Trương Quốc Cường, buồng cau và con vịt
Trân Văn, VOA, 24/05/2022
"Truyện cười nước Việt" mà Lê Đức Dục nhận được không có chữ nào chỉ là tấm ảnh, chụp lại tin "Cựu Thứ trưởng Trương Quốc Cường bị phạt bốn năm tù" đặt cạnh hai tin "Trộm sáu buồng cau đổi án sáu năm tù" và "Một thanh niên lãnh bảy năm tù vì bắt một con vịt về nhậu".
Thứ trưởng Y tế Trương Quốc Cường tại phiên xử.
Không ít người sửng sốt khi Tòa án thành phố Hà Nội tuyên phạt ông Trương Quốc Cường – cựu Thú trưởng Y tế - bốn năm tù vì "thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng" trong vụ cấp giấy phép cho VN Phama "buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh" !
***
Phiên xử ông Cường và 13 bị cáo khác liên quan đến vụ VN Pharma "buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh" diễn ra trong tám ngày. Trong tám ngày đó, đã có rất nhiều người ôn lại vụ VN Pharma và rủa ông Cường.
Ví dụ Mai Bá Kiếm :Hổm rày, thấy hình Trương Quốc Cường lấy áo che mặt và che còng khi bị giải ra tòa mà ứa gan, tràn mật ! Che đậy tội ác là bản chất cố hữu của ba con "tắc kè" : Trương Quốc Cường, Cao Minh Quang và Nguyễn Thị Kim Tiến !
Ông Kiếm tóm tắt tại sao ông xem cả ba viên chức y tế cao cấp đã gây "tội ác" : Một quyết định của Thủ tướng Việt Nam xác định "Thương nhân nước ngoài cung cấp thuốc chưa có số đăng ký nhập khẩu vào Việt Nam phải là các doanh nghiệp có giấy phép hoạt động tại Việt Nam do Bộ Y tế cấp", nhưng ông Cao Minh Quang đã ký một thông tư gạt bỏ yêu cầu này. Nhờ vậy, mới xảy ra chuyện Helix Pharmaceuticals Inc. ở Canada, không có giấy phép hoạt động tại Việt Nam. Bởi Helix Pharmaceuticals Inc. không có thật nên Nguyễn Minh Hùng (Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám đốc VN Pharma) mới làm giả hồ sơ. Để cứu ông Cường và ông Quang, bà Tiến đã cử một phái đoàn sang Ấn Độ xác minh, rồi ra văn bản xác định "lô thuốc H-Capita có nguồn gốc từ Ấn Độ chứ không phải thuốc giả".
Ông Kiếm nhận xét :Lẽ ra, Hội đồng xét xử Nguyễn Minh Hùng phải đề nghị cơ quan điều tra khởi tố Kim Tiến tội "làm giả giấy tờ". Đàng này, Tòa không chấp nhận do không phải là văn bản xác nhận theo yêu cầu của cơ quan tố tụng !
Theo ông Kiếm, nếu ông Quang dùng thông tư tạo khe hở để nhập thuốc giả, không rõ nguồn gốc thì ông Cường ký một thông tư khác để tạo điều kiện nhập thuốc sắp hết hạn sử dụng ! Thông tư này đã mở đường để đưa hai lô vaccine Pfizer vào Việt Nam đúng hai tuần trước khi hết date rồi được Bộ Y tế gia hạn thời gian sử dụng thêm ba tháng (1) !
Thanh Hằng thì ôn lại chuyện công bố Kết luận Thanh tra Bộ Y tế trong vụ VN Pharma :
"Nhớ hồi đó anh chửi bọn báo chí nhiều chuyện và khẳng định "Chờ mà xem, anh chả sai gì !". Bình về điều ông Cường phát biểu khi được phép nói lời cuối cùng, Thanh Hằng viết :Quả là anh Cường tôi vẫn giữ vững bản lĩnh, tính cách như bao năm qua. Thành thật khen anh Cường khi anh đề nghị tòatuyên mức án thấp cho cấp dưới – những người có phần vì anh mà vướng vòng lao lý nhưng tôi ngạc nhiên khi không hề thấy hai từ XIN LỖI trong lời nói cuối cùng của anh. Theo tôi, lẽ ra anh cần phải xin lỗi nhân dân, xin lỗi đồng nghiệp đã vì anh mà vướng vòng lao lý, đặc biệt là xin lỗi những người bệnh ung thư đã dùng phải thuốc giả mà anh phê duyệt cho nhập, những 838.100 hộp thuốc giả.
