Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Diễn đàn

19/06/2023

Vụ nổ súng 11/6 : tức nước vỡ bờ, đâu là nguyên do ?

Nhiều tác giả

Tôn giáo, sc tc, đt đai : ngun cơn ca bt n Tây Nguyên ?

Lê Quốc Quân, VOA, 19/06/2023

Ai cũng biết nhng vn đ tôn giáo, sc tc và đt đai là ngun cơn ca nhng bt n đi vi Tây Nguyên. Vy đây cũng là thi đim đ chính quyn nhìn li và thc thi mt s gii pháp quan trng đ đem li thnh vượng cho vùng Cao nguyên Trung phn và cho c Vit Nam.

vunosung1

Trẻ em ở Tây Nguyên

Chiến tranh và bo lc cách mng

Xung đt sc tc và tôn giáo là mt phn trong đi sng nhân loi. Chúng ta có quyn mơ ước v mt hành tinh tràn ngp hòa bình và yêu thương, nhưng thc tin cho thy nhân loi đã bước qua 10.624 cuc chiến tranh trong dòng lch s ca mình.

Ch riêng Vit Nam đã là nơi, hoc là bêntham gia đến 10 cuc chiến trong thế k 20. Trong đó có cuc chiến tranh 1954-1975 là tàn khc nht vi t l thương vong ln nht trong lch s cn đi.

Ch nghĩa cng sn đóng góp mt phn quan trng trong xu hướng s dng bo lc. Nhà nghiên cuTrn Ngc Liêu, viết trên tp chí cng sn v Quan đim ca Lê Nin, đã xác quyết rõ ràng rng :"Bo lc cách mng là phương thc duy nht đ mt giai cp mi giành ly quyn lc chính tr".

Ông cũng ch ra mi quan h thc s quan trng gia ch nghĩa cng sn và vn đ chiến tranh vũ trang, bo lc cách mng.

Washington DC, ngay đi din Trung tâm Lut ca Đi hc Georgetown là mt tượng đài "Nn nhân ca ch nghĩa cng sn" ghi du 100 triu nn nhân trong thế k 20 vi nhng thng kê rõ ràng t các quc gia trên thế gii.

Vit Nam, T Hu là mt nhà thơ mang tâm hn ngh s nhưng khi gia nhp đng cũng c suý vic giết chóc bng nhng câu :

"Giết, giết na bàn tay không ngưng ngh

Cho rung đng mau tt lúa mau xanh",

hoc trong bài i đi em" có câu :

"Nuôi đi em cho đến lớn đến già

Mầm hận ấy trong lồng xương ống máu".

Tôi cho rng nhng đi tượng tn công đn công an mi đây đã b nhim tư tưởng bo lc ca nhng người cng sn, s dng vũ lc tn công giết chết công an mà h coi như mt lc lượng chiếm đóng.

Cá nhân tôi phn đi bo lc và giết người. "Ch giết người" là Điu răn th 5 trong 10 điu răn quan trng nht ca Thiên Chúa Giáo. Tôi cho rng ch có tình yêu thương và s tương nhượng (compromise) mi hóa gii hn thù.

Văn minh khai hóa và đo đc

Văn minh thường được hiu là mt nn văn hóa ln hơn và tiên tiến hơn, trái ngược vi nó là các nn văn hóa nh hơn, lc hu hơn. Nhưng mt trong nhng đc đim căn bn ca văn minh chính là đo đc. Mt s phát trin ch được coi là văn minh khi nó mang trong mình đo đc và chính điu này đang là thách thc ln ca loài người trong tiến trình phát trin. Tht bi mi nht là mt s công tycông ngh đang b qua đo đc ca trí tu nhân to (AI).

Có mt ln tôi trc tiếp chng kiến huyn Si Ma Cai, tnh Lào Cai : Mt nhóm người dưới ph rt "văn minh" lên mua qu đào ca mt em bé không biết tiếng Kinh. H mua 4 túi, mi túi giá 40 ngàn và đưa cho em bé 120 ngàn.

Em bé nghi ng, dùng tay vt v tính toán mt hi ri lc đu chìa tay xin đưa thêm. C nhóm lên"Ôi, bây gi bn tc nó cũng khôn ranh lm ri". Tôi thy đó là s bn thu, da vào s thiếu hiu biết ca mt em bé đ đnh la đo, gt 40 ngàn đng ca em.

ược" hay "b" khai hóa là mt điu còn phi bàn cãi tu thuc vào quan đim ca tng người. Ngày xưa Pháp vào Vit Nam cũng mang "văn minh, khai hóa" mà áp đt lên đt nước chúng ta ?

Ngoài vic đem theo Nhà nước và súng đn, h còn đem c bnh vin, tàu hỏa, tennis, trường đi hc vào Vit Nam. H gi là văn minh đy nhưng báo chí Nhà nước cònmun lt trn bn cht ca thc dân Pháp thì gi đây đúng là t đem đá ghè vào chân mình.

Tương t như vy, chính quyn t coi mình là văn minh, tiến b, làm các khu giãn dân, đưa đng bào ra th t san sát bên nhau c tưởng là tt đp vi in, đường, trường, trm" nhưng người Thượng cho rng đó là nhng "p chiến lược" thi nay, Nhà nước to ra đ d b cai tr.

Bt bo đng và Kinh Thượng đ hu

Nhiu người cho rng nhng k tn công Tây Nguyên va qua đã ch trương con đường bo lc đ chiến đu chng li s "cai tr" ca người Kinh cũng ging như người cng sn ch trương bo lc đ đui thc dân Pháp đô h.

T bé tôi đã được ông cha dy v khát khao đc lp dân tc nhưng không ch trương con đường bo lc. Tôi ng h phương pháp ca Phan Chu Trinh, Nguyn Văn Vĩnh, Phm Qunh trong vic phát trin và canh tân đt nước. Tôi tin đó là cách làm đúng đn đ đem văn minh ca phương tây vào mà vn gi được nhng điu tt đp ca Vit Nam, kiu "Kinh-Thượng đ hu".

Có th nhng k bo đng cc đoan s không đng ý và s coi là "ci lương" nhưng dù sao đó là cách làm tt nht. Hành đng bo đng đy phn ut ca h là "trng chi đá", là ly "s đon" đ chng li "s trường", chc chn s b đàn áp khc lit hơn, dã man hơn. Bo lc vì thế li quay vòng như nghip chướng.

Có nhiu người cho rng bn tính ca chính quyn cng sn thì h s đàn áp vy phi bo đng như h mi xng đáng nhưng người Tây Nguyên không phi là Hi giáo IS, vi triết lý "mt đn mt, răng đn răng" t thi Cu ước.

H là nhng người tin Chúa. Gia lúc rng thiêng biến mt, không gian sng b bn cùng, văn hóa b đo ln, đo đc suy đi, h đã tìm thy mt căn tính mi đy yêu thương và phát trin. Đó là Kito Giáo. H đã tìm được nim tin gia mt xã hi vô thn, đã thy "Giàng" gia nhng cánh rng đang b co trc, thy le lói mt tinh thn sng dn đường.

Gii pháp Tây Nguyên - Gii pháp Vit Nam

Ai cũng biết nhng vn đ tôn giáo, sc tc và đt đai là ngun cơn ca nhng bt n đi vi Tây Nguyên. Vy đây cũng là thi đim đ chính quyn nhìn li và thc thi mt s gii pháp quan trng đ đem li thnh vượng cho vùng Cao nguyên Trung phn và cho c Vit Nam. Tôi đơn sơ đ ngh mt s gii pháp như sau :

Mt là chính quyn phi thc s tôn trng t do tôn giáo,khi đu cho chùm gii pháp v vn đ Tây Nguyên. Nhng người lãnh đo phi b đi lý tưởng cng sn vô thn đ chp nhn cho mi công dân được thc hành t do tôn giáo. Hãy m ca tt c nhà th, hãy cho người dân được hoàn toàn t do th phượng, t do thiết lp các nhóm và h phái ca mình. Xin hiu rng có người cu nguyn cho chế đ sp đ thì cũng có nhiu người cu nguyn cho nó tiếp tc tn ti. Đng lo : ng Tri có mt".

Hai là phi tiến hành dân ch hóa tht s. Vit Nam là mt nước đc tài toàn tr ch do mt đng lãnh đo, vic lp chính sách thường là t trên xung, dân không được biết, được bàn thì s phát sinh mâu thun khi thc hành. Do vy, dân ch hóa là mt yếu t quan trng. Hin nayLut thc hin dân ch cơ s quy đnh khá chi tiết vic thc thi dân ch cp cơ s nhưng chính sách thường là trung ương di v. Đc bit vùng Tây Nguyên nm trong Ban ch đo Tây Nguyên ca đng. Ban này nhìn đâu cũng thy k thù cho nên ch có cnh giác, trn áp, và cai tr bng bo lc cách mng ch không thc hành dân ch hòa bình. Nên gii tán Ban ch đo đ cho dân được thc hành dân ch mt cách rng rãi, đơn gin và thc cht theo lut.

Th Ba là phi cp đt đ cho người sc dân người Bn đa. Đt đai là s hu ca toàn dân nhưng Nhà nước phi tôn trng lch s. Đt đai có t trước khi có nhà nước, vì vy nên ưu tiên cho nhng người đã có mt và chiếm hu trước đó. Nhà nước cn sa lut đt đai, tiến hành đn bù nhng mt mát, thit hi mà các chính sách sai lm đã gây ra cho đng bào, đng thi to ra nhng chính sách mi đ ưu tiên và khuyến khích s t tr và phát trin. Song song vi vic đó là trng li toàn b rng Tây Nguyên, là tiến hành bo tn trên din rng toàn b, cng c và gìn gi nhng giá tr di sn văn hóa hu hình và vô hình ca Tây Nguyên.

Có như vy thì Tây Nguyên s phát trin, tr thành ngun cm hng cho c mt s khi đu thay đi vì mt Vit Nam hòa bình, t do, dân ch và phát trin.

