Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Diễn đàn

16/05/2022

NATO sẽ độc diễn trên sân khấu chiến lược Châu Âu ?

Nhiều nguồn tin

Phần Lan, Thụy Điển gia nhập NATO và những hệ lụy đối với Châu Âu

Minh Anh, RFI, 16/05/2022

Nga tiến hành cuộc chiến xâm lược Ukraine khiến các nước Bắc Âu, vốn chủ trương trung lập và không liên kết, lo sợ. Phần Lan thông báo đệ đơn xin gia nhập khối NATO – Liên minh Quân sự Bắc Đại Tây Dương. Một tiến trình tương tự cũng đang được đảng cầm quyền tại Thụy Điển ủng hộ và nhắm tới thực hiện. Phải chăng đây là một bước ngoặt chiến lược thật sự cho NATO ? 

otan1

Thụy Điển, Phần Lan trước ngưỡng cửa NATO. Reuters - Dado Ruvic

Một hồi chuông báo tử cho chiến lược tự chủ quốc phòng của Châu Âu ? Hay một hồi kết vĩnh viễn cho quan hệ Nga – phương Tây ?  

Ngần ấy câu hỏi đang được một số nhà quan sát độc lập đặt ra. Chủ nhật, 15/05/2022, hai nước Bắc Âu là Phần Lan và Thụy Điển lần lượt thông báo ý định gia nhập Liên Minh Quân Sự Bắc Đại Tây Dương NATO. Với những quyết định này, Helsinski xem như chấm dứt thế trung lập duy trì từ hơn nửa thế kỷ nay – một điều kiện cho việc ký kết hiệp ước hòa bình với Moskva, chấm dứt cuộc chiến với Liên Xô.  

Về phía Stockholm, việc đảng cầm quyền Xã Hội – Dân Chủ, quyết định bật đèn xanh cho việc đệ đơn xin gia nhập, cũng đặt dấu chấm hết cho chính sách "không liên kết" - kim chỉ nam cho đường lối đối ngoại của Thụy Điển từ hơn 200 năm qua.   

Đang trong giai đoạn căng thẳng với Nga vì cuộc chiến tại Ukraine, những quyết định trên được cho là mang tính lịch sử, một bước ngoặt chiến lược của khối NATO. Từ chỉ có 12 nước thành viên lúc ban đầu (1949), NATO nay đã là một liên minh quân sự lớn nhất hành tinh có đến 30 nước tham gia, nhân danh chính sách "mở rộng cửa" được quy định trong điều khoản số 10.  

Nếu như Thụy Điển và Phần Lan được kết nạp, với sự hậu thuẫn của Na Uy (một trong số 12 nước sáng lập ban đầu), biên giới của NATO với Nga mở rộng thêm 1.000 km về phía bắc. Liên minh quân sự này có thể tổ chức tập trận và thiết lập các cơ sở quân sự ngay sát biên giới với Nga. Và nhất là vùng biển Baltic có nguy cơ biến thành "ao nhà" của NATO, cô lập hơn nữa cảng biển Saint-Petersbourg và vùng lãnh thổ lọt thỏm Kaliningrad của Nga. Báo Pháp Le Figaro nhắc lại, việc mở rộng NATO luôn là chiếc gai trong quan hệ NATO – Nga.  

Nhưng ông Anatol Lieven thuộc Quincy Institute for Responsible Statecraft, đặt câu hỏi : Thụy Điển và Phần Lan có nhất thiết phải gia nhập khối NATO, vốn dĩ đều là thành viên của Liên Hiệp Châu Âu, và đều được hưởng một hình thức bảo vệ chung cho dù không mạnh mẽ bằng điều khoản số 5 của NATO ?   

Một lần nữa, nhà nghiên cứu về Nga và Châu Âu, nhắc lại, trước những màn trình diễn tồi tệ của quân đội Nga hiện nay ở Ukraine, chưa có gì cho thấy là Nga đe dọa đến NATO và hai nước Bắc Âu. Ngay cả trong thời Chiến Tranh Lạnh, Liên Xô luôn tuân thủ nghiêm túc các điều khoản trong hiệp ước với Phần Lan. Và cũng giống như Ukraine, cuộc chiến anh dũng của người dân Phần Lan đã thuyết phục Nga hiểu rằng Moskva khó thể đè bẹp được Helsinski.  

