Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Diễn đàn

17/01/2024

50 năm Hải chiến Hoàng Sa : tưởng nhớ và tưởng niệm

Nhiều tác giả

50 năm Hải chiến Hoàng Sa : Câu chuyện ứng xử với 74 tử sĩ và các di sản Việt Nam Cộng Hòa

Bùi Thư, BBC, 17/01/2024

Một số nhà trí thức trong nước đề nghị nhà nước vinh danh 74 quân nhân Việt Nam Cộng Hòa tử trận trong Hải chiến Hoàng Sa 1974.

haichien2

Một người tham gia tưởng niệm tại Hà Nội vào năm 2014, trong dịp kỷ niệm 40 năm Hải chiến Hoàng Sa

Chúng tôi gặp tiến sĩ Nguyễn Nhã, năm nay đã 85 tuổi, tại nhà riêng của ông trong một con hẻm ở quận Phú Nhuận, Thành phố Hồ Chí Minh. Chỉ cần đóng lại cánh cổng chính, đặt chân vào khoảnh sân nhà ông là như được bước vào một không gian khác, tách biệt hoàn toàn với xe cộ ồn ào ngoài kia.

Gian bên phải ngôi nhà của vị tiến sĩ có một nơi trưng bày tư liệu, hình ảnh và mô hình về Hoàng Sa, Trường Sa.

Phòng khách nhà ông cũng có thêm góc Vọng gác Trường Sa cùng bức ảnh chụp cụm tượng đài Đội Hoàng Sa kiêm quản Bắc Hải ở huyện Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi.

Trong giai đoạn năm 1966 - 1975, Tiến sĩ Nguyễn Nhã là chủ nhiệm kiêm chủ bút Tập san Sử Địa của Đại học Sư phạm Sài Gòn. Vào năm 1975, tập san này đã xuất bản cuốn "Đặc khảo về Hoàng Sa và Trường Sa" dày 350 trang, phát hành 5.000 cuốn, giá 980 đồng, giá cao kỷ lục của tạp chí hồi đó.

haichien3

Tập san Sử địa về Hoàng Sa và Trường Sa số 29 dày 350 trang, phát hành 5.000 cuốn, giá 980 đồng

Sự chia rẽ ‘phe nọ, phe kia’

Lời đề tựa cuốn Tập san Sử địa số 29 về Hoàng Sa và Trường Sa có đoạn trích từ bài "Đúng ba trăm năm trước" của giáo sư Hoàng Xuân Hãn :

"Ngày nay, vụ quần đảo Hoàng-sa bị chiếm là triệu chứng cụ thể của những thiệt hại gây nên bởi sự bất hòa giữa dân ta. Hoàng-sa là đất Việt Nam, là đất của nước Việt Nam thống nhất. Khi nước Việt-Nam còn chia đôi thì khó lòng điều-đình đề Hoàng-sa trở lại đất ta, tuy rằng nhiều chứng xưa nay, trong ngoài bảo rằng đó là đất Việt".

Tiếp theo, tập san mở đầu bằng bài viết nhan đề : "Thử đặt vấn đề Hoàng Sa…", trong đó nêu rõ việc Trung Quốc cưỡng chiếm Hoàng Sa "đã, đang gieo vào lòng người Việt Nam những khắc khoải, uất hận về thân phận nhược tiểu trong khi anh em trong nhà thiếu đoàn kết".

Chia sẻ với BBC News tiếng Việt, Tiến sĩ Nguyễn Nhã kể lại rằng thời điểm trận chiến xảy ra vào ngày 19/1/1974, lòng yêu nước trong ông cũng như những trí thức khác dâng trào nên ông quyết tâm phản đối những gì, những ai không tôn trọng sự thực lịch sử. Vì lẽ đó, ông quyết định sẽ ra số đặc khảo nghiên cứu về sự thật chủ quyền ở Hoàng Sa nhưng đã có nhiều người "can gián".

Do đó, ông đã đợi đến dịp kỷ niệm một năm hải chiến mới quyết định xuất bản cuốn đặc san này.

Trận hải chiến Hoàng Sa nổ vào ngày 19/1/1974 tuy ngắn ngủi nhưng để lại cho người dân Việt Nam nói chung một mất mát lớn : 74 quân nhân Việt Nam Cộng Hòa tử trận, Trung Quốc chiếm trọn Hoàng Sa từ tay Việt Nam Cộng Hòa.

haichien4

Tiến sĩ Nguyễn Nhã bên bức hình chụp cụm tượng đài Hải đội Hoàng Sa ở đảo Lý Sơn

Một năm sau, chính quyền Việt Nam Cộng Hòa sụp đổ. Dưới thể chế mới, sự kiện Hoàng Sa dần bị trôi vào quên lãng. Mãi tận gần 40 năm sau, thông tin về cuộc hải chiến mới bắt đầu rục rịch được công khai trên báo đài trong nước.

Vào thời điểm cuối năm 2013, người đứng đầu Chính phủ Việt Nam lúc bấy giờ là Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã có cuộc gặp với đại diện Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam. Trong buổi làm việc, thông tin cho biết ông Nguyễn Tấn Dũng đã khẳng định phải kỷ niệm các sự kiện Hoàng Sa năm 1974 và chiến tranh biên giới 1979, vốn bị cho là các chủ đề "tế nhị".

Theo phát biểu của ông Dũng được trích dẫn lại thì "Bộ Ngoại giao đang soạn thảo đề án kỷ niệm sự kiện biên giới phía Bắc và Hoàng Sa".

"Kỷ niệm thế nào cho vừa đạt yêu cầu đối nội, vừa đạt yêu cầu đối ngoại. Đó cũng là lợi ích của nhân dân. Bộ Chính trị rất quan tâm đến việc kỷ niệm này", ông nói.

Vào đầu năm 2014, Văn phòng Chính phủ đã ra Thông báo 24, trong đó nêu rõ : "Giao Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với Bộ Ngoại giao, Ban Tuyên giáo Trung ương và các cơ quan liên quan nghiên cứu, đưa vấn đề Biển Đông và chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa vào sách giáo khoa các cấp học với nội dung, mức độ, phạm vi và hình thức phù hợp khi triển khai xây dựng Đề án Đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông".

Tuy nhiên, tới thời điểm hiện tại, trận hải chiến Hoàng Sa 1974 vẫn không xuất hiện trong sách giáo khoa lịch sử.

Tiến sĩ Nguyễn Nhã lý giải rằng câu chuyện chính trị đã làm cho sự công nhận về sự kiện Hoàng Sa bị ảnh hưởng. Thời gian đầu, vấn đề về Hoàng Sa khá thống nhất trong người dân lẫn chính quyền nhưng dần về sau lại "chia rẽ một cách kỳ cục".

Theo ông, nguyên nhân là bởi "về chính trị thì có sự phân chia người của phe nọ với phe kia và người ta không thống nhất với nữa".

Ông cho rằng sự thực là Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam Cộng Hòa, có thể là vì vậy nên có người trong chính quyền hiện nay không muốn nhắc tới.

haichien5

Người biểu tình chống Trung Quốc vào năm 2014 ở Hà Nội cầm biểu ngữ với chân dung hạm trưởng HQ-10 Ngụy Văn Thà, người nằm trong số 74 lính Việt Nam Cộng Hòa tử trận trong Hải chiến Hoàng Sa ngày 19/1/1974

Trong cuộc trò chuyện trước thềm kỷ niệm 50 năm cuộc hải chiến 1974, tiến sĩ Nguyễn Nhã luôn xúc động khi nhắc đến tử sĩ Việt Nam Cộng Hòa.

"Theo tôi, người chết vì nước nếu được tôn trọng và nói lên cái sự thực đó thì giá trị rất lớn. Chính quyền hiện nay dù là có thân Trung Quốc hay không thân, nếu mà có lòng yêu nước thì phải tôn trọng sự thực".

"Thế còn thái độ của mình đối với đồng chí Trung Quốc đó thì mình vẫn hòa hoãn, đừng để ông ta tức giận. Đừng để tức giận thôi chứ làm sao vừa lòng được", ông nói.

Hồi năm 2012, tại Đại học Harvard, Mỹ, một buổi hội thảo về Biển Đông đã được các nghiên cứu sinh trẻ người Việt tổ chức. Phát biểu tại sự kiện đó, tiến sĩ Nguyễn đã khóc khi nhắc đến Hải chiến Hoàng Sa 1974.

Ông giải thích với BBC : "Tại sao cứ nhắc tới là tôi khóc ? Là bởi vì tôi là người yêu sự thực lịch sử và khi càng yêu mà cái sự thực lịch sử bị cản trở thì tôi không cầm lòng được".

"Điều tôi luôn quan tâm là làm sao để giới trẻ biết về Hải chiến Hoàng Sa, biết được sự thực lịch sử ấy".

‘Cần được vinh danh’

Năm 2014, báo chí Việt Nam bất ngờ công khai đề cập rầm rộ về Hải chiến Hoàng Sa 1974. Lúc bấy giờ, trung tướng Nguyễn Quốc Thước, nguyên Tư lệnh Quân khu 4, qua trích dẫn của báo chí trong nước, đã nói rằng cần tôn vinh tinh thần yêu nước của người lính Việt Nam Cộng Hòa chống ngoại xâm trong Hải chiến Hoàng Sa.

Phát biểu của ông Thước do báo Thanh Niên ghi lại sau đó đã bị gỡ khỏi website của tờ báo này và ông Thước cũng có lần lên tiếng phủ nhận mình từng phát biểu như vậy. Vào thời điểm đầu năm 2024, BBC đã kiểm tra trang Archive.org thì vẫn còn lưu trữ bài báo trên.

haichien6

Bài báo dẫn lời ông Nguyễn Quốc Thước, nguyên Tư lệnh Quân khu 4, khi ấy nói rằng cần tôn vinh tinh thần yêu nước của lính Việt Nam Cộng Hòa nhưng sau đó ông phủ nhận phát ngôn này

Khi được hỏi về cách mà Chính phủ Việt Nam ứng xử với các tử sĩ Việt Nam Cộng Hòa, Tiến sĩ Nguyễn Nhã nói rằng chính quyền hiện nay mà yêu nước thì cần vinh danh các chiến sĩ chết vì Hoàng Sa, chết vì bảo vệ chủ quyền của Việt Nam tại Hoàng Sa, Trường Sa.

Ông đánh giá sự chậm trễ, cũng như thiếu sót thông tin về trận chiến, về những gì diễn ra vào ngày 19/1/1974 trên quần đảo Hoàng Sa, là một trong những nguyên nhân lớn gây ra sự thiếu hiểu biết và thờ ơ của giới trẻ về vấn đề chủ quyền biển đảo. Ở đây, vị tiến sĩ muốn nói đến sự thiếu vắng thông tin từ báo chí chính thống cũng như từ nguồn chính thức của chính phủ.

