Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Diễn đàn

07/08/2023

Chung quanh vụ thi hành án tử Nguyễn Văn Chưởng

Diễm Thi-Gió Bấc-An Tôn-RFA

Hệ lụy gì nếu Nguyễn Văn Chưởng bị thi hành án tử hình ?

Diễm Thi, RFA, 07/08/2023

Vụ án Nguyễn Văn Chưởng & niềm tin của người dân

Vào khoảng 21 giờ ngày 14/7/2007, trong khi đang đi tuần tra, thiếu tá Nguyễn Văn Sinh, công an phường Đông Hải quận Hải An, thành phố Hải Phòng được phát hiện bị giết chết. Tại phiên sơ thẩm hôm 12/6/2008, Tòa án nhân dân Thành phố Hải Phòng tuyên Nguyễn Văn Chưởng tử hình về tội giết người, bốn năm tù về tội cướp tài sản.

chuong1

Ông Nguyễn Trường Chinh lặn lội từ Hải Dương lên Hà Nội để kêu cứu cho con trai là tử tù Nguyễn Văn Chưởng hôm 7/8/2023 - Ảnh : Facebook Nguyễn Trường Chinh

Tại các phiên tòa sơ thẩm và phúc thẩm được truyền thông nhà nước Việt Nam loan lúc bấy giờ, ông Chưởng đều phản cung và khai rằng việc ông nhận tội ở cơ quan điều tra là do bị ép cung, bị đánh đập ; các lời khai mâu thuẫn, hành vi, hung khí và dấu vết trên cơ thể nạn nhân không phù hợp.

Hôm 24/12/2014, đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho biết đã đưa vụ án Nguyễn Văn Chưởng vào chương trình làm việc tại các tỉnh thành phía Bắc và dự kiến đầu tháng một năm 2015 sẽ làm việc tại Hải Phòng để rà soát vụ án của tử tù này. Tuy nhiên đã tám năm trôi qua, việc "rà soát lại vụ án" vẫn chưa có động tĩnh gì.

Cũng trong năm 2015, trả lời chất vấn về vụ án Nguyễn Văn Chưởng tại phiên họp Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tình hình oan sai trong việc áp dụng pháp luật hình sự, tố tụng hình sự, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Trương Hòa Bình cho biết, Viện trưởng Viện kiểm sát Nhân dân tối cao có kháng nghị nhưng Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao bác kháng nghị này.

Vẫn trong năm 2015, tiếp tục phiên họp trên, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Nguyễn Văn Hiện phát biểu : "Theo quy định của pháp luật hiện hành thì vụ này nếu có sai cũng hết đường kháng nghị, bởi quyết định của pháp luật về tố tụng hình sự thì quyết định của Hội đồng thẩm phán là quyết định cuối cùng". Ông Hiện, vào thời điểm đó được nói đã đề nghị Tòa án nhân dân tối cao phải có ý kiến chính thức về vụ việc và tìm cách giải quyết, nếu không thì Ủy ban Tư pháp cũng sẽ có kiến nghị.

Luật sư Lê Văn Hòa, người hỗ trợ pháp lý cho ông Nguyễn Trường Chinh kêu oan cho con là tử tù Nguyễn Văn Chưởng nói với RFA sáng ngày 7/8/2023 :

"Theo quan điểm của tôi, ông Hiện nói thế chỉ đúng một phần về mặt hình thức thôi. Còn về mặt chính trị thì phải làm rõ, bởi vì luật pháp do con người làm ra, do Quốc hội quyết định xây dựng lên. Do đó, khi phát hiện ra dấu hiệu oan sai thì phải kiểm tra làm rõ. Làm gì có chuyện ‘hết đường kháng nghị’. Như thế là không đúng. Tôi cho rằng, bây giờ để làm rõ Nguyễn Văn Chưởng có oan hay không oan thì phải có sự quan tâm chỉ đạo của lãnh đạo Quốc hội cũng như các cơ quan chức năng tham mưu của Đảng và Nhà nước. Nếu có ý kiến của Bộ Chính trị là tốt nhất.

Ít nhất là phải có quyết định từ Ủy ban Thường vụ Quốc hội trên cơ sở đề xuất từ Ủy ban Tư pháp của Quốc hội. Hoặc các ủy ban khác của Quốc hội cũng đều có quyền kiến nghị, đề xuất.

Nếu vẫn thi hành án tử hình với Nguyễn Văn Chưởng, đầu tiên là sự mất mát của tử tù Nguyễn Văn Chưởng. Nhưng tôi cho rằng cái mất mát lớn hơn, nghiêm trọng hơn nữa là cái uy tín của các cơ quan tư pháp ; uy tín của Đảng và Nhà nước. Niềm tin của người dân, họ sẽ nghĩ sao ?"

Cần hệ thống pháp luật tiến bộ

Ngoài tư cách là luật sư tư vấn, hỗ trợ pháp lý cho ông Nguyễn Trường Chinh, Luật sư Lê Văn Hòa còn là nguyên Tổ trưởng Kiểm tra án oan của Ban Nội chính Trung ương, trong đó có vụ án Nguyễn Văn Chưởng. Mấy ngày qua, chính Luật sư Hòa đã liên tục kêu gọi dừng thi hành án tử hình đối với Nguyễn Văn Chưởng trên trang Facebook của mình. Vị luật sư này cho biết, ông hy vọng và có niềm tin nội tâm là Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng sẽ có sự chỉ đạo để chánh án Tòa án Nhân dân thành phố Hải Phòng tạm dừng việc thi hành án đối với tử tù Nguyễn Văn Chưởng.

chuong2

Bức thư kêu oan viết bằng máu của ông Nguyễn Trường Chinh (trái) và tấm áo được Chưởng thêu trong trại giam thành một tờ đơn kêu oan. Hình : FB Lê Văn Hòa

Cùng bàn về vụ án này, Luật sư Nguyễn Văn Miếng, người tham gia bào chữa cho hàng chục người bất đồng chính kiến ở Việt Nam từ nhiều năm qua, cho rằng sở dĩ trật tự xã hội thiết lập và duy trì được là nhờ có pháp luật. Ông dẫn câu cách ngôn nổi tiếng của các luật gia La Mã xưa : "Ở đâu có xã hội, ở đó có pháp luật". Có nghĩa rằng pháp luật sinh ra là để bảo vệ xã hội và quan trọng nhất là bảo vệ con người, nếu một bị cáo có dấu hiệu oan sai mà hệ thống pháp luật không cứu được họ thì hệ thống pháp luật đó vứt đi.

