Trước khi bão đến "trời yên biển lặng" ?
Như vậy là Hội nghị Trung ương 6 kết thúc mà không có biến động nào khác thường ngoại trừ số phận ông Nguyễn Văn Thể được quyết định trong ngày cuối cùng của hội nghị. Những người đang trong tầm ngắm như ông Nguyễn Xuân Phúc, Phạm Bình Minh vẫn chưa có kết luận gì về số phận ông này.
Ông Phạm Bình Minh được ngồi đến hết nhiệm kỳ là may mắn
Tại kỳ họp Bộ Chính Trị ngày 14 Tháng Bảy, mức kỷ luật cho ông Phạm Bình Minh là khiển trách nhưng vẫn giữ ghế đến hết nhiệm kỳ, tuy nhiên, do tính chất vụ án chuyến bay giải cứu diễn biến ngày càng phức tạp nên có nguồn tin cho rằng, ông Phạm Bình Minh sẽ bị thay thế.
Tình trạng ông Phạm Bình Minh thì đang dính phốt, với ông Phạm Bình Minh được ngồi ghế Phó Thủ tướng Thường Trực đã là thành công. Hiện nay ông phạm Bình Minh đã 63 tuổi, đến hết nhiệm kỳ cũng là hết cơ hội ở lại Bộ Chính Trị. Cho nên dù có bị kỳ luật ngay bây giờ hay không bị thì sự nghiệp chính trị của ông cũng sẽ dừng ở chức vụ phó thủ tướng thường trực. Ông Phạm Bình Minh nếu rời ghế ngay bây giờ thì sẽ giúp được ai đó lên chức.
Ông Nguyễn Xuân Phúc vẫn ngồi đấy và "thách thức"
Còn với ông Nguyễn Xuân Phúc thì khác, việc không hạ được ông Phúc nghĩa là ông Phúc còn đủ lực để trụ lại. Bởi ghế ông Nguyễn Xuân Phúc đang là cứu cánh cho sự nghiệp chính trị của ông Tô Lâm. Môt Tô Lâm mẫn cán, tận tụy theo hầu hạ ông Tổng mà ông Tổng không xếp được ghế cho đệ tử thì xem như đó là một thất bại.
Tô Lâm hiện nay đã 65 tuổi, 3 năm nữa là 68 tuổi. Ở tuổi 68 mà chưa vào Tứ Trụ thì không được hưởng suất đặc biệt để tiếp tục mà sẽ về vườn theo điều lệ đảng. Ông Trần Đại Quang cũng đã vào Tứ Trụ sau một nhiệm kỳ, tuy nhiên, ông Tô Lâm thì vẫn còn đang dẫm chân tại chỗ sau 2 nhiệm kỳ thì xem như đấy là một bất công cho ông Tô Lâm.
Người ta nói "trước khi cuồng phong đến thì trời rất quang đãng". Không biết trong chính trị có như vậy hay không ? Việc kết thúc hội nghị Trung ương mà không có hình thức kỷ luật nào cho một ông Chủ tịch nước để vợ dính vào những tiêu cực nghiêm trọng trong vụ án Việt Á như là phần nào cho thấy ông Tổng Trọng vẫn đang bất lực. Tuy nhiên, có người thì lại cho rằng, cần xem biến động chính trị sau khi kết thúc kỳ họp xem sao, bởi biết đâu có thỏa thuận ngầm để ông Nguyễn Xuân Phúc sẽ tự rút lui thya vì đem ông ra kỷ luật trước Trung ương Đảng. Không biết được có trường hợp như thế hay không ? Hãy chờ một thời gian rồi kết luận chưa muộn.
Kết thúc hội nghị Trung ương 6 nhưng ông Tô Lâm vẫn không được gì ?
Mỗi năm có khoảng từ 12 đến 15 kỳ hội nghị Trung ương. Đó là những lần đấu nhau chí tử để tranh đoạt ghế giữa nhiệm kỳ. Để làm một kỳ đại hội thì người ta mất cả năm chuẩn bị và vài năm đấu đá nhau, còn Hội nghị Trung ương chỉ có 6 tháng để đấu đá và ngã giá nên sẽ không có biến động nhiều.
Nếu thực sự ông Nguyễn Xuân Phúc vững thì kẻ thất bại lại là ông Nguyễn Phú Trọng và Tô Lâm. Ông Trọng thì không đủ lực để bứng đi một tứ trụ khi họ muốn ngồi lì tại chỗ giống như ông Trần Đại Quang. Như vậy, bài toán giải quyết sự nghiệp chính trị cho ông Tô Lâm ngày càng khó khăn. Muốn đầy ông Nguyễn Xuân Phúc đi chỉ có làm cách như đã làm với Trần Đại Quang. Với việc giành ghế cho đệ tử chứ không giành ghế cho chính ông, liệu ông Tổng có dám ra tay hay không ?
Nếu ông Phúc mà trụ được ghế Chủ tịch nước thì không lý do gì ông Phúc không tham gia cuộc đua vào ghế Tổng Bí Thư cùng với hai đối thủ khác là Vương Đình Huệ và Phạm Minh Chính ? Mà nếu ông Huệ có thêm một đối thủ nữa cản đường thì e là ông Huệ không được thuận lợi như không có ông Nguyễn Xuân Phúc.
Nếu không đẩy được ông Phúc đi, thì Tô Lâm làm lụng vất vả, chịu bao tủi nhục vì nhiệm vụ bắt cóc cuối cùng chẳng có gì. Tuy nhiên, còn nhiều Hội nghị Trung ương khác còn cơ hội cho Tô Lâm. Tuy nhiên, nếu không làm mạnh hơn thì cơ hội cũng trôi tuột thôi.
Lưu Ly (Tổng hợp)
Nguồn : Thoibao.de, 11/10/2022