Cũng trước dịp kỷ niệm 50 cuộc hải chiến, Giáo sư Nguyễn Khắc Mai từ Hà Nội nói với BBC rằng 74 chiến sĩ Hải quân Việt Nam Cộng Hòa hy sinh trong một nỗ lực bất thành để bảo vệ Hoàng Sa trước quân xâm lược Trung Quốc năm 1974 là sự kiện "rất oai hùng".

"Đó không phải là chuyện riêng của miền Nam hay miền Bắc mà là của người Việt Nam nói chung", ông nói.

haichien7

Người biểu tình chống Trung Quốc tụ họp trước tượng vua Lý Công Uẩn ở trung tâm thành phố Hà Nội để kỷ niệm 40 năm ngày Trung Quốc chiếm đóng quần đảo Hoàng Sa

Từ năm 2014, Giáo sư Mai đã tổ chức hội thảo công khai nói về vấn đề Hoàng Sa ở Hà Nội và mời bà Huỳnh Thị Sinh, vợ của cố Hạm trưởng HQ-10 Ngụy Văn Thà, ra Hà Nội để dự buổi tưởng niệm.

"Chúng tôi đã tôn vinh trận hải chiến cũng như những chiến sĩ đã hy sinh để bảo vệ đất nước, bảo vệ chủ quyền biển đảo của ta. Điều này rất được dư luận trong và ngoài nước hoan nghênh",Giáo sư Nguyễn Khắc Mai nói.

Còn nhà nghiên cứu Đinh Kim Phúc từ Sài Gòn nói với BBC rằng chế độ Việt Nam Cộng Hòa đã chấm dứt vào lúc 11g30 giờ ngày 30/04/1975, nhưng di sản của Việt Nam Cộng Hòa để lại, nhất là trong vấn đề bảo vệ chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam trên Biển Đông là quan trọng.

"Nó thuộc về công pháp quốc tế, chứ không chỉ là quan điểm về chính trị hay là ý thức hệ. Những việc làm của Việt Nam Cộng Hòa trong việc bảo vệ chủ quyền của mình là nằm trong tiến trình đấu tranh về mặt công pháp quốc tế. Chúng ta nên đặt vấn đề sự thực thi liên tục chủ quyền quốc gia chứ không nên cắt khúc giữa Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, Việt Nam Cộng Hòa và Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ngày nay.

"Chính vì vậy, bất cứ một công dân Việt Nam nào, bất cứ một người con của Việt Nam nào ngã xuống cho sự độc lập, thống nhất đất nước và toàn vẹn lãnh thổ đều phải được trân trọng như nhau", ông Đinh Kim Phúc nói.

Bùi Thư

Nguồn : BBC, 17/01/2024

***************************

50 năm Trung Quc chiếm Hoàng Sa, Hà Ni nay bt li nếu kin Bc Kinh

Trương Nhân Tuấn, VOA, 17/01/2024

Nhiu người Vit dùng mng xã hi trong nhng ngày gia tháng 1/2024 làm nơi đ tưởng nim s kin Hoàng Sa b Trung Quc chiếm cách đây gn tròn 50 năm. Trong s h, có nhng người đ ngh Hà Ni kin Bc Kinh. Mt nhà nghiên cu cho rng Vit Nam thế rt bt li, nhưng có th s dng mt cách vn đng pháp lý đem li kết qu "t thng đến hòa".

haichien8

Theo quan sát ca VOA, nhng người được theo dõi rng rãi trên mng như tiến sĩ Nguyn Xuân Din, các nhà hot đng Nguyn Văn Đài, Lê Anh Hùng, cu nhà báo Chu Vĩnh Hi, cùng mt s đáng k các Facebooker khác, bên cnh đó là các din đàn Chân Tri Mi Media, Nhóm Chúng Tôi Ghét La Di đăng nhiu ý kiến, hình nh trong my ngày nay v s kin Hoàng Sa.

Đim chung ca các bài đăng là nhc nh rng sp tròn na thế k k t ngày xy ra ni đau không th nào quên là qun đo Hoàng Sa - lãnh th, lãnh hi thiêng liêng ca Vit Nam - b rơi vào tay Trung Quc, cũng như kêu gi người dân và chính quyn Vit Nam không bao gi được quên đi trách nhim phi đòi li qun đo.

Vào ngày 19/1/1974, Trung Quc điu nhiu tàu tiến hành cưỡng chiếm nhng đo thuc quyn kim soát ca Vit Nam Cng Hòa (Việt Nam Cộng Hòa) qun đo Hoàng Sa. Hi quân Việt Nam Cộng Hòa đã chng tr nhưng không gi được. Trong trn hi chiến này, 74 quân nhân Việt Nam Cộng Hòa t trn. Trung Quc kim soát Hoàng Sa t đó đến nay.

Việt Nam Cộng Hòa nin nam Vit Nam chm dt tn ti t ngày 30/4/1975 sau khi quân đi ca Vit Nam cng sn chiếm Sài Gòn, giành thng li chung cuc trong Chiến tranh Vit Nam. T năm 1976, nước Vit Nam thng nht có tên chính thc mi là Cng hòa Xã hi Ch nghĩa Vit Nam.

Chính quyn Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Vit Nam k t đó nhiu ln lên tiếng khng đnh ch quyn đi vi hai qun đo Hoàng Sa và Trường Sa Bin Đông, bao gm c vic lp các đơn v hành chính hay đt tên đường ph Hà Ni, thành ph H Chí Minh, Đà Nng, nhưng chưa có hành đng pháp lý c th nào đ đòi li Hoàng Sa.

Mt s trong nhng người hin đang tưởng nim 50 năm s kin Hoàng Sa t ý thúc gic chính quyn khi kin Trung Quc ra tòa án quc tế.

Bt li nếu kin v hi phn

Tuy nhiên, nhà nghiên cu k cu Trương Nhân Tun Pháp bình lun vi VOA rng Vit Nam khó có th kin Trung Quc v bt c điu gì liên quan đến Hoàng Sa và Trường Sa.

Trước hết, nhà nghiên cu này lưu ý rng iu kin tiên quyết" trong th tc kin tng các tòa án quc tế v ch quyn mt vùng lãnh th có tranh chp là "phi có s đng thun gia hai bên tranh chp".

"Tc là nếu Trung Quc không đng thun thì s không có v kin. Ngoài ra, Trung Quc còn có nhng bo lưu pháp lý, theo đó, h loi tr các phương cách gii quyết tranh chp ch quyn lãnh th và phân đnh bin bng trng tài hay bng mt tòa án quc tế", ông Tun cho hay.

"V tranh chp hi phn, Vit Nam không th đ đơn nh mt tòa quc tế nào đó, như Tòa án Quc tế v Lut Bin (ITLOS) hay Tòa Công lý quc tế (ICJ) đ phân x, vì Trung Quốc đã bo lưu, không chp nhn phương cách gii quyết tranh chp bng trng tài", nhà nghiên cu này nói thêm.

Ngoài ra, ông Tun ch ra rng hai nước đã ký kết "Tha thun v nhng nguyên tc cơ bn ch đo gii quyết vn đ trên bin Vit Nam-Trung Quc", theo đó, các tranh chp gia hai bên trên Bin Đông s được hai bên gii quyết "thông qua hip thương hu ngh". Như vy, Trung Quc có th vin vào điu ước này đ ngăn cn Hà Ni kin Bc Kinh trước mt tòa quc tế, v bt c ni dung nào, ông Tun nhn đnh.

Mt vn đ na, theo ông Tun, là Vit Nam có th vướng "estoppel", tc nguyên tc "không được nói ngược", do hu qu t công hàm ngày 14/9/1958 do c Th tướng Phm Văn Đng ký. Phía Trung Quc tng nhiu ln dn ra công hàm như là bng chng cho thy Vit Nam đã công nhn ch quyn ca Trung Quc ti Hoàng Sa và Trường Sa.

Nhà nghiên cu Pháp nhn mnh rng Vit Nam gp bt li và có th thy rng vì điu đó mà h đã "im lng" trước công hàm ca Trung Quc đ ngày 17/4/2020 gi y ban ranh gii thm lc đa thuc Liên Hiệp Quốc.

Công hàm này có đon nói rng ch quyn ca Trung Quc đi vi Hoàng Sa và Trường Sa - mà Bc Kinh đt tên là Tây Sa và Nam Sa - ược cng đng quc tế công nhn rng rãi" và "chính ph Vit Nam cũng đã công nhn nó mt cách rõ rt". Công hàm ca Trung Quc cũng mt ln na vin dn công hàm do Th tướng Vit Nam Phm Văn Đng ký năm 1958.

Tp quán quc tế nhìn nhn s im lng ca mt quc gia trước mt vn đ buc quc gia đó phi lên tiếng như là s ng thun mc nhiên", nhà nghiên cu Trương Nhân Tun lưu ý.

Liên h đến vic Vit Nam đã im lng t 4 năm nay trước mt vn đ thuc ch quyn lãnh th bt buc quc gia phi lên tiếng, ông Tun cho rng "Vit Nam đã mc nhiên nhìn nhn nhng cáo buc ca Trung Quc theo ni dung công hàm 17/4/2020 là đúng, không có điu gì phi bàn cãi".

Con đường khác : vn đng pháp lý

Theo ông Tun, do nhng điu nêu trên, Vit Nam ch có th đơn phương kin Trung Quc v mt s vn đ liên quan đến vic gii thích và cách áp dng Lut Bin mà thôi, nhưng vi điu kin không b vướng "estoppel".

C th v Hoàng Sa, Vit Nam có th kin Trung Quc theo phương pháp mà Philippines đã kin và nhn được phán quyết ca Tòa Trng tài Thường trc (PCA) hi năm 2016, ông Tun ch ra.

Đi vào chi tiết, ông nói rng da trên Ph lc VII ca UNCLOS (Công ước Liên Hip Quc v Lut Bin), Vit Nam có th đơn phương kin, không nhm mc đích thng thua, mà ch yêu cu tòa phán quyết liu cách áp dng Lut Bin ca Trung Quc khu vc Hoàng Sa có phù hp vi Lut Bin hay không.

"Vit Nam có th vn dng mt dng c pháp lý, kiu không kin mà thng kin, đ gim thiu nhng tai hi t công hàm 1958, hay t nhng yêu sách phi lý v ranh gii, hi phn, v quyn lch s ca Trung Quc ti Bin Đông. Đó là phương cách vn đng th thut actio popularis đ có mt phán quyết có hiu lc bt buc cho tt c các bên erga omnes’", ông Tun gi ý.

"Actio popularis" là mt thut ng Latin chuyên ngành lut nói v s tham gia t tng ca mt bên th ba trong tranh chp gia hai bên. "Erga omnes" có th hiu là mt phán quyết có giá tr ph quát toàn cu.

Theo nhà nghiên cu Pháp, cách vn đng này "không có thua mà ch có t thng cho đến hòa" song vn đ đt ra là "Vit Nam có đ uy tín ngoi giao đ làm được vic này hay không ?".