Luật sư Nguyễn Văn Miếng nói tiếp :

"Nếu Nguyễn Văn Chưởng bị thi hành án tử hình, nó đưa tới cái hệ lụy rằng tất cả những án sau này được chỉ ra có oan sai thì họ sẽ không xem xét lại nữa. Và như thế thì rất nguy hiểm cho những bị cáo ‘tình ngay lý gian’. Họ không thể biện hộ và xã hội không thể bảo vệ họ khi có những vị đại diện pháp luật chỉ vị pháp luật mà không vị con người.

Trên nguyên tắc, khi thẩm phán tuyên một án tử hình thì họ phải xét thấy không còn điều gì lấn cấn nữa. Và tuy là một chế độ vô thần nhưng họ vẫn đặt trên niềm tin nội tâm. Khi thẩm phán có niềm tin nội tâm rằng người này không phạm tội thì họ sẽ tìm cách hoặc tuyên bố hoãn phiên tòa điều tra lại. Khi họ có niềm tin nội tâm chắc chắn người này phạm tội và không cải tạo được nữa thì họ mới tuyên tử hình.

Thế nhưng trong một nền tư pháp không độc lập thì dường như những án mà thẩm phán tuyên đã được ai đó tuyên trước và họ chỉ việc giữ lại mức án đó mà thôi.

Tôi cho rằng, hệ thống pháp luật Việt Nam cũng được xếp vào loại có tiến bộ, thì Quốc hội có thể ra kiến nghị yêu cầu Chủ tịch nước đình chỉ vụ án hoặc ít ra ân xá từ án tử hình xuống án chung thân rồi điều ra, xét xử lại sao cho quyền con người được tôn trọng trên hết, bởi mọi hệ thống pháp luật sinh ra đều để bảo vệ con người".

Tổ chức Ân Xá Quốc Tế (Amnesty International) hôm 7/8/2023 ra thông cáo báo chí kêu gọi Chính phủ Việt Nam ngưng ngay việc thi hành án tử hình đối với tử tù Nguyễn Văn Chưởng vì những quan ngại liên quan đến việc tra tấn bức cung đối với tử tù này.

Phó giám đốc khu vực phụ trách về nghiên cứu của Amnesty International, Motse Ferrer, được trích lời trong thông cáo báo chí của tổ chức này rằng : 

"Giới chức Việt Nam cần ngay lập tức bỏ các kế hoạch thi hành án đối với Nguyễn Văn Chưởng. Vụ án của ông ngay từ đầu đã có vấn đề bởi những cáo buộc gây thắc mắc bao gồm việc ông bị đánh đập, bị treo ngược người khi hỏi cung để ép nhận tội. Những cáo buộc này là nghiêm trọng, phủ bóng tối lên việc kết án và đòi hỏi phải có một điều tra độc lập, công bằng. Nếu các giới chức Việt Nam vẫn tiếp tục thực hiện kế hoạch tử hình, thì họ đã tước đi mạng sống của Nguyễn Văn Chưởng một cách tùy tiện".

Đã 16 năm kể từ khi xảy ra vụ án mạng mà nạn nhân là thiếu tá Nguyễn Văn Sinh - Công an phường Đông Hải, quận Hải An, thành phố Hải Phòng bị giết chết khi đang đi tuần tra, Nguyễn Văn Chưởng và bốn người khác bị cáo buộc tội giết người (trong đó, ông Chưởng bị đề nghị tử hình còn bốn người khác bị án từ 12 tháng đến chung thân). Tử tù Nguyễn Văn Chưởng và gia đình đã có nhiều đơn kêu oan, đề nghị các cấp xem xét lại bản án.

Theo một số chuyên gia trong lãnh vực tư pháp, khi chưa đủ căn cứ vững chắc để kết luận ông Nguyễn Văn Chưởng là người chủ mưu, cầm đầu vụ giết người ; khi hồ sơ không chứng minh được ông Chưởng chủ mưu bàn bạc đi giết người thì không thể kết tội giết người và tuyên án tử hình ông Chưởng được. Người hoàn toàn có thẩm quyền ân xá giảm án cho Nguyễn Văn Chưởng là Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng.

Diễm Thi

Nguồn : RFA, 07/08/2023

******************************

Thi hành án tử Nguyễn Văn Chưởng : Nhà nước vấy máu dân oan

Gió Bấc, RFA, 07/08/2023

Sau 15 năm kêu oan cho con, cha mẹ Nguyễn Văn Chưởng từ một thầy lang khá giả phải bán nhà cửa, tài sản trở thành người vô gia cư, ăn ngủ vật vạ gầm cầu, lề đường. Ngày 4/8 gia đình "tử tù" được Tòa án thông báo lựa chọn hình thức nhận thi hài con. Thủ tục thi hành án đã khởi động. Điều đáng nói bản án này, không chỉ bị án, gia đình, luật sư kêu oan mà chính Viện Kiểm sát tối cao, Ủy ban Tư pháp của Quốc hội cũng thấy oan nhưng nó vẫn được thi hành. Nhân danh Nhà nước giết oan người vô tội, nền tư pháp và cả bộ máy nhà nước đang vấy máu dân oan.

chuong3

Gia đình kêu oan cho tử tù Nguyễn Văn Chưởng - Facebook

Đêm 4/8, dư luận mạng xã hội bùng vở sự căm phẫn với thông tin sét đánh từ nhà báo Nguyễn Đức "Tử tù" Nguyễn Văn Chưởng sắp bị thi hành án". Kèm theo đó là hình ảnh văn bản lạnh lùng "Thông báo về việc làm đơn xin nhận thi hài tro cốt của người đã bị thi hành án tử hình"

Nhà báo nhắn tin cho Chủ tịch nước !

Không chỉ thông tin đơn thuần, phần cuối status, Nguyễn Đức đã kiến nghị "Tôi kiến nghị Chủ tịch nước cần xem xét hoãn thi hành án tử Nguyễn Văn Chưởng và Ủy ban Thường vụ Quốc hội cần xem xét lại vụ án này. Mong các đại biểu quốc hội quan tâm vụ án Nguyễn Văn Chưởng có kiến nghị khẩn cấp tạm hoãn thi hành án tử Nguyễn Văn Chưởng" (1).

Năm tiếng đồng hồ sau, khoảng 10 giờ đêm Nguyễn Đức đã đăng thêm một status mới với nội dung nóng hổi làm lòng người phấn chấn, hy vọng "Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng vừa nhắn tin trả lời tôi về thông tin tôi nhắn Chủ tịch nước chuyện tử tù Nguyễn Văn Chưởng sắp bị thi hành án.

