Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Diễn đàn

17/11/2023

Vụ bắt khẩn cấp cựu Đại biểu quốc hội để lộ một sự trả thù

Nhiều tác giả

Phó Ban Dân Nguyện đồng phạm với xã hội đen, chuyện lạ mà quen !

Gió Bấc, RFA, 17/11/2023

Cựu nghị viên nổi tiếng trung ngôn, đương nhiệm Phó Ban của Quốc hội mở công đường tiếp đón, đối thoại với gia đình tử tội lại bị bắt khẩn cấp vì đồng phạm với đám giang hồ vặt, trấn lột tài sản của doanh nghiệp lon con là chuyện la. Độc chiêu một quả đấm vừa trúng yết hầu vừa xỉa dưới thắt lưng, đòn quen thuộc của Công an dành cho người "gây ảnh hưởng" là chuyện rất quen. Tước đoạt tự do, bịt miệng, nhuộm đen nhân thân, đầu độc dư luận, vô hiệu mọi ảnh hưởng.

lbn1

Cơ quan điều tra Công an tỉnh Thái Bình tống đạt quyết định khởi tố và lệnh bắt với Phạm Minh Cường (biệt danh Cường "quắt") tại thời điểm năm 2022 - Ảnh : Công an tỉnh Thái Bình

Tội danh cưỡng đoạt tài sản liên quan đến nhóm giang hồ vô danh Phạm Minh Cường, nguyên cớ bắt ông Lưu Bình Nhưỡng sống sượng, vô lý là nhiều người nghi hoặc cho rằng đây là vụ án chính trị. Không ít người thắc mắc vì sao với tài trí và quyền lực trong tay, công an không chọn nguyên cớ khác, xứng tầm và nghe có lý hơn. Với biết bao câu phát biểu gay góc đụng chạm từ ngành công an, môi trường, tòa án, không tha cả Quốc hội, có không dưới trăm câu nặng ký hơn "ông Thanh Từ ngu hơn bò", đủ sức tống ông Lưu Bình Nhưỡng vào tù bố bảo ai dám cải.

Báo chí và Công an : Song kiếm hợp bích 

Vấn đề là người bắt không cần lòng tin, bất cần sự hiểu biết mà cần công chúng sợ hãi, phục tùng. Thực tế đúng như câu nói của ông Lưu Bình Nhưỡng, trong thể chế hiện nay, "tội phạm đang nhảy múa trên lưỡi gươm công lý". Tội phạm đang nắm trong tay siêu quyền lực của chế độ, triệt tiêu tất cả những cá nhân ảnh hưởng đến người khác, đến số đông và thị uy với những người còn lại. Trấn áp bằng bắt bớ, tù đày chưa đủ, cần phải bôi đen nhân thân những người bị xem là đối địch.

Thể chế hiện nay có cặp đôi công cụ đắc lực hữu hiệu, tung hứng thực hiện hoàn hảo thủ đoạn đàn áp kép cả thể xác lẫn tinh thần, tước đoạt tự do và bôi nhọ danh dự nhân phẩm người bị xem là đối nghịch. Công an và truyền thông lề Đảng. Nguyên tắc không ai bị xem là có tội khi chưa bị tuyên bởi bản án có hiệu lực được báo chí của Đảng vứt vào sọt rác. Chỉ cần Công an mớm tin là báo đồng loạt răm rắp đăng theo một chiều dù là vô lý, dù là phi nhân thậm chí còn vẻ với thêm. Có khi báo chí còn đi trước đăng tin khơi màu tạo cớ cho Công an vào cuộc. Những nguyên tắc điều tra, đối chiếu thông tin, thẩm định tính trung thực, độ tin cậy, vv cũng đều là con số 0 tròn trĩnh.

Với luật sư Cù Huy Hà Vũ một thái tử đảng, con đệ nhất công thần tiếp nhận sự thoái vị của vua Bảo Đại, đệ nhất trung thần quay lưng, trở mặt đấu tố văn nghệ sĩ anh em, người ta dùng hai cái bao cao su. Với đảng viên lão thành Lê Đình Kình luôn trung trinh với nghị quyết đảng, người ta không chỉ dùng súng đạn, cho becgie mà còn phải thêm vào chuyện nhận tiền thưa kiện đòi đất thuê.

Cụ già Lê Tùng Vân gần 90 tuổi ngoài tội danh 331 người ta còn ân cần bonus thêm hai tội nhơ nhớp loạn luân, lừa đảo chiếm đoạt tài sản mà bất cần chứng cứ. Đầu tháng 11 oan nghiệt này năm trước, ngay trước ngày xử phúc thẩm, 800 tờ báo lề phải đồng loạt thông tin theo công bố của công an tỉnh Long An. "Sau khi có kết quả giám định ADN, Cơ quan an ninh điều tra Công an tỉnh Long An đã ra quyết định khởi tố vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản tại hộ bà Cao Thị Cúc, nơi từng tự xưng là "tịnh thất Bồng Lai".

Ngày 1/11, thông tin từ Công an tỉnh Long An cho biết Cơ quan an ninh điều tra Công an tỉnh này đã có quyết định khởi tố vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản xảy ra tại hộ bà Cao Thị Cúc, ấp Lập Thành, Hòa Khánh Tây, huyện Đức Hòa, Long An" (1).

Đến nay đã hơn 1 năm, không hề có cái kết quả giám định AND nào được công bố và cũng không hề có vụ án lừa đảo nào được khởi tố. Hàng vạn tin bài có nội dung như vậy vẫn ngạo nghễ trên các trang báo online, mạng xã hội mà không cần đính chính rút bài. Đây là hình ảnh trong 1 trang Google tìm kiếm khi gỏ từ khóa "Tịnh Thất Bồng Lai loạn luân, lừa đảo chiếm đoạt tài sản".

Luật sư nhân quyền Đặng Đình Mạnh đã lên tiếng vạch trần thủ đoạn gian dối, cường quyền phi pháp vô nhân này trên kênh Tiếng Nói Dân Oan (2).

Đúng theo kịch bản

Bước khởi đầu của vụ bắt Tiến sĩ, cựu đại biểu Quốc hội, đương nhiệm Phó trưởng Ban Dân nguyện Lưu Bình Nhưỡng cũng diễn ra theo kịch bản này. Điều đáng nói trong nhiều năm dài từ 2016 đến nay, ông Lưu Bình Nhưỡng là người ơn không chỉ của dân oan mà còn là người ơn của tất cả các tờ báo. Những diễn ngôn sắc sảo, mạnh mẽ trung thực của ông luôn được báo chí săn lùng tung hê lên mặt báo như món ăn ngon đặc sản lóng lánh giữa ê hề các món thông tin cúng giỗ thiu thối.

Cũng như cụ Lê Tùng Vân, báo chí đồng loạt đưa tin theo cung cấp của Công an những bài báo giống nhau như những con cừu Dolly : Bắt ông Lưu Bình Nhưỡng về tội danh cưỡng đoạt tài sản liên quan đến băng nhóm Phạm Minh Cường ở giai đoạn điều tra mở rộng…

Tất cả các tờ báo đều không đưa tình tiết rất quan trọng là ông Lưu Bình Nhưỡng bị bắt vào ban đêm khi vừa bước xuống sân bay Nội Bài dù cho hình ảnh bắt giam đã thể hiện điều này. May là nhờ còn có các hãng truyền thông quốc tế BBC, VOA "Công an tỉnh Thái Bình đã ra quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam ông Nhưỡng tối 14/11, khi ông vừa xuống sân bay Nội Bài" (3).