Lê Quốc Quân

Nguồn : VOA, 19/06/2023

************************

Vụ hai đồn công an ở Đắk Lắk bị tấn công : 'Tức nước vỡ bờ vì mâu thuẫn đất đai và tôn giáo' ?

Mỹ Hằng, BBC, 19/06/2023

"Tây Nguyên đang bị phá nát và người đồng bào thiểu số Tây Nguyên đang bị đẩy vào bước đường cùng. Tức nước thì vỡ bờ", một người dân Tây Nguyên đang tỵ nạn tại Mỹ nói với BBC sau khi xảy ra vụ việc hai đồn công an ở Đắk Lắk bị tấn công hôm 11/6 khiến ít nhất 9 người thiệt mạng, trong đó có 6 cán bộ.

Vụ việc này được coi là nghiêm trọng bởi tuy tình hình Tây Nguyên được cho là chưa bao giờ bình ổn, dân nổ súng giết chính quyền hiếm khi xảy ra trên đất Việt Nam.

vunosung2

Tới nay đã có 45 người bị bắt, được cho liên quan đến vụ nổ súng, theo tin từ báo chính thống của Việt Nam.

Theo nguồn tin của BBC, trong số bị bắt này, 11 người được cho là đã thiệt mạng trong các đợt truy bắt của chính quyền. Tuy nhiên BBC chưa có điều kiện kiểm tra độc lập tính xác thực của các thông tin và hình ảnh này.

'Mầm mống bất ổn luôn ở đó'

Vụ việc nói trên khiến nhiều người nhắc nhớ lại vụ bạo loạn xảy ra tại Tây Nguyên cách đây hơn chục năm.

Năm 2001 và 2004, hàng chục ngàn người Thượng tham gia biểu tình tại Đắk Lắk, Gia Lai, Đắk Nông. nhằm mục tiêu đòi quyền lợi đất đai và tự do tôn giáo cùng quyền tự trị.

Sau sự kiện, nhiều người Thượng bị bắt giữ, con số thương vong không được thống kê rõ ràng. Vụ việc dẫn đến khủng hoảng tị nạn hàng trăm người Thượng vượt biên trái phép sang Thái Lan và Campuchia.

Nhiều tổ chức quốc tế cáo buộc Việt Nam vi phạm nhân quyền và tự do tôn giáo. Việt Nam bị Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đưa vào danh sách Các quốc gia đáng quan tâm đặc biệt về tôn giáo.

Nói với BBC News tiếng Việt từ Đan Mạch, giáo sư Oscar Salemink, người có nhiều công trình nghiên cứu về Tây Nguyên và từng được Cao ủy Nhân quyền Liên Hiệp Quốc mời viết báo cáo sau vụ bạo động tại Tây Nguyên năm 2001 : Việt Nam : Các nhóm thiểu số bản địa ở Tây Nguyên, nhận định rằng : Người Tây Nguyên - bị tước đoạt đất đai và phải di cư do người Kinh tràn đến - đang tạo thành một bộ phần nhân khẩu học nghèo nhất Tây Nguyên.

Trong khi đó, mục sư A Ga, một người Tây Nguyên hiện đang tỵ nạn tại Mỹ nói với BBC rằng mầm mống bất ổn đã tồn tại từ lâu giữa người đồng bào miền núi với chính quyền, và người Kinh.

'Bị tước đoạt đất đai'

"Khi còn nhỏ, tôi nhớ rừng Tây Nguyên bát ngát xanh tươi, việc nương rẫy dễ dàng, đời sống bình an. Người dân sống dựa vào rừng, vào đất đai ngàn đời. Nhưng cách đây 20 năm, khi người Kinh đổ vào Tây Nguyên làm kinh tế mới, rừng và nương rẫy mất dần", mục sư A Ga, nói với BBC News tiếng Việt từ Houston.

Mục sư A Ga kể lại rằng người đồng bào dân tộc tại Tây Nguyên vốn hiền lành, thật thà, nhiều người thất học, nhưng họ từng tuyệt đối tin tưởng vào chính quyền.

Nhưng khi người Kinh đến Tây Nguyên - nhóm người này biết chữ, tinh khôn hơn - thì họ lại dùng các mánh khóe để 'buôn gian bán đắt' và mua đất rương rẫy 'giá rẻ như cho' của người đồng bào.

"Người Kinh cho người dân tộc vay nặng lãi, vay hai triệu thì cuối năm trả thành hai triệu. Họ cũng ép chúng tôi bán củ mì cho họ, 5kg thì họ cân thành 3kg. Nhiều người bán hết củ mì cũng không đủ trả tiền lãi".

Không chỉ người Kinh mua đất của người thiểu số với giá rẻ, Bộ Quốc phòng được cho là nơi tích cực nhất thu gom cách mảnh đất rẫy đẹp nhất, bằng phẳng nhất với giá chỉ khoảng 10/20 triệu đồng/ha, để làm đồn điền cao su, cà phê, hoặc giao cho các công ty khác làm kinh tế.

"Trong khi đó, người dân tộc bị đẩy ra các mảnh đất sỏi đá, núi dốc, máy cày cũng không thể bổ xuống, không thể trồng trọt được gì.

"Nhiều người không còn đất, cũng không có tiền. Họ phải lang thang đi làm thuê. Nhưng việc lúc có lúc không. Họ lâm vào cảnh đói khát. Phải vào rừng đào măng, đào rễ cây, có cái gì đem đi bán để đổi được ít gạo thì họ làm", mục sư A Ga nói.

Các tập đoàn đoàn tư nhân như Hoàng Anh Gia Lai từ lâu đã bị dư luận chỉ trích vì được cho là tận thu hết các lâm sản quý của Tây Nguyên như lim, sến, táu… mà không bị chính quyền động đến, trong khi những người dân tộc, trong đó có gia đình mục sư A Ga, vì đói mà phải vào rừng đào rễ cây, thì lại bị bắt, đánh đập và đôi khi bị tống vào tù.

"Đó là những điều chính mắt tôi chứng kiến và trải qua khi còn ở Việt Nam.

"Các em tôi cũng là nạn nhân của vay nặng lãi và mất đất. Tôi có thửa đất 1ha trồng cà phê, nhưng vì bố tôi thiếu nợ chừng chục triệu đồng, đã bị người Kinh lấy mất, cả đất cả cà phê, đến nay không trả", mục sư A Ga cho biết.

Bên cạnh đó, gIáo sư Oscar Salemink chỉ ra rằng, người Tây Nguyên vốn có tập quán đốt nương làm rẫy, và cách làm này hoàn toàn khả thi và bền vững trong quá khứ, nhưng việc canh tác du canh như vậy lại bị nhà nước miền Nam Việt Nam và sau này, nhà nước cộng sản, coi là lạc hậu, 'nguyên thủy', và ra sức bài trừ.

Cũng vì lối canh tác này mà người Tây Nguyên thường bị "đổ lỗi" cho sự nghèo khó của chính mình. Nhiều người Kinh sử dụng các từ như lạc hậu, ngu và lười biếng để mô tả người dân vùng cao.

Và cũng giống như các chế độ trước đây, chính phủ Việt Nam hiện nay coi Tây Nguyên là 'vùng đất trống' không có người khai thác, và có thể được khai thác làm nông nghiệp, lâm nghiệp và khai khoáng.

Nghiên cứu của giáo sư Oscar Salemink cho thấy kiểu phát triển kinh tế này có thể dự đoán được, dựa trên hai yếu tố :

Việc người đồng bào Tây Nguyên bị tước đoạt tài sản mà họ coi là đất đai của mình ; và việc họ bị đẩy ra khỏi nơi cư trú bởi người Kinh - cộng đồng hiện đang chiếm đa số tại Tây Nguyên hiện nay.

Không còn được canh tác du cư - kiểu canh tác mà với mật độ dân số hiện nay tại Tây Nguyên là không thể - người đồng bào Tây Nguyên buộc phải thích nghi. Nhưng hành trình này với họ quá chông gai.

"Do họ không được trang bị đầy đủ để thành công trong nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa đòi hỏi phải biết chữ, biết tính toán và làm quen với các khái niệm về tài sản tư nhân, đầu tư và lợi nhuận.

"Có một vài câu chuyện thành công, nhưng nhìn chung người đồng bào Tây Nguyên là bộ phận dân số nghèo nhất ở Tây Nguyên hiện nay", Giáo sư Oscar Salemink lý giải.

'Bị đàn áp đức tin'

Các vấn đề nói trên đã tạo ra một khuynh hướng nghi ngờ lẫn nhau một cách sâu sắc giữa rất nhiều người dân tộc ở Tây Nguyên với nhiều người Kinh.

Tình huống này được kết hợp bởi lịch sử can thiệp thuộc địa và tân thuộc địa, và bởi sự phát triển của các tôn giáo khác nhau tại Tây Nguyên, theo giáo sư Salemink.

Chế độ thuộc địa Pháp đã chiêu mộ người Tây Nguyên chống lại những người theo chủ nghĩa dân tộc Việt Nam, và trong những năm 1960, một số tổ chức có sự hỗ trợ của Hoa Kỳ cũng thực hiện cách tiếp cận tương tự, dẫn đến sự hình thành các nhóm người Tây Nguyên tìm kiếm quyền tự trị khỏi Việt Nam, như nhóm Fulro (United Front for the Liberation of Oppressed Races - Mặt trận giải phóng các sắc tộc bị áp bức). Chính nhóm này sau được gọi dưới cái tên liên sắc tộc là 'người Thượng'.

Ngoài ra, một số nhóm người Tây Nguyên cải sang đạo Thiên chúa, ban đầu là các cộng đồng người Bahnar cải sang đạo Công giáo do các nhà truyền giáo người Pháp đưa đến.