"Tôi đã nhận được tin nhắn của Anh !" (Chủ tịch nước trả lời lúc 21:09 giờ tối 4/8/2023). Thật cảm kích, dù bận trăm công ngàn việc, Chủ tịch nước vẫn dành chút thời gian xem tin nhắn về số phận ngàn cân treo sợi tóc của Nguyễn Văn Chưởng".

Nguyễn Đức cũng đăng kèm nội dung tin nhắn gửi Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng lúc 17g15 ngày 4/8/2023.

"Kính gửi Chủ tịch nước, tôi là Nhà báo Nguyễn Đức- Biên tập viên Báo Pháp Luật Thành phố Hồ Chí Minh.

Hôm nay tôi nhận thông tin Tòa án nhân dân Thành phố Hải Phòng gửi thông báo cho gia đình tử tù Nguyễn Văn Chưởng là sắp thi hành án tử đối với Chưởng. Đây là vụ án báo chí viết nhiều, đại biểu quốc hội lên tiếng nhiều. Viện Kiểm sát tối cao từng kháng nghị giám đốc thẩm hủy án vì nhiều tình tiết cần làm rõ. Mong Chủ tịch nước xem xét cho tạm hoãn thi hành án tử Nguyễn Văn Chưởng và yêu cầu Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét lại vụ án còn nhiều oan khuất này. Kính chúc Chủ tịch nước và gia đình mạnh khỏe".

Không chỉ vậy, Nguyễn Đức còn cho biết "Trong ngày hôm nay tôi đã nhắn tin cho các đại biểu quốc hội thực hiện chức trách của đại biểu về trường hợp tử tù Nguyễn Văn Chưởng".

Chỉ sau hai tiếng đồng hồ vào khoảng 0 giờ ngày 5/8, status này đã có 1.300 lượt bày tỏ cảm xúc, 119 bình luận và 322 lượt chia sẻ (2).

Trong nhà nước tập quyền cộng sản, mọi cán bộ viên chức đều được ràng trong nội quy là không được viết, bày tỏ những ý kiến phản biện trên mạng xã hội thì việc làm của Nguyễn Đức quả là dũng cảm. Càng dũng cảm hơn nữa vì Nguyễn Đức từng lên bờ xuống ruộng, từng cận kề với cái vòng thòng lọng điều 331 qua những bài viết những clip thông tin, kiến nghị về vụ án Hồ Duy Hải.

Việc một nhà báo địa phương nhắn tin kiến nghị với chủ tịch nước và các đại biểu quốc hội cũng là điều chưa từng có tiền lệ ở xứ sở có quá nhiều quyền dân chủ để người ta lợi dụng mà thành tội phạm.

Cảm động và khâm phục nhà báo Nguyễn Đức nhưng cũng không thể không ghi nhận thái độ cầu thị hạ cố quan tâm của Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đã nhắn tin trả lời. Dù nội dung tin nhắn của ông rất trung tính đến vô cảm nhưng cũng là tín hiệu đáng mừng gieo hy vọng cho nhiều người.

Ít nhất tin nhắn ấy cũng thể hiện trách nhiệm của ông Chủ tịch nước, Trưởng ban Chỉ đạo Cải cách Tư pháp về một sự kiện quan trọng có ảnh hưởng đến nền tư pháp và cả uy tín danh dự, nhân phẩm của ông.

Vấn đề là tại sao Nguyễn Đức nhiệt huyết kiến nghị đến lãnh đạo quốc gia và đại biểu quốc hội can thiệp việc thi hành án tử tù Nguyễn Văn Chưởng đã mang án tử từ 15 năm qua.

Bị bức cung, xóa hồ sơ, nhân chứng bị trấn áp

Đây là vụ án oan mà không chỉ Nguyễn Văn Chưởng phải tẩn mỉ rút từng sợi chỉ áo để viết thành thơ kêu oan, cha anh hai lần cắn tay lấy máu viết thơ kêu oan, luật sư kêu oan mà cả Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Quốc hội, trưởng đoàn giám sát cũng công nhận là oan.

Năm 2014, báo Tuổi Trẻ và nhiều tờ báo từng đăng ý kiến Luật sư Hoàng Văn Quánh (Ðoàn luật sư Thành phố Hà Nội), người bào chữa cho Nguyễn Văn Chưởng ở phiên phúc thẩm, cho biết tại tòa cả hai anh em Chưởng khai bị đánh đập nên phải nhận tội. Các bản cung phía dưới chữ ký Chưởng đều viết chữ "EC" (tức bị ép cung).

Hồ Sơ vụ án có một số tài liệu bị mất, biên bản xác định thương tích trên người bị cáo Chưởng khi Chưởng về trại tạm giam Trần Phú do giám thị trại giam lập, có y sĩ trại giam chứng kiến nhưng không có trong hồ sơ.

Khi bị bắt, Chưởng bị tịch thu điện thoại. Bị cáo và luật sư đề nghị cơ quan điều tra khôi phục cuộc gọi và xác định xem Chưởng có mặt tại Hải Phòng vào tối 14/7 hay không nhưng yêu cầu này cũng không được thực hiện.

Ðôi dép, khẩu trang màu xanh và thanh đoản kiếm thu giữ tại hiện trường thì cơ quan điều tra không làm rõ của ai. Quần dài và áo lót của nạn nhân là tang vật thu giữ, sau đó bị hủy mà không hiểu vì lý do gì.

Quá trình tham gia vụ án từ giai đoạn điều tra, các luật sư bị Công an Thành phố Hải Phòng gây khó dễ, kéo dài thời gian cấp giấy chứng nhận bào chữa, không cho tiếp xúc với bị can. Họ phải gửi đơn kiến nghị đến Bộ Công an, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao và Phó Thủ tướng Chính phủ.

Luật sư cũng nêu ra các bằng chứng ngoại phạm là vụ án xảy ra ở Hải Phòng đêm 14/7 nhưng nhiều nhân chứng đã xác nhận Chưởng có mặt ở Hải Dương vào thời điểm đó. Khi bị triệu tập đến cơ quan điều tra, họ bị đánh đập nên mới phải khai không nhớ rõ ngày. Sau đó về suy nghĩ lại thấy áy náy, họ làm đơn khẳng định tối 14/7 có gặp Chưởng tại Hải Dương (3).

chuong4

Tử tù Nguyễn Văn Chưởng. Facebook

Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Ủy ban Tư pháp cũng thấy oan

Viện Kiểm sát nhân dân tối cao từng kháng nghị Giám đốc thẩm bản án vì chưa đủ căn cứ vững chắc buộc tội nhưng Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao đã giám đốc thẩm và y án tử hình. Năm 2014, vụ án được đưa và diện giám sát trong chương trình giám sát án oan sai của Ủy ban thường vụ Quốc hội.