Thế nên, đối với ông Anatol Lieven, Thụy Điển xin vào NATO chỉ vì những lợi thế an ninh, muốn hưởng lợi chiếc ô quân sự của Mỹ mà không phải đóng góp gì nhiều, nhưng đồng thời vẫn tự do chỉ trích chính sách chủ nghĩa đế quốc và kỳ thị sắc tộc của Mỹ.  

Còn với Phần Lan, nhà nghiên cứu người Anh lấy làm tiếc rằng Helsinksi đang từ bỏ vai trò cầu nối Đông – Tây, nhà trung gian giữa Nga và phương Tây. Ông Louis Clerc, trường đại học Turku ở Phần Lan, trên đài RFI không quên nhắc lại rằng "cuộc gặp thượng đỉnh giữa Vladimir Putin và Donald Trump từng được diễn ra ở Helsinki, Phần Lan – một nước hiểu rõ Nga và trung gian giữa Nga và thế giới".  

Cuối cùng, từ những phân tích trên Anatol Lieven rút ra hai kết luận : Thứ nhất, sự việc cho thấy Châu Âu một lần nữa chối bỏ trách nhiệm và không muốn từ bỏ hoàn toàn sự phụ thuộc an ninh vào Mỹ. Chính sách của Hoa Kỳ và NATO đối với Nga trên thực tế là một "trò chơi có tổng bằng không" và Châu Âu ngoan ngoãn đi theo. Quan hệ tốt đẹp với Nga khó thể tái lập bất kể chế độ nào lên cầm quyền. Thứ hai là việc đẩy Nga ra khỏi các cấu trúc Châu Âu sẽ làm cho Moskva, về lâu dài, sẽ lệ thuộc chiến lược vào Trung Quốc và đưa siêu cường Châu Á này tiến gần hơn nữa đến biên giới phía đông của Châu Âu. 

Minh Anh

**********************

Phần Lan, Thụy Điển gia nhập NATO : Trấn an hay gây lo ngại ?

Chi Phương, RFI, 16/05/2022

Chính phủ Phần Lan hôm Chủ nhật, 16/05, thông báo ý định gia nhập NATO, từ bỏ quy chế trung lập từ nhiều thập niên và phớt lờ những lời đe doạ của Nga về các biện pháp trả đũa nếu NATO mở rộng sát biên giới Nga. Đảng cầm quyền ở Thụy Điển cũng bày tỏ ý định gia nhập liên minh quân sự mạnh nhất hành tinh. 

otan2

Ngoại trưởng Pekka Haavisto (phải) và bộ trưởng Quốc Phòng Antti Kaikkonen, họp báo tại Helsinki ngày 15/05/2022 chính thức thông báo Phần Lan đệ đơn gia nhập NATO. AFP – Alessandro Rampazzo

Người dân ở hai nước có nhiều ý kiến trái chiều, người thì ủng hộ, người thì nghi hoặc về khả năng bảo đảm an ninh của NATO. Tại cuộc họp báo, thủ tướng Phần Lan Sanna Marin cho biết : 

"Hôm nay, cùng với tổng thống và Uỷ ban chính sách đối ngoại của chính phủ, sau khi có ý kiến từ Quốc hội, chúng tôi nhất trí đưa ra quyết định Phần Lan sẽ làm đơn xin gia nhập NATO".  Theo sau tuyên bố của Phần Lan, thủ tướng Thụy Điển cũng đưa ra nhận định : "Chúng tôi, đảng Dân chủ Xã hội tin rằng gia nhập NATO là lựa chọn tốt nhất cho Thụy Điển và an ninh của người dân". 

Quyết định gia nhập NATO của Phần Lan và Thụy Điển đã phá vỡ lịch sử trung lập của hai nước có đường biên giới dài với Nga từ nhiều thập kỷ qua. 