Lờ đi tình tiết này để che đây tình huống pháp lý là Công an đã bắt "khẩn cấp" ông Lưu Bình Nhưỡng. Bộ luật hình sự quy định về những trường hợp được bắt khẩn cấp là :

a) Khi có căn cứ để cho rằng người đó đang chuẩn bị thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng ;

b) Khi người bị hại hoặc người có mặt tại nơi xảy ra tội phạm chính mắt trông thấy và xác nhận đúng là người đã thực hiện tội phạm mà xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn ;

c) Khi thấy có dấu vết của tội phạm ở người hoặc tại chỗ ở của người bị nghi thực hiện tội phạm và xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn hoặc tiêu hủy chứng cứ (4).

Ông Nhưỡng bị bắt vì liên quan trong vụ án cưỡng đoạt tài sản đã khởi tố từ 1 năm rưởi trước đó. Ông Nhưỡng từ nơi khác bay về Hà Nội. Vậy liệu có cần phải bắt khẩn cấp như vậy không ? Ông Nhưỡng có liên quan như thế nào và có chứng cứ nào về hành vi cưỡng đoạt tài sản ? 800 tờ báo hồn nhiên nhắm mắt bịt tai, không một ai hỏi han cơ quan điều tra.

Ngược lại, báo đi sâu vào những chi tiết ngoài lề bí hiểm là "Ông Lưu Bình Nhưỡng không có họ hàng với Cường 'quắt'" đăng hình ảnh và nhấn nhá chi tiết về cái cổng nhà ông Lưu Bình Nhưỡng ở Thái Bình.

"Cụ thể, vào khoảng 21 giờ 40 ngày 14/11, Công an tỉnh Thái Bình có mặt tại nhà ông Lưu Bình Nhưỡng và thông báo đến ông Lưu Văn Hoạch, Phó chủ tịch UBND xã Hùng Dũng và ông Lưu Văn Tuấn là công an viên của thôn, cùng trưởng thôn đến nhà ông Lưu Bình Nhưỡng để chứng kiến.

Cuộc khám xét kéo dài 30 phút, lực lượng công an không niêm phong, không thu giữ bất kỳ tài liệu gì.

Sau khi thực hiện khám xét, lực lượng công an đã đo và lập biên bản ghi nhận 2 cánh cửa gỗ có giá trị của ngôi nhà, đồng thời bàn giao xã Hùng Dũng bảo vệ 2 cánh cửa. "Hôm nay, xã đang cho người lắp camera để bảo vệ 2 cánh cửa, tránh tình trạng mất an ninh trật tự trên địa bàn xảy ra", ông Đăng cho biết.

Chính quyền lắp camera bảo vệ hai cánh cổng nhà ông Lưu Bình Nhưỡng

Theo ông Đăng, ông Lưu Bình Nhưỡng tuy sinh sống ở Hà Nội từ lâu nhưng trước đây, cụ bà thân sinh ra ông vẫn sinh sống trong căn nhà này nên ông thường xuyên về thăm. Tuy nhiên, đầu năm 2023 vừa qua, do tuổi cao, cụ qua đời. Hiện căn nhà không có ai ở, họ hàng của gia đình ông Nhưỡng vẫn sinh sống ở khu lân cận.

Ngoài ra, ông Đăng cũng khẳng định ông Lưu Bình Nhưỡng không có họ hàng gì với Phạm Minh Cường (Cường "quắt")" (5).

Với một chút xíu nghiệp vụ truyền thông, có thể suy đoán rằng vụ cưỡng đoạt tài sản chỉ là cái cớ để khởi tố, bắt giam và khám xét. Mục đích tìm kiếm là những tài liệu, hồ sơ quan trọng mà ông Lưu Bình Nhưỡng đang cất giữ. Nếu tìm được cái giò khác người ta sẽ chuyển hóa tội danh. Ngược lại thì cái cửa cổng gỗ căn nhà sẽ là vật chứng cưỡng đoạt tài sản mà Phạm Minh Cường đã ăn chia với ông !

Báo chí cố tình đánh tráo nói gọn lỏn là nhà ông Lưu Bình Nhưỡng, đăng hình ảnh nhà to hoành tráng để tạo ấn tượng với dư luận là ông Nhưỡng cũng có biệt phủ như các quan tham khác. Thực chất đây là nhà từ đường, đất đai ông bà cha mẹ ông để lại, các anh em hùn tiền xây cất thờ cúng. Chi tiết "ông Lưu Bình Nhưỡng không có họ hàng gì với Phạm Minh Cường (Cường "quắt")" là nhằm khẳng định việc cho tặng cái cửa gỗ là ăn chia, lo lót trong vụ cưỡng đoạt tài sản chứ không phải vì tình cảm.

Bằng cách phớt lờ sự thật, đánh tráo khái niệm, báo chí đã giúp công an thít chặt nút dây thòng lọng vào cổ ông Lưu Bình Nhưỡng.

Dính bẫy tại quê nhà !

Bài viết : "Ông Lưu Bình Nhưỡng bị bắt vì đã dám cả gan vượt qua "lằn ranh đỏ"" trên trang mạng Báo Tiếng Dân đã đưa ra bức tranh khác, lý giải khá thuyết phục các điểm mờ của vụ án vì sao kẻ vô danh như Phạm Minh Cường lại dám cưỡng đoạt tài sản của các doanh nghiệp được nhà nước cấp phép khai thác cát. Xin giới thiệu một phần sau đây :

"Chủ trương đấu giá khai thác khoáng sản là mỏ cát của UBND tỉnh Thái Bình, có từ nhiều đời lãnh đạo. Một số doanh nghiệp được UBND tỉnh Thái Bình cấp phép khai thác cát tại mỏ cát ven biển xã Thụy Trường (huyện Thái Thụy) gồm : Công ty cổ phần Đầu tư xây dựng Sao Đỏ, Công ty trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Kinh doanh khai thác vật liệu xây dựng Sao Đỏ, Công ty cổ phần Đầu tư và Xây dựng Hà Thành – UDIC, Công ty cổ phần SHC.

Tỉnh chỉ đạo huyện, xã thu hồi giấy phép nuôi nghêu đã cấp trước đây. Dân chúng điêu đứng, vốn đầu tư hàng chục tỷ bị cướp cạn. Nghêu chết vì bị hút hết cát bãi triều, tàu gây tràn dầu, khiến hàng trăm hecta nuôi nghêu của dân thiệt hại nặng nề. Đơn thư kêu cứu, kiến nghị của dân gởi đến tay ông Lưu Bình Nhưỡng. Vậy là ông Nhưỡng về tận nơi mục sở thị và hứa giúp đỡ bà con khiếu kiện.