Vào những năm 1960, các nhà ngôn ngữ học Tin lành người Mỹ đã dịch kinh Thánh sang tiếng địa phương. Sau năm 1975, đã có sự chuyển đổi lớn khi một bộ phận lớn người Tây Nguyên chuyển sang Cơ đốc giáo Tin lành.

Tuy nhiên, chế độ cộng sản hiện tại có xu hướng tin rằng Cơ đốc giáo Tây Nguyên là thân Pháp và thân Mỹ và do đó là "chống cộng" hoặc "chống người Việt", và bắt đầu đàn áp các hội thánh tư gia tại Tây Nguyên.

Các hành động đàn áp mạnh tay của chính quyền VIệt Nam đã làm cho vấn đề Tây Nguyên trở nên tồi tệ hơn. Dẫn đến các cuộc biểu tình rầm rộ tại Tây Nguyên năm 2001/2004.

Mục sư A Ga là một trong các nạn nhân bị đàn áp tôn giáo, phải bỏ chạy sang Thái Lan, sau đó được tỵ nạn tại Hoa Kỳ.

Ông kể lại cho BBC những ngày tháng bị bức hại, bị hỏi cung, dò xét, chặn đường, thậm chí bị đánh đập để buộc từ bỏ đức tin.

Ông may mắn chạy thoát, nhưng một số người đồng bào khác của ông hiện đang bị tù tại Việt Nam vì những lý do tương tự.

"Lúc nào họ cũng nói chúng tôi là phản động, là thành viên của Fulro, hoặc là làm tay sai cho Mỹ, bị Mỹ giật dây.

"Ngay cả khi vụ việc hai trụ sở công an ở Đắk Lắk bị tấn công, kênh An ninh Tivi cũng ngay lập tức đưa tin rằng Hội thánh Tin lành Đấng Christ của chúng tôi là có 'âm mưu', kích động, trong khi không đưa ra bằng chứng nào.

"Trên thực tế, chúng tôi chưa từng tham gia bất cứ cuộc biểu tình nào. Kể cả trong nước hay ngoài nước. Điều chúng tôi mong mỏi chỉ là được thờ phượng Chúa và giữ đức tin của mình.

"Chính phủ không quan tâm dân Tây Nguyên, rừng Tây Nguyên.

"Tôi không ủng hộ bạo lực nhưng tin nó sẽ tiếp tục xảy ra, càng ngày càng nghiêm trọng hơn.

"Chính quyền không giúp dân tin vào đảng nhà nước.

"Đất đai không còn. Đức tin không còn. Khi không còn gì thì chả còn gì để sợ", mục sư A Ga nói với BBC.

Chính quyền nói gì ?

vunosung3

Truyền thông chính thống Việt Nam cho hay chính sách của Nhà nước Việt Nam là muốn dùng du lịch, khai thác các truyền thống văn hóa của cộng đồng thiểu số để phát triển kinh tế.

Vấn đề đất đai và tôn giáo ở Tây Nguyên đã có từ lâu và từng được đài báo chính thống ở Việt Nam đề cập.

Ví dụ một bài mới hôm 14/06/2023, sau các vụ tấn công đồn công an xảy ra ờ Đắk Lắk, trên Tạp chí Cộng sản có trích một nghị quyết của đảng cầm quyền, gián tiếp thừa nhận :

"[Về nhiệm vụ thứ năm] tranh thủ nguồn lực từ việc triển khai các chương trình, chính sách hiện có trên địa bàn ; thực hiện đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, tránh dàn trải. Bên cạnh đó, tập trung giải quyết triệt để vấn đề đất đai do các yếu tố lịch sử để lại và mối quan hệ giữa đất đai, dân tộc và tôn giáo".

Tuy nhiên, cách tiếp cận của chính phủ Việt Nam không phải là bảo tồn Tây Nguyên, không gian sống truyền thống của các sắc tộc thiểu số như chính các nhóm này muốn, hoặc ít là là một số trong họ muốn, mà để phát triển kinh tế, đồng thời "đảm bảo an ninh - quốc phòng"- cụm từ thường được dùng khi cần nhắc nhở bộ máy không để xảy ra bất ổn.

"Các đồng bào dân tộc thiểu số vùng Tây Nguyên đã hình thành và lưu giữ được những nét văn hóa truyền thống đậm đà bản sắc dân tộc, nhiều di sản văn hóa vật thể và phi vật thể, có giá trị lịch sử và thẩm mỹ độc đáo, như rượu cần, nhà rông, nhà dài, nhà mồ, đàn T'rưng, các bộ sử thi đồ sộ hay "không gian văn hóa cồng chiêng"... Mỗi tỉnh trong vùng có sự hiện diện ít nhất một sắc màu văn hóa nổi bật có tính đại diện cho bản sắc văn hóa dân tộc của địa phương", tài liệu chính thống cho biết.

Nghị quyết số 23-NQ/TW, ngày 6/10/2022, của Bộ Chính trị Đảng cộng sản Việt Nam có tựa đề "Về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Tây Nguyên đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045", "đang tạo ra khí thế và động lực lớn thúc đẩy vùng Tây Nguyên phát triển toàn diện", theo Tạp chí Cộng sản.

Những vấn đề mà giới học giả nước ngoài cho là "tức nước vỡ bờ" thì được báo Đảng cộng sản cho là "điểm nghẽn, vướng mắc", cần có nhiều giải pháp đột phá, góp phần giải quyết, nhằm tạo nền tảng cho phát triển bền vững.

Mỹ Hằng

Nguồn : BBC, 19/06/2023

************************

Báo chí được ‘định hướng’ để phục vụ điều tra vụ tấn công 11/6

Cát Tường, VNTB, 19/06/2023

Tổ chức Người Thượng vì Công lý đã nhắc lại là họ không hề liên quan đến vụ nhóm người sắc tộc đã tấn công hai trụ sở công quyền ở tỉnh Đắk Lắk hôm 11/6/2023.

vunosung4

Ông Y Quynh Bdăp, hiện đang sống tại Thái Lan. (Hình: Facebook Y Quynh Buon Dap)

Trong một thông báo đăng trên trang Việt Nam Thời Báo hôm 18/6/2023, cho biết :

"Hiện nay, trên mạng điện tử không chính thống của dư luận viên đã có rất nhiều bản tin và bài viết từ phía chính quyền Việt Nam về sự kiện bạo lực ở Tây Nguyên-Việt Nam vào ngày 11/06/2023. Nhiều dư luận viên đã tung ra một số bài viết tấn công tôi và vu cáo rằng tôi là thủ lĩnh trong vụ xả súng tại Tây Nguyên vừa qua với những nội dung hoàn toàn sai sự thật.

Trước những lập luận xuyên tạc của nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam, chúng tôi cần khẳng định những điều sau đây :

1. Ngay sau khi sự việc xảy ra, Tôi và nhóm Người Thượng vì Công lý đã ra một thông cáo báo chí minh định chủ trương hoạt động ôn hòa của chúng tôi đồng thời khẳng định chúng tôi không liên quan đến bất kỳ nhóm hoặc cá nhân nào xúi giục, thúc đẩy, âm mưu hoặc tiếp tay cho việc sử dụng bạo lực vì bất kỳ mục đích gì.

2. Tôi, Y Quynh Bdap và Nhóm Người Thượng vì Công lý phản bác mọi thông tin không xác thực với chủ ý vu cáo quy chụp nhắm vào chính bản thân tôi và Nhóm Người Thượng vì Công lý là đã có liên hệ với sự kiện bạo lực nói trên".

Ở tài khoản tích xanh facebook của ông Y Phic Hdok, đồng sáng lập tổ chức Người Thượng vì Công lý (Montagnard Stand for Justice – MSFJ), diễn giải mạch lạc như sau về việc Việt Nam cần tôn trọng các điều ước quốc tế :

"MSFJ cũng là một trong những tổ chức nhân quyền đã đăng ký hoạt động tại Hoa Kỳ vào tháng 4/2023. Chúng ta phải hiểu rằng khi một tổ chức nào đó được phê duyệt, điều đó có nghĩa là họ đã được xem xét cẩn thận trước khi được phép hoạt động và không có cơ quan chính phủ nào chấp thuận việc sử dụng bạo lực. Điều này được thể hiện trong tuyên bố sau đây :

"Nếu một tổ chức phi lợi nhuận được phát hiện tham gia hoạt động bất hợp pháp hoặc ủng hộ vi phạm, có thể đối mặt với hậu quả pháp lý, bao gồm tước quyền miễn thuế, mức phạt và khả năng buộc tội hình sự đối với những cá nhân liên quan".

Thông tin sai lệch về MSFJ đã liên tục được lan truyền trên mạng xã hội, vu cáo Y Quynh Bdap, Y Pher Hdrue và Y Aron Eban. Nhóm này đã tích cực ủng hộ những người dân bản địa ở Tây Nguyên, bất kể tôn giáo, và đã cùng hợp tác với BPSOS và Công anMSA để hỗ trợ những người bị mắc kẹt và bị lừa ở các nước Trung Đông do các công ty môi giới xuất nhập khẩu lao động đưa sang nhưng không bảo vệ họ, và chính quyền cũng từ chối giúp đỡ.

Từ khi thành lập, nhóm đã gửi hơn 600 báo cáo tới Liên Hợp Quốc về các vi phạm, bao gồm bằng chứng rõ ràng và chi tiết về vụ vi phạm nhân quyền tại Tây Nguyên.

Chúng ta biết rằng vì những lý do này, chính phủ không muốn bị chỉ trích trên các diễn đàn quốc tế, vì vậy họ rõ ràng muốn đàn áp các tổ chức nhân quyền như MSFJ, để ngăn ai đó biết về việc xử lý bất công của họ đối với người dân. Được đề cập tên trên trường quốc tế sẽ là một điều đáng xấu hổ đối với họ, nhưng nếu họ thay đổi và hành xử đúng mực, thì chẳng có tổ chức nào phàn nàn.

