Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Diễn đàn

05/12/2022

Hậu quả nào qua lệnh cấm vận dầu hỏa Nga ?

Thanh Hà, Thu Hằng, Reuters

Liên Hiệp Châu Âu : Lệnh cấm vận dầu hỏa của Nga bắt đầu có hiệu lực

Thanh Hà, RFI, 05/12/2022

Kể từ 0 giờ ngày 05/12/2022, Liên Hiệp Châu Âu ngừng nhập khẩu dầu hỏa Nga bằng đường biển. Cùng lúc, Bruxelles bắt đầu áp dụng biện pháp vừa được thông qua cuối tuần này, áp giá trần 60 đô la một thùng dầu của Nga bán cho các quốc gia khác trên thế giới. Thu nhập của Nga bị ảnh hưởng, nhưng trước mắt thị trường dầu hỏa thế giới không rơi vào khủng hoảng.

camvan1

Tàu chở dầu neo ở cảng Nakhodka, Nga, ngày 04/01/2022. Reuters - Tatiana

Tháng 5/2022, Liên Âu đã đồng ý về biện pháp ngừng nhập khẩu dầu hỏa của Nga, trừng phạt Moskva đưa quân xâm chiếm Ukraine. Sau nhiều tranh cãi trong nội bộ khối này, lệnh cấm nhập khẩu dầu thô của Nga bằng đường biển bắt đầu có hiệu lực từ hôm nay. Bruxelles thẩm định, lệnh trừng phạt này nhắm vào 40% khối lượng dầu của Nga xuất khẩu sang Châu Âu. Cho đến trước khi nổ ra chiến tranh Ukraine, Liên Hiệp Châu Âu là khách hàng lớn nhất mua dầu hỏa của Nga.

Giới quan sát coi đây là một biện pháp "mạnh", bởi 2/3 dầu hỏa Liên Âu mua vào của Nga được chuyên chở quan đường biển và 1/3 còn lại là được chuyển vào Châu Âu qua các đường ống dẫn dầu. Những khách hàng của Nga mua dầu qua ngả đường bộ, như Hungary, Slovakia hay Cộng Hòa Séc không bị ảnh hưởng. Những quốc gia này "cần có thêm thời gian để tổ chức lại" mạng lưới cung cấp năng lượng.

Thêm vào đó, biện pháp trừng phạt Bruxelles ban hành trước mắt chỉ liên quan đến các khoản dầu thô của Nga bán cho Liên Âu. Lệnh cấm vận không liên quan đến khối lượng dầu lọc của Nga xuất khẩu sang Châu Âu. Do vậy trên đài RFI Pháp ngữ, chuyên gia về dầu khí Francis Perrin, viện nghiên cứu Policy Center for the New South tại Rabat (Maroc), loại trừ khả năng thị trường dầu hỏa thế giới bị chao đảo vì quyết định trừng phạt Liên Âu ban hanh :

"Tôi không nghĩ là thị trường dầu hỏa thế giới lâm vào thế bất ổn. Đương nhiên là việc Liên Âu ban hành lệnh cấm vận sẽ tác động trên thị trường và ảnh hưởng đến giá dầu. Nhưng từ đầu năm đến nay, đã có những chuyển biến trên thị trường dầu hỏa thế giới : dầu của Nga chủ yếu dành để xuất khẩu sang Châu Á -Trung Quốc, Ấn Độ và Thổ Nhĩ Kỳ. Cùng lúc thì Liên Hiệp Châu Âu đã bớt lệ thuộc vào Nga mà chủ yếu nhập khẩu năng lượng của Mỹ, của Trung Đông và Châu Phi".

