Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Diễn đàn

26/04/2022

Ngày duyệt binh 9/5 tại Quảng trường đỏ năm nay sẽ như thế nào ?

Thu Hằng, Phan Minh, Ngô Nhân Dụng, BBC

Khăng khăng giành "chiến thắng", Putin "dồn" Ukraine hợp lực quân sự với phương Tây

Thu Hằng, RFI, 26/04/2022

Mỹ và khoảng 40 nước đồng minh họp tại căn cứ Ramstein, Đức, để trang bị vũ khí cho Ukraine. Từ tấn công phủ đầu cảnh cáo Kiev xích lại gần với phương Tây, giờ đây chiến lược của tổng thống Vladimir Putin không mang lại những kết quả mong đợi, thậm chí nguyên thủ Nga đang trong tình cảnh "gậy ông đập lưng ông".

duyetbinh1

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tiếp ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken tại Kiev, Ukraine ngày 25/04/2022.  AP

Không những Kiev kiên cường chống lại xâm lược Nga mà còn "có thể giành chiến thắng" nếu "có vũ khí tốt và được hậu thuẫn tốt", theo nhận định của bộ trưởng quốc phòng Mỹ Lloyd Austin ngày 26/04/2022.

Theo ông Vincent Desportes, cựu giám đốc Trường Chiến tranh tại Paris, khi trả lời RFI ngày 25/04, "chúng ta vẫn biết rằng Mỹ chỉ cam kết khi có ít rủi ro, khi họ chắc chắn về hành động của mình". Việc cả hai bộ trưởng ngoại giao và quốc phòng Mỹ đến Kiev ngày 24/04, sau đó là họp tại Đức để bàn về việc cung cấp vũ khí hạng nặng cho Ukraine ngày 26/04 là "dấu hiệu khởi đầu bước ngoặt trong cuộc chiến"

Giảm năng lực quân sự Nga 

Từ không tin vào khả năng phòng thủ của Ukraine trong những ngày đầu ông Putin đưa quân xâm lược, Washington và các đồng minh giờ muốn trang bị thêm vũ khí hạng nặng cho Kiev để không chỉ đẩy lùi quân Nga mà còn muốn "Nga suy yếu đến mức không thể tiến hành kiểu hành động như xâm lược Ukraine nữa". Để đạt được mục tiêu này, bộ trưởng quốc phòng Mỹ cam kết cùng với các đồng minh "sẽ xúc tiến tối đa, nhanh nhất có thể, để Ukraine nhận được những gì họ cần". Ukraine trở thành chiến trường "ủy nhiệm" giữa phương Tây và Nga. 

Mỹ là nước viện trợ quân sự lớn nhất cho Kiev, với tổng số tiền lên đến 3,2 tỉ đô la từ khi Nga tiến hành xâm lược Ukraine và sẵn sàng "cung cấp mọi vũ khí hiệu quả cho cuộc chiến của Ukraine vào thời điểm này", nhằm nói đến cuộc chiến ở vùng Donbass, nơi tổng thống Putin đang tìm cách giành được bất kỳ chiến thắng nào để ca ngợi "chiến dịch quân sự đặc biệt" với người dân Nga vào ngày Chiến thắng Phát xít 09/05. 

Nga đang kiểm soát phần lớn vùng đồng bằng rộng lớn ở miền đông và miền nam Ukraine. Chưa dừng ở đó, quân Nga muốn ngược lên miền trung, đẩy lùi các lực lượng Ukraine bằng các trận oanh kích từ xa, sau đó điều quân và xe tăng chiếm thực địa. Mỹ, Pháp, Canada, Cộng Hòa Séc, Ba Lan và gần đây nhất là Đức cùng với nhiều nước đồng minh cung cấp vũ khí hạng nặng, hiệu quả theo yêu cầu của chính quyền Kiev. Nhờ đó, theo ông Mike Jacobson, chuyên gia dân sự về pháo binh khi trả lời AFP, Ukraine có thể "giảm hỏa lực của Nga", cũng như "giảm khả năng của quân Nga theo đuổi cuộc đối đầu này"

Nói một cách khác, giáo sư nghiên cứu chiến lược Phillips O’Brien cho rằng năng lực quân sự của Ukraine không ngừng được cải tiến "dù ít hơn (về số lượng) nhưng đang được trang bị tốt hơn", trong khi "lực lượng Nga bị giảm đi đáng kể và chịu nhiều tổn thất về thiết bị"

Dù không ai dám khẳng định là liệu những các đợt giao vũ khí có thể giúp Ukraine đánh đuổi hoàn toàn quân Nga khỏi lãnh thổ hay không, nhưng theo chuyên gia Mike Jacobson nếu Kiev giành thắng lợi về pháo binh, "điều đó sẽ buộc Nga hoặc phải gia tăng xung đột, hoặc phải đàm phán một cách thực tế"