Liệu MSFJ và các tổ chức khác có chống lại chính phủ Việt Nam không ? "Chắc chắn là không", MSFJ chống lại những hành vi sai trái của chính phủ đối với người dân bản địa, hy vọng đòi lại sự công bằng cho quyền lợi của nhân dân. Nếu chính phủ làm đúng, sẽ không có lời phàn nàn. Điều này rõ ràng với tất cả mọi người" (dừng trích).

Rất có thể đang có một kịch bản mang tính sắp đặt để "định hướng dư luận" qua chuyện vụ việc 11/6 được gán ghép với tổ chức Người Thượng Vì Công Lý, vì những ẩn tình chính trị !

Ẩn tình ấy rất có thể mang khuôn mặt của Bắc Kinh, khi mà các ông chủ của Tử Cấm Thành chủ trương Ban căng hóa Đông Dương xuyên suốt từ nửa cuối thế kỷ 20 đến nay. Việc họ, sau khi áp đặt ảnh hưởng ở hai nước Đông Dương láng giềng, tìm cách xâm nhập, quấy phá, xách động ở địa bàn chiến lược không phải là điều gì quá ngạc nhiên với những lãnh đạo chóp bu ở Hà Nội.

Vụ việc sau năm 1975, Trung Quốc đã thi hành hàng loạt những chính sách thù địch nhằm làm suy yếu và cô lập bằng được Việt Nam, mà tiêu biểu có thể kể đến là kích động người Hoa di tản khỏi Việt Nam… (*)

Dẫn chứng luôn để tránh bị quy chụp điều luật hình sự 331 : tại Hội nghị báo cáo viên Trung ương tháng 6/2023, do Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức sáng 16/6, Thiếu tướng Đặng Hồng Đức – Chánh Văn phòng Bộ Công an, nói rằng, "theo đánh giá bước đầu, nguyên nhân do âm mưu của các thế lực thù địch, một số đối tượng Fulro lưu vong kích động một số người dân tộc thiểu số chia rẽ người Kinh với dân tộc thiểu số gây mất trật tự và gây tiếng vang ở nước ngoài. Vấn đề này, lực lượng Công an đang tiếp tục điều tra, làm rõ".

Tướng Đức sử dụng cách diễn đạt ỡm ờ về yếu tố "nước ngoài" tương tự như cách mà báo chí Việt Nam đưa tin về "tàu lạ của nước lạ" vốn rất quen thuộc ở xứ "Chiều Nay" – một cách gọi mỉa mai mới thay cho tên Việt Nam, qua vụ ca sĩ Tuấn Ngọc sửa lời bài hát Tình bơ vơ của nhạc sĩ Lam Phương.

Cát Tường

Nguồn : VNTB, 19/06/2023

Chú thích :

(*) Từ sau năm 1949, Đảng cộng sản Trung Quốc đã chỉ đạo Kiểu ủy Trung Quốc đẩy mạnh việc nắm bắt và chi phối hoạt động của các tổ chức chính trị Hoa Kiều tại các nước Đông Dương, với mục đích biến các tổ chức này thành các tổ tình báo hoạt động rộng khắp, với trụ sở chính là Đại sứ quán đặt tại Campuchia.

Đến năm 1954, lợi dụng Hiệp định Genève, Trung Quốc đưa một lượng người Việt gốc Hoa từ miền Bắc di cư vào Nam, nhằm tăng cường nhân sự cài vào các tổ chức của người Hoa ở Nam Bộ, nhằm mục đích thành lập các Chi bộ Đảng cộng sản Trung Quốc ở miền Nam. Nhờ trò xâm nhập điệu nghệ này mà sau năm 1954, ở miền Nam Việt Nam xuất hiện một số tổ chức Hoa Kiều tiêu biểu như : Hội Ái Liên (Hoa kiều ái quốc liên hiệp hội), Hội Giải Liên (Hoa kiều giải phóng liên hiệp hội).

Trong phim điện ảnh được phóng tác từ tiểu thuyết lịch sử của Trần Bạch Đằng, "Ván bài lật ngửa" có xây dựng nhân vật Hoa Kiều Lý Kai làm việc cho Hội Giải Liên này là một ví dụ.

***************************

62 người tham gia vụ ‘tấn công’ 2 trụ sở ở Đắk Lắk

Trường Sơn, VNTB, 19/06/2023

Thông tin vụ việc tính đến hiện tại là chỉ qua một kênh truyền thông duy nhất là Trung tướng Tô Ân Xô, người phát ngôn Bộ Công an.

vunosung5

Cảnh sát cơ động triển khai lực lượng vây bắt nhóm nghi phạm hôm 11/6. Ảnh : Trần Hóa

Tấn công 2 trụ sở công quyền với ‘quân số’ 62 người

Chiều 17/6, nguồn tin được cho là từ một lãnh đạo Công an tỉnh Đắk Lắk xác nhận sau 6 ngày truy quét đã bắt và tạm giữ hình sự 62 người tấn công trụ sở UBND xã tại Đắk Lắk, trong đó có nhiều người có vai trò cầm đầu. Theo vị lãnh đạo này, hiện đơn vị chưa có quyết định khởi tố bị can nào, vì đang trong quá trình củng cố hồ sơ.

Trong vụ án này, công an đã thu giữ 4 khẩu súng quân dụng, 4 súng tự chế, 2 quả lựu đạn, 192 viên đạn các loại, 30 con dao, 9 ná cao su. Công an cũng thu 21 chiếc điện thoại di động, nhiều thẻ nhớ các loại. Đặc biệt công an thu nhiều tài liệu chứng minh rõ ràng đây là một nhóm tội phạm có tổ chức.

Đến nay, lực lượng chức năng xác định nghi can Y Thô Ayun (tức Ama Kzruh, 35 tuổi, trú huyện Krông Búk, Đắk Lắk) là một trong những kẻ chủ mưu cầm đầu vụ tấn công, giết người.

Phía người phát ngôn của Bộ Công an, tính đến tối ngày 17/6, vẫn chưa đưa ra thông tin nào về nghi vấn tổ chức đứng sau lưng nhóm 62 người đang bị tạm giữ hình sự kể trên.

Nhiều khả năng đây là nhóm sắc tộc Ê-đê, vì ghi nhận lời khai được phía Bộ Công an cung cấp cho báo chí, thì người dân tộc khác lúc bị nhóm này bắt giữ, khi dùng tiếng nói của dân tộc họ để cầu xin thì nhóm người có hung khí không hiểu được ngôn ngữ đó, khi nói bằng tiếng Ê-đê thì mọi việc mới được ‘can thiệp’.

Ai là thủ lĩnh trong vai trò ‘nhà tổ chức’ ?

Nhìn dưới giác độ pháp luật hình sự thì vụ ‘tấn công’ hôm rạng sáng ngày 11/6/2023 đang được cơ quan công an đánh giá là "phạm tội có tổ chức".

Về nguyên tắc chung, "phạm tội có tổ chức" là hình thức đồng phạm có sự kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm. Đây là trường hợp nhiều người cố ý cùng bàn bạc, câu kết chặt chẽ với nhau, vạch ra kế hoạch để thực hiện một tội phạm, dưới sự điều khiển của người đứng đầu.

Tuy nhiên, không có sự lượng hóa cụ thể đối với sự câu kết, bàn bạc của những người phạm tội trong phạm tội có tổ chức, sự phân công nhiệm vụ, vai trò của những người đồng phạm. Trong đó, mỗi người thực hiện một hoặc một số hành vi và phải chịu sự điều khiển của người cầm đầu.

Mức độ tăng nặng trách nhiệm hình sự phụ thuộc vào vai trò của từng người tham gia vào tội phạm và quy mô của vụ án. Vì vậy, khi quyết định hình phạt thì mức hình phạt của người tổ chức sẽ khác với những đồng phạm khác nếu các tình tiết khác của vụ án như nhau.

Hiện nay, theo quy định của pháp luật hiện hành, cụ thể là tại Khoản 2 Điều 17 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017, thể hiện quy định của pháp luật về khái niệm phạm tội có tổ chức, hiểu đơn giản là một hình thức thực hiện hành vi vi phạm pháp luật bởi một nhóm người, có sự liên kết, cấu kết chặt chẽ giữa nhiều người để thực hiện trót lọt một hành vi phạm tội, mang bản chất của hình thức đồng phạm.

Lưu ý là hai khái niệm tổ chức tội phạm, tội phạm có tổ chức chưa được chính thức ghi nhận về mặt pháp lý. Sự không thống nhất về nhận thức này gây nên những khó khăn trở ngại cho việc nghiên cứu phục vụ phòng chống tội phạm như vụ việc hôm 11/6 vừa qua.

Cần làm rõ tâm lý học tội phạm ở vụ việc Đắk Lắk 11/6/2023

Trên cơ sở các khái niệm công cụ của tâm lý học, trong đó có khái niệm nhóm của tâm lý học xã hội, tâm lý học tội phạm xác định với sự phân biệt như sau : Nhóm phạm tội là nhóm hình thành bất hợp pháp và nguy hiểm cho xã hội giữa các thành viên có sự liên kết với nhau trong hoạt động phạm tội. Nhóm phạm tội là tập hợp từ hai người trở lên liên kết với nhau để hoạt động phạm tội.

Nhóm phạm tội được hình thành, đó là một sự chuyển dịch nguy hiểm trong hoạt động phạm tội.

Khi tham gia nhóm phạm tội, cá nhân thành viên sẽ thực hiện được những "kế hoạch hành động" với những phương thức thủ đoạn mà từng cá nhân khi hoạt động đơn lẻ không thể nào thực hiện được ; họ sẽ tiến hành nhiều hoạt động phạm tội nguy hiểm và gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng.

Ngoài hậu quả trên, hàng loạt những vấn đề tiêu cực đã xuất hiện đi kèm theo sự phát sinh, phát triển của các nhóm phạm tội, trước hết đó là tình trạng mất ổn định trong sinh hoạt hàng ngày của quần chúng trước các hiện tượng tiêu cực, tình trạng hoang mang và thái độ thờ ơ trước hành vi phạm tội, không còn tin vào sự công minh và hiệu quả của pháp luật.