Thế nhưng, một cái bẫy đã giăng ra ngay chính tại quê nhà Thái Bình của ông Nhưỡng. Người ta đã "gài" Phạm Minh Cường, tức Cường "quắt", một bị can trong vụ án "cưỡng đoạt tài sản", khai rằng, đã được ông Lưu Bình Nhưỡng giúp sức để tống tiền các ông chủ "đầu nậu" khai thác cát.

Trong khi thực tế, Cường "quắt" chỉ là nhân vật trung gian đứng ra hòa giải, nhận tiền đền bù giữa các "trùm" khai thác cát và các chủ hộ nuôi nghêu.

Tối 14/11/2023, khi vừa bước xuống sân bay Nội Bài sau một chuyến đi, Lưu Bình Nhưỡng đã bị bắt khẩn cấp. Cơ quan điều tra đã vội vã khám xét nhà riêng của ông Nhưỡng tại quận Tây Hồ, Hà Nội và khám xét, niêm phong cả từ đường dòng họ của ông ở quê Thái Bình, để tìm kiếm tài liệu.

Mục đích cuối cùng là đảng sẽ tìm ra, thu hồi các tài liệu, đơn thư tố cáo mà đảng viện và dân chúng đã gởi cho ông Lưu Bình Nhưỡng, để quy chụp ông Nhưỡng tàng trữ tài liệu trái luật, chống phá chủ trương, chính sách của đảng và nhà nước, tiếp tay cho các tổ chức phản động…

Tóm lại, người ta muốn bịt miệng, xích thật nhanh "con ngựa bất kham" trong đảng như Phó ban Dân nguyện Lưu Bình Nhưỡng" (6).

Chưa có điều kiện để kiểm chứng thực tế nhưng về logich Thái Bình là vùng cửa sông, những bãi bồi được nông dân nuôi nghêu là hoàn toàn phù hợp. Dân oan mất đất bị xem là côn đồ, bị khởi tố thậm chí bị công an, kẻ chiếm đất đưa quân vây đánh như Đoàn Văn Vương, Đặng Văn Hiến cũng đâu phải là chuyện lạ.

Gió Bấc

Nguồn : RFA, 17/11/2023

1. https://tuoitre.vn/khoi-to-vu-an-lua-dao-chiem-doat-tai-san-tai-tinh-that-bong-lai-20221101134043535.htm

2. https://www.youtube.com/watch?v=kjTntSInHRM

3. https://www.bbc.com/vietnamese/articles/czq2dzpev62o

4. https://luatminhkhue.vn/bat-khan-cap-la-gi---khai-niem-ve-bat-khan-cap--...

5. https://thanhnien.vn/ong-luu-binh-nhuong-khong-co-ho-hang-voi-cuong-quat-18523111617343498.htm ?utm_source=dable

6. https://baotiengdan.com/2023/11/16/ong-luu-binh-nhuong-bi-bat-vi-da-dam-ca-gan-vuot-qua-lan-ranh-do/

**********************

Việt Nam : Vụ bắt ông Lưu Bình Nhưỡng xảy ra trong môi trường tư pháp và báo chí như thế nào ?

BBC, 17/11/2023

Sau khi bị bắt, tiến sĩ Lưu Bình Nhưỡng đang đối mặt với nhiều rủi ro trong một hệ thống mà một số nhà quan sát cho là có nền tư pháp 'không độc lập và báo chí bị định hướng' ở Việt Nam.

lbn2

Tiến sĩ Lưu Bình Nhưỡng

"Tất cả những thông tin công chúng tiếp cận được về vụ ông Lưu Bình Nhưỡng qua báo chí nhà nước đều từ cơ quan điều tra. Không hề có nỗ lực từ bất kỳ tờ báo nào trong nước dẫn quan điểm của phía ông Nhưỡng, dù là gia đình hoặc luật sư của ông ấy", từ Canada, nhà hoạt động nhân quyền Nguyễn Anh Tuấn chia sẻ với BBC News tiếng Việt hôm 17/11.

Theo một số nhà quan sát mà BBC News tiếng Việt phỏng vấn, vụ án ông Lưu Bình Nhưỡng có khả năng cao "sẽ trở thành án điểm".

Vụ bắt 'hoàn toàn bất ngờ'

Ông Lưu Bình Nhưỡng bị bắt tối 14/11 khi vừa xuống sân bay Nội Bài tại Hà Nội. Trước đó, vào buổi sáng cùng ngày, ông vẫn còn xuất hiện trong lễ ra mắt chương trình "Hành trình Net Zero" do Hiệp hội Nhà sản xuất sản phẩm thân thiện môi trường Việt Nam (EPMA) và Trung tâm truyền hình Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh (VTV9) tổ chức.

Một người có quan hệ gần gũi với ông Lưu Bình Nhưỡng và cũng có mặt tại buổi lễ trên nói với BBC News tiếng Việt với điều kiện giấu tên rằng vụ bắt giữ này đối với cá nhân ông Nhưỡng hoàn toàn là điều bất ngờ, vì ông vẫn tham dự sự kiện và được phóng viên báo đài phỏng vấn, ghi hình trong buổi sáng hôm đó.

Trả lời BBC News tiếng Việt hôm 15/11, nhà bất đồng chính kiến Nguyễn Quang A đưa ra hai khả năng, một là ông Nhưỡng có tham nhũng thật như báo chí đưa tin, hai là khả năng công an dùng cáo buộc ông Nhưỡng dính đến tham nhũng, giang hồ như "một cái cớ".

"Nếu như thế thì thật sự là một sự kiện chấn động vì nó không còn là một vụ án hình sự mà là chính trị. Chưa biết chừng ông Lưu Bình Nhưỡng lại có thể biết bị cưỡng bức trở thành một dân oan", TS Nguyễn Quang A nhận định.

lbn3

Nhận định với BBC News tiếng Việt ngày 17/11, nhà hoạt động Nguyễn Anh Tuấn cho rằng thực hành tố tụng ở Việt Nam hiện nay có một đặc trưng là tình trạng bất cân xứng quá mức về quyền giữa bên buộc tội và bên bị buộc tội.

"Tất cả những thông tin công chúng tiếp cận được về vụ ông Lưu Bình Nhưỡng qua báo chí nhà nước đều từ cơ quan điều tra, trong khi không hề có nỗ lực từ bất kỳ tờ báo nào trong nước dẫn quan điểm của phía ông Nhưỡng, dù là gia đình hoặc luật sư của ông ấy. Chẳng khác nào bên bị buộc tội thì bị bịt miệng, trong khi bên buộc tội ở đây là công an thì được nói bất kỳ điều gì để định hướng dư luận", ông Tuấn nêu quan sát.

Ông Tuấn cũng nói thêm ở Việt Nam hiện nay ai cũng có thể bị bắt giam và mất tự do đơn giản bằng đề xuất của công an với sự phê chuẩn của viện kiểm sát mà không cần sự xem xét của tòa án.

Vẫn theo nhà hoạt động Nguyễn Anh Tuấn, khi là bị can, hàng loạt quyền của họ như được giữ im lặng, không làm chứng chống lại mình, có luật sư ngay lập tức, được tại ngoại đều không được đảm bảo trên thực tế ở Việt Nam. Ông cho đây là thực tế chung về tố tụng hình sự ở Việt Nam hiện tại.