Thanh Hà

***************************

Cấm vận dầu hỏa Nga thiếu hiệu quả trong việc trừng phạt Nga xâm chiếm Ukraine

Thanh Hà, RFI, 05/12/2022

Ngành dầu hỏa Nga trong cùng một ngày bị giáng hai đòn mạnh : Từ ngày 05/12/2022, Bruxelles cấm nhập khẩu dầu thô của Nga vào Liên Âu. Cũng kể từ hôm nay, Nga chỉ được bán dầu cho thế giới với giá tối đa 60 đô la một thùng. Thế nhưng, không có dấu hiệu là biện pháp này làm suy yếu khả năng tài trợ chiến tranh Ukraine của Vladimir Putin. 

camvan2

Quốc kỳ Nga tung bay trên nóc nhà máy dầu diesel ở khu khai thác dầu Yarakta, thuộc sở hữu của Công ty Dầu mỏ Irkutsk (INK), vùng Irkutsk, Nga, ngày 10/03/2019. Reuters – Vasily Fedosenko

Biện pháp thứ nhất, theo giải thích của Liên Âu, nhằm giảm 40% lượng dầu của Nga bán cho Châu Âu. Hai phần ba lượng dầu của Nga xuất khẩu sang Châu Âu được trung chuyển bằng đường hàng hải, và Bruxelles báo trước đây mới chỉ là khúc dạo đầu, vì đến tháng 02/2023 đến lượt dầu lọc, các sản phẩm chế biến từ dầu của Nga bị cấm bán sang Châu Âu. Đây mới là một đòn "chí tử" đánh vào các đại tập đoàn dầu khí của Nga mà các lãnh đạo là những người thân cận với điện Kremlin

Biện pháp trừng phạt Moskva thứ nhì cũng là một "loại vũ khí hạng nặng" bởi vì Nga là quốc gia xuất khẩu dầu hỏa thứ nhì của thế giới. Moskva bảo đảm đến 10% tiêu thụ trên hành tinh.

Giới phân tích đồng loạt cho rằng, hai biện pháp trừng phạt được Bruxelles coi là "tai hại đối với chính quyền Vladimir Putin" sẽ khiến thị trường năng lượng thế giới "căng thêm" nữa, giá dầu sẽ bị đẩy lên cao, nhất là vào lúc Trung Quốc có dấu hiệu nới lỏng các biện pháp kiểm soát dịch Covid-19, báo trước cỗ máy sản xuất của nước này "hoạt động mạnh" trở lại. Các tập đoàn dầu khí của Nga có thể là sẽ rơi vào một vùng "sương mù" khi đánh mất thị trường Châu Âu, vốn là khách hàng nặng ký nhất của Nga. Trước chiến tranh Ukraine, 80% xuất khẩu dầu hỏa của Nga là bán cho Châu Âu.

Dù vậy, có ít nhất 4 lý do giải thích các biện pháp mạnh tay đó sẽ không "cắt hẳn các nguồn thu nhập của Moskva" và sẽ tiếp tục nuôi dưỡng cố máy chiến tranh của ông Vladimir Putin.

Trước hết, lệnh cấm nhập khẩu dầu thô của Nga vào Liên Âu có nhiều lỗ hổng, bởi biện pháp này chỉ liên quan đến 2/3 lượng dầu của Nga bán sang thị trường Châu Âu. Hiện tại, một số thành viên trong Liên Âu như Hungary, vốn có lập trường thân Moskva, không bị ràng buộc về lệnh cấm vận này và vẫn được các tập đoàn Nga cung cấp năng lượng. Phải đợi thêm 3 tháng nữa, đến ngày 05/02/2022, khi đợt trừng phạt thứ nhì có hiệu lực. Loạt trừng phạt thứ nhì này dự trù cắt hẳn các nguồn dầu lọc, dầu diesel và các loại sản phẩm chế biến từ dầu… Khi đó, biện pháp của Liên Âu mới có thể coi là "trọn vẹn". 

Điểm thứ nhì là lệnh trừng phạt của Châu Âu, trước mắt chỉ nhắm vào dầu hỏa của Nga, nhưng không "động chạm" đến khí đốt. Trong khi đó thì Nga bảo đảm 45% tổng kim ngạch nhập khẩu khí đốt cho toàn Châu Âu. Công bằng mà nói thì mất đi dầu hay khí đốt của Nga là một bài toán nan giải đối với Châu Âu bởi vì khối này quá lệ thuộc vào năng lượng của Nga.