Nhiu nước chung li ích

Ông Tun phân tích rng "actio popularis" là mt "dng c" pháp lý, có th s dng đơn phương, tc mt quc gia, hay đa phương, nhiu quc gia, vi mc đích đưa mt vn đ trước mt trng tài quc tế nhm bo v "li ích" chung ca các quc gia này. H qu ca "actio popularis" có th là mt phán quyết có giá tr "erga omnes", tc là có hiu lc pháp lý bt buc chung cho các bên.

Mt lot quc gia gm M, Anh, Đc, Pháp, Nht, Úc và các nước thuc khi ASEAN có "li ích chung" Bin Đông, như "quyn t do hàng hi và không lưu" đó, ông Tun ch ra. Quyn này hin đang b Trung Quc đe da, qua vic xây dng và quân s hóa các đo Trường Sa, chưa k đến tham vng ca nước này mun lp Vùng nhn dng phòng không (ADIZ) Bin Đông.

Mt khác, các nước trong khu vc gm Vit Nam, Philippines, Malaysia, Brunei, Indonesia chu chung mi đe da ca Trung Quc vi các yêu sách phi lý v bin đo Bin Đông, vn theo quan sát ca nhà nghiên cu.

"Nếu ngoi giao ca Vit Nam có uy tín và bn lĩnh, Vit Nam có th vn đng các quc gia này hp nhau li, đng tên chung, cùng đ đơn lên Tòa Công lý quc tế, yêu cu Tòa ra phán quyết rng phán quyết ca Tòa Trng tài Thường trc (PCA) có giá tr pháp lý ràng buc erga omnes cho tt c các bên", ông Tun nhn đnh.

"Làm được điu này, Vit Nam không kin mà thng kin. Vit Nam vượt qua mi tr ngi đến t Công hàm 1958 hay vn đ estoppel. H qu phán quyết s gim đến mc ti đa các yêu sách ca Trung Quc ti Bin Đông", nhà nghiên cu nhn mnh.

VOA liên lc vi B Ngoi giao Vit Nam v vn đ này nhưng chưa nhn được hi đáp.

Nguồn : VOA, 17/01/2024

*****************************

Quần đảo Hoàng Sa tròn 50 năm bị Trung Quốc cưỡng chiếm và ý kiến chuyên gia

Diễm Thi, RFA, 16/01/2024

Ngày 19/1/1974, Hải quân Trung Quốc đã dùng vũ lực tấn công hoàn tất công cuộc chiếm hoàn toàn quần đảo Hoàng Sa từ phía Việt Nam Cộng Hòa lúc bấy giờ.

haichien9

Hình ảnh nhìn từ trên không thành phố Tam Sa trên một hòn đảo thuộc quần đảo Hoàng Sa mà Trung Quốc cưỡng chiếm ngày 19/1/1974. Ảnh chụp ngày 27/7/2012. AFP

Một số nhà nghiên cứu cho rằng, tình hình an ninh Biển Đông chịu ảnh hưởng rất nhiều từ khi quần đảo Hoàng Sa thuộc quyền kiểm soát của Trung Quốc. Nhà nghiên cứu Thái Văn Cầu, hiện đang ở Hoa Kỳ nêu nhận định với RFA :

"Theo tôi, Biển Đông quan trọng cho thế giới và Việt Nam. Biển Đông là nơi có khoảng 5.000 tỷ USD hàng hóa của thế giới đi qua mỗi năm. Biển Đông cũng là nơi có nguồn tài nguyên dầu và khí đốt lớn lao. Riêng Việt Nam, với đường bờ biển dài hơn 3.200 km và với tiềm năng to lớn của nó, Biển Đông được xem như là cánh cửa đi vào tương lai của Việt Nam.

Trận hải chiến Hoàng Sa năm 1974 và tham vọng thống trị Biển Đông của Trung Quốc trong hơn 20 năm qua đã thay đổi tất cả. Do vị thế chiến lược của nó, Trung Quốc đã biến Hoàng Sa thành một căn cứ quân sự hiện đại, trang bị với máy bay chiến đấu tàng hình, tên lửa siêu thanh, tàu sân bay… Lần đầu tiên trong lịch sử, từ Hoàng Sa, Trung Quốc có thể trực tiếp đe dọa an ninh quốc phòng của Việt Nam, từ Hà Giang cho đến Cà Mau. Trung Quốc cũng có thể kiểm soát mọi di chuyển hàng hải trên Biển Đông".

Nhà nghiên cứu Đinh Kim Phúc nêu quan điểm của ông với RFA :

"Cuộc hải chiến Hoàng Sa cách đây 50 năm mở ra một thời kỳ tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông. Đó là Trung Quốc sẵn sàng dùng vũ lực để giải quyết tất cả vấn đề mà họ cho rằng thuộc chủ quyền của họ. Mới hôm 4/1/2024, ông Uông Văn Bân, phát ngôn nhân của Bộ ngoại giao Trung Quốc một lần nữa khẳng định, Trung Quốc kiên quyết bảo vệ chủ quyền và quyền lợi trên biển. Và một lúc nào đó, khi thời cơ thuận lợi, khi tình hình thế giới có lợi cho Trung Quốc thì Trung Quốc sẽ ra tay nuốt trọn Biển Đông. Trung Quốc cũng từng tuyên bố không sợ bất cứ thế lực nào trên Biển Đông vì họ là cường quốc số hai trên thế giới".

Cưỡng chiếm Hoàng Sa được coi là sự kiện khởi đầu để Trung Quốc bước vào giai đoạn dùng vũ lực để mở rộng lãnh thổ, lãnh hải. 14 năm sau khi mất Hoàng Sa, Việt Nam lại mất đảo Gạc Ma ở quần đảo Trường Sa vào tay Trung Quốc. Trong trận thảm sát vào ngày 14/3/1988, Trung Quốc dùng trọng pháo và súng phòng không tiêu diệt 64 chiến sĩ Công binh và Hải quân Việt Nam trên đảo.

Từ đó đến nay, Việt Nam chưa mất thêm phần biển đảo nào vào tay Trung Quốc. Nhà nghiên cứu Đinh Kim Phúc lý giải :

"Năm 1988, khi Việt Nam đang mắc kẹt vấn đề Campuchia, Việt Nam đang bị thế giới bao vây, cấm vận ; đang phải giải quyết nhiều khó khăn về bài toán kinh tế ; khi Liên Xô có những dấu hiệu cho thấy họ sắp sụp đổ, tan rã thì Trung Quốc nhân cơ hội đó đánh chiếm một phần quần đảo Trường sa của Việt Nam với sự kiện Gạc Ma.

Khi mà mất một phần Trường Sa vào năm 1988, Nhà nước Việt Nam có thái độ rất kiên quyết trong vấn đề bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và lãnh hải của mình. Kể từ sau năm 1988, Việt Nam không mất thêm một thực thể nào trên Biển Đông. Và từ những thực thể chiếm đóng ban đầu sau 30/4/1975, ngày nay Việt Nam đã chiếm đóng trên 20 thực thể và có 33 điểm đóng quân trên Biển Đông. Trung Quốc có gây khó khăn, đôi lúc lên đỉnh điểm nhưng Trung Quốc không chiếm thêm quần thể nào. Tôi thấy đó là sự thành công của chính phủ Việt Nam trong thời gian vừa qua. Mà phải nói rằng việc đó là nhờ sự vận động của tất cả các nhà đấu tranh cho chủ quyền của Việt Nam trong cũng như ngoài nước đã đánh động dư luận quốc tế. Đã lên tiếng kêu gọi quốc tế phải có thái độ trước nhà cầm quyền Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông.

Và chính những điều kiện trong mối quan hệ quốc tế đó mà Trung Quốc chưa ra tay nuốt trọn Biển Đông như tham vọng của họ. Tôi thấy đây là một bài học cho Việt Nam trong tương lai, để làm sao giữ vững được những phần đất còn lại không bị Trung Quốc chiếm và không bị Trung Quốc ức hiếp. Việt Nam tránh những giải pháp làm lợi cho Trung Quốc trong mối quan hệ song phương cũng như đa phương".

haichien10

Phóng viên quay phim, chụp ảnh tài liệu Hán Nôm thế kỷ 17-18 về chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa trên Biển Đông trong buổi họp báo do Viện Khoa học xã hội Việt Nam tổ chức (VASS) ngày 3/6/2014 tại Hà Nội. AFP

Cuối năm 2022, Giám đốc Tổ chức Sáng kiến Minh bạch Hàng hải Châu Á, ông Greg Poling xác nhận với RFA ban tiếng Anh rằng :"Trung Quốc đã không chiếm đóng một thực thể mới kể từ tháng 12 năm 1994 và không xây dựng bất cứ thứ gì mà họ chưa chiếm giữ".

Theo các tài liệu lịch sử, Đội Hoàng Sa - Lực lượng chuyên trách thực thi chủ quyền của Việt Nam ở Hoàng Sa và Trường Sa được thành lập từ thế kỷ 17, thời Chúa Nguyễn Phúc Tần (1648 - 1687). Đội Hoàng Sa hoạt động từ những thập kỷ đầu thế kỷ 17 cho đến những thập kỷ đầu thế kỷ 19. Trong những năm đầu thế kỷ 20, quần đảo Hoàng Sa do người Pháp quản lý. Trong Đệ nhị thế chiến từ năm 1941 đến năm 1945, người Pháp phải rút quân khỏi Đông Dương, người Nhật quản lý quần đảo Hoàng Sa.

Tại Hiệp ước hòa bình San Francisco năm 1951, người Nhật tuyên bố từ bỏ chủ quyền với các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Năm 1956, chính quyền Việt Nam Cộng Hòa tuyên bố quản lý toàn bộ quần đảo Hoàng Sa. Năm 1958, Cộng hòa dân chủ nhân dân Trung Hoa tuyên bố quản lý toàn bộ quần đảo Hoàng Sa.

Tuy Việt Nam đã mất Hoàng Sa 50 năm, Chính phủ Việt Nam luôn khẳng định Việt Nam có đầy đủ chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa phù hợp các quy định của luật pháp và thực tiễn quốc tế. Việt Nam cũng xây dựng một số nhà trưng bày để lưu giữ, triển lãm những tư liệu liên quan Hoàng Sa, Trường Sa. Một trong số đó là Nhà trưng bày Hoàng Sa được khánh thành vào ngày 28/3/2018. Nơi đây có khu trưng bày tư liệu, hình ảnh quần đảo Hoàng Sa trong thư tịch cổ của Việt Nam trước thời nhà Nguyễn ; bằng chứng chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa từ năm 1945 đến năm 1974 và bằng chứng chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa từ năm 1974 đến nay.