Trình bày trước Đoàn giám sát, Phó viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dântối cao Nguyễn Hải Phong một lần nữa bảo lưu quan điểm của lãnh đạo Viện Kiểm sát nhân dântối cao.

"Qua xem xét hồ sơ vụ án, chúng tôi thấy chưa đủ căn cứ vững chắc để kết luận Chưởng là người chủ mưu, cầm đầu vụ giết người".

Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Nguyễn Văn Hiện cho rằng căn cứ vào hồ sơ thì Chưởng cũng không phải là người có vai trò chính gây ra cái chết (gây ra vết thương trên trán của nạn nhân - NV).

Hồ sơ không chứng minh được Chưởng chủ mưu bàn bạc đi giết người thì không thể kết tội giết người và tuyên án tử hình Chưởng được.

Theo ông Hiện, vụ Nguyễn Văn Chưởng đã qua xét xử sơ thẩm, phúc thẩm và giám đốc thẩm với cấp xét xử cao nhất là Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.

Theo quy định của pháp luật hiện hành thì vụ này nếu có sai cũng hết đường kháng nghị, bởi quyết định của pháp luật về tố tụng hình sự thì quyết định của Hội đồng thẩm phán là quyết định cuối cùng" - ông Nguyễn Văn Hiện nói (4).

"Pháp luật" không qua "thế lực"

Có lẽ từ những bế tắc pháp lý mà ông Hiện nêu, Luật Tố tụng Hình sự sửa đổi năm 2015 đã đưa ra điều luật mới. 

"Điều 404 : Yêu cầu, kiến nghị, đề nghị xem xét lại quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao

1. Khi có căn cứ xác định quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao có vi phạm pháp luật nghiêm trọng hoặc phát hiện tình tiết quan trọng mới có thể làm thay đổi cơ bản nội dung quyết định mà Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao không biết được khi ra quyết định đó, nếu Ủy ban thường vụ Quốc hội yêu cầu, Ủy ban tư pháp của Quốc hội, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao kiến nghị, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao đề nghị thì Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối phải mở phiên họp để xem xét lại quyết định đó.

2. Trường hợp Ủy ban thường vụ Quốc hội yêu cầu thì Chánh án Tòa án nhân dân tối cao có trách nhiệm báo cáo Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao để xem xét lại quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.

3. Trường hợp Ủy ban tư pháp của Quốc hội, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao kiến nghị thì Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao mở phiên họp xem xét kiến nghị đó.

Trường hợp Chánh án Tòa án nhân dân tối cao đề nghị thì báo cáo Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao mở phiên họp xem xét đề nghị đó" (5).

Như vậy đến thời điểm hiện nay thì bản án Nguyễn Văn Chưởng không còn bị vướng vào ngõ cụt là hết luật, hết cấp xử lại như thời điểm năm 2014.

Vấn đề là nền tư pháp, thể chế chính trị, Đảng có thiện chí để khai thông cái bế tắc ấy, bảo đảm tòa án xét xử công minh giải oan cho người vô tội hay không ? Vướng mắc thật sự không phải là "pháp luật" mà là "thế lực". Điều 404 đặt ra để làm sang cho nền tư pháp nhưng chưa hề được thi hành.

Tương tự như trường hợp Nguyễn Văn Chưởng, vụ án Hồ Duy Hải cũng được Viện Kiểm sát nhân dân tối cao kháng nghị Giám đốc thẩm và bị "hội đồng dao thớt" y án. Sau giám đốc thẩm Ủy ban Tư pháp Quốc hội đã họp với đa số ý kiến thành viên đồng tình kiến nghị xem xét lại bản án giám đốc thẩm "Đa số ý kiến phát biểu đều đề nghị xem xét lại "tính đúng đắn" của quyết định giám đốc thẩm" (6).

Nhưng đến nay vụ án vẫn chìm trong im lặng. Điều 404 vẫn không được thực thi. Biết đâu, sau Nguyễn Văn Chưởng, lại đến lượt gia đình Hồ Duy Hải nhận thông báo !

Tại sao "pháp luật" chịu thua "thế lực". Pháp luật thực hiện qua tổ chức, con người mà trong thể chế cộng sản hiện nay, các ông bà Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Quốc hội đều chỉ là Ủy viên Trung ương Đảng, trong khi Chánh án Nguyễn Hòa Bình là thành viên Ban Bí thư hai khóa, hiện lại leo thêm nấc mới là Ủy Viên Bộ Chính Trị. Chức vụ đảng, quyền lực chính trị của Nguyễn Hòa Bình cao hơn Lê Minh Trí, Lê thị Nga đến hai bậc, áo mặc sao qua khỏi đầu.

Nếu thừa nhận hai bản án của Nguyễn Văn Chưởng và Hồ Duy Hải sai, hóa ra những tuyên bố của chánh án Nguyễn Hòa Bình trước nay là láo khoét sao ?

Đây là thách thức với những nhà lãnh đạo tối cao, với ông Thưởng cũng như các vị đại biểu quốc hội. Những tin nhắn của nhà báo Nguyễn Đức là sợi dây xích trách nhiệm mà các ông không thể né tránh. Hoặc ngăn chặn tội ác để tay không vấy máu hoặc im lặng thỏa hiệp giết người vô tội. Để tội ác nhân danh công lý diễn ra công khai trước dư luận không chỉ cá nhân ông Thưởng mà cả thể chế này đang vấy máu dân oan.

Gió Bấc

Nguồn : RFA, 07/08/2023

****************************

Gia đình, công chúng thnh cu Ch tch Vit Nam hoãn t hình Nguyn Văn Chưởng

An Tôn, VOA, 07/08/2023

Cha m ca t tù Nguyn Văn Chưởng và hàng nghìn người khác trong 4 ngày nay gi li thnh cu đến Ch tch nước Vit Nam xin tm hoãn thi hành án t hình ca Chưởng, nhưng chưa có hi đáp t nhà lãnh đo. Mt lut sư nm rõ v án nói nếu thi hành án s là "sai lm đc bit nghiêm trng", nh hưởng ln đến nim tin ca dân vào Đng, Nhà nước.

chuong5

Ông Nguyn Trường Chinh đim ch thnh nguyn thư bng máu, xin Ch tch Vit Nam tm hoãn thi hành án t hình ca con là Nguyn Văn Chưởng, 6/8/2023.