Tại làng Lappenranta ở Phần Lan, cách biên giới chung với Nga 30 km, một số người dân cho rằng gia nhập NATO sẽ giúp đất nước thoát khỏi nanh vuốt của Nga và những quyết định khó lường của Putin. Một cư dân cho biết :

"Chúng tôi cần thêm sức mạnh. Mọi người có thể thấy là Nga là quốc gia chỉ tôn trọng duy nhất một thứ, đó là sức mạnh, và không gì khác cả. Và giờ đây, chúng tôi trở nên mạnh hơn khi là thành viên của NATO". 

Còn tại Thụy Điển, nhiều người ủng hộ quyết định gia nhập NATO, nhưng một số khác thì vẫn nghi ngờ về khả năng bảo đảm an ninh của NATO. Cư dân thủ đô Stockholm, ông Olof Bjork không chắc rằng quyết định này là đúng đắn : "Tôi cho rằng quyết định này sẽ đặt chúng tôi vào tình thế nguy hiểm, và chúng tôi đang liên minh với các quốc gia ít đáng tin cậy hơn". 

Để gia nhập NATO, trước hết, hai nước Bắc Ấu này cần đạt được đồng thuận của tất cả các nước thành viên trong khối. Tuy nhiên, hiện nay, nước thành viên Thổ Nhĩ Kỳ bày tỏ quan ngại về đơn xin gia nhập vào khối của Phần Lan và Thụy Điển.

Ngoại trưởng nước này cho rằng điều này sẽ đe doạn an ninh của Ankara, lên án hai nước này hỗ trợ phiến quân Kurd và khủng bố ở Thổ Nhĩ Kỳ, và đặt điều kiện cho hai nước Bắc Âu phải dỡ bỏ lệnh cấm bán vũ khí cho nước này.

Về phần mình, tổng thư ký NATO Jen Stolternberg tin rằng Ankara sẽ không cản trở hồ sơ gia nhập liên minh của Helsinki và Stockholm.

Chi Phương

*********************

NATO lạc quan đạt đồng thuận về việc gia nhập Liên Minh của Thụy Điển và Phần Lan

Anh Vũ, RFI, 16/05/2022

Hôm 15/05/2022, Phần Lan đã chính thức thông báo xin gia nhập NATO trước khi có cuộc họp quyết định tại Thụy Điển để hai nước cùng gia nhập Liên Minh Bắc Đại Tây Dương. Nguyện vọng hai nước Bắc Âu được chính giới và dư luận trong nước ủng hộ, tuy nhiên trong NATO, Thổ Nhĩ Kỳ vẫn tỏ thái độ dè dặt.

otan3

Ngoại trưởng Đức Annalena Baerbock họp báo cùng với tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg, qua cầu truyền hình hôm Chủ nhật 15/05/2022.  AP - Kevin Lamarque

Theo Reuters, bên lề cuộc họp ngoại trưởng các thành viên NATO tại Berlin, Thổ Nhĩ Kỳ đã đưa ra một số đòi hỏi về việc kết nạp Phần Lan và Thụy Điển vào Liên Minh. Ankara cho biết muốn hai nước Bắc Âu chấm dứt ủng hộ các nhóm vũ trang người Kurdistan trên đất Thổ Nhĩ Kỳ và bỏ lệnh cấm bán một số loại vũ khí đối với Thổ Nhĩ Kỳ.

Tổng thư ký khối NATO Jens Stoltenberg tin tưởng sẽ sẵn sàng đáp ứng được những lo lắng của Thổ Nhĩ Kỳ để không làm chậm việc gia nhập NATO của hai nước Bắc Âu. Về phần mình, ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cũng đồng ý với quan điểm của lãnh đạo NATO. Ông Blinken tuyên bố với báo giới : "Tôi rất lạc quan về cơ hội tìm được đồng thuận".

Từ khi Phần Lan và Thụy Điển có đơn xin gia nhập đến khi được kết nạp chính thức vào NATO, cần phải qua quá trình phê chuẩn ở trong nước và phải được toàn thể các thành viên trong Liên Minh đồng thuận về những đóng góp hay khả năng của hai nước có đáp ứng được những nghĩa vụ chung hay không.