Ngành Y tế và Bảo hiểm xã hội ViệtNam nên tổchức khảo sát những bệnhviện đã dùng số thuốc giả để biết có bao nhiêu bệnh nhân phải dùng thuốc này, số người bệnh đã dùng thuốc giả còn sống hay đã mất… Từ đó mới đánh giá được hậu quả của việc buôn bán thuốc giả.Một vi phạm liên quan đến tính mạng, sức khỏe của hàng ngàn, thậm chí, hàng chục ngàn người bệnh, nhưng anh Cường tôi nói là KHÔNG MAY. Ôi, thế thì những bệnh nhân ung thư chết vì điều trị bằng sốthuốc giả do anh cho nhập, rồi biết giả mà không thu hồi, cũng chỉ là KHÔNG MAY thôi ư ? Gia đình những bệnh nhân này, khi biết người nhà chết vì liên quan đến thuốc giả, có đồng ý với anh không ?
Liệu có nên nói là KHÔNG MAY khi anh Cường tôi đã nhận hàng loạt email cảnh báo dấu hiệu thuốc giả nhưng anh tôi đã không cho thu hồi. Trong khi theo quy định, chỉ cần nghi thuốc là giả, nếu không vì quyền lợi nào đó, anh Cường cần phải đình chỉ lưu hành. Còn nữa, anh Cường tôi nói "sai sót xảy ra do làm việc quá tải, cơ sở vật chất thiếu thốn". Rất nhiều người có chuyên môn luôn sẵn sàng thay thế các nhân viên Cục Quảnlý Dược để gánh hộ nỗi vất vả ấy, liệu có được không ?Buồn là đến lúc này, anh Cường tôi vẫn quên rằng đã có nhiều người dùng thuốc mà anh đã duyệt và chết oan uổng để xin lỗi những linh hồn đến lúc cuối đời vẫn bị lừa đảo ấy !Con số 838.100 hộp thuốc ung thư giả thực sự là một con số ám ảnh, anh Cường ạ !"(2).
***
Vụ VN Pharma được phép nhập thuốc giả bùng lên từ giữa thập niên 2010, điều tra đi, điều tra lại rồi xử đi, xử lại nhưng cuối cùng cũng chỉ có các cá nhân làm việc trong những công ty kinh doanh dược phẩm bị phạt tù. Bất chấp thắc mắc, ý kiến của nhiều giới, ông Cường vẫn được cất nhắc - từ Cục trưởng Quản lý Dược được bổ nhiệm làm Thứ trưởng Y tế, mãi đến cuối năm ngoái, ông mới bị khởi tố nhưng được tại ngoại hậu tra, sau đó mới bị tống giam.
Tuy xác định hậu quả của vụ "buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh gây hậu quả rất nghiêm trọng" nhưng khi luận tội, phía kiểm sát chỉ đề nghị phạt ông Cường tử bảy đến tám năm tù. Giờ chót, trước khi Hội đồng xét xử nghị án, phía kiểm sát đột ngột đổi ý, đề nghị chỉ phạt ông Cường từ bốn năm tù đến năm năm tù vì "thành khẩn, ăn năn" và Hội đồng xét xử hoàn toàn nhất trí (3) !
Sau khi bản án được tuyên, có người như Bùi Chí Vinh giận quá, làm ngay một bài thơ với tựa là Luật rừng :
Cựu Thứ trưởng Y tế.
Bị phạt 4 năm tù.
Tội "đặc biệt nghiêm trọng".
Vụ thuốc giả Pharma.
Vừa ăn cướp vừa la.
"Đừng làm tôi đau khổ".
Hung thủ đề nghị Tòa.
Một mức án dễ thở.
Nói không biết mắc cỡ.
Hại hàng trăm ngàn người.
Gây cái chết hàng loạt.
Giờ lại đòi xả hơi.
Vậy mà Tòa vâng lời.
Y chang bốncuốn lịch.
Thời ma quỷ sinh sôi.