Đưa thông tin lên internet, cha m ca ông Chưởng cho biết Tòa án Nhân dân thành ph Hi Phòng gi công văn đ ngày 4/8 thông báo cho gia đình biết h "có quyn làm đơn xin nhn t thi, tro ct người đã b thi hành án t hình" và cn gi đơn trong vòng 3 ngày làm vic.

Ngay sau khi nhn thông báo, ông Nguyn Trường Chinh, người cha ca ông Nguyn Văn Chưởng, đã làm đơn gi Ch tch Võ Văn Thưởng ca Vit Nam "kêu cu hoãn thi hành án t hình", đng thi ông Chinh và gia đình cũng kêu gi công chúng Vit Nam lên tiếng cùng. Đã 16 năm qua, ông Chinh không ngng kêu oan cho con, k c dùng máu viết thư gi các nhà lãnh đo.

Ông Chưởng, sinh năm 1983, b bt ngày 2/8/2007 vì b tình nghi là ch mưu mt v đâm chém, cướp ca làm chết mt thiếu tá cnh sát hình s Hi Phòng. Hai người khác b xác đnh là đng phm ca ông Chưởng. Các phiên tòa sau đó tuyên ông có ti và phi chu án t hình, hai người kia chu án 23 năm tù giam và chung thân.

Cha m ông, các lut sư, báo chí nhiu ln nêu ra nhng chng c cho thy ông ngoi phm, b bc cung và b kết án oan, nhưng các cơ quan có thm quyn không thay đi phán quyết.

Trong đơn kêu cu mi nht, vi đim ch bng máu bên dưới ch ký, người cha Nguyn Trường Chinh mt ln na khng đnh nhng điu như sau : Nguyn Văn Chưởng là người vô ti, b cán b điu tra thuc công an Hi Phòng to dng h sơ hãm hi ; Chưởng không có mt nơi xy ra v án ; không có nhân chng, vt chng chính xác, c th ; có s vi phm nghiêm trng lut t tng.

Đng hành, tiếp sc cho li kêu cu ca ông Chinh và gia đình là gn 3.500 người ký vào mt thnh nguyn thư trên trangAvaaz.org và hàng nghìn người khác gi tin nhn đến s đin thoi ca Ch tch nước Võ Văn Thưởng đ ngh hãy tm hoãn thi hành án.

Đến chiu 7/8, vn chưa rõ ông Thưởng đưa ra quyết đnh gì cũng như tình hình ca t tù Nguyn Văn Chưởng ra sao. Trong ngày 7/8, m ca ông Chưởng là bà Nguyn Th Bích cho VOA biết rng chng bà, ông Nguyn Trường Chinh, b đt qu khi đang kêu cu trước Tr s Tiếp dân Trung ương ti Hà Đông thuc Hà Ni.

Trong s nhng tiếng nói thúc gic Ch tch nước Võ Văn Thưởng tm hoãn thi hành án đi vi ông Chưởng có lut sư Lê Văn Hòa, người nm rõ v án.

Lut sư Hòa cho VOA biết ông tng là T trưởng Kim tra án oan ca Ban Ni chính Trung ương, thuc Đng Cng sn, và trc tiếp được giao nhim v xem xét li đơn kêu oan v v án ca ông Nguyn Văn Chưởng trong giai đon 2012-2014.

Sau đó, ông Hòa có thi gian làm lut sư tư vn, h tr pháp lý cho ông Nguyn Trường Chinh kêu oan cho con.

T nhng thông tin nm được, lut sư Hòa nói vi VOA rng ông "kêu gi các v lãnh đo Đng, Nhà nước, Quc hi, Chính ph và các cơ quan chc năng, đc bit là Vin Kim sát Nhân dân Ti cao, hãy ch đo Chánh án Tòa án Nhân dân thành ph Hi Phòng dng vic thi hành án đi vi Nguyn Văn Chưởng".

Vn v lut sư khng đnh rng "Nguyn Văn Chưởng b kết án t hình oan, vì rt nhiu vi phm t tng cp sơ thm, phúc thm chưa được làm rõ !" và ông đ ngh các cơ quan liên quan "kim tra, làm rõ các kiến ngh ca tôi trong 10 năm qua".

Ông Hòa dành hơn 30 phút vi VOA đ tóm tt li v án, tp trung nhn mnh các đim gm : li khai ca các b cáo và nhân chng có nhiu mâu thun ; Chưởng có bng chng ngoi phm là xa hin trường v án khong 40 kilomet thi đim xy ra án mng ; có vi phm nghiêm trng v bo v hin trường nên các du vết, vt chng b mt, b xáo trn ; nh chp và kết qu khám nghim t thi cho thy ngoài v đâm chém lúc 21h ngày 14/7/2007, thiếu tá cnh sát hình s Nguyn Văn Sinh có th đã b tn công đa đim khác, bng vũ khí khác trước đó ; bn cht v án có th là ông Sinh b giết vì lý do khác ch không phi vì b cướp ca.

Gi đây, khi tính mng ca ông Nguyn Văn Chưởng hết sc mong manh và có nhiu li kêu cu ca gia đình và công chúng, lut sư Hòa mong điu đó có th làm lay đng nguyên th ca đt nước :

"Tôi cũng hy vng Ch tch nước Võ Văn Thưởng s có ch đo đ cho Chánh án Tòa án Nhân dân thành ph Hi Phòng s ra quyết đnh tm hoãn thi hành án t hình đi vi Nguyn Văn Chưởng. Các thông tin đến vi Ch tch nước Võ Văn Thưởng ri, tôi không nghĩ rng Ch tch nước s vô tâm mà lng im không có đng thái gì đ ngăn chn vic thi hành án Chưởng trong thi đim này".

VOA c gng liên lc vi người đng đu nhà nước Vit Nam đ tìm hiu xem ông cân nhc, quyết đnh ra sao nhưng không kết ni được.

Vn lut sư Hòa lưu ý rng sinh mng con người là vn đ hết sc to ln và ông bình lun :

"Nếu thi hành t hình Nguyn Văn Chưởng, nếu điu đó xy ra, tôi cho rng đây là sai lm đc bit nghiêm trng mà không có bt c cơ hi nào đ các cơ quan t tng v án này, đc bit là ông chánh án Tòa án Nhân dân thành ph Hi Phòng có cơ hi đ sa sai".

