Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Diễn đàn

06/10/2022

Việt Nam là nhân tố phá hoại nhân quyền quốc tế ?

RFA - VOA

Ân xá Quốc tế : Việt Nam "hai mặt" trong ứng cử Hội đồng nhân quyền Liên Hiệp Quốc

RFA, 06/10/2022

Tổ chức Ân xá Quốc tế (Amnesty International) nói Chính phủ Việt Nam, trong khi ứng cử cho vị trí thành viên của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc vẫn bắt bớ, bỏ tù những người ủng hộ quyền con người và ra các luật nhằm bịt miệng các tiếng nói đối lập.

nhanquyen1

Cao ủy Nhân quyền Liên Hiệp Quốc Michelle Bachelet đọc báo cáo trước các thành viên Hội đồng hôm 6/3/2019 (hình minh hoạ) - AFP

Tuyên bố của Ân xá Quốc tế đưa ra khi chỉ còn một tuần nữa Đại Hội đồng Liên Hiệp quốc tổ chức phiên họđể bầu 14 quốc gia vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc nhiệm kỳ 2023-2025.

Việt Nam là một trong sáu nước ứng cử cho bốn ghế ở khu vực Châu Á-Thái Bình Dương ở Hội đồng Nhân quyền, một tổ chức cổ súy và bảo vệ quyền con người có quy mô lớn nhất toàn cầu.

Hôm 5/10, trong thư gửi cho Đài Á Châu Tự Do (RFA), Phát ngôn nhân của Ân xá Quốc tế khẳng định tính hai mặt của Chính phủ Việt Nam : 

"Kể từ khi Việt Nam tuyên bố ứng cử vào Hội đồng Nhân quyền, hàng chục nhà báo và nhà hoạt động bị giam giữ, bắt giữ hoặc kết án vì những tội không gì khác hơn là thực hành quyền con người một cách ôn hòa.

Việt Nam cần hủy bỏ mọi cáo buộc chống lại họ và phóng thích ngay lập tức".

Tổ chức phi chính phủ quốc tế có trụ sở tại Vương quốc Anh cũng đề nghị các cơ quan chức năng của Việt Nam nên thể hiện rằng "họ sẵn sàng áp dụng và duy trì các tiêu chuẩn nhân quyền quốc tế".

Tuy nhiên, trong thực tế, theo tổ chức này chính phủ Hà Nội tiếp tục "thông qua các luật hạn chế quyền tự do ngôn luận và lập hội trong khi tạo ra bầu không khí sợ hãi giữa những người dám nói ra sự thật".

Tiến sĩ Hà Hoàng Hợp, thuộc Viện nghiên cứu Đông Nam Á (ISEAS) của Singapore trong tin nhắn gửi cho chúng tôi khẳng định, Việt Nam có quyền ứng cử vào Hội đồng Nhân quyền tuy nhiên, ông cho rằng "người Việt cần giúp cho chính quyền Việt Nam sửa đổi luật hình sự để giảm dần và chấm hết sự bắt bớ sai với Hiến chương Liên Hợp Quốc và các nền pháp lý về Nhân quyền".

Theo thống kê của RFA, cơ quan an ninh Việt Nam từ đầu năm đến nay bắt giữ khoảng 20 nhà hoạt động và blogger, chủ yếu với cáo buộc "tuyên truyền chống nhà nước” hoặc "lợi dụng các quyền tự do dân chủ”- hai cáo buộc trong Bộ luật Hình sự mà chính quyền Việt Nam thường sử dụng để bịt miệng tiếng nói đối lập.

Nhiều chính phủ dân chủ và tổ chức nhân quyền quốc tế kêu gọi Hà Nội xoá bỏ hoặc chỉnh sửa hai điều luật trên cùng một số điều luật trong phần An ninh quốc gia của Bộ luật Hình sự để phù hợp vi các công ước quốc tế về nhân quyền mà Việt Nam đã ký kết và phê chuẩn.