Tại cuộc đối thoại với các nhà khoa học Việt Nam vào sáng 17/5/2014, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam khẳng định : "Hoàng Sa là của Việt Nam. Trung Quốc đã dùng vũ lực để chiếm Hoàng Sa và nhất định chúng ta phải đòi lại. Đời tôi, đời các bạn chưa đòi được thì con cháu chúng ta sẽ tiếp tục đòi lại".

Nhận định về việc chính phủ Việt Nam cần làm gì để thế hệ trẻ nung nấu ý chí đòi lại Hoàng Sa, Nhà nghiên cứu Thái Văn Cầu nói với RFA :

"Một mặt, xây dựng nhà trưng bày tư liệu chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa là việc làm đáng khích lệ. Mặt khác, khẳng định chủ quyền, phản đối ngoại giao là điều kiện "cần" nhưng không "đủ" để bảo vệ chủ quyền. Không ai phủ nhận sự khó khăn trong giải quyết tranh chấp Hoàng Sa với Trung Quốc. Trong lịch sử hàng ngàn năm, Việt Nam đã nhiều lần bị phong kiến Trung Quốc đe dọa hay xâm chiếm. Người dân và lãnh đạo đã phải đối diện với khó khăn gấp nhiều lần hơn so với vấn đề Hoàng Sa. Tuy nhiên, từ Hai Bà Trưng, Ngô Quyền, Lê Lợi, Quang Trung cho đến thế hệ gần đây, không có vị tiền nhân nào để nỗ lực bảo vệ chủ quyền, bảo vệ quyền lợi đất nước cho thế hệ tương lai giải quyết".

Nhà nghiên cứu Đinh Kim Phúc thì cho rằng, xét trong thế và lực hiện nay giữa Việt Nam và Trung Quốc thì Việt Nam không tài nào có thể lấy lại Hoàng Sa từ tay Trung Quốc. Ông nói tiếp :

"Thứ nhất, cuộc hải chiến Hoàng Sa cách đây 50 năm là cuộc chiến tranh chống xâm lược dù dưới bất cứ chính thể nào, dù là Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa hay Việt Nam Cộng Hòa. Cuộc hải chiến này có 75 vị anh hùng đã vị quốc vong thân đáng phải được tôn thờ, đáng phải được nhắc nhở hàng ngày, đáng phải được đưa vô sách giáo khoa và phải có tượng đài tưởng niệm. Có như thế thì thế hệ trẻ mới nhìn thấy gương của tiền nhân mà sẵn sàng hy sinh xương máu của mình để bảo vệ đất mẹ Việt Nam.

Nếu chúng ta không làm được chuyện đó, chúng ta coi 75 vị anh hùng đó là ngụy quân ngụy quyền thì rõ ràng không thể nào giáo dục được thế hệ trẻ hiện nay, và họ sẽ làm ngơ khi cha ông họ đã làm ngơ một sự kiện, một biến cố cách đây 50 năm".

Từ nhiều năm qua, Trung Quốc nhiều lần gây hấn trong vùng biển đặc quyền kinh tế của Việt Nam, gây căng thẳng trên Biển Đông. Trung Quốc cũng bị cho là đã tiến hành hàng loạt hành động phi pháp với mục đích nuốt trọn Biển Đông kể từ khi cưỡng chiếm Hoàng Sa của Việt Nam năm 1974. Một số nhà nghiên cứu và một số đại biểu Quốc hội từng đề nghị chính phủ Việt Nam cần vận dụng công cụ pháp lý để bảo vệ chủ quyền biển đảo, cụ thể là nộp đơn kiện Trung Quốc theo Phụ lục VII Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển.

Vậy, nếu Việt Nam kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế thì tài liệu về chủ quyền của Việt Nam có đứng vững về mặt công pháp quốc tế hay không ? Nhà nghiên cứu Đinh Kim Phúc nhận định :

"Nói về mặt lịch sử, Việt Nam có đầy đủ các thư tịch, có đầy đủ các văn kiện của các nhà nước phong kiến trước đây, cũng như thời kỳ quản lý quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa thời Việt Nam Cộng Hòa. Nhưng khi ra tòa án công lý quốc tế, người ta sẽ xét trên những điều kiện thực tế. Về luật pháp người ta không xét đến quan điểm. Nếu như Việt Nam không có một bộ hồ sơ hoàn chỉnh về chủ quyền của mình dựa trên công pháp quốc tế thì tôi e rằng nếu Trung Quốc có đồng ý ra tòa thì chưa chắc Việt Nam sẽ thắng. Mà đã kiện về chủ quyền lãnh thổ, không thắng thì chỉ có thua, chỉ có mất trắng.

Nói gì thì nói, Công hàm Phạm Văn Đồng vẫn là một khúc xương khó gặm nhất trong bộ hồ sơ chủ quyền của Việt Nam. Trong vấn đề bảo vệ chủ quyền lãnh thổ lãnh hải như thế nào thời Việt Nam Cộng hòa cũng phải được chính thức thừa nhận thì như thế Việt Nam mới có khả năng thắng tại tòa án công lý quốc tế.

Phải hoàn chỉnh một bộ hồ sơ pháp lý. Và tôi nói thẳng, trình độ của các nhà lập pháp hiện nay, của các nhà luật học hiện nay không xây dựng nổi một bộ hồ sơ về chủ quyền đâu. Phải nhờ đến các luật sư nổi tiếng có kinh nghiệm trên thế giới cố vấn, như bộ hồ sơ Phillipines kiện Trung Quốc hồi năm 2013".

Nhà nghiên cứu Thái Văn Cầu nói với RFA :

"Tôi có nghiên cứu về hành xử chủ quyền của Việt Nam qua các thời đại từ xưa đến nay. Dựa trên nghiên cứu của các chuyên gia và nghiên cứu cá nhân, tôi đánh giá cơ sở pháp lý và chứng cứ chủ quyền Hoàng Sa của Việt Nam vững chắc hơn của Trung Quốc. Đấy là lý do Trung Quốc làm áp lực để Việt Nam không kiện Trung Quốc.

Theo án lệ tòa án và chuyên gia luật pháp quốc tế, chỉ khẳng định chủ quyền hay phản đối ngoại giao không bảo vệ được chủ quyền, không đòi lại được Hoàng Sa. Dù Trung Quốc không đồng ý, khi khởi kiện, Việt Nam chứng minh sự chân thành, nghiêm túc và thiện chí của mình trước hệ thống tòa án và trước dư luận quốc tế.

Hơn 10 năm trước, tôi có làm việc với một số quan chức nhà nước để giúp họ củng cố chứng cứ chủ quyền Hoàng Sa. Vào đầu năm 2016, họ ngưng nỗ lực này sau khi có sự thay đổi lãnh đạo.

Vào tháng 4/2016, tôi làm việc với trí thức trong nước cho một thư ngỏ có tên "Thư gởi lãnh đạo Việt Nam về Biển Đông". Thư này do 54 người ký, trong đó có Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh - nguyên Đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc từ năm 1974 đến 1987, và nhiều nhân sĩ trí thức trong và ngoài nước khác".

"Thư gởi lãnh đạo Việt Nam về Biển Đông" có đoạn : "Chúng tôi, những người ký tên dưới đây, mạnh mẽ và nghiêm túc yêu cầu lãnh đạo Nhà nước Việt Nam công khai kêu gọi Trung Quốc tiến hành đàm phán hòa bình với các nước có tranh chấp trên Biển Đông, hay đồng ý cùng Việt Nam đưa tranh chấp ở Hoàng Sa - Trường Sa ra hệ thống tòa án quốc tế để giải quyết. Nếu kêu gọi này không được Trung Quốc đáp ứng, Việt Nam sẽ tích cực sử dụng các biện pháp hòa bình, theo luật pháp quốc tế, bao gồm cả chính thức khởi kiện Trung Quốc trong thời gian sớm nhất".

https://youtu.be/Y-RkC-8gBAI

Diễm Thi

Nguồn : RFA, 16/01/2024

*****************************

50 năm Hải chiến Hoàng Sa : Bài học lớn cho Việt Nam

Toshi Yoshihara, Mỹ Hằng, BBC, 16/01/2024

Có bốn bài học lớn mà giáo sư Toshi Yoshihara từ Đại học Georgetown, Mỹ, chỉ ra khi nhìn lại sự kiện Hải chiến Hoàng Sa 50 năm trước khiến 74 chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa tử trận và Hoàng Sa nằm dưới sự kiểm soát của Trung Quốc cho tới nay.

haichien11

Bốn tàu chiến Việt Nam Cộng Hòa tham gia Hải chiến Hoàng Sa năm 1974

BBC News tiếng Việt kết hợp thông tin từ cuộc phỏng vấn với giáo sư Toshi Yoshihara và nghiên cứu của ông mang tên ‘Hải chiến Hoàng Sa 1974 : Đánh giá về chiến dịch’ xuất bản năm 2016 để đưa ra cái nhìn chi tiết hơn về bốn bài học này.

Vai trò của bên thứ ba

Hiệp định Paris năm 1973 và cuộc rút quân của Mỹ khỏi miền Nam Việt Nam đã làm giảm sự tham gia của Mỹ vào số phận của Sài Gòn. Gánh nặng khi đó đổ lên vai Sài Gòn : tự lo liệu an ninh chủ quyền, giáo sư Toshi chỉ ra trong nghiên cứu năm 2016.

Dù vậy, Sài Gòn vẫn là đồng minh của Mỹ. Bất kỳ hỗ trợ ngoại giao hoặc quân sự nào của Mỹ cho Việt Nam Cộng Hòa gần như chắc chắn sẽ làm thay đổi cục diện chiến lược và cán cân quyền lực trong khu vực. Tầm quan trọng của việc giữ chân Mỹ ở ngoài, ngay cả khi sự tham gia của Mỹ được coi là khó xảy ra, có lẽ đã định hình việc Trung Quốc hành động như thế nào ở quần đảo Hoàng Sa.

Các tài liệu gần đây của Trung Quốc cho thấy những người ra quyết định ở Bắc Kinh đã cân nhắc cẩn thận nguy cơ Mỹ can thiệp ở quần đảo Hoàng Sa bởi họ đã nghiền ngẫm từng động thái, giáo sư Toshi viết trong nghiên cứu.

Theo Đô đốc Khổng Chiếu Niên, khi đó là Phó Tư lệnh Hải quân Trung Quốc, nguyên tắc không nổ súng trước phần nào phản ánh những lo ngại của nước này về sự can thiệp của bên thứ ba.

Bằng cách để Hải quân Việt Nam Cộng Hòa nổ súng trước, Trung Quốc có thể biến Việt Nam Cộng Hòa thành kẻ gây hấn, từ đó đẩy Mỹ vào thế khó về ngoại giao. Trung Quốc vì thế đã luôn tuyên truyền về cuộc hải chiến như một ‘cuộc tự vệ phản kích’. Ngược lại, nếu Trung Quốc nổ súng trước thì việc này có thể cho Mỹ một lý do rõ ràng hơn để ủng hộ Sài Gòn.