Phương Tây muốn Ukraine có quân đội hiệu quả trong tương lai 

Ngoài chủ đề cung cấp vũ khí cho Ukraine, cuộc họp ngày 26/04 ở căn cứ Ramstein do Mỹ chủ trì, còn bàn về việc bảo đảm an ninh cho Ukraine trong tương lai khi kết thúc chiến tranh. Người phát ngôn Lầu Năm Góc John Kirby, trong buổi họp báo ngày 24/04, đã không giấu mục tiêu là "hiện đại hóa và làm cách nào đó để quân đội Ukraine luôn vững mạnh và có khả năng hoạt động trong tương lai", với "lực lượng quân sự thực thụ"

Cuộc họp không diễn ra trong khuôn khổ của NATO, dù tổng thư ký Jens Stoltenberg cũng tham dự vì NATO, cũng như Mỹ, không muốn bị coi là bên tham chiến. Do đó, có thể thấy trong số 40 nước tham gia họp tại Đức, có Úc, Nhật Bản, hai quốc gia lo Trung Quốc có thể viện vào tiền lệ Nga để củng cố tham vọng bành trướng, cũng như hai nước trung lập Phần Lan và Thụy Điển. 

Khi phát động tấn công, tổng thống Nga viện cớ phi phát xít hóa và giải trừ vũ khí Ukraine, nhưng "ông Putin nhận lại chính xác những gì ông ấy không muốn". Theo ông Philip Breedlove, một tướng Mỹ nghỉ hưu, từng điều hành NATO tại Châu Âu từ 2013 đến 2016, được AP trích dẫn, tổng thống Putin "càng đẩy quân thì lại càng làm NATO tiến lên phía trước và khiến Mỹ tăng cường hiện diện ở Châu Âu". Ít có khả năng Ukraine gia nhập NATO nhưng cuộc chiến do Nga phát động lại khiến NATO và Kiev xích lại gần nhau.

Thu Hằng

Nguồn : RFI, 26/04/2022

***********************

Tổng thống Nga Putin muốn chiếm Donbass Ukraine bằng mọi giá trước 09/05

Phan Minh, RFI, 26/04/2022

Cuộc chiến Nga-Ukraine đã bước sang tháng thứ ba, và dường như hai bên vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt căng thẳng. Trang mạng đài truyền hình Mỹ CNN có bài phân tích về việc tổng thống Nga Vladimir Putin dường như đang tìm mọi cách để chiếm được vùng Donbass ở phía đông Ukraine trước ngày 09/05 tới. RFI xin trích dịch.

duyetbinh2

Tổng thống Nga Vladimir Putin tại điện Kremlin, Moskva, Nga ngày 18/04/2022  via Reuters - Sputnik

Khi lực lượng Ukraine đẩy lùi quân Nga đang trong quá trình tiến vào chiếm thủ đô Kiev, họ cho biết đã tìm thấy một số hành lý thú vị trong đống hoang tàn do quân đội Nga để lại sau khi rút lui, đạn dược, áo giáp và bên trong các xe quân sự là quân phục duyệt binh của Nga. Ông Oleksandr Hruzevych, phó tổng tham mưu trưởng lục quân Ukraine cho biết : "Nga đã dự kiến chiếm được Kiev trong hai ngày và sau đó sẽ tổ chức lễ duyệt binh ở đây".

Tổng thống Nga Vladimir Putin không thể có một cuộc duyệt binh ở thủ đô Ukraine, nhưng một cuộc duyệt binh sắp diễn ra ở Moskva và cho dù tình hình trên chiến trường có thế nào đi chăng nữa thì tổng thống Nga có thể sẽ tuyên bố chiến thắng tại ngày lễ đó sẽ diễn ra vào đầu tháng Năm tới.

09/05 là một trong những ngày lễ quan trọng nhất của Nga, ngày Chiến thắng - ngày Đức đầu hàng ở Thế chiến thứ 2. Điện Kremlin đã sử dụng ngày kỷ niệm này trong hơn 70 năm qua để tôn vinh chủ nghĩa anh hùng đã thành công chống lại Đức Quốc xã, nhưng quan trọng hơn cả là để tuyên bố với người dân Nga, với các quốc gia bằng hữu cũng như kẻ thù của đất nước rằng các nhà lãnh đạo Nga đang cai trị một cường quốc vĩ đại và hùng mạnh.