Riêng về trường hợp một cựu đại biểu quốc hội nổi bật như ông Lưu Bình Nhưỡng, ông Anh Tuấn dự đoán đây sẽ là "án điểm", nếu xét ở tầm ảnh hưởng dư luận xã hội.

"Mà đã là án điểm thì theo Thông tư liên ngành 01/1994 sẽ có họp liên ngành công an, viện kiểm sát và tòa án trước khi xử ông. Trớ trêu là ở diễn đàn Quốc hội, ông Nhưỡng từng lớn tiếng phê phán thực hành án điểm mà ông gọi là ‘án bỏ túi’, ví von với tình trạng ‘bộ binh, bộ hộ, bộ hình’, nay thì ông lại đang trở thành nạn nhân của thứ mà ông từng phê phán", ông Tuấn nêu đánh giá.

Hình ảnh "hai cánh cổng gỗ"

Theo báo Pháp Luật Thành phố Hồ Chí Minh, bên cạnh việc bắt giữ, khám xét nơi ở và nơi làm việc của ông Lưu Bình Nhưỡng, lực lượng công an đã đến khám xét ngôi nhà liên quan tới ông Nhưỡng ở thôn Hà Lý, xã Hùng Dũng, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình.

Ngôi nhà này được cho là không có người ở, chỉ dùng làm nơi thờ cúng gia tiên của ông Nhưỡng. Báo chí ngay lập tức đưa tin và xoáy sâu vào chi tiết hai cánh cổng này. Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Thái Bình đã đo đạc, chụp ảnh hai cánh cổng bằng gỗ nói trên.

Về điểm này, nhà hoạt động Nguyễn Anh Tuấn bình luận với BBC rằng chi tiết cổng nhà thờ tự của ông Nhưỡng chắc hẳn có liên quan đến vụ án, đặc biệt có thể là tang vật của vụ án.

"Vì ông Nhưỡng bị cáo buộc đồng phạm tội cưỡng đoạt tài sản (Điều 170) nên có thể quan điểm của cơ quan điều tra là cánh cổng này có thể là tài sản bị chiếm đoạt hoặc được mua bằng tài sản chiếm đoạt. Cụ thể thế nào thì công chúng không thể biết vì cơ quan điều tra chưa tiết lộ trong khi, như đã nói, chẳng ai được tiếp cận với quan điểm phía ông Nhưỡng", ông Tuấn đánh giá.

Ông Tuấn còn phân tích thêm, chi tiết hai cánh cổng gỗ được cơ quan điều tra đưa ra một cách có chủ đích và được phụ họa bởi nhiều tờ báo.

"Có báo còn mô tả thêm những chi tiết như ‘trên cổng có dòng chữ Ngũ phúc lâm môn được khắc chạm cầu kỳ, đẹp mắt’, theo tôi là vừa thừa thãi vừa kém về nghiệp vụ vì nó có thể tạo ra những ấn tượng không tốt của người đọc với người bị cáo buộc là ông Nhưỡng - điều mà báo chí nên tránh".

Trước đó, trong thông báo trên website chính thức, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Thái Bình cho biết "đã ra Quyết định khởi tố bị can, Lệnh bắt bị can để tạm giam, Lệnh khám xét nơi ở, nơi làm việc đối với ông Lưu Bình Nhưỡng… về tội Cưỡng đoạt tài sản quy định tại Điều 170 Bộ luật Hình sự".

Theo đó, ông Nhưỡng bị cáo buộc có mối liên hệ với Phạm Minh Cường, biệt danh là Cường 'quắt', người bị báo chí nhà nước mô tả là "một giang hồ cộm cán". Ông Cường đã bị công an tỉnh Thái Bình khởi tố để điều tra vào tháng 5/2023.

Nhà hoạt động Nguyễn Anh Tuấn cho rằng công an đã khắc họa hình ảnh ông Nhưỡng trước mắt công chúng là một người cán bộ nhưng lại có quan hệ với giới giang hồ. Đi đôi với hình ảnh hai cánh cổng gỗ thì ông Nhưỡng xuất hiện như người kiếm lợi từ mối quan hệ giang hồ này để từ đó mà có nhà cao cửa rộng.

"Đây là một mô tả bất lợi đối với ông Nhưỡng, trái với hình ảnh người đại biểu, người cán bộ gần dân của ông trong mắt công chúng lâu nay. Một điều có thể đáng lo hơn với ông là ông mất thế chủ động để kể phiên bản câu chuyện của mình trước công chúng - nguồn ủng hộ lớn nhất của ông.

"Thanh danh và hình ảnh bản thân của ông có thể bị tổn hại nghiêm trọng trong một nền truyền thông bị kiểm soát chặt chẽ và chỉ đóng vai trò làm cái loa cho cơ quan điều tra. Điều này có thể còn quan trọng với một người như ông Lưu Bình Nhưỡng hơn cả sinh mệnh pháp lý của bản thân ông", nhà hoạt động Nguyễn Anh Tuấn kết luận.

Nguồn : BBC, 17/11/2023

***************************

Nghi vấn về nguyên cớ bắt Đại biểu quốc hội Lưu Bình Nhưỡng !

Diễm Thi, RFA, 16/11/2023

Theo truyền thông Nhà nước Việt Nam, ngày 14/11/2023, Cơ quan Cảnh sát Điều tra thuộc Công an tỉnh Thái Bình đã ra quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt bị can để tạm giam, lệnh khám xét nơi ở, nơi làm việc đối với ông Lưu Bình Nhưỡng để điều tra về tội cưỡng đoạt tài sản quy định tại điều 170 Bộ luật Hình sự. Tin cho biết, ông Lưu Bình Nhưỡng liên quan đến một đối tượng hình sự cầm đầu băng nhóm xã hội đen.

lbn4

Ông Lưu Bình Nhưỡng - Photo : baochinhphu.vn

Một nhà quan sát ở Hà Nội, không muốn nêu tên vì lý do an ninh, nói với RFA suy nghĩ của mình :

"Cứ mỗi lần chuẩn bị nhân sự của Đảng cho nhiệm kỳ mới là lại có những "vụ án" gây chấn động dư luận. Là một tiến sĩ luật học lại là một Phó ban của Quốc hội, nếu ông Lưu Bình Nhưỡng "nhúng chàm" thì ông có thể lợi dụng vai trò của mình để lèo lái Ủy ban Thường vụ Quốc hội ra những quyết sách có lợi cho "nhóm lợi ích" thì cái lợi thu về chắc chắn hơn gấp nghìn lần là đi "trấn lột" của nhóm cát tặc vô danh tiểu tốt ở Thái Bình. Ông đã va chạm quá nhiều đối với những lực lượng siêu quyền lực ở Việt Nam. Người ta muốn ông im lặng trước Đại hội 14.

Tôi cho rằng yếu tố chính trị là bản chất trong vụ án Lưu Bình Nhưỡng. Ở Việt Nam ai cũng có thể bị bắt vì lý do này hay lý do khác khi những hành động hay phát ngôn của anh có nguy cơ đe dọa lợi ích của một nhóm cầm quyền".