Ngoài ra, có ít nhất 35 người bị kết án chỉ vì thực hiện các quyền cơ bản của con người. Đặc biệt, có bốn nhà hoạt động dân sự bị kết án với tội danh trốn thuế trong khi nhiều tổ chức nhân quyền quốc tế cho rằng họ bị cầm tù chỉ vì các hoạt động bảo vệ môi trường.

Theo nhiều tổ chức nhân quyền trong nước và quốc tế, Việt Nam hiện đang giam giữ hàng trăm tù nhân lương tâm. Nhà nước Việt Nam luôn chối bỏ việc giam giữ tù nhân lương tâm, nói rằng họ bị cầm tù vì các cáo buộc hình sự.

Cựu tù chính trị, nhà báo Nguyễn Vũ Bình nói với RFA từ Hà Nội.

"Tiêu chuẩn của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc chí ít ra là các quốc gia tôn trọng tự do và nhân quyền thì mới xứng đáng là thành viên của hội đồng này.

Chúng ta thấy Việt Nam liên tục đàn áp những tiếng nói bất đồng chính kiến, đàn áp tôn giáo.

Việt Nam nói việc bắt bớ và giam giữ đều theo Luật Hình sự chứ không phải liên quan đến tự do dân chủ nhân quyền gì cả.”

Tuy lúc nào cũng tuyên bố như vậy nhưng trên thực tế, theo ông Nguyễn Vũ Bình thì chính quyền không cho đại diện cơ quan ngoại giao nước ngoài ở Việt Nam hoặc các tổ chức phi chính phủ tham dự phiên toà xử người bất đồng chính kiến hoặc thăm gặp họ trong trại tạm giam.

Nếu phải che giấu thì chứng tỏ chế độ có vấn đề và không xứng đáng được bầu vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc, ông Nguyễn Vũ Bình lập luận.

Cựu tù nhân chính trị, nhạc sỹ Trần Vũ Anh Bình cho biết ông và những người bất đồng chính kiến khác luôn đối diện với khả năng bị bắt và cầm tù mọi lúc mọi nơi chỉ vì phản biện các chính sách của Nhà nước hoặc đơn giản là trả lời phỏng vấn báo chí nước ngoài.

Ông nói qua điện thoại:

"Đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay nói một đằng, làm một nẻo đối với quốc tế cũng như đối với dân chúng quốc nội… Bản thân tôi nói riêng, tôi không bao giờ tin tưởng vào luật pháp của nhà cầm quyền ộng sản Việt Nam.”

Ân xá Quốc tế là một trong nhiều tổ chức phi chính phủ phản đối hồ sơ ứng cử của Việt Nam vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc.

Trước đó, tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW) cho rằng Việt Nam không xứng đáng trở thành thành viên của Hội đồng vì hồ sơ nhân quyền tồi tệ của mình và sẽ là "nhân tố phá hoại" nếu được bầu vào tổ chức này.

Nguồn : RFA, 06/10/2022

************************

Theo dõi Nhân quyền : Việt Nam sẽ là "nhân tố phá hoại" nếu được bầu vào Hội đồng Nhân quyền !

RFA, 05/10/2022

Ngày 3/10, ba tổ chức nhân quyền công bố một báo cáo chung kêu gọi các quốc gia thành viên của Liên Hiệp Quốc không bầu Việt Nam và bốn quốc gia độc tài khác vào Hội đồng Nhân quyền.

council1

Bầu lại Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc nhiệm kỳ 2022-2024 - AFP

Ba tổ chức Quan sát Liên Hiệp quốc (UN Watch), Quỹ Nhân quyền (Human Rights Foundation) và Trung tâm Raoul Wallenberg về Quyền con người (Raoul Wallenberg Center for Human Rights) khẳng định, Việt Nam không xứng đáng được bầu vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc vì hồ sơ nhân quyền tồi tệ của mình cũng như những lá phiếu của họ trong các nghị quyết liên quan đến nhân quyền.