Ngày Chiến thắng đi kèm với việc phô trương sức mạnh quân sự, và khi ngày này được kỷ niệm ở giữa một cuộc chiến, mặc dù ở Nga cuộc chiến này bị cấm gọi là "chiến tranh" và một cuộc chiến mà Moskva tuyên truyền một cách dối trá rằng đang diễn ra hoàn hảo đúng theo kế hoạch, dường như Nga không có phương án nào khác ngoài việc điện Kremlin sẽ phải sử dụng sự kiện 09/05 để tuyên bố trước công chúng rằng mình đã chiến thắng.

Theo đánh giá của tình báo Mỹ, các nhà phân tích chính sách đối ngoại của Nga và nhận thức chung đều chỉ ra rằng Putin sẽ sử dụng ngày 09/05 như "thời hạn chót" của chiến dịch ở Ukraine. Đó không phải là thời hạn cuối cùng để giành chiến thắng bởi điều đó có thể sẽ không xảy ra trong những tuần tới, nhưng đây là cách để Nga làm như đã ít nhiều giành được một chiến thắng nào đó, và là một chiến thắng quan trọng.

Chiến dịch trong những ngày sắp tới sẽ tập trung mạnh vào phía đông Ukraine, khu vực Donbass cạnh biên giới Nga, nơi có sự tập trung đông đảo của người dân tộc Nga và những người nói tiếng Nga, và là nơi những người ly khai do Nga hậu thuẫn đã tiến hành cuộc chiến chống lại Nhà nước Ukraine trong 8 năm qua.

Đó là nơi mà Putin sẽ tìm kiếm một thành công nhằm cứu vãn thể diện, một chiến thắng cụ thể mà ông có thể mang lại cho người dân Nga để nói với họ rằng ông vẫn là nhà lãnh đạo vĩ đại với "chiến dịch quân sự đặc biệt", với tất cả những khó khăn mà cuộc chiến đang gây ra cho người dân Nga, và chưa kể đến những tai họa mà Ukraine đã và đang phải hứng chịu – rằng sau cùng thì cuộc chiến này là một quyết định đứng đắn. Tuy nhiên, sự tuyệt vọng đối với việc giành chiến thắng của ông ta sẽ đồng nghĩa với việc trong những tuần tới cuộc chiến chắc chắn sẽ cướp đi rất nhiều sinh mạng và gây ra sự hủy diệt thậm chí còn tồi tệ hơn cho Ukraine.

Cho đến nay, cuộc chiến của Putin đã mang lại kết quả gần như hoàn toàn trái ngược với mong muốn của ông, cuộc chiến này đã củng cố ý thức quốc gia của Ukraine, củng cố và thống nhất Liên Minh Bắc Đại Tây Dương (NATO) và phương Tây, đã làm hoen ố hình ảnh của các lực lượng quân sự và chiến lược gia của Nga, v.v. Tuy nhiên, Putin hầu như đã thành công trong việc che giấu những sự thật đó với người dân Nga bằng cách đóng cửa các phương tiện truyền thông độc lập và khiến các nhà báo chân chính của Nga phải bỏ trốn khỏi đất nước. Điều đó đã khiến hầu hết người dân Nga chỉ sử dụng các phương tiện truyền thông do Nhà nước kiểm soát.

Nhưng ngay cả các nhà độc tài cũng phải lo lắng về vị thế trong nước của họ. Nếu người dân Nga coi cuộc phiêu lưu ở Ukraine của ông Putin là một thảm họa, thì khả năng nắm giữ quyền lực của ông có thể sẽ bị suy yếu.

Mặc dù Nhà nước kiểm soát thông tin, nhưng có khả năng Moskva sẽ không thể che giấu được một số sự kiện. Những người lính sẽ trở về nhà và kể lại câu chuyện của họ cho bạn bè và người thân. Hàng ngàn người sẽ không trở lại. Và một bộ phận dân số nhỏ vẫn có thể nhận được tin tức từ nước ngoài. Trong khi đó, người dân Nga, đang phải chịu đựng những khó khăn nghiêm trọng do các lệnh trừng phạt của phương Tây và sự ra đi của nhiều công ty nước ngoài có thể sẽ sớm khiến nền kinh tế Nga sụp đổ. Dù thế nào đi nữa, sự thật sẽ dần dần lộ ra.

Đó là lý do tại sao ông Putin cần khẩn trương phô trương chiến dịch của mình như một chiến thắng.

Vào ngày 09/05, tổng thống Putin gần như chắc chắn sẽ đứng ở Quảng trường Đỏ, trên một sân khấu được xây dựng trước lăng mộ, nơi quàn thi hài của nhà lãnh đạo Liên Xô Vladimir Lenin từ hơn 90 năm qua, và nói rằng mọi thứ đều diễn ra suôn sẻ ở mặt trận phía Tây.