Sự thận trọng như vậy của Trung Quốc kéo dài đến sau cuộc hải chiến. Lúc bấy giờ, trên đà chiến thắng, Trương Nguyên Bồi, tư lệnh Hạm đội Nam Hải, đã ra lệnh cho tàu chiến đuổi theo và đánh chìm tàu Việt Nam Cộng Hòa đang bỏ chạy, nhưng Tư lệnh Quân khu Quảng Châu Hứa Thế Hữu đã phản đối chỉ thị này do lo ngại phản ứng từ Mỹ sẽ dẫn đến sự leo thang trong khu vực.

Bối cảnh địa chính trị khi đó trao cho Trung Quốc cơ hội chiến lược, theo giáo sư Toshi.

Mỹ rút khỏi miền Nam Việt Nam năm 1973 nhưng trước đó đã bắt đầu mối quan hệ với Trung Quốc vào năm 1972. Thời điểm đó, Washington và Bắc Kinh đều rất mong lôi kéo bên kia vào một tình hữu nghị để thúc đẩy các mục tiêu chung trong thế đối trọng với Liên Xô. Mỹ đồng thời đang muốn rút khỏi Chiến tranh Việt Nam.

Trao đổi với BBC News tiếng Việt, giáo sư Toshi rút ra kết luận : "Việc không có sự can thiệp từ bên thứ ba là yếu tố quyết định đến thành công chiến lược của Trung Quốc trong Hải chiến Hoàng Sa.

"Bài học ở đây là đánh giá của Bắc Kinh về can thiệp của bên thứ ba, đặc biệt là Mỹ, sẽ có ảnh hưởng lớn đến tính toán của họ trong các quyết định về việc sử dụng vũ lực".

Cách phản ứng với tàu Trung Quốc

Từ kết cục của Hải chiến Hoàng Sa, giáo sư Toshi cho rằng các nước đối thủ cùng tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông cần cẩn trọng về các phản ứng của họ đối với tàu thăm dò của Trung Quốc.

So sánh hành vi của Trung Quốc trong vụ Bãi cạn Scarborough tranh chấp với Philippines năm 2012, giáo sư Toshi nhận xét "giống hệt với hành vi của nước này trong trận hải chiến Hoàng Sa năm 1974 với Việt Nam".

Trong cả hai trường hợp, Bắc Kinh đều dùng các tàu cá làm mồi nhử và đều đợi phía bên kia vượt qua lằn ranh đỏ trước khi ‘ra tay’ hành động theo hướng có lợi cho mình, giáo sư Toshi phân tích trong nghiên cứu năm 2016.

Liệu Trung Quốc có tìm cách để dẫn dụ đối thủ hành động trước hay không vẫn chưa rõ ràng. Nhưng khi ‘hành động sau’, Trung Quốc đặt mình ‘trên cơ’ về mặt đạo đức để đạt thêm các tham vọng lãnh thổ, giáo sư Toshi phân tích.

"Năm 1974, Trung Quốc đã khiến Nam Việt Nam nổ súng trước, việc này trao cho giới lãnh đạo Trung Quốc cái cớ để phản công. Bài học ở đây là các nước đối thủ cần cẩn trọng, không phản ứng thái quá, hoặc không phải ứng theo cách có thể cho Bắc Kinh cái cớ để leo thang xung đột.

"Sự kiềm chế và kỷ luật về mặt chiến thuật là đặc biệt quan trọng bởi Trung Quốc rất muốn leo thang thống trị đối với các đối thủ yếu hơn", ông Toshi nói với BBC.

Bên yếu hơn vẫn có thể thắng

So sánh chiến thắng của Trung Quốc trước Việt Nam với chiến thắng của David bé nhỏ trước người khổng lồ Goliath trong Kinh Thánh chỉ bằng một cái ná bắn đá và một con dao găm, giáo sư Toshi chỉ ra rằng lực lượng của Trung Quốc trong Hải chiến Hoàng Sa 1974 thực ra yếu thế và dễ tổn thương hơn của Việt Nam Cộng Hòa.

Chẳng hạn, tàu khu trục Nam Ninh, một tàu chiến cũ của Hải quân Đế quốc Nhật Bản được cải tạo lại, đã quá hạn sử dụng. Ba tàu khu trục Type 065 chưa sẵn sàng cho các nhiệm vụ trên biển.

Các tàu tấn công nhanh có phạm vi hoạt động hạn chế. Chỉ có tàu săn tàu ngầm và tàu quét mìn mới sở hữu tầm hoạt động đủ để có thể thực hiện nhiệm vụ tuần tra biển.

Tàu săn tàu ngầm lớp Kronshtadt, tàu quét mìn và tàu săn ngầm lớp Hải Nam lần lượt có tải trọng chỉ 310, 500 và 500 tấn. Tất cả đều chỉ được trang bị pháo với cỡ nòng nhỏ hơn tàu Việt Nam. Ngay cả tàu lớn nhất của hải quân Trung Quốc cũng nhỏ hơn tàu nhỏ nhất của Việt Nam Cộng Hòa.

Trong khi đó, Hải quân Việt Nam Cộng Hòa thực sự vượt trội về quy mô và hỏa lực so với Hải quân Trung Quốc.

HQ-4 có tải trọng gần 1.600 tấn và được trang bị hai khẩu pháo 76 ly ; HQ-5 và HQ-16 mỗi tàu có tải trọng 1,766 tấn và được trang bị một khẩu pháo 127 ly ; HQ-10 có tải trọng 650 tấn, pháo 76 ly.

Thế nhưng Trung Quốc vẫn thắng.

Thành công này có được là nhờ phần lớn từ sự kém cỏi và sai lầm của Việt Nam và từ sự điêu luyện trong chiến thuật của Trung Quốc, theo nhận định của giáo sư Toshi.

Theo giáo sư Toshi, một số nhà phân tích Trung Quốc đã chỉ ra sai lầm của Hải quân Việt Nam Cộng Hòa khi chia nhỏ đội tàu của mình trong lần tiếp cận đầu tiên vào sáng 19/1/1974.

Nếu Việt Nam Cộng Hòa tập trung lực lượng và hỏa lực thì họ đã có thể lần lượt hạ gục các tàu chiến của Trung Quốc. Đồng thời, quyết định tấn công các vị trí của Trung Quốc từ cự ly gần là thiếu thận trọng. Khoảng cách gần phát huy thế mạnh của đối thủ trong khi làm giảm lợi thế của hải quân Việt Nam Cộng Hòa về tầm bắn và hỏa lực.

Nếu Việt Nam Cộng Hòa tấn công quân Trung Quốc từ khoảng cách xa hơn (cứ cho là các thủy thủ đoàn sở hữu các kỹ năng bắn súng cần thiết), họ có thể đã tránh được trận cận chiến vốn mang lại lợi thế hơn cho Trung Quốc. Nói cách khác, một đối thủ có năng lực hơn và phối hợp tác chiến tốt hơn có thể đã làm thay đổi kết cục trận chiến, giáo sư Toshi chỉ ra trong nghiên cứu của ông.

"Số lượng tàu rất quan trọng. Tuy nhiên, ngoài năng lực vật chất, điều quan trọng không kém là việc sử dụng thận trọng, kỷ luật và thông minh những nguồn lực có hạn", giáo sư Toshi nói với BBC.

Xu hướng chiến tranh hỗn hợp

Giáo sư Toshi cảnh báo rằng nhiều khả năng Trung Quốc sẽ dùng mọi công cụ trên biển, bao gồm cả lực lượng dân quân và bán quân sự - mà cách gọi trong thời hiện đại là ‘chiến tranh hỗn hợp’ - để đạt được các mục đích về lãnh thổ.

"Năm 1974, các tàu cá và dân quân Trung Quốc đóng một vai trò quan trọng trong toàn bộ các giai đoạn của cuộc hải chiến", ông nói.

Dẫn chứng hai ví dụ tương tự - Trung Quốc tiếp tục sử dụng các công cụ phi hải quân để gây áp lực không ngừng lên Philippines quanh Bãi Cỏ Mây và lên Nhật Bản quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, giáo sư Toshi cho rằng các nước "nên sẵn sàng trước khả năng Trung Quốc sẽ sử dụng các công cụ phi quân sự như một lựa chọn đầu tiên trong các xung đột tương lai trên Biển Đông".

Cụ thể, trong nghiên cứu xuất bản năm 2016, giáo sư Toshi nêu chi tiết cách thức Trung Quốc phối kết hợp lực lượng dân quân và tàu cá góp phần vào chiến thắng trong Hải chiến Hoàng Sa 1974.

Theo đó, lực lượng dân quân Trung Quốc đóng trên đảo Phú Lâm đã hành động ngay khi có lệnh vào phút chót.

Giống một lực lượng phản ứng nhanh, dân quân Trung Quốc tràn vào các hòn đảo phía đông nam của nhóm đảo Lưỡi Liềm dưới màn đêm, đánh phủ đầu biệt kích Việt Nam Cộng Hòa đang cố gắng chiếm các đảo này vào ngày tiếp theo.

Khả năng hành động nhanh chóng và hiệu quả của lực lượng dân quân đã trao cho quân đội chính quy Trung Quốc thêm thời gian để huy động lực lượng trên đất liền. Chính lực lượng này đã tham gia vào việc chiếm giữ các đảo Hữu Nhật và Hoàng Sa, giúp đảm bảo quyền kiểm soát của Trung Quốc đối với toàn bộ quần đảo Hoàng Sa.

Trên biển, các tàu cá 402 và 407 hoạt động như các đội phản ứng nhanh. Trước trận hải chiến nhiều tháng, các tàu cá này luôn hiện diện ở quần đảo Hoàng Sa và cắm cờ trên các đảo. Các tàu này cũng gửi cảnh báo sớm cho đầu não trên bờ khi tàu chiến Việt Nam Cộng Hòa mới tiến vào quần đảo Hoàng Sa.

Các chỉ huy trên tàu cung cấp thông tin tình báo chiến thuật cho chỉ huy của Hải quân Trung Quốc trên biển. Số tàu này giúp đưa lực lượng dân quân lên các đảo Quang Hòa, Duy Mộng và Quang Hòa Tây vào đêm trước trận chiến và là phương tiện để quân Trung Quốc đổ bộ lên các đảo mà Việt Nam nắm giữ sau khi tàu chiến của Việt Nam Cộng Hòa bỏ chạy.

Ngược lại với sự hiện diện của hải quân có thể bị nhìn nhận là hiếu chiến, các tàu cá mang lại cho Trung Quốc một phương tiện kín đáo để củng cố yêu sách lãnh thổ.

Tính chất dân sự ‘bề ngoài’ của các tàu cá này đã củng cố thêm luận điểm ngoại giao của Bắc Kinh rằng Sài Gòn là kẻ xâm lược. Thực vậy, một báo cáo tình báo Hoa Kỳ chỉ ra "phản ứng quân sự của Sài Gòn đối với việc ngư dân Trung Quốc đi vào nhóm đảo Lưỡi Liềm" như "một bước quan trọng dẫn đến sự leo thang".