Ông Hòa cho biết ông tin mt lúc nào đó v án Nguyn Văn Chưởng s được kim tra, làm rõ, lt li. Khi đó, gi đnh rng án t hình đã thi hành, ông Chưởng đã chết ri, "ai s là người đn mng cho Nguyn Văn Chưởng ?", lut sư Hòa đt câu hi.

Mt ln na, v lut sư nhn mnh cn phi tránh đ xy ra "sai lm đc bit nghiêm trng" vì đó không ch là sai lm ca riêng tòa án Hi Phòng mà còn là trách nhim ca nn tư pháp Vit Nam.

Điu rõ ràng là nếu nhng người có thm quyn vn dn ti vi quyết đnh thi hành án, gia đình ông Nguyn Trường Chinh s phi chu mt mát rt ln lao không gì có th bù đp là mt con, lut sư Hòa nói vi VOA, đng thi đưa ra cnh báo v h ly to ln cho đt nước và nhng người cm quyn :

"Tôi cho là có mt mát còn ln hơn thế na, đó là nim tin ca người dân Vit Nam vào nn tư pháp này, vào s lãnh đo ca Đng và Nhà nước s nh hưởng rt nghiêm trng. Đy mi là mt mát ln nht trong v án này, nếu như sau này v án được lt li, được kim tra và kết lun Nguyn Văn Chưởng b oan, thì đó là cái mt ln nht là đi vi đt nước Vit Nam này, đi vi uy tín ca Đng Cng sn Vit Nam, nhà nước Cng hòa Xã hi Ch nghĩa Vit Nam, cũng như uy tín ca các cơ quan t tng Vit Nam".

Ch tch nước Vit Nam ông Võ Văn Thưởng hi cui tháng 3 tng lưu ý vi ngành tòa án ca đt nước rng "không được đ xy ra oan, gim ti đa tình trng sai" khi ông hp vi gii lãnh đo Tòa án Ti cao.

Trong cuc hp vi Ban Cán s Đng và lãnh đo Tòa án Nhân dân Ti cao, Ch tch Thưởng nêu bt nhim v trng tâm ca ngành tòa án Vit Nam là đy mnh ci cách tư pháp, bo đm tính đc lp ca tòa án theo thm quyn xét x.

Ch tch Thưởng khi đó nhn mnh rng mi phán quyết, quyết đnh ca tòa án liên quan đến sinh mng chính tr và thm chí là sinh mng con người, quyn, li ích hp pháp ca t chc và công dân, vì thế không được đ xy ra oan, gim ti đa tình trng sai hoc vi yêu cu cao là không được đ xy ra sai.

An Tôn

Nguồn : VOA, 07/08/2023

****************************

Vì sao "Báo chí cách mạng" câm miệng trước việc tử hình oan ?

Gió Bấc, RFA, 06/08/2023

Ba ngày qua, trước nguy cơ cái chết oan ức được báo trước của "tử tù" Nguyễn Văn Chưởng, dư luận xã hội mang fb sôi sục kêu oan, kiến nghị hoãn thi hành án… Ngược lại, 800 tổ chức Báo chí cách mạng là "cơ quan ngôn luận của đảng, là tiếng nói của nhân dân" lại đồng loạt im lặng. Sư im lặng bối rối, sự im lặng ngoan ngoãn của đàn cừu phục tùng ngọn roi của kẻ chăn bỏ mặc cho sinh mạng của đồng loại, đồng bào. Cơ quan ngôn luận của đảng cạn chữ, tiếng nói của nhân dân lại yếu hơi đến thế sao ? Phải giương cao chính nghĩa chỉ ra đích danh thế lực thù địch đang chống phá đi chứ ?

chuong6

Cha mẹ Nguyễn Văn Chưởng kiên trì kêu oan cho con

Ngay chiều 4/8, khi nhà báo Nguyễn Đức đưa thông tin gia đình "tử tù" Nguyễn Văn Chưởng kêu cứu xin hoãn thi hành án, mạng xã hội fb và báo chí truyền thông tiếng Việt đã bùng lên cơn bảo thông tin phản đối, kiến nghị. 21 giờ ngày 6/8, dùng từ khóa "tử hình Nguyễn Văn Chưởng" trên mạng tìm kiếm Google có đến 1.420.000 lượt kết quả (1).

Từ các cơ quan truyền thông quốc tế như BBC, RFA… báo chí việt ngữ ở hải ngoại như Người Việt, Đất Việt, Sài Gòn Nhỏ… các trang mạng xã hội như báo Tiếng Dân, Chân Trời Mới, Luật Khoa tạp chí đồng loạt đăng thông tin kêu cứu từ gia đình Nguyễn Văn Chưởng, ý kiến của những người có liên quan như Luật sư Lê Văn Hòa, nguyên Vụ trưởng Ban Nội chính Trung ương từng là tổ trưởng tổ giám sát vụ án này 8 năm trước phân tích hồ sơ vụ án có nhiều sai phạm tố tụng nghiêm trọng, nhiều hồ sơ bị mất, vật chứng vụ án bị đánh tráo, nhiều bị cáo khai bị tra tấn, ép cung, chứng cứ ngoại phạm Nguyễn Văn Chưởng, vào thời điểm xảy ra vụ án Chưởng có mặt tại Hải Dương cách hiện trường vụ án hơn 40km không được xem xét. Tất cả các kênh thông tin này đều theo một hướng phản biện cho rằng việc buộc tội Nguyễn Văn Chưởng giết người là không có cơ sở và thi hành án tử hình oan là nền tư pháp tăm tối và phi nhân

Những hình ảnh ông Nguyễn Trường Chinh cha ruột Chưởng cắt tay lấy máu viết thư kêu oan cho con, mẹ và em Chưởng trương lời kêu gọi hoãn thi hành án liên tục cập nhật trên mạng xã hội gây xúc động lòng người.

Đặc biệt từ ngày 5/8, trên mạng xã hội đã có trang đăng "Kiến nghi hoãn thi hành ăn tử tù Nguyễn Văn Chưởng" thu thập được gần 3000 chữ ký và đang tiếp tục cập nhật. Thỉnh nguyện thư này gửi đến Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng tóm tắt ý kiến của Luật sư Hoàng Văn Quánh (Ðoàn luật sư Thành phố Hà Nội), người bảo vệ cho Nguyễn Văn Chưởng ở phiên phúc thẩm, cho biết tại tòa cả hai anh em Chưởng khai bị đánh đập nên phải nhận tội. Các bản cung phía dưới chữ ký Chưởng đều viết chữ "EC" (tức bị ép cung). "Tôi cho rằng việc kết tội Chưởng giết người là chưa có cơ sở". 