Hiện trạng tiêu cực của xã hội được nhân thêm bởi những nhóm phạm tội đủ các kiểu loại.

Nhóm tội phạm này dùng mọi thủ đoạn để mua chuộc, lôi kéo cán bộ trong hệ thống công quyền bao che cho hoạt động phạm tội của họ. Nó làm đảo lộn nhiều giá trị truyền thống, thậm trí đảo lộn cả chân lý thông thường ; tình trạng trật tự, kỷ cương xã hội có sự nhũng nhiễu và mối quan hệ người – người nhiều khi trở nên dè dặt.

Nhóm phạm tội và đồng phạm là hai khái niệm khác nhau, vì trong đồng phạm có thể có người không phải là thành viên của nhóm ; tất cả các thành viên của nhóm có thể không cùng tham gia tất cả các vụ việc phạm tội, nên có người đồng phạm về 1 tội, nhưng có người thì đồng phạm về 2 tội…

Từ hàng loạt vấn đề như trên quanh cáo buộc "phạm tội có tổ chức" đối với vụ việc hôm 11/6/2023, cho thấy đặt ra nhiều vấn để như hướng giải quyết mang tính căn cơ ra sao, khi sự ám thị của thủ lĩnh với các thành viên trong nhóm, sự ám thị lẫn nhau giữa các thành viên làm giảm trạng thái hồi hộp lo lắng, căng thẳng khi cá nhân tiến hành hoạt động phạm tội, làm tăng tính quyết đoán của những phần tử hay dao động, chần chừ.

Chính loạt tâm lý trên khiến hành vi phạm tội của các thành viên trở nên dã man, tàn bạo, nguy hiểm như những gì mà Bộ Công an Việt Nam đang cáo buộc với nhóm 62 người tham gia vào vụ ‘tấn công’ hai trụ sở công quyền ở tỉnh Đắk Lắk vừa rồi.

Trường Sơn

Nguồn : VNTB, 19/06/2023

***********************

Công an bắn chết và làm bị thương bao nhiêu người ở Đắk Lắk ?

Trần Cảnh Chân, VNTB, 19/06/2023

Chỉ trong vòng sáu ngày sau khi 2 trụ sở uỷ ban xã bị tấn công, cơ quan chức năng đã bắt giam bắt hơn 60 người, phạt hơn 100 Facebooker đăng thông tin liên quan tới vụ việc. Tuy nhiên số người bị công an bắn chết hoặc bắn bị thương thì không được công bố, mặc dù có nhiều video cho thấy đã có những cuộc đấu súng dữ dội giữa hai bên.

vunosung6

Số người bị công an bắn chết hoặc bắn bị thương không thấy công bố trên các phương tiện truyền thông.

Theo nguồn tin mới nhất, công an đã bắt tổng cộng 62 nghi phạm tham gia tấn công trụ sở UBND xã Ea Tiêu và Ea Ktur, huyện Cư Kuin, rồi sát hại 9 người. Quá trình truy bắt nhóm giết người này, công an thu giữ 4 khẩu súng quân dụng, 4 khẩu súng tự chế, gần 200 viên đạn, 2 quả lựu đạn, dao, hung khí các loại và nhiều tài liệu, tang vật khác. Trong số nghi phạm bị bắt có nhiều người cầm đầu. Cơ quan điều tra đang lấy lời khai, làm rõ vai trò từng người và những người có liên quan.

Ngoài ra, trong chiều ngày 17/6, lãnh đạo Phòng an ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (PA 50, Công an tỉnh Đắk Lắk) cho biết Công an tỉnh Đắk Lắk đã xử lý, xử phạt hơn 100 trường hợp đưa tin sai về vụ tấn công hai UBND xã Ea Tiêu và Ea Ktur. Hầu hết những người bị xử phạt là do đưa thông tin có nội dung cho rằng nhà nước cộng sản Việt Nam cướp đất của người dân đồng bào dân tộc thiểu số, lợi dụng chiêu bài thu hồi đất để cưỡng đoạt tài sản đất đai của người Thượng tại Tây Nguyên.

Điển hình như trường hợp anh N.N.T. (33 tuổi, ở Phước Long, TP Nha Trang) đã bị xử phạt 7,5 triệu đồng do bình luận trên facebook với nội dung "Dồn đường cùng ăn cướp thì trả mạng", mang hàm ý là cộng sản Việt Nam đã cướp đất, dồn người Thượng vào đường cùng thì phải đền mạng.

Tại Thành phố Hồ Chí Minh công an cũng đã triệu tập chủ tài khoản Facebook "Dung Dinh" là N.H.A.D. (56 tuổi, ngụ huyện Bình Chánh) để làm việc vào ngày 16/06. Theo thông tin từ báo chí nhà nước, ông D. đã sử dụng Facebook cá nhân đăng tải thông tin bịa đặt, sai sự thật nhằm hướng dư luận vào việc tranh chấp đất đai giữa người dân với chính quyền địa phương. Phòng PA05 đã ra quyết định xử phạt hành chính đối với ông D. 7,5 triệu đồng, buộc ông D. gỡ bỏ thông tin có nội dung vi phạm đã đăng tải.

Về việc trấn áp nghi phạm tấn công hai UBND xã, báo chí nhà nước cho biết lực lượng chủ công trong cuộc truy bắt này gồm : Cảnh sát Cơ động của Bộ Công an, Cảnh sát cơ động của Công an tỉnh Đắk Lắk và lực lượng Đặc nhiệm Quân khu 5 (Bộ Quốc Phòng). Các lượng này được trang bị vũ khí hiện đại, tối tân và chó nghiệp vụ để truy lùng nhóm đối tượng nguy hiểm. Một số hình ảnh từ các trang mạng lề đảng còn cho thấy cơ quan chức năng đã huy động lính bắn tỉa, xe thiết giáp, để thực hiện truy bắt và trấn áp.

Cùng với việc bộ công an xác định hành vi tấn công hai trụ sở uỷ ban xã là hành vi "gây mất an ninh, trật tự nghiêm trọng, có tổ chức, rất manh động, liều lĩnh, man rợ, mất nhân tính", phải tiêu diệt khi có phản kháng ; thì các hình ảnh, video đấu súng giữa hai bên khiến cho người dân đặt câu hỏi là trong 6 ngày qua liệu có thêm thương vong nào không ? Có bao nhiêu người bị bắn chết hoặc bán bị thương trong lúc giao tranh mà không được báo cáo ? Bên cạnh đó, có nhiều thông tin cho thấy công an đã bắt nhầm những người Thượng mặc áo rằn ri đang đi làm rẫy, sau khi tra tấn thì đã trả tự do nhưng không xin lỗi. Vậy liệu rằng có trưởng hợp nào bị bắn nhầm người vô tội rồi lại chụp mũ cho họ là tội phạm để che giấu hành vi sát nhân của lực lượng chấp pháp ?

Trần Cảnh Chân

Nguồn : VNTB, 19/06/2023

****************************

Con cháu của anh hùng Núp, không… núp nữa !

Bốn Mươi B’krông, VNTB, 18/06/2023

Hiện nay, Việt Nam là quốc gia có diện tích hơn 300.000 km2, có hình chữ S, chia làm 3 miền Bắc Trung Nam, và 64 tỉnh thành, với dân số khoảng 100 triệu người, bao gồm 54 dân tộc khác nhau, trong đó, người Kinh, tức người Việt, chiếm 86% còn 14% là các dân tộc thiểu số, gọi chung là người Thượng, sinh sống rải rác ở miền núi, cao nguyên.

vunosung7

Những hậu duệ phi thường của anh hùng Núp năm xưa, các anh đã quyết định không… núp nữa.

Trong đất nước này, có một vùng lãnh thổ vô cùng đặc biệt là Tây Nguyên, là nơi mà những người Thượng đã định cư hàng ngàn năm, như người da đỏ Indian định cư ở Châu Mỹ. Nếu người da đỏ được coi là người bản địa của Châu Mỹ, thì người Thượng ở Tây Nguyên cũng phải được coi là người bản địa của vùng lãnh thổ này. Vùng đất này tiếp giáp với biên giới Campuchia và Lào, là 2 quốc gia hiện rất thân thiện với Trung Quốc. 

Người Thượng ở Tây Nguyên bao gồm nhiều dân tộc thiểu số khác nhau như người Jarai, Ede, Raglai, Churu, Bahnar, Sedang, Hre, Koho, Mnong, Brau, Rmam, Stieng, Bru-Van Kieu, Katu, Gietrieng, Taoi, Ma, Cor, Chrau…

Và một thực tế không thể chối cãi là họ hoàn toàn khác biệt với người Kinh, tức người Việt, về mọi mặt như ngôn ngữ, truyền thống, tôn giáo, luật lệ, y phục, văn hoá, tính cách, lối sống…cũng tương tự như thổ dân da đỏ Châu Mỹ hoàn toàn khác biệt với người da trắng từ Châu Âu đến xâm chiếm lục địa của họ từ sau thế kỷ 17.

Sau tháng 4/1975, vùng Tây Nguyên mặc nhiên bị sát nhập vào lãnh thổ Việt Nam và trở thành một bộ phận của quốc gia này, đồng thời, người dân Tây Nguyên mặc nhiên bị đặt dưới sự cai trị của đảng cộng sản Việt Nam một cách miễn cưỡng. Họ, người Thượng Tây Nguyên, có muốn vậy không ? Tất nhiên là không.