Thông tín viên RFI tại Bruxelles, Pierre Bénazet cho biết thêm chi tiết :  

Đơn xin gia nhập NATO giờ còn phải được Quốc hội Phần Lan thông qua. Việc này thực sự không phải là vấn đề nhưng phải làm thì mới có thể chính thức gửi đơn xin gia nhập Liên Minh Bắc Đại Tây Dương. Chỉ đến khi đó thì NATO mới bắt đầu xét đơn của Phần Lan. Helsinki tin là không có gì trắc trở bởi về mặt chính trị, Phần Lan vẫn gần gũi với với 30 nước trong Liên Minh và quân đội nước này hoàn toàn có thể tham gia tác chiến liên quân với NATO.

Nhưng đó là chưa tính đến Thổ Nhĩ Kỳ, nước đến hôm Chủ nhật này vẫn còn tỏ hoài nghi. Bà thủ tướng Phần Lan Sanna Marin tuyên bố :

"Tất nhiên, mối quan tâm của chúng tôi sẽ là quy trình phê chuẩn phải nhanh gọn nhất và diễn ra trôi chảy. Chúng tôi không có bất cứ dấu hiệu nào ở NATO cho thấy đơn xin gia nhập của Phần Lan hay Thụy Điển sẽ có vấn đề. Tiếp đó chúng tôi sẽ tuyên bố về những vấn đề còn tồn tại. Điều quan trọng là chúng tôi đã thảo luận với các nước một cách bình tĩnh để tranh luận về những vấn đề có thể sẽ nảy sinh".

Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ đã cho biết rõ Ankara coi đơn gia nhập NATO của Phần Lan thuận lợi hơn so với của Thụy Điển. Nhưng điều đó lại không hề làm những người Phần Lan muốn vào NATO cùng lúc với người Thụy Điển yên tâm.

NATO bảo vệ 2 nước trong thời gian chờ kết nạp

Cũng trong khuôn khổ một cuộc họp không chính thức ngoại trưởng NATO hôm 15/05/2022 tại Berlin, ông tổng thư ký Jens Stoltenberg tuyên bố Liên Minh sẵn sàng tăng cường "bảo đảm an ninh" của Phần Lan và Thụy Điển ngay trước khi Helsinki và Stockholm gia nhập NATO, bằng cách gia tăng hiện diện của tổ chức tại hai nước Bắc Âu.

Anh Vũ

*********************

Thụy Điển từ bỏ chính sách "không liên kết", muốn gia nhập NATO

Minh Anh, RFI, 16/05/2022

Theo chân Phần Lan, đến lượt Thụy Điển tiến thêm một bước mới. Đảng Xã Hội – Dân Chủ cầm quyền ở Thụy Điển hôm 15/05/2022, thông báo ủng hộ xin ứng cử gia nhập NATO – Khối Liên Minh Quân Sự Bắc Đại Tây Dương.  

otan4

Thủ tướng Thụy Điển Magdalena Andersson tại cuộc họp báo ở trụ sở đảng Dân Chủ Xã Hội về quyết định gia nhập NATO, tại Stockhom, Thụy Điển, 15.05.2022  via Reuters - TT News Agency

AFP nhận định, điều đó có nghĩa là kể từ giờ không gì có thể ngăn cản Thụy Điển tham gia Liên Minh Quân Sự Bắc Đại Tây Dương. Tuy nhiên, cuộc tham vấn nội bộ đảng cầm quyền cho thấy có những chia rẽ, nhiều tiếng nói chỉ trích lên án một quyết định quá vội vã, nhằm đi theo lịch trình của Phần Lan.  

Với sự thay đổi đường hướng đối ngoại này của đảng cầm quyền, Nghị Viện giờ đã có một đa số rõ nét hậu thuẫn cho tiến trình xin gia nhập. Các đảng cánh hữu và cực hữu từ lâu ủng hộ Thụy Điển tham gia vào khối quân sự này với điều kiện quy trình phải được tiến hành cùng Phần Lan. 