Bác sĩ Đinh Đức Long ở Thành phố Hồ Chí Minh thì cho rằng, việc bắt ông Lưu Bình Nhưỡng gây rúng động xã hội, nhất là những người xưa nay theo dõi những phát biểu cũng như hành động của ông ấy như tiếp bố mẹ tử tù Nguyễn Văn Chưởng cách đây ít ngày, lên tiếng những chuyện mà xưa nay không ai dám đụng đến. Ông Đinh Đức Long nói tiếp :

"Nhiều người và cá nhân tôi nghĩ rằng, có lẽ đây là phiên bản khác của chuyện hai bao cao su đã qua sử dụng khi bắt ông Cù Huy Hà Vũ thôi. Sau khi bắt thì họ khám nhà rồi sẽ ra những ‘chứng cứ’ khác.

Về nguyên tắc thì hiện nay ông Nhưỡng chưa có tội vì chưa ra tòa, chưa có bản án có hiệu lực pháp luật. Nhưng ở Việt Nam thì công an bắt, mà công an do đảng lãnh đạo tuyệt đối, toàn diện, triệt để ; tòa án cũng do Đảng lãnh đạo tuyệt đối, toàn diện, triệt để nên kiểu gì thì ông Nhưỡng cũng sẽ có một cái tội. Mình không có gì bảo vệ mình nếu như họ muốn. Vấn đề bây giờ là ông Nhưỡng có được tiếp cận với luật sư theo luật không ; khi hỏi cung có được luật sư cùng dự hay không ; có được đối xử theo đúng những quy định của pháp luật hay không".

Với công chúng Việt Nam, ông được biết đến là một đại biểu Quốc hội thẳng thắn, không ngại va chạm để bảo vệ quyền lợi của dân chúng. Đặc biệt, ông không nề hà vạch rõ những sai lầm tiêu cực của Bộ Công an.

Cuối tháng 10 năm 2018, tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn của Quốc hội khóa 14, ông Lưu Bình Nhưỡng chất vấn Bộ trưởng Bộ Công an với nội dung : "Tôi rất ủng hộ cuộc cách mạng trong lĩnh vực công an vừa qua nhưng mà qua báo cáo thì mới thấy rằng như thế này, vi phạm của cơ quan điều tra rất khủng khiếp, không thụ lý tin tố giác 94%, chậm gửi quyết định cho viện kiểm sát 86%, xử lý tin tố giác quá hạn 99,76%, vi phạm trong tống đạt 100%...

Tôi thấy đây là vấn đề hết sức nghiêm trọng và tôi đề nghị Bộ trưởng Bộ Công an phải có thái độ hết sức nghiêm khắc đối với anh em trong cơ quan điều tra trong việc này".

Sau phát biểu của ông Lưu Bình Nhưỡng vài ngày, Thượng tướng Lê Quý Vương, Thứ trưởng Bộ Công an, thay mặt Ban Thường vụ Đảng ủy Công an Trung ương ký văn bản gửi Đảng đoàn Quốc hội, kiến nghị về một số đánh giá mà ông cho là chưa chính xác, gây dư luận không tốt của ông Lưu Bình Nhưỡng. Về phần mình, ông Nhưỡng khẳng định không nhầm lẫn bất kỳ một số liệu nào và chịu trách nhiệm về tất cả những gì ông phát biểu.

Nhà báo Võ Văn Tạo bày tỏ quan điểm của ông với RFA về việc này :

"Điều đó vô hình chung gây cho ông có thêm kẻ thù, dễ bị nguy cơ phản đòn. Tuy nhiên, những ý kiến đó có vẻ như đã gãi đúng chỗ ngứa của công chúng và cũng phần nào phản ánh cơ bản sự thật hiện trạng kinh tế xã hội Việt Nam. Những ý kiến đó đối với một số trí thức sâu sắc bị coi là dân túy. Không ít ý kiến của ông Nhưỡng nếu soi xét kỹ thì thấy có nhiều chỗ không chính xác, hồ đồ. Đấy là những Gót Chân Asin của ông Nhưỡng, người ta chỉ đợi ông sơ hở là có dịp trả đũa.

Về thủ đoạn chính trị, chúng ta đều còn nhớ trường hợp ông Nguyễn Đức Chung - Nguyên Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội, nguyên Giám đốc Công an Hà Nội - từng to tiếng phát biểu về tham nhũng tiêu cực. Ông Chung tỏ ra thắc mắc tại sao các tội phạm khác có khung tử hình mà tham nhũng thì lại không có, nghe có vẻ rất đã ngứa.

Thế nhưng nhiều người trong ngành biết nạn sân sau của quan chức nhà nước bảo kê, thực ra ông Chung lại là người trùm bảo kê, thực tế hiện giờ ông này bị truy tố là chủ trò của nhiều vụ án tham nhũng tiêu cực".

Cũng theo nhà báo Võ Văn Tạo, tệ nạn ‘Nói một đường làm một nẻo’ ; ‘Vừa ăn cướp vừa la làng’ là tập tính của không ít quan chức nhà nước và vấn đề của ông Lưu Bình Nhưỡng rất có thể dùng thủ đoạn như ông Nguyễn Đức Chung, cho nên không loại trừ về bản chất thì họ đều giống nhau, sự khác biệt 180 độ giữa lời nói và việc làm là thủ đoạn đánh lạc hướng.

Một số người cho rằng, việc bắt ông Lưu Bình Nhưỡng gây rúng động cả giới quan chức Việt Nam, bởi ông Nhưỡng không chống Đảng. Facebooker Kim Nguyen nhận định trên trang cá nhân của mình, RFA đã xin phép và được phép trích đăng :

"Bắt LBN đang làm rung động quan chức ở Việt Nam. Không ai dám nói rằng ông Nhưỡng chống đảng, chống chế độ độc tài được. Họ lại càng không dám nói ông Nhưỡng là phản động như nói một số người khác bị bắt vì điều luật 117 được. Nói chính xác là ông Nhưỡng là một phản biện trung thành gay gắt thôi. Ông Nhưỡng không chống cá nhân ai cả, ông Nhưỡng đang chống nhóm lợi ích trong đảng của ông ấy và đang vô tình làm lộ ra mảng tối trong đảng.

Cho nên họ bắt ông Nhưỡng vì điều luật "cưỡng đoạt tài sản" là "hay "nhất, vừa làm cho nhiều người bán tín bán nghi, vừa làm nhục ông Nhưỡng".

Nhà báo Trần Ngọc Tuấn ở Cộng hòa Czech thì cho rằng, cho dù ông Nhưỡng bị bắt với lý do gì đi nữa thì cũng làm xấu mặt chính quyền. Ông phân tích :

"Ông Nhưỡng là một tiến sĩ luật và là người có tiếng nói đứng về phía người dân trong Quốc hội. Tôi không nghĩ ông ấy dính vào những vụ giang hồ vặt thế đâu. Ông ấy thừa khôn ngoan để hiểu. Tôi cảm thấy vụ bắt bớ này như một thuyết âm mưu. Ông Nhưỡng là một tiếng nói hiếm hoi nên nếu dính vào xã hội đen như báo chí nói thì mất mặt cả cái quốc hội, còn nếu đây là một màn kịch do chính quyền dựng lên như trường hợp hai bao cao su của Tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ năm xưa thì càng xấu mặt chính quyền thôi".

