)
Được biết ông cựu Bộ trưởng Robert Kaliňák bị bắt giữ lần này có liên quan đến hàng loạt sai phạm của ông ta trong thời gian vừa qua. Bao gồm tham nhũng, nhận hối lộ, tham gia các tổ chức tội phạm có tổ chức. Vụ án bắt cóc Trịnh Xuân Thanh làm chấn động thế giới. Hành động bắt cóc người tại một quốc gia có chủ quyền là vừa vi phạm luật pháp quốc tế và vi phạm luật pháp Đức nhưng ông Robert Kaliňák lại tham gia thì rõ ràng, đấy là một tội lớn ông ta khó mà tránh né.
Sau vụ bắt cóc không lâu thì ông Robert Kaliňák từ chức. Được biết, Slovakia là thành viên của EU, nếu ông Robert Kaliňák bị kết luận là đã phạm tội khi giúp Tô Lâm đưa người bị bắt cóc về Việt Nam thì việc kết luận ông Tô Lâm là tội phạm, vì ông đã vi phạm luật pháp Slovakia và Đức. Việc xem ông Tô lâm là tội phạm thì các quốc gia liên quan đến vụ bắt cóc cũng đã xác định, nhưng vì quan hệ ngoại giao nên các quốc gia này chưa truy nã mà thôi. Đức có mối quan hệ kinh tế với Việt Nam nên họ cũng có phần ngại, nhưng Slovakia thì không có quyền lợi gì với Việt Nam, khả năng công bố công khai Tô Lâm là tội phạm là không phải không có khả năng.
Không hiểu luật pháp Slovakia có cái gọi là "thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng" rồi châm chước cho ông cựu bộ trưởng có mối quan hệ đặc biệt với Tô Lâm này không? Không biết tại Slovakia có tội "cố ý làm trái", như ở Việt Nam hay không ? Hay tại đất nước này cứ phạm luật là xử như nhau? Nếu luật pháp Slovakia mà nghiêm minh thì rất có thể ông Robert Kaliňák bị liệt vào tội lớn như tội "cố ý làm trái" ở Việt Nam. Thì khi đó, có thể số phận của Robert Kaliňák sẽ chẳng khác gì ông Đinh La Thăng ở Việt Nam.
Hình ảnh "Trịnh Xuân Thanh lảo đảo được hai mật vụ Việt Nam ‘dìu’ lên máy bay ở sân bay Bratislava" vào cái ngày oan nghiệt 26 Tháng Bảy năm 2017 ấy, và giữa ông ta với giới mật vụ Việt Nam thực ra không thể không có mối quan hệ "đặc biệt". Mối quan hệ đặc biệt giữa các tội phạm, phía Việt Nam là tội phạm quốc tế phía Kaliňák là tội phạm quốc nội Slovakia.
Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm – Ảnh minh họa
Tô Lâm, người chuyên gây nhiều tai tiếng trước dư luận quốc tế, từ vụ án bắt cóc Trịnh Xuân Thanh đến việc ăn thịt bò dát vàng. Rồi đây rất có thể tên tuổi ông Tô Lâm bị khơi dậy sau vụ việc chính quyền Slovakia bắt ông cựu Bộ trưởng mà giúp Tô Lâm bắt cóc và chuyển người về nước. Chuyện còn dài, phim còn hay, hãy đợi mà xem.
Lê Hoàng (Tổng hợp)
Nguồn : Thoibao.de, 23/04/2022
*******************
Slovakia bắt cựu Bộ trưởng Nội vụ, người liên quan đến vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh
VNTB, 22/04/2022
Hôm 20 tháng 4, báo chí Slovakia đưa tin cơ quan an ninh của nước này đã bắt giữ ông Robert Kaliňák, cựu Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Nội vụ.
Ông Robert Kaliňák, cựu Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Nội vụ Slovakia, bị bắt giữ hôm 20/04/2022.
Ông này là người bị cáo buộc đã giúp đỡ phía công an Việt Nam trong vụ việc ông Trịnh Xuân Thanh, cựu Phó chủ tịch tỉnh Hậu Giang, người bị an ninh Việt Nam bắt cóc khi đang xin tị nạn chính trị tại Đức hồi năm 2017.
Trao đổi với đài Á châu Tự do từ thủ đô Berlin nước Đức, nhà báo Lê Trung Khoa, người theo dõi sát sao vụ bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh, cho biết thêm thông tin về vụ bắt giữ cựu Bộ trưởng Nội vụ Slovakia :
"Theo như thông tin mà tôi vừa nhận được và trao đổi với các phóng viên Nhà nước ở Slovakia thì họ nói rằng, việc ông cựu Bộ trưởng Robert Kaliňák bị bắt giữ lần này có liên quan đến hàng loạt sai phạm của ông ta trong thời gian vừa qua. Bao gồm tham nhũng, nhận hối lộ, tham gia các tổ chức tội phạm có tổ chức.