Cái ác vui bằng thích.
Xử án như diễn kịch.
Ăn trộm sáu buồng cau.
Bị coi như thù địch.
Chín năm tù thương đau.
Một thanh niên quá nghèo.
Bắt con vịt về nhậu.
Ra Tòa gặp cái eo.
Đúng 7 năm hộc máu.
Còn thằng Thứ trưởng láo.
Ăn bổng lộc triều đình.
Giết người bằng thuốc giả.
Xử như là tôn vinh(4) !
Có người như Lê Đức Dục kể "Truyện cười nước Việt" :Đang buồn bực vụ đường tránh quê nhà và mạng người dân quê bị coi rẻ thì thằng em gửi cho cái truyện cười này bảo đại ca đọc đi, mạng người nào cũng là mạng người cả mà, buôn thuốc ung thư giả cũng giết bao nhiêu mạng người đó, án ănthua đâu ! Đại ca buồn làm gì !Thôi thì cười chớ sao giờ !
"Truyện cười nước Việt" mà Lê Đức Dục nhận được không có chữ nào chỉ là tấm ảnh, chụp lại tin "Cựu Thứ trưởng Trương Quốc Cường bị phạt bốn năm tù" đặt cạnh hai tin "Trộm sáu buồng cau đổi án sáu năm tù" và "Một thanh niên lãnh bảy năm tù vì bắt một con vịt về nhậu" (5).
Không phải lúc nào công lý cũng là công minh và công bằng !
Trân Văn
Nguồn : VOA, 24/05/2022
Chú thích
(1) https://www.facebook.com/bakiem.mai/posts/1918339345024593
(2) https://www.facebook.com/thanhhang1501/posts/5714928111856664
(4)https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=131777772787763&id=100078666210344
(5) https://www.facebook.com/duc.leduc/posts/10219533051094018
***********************
Bản án tình cảm cho Trương Quốc Cường, thuận ý Đảng, nghịch lòng dân
Gió Bấc, RFA, 22/05/2022
Sau bảy năm phát hiện, điều tra về tội ác tài trời cấp giấy phép để nhập và cho tiêu thụ trong bệnh viện gần một triệu hộp thuốc trị ung thư giả, can phạm Trương Quốc Cường vẫn đường hoàng thăng tiến từ Cục Trưởng lên Thứ Trưởng Bộ Y. Mãi đến sau khi công an khởi tố, Đảng mới ra tay kỷ luật khai trừ. Bộ Y tế mới cách chức. Lẽ ra phải là đồng phạm trong vụ án buôn bán hàng giả là thuốc trị bệnh mà khung hình phạt cao nhất là tử hình, Trương Quốc Cường và các quan chức đàn em lại được Đảng cho tách ra xử riêng với tội danh nhẹ nhàng là thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng. Bản án tình cảm chỉ bốn năm tù dành cho y thuận theo ý Đảng nhưng lòng dân thì phẫn nộ. Tiến trình tố tụng và bản án bốn năm tù như cố ý tuyên cáo với nhân dân rằng pháp luật chỉ là để trị dân và bảo kê cho quan chức đến cùng, dù có tham nhũng, giết người cũng chỉ bị xử phạt nhẹ nhàng, tình cảm.
PLO
Dù phiên tòa xử Trương Quốc Cường và đồng bọn diễn ra trong lúc có nhiều sự kiện lớn chi phối như chiến sự Nga xâm lược Ukraine, chuyến đi Mỹ đình đám "mẹ nó, sợ gì" của Thủ Tướng Phạm Minh Chính, SEAGAMES chi phối, nhưng dự luận cộng đồng mạng vẫn sôi sục căm phẫn vì bản án nhẹ như lông hồng đầy tình cảm thương yêu của cả Viện Kiểm sát và Tòa dành cho tên tội phạm từng là Thứ trưởng ngành Y.
Một bức ảnh ghép tít của ba bài báo về ba vụ án được lưu truyền rộng rãi trên mạng kèm theo những lời bình phẩm đau đáu về sự bất công của luật pháp hay nói khác hơn là về sự chập chờn của cái lò trị tham nhũng mà cụ Tổng vẫn luôn tự hào.