Báo cáo được công bố trong cuộc họp báo gần trụ sở của Liên Hiệp Quốc ở New York (Hoa Kỳ) hôm thứ hai vừa qua, tám ngày trước khi Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc bỏ phiếu.

Là một người theo dõi tình hình nhân quyền Việt Nam rất chặt chẽ, ông Phil Robertson- Phó Giám đốc Phân ban Châu Á-Thái Bình Dương của tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW) nhận xét qua email :

"Không ai nghi ngờ rằng Việt Nam sẽ là một nan đề, có ảnh hưởng tiêu cực lớn đến Hội đồng Nhân quyền nếu được bầu vào nhiệm kỳ 2023-2025.

Thực tế, ở mọi cơ hội, Việt Nam không ngần ngại tỏ ra khinh thường luật nhân quyền quốc tế nên nếu họ được bầu, rất có thể họ sẽ tìm cách phá hoại các hành động có ý nghĩa của Hội đồng Nhân quyền.

Với tư cách là thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc, Việt Nam có thể sẽ tham gia nhóm các quốc gia như Trung Quốc, Syria, Eritrea, Triều Tiên, Venezuela… để liên tục phản đối các nghị quyết của tổ chức này về một số quốc gia và tìm cách phá hoại công việc của Hội đồng".

Một nhà hoạt động nhân quyền ở Hà Nội nói trong điều kiện ẩn danh rằng, "nếu Việt Nam trúng cử vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc kỳ tới thì cũng sẽ không có tác động gì đến tình hình nhân quyền trong nước, khác với kỳ trước đã có một số động thái mở cửa cho xã hội dân sự".

Trả lời câu hỏi liệu Việt Nam có xứng đáng trở thành thành viên của tổ chức có sứ mệnh thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền trên thế giới, người này khẳng định "so với tiêu chí ‘ủng hộ các chuẩn mực nhân quyền ở mức cao nhất’ như trong Nghị quyết thành lập Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc thì không nhưng nếu so tương quan các thành viên khác thì có".

Theo báo cáo của ba tổ chức nhân quyền, Bộ luật Hình sự của Việt Nam nghiêm cấm phát ngôn chỉ trích chính phủ và nhà nước kiểm soát tất cả các phương tiện truyền thông. Chính phủ có hoạt động bắt bớ và đàn áp các nhà báo và blogger độc lập.

Báo cáo dẫn thống kê của tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) cho biết, có khoảng 40 nhà báo hiện đang bị bỏ tù ở Việt Nam, quốc gia được mô tả là "nhà tù lớn thứ ba thế giới dành cho các nhà báo", sau Trung Quốc và Myanmar.

Ngoài ra, Luật An ninh mạng có hiệu lực vào năm 2019 hạn chế quyền tự do Internet và vi phạm quyền riêng tư bằng cách yêu cầu các công ty như Google và Facebook lưu giữ thông tin về người dùng Việt Nam và chặn quyền truy cập vào một số nội dung nhất định.

Báo cáo được công bố trực tuyến khẳng định Chính phủ Việt Nam tiến hành giám sát trực tuyến công dân của mình. Quân đội có một đơn vị đặc biệt gồm 10.000 lính không gian mạng (Lực lượng 47) nhằm thúc đẩy đường lối của đảng và tấn công những người bất đồng chính kiến ​​trên mng.

Ông Phil Robertson từ Bangkok nhận xét thẳng thắn cho hay, trong mọi khía cạnh của hồ sơ nhân quyền của Việt Nam, nó thể hiện rõ ràng rằng đây là "một chính phủ sẽ có vấn đề lớn nếu nó được bầu vào Hội đồng". Ông khẳng định :

"Trong vài năm gần đây, các nhà lãnh đạo Hà Nội đã thúc đẩy các nỗ lực nhằm giam cầm hầu hết người bảo vệ nhân quyền và bất đồng chính kiến ​​trong c nước.