Chúng ta sẽ xem liệu bộ trưởng quốc phòng Sergey Shoigu có xuất hiện hay không. Cho đến năm ngoái, ông ta đã đóng một vai trò quan trọng, ngực của ông gắn đầy huy chương rực rỡ sau những chiến thắng đẫm máu ở Syria và Chechnya. Nhưng giờ đây, ông ta đang dẫn đầu một quân đội bị sỉ nhục và ông phải đối mặt với những tin đồn dai dẳng về việc ông bị bệnh nặng.

Vào ngày 09/05, ông Putin có thể thông báo một tin nào đó về Donbass. Có thể ông ta sẽ tuyên bố rằng Donbass đã được "giải phóng" khỏi "Quốc xã", thế lực đang cai trị Ukraine theo ông Putin. Có thể Nga sẽ tổ chức một cuộc trưng cầu trá hình như đã từng làm sau khi Moskva chiếm bán đảo Crimea của Ukraine vào năm 2014. Nếu như Nga công bố một cuộc trưng cầu cho thấy hầu hết người dân ở Donbass háo hức muốn Nga sáp nhập khu vực này, hãy nhớ rằng kết quả một cuộc khảo sát độc lập gần đây đã không đi theo hướng ủng hộ đó.

Không lâu sau lễ duyệt binh Ngày Chiến thắng năm 2021, ông Putin đã tung một bài báo cho rằng người Nga và người Ukraine là cùng một dân tộc. Đó là một dấu hiệu đáng ngại cho thấy tổng thống Putin sẽ cố gắng xóa bỏ bản sắc, quốc gia và chính biên giới của Ukraine ngay sau đó. Hầu hết mọi người ở Donbass, khu vực của Ukraine nơi đa phần người dân đồng cảm với phân tích lịch sử của ông Putin, cũng hoàn toàn bác bỏ quan điểm đó. Trong một cuộc thăm dò của riêng CNN, chưa đến 1/5 người đồng ý rằng người Nga và người Ukraine là "một dân tộc". Tuy nhiên, đó vẫn là yếu tố hoặc lý do chính khiến ông Putin phát động chiến tranh.

Ông Putin có thể giành được một chiến thắng về mặt chiến lược nếu thành phố cảng Mariupol thất thủ, khi các lực lượng Nga cố gắng thiết lập một hành lang trên bộ giữa các vùng lãnh thổ mà họ kiểm soát ở Donbass và Crimea. Điều đó sẽ củng cố quyền kiểm soát của Nga đối với một khu vực rộng lớn của Ukraine, và đó sẽ không đơn giản chỉ là một chiến thắng mang tính biểu tượng. Đó sẽ là một vố đau về tinh thần, chiến lược và kinh tế đối với chủ quyền của Ukraine.

Để giành được một chiến thắng như vậy từ giờ cho đến 09/05, tổng thống Putin gần như chắc chắn sẽ có những hành động tàn bạo hơn nữa đối với miền đông Ukraine. Điều đó sẽ gặp phải sự kháng cự dữ dội và không khoan nhượng từ phía Ukraine. Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky nói với CNN rằng Ukraine sẽ không từ bỏ lãnh thổ ở phía đông để ngăn chặn chiến tranh. Nguyên thủ Ukraine tin rằng nếu Donbass thất thủ, ông Putin sẽ tiếp tục nhắm vào Kiev.

Để chống lại cuộc tấn công mới đang được Nga thực hiện, Ukraine cần sự giúp đỡ nhiều hơn nữa từ phương Tây. Và Ukraine cần sự giúp đỡ này sớm nhất có thể. Mong muốn tuyên bố chiến thắng vào đầu tháng Năm của tổng thống Putin sẽ mang lại nhiều đau đớn. Nhưng việc này cũng khiến ông chủ điện Kremlin lâm vào thế nguy hiểm, bởi những điều mà ông ấy muốn tuyên bố trước công chúng vào 09/05 phải thực sự đáng tin cậy. Nếu không, ông Putin biết mình sẽ mất uy tín một cách trầm trọng.

Suy cho cùng, cuộc duyệt binh ngày 09/05 sẽ diễn ra ở Moskva chứ không phải ở Kiev.

Phan Minh

Nguồn : RFI, 26/04/2022

*************************

Mỹ và đồng minh họp tại Đức bàn cung cấp vũ khí cho Ukraine

Thu Hằng, RFI, 26/04/2022

Ngày 26/04/2022, Hoa Kỳ và khoảng 40 đồng minh họp tại căn cứ quân sự Ramstein, phía tây nước Đức, để bàn về việc trang bị vũ khí thêm cho Ukraine chống xâm lược Nga.

duyetbinh3

Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken (G) tại Washington, Hoa Kỳ ngày 22/04/2022.  Reuters - Pool

Theo bộ trưởng quốc phòng Mỹ Lloyd Austin, người chủ trì cuộc họp, được AFP trích dẫn, "Ukraine có thể chiến thắng nếu họ có vũ khí tốt, được hậu thuẫn tốt". Còn tổng thống Zelensky cho rằng chiến thắng của Ukraine chỉ còn là vấn đề về thời gian.