Ông Lưu Bình Nhưỡng là một tiến sĩ luật, từng là đại biểu Quốc hội Việt Nam từ năm 2016 đến năm 2021, là Phó trưởng Ban Dân nguyện Quốc hội, từng là phó chủ nhiệm khoa pháp luật kinh tế Đại học Luật Hà Nội với 22 năm làm giảng viên tại đây. Ông Nhưỡng cũng từng là chánh văn phòng Tổng cục Thi hành án dân sự Bộ Tư pháp, đảm nhiệm việc tham mưu cho Ban Chỉ đạo cải cách tư pháp Trung ương.

Diễm Thi

Nguồn : RFA, 16/11/2023

*************************

Thy Lưu Bình Nhưỡng b bt và ‘t l công lý’

Lê Quốc Quân, VOA, 16/11/2023

Li tác gi : Có nhiu cách gi tên ông Lưu Bình Nhưỡng, vì ông có hc hàm Tiến sĩ li là Cu đi biu quc hi nhưng vì đã tng là thy giáo ca tôi ti trường Đi hc lut Hà Ni nên tôi chn cách xưng là Thy như tôi đã tng gi thy sut gn 30 năm qua, trong bài viết này.

Thy Lưu Bình Nhưỡng cũng đã chia s vi tôi mt ln v vic "không hp" vi bên công an và Vin kim sát.

Mi đây tôi được nghe t mt người bn đang làm trong Chính ph rng trong mt ln cách đây 3 năm, ông Trương Hòa Bình đã nói v thy Lưu Bình Nhưỡng rng "Thng khóc thuê đó, đi đy". (LQQ)

lbn5

Công an tnh Thái Bình bt tm giam ông Lưu Bình Nhưỡng, mt quan chc thuc quc hi Vit Nam, hôm 15/11/2023.

***

Sáng ngày 15/11 hàng lot t báo ca Vit Nam đu đưa tin"Công an tnh Thái Bình đã ra quyết đnh khi t b can, bt tm giam ông Lưu Bình Nhưỡng v hành vicưỡng đot tài sn theo khon 4 Điu 170 B Lut hình s".

Thy Lưu Bình Nhưỡng là ai ?

Sinh ngày 4/2/1963 ti xã Hùng Dũng, Huyn Hưng Hà, Tnh Thái Bình, tui 18 Thy nhp ngũ và sau 2 năm phc v trong quân đi, Thy tr v thi vào Khóa 8, Đi hc Lut Hà Ni năm 1983 (khi đó còn gi là Đi hc Pháp lý đóng ti Thường Tín, Hà Ni). Đến năm 1987 thì tt nghip đi hc. Nh thành tích hc tp xut sc và kh năng làm vic trong Đoàn sinh viên rt tt, Thy được li trường làm ging viên môn Lut Lao đng, ri làm trưởng b môn sau khi bo v thành công tiến sĩ lut.

Thy tng tham gia mt khóa tu nghip ngn Australia và tiếp tc lên làm Phó ch nhim khoa Pháp lut Kinh tế. Thy được vào din "quy hoch" t sm nh năng lc và tư duy "dám nghĩ, dám nói". T đi hc Lut, Thy chuyn sang làm Chánh văn phòng Tng cc thi hành án dân s thuc B Tư pháp và sau đó là Thành viên ca Ban ch đo ci cách tư pháp Trung ương. Vi tư cách đó, Thy đã tng sinh hot cùng đng b vi tng bí thư Nguyn Phú Trng và nhiu lãnh đo cp cao nht trong đng cng sn. Thy biết nhiu thông tin quan trng, c ca lãnh đo cao cp và ca nhân dân bn nông.

Thy là đi biu quc hi khóa 14 (2016-2021) chuyên trách trung ương, u viên thường trc ca U ban v các vn đ xã hi ca Quc hi, phó trưởng ban dân nguyn ca Quc hi, phó ch tch Nhóm Ngh sĩ Hu ngh Vit Nam – Thụy Sĩ. Thy thc s gây được n tượng cho nhiu người vì s thng thn và "trc ngôn" ca mình. Ngay t thi còn là ging viên đi hc, rt nhiu người (c hc sinh và đng nghip) yêu mến Thy nhưng cũng nhiu người ghét.

Tôi may mn là hc sinh trc tiếp ca Thy ti Đi hc Lut Hà Ni (Tôi hc K19, Đi hc Lut Hà Ni) khi đó thy dy tôi môn Lut Lao đng. Năm 2001-2003 khi tôi hc cao hc luât K3 ti trường thì thy đang làm Khoa Kinh tế cho nên có rt nhiu ln gp Thy, tôi cũng hiu phn nào v tính cách và con người Thy.

Cho dù có rt nhiu thông tin khác nhau v thy Lưu Bình Nhưỡng trong vic đi x vi hc sinh, quan h tình cm cá nhân và c câu chuyn vt cht, nhưng cm nhn ca tôi thì Thy là người đáng kính và "rt đc bit".

Dù khá thân tình, Thy có theo dõi nhưng chưa bao gi công khai ng h tôi trong các hot đng đu tranh cho dân ch và nhân quyn cho Vit Nam.

Nhng phân tích pháp lý ban đu

Qua quan sát thì thy rng thy Nhưỡng b bt khn cp khi va xung sân bay Ni bài ti 14/11, sau đó được di lý v nhà và cơ quan đ tiến hành vic khám xét nơi và nơi làm vic. Khon 1Điu 110 B Lut t tng hình s 2015 quy đnh 3 trường hp sau đây thì b bt gi người trong trường hp khn cp :

a) khi có đ căn c đxác đnh người đó đang chun b thc hin ti phm rt nghiêm trng hoc ti phm đc bit nghiêm trng ;

b) Người cùng thc hin ti phm hoc b hi hoc người có mt ti nơi xy ra ti phm chính mt nhìn thy và xác nhn đúng là người đã thc hin ti phm mà xét thy cn ngăn chn ngay vic người đó trn ;

c) Có du vết ca ti phm người hoc ti ch hoc nơi làm vic hoc trên phương tin ca người b nghi thc hin ti phm và xét thy cn ngăn chn ngay vic người đó trn hoc tiêu hy chng c.

Theo thông tin được báo chí đưa ra và theo suy đoán logic thì thy Lưu Bình Nhưỡng rơi vào Tiết 3, ca Khon 1, nghĩa là : Công an thy "du vết ca ti pham và đang mun tìm chng c" nên bt ngay ti sân bay. Có th nm ngay trong chính chiếc "cp đơn t" mà thy vn hay mang theo.

Cũng chính vì vy mà các báo đu đưa tin :"Quá trình bt, khám xét, cơ quan cnh sát điu tra đã thu gi nhiu đ vt, tài liu có du hiu vi phm pháp lut phc v công tác điu tra m rng v án".Đây là du hiu cho thy vic khi t v ti "cưỡng đot tài sn" ch là nhng căn c đ bt gi ban đu đ tiếp tc "đánh án" sâu hơn.