Thỉnh nguyện thư cũng nhắc quan điểm của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao quyết nghị Giám đốc Thẩm vụ án đề nghị Tòa án nhân dân tối cao hủy bản án hình sự phúc thẩm. Quyết định kháng nghị nêu rõ vụ án có một số vấn đề cần phải làm rõ, đề nghị xem xét về phần hình phạt theo hướng giảm nhẹ cho Nguyễn Văn Chưởng từ tử hình xuống chung thân.Nhưng Tòa án nhân dânTC đã bác bỏ kiến nghị này mà không có cơ sở buộc tội vững chắc. Gia đình bị án liên tục kêu oan từ đó đến nay.

Thư thỉnh nguyện đề nghị : "chúng tôi khẩn thiết kiến nghị Chủ tịch nước ra quyết định hoãn thi hành án để bảo vệ mạng sống của công dân Nguyễn Văn Chưởng trong vụ việc có dấu hiệu oan sai. Quyết định của Chủ tịch nước cũng là cơ hội để thể hiện cam kết cải thiện nền tư pháp, bảo vệ quyền con người của công dân" (2).

Đặc biệt, nhà báo Nguyễn Đức, Biên tập viên báo Pháp Luật Thành phố Hồ Chí Minh liên tục tác nghiệp và cập nhật thông tin trên fb cá nhân và kênh youtube về những diễn tiến mới của vụ việc. Đích thân Nguyễn Đức đã gửi tin nhắn và nhận được tin nhắn phản hồi từ Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng. Một số đại biểu quốc hội gửi tin nhắn cho Chủ tịch nước và cũng nhận được phản hồi. Ông Lưu Bình Nhưỡng, nguyên đại biểu quốc hội nhiều khóa, hiện là Phó ban Dân nguyện Quốc hội cũng gửi tin nhắn cho Chủ tịch nước và nhận được phản hồi.

 Nguyễn Đức cũng gặp, trao đổi và ghi lại phát biểu ý kiến ông Lưu Bình Nhưỡng khẳng định rằng "Có đủ căn cứ để Chủ tịch nước cho hoãn thi hành án tử và giao cấp thẩm quyền xem xét theo thủ tục đặc biệt đối với tử tù Nguyễn Văn Chưởng… để tránh oan khuất" (2b).

Ông Lưu Bình Nhưỡng đã nêu ra những vi phạm tố tụng, thiếu cơ sở buộc tội của bản án đã được Viện Kiểm sát nhân dân tối cao quyết nghị, đồng thời chỉ ra Bộ luật Tố tụng năm 2015 đã mở ra điều luật mới để xem xét lại các bản án Giám đốc thẩm có vi phạm nghiêm trọng. Ông Nhưỡng còn khẳng định ngoài Hồ Duy Hải và Nguyễn Văn Chưởng, Việt Nam còn có nhiều bản án tử hình chưa có cơ sở vững chắc vì vậy ông kiến nghị Chủ tịch nước cần cân nhắc hết sức thận trọng khi ký các quyết định bác các đơn xin ân xá. Để khách quan, Chủ tịch nước không nên nghe ý kiến một chiều từ các cơ quan giúp việc mà phải thành lập Hội đồng Tư vấn xét đơn ân xá độc lập. Theo ông đây là vấn đề cần hết sức cẩn trọng vì là công lý của nền tư pháp và còn là quyền con người.

Phải nói là các tác nghiệp của nhà báo Nguyễn Đức thật sắc sảo, nhạy bén và rất chính danh bảo vệ sự công bằng, minh bạch của nền tư pháp. Nhưng đáng tiếc là toàn bộ các nội dung tác nghiệp ấp không được chuyển tải lên tờ báo Pháp Luật Thành phố Hồ Chí Minh mà Nguyễn Đức đang là Biên tập viên mà chỉ phổ cập trên fb cá nhân.

Xét về tôn chỉ mục đích thì đề tài này đúng hoàn toàn phù hợp và là sở trường đắc địa của báo Pháp Luật Thành phố Hồ Chí Minh. Hơn 20 năm trước tờ báo này cũng từng đi đầu đấu tranh xây dựng nền tư pháp công bằng nói chung và đấu tranh cho những nạn nhân bị án oan. Báo từng theo đuổi đấu tranh cho một tử tù ở Đồng Nai bị oan nhưng theo pháp luật thời đó đã hết cấp xét xử. Bị án chết vì bệnh. Ông Vũ Đức Khiển Phó chủ tịch quốc hội thời đó đã thân hành đến gia đình tử tù này thắp nhang như một cách giải oan. Vậy tại sao trong lần này Nguyễn Đức phải đơn độc lên tiếng với tư cách cá nhân mà không có điểm tựa từ cơ quan báo chí mà mình đang cộng sự ?

Nhìn lại kết quả tìm kiếm trên Google, không riêng báo Pháp Luật Thành phố Hồ Chí Minh mà toàn bộ 800 tờ báo lề phải đều đồng lòng ngậm miệng trước bản án oan này. Trên 1 triệu lượt thông tin về thi hành án Nguyễn Văn Chưởng đếu từ báo chí nước ngoài và mạng xã hội. Ngay tờ báo Tuổi Trẻ từng có những thông tin tường thuật có giá trị về vụ án thì bài mới nhất thông tin về vụ này là "Vụ tử tù Nguyễn Văn Chưởng đã "hết đường" kháng nghị" từ năm 2014 (3).

Vì sao 800 tờ báo đảng, báo nhà nước, báo chí cách mạng hay còn gọi là báo lề phải báo quốc doanh lại tự nguyện câm lặng, tự khước từ quyền thông tin trước một sự kiện quan trọng ảnh hưởng đến sinh mạng của công dân ? Bản án đúng sai còn là lằn ranh giữa minh bạch, công bằng, nhân đạo hoặc tối tăm, bất công và man rợ của nền tư pháp. Lựa chọn sư im lặng trước bản án tử hình oan ức là a tòng với nền tư pháp man rợ, phục tòng và phục vụ cho một thế lực ác quỷ đội lốt con người.

Phải chăng đúng như người ta nói 800 tờ báo này có chung ông Tổng Biên Tập và chính ông Tổng ra lệnh cấm hoặc chưa cho phát lệnh nói nên tất cả đồng thủ khẩu như bình.