Việt Nam cũng đang thúc đẩy hành động pháp lý để hạn chế biểu đạt trực tuyến theo những cách có thể hình sự hóa hiệu quả và buộc gỡ bỏ tất cả nội dung trực tuyến chỉ trích chính phủ.

Việc sử dụng hình phạt tử hình tràn lan, điều kiện nhà tù tàn bạo và những cái chết trong nhà giam giữ xảy ra thường xuyên mà không bị trừng phạt".

Ba tổ chức nhân quyền nhắc lại, việc quốc gia độc đảng này từng tham gia Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc nhiệm kỳ 2014-2016 nhưng không đóng góp được gì cho nhân quyền trên thế giới, trái lại Hà Nội phản đối các nghị quyết lên tiếng cho các nạn nhân nhân quyền ở Belarus và Iran và không ủng hộ các nghị quyết ủng hộ các nạn nhân của đàn áp nhân quyền ở Burundi và Syria.

Tại Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc, Việt Nam bỏ phiếu phản đối các nghị quyết lên tiếng cho các nạn nhân của đàn áp nhân quyền ở Iran và Gruzia và không ủng hộ các nghị quyết nhân danh nạn nhân ở Crimea và Syria, báo cáo nhấn mạnh.

Việt Nam cũng ủng hộ các nghị quyết phản tác dụng làm suy yếu quyền con người của cá nhân bằng cách nâng cao các quyền mơ hồ và không xác định như "quyền phát triển" và "quyền hòa bình" lên trên các quyền con người phổ quát, che chắn cho những kẻ vi phạm nhân quyền thông qua một nghị quyết từ chối quyền xử phạt các chế độ như vậy và không ủng hộ một nghị quyết về trách nhiệm ngăn chặn nạn diệt chủng.

Quan sát Liên Hiệp quốc (UN Watch) là tổ chức nhân quyền có trụ sở ở Geneva (Thuỵ Sĩ), Quỹ Nhân quyền (Human Rights Foundation) có trụ ở ở New York, còn Trung tâm Raoul Wallenberg về Quyền con người (Raoul Wallenberg Center for Human Rights) có trụ sở ở Montreal (Canada).

Lời kêu gọi của ba tổ chức phi chính phủ trên nối tiếp nhiều lời phản đối việc Việt Nam ứng cử vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc.

Trong tháng tư vừa qua, một liên minh gồm 8 tổ chức từ trong và ngoài Việt Nam – trong đó có Mạng lưới Nhân quyền Việt Nam, Người Bảo vệ Nhân quyền, Đại Việt Quốc dân Đảng và Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam – đã gửi một bức thư ngỏ tới Liên Hiệp Quốc để kêu gọi tổ chức này không chấp nhận Việt Nam là thành viên trong nhiệm kỳ tới vì cho rằng nhà nước Việt Nam hiện nay "không xứng đáng" do có hồ sơ nhân quyền tồi tệ và nhất là sau khi quyết định ủng hộ Nga, nước đang bị thế giới lên án vì cuộc xâm lược ở Ukraine.

Vào ngày 14/9, 52 khôi nguyên của Giải Môi trường Goldman đã gửi thư đến Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc, thúc giục tổ chức này từ chối Việt Nam làm thành viên của Hội đồng trong nhiệm kỳ 2023-2025.

Nguồn : RFA, 05/10/2022

***************************

y ban Liên Hiệp Quốc nêu quan ngi v tình hình vi phm quyn tr em Vit Nam

VOA, 05/10/2022

Ủy ban Quyn tr em ca Liên Hip Quc va ra mt kết lun trong đó nêu nhng quan ngi v vic thc thi quyn tr em ca Vit Nam, đng thi khn thiết yêu cu nhà chc trách áp dng ngay các bin pháp khn cp, thành lp mt cơ quan giám sát đc lp đ ngăn chn hành vi vi phm quyn tr em.

council2

Đại diện phái đoàn chính phủ Việt Nam bao gồm Thứ trưởng Bộ Lao động, Thương và Xã hội Nguyễn Thị Hà và Đại sứ Việt Nam tại Geneva Lê Thị Tuyết Mai, phát biểu tại phiên rà soát của Ủy ban Liên Hiệp Quốc về Quyền Trẻ em ngày 12/9/2022. Chụp từ màn hình Web UN TV.