Giáo sư, Viện sĩ Nguyễn Văn Tuấn, người hết lòng đau đáu với đất nước Việt Nam, vừa hoàn tất chương trình giảng dạy ở Việt Nam đã bình trên Facebook: "Biết rằng công lí ở đâu cũng không hoàn hảo, nhưng những khác biệt về mức phạt ở VN (như so sánh dưới đây) làm cho người bàng quan nhứt cũng thấy khó giải thích, và phải hỏi rằng nền công lí này phục vụ cho ai" (1).
Nhà giáo, Tiến sĩ Chu Mộng Long đi sâu vào hậu quả nghiêm trọng của hành vi tội phạm mà các cơ quan tố tụng không hề xem xét đến.
"Nhập chất độc đầu độc con người, nhập thuốc giả chữa bệnh làm cho người bệnh chết nhanh hơn, tội ác đó ngang hàng tội diệt chủng ! Cứ đến các bệnh viện ung bướu mà xem, bệnh nhân nằm la liệt dưới gầm giường, hành lang, và cứ nhìn vào đời sống của người dân, nguy cơ ung thư đứng hàng đầu thế giới, đủ thấy tội ác của kẻ đứng đầu cái ngành chăm sóc sức khỏe cho toàn dân !
Việt Nam có điều luật lạ lùng : "Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng" với khung hình phạt nhẹ hơn ăn cắp cái bánh mì hay con vịt.
…Trong khi với tội ác được phân tích trên kia, cùng với thứ lương tâm chỉ biết cho mình và cho gia đình thì có xử mức cao nhất cũng không hết tội.
Ông cựu Thứ trưởng nên nhớ rằng, không có kẻ đứng đầu làm quỷ thì không con ma nào dám lộng hành. Tội "thiếu trách nhiệm" của ông phải nặng hơn tội của đồng bọn"
Dư luận càng phẫn uất hơn trước những lời trí trá, xin giảm án của Trương Quốc Cường cho rằng do kHÔNG MAY phạm tội, do công việc quá nhiều, cơ sở vật chất thiếu thốn. Cường trâng tráo đề nghị " xin quý tòa xem xét mọi khía cạnh, điều kiện sao cho bị cáo có mức án không mang thêm đau khổ cho bị cáo, gia đình bị cáo" (3).
Facebooker Thanh Hằng đã viết status tựa đề "Đã có nhiều người dùng thuốc của ông mà chết oan uổng…" tranh luận với Trương Quốc Cường. Thanh Hằng đã chỉ ra một thiếu sót chết người trong vụ án này không chỉ của Trương Quốc Cường mà còn của cả các cơ quan tố tụng trong xem xét đánh giá về hậu quả của việc đã buôn bán và tiêu thụ hết sạch gần một triệu hộp thuốc trị ung thư giả.
"Tôi thật ngạc nhiên khi qua báo chí tường thuật, không hề thấy hai từ XIN LỖI trong lời nói cuối cùng của anh. Mà theo tôi, lẽ ra anh cần phải xin lỗi nhân dân, xin lỗi đồng nghiệp đã vì anh mà vướng vòng lao lý, đặc biệt là xin lỗi những người bệnh ung thư đã dùng phải thuốc giả mà anh ký duyệt cho nhập, những 838.100 hộp thuốc giả - một con số không hề nhỏ.
Ngành y tế và Bảo hiểm Xã hội VN cũng nên có một khảo sát ở những bệnh viện đã dùng số thuốc giả, để biết có bao nhiêu bệnh nhân phải dùng thuốc này, số người bệnh đã dùng thuốc giả còn hay đã mất… Từ đó mới đánh giá được hậu quả của việc buôn bán thuốc giả.
Một vi phạm liên quan đến tính mạng, sức khoẻ của hàng ngàn, thậm chí, hàng chục ngàn người bệnh, nhưng anh Cường tôi nói là KHÔNG MAY. Ôi, thế thì những bệnh nhân ung thư chết vì điều trị bằng số thuốc giả do anh cho nhập, rồi biết giả mà không thu hồi, cũng chỉ là KHÔNG MAY thôi ư anh? Gia đình những bệnh nhân này, khi biết người nhà chết vì liên quan đến thuốc giả, có đồng ý với anh không?