Chính vì vậy đã bị cơ quan an ninh của Slovakia chuyên trách việc theo dõi tội phạm trong đội ngũ chính trị gia và công chức của Bộ Nội vụ ra lệnh bắt giữ".
Là người đã theo dõi sát sao vụ việc bắt cóc chấn động do cơ quan an ninh của Việt Nam thực hiện ngay giữa thủ đô Berlin, ông Lê Trung Khoa lý giải vai trò của chính trị gia người Slovakia mới bị bắt trong sự việc này :
"Vai trò của ông cựu Bộ trưởng này rất lớn, bởi vì ông ta là người nắm giữ chìa khóa giúp cho phía Việt Nam có máy bay của Chính phủ Slovakia, để chở ông Trịnh Xuân Thanh từ Bratislava sang bên Moscow, từ đó là tiếp tục về Việt Nam.
Nếu không có chuyến bay đó của Chính phủ Slovakia, và không có công hàm của Chính phủ Slovakia nói rằng ông Bộ trưởng Bộ Nội vụ ngồi trên chiếc máy bay đó, thì nó không được bay qua không phận của Ba Lan. Và đó là sự lừa đối của ông cựu bộ trưởng này.
Nếu không có chuyến bay đó thì ông Trịnh Xuân Thanh gần như không thể về Việt Nam một cách an toàn trong thời gian bị bắt cóc".
Vụ bắt cóc này được báo chí phương Tây mô tả như là một câu chuyện giả tưởng thời Chiến tranh lạnh để nói về mức độ khó tin của nó.
Sự kiện này cũng khiến cho mối quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Cộng hòa Liên bang Đức gặp nhiều sóng gió.
Đơn cử như việc Đức đình chỉ mối quan hệ đối tác chiến lược với Việt Nam, và trục xuất một số nhà ngoại giao của quốc gia cộng sản.
Ông Robert Kaliňák, cựu Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Nội vụ Slovakia hồi năm 2018
Theo nhà báo Lê Trung Khoa thì cho dù mối quan hệ Đối tác Chiến lược đã được khôi phục lại, đến tận bây giờ mối quan hệ giữa hai quốc gia vẫn chưa thực sự được hòa giải.
"Cái hiệp định miễn visa cho hộ chiếu ngoại giao của Việt Nam đã không được khôi phục, có nghĩa là từ sau vụ bắt cóc xảy ra thì tất cả cán bộ ngoại giao Việt Nam khi vào Đức, dù dùng hộ chiếu ngoại giao thì vẫn phải xin visa của Đức thì mới được phép vào.
Cái thứ hai, Chính phủ Đức hiện vẫn không khôi phục đó là hai chức danh trong Đại sứ quán Việt Nam tại Berlin.
Chức danh thứ nhất là đại diện Interpol của Tổng cục Cảnh sát Việt Nam, trước đây do ông Lê Thanh Hải đảm trách và có tham gia vụ bắt cóc, cho đến giờ thì chức danh đó và vị trí đó không được phía Đức đồng ý cho Việt Nam đưa sang, và nó vẫn đang để trống.
Thứ hai là đại diện Tổng cục Tình báo của Bộ Công an Việt Nam, tức là Tổng cục 5, chức danh đó cũng không được khôi phục và cái chân đó ở sứ quán Việt Nam vẫn đang để trống, vì chính người này đã tổ chức vụ bắt cóc hồi năm 2017 tại Berlin".
Ngoài ra, theo nhà báo Lê Trung Khoa, từ khi vụ bắt cóc diễn ra đến nay, chưa một quan chức cấp cao nào của Việt Nam như Chủ tịch nước, hay Thủ tướng được mời đến thăm Đức.
Sau khi bị đưa về Việt Nam, ông Trịnh Xuân Thanh đã bị đưa ra xét xử trong nhiều vụ án khác nhau liên quan đến các cáo buộc tham nhũng, trong đó ông đã hai lần bị tuyên án tù chung thân.
Nguồn : Thoibao.de, 22/04/2022
*************************
Slovakia bắt cựu Bộ trưởng Nội vụ, người liên quan đến vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh
RFA, 21/04/2022
Hôm 20 tháng 4, báo chí Slovakia đưa tin cơ quan an ninh của nước này đã bắt giữ ông Robert Kaliňák, cựu Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Nội vụ.
Nếu không có chuyến bay chuyên cơ của Slovakia thì ông Trịnh Xuân Thanh gần như không thể về Việt Nam một cách an toàn trong thời gian bị bắt cóc.