Bộ quốc phòng Mỹ nêu mục đích của cuộc họp là "tạo thêm khả năng cho các lực lượng Ukraine". Ông Lloyd Austin muốn "thấy Nga suy yếu đến mức không thể gây thêm kiểu hành động như xâm lược Ukraine nữa". Ngoài thông báo tài trợ thêm 731 triệu đô la, từ nay Washington cung cấp vũ khí hạng nặng để giúp Kiev chống quân Nga, hiện tập trung trên chiến trường ở miền đông và nam Ukraine.

Trước đó, Pháp cũng thông báo gửi cho Ukraine đại bác Caesar có tầm bắn 40 km, phía Anh cũng đã giao nhiều tên lửa phòng không Starstreak và xe bọc thép Stormer.

Đức sẽ cung cấp vũ khí hạng nặng cho Ukraine

Ngày 26/04, chính phủ Đức thay đổi lập trường, thông báo sẽ cho phép giao xe tăng phòng không loại "Guepard" cho Ukraine. Thông tin chi tiết về số lượng và thời hạn bàn giao được bộ trưởng quốc phòng Đức nêu trong cuộc họp ở căn cứ Ramstein. Đây là bước ngoặt mới của chính phủ Đức, vẫn thận trọng trong việc giao vũ khí hạng nặng cho Ukraine để tránh một cuộc đối đầu trực tiếp giữa NATO và Nga. Tuy nhiên, lập trường của Berlin luôn bị các nước Baltic và Trung Âu chỉ trích.

Ngoài ra, theo thông tín viên RFI Pascal Thibaut tại Berlin, nhà sản xuất vũ khí Đức Rheinmetall cũng đang đề nghị Berlin cho phép xuất sang Ukraine loại xe tăng hạng nhẹ "Marder", cũng như 88 xe tăng hạng nặng "Leopard" đã qua sử dụng.

"Xe chiến đấu bộ binh "Marder" được đưa vào biên chế quân đội Đức (Bundeswehr) cách đây hơn 50 năm. Từ đó, loại xe này đã nhiều lần được hiện đại hóa và vẫn được quân đội Đức sử dụng rộng rãi và sắp được thay thế bằng xe bọc thép "Puma". Nhà sản xuất Rheinmetall hiện có khoảng 100 xe Marder đã qua sử dụng và đã xin phép chính phủ xuất khẩu thiết bị này sang Ukraine. Như vậy, đây có thể là chuyến giao vũ khí hạng nặng đầu tiên của Đức cho Kiev. Ngày 25/04, một người phát ngôn của chính phủ Đức cho biết quyết định sẽ "sớm" được đưa ra.

Nếu Berlin đồng ý, những chiếc xe này sẽ được tân trang và có thể được giao thành ba lần. Khoảng 20 xe sẽ được giao sau 6 tuần, những chiếc khác sau 6 tháng và nửa còn lại trong thời hạn 1 năm. Tổng chi phí sẽ vào khoảng 150 triệu euro, gồm việc cải tiến thiết bị, đạn dược và huấn luyện sử dụng cho quân đội Ukraine.

Tuần trước, Berlin nêu khả năng trao đổi để giảm bớt thời gian. Các nước Đông Âu sẽ giao vũ khí hạng nặng do Liên Xô sản xuất mà quân đội Ukraine quen sử dụng, đổi lại Đức sẽ cam kết cung cấp cho các nước láng giềng thiết bị hiện đại hơn để thay thế".

Thu Hằng

Nguồn : RFI, 26/04/2022

***********************

Ukraine : Ngoại trưởng Nga cho rằng không nên đánh giá thấp đe dọa chiến tranh hạt nhân

BBC, 26/04/2022

Ngày 25/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cảnh báo Phương Tây đừng đánh giá thấp các nguy cơ leo thang xảy ra xung đột hạt nhân liên quan đến vấn đề Ukraine. Ông Lavrov đồng thời tuyên bố ông xem Nato "về bản chất" đang can dự vào một cuộc chiến tranh ủy nhiệm chống Nga thông qua việc cung cấp vũ khí cho Kyiv.

duyetbinh4

Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov

Phát biểu với Kênh 1, kênh truyền hình nhà nước Nga, ông Lavrov nói Moscow muốn tránh những nguy cơ leo thang xung đột "do con người tạo nên" như vậy.