Chính sự phụ thuộc quá lớn vào năng lượng của Nga này giải thích vì sao mà Liên Âu, đã cùng với khối 7 nước công nghiệp phát triển nhất thế giới và Úc, "nhẹ nhàng" áp giá trần 60 đô la một thùng dầu chứ không phải là 30 đô la một thùng như Ba Lan đòi hỏi. Đơn giản là vì giá thành một thùng dầu của Nga dao động từ 20 đến 40 đô la/thùng. Như vậy, dù chỉ được bán ra thế giới với giá 60 đô la, các tập đoàn dầu hỏa của Nga vẫn có lãi. Đây chính là lý do khiến ngành dầu hỏa Nga không bị kiệt quệ. Phương Tây đồng thời tránh tạo nên một cơn sốt dầu trên thế giới.

Cuối cùng, dù tung "vũ khí hạng nặng", nhưng trước mắt phương Tây vẫn không thể cắt được nguồn thu nhập của Moskva vì lẽ, tương tự như Iran hay Venezuela, Nga cũng có vô số biện pháp để lách lệnh cấm vận của quốc tế. Nga đã "học hỏi" được kinh nghiệm và phương pháp của Tehran để vẫn có thể xuất khẩu dầu hỏa bất chấp lệnh trừng phạt của Hoa Kỳ. Moskva thậm chí còn xem hai quốc gia này như những cánh tay nối dài của Nga để đưa dầu hỏa ra thế giới.

Thêm vào đó, dù là Nga đang đánh mất thị trường Châu Âu nhưng Trung Quốc, Ấn Độ và Thổ Nhĩ Kỳ đã lấp vào chỗ trống. Không những thế mà thống kê của Hải quan Châu Âu còn ghi nhận "kim ngạch xuất khẩu dầu hỏa của Ấn Độ và Thổ Nhĩ Kỳ vào Liên Âu trong 9 tháng đầu 2022 đã tăng mạnh". Cả New Delhi lẫn Ankara cùng không phải là các nhà cung cấp dầu khí. Đơn giản là Ấn Độ và Thổ Nhĩ Kỳ đã mua vào dầu hỏa của Nga với giá rẻ (có khi chỉ bằng 60% so với giá thị trường) và đã bán lại cho các thành viên trong Liên Hiệp Châu Âu theo thời giá !

Vào lúc mà hai biện pháp trừng phạt dầu hỏa của Nga bắt đầu có hiệu lực, Moskva tuyên bố vẫn duy trì "chiến dịch đặc biệt" tại Ukraine. Bruxelles thì khẳng định Nga vừa mất đi một nguồn thu nhập đáng kể để có thể tiếp tục tài trợ cho các phí tổn chiến tranh. Có một điều chắc chắc là trong mọi cuộc chiến, không một phe nào nói lên sự thật.

Thanh Hà

***************************

OPEC+ duy trì chính sách trong bi cnh kinh tế suy yếu và mc trn giá du ca Nga

Reuters, VOA, 05/12/2022

OPEC+ đã đồng ý duy trì các mục tiêu sản lượng dầu của mình tại cuộc họp hôm Chủ nhật trong khi các thị trường dầu mỏ gặp khó khăn trong việc đánh giá tác động của nền kinh tế Trung Quốc đang chậm lại đối với nhu cầu và mức trần giá của khối G7 với dầu của Nga đối với nguồn cung.

camvan3

OPEC+ lập luận rằng nhóm đã cắt giảm sản lượng vì triển vọng kinh tế yếu hơn.

Quyết định này được đưa ra hai ngày sau khi các quốc gia thuộc Nhóm G7 nhất trí về mức giá trần đối với dầu mỏ của Nga.

OPEC+, bao gồm Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các đồng minh bao gồm Nga, đã khiến Hoa Kỳ và các quốc gia phương Tây khác bất bình hồi tháng 10 khi đồng thuận cắt giảm sản lượng 2 triệu thùng mỗi ngày, tức khoảng 2% sản lượng nhu cầu của thế giới, từ tháng 11 đến hết năm 2023.