Ngày 29/9/2022 Ủy ban Quyn Tr em ca Liên Hiệp Quốc (UNCRC) công b kết lun dài 17 trang đ ngày 19/9/2022 nói rng h quan ngi v tình trng phân bit đi x, s dng lao đng tr em, s chênh lch trong vic th hưởng các quyn tr em trong các hoàn cnh d b tn thương, bao gm c vic tiếp cn vi dch v y tế, giáo dc và bo tr xã hi.

Kết lun ca y ban nhn mnh h "quan ngi sâu sc đến các b lut, bao gm B lut Hình s và Lut an ninh mng và ngh đnh x lý vi phm hành chính hn chế quyn t do ngôn lun ca tr em, k c trên mng xã hi".

y ban cũng rt lo ngi v cht lượng giáo dc kém và chênh lch v kết qu giáo dc gia các vùng và các nhóm dân tc thiu s ; vic hn chế tiếp cn vi giáo dc hòa nhp có cht lượng cho tr em khuyết tt, tr em nghèo, tr em thuc các nhóm dân tc thiu s hoc tôn giáo hoc các nhóm bn đa và tr em di cư.

Ngoài ra, Ủy ban còn bày t "mi quan tâm sâu sc" v môi trường mà các t chc xã hi dân s và các người bo v nhân quyn, bao gm người bo v quyn tr em, phi đi mt Vit Nam.

CRC đ xut hàng lot các bin pháp, trong đó có vic xem xét li các điu lut ca Vit Nam, bao gm Lut Hình s và Lut T tng Hình s, đ phù hp vi Công ước Liên Hiệp Quốc v Quyn Tr em năm 1989, mà Vit Nam là mt trong nhng quc gia thành viên đu tiên đã phê chun.

council3

Phn đu kết lun ca UNCRC v thc thi Công ước quyn tr em ca Vit Nam. Photo UN.

Ủy ban này "hi thúc quc gia thành viên [Vit Nam] nhanh chóng thiết lp mt cơ chế đc lp đ giám sát quyn ca tr em phù hp cách đy đ vi các nguyên tc liên quan đến tình trng ca các đnh chế quc gia nhm phát huy và bo v nhân quyn (các Nguyên tc Paris) và có kh năng tiếp nhn, điu tra và gii quyết các khiếu ni bi tr em mt cách thân thin vi tr em".

VOA c gng liên lc B Ngoi giao và Phái đoàn thường trc Vit Nam ti Geneve và đ ngh cho ý kiến v kết lun này ca CRC, nhưng chưa được phn hi.

Khi din ra phiên rà soát ca CRC v quyn tr em Vit Nam hôm 12 và 13/9, trong đó có mt phái đoàn Vit Nam tham d, bao gm Th trưởng B Lao đng, Thương và Xã hi Nguyn Th Hà và Đi s Vit Nam ti Geneva Lê Th Tuyết Mai, truyn thông Vit Nam loan tin rng y ban CRC "hoan nghênh thành tu ca Vit Nam, th hin qua quá trình xây dng lut pháp, xây dng chính sách cũng như các bin pháp bo v quyn tr em".

Bà Hà nói rng Vit Nam "sn sàng hp tác vi các nước, các cơ quan Liên Hp Quc trong quá trình trin khai các khuyến ngh, sn sàng chia s kinh nghim ca Vit Nam trong tiến trình này".

Quay lại trang chủ

Additional Info

  • Author: RFA tiếng Việt, VOA tiếng Việt
Read 378 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)