Liệu có nên nói là KHÔNG MAY khi anh Cường tôi đã nhận hàng loạt email cảnh báo dấu hiệu thuốc giả nhưng anh tôi đã không cho thu hồi. Trong khi theo quy định, chỉ cần có nghi thuốc là giả, thì nếu không vì quyền lợi nào đó, là anh Cường cần phải đình chỉ lưu hành….
Buồn là đến lúc này, anh Cường tôi vẫn quên rằng, đã có nhiều người dùng thuốc của anh mà chết oan uổng, để xin lỗi những linh hồn đến lúc cuối đời bệnh tật vẫn bị lừa đảo ấy!
Con số 838.100 hộp thuốc ung thư giả thực sự là một con số ám ảnh, anh Cường ạ !" (4).
Bệnh ung thư là căn bệnh gây chết người nhưng với khoa học ngày nay bệnh nhân ung thư vẫn có thể thoát khỏi vòng tay thần chết nếu được điều trị kịp thời đúng thuốc, đúng phương pháp. Có bao nhiêu bệnh nhân tử vong vì gần 1 triệu hộp thuốc giả của các bị cáo? Đây là thông tin cần phải làm rõ vì theo điều 194 Bộ Luật Hình sự quy định về tội Buôn bán hàng giả là thuốc trị bệnh thì tình tiết số người chết hoặc bị ảnh hưởng sức khoẻ là yếu tố xem xét định khung hình phạt. Nếu thuốc giả làm hai người chết thì mức án phải từ 20 năm tù đến chung thân tử hình (5).
Rất tiếc, không chỉ Trương Quốc Cường vô tâm ác, cơ quan tố tụng không hề ân hận, xin lỗi những bệnh nhân chết oan, mà các cơ quan tố tụng cũng vô tư chỉ xem xét hậu quả việc bán thuốc ung thư giả về mặt tiền bạc thiệt hại tổn thất. Xem việc Cường bồi thường hơn 1,8 tỉ đồng là hành vi khắc phục hậu quả nên đã tình thương mến thương chỉ phạt nhẹ nhàng bốn năm tù.
Nếu có điều tra xác minh về hậu quả chết người thì khung hình phạt chắc chắn phải khác đi và số tiền 1,8 tỉ đồng không thể nào khắc phục hậu quả gây chết người.
Không điều tra số nạn nhân tử vong do thuốc giả là một thiếu sót chết người trong vụ án này nhưng đâu chỉ có bấy nhiêu, dưới sự lãnh đạo thiên tài của Đảng, trước tội ác tài trời gây thiệt hại cho xã hội, ảnh hưởng đến sức khỏe, sinh mạng của biết bao bệnh nhân, việc lôi đồng chí Trương Quốc Cường ra trước vành móng ngựa trải qua biết bao khó khăn chật vật. Thời điểm khởi tố vụ án, đồng chí Cường mới chỉ là Cục Trưởng, tay nhúng chàm quá rõ nhưng Cường được đảng cơ cấu và chính phủ bổ nhiệm làm Thứ Trưởng Bộ Y những năm năm đồng chí mới bị khởi tố, bắt giam.
Điểm lại quá trình tố tụng rối nùi trần ai khoai củ này mới thấy cái tài tình kiên quyết đốt lò, đập chuột không để vỡ bình hay ho đến mức nào.
Năm 2013, Trương Quốc Cường, Cục trưởng Cục Quản lý Dược đã ký công văn cho VN Pharma nhập khẩu thuốc H-Capita 500mg Caplet. Lô thuốc trị ung thư này đã được xác định là giả nguồn gốc xuất xứ, không được dùng chữa bệnh cho người.
Ngày 19/9/2014, Tổng Giám Đốc VN Pharma bị khởi tố, bắt giam vì... "buôn lậu" và "làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan tổ chức". Tiếp đó nhiều cán bộ nhân viên công ty này bị khởi tố bắt giam
Ngày 16/11/2016 Trương Quốc Cường dược bổ nhiệm làm Thứ Trưởng Bộ Y tế
Tháng 8/2017, Tòa án Thành phố Hồ Chí Minh xét xử sơ thẩm lần thứ nhất.