Washington cáo buộc nhóm này và một trong những quốc gia lãnh đạo của nhóm, Ảrập Xêút, đứng về phía Nga bất chấp cuộc chiến của Moscow ở Ukraine.

OPEC+ lập luận rằng nhóm đã cắt giảm sản lượng vì triển vọng kinh tế yếu hơn.

Giá dầu đã giảm kể từ tháng 10 do sự tăng trưởng chậm hơn của Trung Quốc cũng như của toàn cầu và lãi suất cao hơn, khiến thị trường đồn đoán rằng nhóm này có thể cắt giảm sản lượng một lần nữa.

Nhưng hôm Chủ nhật, nhóm các nước sản xuất dầu đã quyết định giữ nguyên chính sách này.

Các bộ trưởng chủ chốt của nhóm sẽ họp vào ngày 1 tháng 2 với một ủy ban giám sát trong khi một cuộc họp đầy đủ được lên kế hoạch vào ngày 3 tới 4 tháng Sáu.

Nguồn : VOA, 05/12/2022

****************************

Cuộc chiến Ukraine : Mỹ nói giá trần dầu Nga sẽ giáng đòn ngay vào Putin

BBC, 03/12/2022

Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen cho biết mức giá trần mà các đồng minh phương Tây chính thức thông qua hôm 2/12, được đưa ra sau nhiều tháng làm việc.

baril1

Mức giá trần mới đối với dầu Nga sẽ "ngay lập tức cắt giảm nguồn thu quan trọng nhất của Putin", phía Mỹ cho biết.

Mức giá này ngăn các quốc gia trả hơn 60 USD cho một thùng dầu thô xuất khẩu bằng đường biển của Nga.

Giá trần sẽ có hiệu lực vào ngày 5/12 hoặc không lâu sau đó.

Những quốc gia có thu nhập thấp và trung bình bị ảnh hưởng nặng nề bởi giá lương thực và năng lượng tăng cao sẽ đặc biệt được hưởng lợi từ mức giá trần này, bà Yellen cho biết. 

Bộ trưởng Mỹ nói rằng điều này cũng hạn chế nhiều hơn tài chính của Tổng thống Nga Vladimir Putin và "hạn chế các khoản thu mà ông ta sử dụng để tài trợ cho cuộc xâm lược tàn bạo của mình". 

"Với nền kinh tế Nga đang suy thoái và ngân sách ngày càng hạn hẹp, mức giá trần sẽ ngay lập tức cắt giảm nguồn thu quan trọng nhất của ông Putin", bà Yellen phát biểu.

Mức giá trần đã được nhóm các quốc gia G7 (Mỹ, Canada, Anh, Pháp, Đức, Ý, Nhật Bản và EU) đưa ra hồi tháng 9 nhằm đánh vào khả năng tài trợ cho cuộc chiến ở Ukraine của Moscow. 

Liên Hiệp Châu Âu đã thông qua mức giá trần - vốn cần có sự đồng ý của tất cả các quốc gia thành viên - vào hôm 2/12, sau khi thuyết phục được Ba Lan tán thành. 

Ba Lan tuyên bố ủng hộ sau khi được đảm bảo rằng mức giá trần sẽ được giữ ở mức thấp hơn 5% so với tỷ giá thị trường. 

Có thông tin cho rằng EU muốn đặt giá trần ở mức 65-70 USD nhưng điều này đã bị Ba Lan cũng như Litva và Estonia bác bỏ vì cho rằng quá cao. 

Warsaw muốn giá trần dầu càng thấp càng tốt và đã kéo dài thời gian trong khi xem xét một cơ chế điều chỉnh giữ mức trần dưới mức thị trường khi giá dầu thay đổi. 

Trong một tuyên bố chung, G7, EU và Úc cho biết quyết định áp giá trần được đưa ra để "ngăn Nga trục lợi từ cuộc chiến xâm lược Ukraine". 

Bộ trưởng Tài chính Anh Jeremy Hunt cho biết nước Anh sẽ không dao động trong việc ủng hộ và sẽ tiếp tục tìm kiếm những cách thức mới để "kiềm chế các dòng thu của Putin". 

