Cuộc xâm lăng Ukraine của Vladimir Putin phá vỡ bầu không khí hòa bình đó cũng như tinh thần tương thân, chấp nhận sự khác biệt giữa các dân tộc, tôn trọng chủ quyền các nước khác. Tức là tấn công thẳng vào nền tảng của Liên hiệp Châu Âu.
Trên nguyên tắc Liên hiệp Châu Âu chỉ là một tổ chức hoàn toàn về tương quan kinh tế, không mang tính chính trị hay quân sự. Nhưng các nước trong Liên hiệp cũng theo đuổi một lý tưởng chung là bảo vệ các định chế tự do dân chủ.
Quân Nga dồn lực lượng cố chiếm hết hai tỉnh miềnDonbas, đangthắt chặt vòng vây trên hai thành phố lớn, Sievierodonetsk và Lysichansk. Hàng ngàn quân Ukraine còn tử thủ, không biết được bao lâu. Quân đội Ukraine cố bảo toàn lực lượng vì quân số và vũ khí quá nhỏ so với quân địch. Chiến tranh dai dẳng bất phân thắng bại, báo chí và các đài truyền hình trên thế giới không loan tin các biến cố lớn nhiều như trước.
Ông Vladimir Putin cũng muốn loài người lãng quên cuộc chiến này. Nhưng Ukraine vẫn chiến đấu,Tổng thốngVolodymyr Zelensky vẫn yêu cầu các đồng minh gửi cho các vũ khí mạnh hơn. Bộ trưởng quốc phòng Dmytro Kuleba mới ngỏ lời cảm ơn chính phủ Mỹ hứa một tỷ đô la viện trợ quân sự mới, nhấn mạnh rằng Ukraine cần những vũ khí hạng nặng.
Ngày Thứ Năm 16 tháng 6, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, người từng khuyến cáo không nên để cho ông Putin mất thể diện, vẫn nói nước Pháp muốn Ukraine chiến thắng. Ông loan báo sẽ gửi tiếp sáu dàn đại pháo thêm vào 12 đơn vị xe tải chở "howitzers" đã tặng từ trước. Thủ tướngOlaf Scholz cho biết nướcĐức sẽ gửi thêm những dàn phóng hỏa tiễn, do thỏa thuận với Mỹ và Anh quốc. Tuần trước, thủ tướng AnhBoris Johnson bất ngờ đến thăm Kyiv, sẽ cung cấp thêm các hệ thống phòng không cho Ukraine. Nước Anh sẽ tiếp tục huấn luyện cho quân đội Ukraine sử dụng các vũ khí mới, 10 ngàn người trong mỗi ba tháng. Nhưng nguồn viện trợ lớn nhất là nước Mỹ.
Viện Nghiên cứu Kinh tế Toàn cầu Kiel, trụ sở ở Đức, mới phúc trình về số viện trợ quân sự cho Ukraine. Nước Mỹ đứng đầu, sau đến Ba Lan, Anh quốc, Canada, Na Uy rồi đến Estonia và Latvia. Hai nước miền Baltic này viện trợ cho Ukraine nhiều hơn cả các cường quốc kinh tế Pháp, Đức và Italy ! Nước Latvia chỉ có 1.8 triệu dân với tổng sản lượng dưới 34 tỷ mỹ kim ; kinh tế Estonia là 31 tỷ, và dân số chỉ có 1.3 triệu ; nhưng cả hai đã từng bị sáp nhập vào Liên bang Xô Viết cho nên thông cảm mối lo của dân Ukraine.
Nước Mỹ đóng góp 48% vào tổng số viện trợ vũ khí, không kể các món trợ giúp khác cho ngân sách quốc phòng. Những khí cụ như hỏa tiễn, đại pháo, trực thăng cũng chỉ chiếm 10% tổng số quân phí Mỹ giúp chính phủZelensky. Ba Lan đứng hạng nhì, số viện trợ của Ukraine gần bằng một nửa của Mỹ ; trong khi nước Anh chỉ bằng một phần tư. Cuộc chiến Ukraine đe dọa tất cả các nước Âu Châu, nhưng số viện trợ của cả Liên hiệp Âu Châu chỉ bằng hai phần ba của Mỹ.
Tuy nhiên Âu Châu có thể hỗ trợ Ukraine mở một mặt trận mới, chính trị và ngoại giao. Dân Ukraine đã chứng tỏ họ muốn gia nhập Liên hiệp Châu Âu (EU), xác định họ là một phần của Châu Âu, để tách khỏi ảnh hưởng của Nga, một đế quốc đã từng coi Ukraine như một vùng phụ thuộc. Ông Putin đã quả quyết rằng Ukraine chỉ là một vùng của nước Nga, không phải là một dân tộc, một quốc gia !