Trong chiến tranh Việt Nam giữa 2 quốc gia Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (ở miền Bắc) và Việt Nam Cộng Hòa (ở miền Nam), một số người Thượng đã tích cực tham gia vào lực lượng cộng sản Bắc Việt chiến đấu chống lại Việt Nam Cộng Hòa, không phải vì họ ủng hộ và muốn đưa dân tộc mình đi theo chế độ cộng sản, mà bởi vì họ được giới lãnh đạo cộng sản hứa hẹn rằng sau khi tiêu diệt được Việt Nam cộng hòa, nhà nước cộng sản sẽ để cho vùng Tây Nguyên trở thành khu vực tự trị. Tuy nhiên, nhà nước cộng sản đã không bao giờ thực hiện lời hứa đó.

Sau khi thống nhất được đất nước, nhà nước cộng sản không bao giờ cho người Thượng quyền tự trị vùng Tây Nguyên, trái lại, họ nhanh chóng áp đặt quyền cai trị độc đoán lên các dân tộc thiểu số này, bất chấp sự khác biệt sâu sắc về chủng tộc, ngôn ngữ, văn hoá, tôn giáo, luật lệ, lối sống… và mọi sự bất bình, phản kháng của người Thượng đều bị cộng sản dập tắt bằng bạo lực.

Vậy là sau nhiều thập niên nhiệt tình hăng hái giúp sức cho "đối tác" cộng sản Bắc Việt tiêu diệt Việt Nam Cộng Hòa, cuối cùng, người Thượng bị "đối tác" trở mặt, xâm lược luôn lãnh thổ của mình, biến dân tộc mình thành nô lệ. Nhưng đó mới chỉ là bước khởi đầu, bước tiếp theo mới thật sự kinh hoàng, trong suốt nhiều thập niên sau khi chiến tranh kết thúc, nhà nước cộng sản bắc Việt không ngừng thực hiện âm mưu đồng hóa người Thượng Tây Nguyên, xóa bỏ bản sắc dân tộc của họ, bằng nhiều chính sách hiểm độc.

Đáng kể nhất là họ liên tục đưa người Kinh (tức người Việt) tới định cư ở vùng Tây Nguyên, chiếm đoạt một cách thô bạo và có hệ thống đất đai canh tác của người Thượng bằng các thủ đoạn nham hiểm, cũng như bằng cái luật đất đai "biến thái" nhất hành tinh quy định là "đất đai thuộc sở hữu toàn dân, do nhà nước quản lý". Nói một cách thực tế nghĩa là "toàn bộ đất đai vùng Tây Nguyên đều thuộc quyền sở hữu của đảng cộng sản Việt Nam".

Vậy là kết cục đã rõ, vùng đất Tây Nguyên màu mỡ mà tổ tiên người Thượng dày công khai phá hàng ngàn năm qua, rừng núi Tây Nguyên mênh mông trù phú đã nuôi sống nhiều thế hệ người Thượng từ bao đời nay, cuối cùng đã bị đảng cộng sản "sở hữu". Nhà nước cộng sản, tự cho mình quyền "sở hữu" toàn bộ đất đai ở Tây Nguyên cũng như trên lãnh thổ Việt Nam, với sức mạnh bạo lực trong tay, đã dễ dàng chiếm đất, chiếm rừng của người Thượng ở bất cứ nơi nào họ muốn, bằng thuật ngữ "quy hoạch". Nhà nước cho rằng chiếm đất là cách làm kinh tế hiệu quả vô cùng.

Ví dụ, họ chiếm một khu đất A của người Thượng, đền cho người chủ đất 100 nghìn đồng/m2, một cái giá chỉ bằng 2 tô phở, để đuổi người ta đi, sau đó, họ làm dự án nhà ở thương mại hoặc khu dân cư cao cấp gì đó, hoặc chỉ đơn giản là phân lô bán nền cho khách hàng người Việt với giá hàng triệu đồng/m2, thế là họ lãi gấp hàng chục, thậm chí hàng trăm lần, so với số tiền bỏ ra "đền bù", thử hỏi trên thế giới có mô hình kinh doanh nào tạo ra lợi nhuận siêu khủng như vậy không ? Thế mà các "thế lực thù địch" cứ chỉ trích nhà nước cộng sản chỉ giỏi chiến tranh, bắn giết, chứ không biết làm kinh tế !

Người Thượng Tây Nguyên bàng hoàng, phẫn nộ và bất mãn, họ nhiều lần đứng lên phản đối, tranh đấu ôn hòa bằng lý lẽ, quyết bảo vệ đất đai canh tác quý giá mà ông cha để lại, nhưng luôn luôn chỉ dẫn đến một kết cục mà thôi : nhà nước cộng sản sẽ cho công an hoặc cảnh sát cơ động đàn áp họ bằng bạo lực chứ không có lý lẽ phải trái gì cả.

Người Thượng đã thực sự rơi vào tình thế rất tuyệt vọng, họ không những không bảo vệ được đất đai, mà còn bị đánh đập, bắt bớ, tra tấn, bỏ tù, sát hại một cách tàn bạo như nô lệ da đen ở nước Mỹ thời xưa. Ngay cả niềm tin tôn giáo của họ cũng liên tục bị nhà nước cộng sản cấm đoán và xóa bỏ một cách quyết liệt. Trong bối cảnh bất lực và cùng quẫn ấy, một số người Thượng đã chọn cách bỏ chạy sang các quốc gia khác xin tị nạn. 

Tổ quốc của họ thực sự không còn, nó đã bị giặc ngoại bang xâm lược.

Ước mơ tự trị của người Tây Nguyên như ngọn lửa chưa bao giờ lụi tắt, nhưng bàn tay sắt máu tàn bạo của nhà nước cộng sản đã bóp lấy ngọn lửa ấy và cứ siết chặt dần, cho đến hôm nay, thì ước mơ ấy chỉ còn là một bệnh nhân thoi thóp những hơi thở sau cùng trước khi sự sống hoàn toàn tắt lịm.

Vậy trong trái tim của người Thượng Tây Nguyên có cái gì ? Sự sợ hãi ! Đúng, một nỗi sợ giống hệt nỗi sợ của người nô lệ da đen dành cho các chủ nhân da trắng tàn bạo của mình bên nước Mỹ thuở xưa. Ngoài nỗi sợ ra, còn gì nữa không ? Lòng căm thù ! 

Đúng, một lòng căm thù vĩnh viễn không thể gỡ bỏ, dành cho nhà nước cộng sản, những kẻ xâm lược, những tên "chủ nô" da vàng còn tàn bạo và độc ác hơn đám chủ nô da trắng bên xứ Mỹ.

Nếu có một cây đèn thần như trong truyện cổ tích Nghìn lẻ một đêm, cho phép họ đưa ra 3 điều ước, thì người Thượng sẽ ước gì ? Ồ, họ thực sự không cần đến 3 điều ước, chỉ cần 1 mà thôi, và họ chắc chắn sẽ ước rằng tất cả bọn cộng sản người Kinh và các đồng chủng da vàng của chúng hãy cút xéo ra khỏi vùng Tây Nguyên ngay lập tức, trả lại quyền tự trị cho người Thượng, hãy biến đi, và đừng bao giờ quay trở lại với các luật lệ tàn ác xấu xa của mình như điều 331 và 117. Chỉ thế thôi. 

Và với vụ đột kích táo bạo vào hai trụ sở nhà nước cộng sản ở Dak Lak ngày 11 tháng sáu, giết nhiều công an và cán bộ cộng sản đang tụ tập ăn nhậu và xem bóng đá, đo một nhóm người Thượng thực hiện, họ đã đưa ra một thông điệp mạnh mẽ và dứt khoát, đó là họ muốn lấy lại vùng Tây Nguyên, để thành lập quốc gia riêng biệt của mình, như Campuchia và Lào, tách biệt khỏi lãnh thổ Việt Nam là nước đang bị đảng cộng sản cai trị từ 1975.

Ngọn lửa Tây Nguyên có thể chỉ lóe sáng một lần rồi vụt tắt trước bàn tay tàn bạo ngày càng bóp chặt hơn của nhà nước cộng sản với hàng loạt vụ truy lùng bắt bớ người Thượng vô tội vạ sau sự việc, kiểu như "cứ thấy mặc đồ rằn ri là bắt trước đã, rồi tính sau" thậm chí, ai bán đồ rằn ri cũng bị xử phạt, không cần căn cứ theo điều luật, quy định nào cả. Nhưng trong trái tim của người Thượng Tây Nguyên, trong tận cùng sâu thẳm của tâm hồn họ, ngọn lửa ấy không thể nào bị dập tắt được, cũng như niềm tin, niềm hy vọng rằng một ngày kia, họ sẽ tìm thấy cây đèn thần như trong truyện cổ Nghìn Lẻ Một Đêm, để biến điều ước thiêng liêng duy nhất của dân tộc mình thành sự thật.

Dù kết cuộc có bi thảm hay đẫm máu thế nào khi dám đứng lên đương đầu với nhà nước cộng sản tàn bạo, cũng xin nghiêng mình kính cẩn trước 40 chiến binh rằn ri, những đứa con của núi rừng bất khuất, các anh không phải là bọn khủng bố, đứng lên chống giặc ngoại xâm, sao lại gọi là khủng bố ? Ngọn lửa các anh đốt lên hôm nay sẽ sáng mãi trong tim người Tây Nguyên, sẽ đi vào lịch sử hào hùng của vùng đất huyền thoại này, vinh quang thay 40 chiến binh vệ quốc, những hậu duệ phi thường của anh hùng Núp năm xưa, các anh đã quyết định không… núp nữa. 

Bốn Mươi B’krông

Nguồn : VNTB, 18/06/2023

***********************

"Vụ việc" ở Đắk Lắk là hoạt động khủng bố ?

Trần Văn Đông, VNTB, 18/06/2023

Vụ giết một số quan chức nhà nước và công an tại ủy ban xã ở Đắc Lắc gây xôn xao dư luận mấy ngày nay. Báo chí Lề Đảng ban đầu gọi đây là một vụ khủng bố, sau đó lại đổi thành vụ dùng hung khí giết người (1). Điều này cho thấy có thể nhà cầm quyền, ở thời điểm hiện tại, muốn giới hạn ý nghĩa chính trị của cuộc tấn công dẫn đến cái chết của một số quan chức và công an viên.

vunosung8

Báo chí lề Đảng ban đầu gọi đây là một vụ khủng bố, sau đó lại đổi thành vụ dùng hung khí giết người.