Thỏa thuận về giá trần được đưa ra chỉ vài ngày trước khi lệnh cấm dầu nhập khẩu bằng đường biển của Nga có hiệu lực trên toàn EU, cũng vào ngày 5 tháng 12. 

Mức giá trần – gây ảnh hưởng đến xuất khẩu dầu trên toàn thế giới - là để bổ sung cho lệnh cấm này.

Các quốc gia đăng ký chính sách do G7 dẫn đầu sẽ chỉ được phép mua dầu và các sản phẩm dầu mỏ vận chuyển qua đường biển ở mức bằng hoặc thấp hơn giá trần. 

Các đồng minh phương Tây của Ukraine cũng có kế hoạch từ chối bảo hiểm cho các tàu vận chuyển dầu của Nga tới các quốc gia không tuân theo giá này. Điều này sẽ khiến Nga khó bán dầu trên mức giá trần. 

Nga phản đối kế hoạch này, nói rằng họ sẽ không cung cấp dầu cho những quốc gia áp đặt giá trần. 

Chủ tịch uỷ ban đối ngoại, chính trị gia cấp cao của Nga Leonid Slutsky nói với hãng tin Tass rằng EU đang gây nguy hiểm cho an ninh năng lượng của chính họ với mức giá trần.

baril2

Tỷ trọng dầu nhập khẩu từ Nga ở một số nước Châu Âu

Trước cuộc chiến ở Ukraine, vào năm 2021, hơn một nửa lượng dầu xuất khẩu của Nga là sang Châu Âu, theo Hiệp hội Năng lượng Quốc tế. Đức là quốc gia nhập khẩu nhiều nhất, tiếp theo là Hà Lan và Ba Lan. 

Nhưng kể từ sau cuộc xâm lược, các nước EU đã cố gắng hết sức để giảm sự phụ thuộc của họ vào mặt hàng này. Mỹ đã cấm dầu thô của Nga, trong khi Anh có kế hoạch loại bỏ dầu Nga vào cuối năm nay. 

Mặc dù Nga chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng bởi các biện pháp này, nhưng đòn giáng sẽ được xoa dịu một phần nhờ việc bán dầu cho các thị trường khác như Ấn Độ và Trung Quốc - những nước hiện là khách hàng mua dầu thô lớn nhất của Nga.

***************************

Dầu hỏa Nga : Phương Tây đồng ý về mức giá trần, chặn nguồn thu nhập của Moskva

Thanh Hà, RFI, 03/12/2022

Sau nhiều đợt đàm phán để vượt lên trên những bất đồng nội bộ, ngày 02/12/2022 Liên Hiệp Châu Âu thống nhất về mức giá trần 60 đô la/thùng dầu khi mua dầu hỏa Nga. Đây là một sáng kiến của khối G7 mà Anh, Mỹ và cả Úc đã đóng vai trò đầu tàu. Biện pháp chính thức có hiệu lực kể từ ngày 05/12/2022, cùng lúc với việc Bruxelles bắt dầu cấm nhập khẩu dầu hỏa của Nga vào thị trường 27 nước thành viên.

Illustration shows natural gas pipeline in front of word EU and Russia flag colours

G7 và Liên Hiệp Châu Âu đồng ý áp dụng mưc giá trần cho dầu lửa Nga

Bộ trưởng Tài Chính 27 nước Liên Âu sau phiên họp hôm qua chính thức loan báo đồng ý về mức giá trần 60 đô la một thùng dầu của Nga xuất khẩu sang một nước ngoài Liên Âu bằng đường biển. Để đạt tới kết quả này, Liên Âu đã phải vượt qua 2 trở ngại : một số thành viên như Hy Lạp, hay Malta cho đến tháng 10/2022 bác bỏ nguyên tắc áp dụng giá trần để trừng phạt Nga. Trái lại một số khác, đứng đầu là Ba Lan, chủ trương mạnh tay hơn nữa trong việc trừng phạt Nga : dầu hỏa của quốc gia này chỉ có thể bán ra với giá 30 đô la một thùng, tức chưa bằng phân nửa so với thời giá hiện tại.