"Đây là lập trường chính của chúng tôi mà mọi thứ chúng tôi thực hiện đều dựa theo quan điểm này. Những nguy cơ hiện nay là đáng kể".

"Tôi không muốn gia tăng những nguy cơ đó từ yếu tố con người. Nhiều người muốn như vậy. Sự nguy hiểm là nghiêm trọng, có thật, và chúng ta không được đánh giá thấp nó", ông Lavrov nói.

Ngoại trưởng Lavrov cũng cáo buộc Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky "giả vờ" đàm phán, gọi ông ấy là "một diễn viên giỏi".

"Nếu bạn chăm chú theo dõi và chăm chú đọc những gì ông ấy nói, bạn sẽ thấy có hàng ngàn điểm mâu thuẫn", nhà ngoại giao hàng đầu của Nga nói.

Cũng theo ông Lavrov, tuần trước Moscow cam kết tránh một cuộc chiến tranh hạt nhân.

Hãng tin Reuters cho biết ông Lavrov cũng đã được hỏi về tầm quan trọng của việc tránh xảy ra "Chiến tranh thế giới thứ ba" và liệu tình hình hiện tại có thể tương đồng với cuộc khủng hoảng tên lửa Cuba năm 1962, thời điểm mà mối quan hệ giữa Liên Xô với Mỹ xuống thấp trong thời Chiến tranh Lạnh.

Ngày 25/4, Ngoại trưởng Ukraine Dmytro Kuleba viết trên Twitter rằng những bình luận mới nhất của Ngoại trưởng Lavrov là dấu hiệu cho thấy Nga đã mất "hy vọng cuối cùng để khiến thế giới sợ hãi việc ủng hộ Ukraine".

"Theo đó buổi nói chuyện [của ông Lavrov] về một mối nguy hiểm "thực sự" của Thế chiến lần 3. Điều này chỉ có nghĩa là Moscow cảm nhận được sự thất bại ở Ukraine", ông Kuleba viết trên Twitter.

Ngoại trưởng Lavrov cũng cảnh báo rằng Nga coi số vũ khí mà phương Tây viện trợ cho Kyiv là "các mục tiêu hợp pháp cho quân đội Nga ở Ukraine trong bối cảnh thực hiện chiến dịch quân sự đặc biệt".

Ông Lavrov nói liên minh quân sự Nato "về bản chất, đang can dự vào một cuộc chiến tranh chống Nga thông qua một bên ủy nhiệm và đang trang bị vũ khí cho bên ủy nhiệm đó. Chiến tranh là chiến tranh", ông Lavrov nói.

Cuộc xâm lược kéo dài của Nga vào Ukraine hiện đã bước sang tháng thứ 3 là cuộc tấn công lớn nhất nhằm vào một quốc gia Châu Âu kể từ năm 1945, khiến hàng nghìn người chết hoặc bị thương, các thị trấn và thành phố trở thành đống đổ nát, và buộc hơn 5 triệu người phải tháo chạy ra nước ngoài.

Vài ngày sau khi cuộc xâm lược Ukraine nổ ra hôm 24/2, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ra lệnh cho các lực lượng răn đe hạt nhân của quốc gia này được đặt trong tình trạng báo động "đặc biệt".

Mỹ và các đồng minh Nato cho biết họ không muốn can thiệp quân sự trực tiếp vào Ukraine, nhằm tránh nguy cơ xảy ra Chiến tranh thế giới thứ ba.

Trong chuyến thăm tới Kyiv ngày 24/4, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken và Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin đã hứa sẽ viện trợ quân sự nhiều hơn cho Ukraine.

Tuy nhiên, Anatoly Antonov, Đại sứ Nga tại Mỹ đã yêu cầu Washington chấm dứt "đổ vũ khí vào Ukraine", đồng thời cảnh báo vũ khí phương Tây đang khiến tình hình thêm căng thẳng.

Cuối ngày 25/4, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cho biết : "Rõ ràng là mỗi ngày - và đặc biệt là hôm nay, khi tháng thứ ba của cuộc kháng chiến của chúng tôi bắt đầu - mọi người ở Ukraine đều quan tâm đến hòa bình, về khi tất cả mọi thứ kết thúc".

"Không có câu trả lời đơn giản cho điều đó vào thời điểm này".

Nguồn : BBC, 26/04/2022

**********************

Gi vũ khí tn công cho Ukraine

Ngô Nhân Dụng, VOA, 25/04/2022

Lúc đó các tướng lãnh Nga s phi la chn : H có mun chính mình và gia đình mình hy sinh trong mt cuc đi chiến thế gii, ch vì tham vng ca mt lãnh t điên r hay không ?

duyetbinh5

Chính sách vin tr quân s ca NATO phi thay đi. Mun tiếp tc chiến đu, quân Ukraine phi được trang b đy đ hơn. Phi gi cho h các loi vũ khí dùng đ tn công ch không ch đ t v.