Tháng 9/2017, Viện Kiểm sát Cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh kháng nghị xem xét lại toàn bộ vụ án:thay đổi tội danh từ "buôn lậu" thành "buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh". Viện cũng yêu cầu làm rõ trách nhiệm của Cục Quản lý Dược và khoản hoa hồng mà VN Pharma đã chi.
Tháng 10/2017, Tòa án Cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh xét xử phúc thẩm lần thứ nhất và tuyên bố hủy toàn bộ bản án sơ thẩm để điều tra lại.
Tháng 7/2019, lãnh đạo và nhân viên VN Pharma bị truy tố lần hai thay đổi tội danh là "buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh" nhưng các quan chức Cục Quản Lý Dược vẫn bình an vô sự.
Dư luận phản ứng rất mạnh về vai trò quan chức liên quan. Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tuyến có em chồng và con trai lãnh lương tại công ty này. Bà Tiến tổ chức đoàn sang Ấn Độ làm hồ sơ bao che cho sai phạm của Cục Quản Lý Dược. Trách nhiệm của cán bộ Cục Quản lý Dược cấp phép trái quy định cho lô hàng giả nhưng vẫn vô tư yên vị.
Tháng 9/2019, Thanh tra Chính phủ chuyển kết luận thanh tra về trách nhiệm của Cục Quản lý Dược trong scandal Pharma cho Ủy ban Kiểm tra TƯ Đảng để xem xét, xử lý theo thẩm quyền đối với những đảng viên thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý nhưng cơ quan này vẫn im re.
Cũng trong tháng 9/2019, Tòa án Thành phố Hồ Chí Minh xử sơ thẩm lần hai vụ VN Pharma với tội danh "buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh".
Tháng 10/2019, Cơ quan điều tra khởi tố vụ án "thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng" và "lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ" xảy ra ở Cục Quản lý Dược và gọi là "giai đoạn hai" của vụ Buôn bán hàng giả là thuốc trị bệnh. Một cựu Cục phó, một cựu Trưởng phòng, một Phó phòng của Cục Quản lý Dược bị truy cứu trách nhiệm hình sự...Trương Quốc Cường vẫn ngoài vòng tố tụng. Điều đáng nói là tại hai phiên sơ thẩm năm 2017 và 2019, Trương Quốc Cường đều vắng mặt dù được Tòa triệu tập.
Tháng 5/2020, Tòa án Cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh phúc thẩm lần hai vụ án VN Pharma, tuyên bố giữ nguyên hình phạt mà tòa án cấp sơ thẩm. (6)
Ngày 03/11/2021, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an đã khởi tố bị can Trương Quốc Cường, Thứ trưởng Bộ Y tế về tội "Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng", quy định tại Điều 360 Bộ luật Hình sự năm 2015. Đây là quyết định đột phá hiếm có vì theo quy định của Đảng, chức danh Thứ trưởng của Trương Quốc Cường do Ban Bí Thư, Bộ Chính trị Quản lý, khởi tố thứ trưởng đương chức chưa bị cấp thẩm quyền xử lý về mặt đảng là sai nguyên tắc.
Ngày 19/11 Bộ Chính trị Việt Nam họp, và công bố kỷ luật cảnh cáo, đồng thời miễn nhiệm chức vụ Trưởng Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ cán bộ Trung ương Nguyễn Thị Kim Tiến khai trừ Trương Quốc Cường ra khỏi Đảng.
Một tháng sau Trương Quốc Cường mới bị bắt giam.
Vụ án lẽ ra sẽ không kéo dài đến bảy năm với những thủ tục loằng ngoằng nếu không áp đặt nguyên tắc Đảng lãnh đạo toàn diện theo điều 4 Hiến Pháp. Nếu các cơ quan tố tụng độc lập xét xử theo quy định pháp luật thì theo kháng nghị của Viện Kiểm sát Cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh, Trương Quốc Cường và các quan chức Cục Quản Lý Dược, kể cả cựu Bộ Trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến phải được đưa ra khởi tố, xét xử trong cùng vụ án Buôn ban hàng giả là thuốc trị bệnh chứ không tách thành hai giai đoạn hai vụ á như hiện nay.