Nhà nước công sản hằng rêu rao vai trò của báo chí. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã từng xưng tụng theo bài bản chung về vai trò báo chí là "Báo chí đã trở thành lực lượng xung kích, tin cậy của Đảng và Nhà nước trên mặt trận thông tin, tuyên truyền. Với đội ngũ hùng hậu trên 18.000 nhà báo được cấp thẻ, có tính chuyên nghiệp cao và tiếp cận nhanh với công nghệ báo chí, truyền thông hiện đại, người làm báo thực sự là người chiến sĩ trên mặt trận tư tưởng, văn hóa như Bác Hồ kính yêu đã dạy : "Ngòi bút của các bạn cũng là những vũ khí sắc bén trong sự nghiệp phò chính, trừ tà".

Vị Thủ Tướng cũng chia sẻ vấn đề hết sức "xôi thịt" trong cuộc cạnh tranh báo chí và mạng xã hội là "Tôi cũng xin chia sẻ những khó khăn mà báo chí và đội ngũ những người làm báo đang phải đối mặt, nhất là trong bối cảnh báo chí chính thống bị mạng xã hội cạnh tranh khốc liệt cả về mức độ ảnh hưởng, thị phần thông tin và quảng cáo…" (4).

Báo chí chiến đấu hết mình vì đảng, cạnh tranh giành quảng cáo với mạng xã hội còn chuyện sống chết, oan ưng của dân, chuyện công bằng xã hội, chuyên chế của ông an, bất công của tòa án, báo chí cách mạng ngậm miệng ăn tiền dành phần cho mạng xã hội.

Một nhiệm vụ quan trọng, chiêu sở trường của báo chí cách mạng là gắp lửa bỏ tay người đã được Tuyên giáo đảng khẳng định trong bài "Vai trò của báo chí trong đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch". Ngay trong vụ chuyến bay giải cứu hàng đàn cán bộ cấp cao của 5 bộ ngành bóp cổ hút máu dân ngay cơn hoạn nạn, báo Công an Nhân dân vẫn tìm thấy thế lực thù địch nói xấu nhà nước.

Sao đến nay báo chí chưa xuất chiêu này ? Chắc còn bất ngờ, trí tuệ của những con người quen đi theo lề phải chưa phân định được Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, ông Phó ban Dân nguyện Quốc hội, nhà báo Nguyễn Đức ai sẽ là kẻ xấu, là thù địch.

Sự dũng cảm đơn độc tác nghiệp trên mạng xã hội của nhà báo Nguyễn Đức quả là sự đơn độc đến mong manh. Mong rằng đừng có thêm oan án mới !

Gió Bấc

Nguồn : RFA, 06/08/2023

****************************

Ân Xá Quốc Tế : Việt Nam cần ngưng ngay kế hoạch tử hình tử tù oan Nguyễn Văn Chưởng

RFA, 07/08/2023

Ân Xá Quốc Tế (Amnesty Interantional) hôm 7/8 lên tiếng kêu gọi Chính phủ Việt Nam phải ngưng ngay mọi kế hoạch tử hình đối với tử tù Nguyễn Văn Chưởng vì những quan ngại liên quan đến việc tra tấn bức cung và thiếu một phiên tòa công bằng đối với ông Chưởng.

chuong7

Tử tù Nguyễn Văn Chưởng - Facebook

Gia đình tử tù Nguyễn Văn Chưởng (40 tuổi) vào ngày 4/8 nhận được giấy báo từ Tòa án Nhân dân Thành phố Hải Phòng, thông báo cho gia đình chuẩn bị làm thủ tục nhận tro cốt, tử thi của người bị thi hành án tử hình trong vòng ba ngày. Tuy nhiên, gia đình ông Chưởng không nhận được bất cứ thông báo nào về việc thi hành án trong khi tử tù Nguyễn Văn Chưởng và gia đình suốt 15 năm qua liên tục kêu oan lên các cấp chính quyền.

Phó giám đốc khu vực phụ trách về nghiên cứu của Amnesty International, Motse Ferrer, được trích lời trong thông cáo báo chí của tổ chức này nói :

"Giới chức Việt Nam cần ngay lập tức bỏ các kế hoạch thi hành án đối với Nguyễn Văn Chưởng. Vụ án của ông ngay từ đầu đã có vấn đề bởi những cáo buộc gây thắc mắc bao gồm việc ông bị đánh đập, bị treo ngược người khi hỏi cung để ép nhận tội. Những cáo buộc này là nghiêm trọng, phủ bóng tối lên việc kết án và đòi hỏi phải có một điều tra độc lập, công bằng. Nếu các giới chức Việt Nam vẫn tiếp tục thực hiện kế hoạch tử hình, thì họ đã tước đi mạng sống của Nguyễn Văn Chưởng một cách tùy tiện".

Nguyễn Văn Chưởng bị kết án trong một vụ án cướp của và giết người vào năm 2007 cùng với hai người khác. Ông bị kết án tử hình. Nguyễn Văn Chưởng đã bác bỏ các cáo buộc và gửi thư cho gia đình khẳng định mình bị tra tấn và đối xử tàn tệ khi bị công an giam giữ điều tra để khiến ông phải nhận tội giết người. Ông cho gia đình biết mình bị cởi quần áo, treo người lên và bị đánh trong quá trình hỏi cung. Phía công an đã bác bỏ những cáo buộc này.

Thêm vào đó, hai nhân chứng của vụ án sau đó cũng đã lên tiếng nói rằng họ bị Công an Hải Phòng hành hạ và dọa nạt để bức cung.

Việc thi hành án tử hình ở Việt Nam hiện vẫn được coi là bí mật quốc gia nên các tổ chức nhân quyền quốc tế không có được số liệu về các án tử hình được thi hành hàng năm tại Việt Nam. Những vụ thi hành án tử hình rất ít khi được báo Nhà nước loan tải. Tuy nhiên, Amnesty International cho rằng hàng chục vụ án tử hình vẫn được thi hành hàng năm tại Việt Nam.

Việt Nam cũng đã phê chuẩn Công ước quốc tế về chống tra tấn và Công ước Quốc tế về các quyền Dân sự và Chính trị (ICCPR).

Theo Amnesty International, khi một án tử hình được thi hành sau một phiên tòa không đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế và các tiêu chuẩn theo Điều 14 của ICCPR thì điều này đã vi phạm luật quốc tế, và việc thi hành án là tùy tiện.

Nguồn : RFA, 07/08/2023

Quay lại trang chủ

Additional Info

  • Author: Diễm Thi, Gió Bấc, An Tôn, RFA tiếng Việt
Read 470 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)