G7 cùng với Úc và Liên Âu nhất trí về một công cụ mới cắt nguồn thu nhập của Nga nhằm nuôi dưỡng cỗ máy chiến tranh. Từ đầu chiến tranh Ukraine, nhờ dầu hỏa tăng giá, Nga thu vào 67 tỷ euro. Để so sánh, ngân sách quốc phòng của Moskva một năm là khoảng 60 tỷ, như Nguyễn Phúc Vinh, chuyên gia về năng lượng tại Viện Jacques Delors ghi nhận. Trước mắt Moskva chưa phản ứng về bước ngoặt nói trên.

Từ Bruxelles, thông tín viên Pierre Benazet giải thích thêm về cơ chế mới mà trên nguyên tắc sẽ được áp dụng từ đầu tuần tới, gần như cùng lúc với việc Liên Hiệp Châu Âu cấm nhập khẩu dầu hỏa của Nga : 

"Với ngưỡng 60 đô la một thùng dầu, biện pháp Liên Âu đưa ra còn nghiêm ngặt hơn cả so với đề xuất ban đầu của G7. Bảy nền công nghiệp phát triển nhất đề nghị mức giá trần ở ngưỡng 67-70 đô la một thùng.

Liên Âu mạnh tay hơn trong việc trừng phạt nước Nga, cho dù mức này vẫn còn cao hơn so với giá thành. Đây là cách để Liên Âu tránh bị mang tiếng là gây thêm thiếu hụt về năng lượng trên thị trường. Bruxelles muốn rằng Nga vẫn có thể tiếp tục xuất khẩu dầu hỏa vì vẫn có lợi nhưng đồng thời giới hạn thu nhập của Moskva.

Giải pháp 30 đô la một thùng dầu như Ba Lan đề xuất đã bị gạt bỏ bởi vì giải pháp đó tạo ra tình trạng thiếu hụt dầu trên thế giới. Đổi lại Vacxava được nhượng bộ trên một điểm : trong trường hợp giá dầu trên thị trường thấp hơn so với mức giá trần 60 đô la một thùng, thì giá trần sẽ được điều chỉnh. Và mức giá trần mới sẽ thấp hơn 5% so với giá thị trường.

Một khi có hiệu lực, các quốc gia ngoài khối Liên Âu muốn mua vào dầu hỏa của Nga phải chứng minh được là dầu nhập khẩu không vượt ngưỡng 60 đô la một thùng. Nếu không chứng minh được điều đó, các tập đoàn chuyên chở dầu của Châu Âu và các hãng bảo hiểm hàng hải của Châu lục này sẽ bắt buộc phải từ chối dịch vụ vận chuyển"

Thanh Hà

***************************

Liên Âu áp giá trần dầu lửa Nga : Moskva dọa trả đũa, Kiev không thỏa mãn

Thu Hằng, RFI, 04/12/2022

Ngay sau khi Liên Hiệp Châu Âu thông qua mức giá trần đối với dầu lửa Nga nhằm chặn nguồn thu nhập của Moskva, chính quyền Kiev cho rằng mức 60 đô la/thùng vẫn còn quá cao. Trong khi đó, điện Kremlin tỏ ra bình thản và thông báo đã chuẩn bị các biện pháp trả đũa.

camvan4

Cờ Liên Hiệp Châu Âu trước trụ sở EU tại Bruxelles, Bỉ ngày 28/09/2022. © Reuters/Yves Herman

Thông tín viên RFI Julian Colling tường trình từ Moskva :

"Nga đã chuẩn bị cho việc áp giá trần này". Người phát ngôn của điện Kremlin Dmitri Peskov thông báo như trên nhưng không nêu chi tiết các biện pháp đáp trả đó. Không có gì ngạc nhiên khi ông Peskov khẳng định Nga "từ chối" mức giá trần được ấn định 60 đô la/thùng.

Cùng lúc, ông Mikhaïl Oulianov, đại sứ Nga bên cạnh các tổ chức quốc tế ở Vienna, tuyên bố là mức giá trần đó đơn thuần đồng nghĩa với việc ngừng giao dầu lửa, Châu Âu phải trải qua một mùa đông không có dầu lửa Nga.