T khi cuc chiến Ukraine bt đu, các nước NATO nhn mnh h ch tng cho chính ph Vlodymyr Zelensky các "vũ khí phòng ng". Nhng máy bay t khin (drones), mũ và áo giáp, súng cao x, tên la nh 20 ký đeo trên vai đ đánh máy bay hoc xe thiết giáp, đã giúp quân đi và dân Ukraine đy lui đoàn quân xâm lược. Các loi tên la trên ch dùng khi quân đch đến gn, ch không th tn công các mc tiêu xa.

Chiến cuc đã bước sang giai đon mi. Không chiếm được th đô Kyiv và c min Tây, quân Nga đang rút v Donbas. T năm 2014 quân đi Ukraine vn c gng chiếm li hai khu vc "ly khai" này. Bây gi quân Nga s tìm cách bao vây và trit h các đi quân Ukraine, đ m rng vùng kim soát cho hai "nước Cng Hòa Nhân Dân" mà ông Vladimir Putin đã công nhn trước khi đánh Ukraine. Ông Putin mun thành công trước ngày 9 tháng Năm, đ mi hai chính ph bù nhìn qua Nga d k nim L Mng Chiến Thng, k nim ngày chm dt Đi chiến Th Hai.

Ti Donbas vũ khí và quân lc Nga vn còn nhiu gp bi quân Ukraine mc dù cp ch huy chưa chng t kh năng điu khin và tinh thn quân sĩ rt thp kém. Quân đi Ukraine vn cương quyết không b khut phc. Khi ông Putin tuyên b chiếm được hi cng Muriupol, my trăm chiến sĩ t th mt nhà máy thép sut hai tháng tri vn chưa chu buông súng. Nhưng quân Nga s áp đo chiến trường vì có các ha tin tm xa, phi cơ chiến đu, các loi vũ khí tn công mà quân đi Ukraine còn thiếu.

Chính sách vin tr quân s ca NATO phi thay đi. Mun tiếp tc chiến đu, quân Ukraine phi được trang b đy đ hơn. Phi gi cho h các loi vũ khí dùng đ tn công ch không ch đ t v.

Sau khi Th tướng Boris Johnson đến thăm Tng thng Zelensky th đô Kyiv, Anh quc đã gi tng Ukraine các trng pháo, xe thiết giáp trang b súng bn máy bay, các đi pháo và ha tin đánh chiến hm. Đó là nhng chiến c không ch dùng đ phòng th. Ông Johnson còn đin thoi cho các nhà lãnh đo Pháp, Đc, Canada và Liên Hiệp Châu Âu, tho lun và điu hp các loi vũ khí s vin tr Ukraine. Canada và Đc đã gi giúp Ukraine các khu đi bác. Quc hi M thúc dc Tng thng Joe Biden phi giúp Ukraine nhiu hơn. Gn 80% dân chúng M ng h.

Tun trước, chính ph M mi công b khon vin tr kinh tế 500 triu m kim, và mt chương trình vin tr quân s mi cho Ukraine. Tng cng 800 triu m kim ; đt chiến c đang gi gp có 18 đi bác 155 ly "howitzers" cùng đn dược ; 200 thiết giáp M113 ; 11 trc thăng Mi-17 và 100 quân xa. Th tướng Ukraine Denys Shmyhal khi qua M đã hp bàn vi b trưởng quc phòng M và gii lãnh đo các công ty sn xut vũ khí. Mt loi máy bay "drone" t khin mi, đt tên là Phoenix Ghost, đang được Không Lc M điu chnh, sau khi đã tham kho ý kiến, cho phù hp vi chiến trường Ukraine. Phoenix Ghost có th phóng lên theo đường thng đng, bay xa 6 gi lin tìm đánh mc tiêu, không k đêm ngày. Mt loi thiết giáp M gi cho Ukraine có trng lượng thp, đi d dàng trên các cánh đng sũng nước vào mùa mưa, mà xe tăng ca Nga nng n có th b sa ly. M có th gi các xe thiết giáp ca Nga mà trước đây đã mua v đ tp trn, đ quân Ukraine quen s dng. Không nhng thế, M s tng cho các nước cng sn cũ Đông Âu mt s máy bay chiến đu và xe thiết giáp, đ đi li các nước như Ba Lan, Tip, Romenia, vân vân, đã chuyn cho Ukraine các phi cơ chiến đu và thiết giáp do Nga chế to t thi còn chế đ cng s n nay còn cha trong kho vũ khí.