Nhận định này có thể phù hợp với câu chuyện mà Trung Quốc muốn kể, giáo sư Toshi phân tích trong nghiên cứu của ông.

Thách thức phía trước

Mỹ và các đối tác trong khu vực đang đối đầu với một môi trường biển ngày càng cạnh tranh. Hải quân Trung Quốc ngày nay có sức mạnh không thể sánh được so với năm 1974, theo giáo sư Toshi trong nghiên cứu năm 2016.

Về mặt chiến lược, các vai trò đã bị đảo ngược một cách kịch tính : Lực lượng của Trung Quốc vượt trội các nước láng giềng Châu Á, bao gồm Việt Nam, với khoảng cách đáng kể.

Hạm đội Nam Hải hiện đóng ở đảo Hải Nam, là nơi neo đậu của các tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo hạt nhân và tàu ngầm tấn công hạt nhân.

Đảo Phú Lâm đã phát triển từ một tiền đồn sơ khai cách đây bốn thập kỷ thành nơi các tàu chiến và máy bay chiến đấu xuất phát.

Xa hơn về phía nam, một nhóm đảo nhân tạo mới được tạo ra có đường băng và bến cảng có thể là nơi đồn trú các lực lượng không quân và hải quân Trung Quốc.

Nhìn chung, Trung Quốc hiện sở hữu sức mạnh quân sự để buộc Hoa Kỳ phải trả giá cho những điều mà các lãnh đạo Trung Quốc chỉ có thể nằm mơ vào năm 1974.

Các tàu khu trục, khinh hạm, tàu tấn công nhanh, tàu ngầm hiện đại của Trung Quốc được trang bị tên lửa hành trình chống hạm tầm xa có thể tấn công từ khoảng cách xa.

Các máy bay, tàu và tên lửa đạn đạo có thể vươn sâu vào Biển Đông, tạo ra vỏ bọc bảo vệ cho các đơn vị hải quân.

Hiệu quả của chiến thuật này cho thấy Trung Quốc có thể lại sử dụng chúng cho các cuộc đối đầu trong tương lai ở Biển Đông.

Mỹ và các nước Châu Á nên cảnh giác với viễn cảnh này, giáo sư Toshi cảnh báo trong cuộc trao đổi với BBC.

Mỹ Hằng

Nguồn : BBC, 16/01/2024

Giáo sư Toshi Yoshihara là thành viên cấp cao tại Trung tâm Đánh giá Chiến lược và Ngân sách (CSBA). Trước đây ông giữ chức Chủ tịch John A. van Beuren về Nghiên cứu Châu Á-Thái Bình Dương và là giáo sư về chiến lược tại Đại học Chiến tranh Hải quân Hoa Kỳ. Ông từng là giáo sư thỉnh giảng tại Trường Luật và Ngoại giao Fletcher, Đại học Tufts ; Trường Chính sách và Chiến lược Toàn cầu, Đại học California, San Diego ; và Khoa Chiến lược, Đại học Chiến tranh Không quân Hoa Kỳ.

***************************

50 năm Hải chiến Hoàng Sa : 'Ukraine và Đài Loan là bài học cho Việt Nam'

Huyền Trân, BBC, 16/01/2024

Từ bài học Đài Loan và Ukraine, Việt Nam nên tham gia vào một hợp tác an ninh song phương để đối phó với Trung Quốc trên Biển Đông, theo chuyên gia.

hoangsa01

Cộng đồng người Việt ở Đức phản đối Trung Quốc ở Biển Đông. Ảnh : Minh Đức.

Từ Đài Loan, Tiến sĩ William C. Chung, nhà nghiên cứu tại Viện Chính sách An ninh và Phát triển (Institute for Security and Development Policy), Phó Giáo sư Đại học Quốc phòng Đài Loan, nói về trận Hải chiến Hoàng Sa năm 1974 và đưa ra nhận định của ông trong việc Việt Nam nên chọn cách thức giải quyết tranh chấp trên Biển Đông trong tình hình địa chính trị xoay chuyển như hiện nay.

Trước câu hỏi của BBC News tiếng Việt về việc Việt Nam Cộng Hòa bị thất thủ tại quần đảo Hoàng Sa vào năm 1974, tiến sĩ William Chung nhắc lại chính sách hòa hoãn (détente) của Ngoại trưởng, Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Henry Kissinger.

Cú bắt tay lịch sử Mỹ-Trung năm 1972

Nhà ngoại giao hàng đầu của Mỹ Henry Kissinger từng đánh giá sự hòa giải dần dần giữa Trung Quốc và Mỹ đã làm "cả thế giới phấn khích".

Tuy nhiên, chính sách này đã khiến Kissinger bị chỉ trích là "đi đêm", khi bắt tay được lãnh đạo Trung Quốc Mao Trạch Đông vào năm 1972 thì "buông tay" Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu năm 1973.

"Tôi nghĩ trong cuộc hải chiến tại Hoàng Sa vào năm 1974, nước Mỹ đã đưa ra lập trường trung lập. Tôi nghĩ Trung Quốc hiểu Tổng thống Richard Nixon, Ngoại trưởng Kissinger, chính sách toàn cầu của Washington và chính sách hòa giải dần dần quan hệ Trung-Mỹ. Tôi nghĩ nếu chính phủ Mỹ có lập trường mạnh mẽ hơn với phía Trung Quốc thì tình hình đã khác".

"Tôi cho rằng chính sách ngoại giao của Henry Kissinger vào thời điểm đó là có thể hiểu được, vì ông ấy muốn dùng Trung Quốc để chống Liên Xô. Washington không muốn đối đầu với Trung Quốc mà muốn có nhiều đối tác để đối phó với mối đe dọa chính là Liên Xô".

hoangsa1

Tổng thống Mỹ Richard Nixon và Thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai vào ngày 26/2/1972 trong chuyến thăm Trung Quốc của ông Nixon

Thời gian qua, Trung Quốc thường xuyên nhắc lại Thông cáo chung Thượng Hải giữa Tổng thống Mỹ Richard Nixon và Thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai hồi năm 1972, trong đó có nội dung Mỹ thừa nhận "một Trung Quốc", "Đài Loan là một phần của Trung Quốc" và "chính phủ Mỹ không thách thức lập trường này".

Tiến sĩ William C. Chung đánh giá, "Tôi nghĩ Kissinger muốn lôi kéo Trung Quốc vào phe mình và ông ta bỏ rơi Đài Loan. Xét về khía cạnh này, lẽ ra Kissinger nên có sự hỗ trợ khác cho Trung Quốc mà không đi kèm điều kiện, hơn là bỏ rơi Đài Loan", ông nói.

Sau giai đoạn này, Mỹ đã thiết lập quan hệ chính thức với Trung Quốc và không còn giữ quan hệ ngoại giao chính thức với Trung Hoa Dân Quốc, tức Đài Loan.

Mỹ, Châu Âu và nhiều nước vẫn theo chính sách ‘Một Trung Quốc’, chỉ công nhận một chính phủ Bắc Kinh.

Vào năm 1979, Mỹ thông qua Đạo luật quan hệ Đài Loan có nội dung cung cấp phương tiện để hòn đảo này tự vệ trong trường hợp bị tấn công.

Việt Nam nên suy nghĩ lại chiến lược 'hedging' tại Biển Đông

"Hedging" hay "phòng bị nước đôi", theo định nghĩa của chuyên san Quan hệ Quốc tế Châu Á-Thái Bình Dương (International Relations of the Asia Pacific), là "một sự pha trộn các thành tố hợp tác và đối đầu. Chiến lược này thường tương phản với cân bằng (balancing) hoặc phù thịnh (bandwagoning), các khái niệm được phát triển trong kỷ nguyên Chiến tranh Lạnh để phản ánh các chiến lược khác, bao gồm chống lại hoặc chiều theo một siêu cường quá mạnh hoặc mang tính đe dọa".

Việt Nam đã theo đuổi chính sách "đa phương hóa và đa dạng hóa quan hệ đối ngoại", được gọi là nền ngoại giao "cây tre" và luôn khẳng định  "dĩ bất biến, ứng vạn biến" ; là cách ứng xử "biết mình, biết người", "biết thời, biết thế", "biết tiến, biết thoái", "biến dừng, biết biến"…

Trước sự đối đầu Mỹ-Trung và căng thẳng địa chính trị hiện nay, tiến sĩ William Chung đánh giá Việt Nam cần phải xem xét lại chiến lược hedging liên quan đến vấn đề tranh chấp trên Biển Đông.

"Đương nhiên một quốc gia không thể hoàn toàn dựa theo một nước nào khác, nhưng phải nhìn thấy bức tranh tổng thể. Sự đối đầu Mỹ và Trung Quốc giờ đây không thể nào đảo ngược và bối cảnh địa chính trị quốc tế đã thay đổi".

"Cho đến nay, không hề thấy sự thỏa hiệp nào của Trung Quốc liên quan đến vấn đề Biển Đông. Tôi nghĩ khi Việt Nam và Philippines sử dụng chiến lược [hedging] thì phải biết phân biệt ai là bạn, là thù và đâu là mối đe dọa nghiêm trọng nhất".

Trung Quốc cho đến nay vẫn tiếp tục thể hiện thái độ ngày càng xác lập liên quan đến Biển Đông.

Đô đốc Đổng Quân, tân Bộ trưởng Quốc phòng của Trung Quốc, là người đầu tiên trong hải quân nắm giữ chức vụ này và từng là Phó Tổng tư lệnh Chiến khu Nam bộ, chiến khu phụ trách miền nam Trung Quốc, bao gồm các hoạt động trên Biển Đông, nơi Trung Quốc thường thể hiện tham vọng của mình bằng bản đồ đường chữ U cũng như các hoạt động trên thực địa.

Đánh giá về diễn biến sắp tới trên Biển Đông với chuyển biến nhân sự mới nhất này, tiến sĩ William Chung đánh giá Hải quân Trung Quốc sẽ được tăng cường sức mạnh trong thời gian sắp tới.

"Tôi nghĩ việc bổ nhiệm ông Đổng cho thấy Hải quân sẽ trở nên quan trọng hơn trong Quân Giải phóng Nhân dân Trung Hoa và sẽ được tăng cường nguồn lực trong thời gian tới. Tôi nghĩ Trung Quốc đủ khôn ngoan để hiểu rằng eo biển Đài Loan và Biển Đông là các điểm nóng".

"Theo tôi, đây cũng chưa phải là lý do để Chủ tịch Tập Cận Bình chọn ông Đổng làm tân Bộ trưởng Quốc phòng. Nhưng động thái này cho thấy mối tập trung của Tập Cận Bình về Biển Đông, muốn biến Trung Quốc trở thành một cường quốc biển thật sự", ông đánh giá.

hoangsa2

Nhóm tác chiến tàu sân bay USS Ronald Reagan của Hải quân Mỹ cập cảng Tiên Sa, Đà Nẵng từ ngày 25 đến 30/6/2023

Việt Nam nên kết đồng minh với Mỹ ?