Ông này là người bị cáo buộc đã giúp đỡ phía công an Việt Nam trong vụ việc ông Trịnh Xuân Thanh, cựu Phó chủ tịch tỉnh Hậu Giang, người bị an ninh Việt Nam bắt cóc khi đang xin tị nạn chính trị tại Đức hồi năm 2017.
Trao đổi với đài Á châu Tự do từ thủ đô Berlin nước Đức, nhà báo Lê Trung Khoa, người theo dõi sát sao vụ bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh, cho biết thêm thông tin về vụ bắt giữ cựu Bộ trưởng Nội vụ Slovakia :
"Theo như thông tin mà tôi vừa nhận được và trao đổi với các phóng viên Nhà nước ở Slovakia thì họ nói rằng, việc ông cựu Bộ trưởng Robert Kaliňák bị bắt giữ lần này có liên quan đến hàng loạt sai phạm của ông ta trong thời gian vừa qua. Bao gồm tham nhũng, nhận hối lộ, tham gia các tổ chức tội phạm có tổ chức.
Chính vì vậy đã bị cơ quan an ninh của Slovakia chuyên trách việc theo dõi tội phạm trong đội ngũ chính trị gia và công chức của Bộ Nội vụ ra lệnh bắt giữ".
Là người đã theo dõi sát sao vụ việc bắt cóc chấn động do cơ quan an ninh của Việt Nam thực hiện ngay giữa thủ đô Berlin, ông Lê Trung Khoa lý giải vai trò của chính trị gia người Slovakia mới bị bắt trong sự việc này :
"Vai trò của ông cựu Bộ trưởng này rất lớn, bởi vì ông ta là người nắm giữ chìa khóa giúp cho phía Việt Nam có máy bay của Chính phủ Slovakia, để chở ông Trịnh Xuân Thanh từ Bratislava sang bên Moscow, từ đó là tiếp tục về Việt Nam.
Nếu không có chuyến bay đó của Chính phủ Slovakia, và không có công hàm của Chính phủ Slovakia nói rằng ông Bộ trưởng Bộ Nội vụ ngồi trên chiếc máy bay đó, thì nó không được bay qua không phận của Ba Lan. Và đó là sự lừa đối của ông cựu bộ trưởng này.
Nếu không có chuyến bay đó thì ông Trịnh Xuân Thanh gần như không thể về Việt Nam một cách an toàn trong thời gian bị bắt cóc".
Vụ bắt cóc này được báo chí phương Tây mô tả như là một câu chuyện giả tường thời Chiến tranh lạnh để nói về mức độ khó tin của nó.
Sự kiện này cũng khiến cho mối quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Cộng hòa Liên bang Đức gặp nhiều sóng gió.
Đơn cử như việc Đức đình chỉ mối quan hệ đối tác chiến lược với Việt Nam, và trục xuất một số nhà ngoại giao của quốc gia Cộng Sản.
Theo nhà báo Lê Trung Khoa thì cho dù mối quan hệ Đối tác Chiến lược đã được khôi phục lại, đến tận bây giờ mối quan hệ giữa hai quốc gia vẫn chưa thực sự được hòa giải.
"Cái hiệp định miễn visa cho hộ chiếu ngoại giao của Việt Nam đã không được khôi phục, có nghĩa là từ sau vụ bắt cóc xảy ra thì tất cả cán bộ ngoại giao Việt Nam khi vào Đức, dù dùng hộ chiếu ngoại giao thì vẫn phải xin visa của Đức thì mới được phép vào.
Cái thứ hai, Chính phủ Đức hiện vẫn không khôi phục đó là hai chức danh trong Đại sứ quán Việt Nam tại Berlin.
Chức danh thứ nhất là đại diện Interpol của Tổng cục Cảnh sát Việt Nam, trước đây do ông Lê Thanh Hải đảm trách và có tham gia vụ bắt cóc, cho đến giờ thì chức danh đó và vị trí đó không được phía Đức đồng ý cho Việt Nam đưa sang, và nó vẫn đang để trống.
Thứ hai là đại diện Tổng cục Tình báo của Bộ Công an Việt Nam, tức là Tổng cục 5, chức danh đó cũng không được khôi phục và cái chân đó ở sứ quán Việt Nam vẫn đang để trống, vì chính người này đã tổ chức vụ bắt cóc hồi năm 2017 tại Berlin".
Ngoài ra, theo nhà báo Lê Trung Khoa, từ khi vụ bắt cóc diễn ra đến nay, chưa một quan chức cấp cao nào của Việt Nam như Chủ tịch nước, hay Thủ tướng được mời đến thăm Đức.
Sau khi bị đưa về Việt Nam, ông Trịnh Xuân Thanh đã bị đưa ra xét xử trong nhiều vụ án khác nhau liên quan đến các cáo buộc tham nhũng, trong đó ông đã hai lần bị tuyên án tù chung thân.
Nguồn : RFA, 21/04/2022