Tng s vũ khí M đng ý cung cp cho Ukraine tr giá ti $3.4 t đô la. M s mi binh sĩ Ukraine qua M hun luyn dùng các vũ khí mi, tránh không đ quân M bước vào trong nước Ukraine ; không mun b Nga coi là M đang "tham chiến". Trước đây khi nhn mnh ch giúp Ukraine các vũ khí đ t v, các nước NATO cũng theo cùng mt chính sách, tránh khiêu khích Vladimir Putin. Vì thái đ dè dt đó, khi Ba Lan đ ngh chuyn các máy bay chiến đu MiG-29 ca Nga qua mt phi trường quân s M Đc, ri tng cho Không quân Ukraine, M đã t chi.

Nhưng bây gi các nước NATO đã thay đi, công khai vin tr vũ khí mi cho quân đi Ukraine, loi vũ khí đ tn công.

Thc ra vũ khí nào cũng là vũ khí. Phân bit vũ khí phòng ng vi vũ khí tn công là gi to, mt cách "gi đo đc", như Ngoi trưởng Ukraine Dmytro Kuleba đã nói vi Liên Hiệp Châu Âu Bruxelles : "Bi vì tt c các vũ khí được quân đi Ukraine s dng trong lãnh t Ukraine, đu dùng đ phòng th".

Cùng vi đt vũ khí vin tr mi, M và Anh quc cũng bt đu m rng chương trình chia s tin tc tình báo. Các hình nh do v tinh nhân to và máy bay thám thính bay quanh Ukraine chp được và các thông tin nghe lén đã được chuyn cho tình báo quân s Ukraine. Nh thế, Ukraine biết quân Nga được điu đng ra sao, ông tướng Nga nào đang nói đin thoi vi ai, đâu, Quân Ukraine đã h sát 8 tướng lãnh Nga ngoài mt trn, mt con s cao k lc trong cuc chiến dài hai tháng.

Khi chuyn giao các tin tc tình báo, người ta càng khó phân bit hành đng đó là phòng ng hay tn công. Cho đến nay, Nga chưa biết phn ng thế nào trước công tác vin tr này. Người Nga có th tin rng M và Anh tng bt c thông tin nào thu lượm được, nhưng không th ly lý do đó đ leo thang tr đũa.

Chính ph M có l còn dè dt không cho Ukraine biết đa đim hay hot đng ca tt c các đơn v quân Nga ngoài Ukraine ; cũng như không tng cho Ukraine các vũ khí có kh năng bn sang nước Nga. Quân Ukraine đã tn công mt s kho xăng du và kho đn trong nước Nga, nhưng không dùng các vũ khí nước khác. Hai ha tin Neptume đánh chìm soái hm Moskva ca Nga Hc Hi đu chế to trong x - mà chính chiếc tàu chiến này cũng được sn xut Mymolaiv, mt thành ph công nghip Ukraine, trong thi còn nm trong Liên bang Xô Viết !

Nhưng quân đi Ukraine đã nhn được các vũ khí mi như đi bác howitzers 155 ly, ha tin bn máy bay t xa, bn chiến hm, đu có th bn qua lãnh th và hi phn Nga. Các nước NATO hy vng rng Vlodymyr Zelensky s không vô tình khiêu khích Nga đến như vy.

Ông Vladimir Putin đã cnh cáo rng nếu khi NATO vin tr các vũ khí mnh hơn cho Ukraine thì s gánh "hu qu không lường trước được". Ông Biden và các nhà lãnh đo NATO có v đang đánh cá rng ông Putin s ch da dm mà không dám phn ng mnh.

Ông Putin có dám đánh bom các phi trường Ba Lan, nơi tiếp nhn các vũ khí trước khi chuyn qua Ukraine hay không ? Sau khi thế gii đã chng kiến chiến dch Ukraine tht bi, không còn ai lo s phi đánh nhau vi quân Nga na. Ông Putin có dám vn dng vũ khí nguyên t, như ông đe da khi nghe Phn Lan mun gia nhp NATO hay không ? Không mt chính ph nào trong khi NATO phn ng trước nhng li đe da đó. Chính ph Phn Lan đã "lt ty", nói rng hin nay Nga đã đt vũ khí nguyên t Kalinigrad, nm sát bên cnh Lithuania, Ba Lan ri. Nếu ông ta đánh liu m kho bom nguyên t thì các v tinh nhân to s trông thy lin. Lúc đó các tướng lãnh Nga s phi la chn : H có mun chính mình và gia đình mình hy sinh trong mt cuc đi chiến thế gii, ch vì tham vng ca mt lãnh t điên r hay không ?

Ngô Nhân Dụng

Nguồn : VOA, 25/04/2022

Quay lại trang chủ

Additional Info

  • Author: Thu Hằng, Phan Minh, BBC, Ngô Nhân Dụng
Read 385 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)