Giới quan sát cho rằng căng thẳng với Trung Quốc đã đẩy Philippines ngày càng xích lại gần hơn với Mỹ.

Có thể thấy trong ASEAN, Philippines đang ngày càng thể hiện thái độ cứng rắn nhất với Trung Quốc liên quan đến vấn đề Biển Đông, cùng với mối quan hệ nồng ấm hơn giữa Washington với Manila dưới thời Tổng thống Ferdinand Marcos Jr.

Theo tiến sĩ William Chung, Việt Nam phải xác định được điểm cốt yếu, nếu không có thì Trung Quốc sẽ từng bước một sử dụng sự đối đầu vùng xám hết lần này đến lần khác.

"Thật không may là Việt Nam phải đưa ra lựa chọn trong bối cảnh địa chính trị hiện nay vì là nước có tranh chấp chủ quyền với phía Trung Quốc. Chiến lược hedging cần phải phân biệt có sự khác nhau giữa nước có và không có tranh chấp chủ quyền với Bắc Kinh, cụ thể trong ASEAN thì Việt Nam phải khác Singapore", ông lập luận.

Cho đến nay, Hà Nội luôn nhấn mạnh về chính sách "Bốn không", bao gồm không tham gia liên minh quân sự, không liên kết với nước này để chống nước kia, không cho nước ngoài đặt căn cứ quân sự hoặc sử dụng lãnh thổ để chống lại nước khác, không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế.

Xét về khía cạnh chiến lược an ninh sắp tới, tiến sĩ William Chung cho rằng Hà Nội nên cân nhắc đến việc có các hợp tác an ninh song phương với quốc gia, mà theo ông, "có khả năng đối đầu với Trung Quốc là Mỹ".

Và sau đây là hai yếu tố về quốc phòng và an ninh mà ông cho rằng có thể giúp Việt Nam "quốc tế hóa" được cuộc xung đột trên Biển Đông, tránh được việc "đơn thương độc mã" đối chọi với láng giềng khổng lồ phương bắc.

"Tôi nghĩ có hai giải pháp là mạng lưới phòng vệ, tôi nghĩ là các quốc gia trong khu vực như Việt Nam thì phải phát triển sức bền phòng vệ. Sau đó đi xa hơn là các phòng tuyến, tiếp đó là hợp tác an ninh song phương, chẳng hạn với quân đội Mỹ để kiểm soát và cân bằng Quân Giải phóng Nhân dân Trung Hoa trong khu vực. Tôi nghĩ điều này rất quan trọng", ông đánh giá.

Ngoài Mỹ, tiến sĩ William Chung đánh giá Việt Nam cũng nên cân nhắc đưa lực lượng quân sự của Nhật Bản, Úc, Mỹ, thậm chí NATO vào khu vực Biển Đông để cùng ngăn chặn chủ nghĩa bành trướng của Trung Quốc.

"Tôi nghĩ Việt Nam phải suy nghĩ là nếu xảy ra đụng độ quân sự khi Trung Quốc dùng phương tiện quân sự để kiểm soát toàn bộ Biển Đông. Nếu Việt Nam xem Biển Đông là lợi ích cốt lõi thì phải cân nhắc đưa Mỹ đứng về phía của mình. Để làm được điều này, Việt Nam phải cho thấy khả năng và độ tin cậy để Mỹ ủng hộ".

"Mỹ sắp tới có thể khác hơn năm 1974 và Việt Nam phải làm rõ cam kết nào về sự hỗ trợ mà Mỹ có thể mang đến trong trường hợp xảy ra xung đột đó. Ukraine không phải thành viên NATO, cũng không có hiệp ước an ninh nào với Mỹ, thế mà Mỹ vẫn viện trợ Ukraine".

"Tuy vậy, tôi không nghĩ trong tương lai Việt Nam sẽ có một hiệp ước an ninh với Mỹ. Bởi nói cho cùng thì Việt Nam là quốc gia cộng sản, xét về mặt ý thức hệ", ông đánh giá.

>hoangsa3

Tàu cảnh sát biển Trung Quốc di chuyển gần tàu cảnh sát biển Việt Nam vào ngày 14/5/2014 khi căng thẳng dâng cao liên quan đến việc Bắc Kinh đặt giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam

Đài Loan và Ukraine là bài học cho Việt Nam

Thế giới bước sang năm 2024 với những điểm nóng mới xuất hiện. Ngoài cuộc chiến Ukraine, Gaza có thể kéo dài, gần đây Biển Đỏ cũng nóng lên với cuộc tấn công của lực lượng Houthi do Iran hậu thuẫn.

Giới quan sát cũng đang theo dõi chặt chẽ tình hình của Đài Loan.

Tiến sĩ William Chung đánh giá Đài Loan và Biển Đông là hai "điểm nóng" tiềm tàng và "có quan hệ chặt chẽ". Ông đánh giá nếu Đài Loan bị đánh chiếm thì tiếp theo sẽ là Biển Đông hoặc ngược lại.

"Tôi nghĩ tới cột mốc năm 2027 về khả năng nổ ra Chiến tranh Đài Loan, đó là do Đảng cộng sản Trung Quốc (CCP) trong văn bản Đại hội Đảng nêu vào năm 2027, Quân Giải phóng Nhân dân sẽ [...] chiến thắng một cuộc chiến trong nước".

"Vậy một cuộc chiến tranh trong nước nghĩa là gì ? Đài Loan, hoặc cũng có thể là Biển Đông".

"Đối với Đài Loan, đây là một cuộc đấu sống còn. Chúng ta có thể thấy Đài Loan có một sự liên kết mạnh mẽ với cộng đồng quốc tế vì Đài Loan đóng vai trò quan trọng trong chuỗi cung ứng toàn cầu".

Ngoài ra, ông đánh giá cuộc chiến Ukraine cho thấy một bài học rất quan trọng, không những cho Đài Loan, mà còn cho những nước Đông Nam Á như Việt Nam, Philippines...

"Đó là, từ nhãn quan quân sự, các quốc gia nhỏ cũng có cơ hội ngang bằng để chiến thắng quốc gia lớn hơn. Tôi nghĩ Trung Quốc cũng đã học được bài học này và khiến Bắc Kinh phải suy nghĩ lại khi muốn giải quyết vấn đề về mặt quân sự".

"Do đó, nếu xảy ra kịch bản tệ nhất là chiến tranh trên Biển Đông, chưa chắc Việt Nam hay Philippines sẽ bại trận", ông William Chung đánh giá.

Huyền Trân

Nguồn : BBC, 16/01/2024

***************************

50 năm Hải chiến Hoàng Sa : 'Việt Nam Cộng Hòa đã bị hy sinh'

Huyền Trân, BBC, 15/01/2024

Từ Hoa Kỳ, Đại tá Carl Schuster lý giải vì sao Việt Nam Cộng Hòa bại trận trong Hải chiến Hoàng Sa 1974 và bài học lịch sử rút ra từ biến cố này.

haichien12

Đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa năm 2016

"Tôi đã nhận thấy những dấu hiệu chắc chắn đầu tiên cho thấy nước Mỹ bỏ rơi Việt Nam Cộng Hòa", Đại tá Carl Schuster chia sẻ trong cuộc trao đổi với BBC News tiếng Việt trước thời điểm 50 năm Hải chiến Hoàng Sa.

Ông Carl Schuster đã có 25 năm phục vụ trong Hải quân Mỹ. Ông từng cộng tác trên các tàu chiến và từ năm 1980 chuyển sang lĩnh vực tình báo hải quân, trong đó có vai trò chuyên viên phân tích hoạt động của Hải quân Trung Quốc.

Vị trí cuối cùng mà ông đảm trách trước khi rời quân ngũ vào năm 1999 là chủ nhiệm Phòng Tác chiến thuộc Trung tâm Tình báo hỗn hợp Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương.

Thời gian còn là chuyên gia phân tích tình báo, ông có thể tiếp cận các tài liệu được giải mật từ phía Mỹ.

Hiện ông đang giảng dạy quan hệ quốc tế, lịch sử và nhân văn tại Đại học Hawaii Pacific.

Tháng 6/2017, ông có bài viết "Cuộc chiến giành quần đảo Hoàng Sa" (Battle for Paracel Islands) gây chú ý trên tờ Vietnam Magazine.

Hạm đội 7 không hành động

Trả lời BBC News tiếng Việt, Đại tá Schuster đã giải thích bối cảnh lịch sử xảy ra trận hải chiến khiến Việt Nam mất quần đảo Hoàng Sa vào tay Trung Quốc.

Theo ông, cần phải nhắc đến cuộc Cách mạng Văn hóa do Chủ tịch Mao Trạch Đông khởi xướng vào tháng 5/1966 và kết thúc sau khi ông qua đời năm 1976.

Trung Quốc đã trải qua một thập kỷ hỗn loạn với chiến dịch thanh trừng nhằm trừ khử các đối thủ chính trị của Mao trong nội bộ Đảng cộng sản.

Hải chiến Hoàng Sa xảy ra vào thời điểm Cách mạng Văn hóa gần kết thúc và Đại tá Schuster đánh giá hải quân Trung Quốc khi đó "hầu như không thể ra biển".

"Cách mạng Văn hóa hầu như đã khiến Trung Quốc đánh mất năng lực hậu cần. Do thiếu hụt phụ tùng, chỉ khoảng 10% số tàu của họ có thể đi biển và đa số gặp các vấn đề về trang thiết bị. Mao chỉ có thể dựa vào dân quân biển".

"Đây là những nhóm bán quân sự, được bộ phận quân huấn huấn luyện chút ít và có thể nhận lệnh từ Hải quân. Thời điểm đó, lực lượng dân quân biển đã bắt đầu hoạt động quanh quần đảo Hoàng Sa", ông nói.

Ông đã nhắc lại việc Mỹ và Trung Quốc "bắt tay để hy sinh" Việt Nam Cộng Hòa trong trận hải chiến như thế nào và ông đánh giá Chủ tịch Mao Trạch Đông "hiểu lúc bấy giờ Mỹ không có ý chí chính trị để bảo vệ Việt Nam Cộng Hòa".

"Khi tìm hiểu kỹ Hải chiến Hoàng Sa, tôi nhận thấy những dấu hiệu chắc chắn đầu tiên cho thấy nước Mỹ đã bỏ rơi Việt Nam Cộng Hòa".