Năm 2014 dân Ukraine đã nổi lên lật đổ một tổng thống thân Nga vì ông ta không muốn tiếp tục việc gia nhập EU. Ông Putin nhân đó đưa quân xâm chiếm bán đảo Crimea và một phần vùng Donbas ở phía Đông Ukraine, xúi dục người nói tiếng Nga ly khai, mở đầu cho cuộc chiến tranh bây giờ. Trong thực tế, hầu hết dân Ukraine đều biết nói tiếng Nga, một nửa dùng cả hai ngôn ngữ, một số hàng ngày chỉ nói tiếng Nga.
Trong lúc đang kháng cự quân Nga xâm lược, chính phủ Ukraine vẫn tiến hành việc xin gia nhập Liên hiệp Châu Âu. Thứ Năm tuần này, bốn người lãnh đạo Âu Châu đã đi xe lửa tới Kyiv. Tổng thống Emmanuel Macron (Pháp), Klaus Iohannis (Romania) và hai thủ tướng Olaf Scholz (Đức), Mario Draghi (Italy) lên tiếng cam kết sẽ thúc đẩy tiến trình thâu nhận Ukraine vào Liên hiệp.
Trong tuần tới, Hội đồng Liên hiệp Châu Âu sẽ họp để cứu xét đơn xin gia nhập của Ukraine cùng vớiMoldova và Georgia, hai nước đã từng mất chủ quyền vì bị Liên bang Xô Viết chiếm sau Đại chiến Thứ Hai. Nhưngthủ tục gia nhập EU sẽ kéo dài vì cần được 27 quốc gia thành viên chấp nhận.
Muốn gia nhập EU, các nước phải chứng tỏ họ tôn trọng các quyền tự do dân chủ, theo kinh tế thị trường, thượng tôn pháp luật, diệt trừ tham nhũng, vân vân. Tiến trình có thể có thể lâu hàng chục năm, như các nước vùng Balkan là Serbia và Montenegro đang chờ đợi. Những nước này vốn nằm trong Liên bang Nam Tư, chế độ và xã hội vẫn còn những di sản của thời cộng sản cũ. Quốc gia sau cùng được thâu nhận vào EU là Croatia, từ hàng chục năm trước cũng từng nằm trong nước Nam Tư. Thổ Nhĩ Kỳ, một thành viên của liên minh quân sự NATO, đã chờ được gia nhập EU từ năm 1987 !
Những quốc gia chống việc mở rộng EU mạnh nhất là Đan Mạch và Hòa Lan. Hai nước này đã ủng hộ Ukraine chống quân Nga xâm lăng, nhưng không biết họ có sẵn sàng mở cửa EU cho các nước cựu cộng sản hay không.
Hội đồng Liên hiệp EU có thể mở cánh cửa đầu tiên, công nhận các nước trên là các "ứng viên chính thức" trong phiên họp tới để bắt đầu các cuộc thảo luận thâu nhận.
Chỉ cần mở cánh cửa đó cũng sẽ là một lời tuyên bố hùng hồn, cho thấy các nước EU xác định Ukraine là một quốc gia có chủ quyền, không khác gì nước Đức, Tây Ban Nha hay Phần Lan. Đó là một cách bác bỏ ý kiến của ông Vladimir Putin, coi Ukraine không phải là một dân tộc riêng biệt. Ông Putin đã lấy cớ tấn công Ukraine vì ý kiến xuyên tạc này.
Trên nguyên tắc Liên hiệp Châu Âu chỉ là một tổ chức hoàn toàn về tương quan kinh tế, không mang tính chính trị hay quân sự. Nhưng các nước trong Liên hiệp cũng theo đuổi một lý tưởng chung là bảo vệ các định chế tự do dân chủ, đề cao tinh thần liên kết, tương trợ, vượt lên trên chủ nghĩa quốc gia cực đoan. Đó là nền tảng gìn giữ nền hòa bình trong lục địa Âu Châu từ hơn nửa thế kỷ nay. Cuộc xâm lăng Ukraine của Vladimir Putin phá vỡ bầu không khí hòa bình đó cũng như tinh thần tương thân, chấp nhận sự khác biệt giữa các dân tộc, tôn trọng chủ quyền các nước khác. Tức là tấn công thẳng vào nền tảng của Liên hiệp Châu Âu.
Cho nên hành động mở đường cho tiến trình thâu nhận Ukraine,Moldova, Georgia, Serbia và Montenegro vào Liên hiệp Châu Âu sẽ là một thắng lợi cho tất cả các quốc gia tự do dân chủ.