Phải thừa nhận rằng vụ việc này còn nhiều điều mà những người ngoài cuộc chưa biết hoặc hiểu được. Ví dụ, tại sao các quan chức, công an viên, và một số "dân thường" có mặt tại hai ủy ban xã khác nhau ở cùng một huyện vào khoảng thời gian từ nửa đêm đến rạng sáng ? Phải chăng họ đang chuẩn bị cưỡng bức giải tỏa đất đai ? Câu hỏi đặt ra ở đây là vụ này một hoạt động khủng bố hay một hình thức bạo lực khác ? Và nếu có tính khủng bố, đối tượng bị khủng bố là ai ?

Khủng bố là gì ?

Theo Luật Việt Nam, hành động này có thể được xem là một hoạt động khủng bố. Luật Khủng Bố, Điều 1, Khoản 1 quy định : 

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau :

1. Khủng bố là một, một số hoặc tất cả hành vi sau đây của tổ chức, cá nhân nhằm chống chính quyền nhân dân, ép buộc chính quyền nhân dân, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế, gây khó khăn cho quan hệ quốc tế của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc gây ra tình trạng hoảng loạn trong công chúng :

2. a) Xâm phạm tính mạng, sức khỏe, tự do thân thể hoặc đe dọa xâm phạm tính mạng, uy hiếp tinh thần của người khác ;

Điều luật trên cho thấy nhà cầm quyền Việt Nam có thể quy kết bất kì hành vi chống chính quyền có xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, tự do thân thể của người khác là hành động khủng bố. Điều này thể hiện ý muốn răn đe mọi hành vi chống chính quyền bằng bạo lực. 

Tuy vậy, Việt Nam không phải là quốc gia duy nhất muốn ngăn ngừa các hành vi bạo lực chính trị bằng các hình phạt nặng. Kẻ cầm quyền luôn muốn răn đe những hành vi này vì chúng đe dọa tình trạng độc quyền bạo lực và quyền cai trị của họ. Luật Hoa Kỳ định nghĩa khủng bố là những hành vi bạo lực được dự tính trước, được thúc đẩy bởi động cơ chính trị nhằm vào các mục tiêu phi tác chiến bởi các nhóm không đại diện cho một quốc gia nào hay các cá nhân hoạt động bí mật nhằm tác động (đến suy nghĩ, niềm tin) của một nhóm đối tượng cụ thể (2).

Điều này có nghĩa là các hoạt động tấn công các nhân viên y tế trong doanh trại quân đội cũng có thể bị coi là hoạt động khủng bố. Một số văn bản dưới luật của Hoa Kỳ cũng có những định nghĩa có nhiều điểm tương đồng với Luật Khủng Bố của Việt Nam. Cục Điều Tra Liên Bang Hoa Kỳ (FBI) định nghĩa khủng bố là những hoạt động sử dụng vũ lực hay bạo lực nhằm đe dọa hay cưỡng bức một chính quyền, một dân tộc hay một bộ phận của những đối tượng này nhằm đạt được các mục tiêu chính trị hay xã hội (3).

Tuy vậy, những định nghĩa trên là của một phía, phía cầm quyền, trong một cuộc tranh chấp, và định nghĩa của họ không phải lúc nào cũng đúng. Hơn nữa, liệu bạo lực chính trị, đặc biệt là khủng bố, có phải luôn xấu không ? Để có một cái nhìn thực tế hơn về khủng bố và các hình thức bạo lực chính trị khác, có lẽ nên nghe các học giả nghiên cứu về lãnh vực này, các nhà chính trị học.

Theo Martha Crenshaw, giáo sư khoa chính trị tại trường đại học Stanford, khủng bố là một khái niệm khó định nghĩa và vì vậy, khó nghiên cứu (4). Người ta hiện vẫn còn tranh cãi về khái niệm này. Từ này cũng thường được dùng với ý đả kích hay khích động. Nó cũng có thể được dùng với ý miệt thị, nhằm lên án động cơ của kẻ thù là không chính đáng hơn là để mô tả hành vi. Ví dụ, khi Dmitry Savluchenko, một quan chức Ukraine làm việc cho Nga ở Kherson, bị giết vì bị đặt bom trong xe hồi tháng 7/2022, Thông Tấn Xã Tass của Nga gọi đây là một hành động khủng bố của Ukraine trong khi Kiev gọi Savluchenko là một kẻ phản bội và việc giết được ông ta là một chiến thắng.

Hơn nữa, ngay cả khi được dùng một cách khách quan như một công cụ nghiên cứu, vẫn rất khó phân biệt khủng bố với các hiện tượng bạo lực khác. Trên nguyên tắc, khủng bố là những hành vi bạo lực cố ý và có hệ thống được một số nhỏ cá nhân thực hiện, trong khi bạo lực cộng đồng có tính tự phát, không thường xuyên hay liên tục nhưng lại đòi hỏi một số đông người tham gia. Theo cách nhìn này, vụ việc ở Đắk Lắc được xem là hành vi khủng bố hay bạo lực cộng đồng tùy thuộc vào số lượng người tham gia cuộc tấn công và những người này thuộc cộng đồng nào. Theo báo chí Lề Đảng, có lẽ số lượng người tham gia không lớn.

Mục đích của khủng bố là để dọa nạt một nhóm đông người quan sát bằng cách chỉ làm hại một số nhỏ, trong khi diệt chủng lại tiêu diệt toàn bộ các cộng đồng đối tượng. Ví dụ, vụ đánh bom tại cuộc đua Marathon Boston vào năm 2013 do hai anh em Dzhokhar và Tamerlan Tsarnaev thực hiện làm ba người chết, hơn 100 người bị thương. Trong đó có 17 người mất chân hoặc tay (5). Khủng bố nhằm gây tổn thương chứ không phá hủy. Vụ đánh bom vừa kể, không nhằm tiêu diệt Hoa Kỳ như một quốc gia hay dân tộc mà nhằm làm cho người Mỹ khiếp sợ và có lẽ sẽ gây sức ép lên chính phủ Hoa Kỳ bớt can thiệp vào các quốc gia Hồi Giáo. 

Khủng bố chủ yếu mang tính chính trị và biểu tượng, trong khi chiến tranh du kích là hoạt động quân sự. Thực vậy, mục tiêu tối hậu của chiến tranh du kích là tiêu diệt đối phương. Chẳng hạn, một phía tham chiến muốn chiếm chính quyền và trong một giai đoạn hoặc một khu vực nào đó của cuộc chiến tranh này, dùng chiến thuật du kích. Tại Việt Nam, Việt Minh đã từng dùng chiến tranh du kích trong phần lớn thời gian hoạt động của họ từ lúc hình thành cho đến ít nhất là năm 1945. 

Tình trạng khiếp sợ do bị đàn áp từ bên phía trên là hành động của những kẻ cầm quyền, trong khi khủng bố là các hoạt động kháng cự bí mật chống lại họ. Ví dụ, để đe dọa đa số dân chúng, nhà cầm quyền có thể tử hình, phạt tù nặng một số nhỏ các cá nhân, cho dù họ đấu tranh bằng các biện pháp phi bạo lực. 

Tuy vậy trong thực tế, không phải lúc nào người ta cũng có thể phân loại rõ ràng các sự kiện.

Khi nào mới được coi là khủng bố ?

Nhìn chung, để có thể xem là hoạt động khủng bố, hành vi bạo lực cần đáp ứng năm yếu tố. Thứ nhất, phải có đối tượng mà nhóm khủng bố muốn đe dọa. Hai anh em nhà Tsarnaev trong vụ đánh bom ở Boston, có lẽ muốn nhắm vào Hoa Kỳ như một quốc gia hay dân tộc. Thứ hai, phải có nạn nhân. Trong "vụ việc" ở Đắk Lắk là các quan chức và công an viên. Thứ ba, phải có những người thực hiện hành vi bạo lực. Điều này dễ thấy. Hai anh em nhà Tsarnaev là thủ phạm. Thứ tư là động cơ, để được các học giả xem là hành động khủng bố, những kẻ khủng bố thường có mục tiêu chính trị hoặc xã hội. Ví dụ, những kẻ khủng bố Hồi Giáo muốn Hoa Kỳ rút khỏi các quốc gia theo Đạo Hồi.

Đến đây, có lẽ bạn đọc đã hiểu rõ những điều tôi vừa chia sẻ về khái niệm khủng bố. Trên nguyên tắc, khủng bố là những hành vi bạo lực cố ý và có hệ thống được một số nhỏ cá nhân thực hiện với mục tiêu là tạo ra sự sợ hãi trong nhóm đối tượng những kẻ khủng bố nhắm tới và muốn đạt được một mục tiêu chính trị hay xã hội cụ thể. Các yếu tố thường được xét đến trong việc nghiên cứu các vụ khủng bố là đối tượng mà những kẻ khủng bố muốn họ trở nên sợ hãi, nạn nhân, kẻ thủ ác, động cơ, và chiến thuật thực hiện hành vi khủng bố.

Vậy "vụ việc" ở Đắk Lắk có thể được xem là hành vi khủng bố không ? Như đã nói trước ở phần đầu bài, đến giờ, người ta vẫn còn tranh cãi về khái niệm này và đôi khi khó có thể xác định rõ ràng một vụ bạo lực là khủng bố hay không, cho dù có khá đủ thông tin. Vì vậy, trong tình trạng Việt Nam đứng chót bảng về tự do báo chí, tôi không có đủ thông tin để đưa ra nhận xét của mình và xin mời bạn đọc tự đưa ra nhận định.