Nhưng Moskva có một yếu tố rõ ràng để tự trấn an : mức giá trần 60 đô la thực ra chỉ ít hơn một chút giá hiện nay của một thùng dầu thô Urals, đang được bán khoảng 65 đô la. Do đó, tác động trong ngắn hạn có lẽ chỉ là tương đối cho nền kinh tế Nga, vốn đã quen với các biện pháp trừng phạt và chống cú sốc tốt hơn dự kiến.

Về phía tổng thống Ukraine, tối thứ Bẩy (03/12), ông Volodymyr Zelensky đã chỉ trích mạnh mẽ một quyết định quá thận trọng của Châu Âu. Ông cho rằng lẽ ra phải áp dụng mức giá trần 30 đô la, thay vì 60 đô la, để thực sự "phá hủy nền kinh tế Nga" như Kiev yêu cầu".

Xin nhắc lại, dù bị trừng phạt, Nga vẫn thu về được khoảng 70 tỉ đô la tiền bán dầu từ đầu cuộc can thiệp vào Ukraine và thu lợi nhờ tăng khối lượng xuất khẩu dầu lửa, chủ yếu sang Trung Quốc và Ấn Độ".

Quyết định áp giá trần dầu lửa Nga của các nước phương Tây, có hiệu lực từ thứ Hai (05/12), buộc nhóm OPEC+ (gồm 13 nước thành viên và 10 đối tác, trong đó có Nga) họp khẩn qua hình thức trực tuyến ngày 04/12. Theo AFP, OPEC+ thông báo duy trì mức sản xuất đã được đề ra cho đến cuối năm, có nghĩa là giảm 2 triệu thùng mỗi ngày, theo quyết định được đưa ra vào tháng 10.

Thu Hằng

***************************

Nga : Gii hn giá du là điu 'nguy him', nhưng s không làm gim cu v du Nga

Reuters, VOA, 03/12/2022

Moscow nói hôm th By 3/12 rng h s tiếp tc tìm các khách hàng mua du Nga, cho dù h nói rng các chính ph phương Tây có mt n lc "nguy him" nhđưa ra mc giá trđi vi xut khu du ca Nga.

baril4

Kho xăng du ca Nga bên BiĐen,  Novorossiisk.

Mt liên minh các nước phương Tây do nhóm các quc gia G7 dđđãđng ý hôm 2/12 v vic hn chế giá mc 60 đô la/thùng đi vi du ca Nga được vn chuyn bng đường bin, vì h nhm mđích hn chế doanh thu ca Moscow và kim chế kh năng Nga có th cp tin cho cuc xâm lược vào Ukraine.

Tng thng Nga Vladimir Putin và các quan chc cp cao cĐin Kremlin đã nhiu ln khng đnh s không cung cp du cho các quc gia thc hin vic gii hn giá.

Trong các ý kiếđượđăng trên mng Telegram, Đi s quán Nga ti Hoa Kđã ch trích điu mà h gi là "viđnh hình li" các nguyên tc th trường t do và nhc li rng du ca h s vn có các bên cn mua, bt chp các bin pháp này.

"Các bướđi như vy chc chn s dđến s bđnh ngày càng tăng và bt người tiêu dùng nguyên liu thô phi chu chi phí cao hơn", đi s quán nói.

"Bt chp nhng li lúp m v công c nguy him và bt hp pháp này, chúng tôi tin tưởng rng s vn có nhu cu v du ca Nga".

Viáp giá trn ca G7 s cho phép các nước nm ngoài khi EU tiếp tc nhp khu du thô ca Nga bng đường bin, nhưng quy đnh v giá trn s cm các công ty vn chuyn, bo him và tái bo him tác nghip v các lô hàng du thô ca Nga trên toàn cu, tr khi dđược bán vi giá thp hơn giá trn.

(Reuters)

Quay lại trang chủ

Additional Info

  • Author: Thanh Hà, Thu Hằng, Reuters
Read 304 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)