Thông tín viên đài RFI, Frédéric Faux, đánh giá, đây thật sự là một bước ngoặt lịch sử, do việc từ hơn hai thế kỷ nay, vương quốc Thụy Điển luôn theo đuổi một chính sách "phi liên kết". 

"Thông báo được đưa ra vào Chủ nhật, cuối buổi chiều, trong một buổi họp báo do nữ thủ tướng Thụy Điển chủ trì. Bà Magdalena Andersson tuyên bố : "Chúng tôi, đảng Xã Hội – Dân Chủ, nghĩ rằng điều tốt nhất cho Thụy Điển và an ninh của người dân Thụy Điển chính là chúng ta phải gia nhập NATO. Điều đó có nghĩa là chúng ta sẽ rời xa một chính sách an ninh mà chúng ta đã ít nhiều theo đuổi từ hơn 200 năm qua". 

Thụy Điển từ bỏ chính sách không liên kết, kim chỉ nam cho chính sách đối ngoại kể từ khi thống chế Bernadotte lên ngôi vua của vương quốc Thụy Điển. Đương nhiên, đảng Xã Hội – Dân Chủ cầm quyền đã đề nghị không nên có căn cứ quân sự thường trực của NATO trên lãnh thổ quốc gia, hay vũ khí hạt nhân, nhưng quả thực đây là một sự sang trang cho đảng này và cho cả đất nước nữa, vốn dĩ từ lâu luôn ngờ vực về một liên minh quân sự do Mỹ thống trị. 

Nhưng chiến tranh ở Ukraine đã thay đổi tất cả, và tiến trình tương tự cũng được thực hiện tại Phần Lan. Chủ nhật, nước này đã trình bày một dự án xin gia nhập, còn phải được bỏ phiếu thông qua ngay ngày thứ Hai này. Phần Lan và Thụy Điển muốn phối hợp hành động, và đây chính là những gì họ muốn thể hiện nhân chuyến thăm cấp Nhà nước mà tổng thống Phần Lan sẽ tiến hành trong hai ngày thứ Ba và thứ Tư (18/5) tại Thụy Điển".

Anh Vũ

**********************

Phần Lan gia nhập NATO sẽ là một thay đổi chiến lược quan trọng

Thanh Phương, RFI, 13/05/2022

Với cả tổng thống và thủ tướng hôm 12/05/2022, tuyên bố ủng hộ việc Phần Lan nhanh chóng gia nhập khối NATO, như vậy là Helsinki tiến thêm một bước dài đến việc chính thức đệ đơn xin làm thành viên Liên minh Bắc Đại Tây Dương, một quyết định trên nguyên tắc sẽ được chính thức hóa vào Chủ nhật tới 15/05.

otan5

Ảnh tư liệu : Tàu chiến của Liên Minh Bắc Đại Tây Dương – NATO – đậu tại cảng Turku, Phần Lan, trong cuộc tập trận quốc tế Northern Coasts (NOCO 14) ngày 29/08/2014.  AP - Roni Lehti

Tuyên bố nói trên của tổng thống và thủ tướng Phần Lan đánh dấu một thay đổi mang tính lịch sử tại một quốc gia có đường biên giới chung với Nga dài đến 1.300 km và trước đây từng là một tỉnh của Nga (1809-1917), cũng như từng bị Liên Xô đánh chiếm vào năm 1939.

Trong một thời gian rất dài, Phần Lan vẫn sống dưới quy chế trung lập do Moskva áp đặt. Cụ thể là vào cuối thập niên 1940, Liên Xô đã không chiếm đóng Phần Lan, mà cũng không biến quốc gia Bắc Âu này thành một nước chư hầu, nhưng đổi lại, trong các hiệp ước, Helsinki buộc phải ghi rõ Phần Lan theo quy chế trung lập tuyệt đối. Mô hình này vẫn được gọi là "Phần Lan hóa" trong thời gian Chiến tranh lạnh. 