Điu 170 Bộ luật hình sự quy đnh :"Người nào đe do s dùng vũ lc hoc có th đon khác uy hiếp tinh thn người khác nhm chiếm đot tài sn, thì b pht tù t 1 đến 5 năm". Khon 4 quy đnh nếu : a) Chiếm đot tài sn tr giá 500 triu đng tr lên b) Li dng hoàn cnh chiến tranh, tình trng khn cp, thì b pht tù t 12 đến 20 năm.

Cu thành ti phm ca "Cưỡng đot tài sn" mt ch quan là ot tài sn" ; cho nên vic mong mun ot tin" được đt ra t đu và là mc tiêu theo đui đến tn cui. Báo chí đu nói rt ít đến hành vi ca Thy nên chưa th võ đoán nhưng vic liên h vi Cường "qut" có th ng phm" vi tư cách đã được nh cy" và thy "giúp" lên tiếng vi các bên liên quan.

"Thng khóc thuê đó, đi đy"

Thy Lưu Bình Nhưỡng cũng đã chia s vi tôi mt ln v vic "không hp" vi bên công an và Vin kim sát. Mi đây tôi được nghe t mt người bn đang làm trong Chính ph rng trong mt ln cách đây 3 năm, ông Trương Hòa Bình đã nói v thy Lưu Bình Nhưỡng rng"Thng khóc thuê đó, đi đy".

Đúng là, sut bao nhiêu năm làm đi biu quc hi ri làm phó Ban dân nguyn, Thy đã xông xáo vào nhng nơi vô cùng khó khăn, đng chm đến rt nhiu người đ nói lên tiếng nói ca người dân, đ "khóc" cho dân. Là Phó ban dân nguyn, thy đã nhn đơn, thay mt dân đ chuyn đơn và "liên h, phi hp, thúc ép" rt nhiu cơ quan hành pháp gii quyết nguyn vng cho người khiếu kin hoc khi có vn đ cn kêu lên Quc hi.

Có l chưa có ai dám vch ra nhng đim sai trái ca Ngành công an. Thy đã nói rng :"Ti phm tham nhũng đang nhy múa trên lưỡi gươm pháp lut" trong khi B Công an luôn được coi là "Thanh gươm" ca Đng. Chính vì vy, ngay khi còn đang là đi biu quc hi, Thy đã b báo Công trc tiếplên tiếng phn đi .

Không ch nng lòng vi nhng oan trái ca dân chúng, phê phán nn hành pháp mà Thy còn lên tiếng trc tiếp phê phán Quc hi. Ngày 26/3/2021 Thyphát biu : "Quc hi không được ng mê trên quyn lc ca nhân dân, không được biến thành căn phòng kín đ gom góp li ích nhóm, li ích cá nhân và chia chác quyn lc ca đt nước"

Tiếng nói trc ngôn cui cùng ?

H lu ca vic bt gi là rt ln, gây sc cho nhiu người. Mt s bn hc và thy giáo tôi quen không bt ng v vic bt gi nhưng đã sp đ chút nim tin còn sót li ca h đi vi th chế chính tr Vit Nam. Cũng có người hân hoan v vic bt gi vì theo nim tin ca h là đã "bt đúng người, đúng ti". Nhưng đi vi nhng ai quan tâm đến vn mnh ca đt nước, tha thiết vi công lý thì đây là mt tin rt xu.

Chúng ta có th chc chn rng vic bt gi thy Lưu Bình Nhưỡng vi cáo buc v ti"Cưỡng đot tài sn" ch là bước đu tiên. Trước mt còn c mt chng đường dài và có th trong thi gian ti Thy s li b khi t v mt ti danh khác liên quan đến tp đoàn Vn Thnh Phát nếu như đng mun i tiếp".

Thy đã tng lên tiếng cho nhiu người dân b oan sai, gi đây ai s chuyn đơn cho Thy, chuyn đến đâu ? Báo chí thì lng im, Nhân dân thì nháo nhào đt câu hi còn các nhà quan sát chính tr quc tế thì ch biết "nhíu mày" suy nghĩ v ý đnh thc s ca chế đ trong vic bt gi ông Lưu Bình Nhưỡng là gì ?.

Phi chăg công cuc đt lò ch là mt s thanh trng ni b, bóp nght các tiếng nói đc lp đ áp đt quyn lc thng tr tuyt đi lên toàn xã hi ?

Lê Quốc Quân

Nguồn : VOA, 16/11/2023

*************************

Hai cánh cổng to bằng gỗ có liên quan gì với tội danh đồng phạm của vụ án "cưỡng đoạt tài sản" ?

Nguyễn Ngọc Già, RFA, 15/11/2023

Báo Kinh Tế Đô Thị phát hành ngày 14/11/2023 cho biết : "Sáng 14/11, tại Central Palace Saigon Hotel, Hiệp hội nhà sản xuất sản phẩm thân thiện môi trường Việt Nam (EPMA) và Trung tâm truyền hình Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh (VTV9) - Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức lễ ra mắt chương trình truyền hình "Hành trình NetZero" và trong chương trình này, đài VTV có mời ông Lưu Bình Nhưỡng trong tư cách "Tiến sĩ Lưu Bình Nhưỡng – Phó trưởng Ban Dân nguyện của Ủy ban Thường vụ Quốc hội" [1].

lbn6

Lực lượng công an bàn giao xã Hùng Dũng bảo vệ hai cánh cửa nhà ông Lưu Bình Nhưỡng - Ảnh Cù Hiền

Sáng ngày 15 tháng Mười Một năm 2023, đồng loạt các tòa soạn trong nước đưa tin ông Lưu Bình Nhưỡng bị bắt, với cáo buộc là đồng phạm trong vụ án "cưỡng đoạt tài sản" khiến dư luận hoàn toàn bất ngờ và thật sự gây rúng động. Hiện ông Nhưỡng không còn đảm nhiệm vai trò đại biểu Quốc hội. 

Báo Dân Trí phát hành vào lúc 21 giờ tối ngày 15 tháng Mười Một năm 2023 cho biết [2] : "...lực lượng chức năng tiến hành khám xét có đo đạc, chụp ảnh lại 2 cánh cổng bằng gỗ, sau đó lập biên bản, đề nghị địa phương tạm thời quản lý...". Trong bài báo này, có hình ảnh ngôi nhà bề thế và trầm mặc của ông Lưu Bình Nhưỡng tại Thái Bình - mang nét cổ xưa, rất rộng và là nơi thường xuyên lưu trú, mỗi khi ông Nhưỡng về thăm quê.

Ông Nhưỡng bị bắt với tội danh đồng phạm trong vụ án "cưỡng đoạt tài sản" được điều tra mở rộng, vốn liên quan đến vụ án trước đó mang tên "Cường Quắt", từ năm 2022. Từ 2020 đến 2022, Cường "Quắt" và đồng bọn đã tự ý xác lập quyền sử dụng trái phép các bãi triều để gây sức ép, buộc các doanh nghiệp phải trả tiền theo khối lượng cát khai thác được hoặc bán lại một phần cho Cường với giá rẻ hơn giá thị trường, chiếm đoạt của các doanh nghiệp hàng tỷ đồng.