Nếu không có ngăn trở, chỉ đạo từ phía Đảng thì vai trò tội phạm cà mức án của các bị cáo cũng khác đi. Người đẹp Kim Tiêm (cựu Bộ trưởng Kim Tiến theo cách gọi của dân mạng) cũng sẽ không thể hạ cánh an toàn vi vu ở chốn trời tây như hiện nay theo lời đồn. Cái lò dựng lên là để đốt củi rừng, với củi nhà dù mục dù tươi có đưa vào lò cũng chỉ là sưởi ấm. Tội danh, mức án tình cảm của Cường các quan tòa chỉ hát theo bai bản có sẵn từ trên đưa xuống, cái mà người quan chuyện bảo là án bỏ túi.
Gió Bấc
Nguồn : RFA, 22/05/2022
Tham khảo :
1. https://www.facebook.com/t.nguyen.2016/posts/1483111145469531
2. https://www.facebook.com/Chumonglong/posts/5883098005037727
4. https://www.facebook.com/tiengdanbao/posts/377299927749034
5. https://luathoangsa.vn/toi-san-xuat-buon-ban-hang-gia-la-thuoc-chua-benh-thuoc-phong-benh-nd60507.html.
6. https://laodong.vn/phap-luat/khoi-to-thu-truong-bo-y-te-truong-quoc-cuong-970469.ldo
**********************
Lại chuyện ‘án cho quan’ qua vụ thuốc giả mà thứ trưởng y tế bị bốn năm tù
RFA, 23/05/2022
Việc cựu Thứ trưởng Bộ Y tế Trương Quốc Cường dính líu đến vụ án buôn thuốc giả công ty VN Pharma mà chỉ bị án bốn năm tù khiến công luận phẫn nộ. Lý do không đồng ý với bản án vì đó là hành vi trục lợi của lãnh đạo ngành y tế trên nỗi đau của những bệnh nhân ung thư.
RFA edited
Chiều ngày 19/5, ông Trương Quốc Cường, cựu Thứ trưởng Bộ Y tế, bị Tòa Hà Nội tuyên bốn năm tù về tội "thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng" trong vụ án buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh mang nhãn mác Health 2000 Canada.
Theo bản án, ông Cường là người đồng ý cấp số đăng ký thuốc trong khi hồ sơ không đủ điều kiện. Ngoài ra, sau khi nhận được thông tin cảnh báo về lô thuốc này "không chuẩn", ông Cường cũng không chỉ đạo đình chỉ lưu hành, thu hồi hồ sơ cấp số đăng ký thuốc. Hậu quả, hàng triệu hộp thuốc giả được đưa ra thị trường đề điều trị cho người bệnh.
Dư luận phẫn nộ
Ông Lưu Bình Nhưỡng, phó Ban Dân nguyện thuộc Uỷ ban Thường vụ Quốc hội hôm 24/5, phát biểu với báo chí Nhà nước rằng mức án như vậy là không có tính răn đe, khiến dư luận bức xúc. Do đó, ông Lưu Bình Nhưỡng đề nghị xem xét lại bản án này.
Theo vị cựu Đại biểu quốc hội này, "Buôn bán thuốc giả là tội ác, nó làm người dân mất niềm tin vào cơ quan bảo vệ chăm sóc sức khỏe, nó đi ngược lại đường lối chủ trương của Đảng, Nhà nước… Việc đề nghị giảm án đã gây sự băn khoăn, bức xúc trong dư luận, cử tri cả nước".
Chị M, sinh sống ở Thành phố Hồ Chí Minh, nói rằng bản án này rõ ràng là bất công, đặc biệt đối với vô vàn những bệnh nhân có thể đã vì ông Cường mà khánh kiệt tài sản, chết oan :
"Mình tin rằng đây là một bản án rất bất công. Bao nhiêu gia đình đã là nạn nhân dưới thời của ông này rồi. Người ta đã bị ung thư là đã bước một chân vào cửa tử, tán gia bại sản, làm hết tất cả mọi thứ để mong cứu chữa được mạng sống, nhưng ông lại cướp đi hi vọng của họ.
Bao nhiêu người đã vì ông mà chết oan, vì ông mà mất người thân ? Tội lỗi của ông Cường không thể nào chỉ xét xử trong một bản án bốn năm được ! Thế thì công lý ở đâu ?".