Sau khi Liên Xô tan rã, Phần Lan đã gia nhập Liên Hiệp Châu Âu vào năm 1995 và tham gia Đối tác vì Hòa bình của khối NATO, nhưng cho tới nay vẫn không muốn gia nhập Liên minh Bắc Đại Tây Dương, vì thật ra trong nhiều năm, Nga không bị xem là có mưu đồ đen tối đối với Phần Lan và quan hệ kinh tế giữa hai nước rất chặt chẽ.

Nhưng nay, cuộc chiến tranh xâm lược của Nga ở Ukraine khiến người dân Phần Lan không còn thấy an tâm sống với quy chế trung lập đó và muốn tìm sự che chở của khối NATO. Theo kết quả một cuộc thăm dò được công bố hôm thứ hai tuần này, có đến 76% dân số Phần Lan ủng hộ việc gia nhập Liên minh Bắc Đại Tây Dương, một tỷ lệ cao gấp 3 so với thời kỳ trước chiến tranh Ukraine. Lý do khiến cả tổng thống lẫn thủ tướng Phần Lan hôm qua đều tuyên bố ủng hộ việc gia nhập "không chậm trễ" khối NATO đó chính là những "thay đổi địa chính trị" liên quan đến cuộc chiến tranh Ukraine.

Trả lời phỏng vấn nhật báo Ouest France hôm 12/05 ông François Heisbourg, cố vấn đặc biệt của Tổ chức Nghiên cứu Chiến lược, cho rằng quyết định nói trên của Helsinki là một thay đổi chiến lược quan trọng mang tính lịch sử. 

Ông Heisbourg nhắc lại là thật ra ngay cả trước khi bùng nổ chiến tranh Ukraine, đã có một yếu tố khác khiến cho Helsinki phải xét lại quy chế trung lập, đó là vào tháng 12/2021, tổng thống Nga Vladimir Putin đã trao cho phía Mỹ (mà không thèm báo với các nước Châu Âu) hai bản dự thảo hiệp ước nhằm sắp xếp lại trật tự an ninh ở Châu Âu, trong đó có việc cấm Phần Lan và Thụy Điển gia nhập khối NATO. Nói cách khác, đối với Helsinki, việc không gia nhập Liên minh Bắc Đại Tây Dương không còn là một sự chọn lựa nữa, mà là một sự hạn chế về chủ quyền quốc gia mà Nga áp đặt lên hai nước Bắc Âu.

Phải mất nhiều tháng nữa Phần Lan mới thật sự được thâu nhận làm thành viên NATO, và như vậy là trước mắt, nước này chưa thể được hưởng sự bảo vệ của Liên minh trong trường hợp bị tấn công. Nhưng do đã là thành viên của Liên Hiệp Châu Âu, Phần Lan có thể trông chờ vào bảo đảm phòng thủ của khối này chiếu theo điều 49-7 trong hiệp ước của Liên Âu. Theo nhận định của chuyên gia Heisbourg, với việc Phần Lan gia nhập NATO, như vậy là các điều khoản về an ninh trong các hiệp ước của Liên Hiệp Châu Âu sẽ được tăng cường và như vậy là Châu Âu cũng được hưởng lợi từ việc Phần Lan trở thành thành viên của Liên minh Bắc Đại Tây Dương.

Ngoài ra, nếu cả Phần Lan và Thụy Điển được thâu nhận vào NATO, sẽ có đến 23 trên tổng số 27 thành viên Liên Hiệp Châu Âu cũng là thành viên của Liên minh Bắc Đại Tây Dương. Như vậy là hai khối này sẽ làm việc với nhau, bổ sung cho cho nhau nhiều hơn, chứ không còn đối nghịch với nhau.

Về phần NATO, có thêm hai thành viên mới, khả năng quân sự của khối này sẽ được tăng cường. Trong thời chiến, Phần Lan có thể huy động đến 280.000 quân sẵn sàng chiến đấu, với một phi đội 55 chiến đấu cơ F-18, mà trong những năm tới sẽ được thay thế bằng chiến đấu cơ F-15 của Mỹ, cộng thêm 200 xe tăng và hơn 700 khẩu pháo. Còn quân đội của Thụy Điển nay có khoảng 50 ngàn quân. Cả hai quốc gia Bắc Âu này cũng đều tăng mạnh ngân sách quốc phòng, thậm chí Phần Lan dự tính tăng 40% chi tiêu quân sự từ đây đến 2026.