Trần Văn Đông

Nguồn : VNTB, 18/06/2023

Tham khảo

1. Bộ Công an đang tổ chức vây bắt nhóm đối tượng tấn công trụ sở công an xã tại Đắk Lắk | Báo Sài Gòn Đầu Tư Tài Chính (sggp.org.vn)

2. 22 U.S. Code § 2656f – Annual country reports on terrorism | U.S. Code | US Law | LII / Legal Information Institute (cornell.edu)

3. Terrorism 2002/2005 — FBI

4. The Psychology of Terrorism : An Agenda for the 21st Century on JSTOR

5. https://en.wikipedia.org/wiki/Boston_Marathon_bombing

*****************************

Bộ Chính trị ‘họp bất thường’ về vụ ‘tấn công’ Tây Nguyên ?

Nguyễn Huỳnh, VNTB, 17/06/2023

Ngày 16/6, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã chủ trì cuộc họp Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét nội dung quan trọng tại Hà Nội.

vunosung9

"Đừng để xảy ra tình hình xấu như ở một số nơi ở Tây Nguyên vừa mới đây".

Về hình thức, cuộc họp của Bộ Chính trị, Ban Bí thư cho ý kiến về Đề án tổng kết 20 năm thực hiện nghị quyết 23 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX về phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

Trước đó, vào sáng ngày 15/6, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng dự Hội nghị Đảng ủy Công an Trung ương 6 tháng đầu năm 2023, diễn ra tại Hà Nội. Ở bài diễn văn mang tính chỉ đạo của Tổng bí thư tại Hội nghị này, có đoạn đề cập về vụ ‘tấn công’ 11/6 ở Tây Nguyên :

"Chủ động xây dựng các phương án, giải pháp cụ thể để phòng ngừa, đấu tranh, ngăn chặn làm thất bại mọi âm mưu, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch, phản động, số chống đối ; nhất là hoạt động tình báo, gián điệp, thâm nhập, tác động chuyển hóa nội bộ, cài cắm nội gián, phá hoại ; triển khai thực hiện có hiệu quả các đề án, phương án phòng, chống biểu tình gây rối, gây bạo loạn, khủng bố, bắt cóc con tin, "cách mạng đường phố", "Cách mạng màu :, và xử lý tình hình phức tạp liên quan đến vấn đề Biển Đông. Bảo vệ tuyệt đối an toàn các mục tiêu, các sự kiện chính trị, văn hóa, đối ngoại quan trọng của đất nước, các hoạt động của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các đoàn khách, hội nghị quốc tế tại Việt Nam.

Bảo đảm vững chắc an ninh chính trị nội bộ, an ninh văn hóa, tư tưởng, an ninh kinh tế, an ninh thông tin, truyền thông, an ninh mạng, an ninh xã hội, tôn giáo, dân tộc và an ninh, trật tự các địa bàn chiến lược, thành phố lớn, trọng tâm là chủ động phát hiện, tham mưu ngăn ngừa, xử lý từ sớm, ngay tại cơ sở không để phát sinh "điểm nóng" về an ninh, trật tự. Đừng để xảy ra tình hình xấu như ở một số nơi ở Tây Nguyên vừa mới đây".

Trong diễn văn này, Tổng bí thư kêu gọi, "Tôi tha thiết mong rằng, các đồng chí tiếp tục phát huy vai trò gương mẫu, tiếp tục coi trọng công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, xây dựng lực lượng Công an nhân dân thật sự trong sạch, vững mạnh, coi đây là nhiệm vụ trọng tâm, then chốt của cả nhiệm kỳ và những năm tiếp theo. Với tinh thần "Còn Đảng thì còn mình"…".

Ở cuộc họp của Bộ Chính trị hôm 16/6, tin tức cho biết Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh trong "phát biểu kết luận", về yêu cầu "quan tâm phát triển toàn diện khu vực miền núi, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và vùng khó khăn, giữ vững ổn định chính trị, tăng cường đồng thuận xã hội, củng cố niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước.

Công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị được đặc biệt coi trọng, có chuyển biến tích cực, bảo đảm để Đảng thực sự là hạt nhân lãnh đạo khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Đã hình thành cơ chế động viên nhân dân tham gia và dựa vào nhân dân để xây dựng, chỉnh đốn Đảng, qua đó tăng cường niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và chế độ".

Cụm từ "khối đại đoàn kết dân tộc" là cách diễn đạt quen thuộc trong cách viết mang tính văn kiện Đảng khi muốn nói về các sắc tộc đang sinh sống ở Việt Nam.

Trong phát biểu kết luận ở cuộc họp Bộ Chính trị, ghi nhận mật độ đề cập đến "khối đại đoàn kết dân tộc" dường như là tâm điểm với việc "Bộ Chính trị khẳng định đại đoàn kết toàn dân tộc là truyền thống quý báu, là đường lối chiến lược của Đảng, là nhân tố quyết định mọi thắng lợi trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Nền tảng vững chắc của đại đoàn kết toàn dân tộc là liên minh giai cấp công nhân, nông dân và đội ngũ trí thức, là quan hệ gắn bó bền chặt giữa Đảng với dân, là niềm tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước.

Là đoàn kết giữa các giai tầng xã hội, các dân tộc, tôn giáo, người Việt Nam ở trong nước, ngoài nước và nhân dân yêu chuộng hòa bình, tiến bộ trên thế giới".

Theo lý luận của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, thì, "Đại đoàn kết toàn dân tộc trên cơ sở phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, tôn trọng quyền con người, quyền công dân, thực hiện quyền làm chủ của nhân dân.

Đại đoàn kết là sự nghiệp của toàn dân tộc ; chăm lo bồi đắp, bảo vệ, gìn giữ khối đại đoàn kết là trách nhiệm của hệ thống chính trị và của mỗi người dân. Đoàn kết trong Đảng là hạt nhân để xây dựng đoàn kết của hệ thống chính trị và khối đại đoàn kết toàn dân tộc".

Cụ thể những công việc sắp tới đây cho mệnh lệnh "đại đoàn kết toàn dân tộc" của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, theo ghi nhận tại cuộc họp nói trên, là sẽ được "trình Ban Chấp hành Trung ương Đảng tại Hội nghị Trung ương 8 vào tháng 10/2023"…

Nguyễn Huỳnh

Nguồn : VNTB, 17/06/2023

****************************

Sau khi tham gia nổ súng, "hung thủ" đi lang thang xin tiền thay vì đi trốn

Hiếu Bá Linh, VNTB, 16/06/2023

Nguy hiểm quá ! Vụ nổ súng xảy ra tại huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk vào ngày 11/6 là "có tổ chức" như thế này đây. Không phải là một hành động bột phát do quá bức xúc.

vunosung10

Một người trong nhóm hung thủ đi lang thang xin tiền trong xã Ea Tiêu lúc 5 giờ chiều cùng ngày.

Trung tướng Tô Ân Xô cho hay, Bộ Công an đánh giá vụ việc xảy ra tại huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk vào ngày 11/6 là hành vi gây mất an ninh, trật tự nghiêm trọng, "có tổ chức", rất manh động, liều lĩnh, man rợ, mất nhân tính. Nhóm đối tượng này đã bắn chết Bí thư xã Ea Ktur, Chủ tịch xã Ea Tiêu, 4 cán bộ công an, 3 người dân, làm bị thương một số người khác.

Hôm nay 16/6, tờ Vietnamnet đưa ra một clip video cho thấy, sau khi giết chết ông Nguyễn Văn Dũng – Chủ tịch UBND xã Ea Tiêu trong ô tô lúc hơn 1 giờ sáng ngày 11/6, một người trong nhóm hung thủ là ông Y Tim Niê (mặc áo đỏ, quần rằn ri, chân trần) đi lang thang xin tiền trong xã Ea Tiêu lúc 5 giờ chiều cùng ngày.

Bà Danh (51 tuổi, chủ tiệm điện Đức Bảo ở xã Ea Tiêu) kể với tờ Vietnamnet :

Lúc đó khoảng 5g chiều, vợ chồng bà đang ở tiệm thì một thanh niên đi chân trần, mặc quần rằn ri, áo thun đỏ bóng đá, đi vào phía trước.

Do nghe thông tin lan truyền từ sáng, nhìn thấy bộ dạng của người thanh niên này, vợ chồng bà Danh đã sinh nghi.

"Ban đầu, người thanh niên có hỏi mượn cục sạc điện thoại. Vợ chồng tôi đã nghi nên nói không có. Gã thanh niên đưa ra cái điện thoại trong túi ra, nói là muốn bán. Tôi không nhìn là điện thoại gì nhưng nói rõ là không mua.

Lúc này gã thanh niên lớn tiếng nói xin hai chục ngàn đổ xăng. Tôi thấy dáng vẻ không bình thường, khi người này đi bộ, ôm chai nước suối rỗng trên người… nên nói là "con trai ôm tiền đi hết rồi !" dụng ý đuổi người này đi nơi khác. Anh ta sau đó lững thững đi bộ xuống phía chợ 19/8…", bà Danh kể.

Chừng gần 1h sau, vợ chồng bà Danh nghe dân xung quanh chạy lên báo là người thanh niên dáng vẻ khả nghi đó bị bắt giữ vì tham gia vụ tấn công vào trụ sở UBND 2 xã. Từ thông tin báo chí đăng tải ngay hôm sau, bà mới biết người đó là Y Tim Niê.

Xem clip video ở đây : https://vietnamnet.vn/giay-phut-nhung-ke-thu-ac-sat-hai-chu-tich-xa-ea-tieu-o-dak-lak-2155352.html

Hiếu Bá Linh

Nguồn : VNTB, 16/06/2023

Quay lại trang chủ

Additional Info

  • Author: Lê Quốc Quân, Mỹ Hằng, Cát Tường, Trường Sơn, Trần Cảnh Chân, Bốn Mươi B’krông, Trần Văn Đông, Nguyễn Huỳnh, Hiếu Bá Linh
Read 396 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)