Bác sĩ Đinh Đức Long, nói với RFA rằng vụ án này không chỉ làm dư luận phẫn nộ mà nó có thể gây ảnh hưởng đến lòng tin của người dân đối với hệ thống Y tế và cả Chính quyền Việt Nam :
"Cái chính là cơ quan quản lý Nhà nước mà không quản lý, lại tiếp tay, thậm chí là người trực tiếp làm việc đó thì trách nhiệm nó lớn hơn so với người bình thường.
Mọi người đều phẫn nộ với việc ấy. Thực ra chuyện thuốc giả này ảnh hưởng tính mạng đến người bệnh, thế rồi còn niềm tin và còn thiệt hại kinh tế cho người ta nữa. Như vậy thì tâm lý chung là ai cũng phản đối.
Thế nhưng tòa có quyền và có lý của người ta. Nếu mình có phản đối thì cũng phải làm theo con đường pháp luật thôi. Ví dụ có thể kháng nghị bản án này. Hay những người nào bị hại trong vụ đấy thì có quyền làm đơn kiện".
Thông tin về vụ việc này được đăng tải trên fanpage của Báo điện tử VTV hôm 19/5, đến này có gần 900 lượt bình luận, rất nhiều trong số đó bày tỏ sự tức giận với việc tòa giảm án dành cho cựu lãnh đạo Bộ Y tế.
Facebooker Trần Hưng bình luận : "Không thỏa đáng. Cái quái gì vậy, như vậy có phải quá nhẹ nhàng ? Luật pháp sao xử kỳ vậy ! Kẻ sát nhân tiếp tay hại hàng nghìn con người vì uống thuốc giả, cướp tài sản, bao nhiêu nước mắt của người dân. Ấy vậy mà bốn năm tù !!".
"Nếu đúng như vậy thì không còn tin vào pháp luật Việt Nam nữa, phải phạt mức án cao nhất mới thỏa đáng" - Người dùng Facebook tên Thùy Dung.
Facebooker Nguyễn Tân Tiến cho rằng : "Án nhẹ quá chắc sẽ còn nhiều Thứ trưởng khác theo anh !".
Ngay sau khi có bản án bốn năm như vừa nên, nhiều người nêu lại trên tài khoản Facebook những bản tin cũ trước đây ‘ Trộm sáu buồng cau, đổi án chín năm tù’, ‘Thanh niên lãnh bảy năm tù vì bắt một con vịt về nhậu’... !
Bệnh nhân điều trị sốt xuất huyết tại bệnh viện ở Hà Nội năm 2017. AFP
Muôn vàn nỗi khổ của bệnh nhân ung thư
Hàng chục năm nay, tình trạng quá tải ở các bệnh viện lớn bị chính báo chí trong nước phanh phui. Đặc biệt ở các bệnh viện lớn, tập trung nhiều ca nặng như Bệnh viện Ung bướu, Chợ Rẫy, Bệnh Viện K Hà Nội…, hình ảnh hai - ba bệnh nhân phải nằm một giường, tràn ra cả hành lan bệnh viện là chuyện không khó tìm kiếm trên các phương tiện truyền thông Nhà nước.
Chị M, cho biết ở Việt Nam, bệnh nhân ung thư khổ vô cùng. Đặc biệt là đối với những gia đình nghèo ở quê lên thành phố chữa trị định kỳ. Mỗi lần như vậy, tiền xe đi lại, tiền nhà trọ, ăn ở trong thành phố và chi phí thuốc men là không hề nhỏ đối với một gia đình thu nhập trung bình ở tỉnh.
Một người quen của chị M, ở Đồng Tháp mắc bệnh ung thư vòm họng giai đoạn hai vào năm 2016, được chỉ định chuyển lên tuyến Ung Bướu ở Thành phố Hồ Chí Minh. Cả gia đình đã phải bán hai mảnh vườn ở quê để chạy chữa, nhưng sau hơn một năm điều trị, người này đã không thể qua khỏi :
"Bệnh nhân nghèo họ khổ lắm. Bệnh viện Ung Bướu thì luôn ở trong tình trạng quá tải. Bệnh nhân phải nằm tràn ra hành lan, gầm cầu thang…
Những thân nhân của người bệnh ở trong đó cũng rất là đáng thương, họ phải sống nhờ cơm từ thiện hay phải đi xin tiền để chữa trị".
Nguồn : RFA, 23/05/2022