Thanh Phương

************************

Moskva : Phần Lan gia nhập NATO là một "mối đe dọa" đối với Nga

Thanh Phương, RFI, 13/05/2022

Hôm 12/05/2022, cả tổng thống và thủ tướng Phần Lan đều tuyên bố ủng hộ việc quốc gia Bắc Âu này nhanh chóng gia nhập khối NATO. 

otan6

Phần Lan và NATO trước một khúc quanh mới. Reuters – Dado Ruvic

Theo Helsinki, vào Chủ nhật 15/05/2022 tổng thống Sauli Niinistö và nữ thủ tướng Sanna Marin sẽ mở cuộc họp báo chung để chính thức công bố quyết định xin gia nhập khối NATO. Một ngày sau, Quốc hội Phần Lan sẽ họp lại để xem xét quyết định của cơ quan hành pháp và có thể sẽ biểu quyết. Đại đa số của 200 nghị sĩ Phần Lan cũng đồng ý với việc nước này xin vào NATO. 

Hãng tin AFP cho biết tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg và nhiều thành viên của Liên minh, như Đức và Pháp, đều đã hoan nghênh và tuyên bố ủng hộ quyết định của Phần Lan. Hôm qua, các nghị sĩ chủ chốt của Thượng Viện Hoa Kỳ cũng hứa sẽ ủng hộ Phần Lan trong tiến trình gia nhập khối NATO. 

Trong khi đó, Moskva đã có phản ứng ngay lập tức, xem việc Phần Lan trở thành thành viên của Liên minh Bắc Đại Tây Dương là "một mối đe dọa" đối với Nga. 

Từ Moskva, thông tín viên Jean-Didier Revoin tường trình :

Bảo đảm an ninh cho 1.300 km đường biên giới chung giữa Nga với Phần Lan. Đó là vấn đề mà Moskva phải đối phó, theo lời phát ngôn viên điện Kremlin, Dmitri Peskov : "Chúng tôi đã nhiều lần tuyên bố rằng việc mở rộng khối NATO và việc đưa các cơ sở hạ tầng của Liên minh đến gần các biên giới của chúng tôi sẽ không khiến cho thế giới cũng như lục địa Châu Âu của chúng ta trở nên ổn định hơn và an toàn hơn".

Như vậy Moskva xem việc mở rộng này là một mối đe dọa, nhưng không hoàn toàn bị bất ngờ. Ngay từ giữa tháng 4, ông Dmitri Medvedev, kể từ nay là phó chủ tịch Hội đồng An ninh Quốc gia, đã tuyên bố là việc Phần Lan và Thụy Điển gia nhập Liên minh Bắc Đại Tây Dương sẽ buộc nước Nga phải tái lập sự cân bằng lực lượng. 

Vào lúc đó, cựu tổng thống Nga đã nói đến việc bố trí lại lực lượng bộ binh, không quân và hải quân để bảo vệ 1.300 km đường biên giới chung với Phần Lan. Ông Medvedev còn nêu khả năng chấm dứt việc phi hạt nhân hóa vùng biển Baltic.

Nhưng hôm nay, điện Kremlin tỏ vẻ có chừng mực hơn. Ông Dmitri Peskov khẳng định là phản ứng của Nga tùy thuộc vào diễn tiến của việc mở rộng khối NATO và của mức độ triển khai các cơ sở hạ tầng quân sự của Liên minh đến gần biên giới Nga.

Thanh Phương

********************

Th Nhĩ Kỳ không ng h Phn Lan, Thy Đin gia nhp NATO

VOA, 13/05/2022

Tng thng Tayyip Erdogan hôm 13/5 cho biết Th Nhĩ K là thành viên NATO không th ng h kế hoch Thy Đin và Phn Lan tham gia hip ước, nói rng các nước Bc Âu là "nơi cha nhiu t chc khng b".

otan7

Tng thng Th Nhĩ K - Tayyip Erdogan.