Dư luận lấy làm lạ, khi vụ án mang tên "cưỡng đoạt tài sản", có liên quan gì đến 2 cánh cổng làm bằng gỗ mà phía công an buộc phải đo đạc, lập biên bản, rồi giao cho xã Hùng Dũng - huyện Thái Thụy - tỉnh Thái Bình tạm quản lý (?)

Tội danh "Cưỡng đoạt tài sản" được quy định tại điều 170 Bộ luật Hình sự, quy định khung hình phạt rất rộng, từ 1 năm tù giam đến 20 năm tù giam, với hành vi rõ ràng "...đe dọa sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản"…

Dư luận đang hoài nghi giữa tính chính trị và tính hình sự, khi ông Nhưỡng đột ngột bị bắt tạm giam. Một người nổi tiếng, am tường sâu sắc luật pháp và nhiều năm trực tiếp đứng lớp với hàng ngàn sinh viên theo học ngành luật, tại sao lại vướng vô một vụ án hình sự mà vụ án này đậm đặc mùi vị "xã hội đen" bằng hành vi "cưỡng đoạt tài sản" ?

Văn hóa xưa với tục ngữ "một giọt máu đào hơn ao nước lã", dễ khiến cho người Việt Nam dính vòng lao lý. Khái niệm "đồng hương" vẫn ngập tràn trên dải đất ốm o và còi cọc này suốt hàng trăm năm qua. Đôi khi chỉ vì hai tiếng "đồng hương", "dòng họ" (dù bên nội hay bên ngoại) mà khiến cả một người học cao uyên thâm dễ dàng dính vào pháp luật.

Tuyệt đại đa số người Việt Nam, dù học thức rất cao, dù am tường luật pháp, dù chu du khắp năm Châu bốn biển, để chiêm nghiệm, để học hỏi và để làm việc nhưng thật khó bức ra, để sống sao cho DUY LÝ.

Ông Nhưỡng vốn là một tiến sĩ luật với thâm niên giảng dạy hơn 20 năm cùng cả quá trình đảm đương vai trò đại biểu Quốc hội, giờ đây thật "khó coi" qua 2 hình ảnh :

- Đồng phạm của vụ án "cưỡng đoạt tài sản"

- Hai cánh cổng bằng gỗ rất lớn trong một khuôn viên rất rộng với kiến trúc ngôi nhà kiểu quan lại phong kiến.

Cho đến nay, dư luận vẫn không hiểu "hai cánh cổng to bằng gỗ", bị công an đo đạc và lập biên bản, có liên quan gì trong vụ án "cưỡng đoạt tài sản" mà ông Lưu Bình Nhưỡng bị cáo buộc ?! Chẳng lẽ chúng là một chút "quà cảm ơn không đáng gì" với việc hiếu hỉ "do nhờ anh nói một tiếng…" từ Cường Quắt (?).

Nguyễn Ngọc Già

Nguồn : RFA, 15/11/2023

[1] https://kinhtedothi.vn/vtv9-ra-mat-chuong-trinh-truyen-hinh-hanh-trinh-net-zezo.html

[2] https://dantri.com.vn/phap-luat/cong-an-kham-xet-ngoi-nha-o-que-cua-ong-luu-binh-nhuong-20231115203212901.htm

**********************

Hai đánh giá về việc ông Lưu Bình Nhưỡng đã phát biểu gì và lý do bị bắt lúc này

BBC, 15/11/2023

Vụ bắt giữ Phó trưởng Ban Dân nguyện Quốc hội Lưu Bình Nhưỡng "gây chấn động dư luận" và "có màu sắc chính trị", hai nhà quan sát từ Việt Nam nói với BBC News tiếng Việt.

lbn7

Vụ bắt giữ Phó trưởng Ban Dân nguyện Quốc hội Lưu Bình Nhưỡng "gây chấn động dư luận" và "có màu sắc chính trị"

"Tôi thấy lệnh bắt này có tính chất chính trị nhiều hơn là kinh tế hay hình sự thông thường", một nhà quan sát ẩn danh ở Hà Nội nói với BBC News tiếng Việt hôm 15/11 với điều kiện ẩn danh, một ngày sau khi ông Lưu Bình Nhưỡng bị bắt.

"Vụ ông Lưu Bình Nhưỡng đang gây chấn động dư luận. Cá nhân tôi, với tư cách là người quan sát tình hình chính trị lâu năm ở Việt Nam, tôi nhìn ông Lưu Bình Nhưỡng với khía cạnh của một nhà hoạt động chính trị hơn là một đại biểu quốc hội. Tôi thấy lệnh bắt này có tính chất chính trị nhiều hơn là kinh tế hay hình sự thông thường".

Còn nhà bất đồng chính kiến, Tiến sĩ Nguyễn Quang A từ Hà Nội thì nêu ra suy đoán :

"Có thể có hai khả năng. Khả năng thứ nhất là đúng là ông Lưu Bình Nhưỡng có liên quan đến vụ việc, như báo chí đưa tin. Khả năng thứ hai là cáo buộc ông ấy dính đến tham nhũng, giang hồ, chỉ là một cái cớ mà thôi, và như thế thì thật sự là một sự kiện chấn động vì nó không còn là một vụ án hình sự mà là chính trị. Chưa biết chừng ông Lưu Bình Nhưỡng lại có thể biết bị cưỡng bức trở thành một dân oan".

Trước đó, trong thông báo trên website chính thức, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Thái Bình cho biết "đã ra Quyết định khởi tố bị can, Lệnh bắt bị can để tạm giam, Lệnh khám xét nơi ở, nơi làm việc đối với ông Lưu Bình Nhưỡng… về tội Cưỡng đoạt tài sản quy định tại Điều 170 Bộ luật Hình sự".

Theo đó, Phó trưởng ban Dân nguyện của Quốc hội bị cáo buộc có mối liên hệ với Phạm Minh Cường, biệt danh là Cường 'quắt', là "một giang hồ cộm cán", trước đó đã bị công an tỉnh Thái Bình khởi tố để điều tra vào tháng 5/2023. Cơ quan điều tra Việt Nam cho biết Phạm Minh Cường có liên quan đến hoạt động bảo kê khai thác và cung cấp cát biển, hành hung người khác, gây rối trật tự công cộng... tại Thái Bình.

Thông báo của công an không cho biết cụ thể ông Lưu Bình Nhưỡng có vai trò gì trong vụ việc trên.

Với một phần dư luận Việt Nam lâu nay Tiến sĩ luật Lưu Bình Nhưỡng có tiếng là một trong số đại biểu Quốc hội hiếm hoi phát biểu công khai, mạnh mẽ.

Ông từng lên tiếng về vụ Đồng Tâm, vụ tử tù Hồ Duy Hải, thậm chí không ngần ngại chỉ trích Bộ Công an, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án Nhân dân tối cao... trong các phát biểu tại nghị trường Quốc hội.

Nguồn : BBC, 15/11/2023

 

Quay lại trang chủ

Additional Info

  • Author: Gió Bấc, Diễm Thi, Lê Quốc Quân, Nguyễn Ngọc Già, BBC tiếng Việt
Read 304 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)