Mc dù Th Nhĩ K đã chính thc ng h vic m rng khi k t khi nước này gia nhp NATO cách đây 70 năm, s phn đi ca h có th gây ra vn đ cho Thy Đin và Phn Lan do các thành viên mi cn có được s nht trí.

Kế hoch xin gia nhp NATO ca Phn Lan, được công b hôm 12/5, và Thụy Đin được k vng s làm theo, s mang li s m rng liên minh quân s phương Tây mà Tng thng Nga Vladimir Putin mun ngăn chn bng cách phát đng cuc xâm lược Ukraine.

"Chúng tôi đang theo dõi nhng din biến liên quan đến Thy Đin và Phn Lan, nhưng chúng tôi không có quan đim tích cc", ông Erdogan nói vi các phóng viên ti Istanbul, đng thi cho biết vic NATO chp nhn Hy Lp là thành viên trong quá kh là mt sai lm.

"Vi tư cách là Th Nhĩ K, chúng tôi không mun lp li nhng sai lm tương t. Hơn na, các nước Scandinavia là t đim ca các t chc khng b", ông Erdogan nói mà không đưa ra chi tiết.

"H thm chí còn là thành viên quc hi mt s quc gia. Chúng tôi không th thiên v", ông nói thêm.

Tng thư ký NATO Jens Stoltenberg cho biết Phn Lan s được "chào đón nng nhit" và ha hn mt quá trình gia nhp "suôn s và nhanh chóng", vn là điu mà Washington cũng ng h.

Tuy nhiên, Th Nhĩ K đã nhiu ln ch trích Thy Đin và các nước Tây Âu khác do vic x lý các t chc mà Ankara coi là khng b, bao gm các nhóm chiến binh người Kurd PKK và YPG, các tín đ ca giáo sĩ Hi giáo Fethullah Gulen có tr s ti M.

Ankara nói nhng người theo ch nghĩa Gulen đã thc hin mt âm mưu đo chính vào năm 2016. Ông Gulen và nhng người ng h ông ph nhn cáo buc này.

Aaron Stein, giám đc nghiên cu ti Vin Nghiên cu Chính sách Đi ngoi, nói trên Twitter : "Gii tinh hoa an ninh quc gia Th Nhĩ K coi Phn Lan và Thy Đin là na thù đch, vi s hin din ca PKK và nhng người theo ch nghĩa Gulen".

B Ngoi giao Thy Đin và Phn Lan không đưa ra bình lun ngay lp tc v tuyên b ca ông Erdogan.

NATO quy đnh rng vic tham gia làm thành viên rng m đi vi bt k "quc gia Châu Âu nào có quan đim áp dng các nguyên tc ca Hip ước và đóng góp vào an ninh ca khu vc Bc Đi Tây Dương".

Phn Lan và Thy Đin đã là nhng đi tác thân thiết nht ca NATO, tham gia nhiu cuc hp, thường xuyên thông báo v tình hình Ukraine và tham gia các cuc tp trn quân s thường xuyên vi các đng minh NATO. Phn ln thiết b quân s ca h có th hot đng được vi các đng minh NATO.

Tuy nhiên, h không th hưởng li t điu khon phòng th chung ca NATO - rng mt cuc tn công vào mt đng minh là mt cuc tn công vào tt c - cho đến khi h gia nhp liên minh.

Moscow hôm 12/5 nói thông báo ca Phn Lan là thù đch và đe da tr đũa, bao gm các bin pháp "quân s-k thut" chưa được xác đnh.

Th Nhĩ K đã ch trích cuc xâm lược ca Nga, gi máy bay không người lái có vũ trang đến Ukraine và tìm cách to điu kin cho các cuc đàm phán hòa bình gia các bên. Nhưng nước này không ng h các lnh trng pht ca phương Tây đi vi Moscow và tìm cách duy trì các mi quan h cht ch v thương mi, năng lượng và du lch vi Nga.

Theo Reuters

Quay lại trang chủ

Additional Info

  • Author: Minh Anh, Chi Phương, Anh Vũ, Thanh Phương VOA tiếng Việt
Read 398 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)