"Các tàu chiến Nam Việt Nam đã gửi yêu cầu trợ giúp đến Hạm đội 7. Nhưng Hạm đội 7 được lệnh không can dự gì với Trung Quốc. Thế nên Hạm đội 7 đã từ chối".

haichien13

Hình ảnh Hạm đội 7 của Hoa Kỳ vào năm 1968 khi chuẩn bị các cuộc không kích nhằm vào Bắc Việt

Theo thông tin từ Hạm đội 7 , trong Chiến tranh Việt Nam, hạm đội này thực hiện các nhiệm vụ chiến đấu như điều máy bay không kích, bắn yểm trợ, đổ bộ, tuần tra và tác chiến sử dụng mìn.

Sau Hiệp định Paris 1973, Hạm đội 7 thực hiện các hoạt động chống mìn trên vùng biển gần bờ ở Bắc Việt.

"Không có sự hỗ trợ của Mỹ, quân đội Việt Nam Cộng Hòa phải đánh cận chiến nhưng binh lính lại không được huấn luyện tốt, kỹ năng tác xạ rất kém. Họ chịu tổn thất lớn và nhiều binh sĩ bỏ mạng. Nam Việt Nam để mất nhóm đảo Lưỡi Liềm và nước Mỹ đã không phản đối", ông nói với BBC.

Có 74 quân nhân Việt Nam Cộng Hòa tử trận khi Hải chiến Hoàng Sa nổ ra vào ngày 19/1/1974.

Ông Schuster đánh giá rằng nếu Hạm đội 7 có mặt thì tình hình đã khác. "Nhưng do đã hứa [với Trung Quốc], nước Mỹ chọn đứng ngoài cuộc", ông nói.

Vai trò của Kissinger

Đại tá Schuster cũng đề cập đến vai trò của Henry Kissinger, người giữ chức Ngoại trưởng Mỹ giai đoạn 1973 - 1977 và Cố vấn An ninh Quốc gia cho Tổng thống Richard Nixon từ năm 1969 đến tháng 11/1975.

Với vai trò Cố vấn An ninh Quốc gia và Ngoại trưởng, ông này đã theo đuổi mạnh mẽ chính sách hòa hoãn (détente), giúp làm tan băng quan hệ giữa Mỹ với Liên Xô và Trung Quốc.

Ngày 9/7/1971, Henry Kissinger đã gặp Thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai để sắp xếp chuyến viếng thăm lịch sử đến Bắc Kinh của Tổng thống Richard Nixon vào tháng 2/1972.

Tài liệu giải mật của Bộ Ngoại giao Mỹ về cuộc trao đổi  giữa ông Kissinger với Đại sứ Hàn Tự, Quyền Trưởng Văn phòng liên lạc Trung Quốc, có ghi rõ đoạn này. Cuộc nói chuyện diễn ra tại Washington vào ngày 23/1/1974, tức chỉ vài ngày sau Hải chiến Hoàng Sa.

"Nước Mỹ không ủng hộ Nam Việt Nam tuyên bố chủ quyền đối với những đảo này. Tôi cũng muốn nói rõ điều đó", Kissinger trấn an Hàn Tự.

vào ngày 26/4/2016, ông Kissinger cũng nói Hoàng Sa không quan trọng bằng các vấn đề khác vào thời điểm ấy.

Ông Kissinger đã trả lời như sau trước câu hỏi từ một nhà báo VOA rằng có phải Hoa Kỳ đã đồng ý để Trung Quốc chiếm Hoàng Sa vào năm 1974 hay không :

"Lập trường của Mỹ liên quan đến quần đảo ấy là chúng tôi không giữ lập trường về chủ quyền đối với những đảo này. Vào năm 1974, trong tâm điểm vụ Watergate và cuộc chiến ở Trung Đông, tôi có thể nói rõ với quý vị là quần đảo Hoàng Sa không phải là ưu tiên trên hết trong tâm trí chúng tôi. Nhưng không có thỏa thuận nào được ký mà trong đó chúng tôi trao quyền cho Trung Quốc chiếm đóng quần đảo Hoàng Sa cả, người Trung Quốc cũng chưa từng tuyên bố như vậy".

haichien14

Henry Kissinger đã giữ chức Ngoại trưởng Mỹ giai đoạn 1973 - 1977 và Cố vấn An ninh Quốc gia cho Tổng thống Richard Nixon từ năm 1969 đến tháng 11/1975

Bình luận về vai trò của Kissinger, Đại tá Schuster nói, "Chúng ta không biết được Kissinger đã đưa ra những đảm bảo gì vì ông ấy không bao giờ thừa nhận. Kissinger nhận ra rằng Quốc hội Mỹ sẽ không ủng hộ việc tiếp tục nỗ lực chiến tranh và tâm lý của dân Mỹ khi đó là hãy chấm dứt tổn thất và thoát ra".

"Tôi nghĩ Mao Trạch Đông nắm được điều đó. Ông ta không phải là một nhà chiến lược quân sự giỏi nhưng ông ta hiểu lúc bấy giờ Mỹ không có ý chí chính trị để bảo vệ Việt Nam Cộng Hòa. Hãy nhớ rằng Kissinger đã bỏ rơi Đài Loan bởi ông ấy nghĩ Mỹ cần một Trung Quốc mạnh để đối phó với Liên Xô".

"Và kết quả là chính quyền Nam Việt Nam đã bị hy sinh cho mục tiêu lớn hơn của Kissinger, cho việc thiết lập một Trung Quốc thịnh vượng và mạnh mẽ mà Kissinger cho rằng sẽ trở thành đồng minh của Mỹ trong thế kỷ 20", Đại tá Schuster nói.

Bài học lịch sử

Sau năm 1974, Hải chiến Hoàng Sa và vai trò của quân lực Việt Nam Cộng Hòa trong sự kiện này ít được đề cập trên các kênh thông tin chính thống của nhà nước tại Việt Nam. Phải đến năm 2014, nhân dịp kỷ niệm 40 năm, Hải chiến Hoàng sa mới được báo chí chính thống đề cập rầm rộ.

Tiếp đó là sự kiện Trung Quốc đưa giàn khoan Hải Dương 981 hoạt động trong vùng biển gần Hoàng Sa gây căng thẳng trầm trọng với Việt Nam.

Lúc bấy giờ, các cuộc biểu tình phản đối Trung Quốc đã nổ ra nhiều nơi, lớn nhất là tại Hà Nội và quanh Thành phố Hồ Chí Minh. Bạo loạn tại một số khu công nghiệp ở tỉnh Bình Dương vào tháng 5/2014 đã gây thiệt hại cho các công ty không chỉ của Trung Quốc mà còn của Đài Loan và Singapore.

Giới quan sát trong nước đánh giá rằng Trung Quốc luôn chớp thời cơ tốt để hành động, như 19/1/1974 tấn công Hoàng Sa, 17/2/1979 tấn công biên giới phía bắc Việt Nam và 14/3/1988 tấn công cụm đá Gạc Ma tại Trường Sa. Đấy là các thời điểm Việt Nam mất cảnh giác và suy yếu nhất. Đây là một bài học quan trọng cho Việt Nam trước sự bành trướng ngày càng mạnh mẽ của Bắc Kinh.

Về ý này, Đại tá Schuster gợi ý rằng để đối phó, Việt Nam cần phải có càng nhiều đối tác càng tốt.

"Tôi nghĩ lý do Chủ tịch Tập Cận Bình đưa ra nhiều lợi ích kinh tế cho Việt Nam trong chuyến thăm vừa qua là bởi ông ấy lo ngại việc Mỹ cũng đưa ra giống như vậy cho Việt Nam".

"Càng nhiều đối tác thì càng tốt. Đừng bao giờ phụ thuộc vào một đối tác để làm đối trọng vì bạn không bao giờ biết nó có thể biến mất lúc nào".

"Nếu là lãnh đạo quốc gia, bạn có dám đặt cược vận mệnh tương lai quốc gia mình vào một người nào đó không ?"

Chuyên gia về an ninh quốc phòng này cho rằng Ấn Độ sẽ là đối tác quan trọng cho Việt Nam trong công nghệ quốc phòng và Nhật Bản cũng là "đồng minh tự nhiên".

"Tôi nghĩ việc củng cố quan hệ với Ấn Độ là điều mà Việt Nam có thể cân nhắc đưa vào bài toán. Công nghiệp quốc phòng Ấn Độ rất phát triển".

'Sau mùa hè 2025'

haichien15

Hình ảnh Đá Xu Bi do Trung Quốc kiểm soát trong quần đảo Trường Sa vào năm 2022

Về viễn cảnh nào cho tình hình Biển Đông và những điểm nóng nào có thể bùng phát, Đại tá Carl Schuster nói với BBC rằng ông Tập Cận Bình sẽ muốn chiến thắng trên Biển Đông mà không phải nổ phát súng nào, đồng thời dự đoán nếu xảy ra sự kiện lớn nào đó thì phải sau mùa hè năm 2025.

"Tôi nghĩ Tập Cận Bình phải cân nhắc rất kỹ về sức mạnh ý chí của nước Mỹ.

Có nhiều người Mỹ, tinh hoa chính trị và doanh nhân, nghĩ là nước Mỹ nên thỏa hiệp với Trung Quốc bởi hai nền kinh tế đã có sự gắn kết. Tôi nghĩ Tập Cận Bình coi điều đó là có lợi. Ông ta xem nỗ lực dàn xếp của Mỹ với Trung Quốc là một điểm có thể khai thác".

"Tập Cận Bình sẽ càng thể hiện rõ hơn ý chí của mình. Nhưng tôi không nghĩ điều đó sẽ diễn ra trước cuộc bầu cử tổng thống Mỹ 2024 vì có thể bất lợi cho Trung Quốc. Nhưng sau 2024, Tập sẽ có dịp thử phản ứng của tân tổng thống và tân quốc hội. Nếu ông Joe Biden tái đắc cử thì Tập Cận Bình sẽ tiếp tục lợi dụng điều mà ông ta xem là ‘điểm mù’ của Biden, người tin rằng đối thoại là biện pháp tốt nhất để giải quyết mọi vấn đề. Vấn đề là với những kẻ áp bức và độc tài, họ xem đối thoại là biểu hiện của yếu đuối. Tôi nghĩ vấn đề lớn có xảy ra thì phải sau mùa hè năm 2025".

"Năm 2027, theo tôi, cũng là một năm khó khăn. Tập Cận Bình có thể muốn chiến thắng trên Biển Đông mà không phải nổ phát súng nào".

Năm 2027 là mốc thời gian mà các lãnh đạo quân sự và tình báo Mỹ cho rằng Trung Quốc có thể xâm lược Đài Loan. Lý do là khi đó quân đội Trung Quốc đã đủ sức mạnh sau quá trình hiện đại hóa.

Người ta cũng dùng khái niệm "luộc ếch", tức đun nóng từ từ, để mô tả cách mà Bắc Kinh thực hiện chiến lược Đài Loan. Nói cách khác, Bắc Kinh chọn kế "bất chiến tự nhiên thành", theo binh pháp Tôn Tử, là không cần ra quân mà Đài Loan cuối cùng sẽ về theo Trung Quốc sau vài chục năm chịu sức ép.

Về phía Mỹ, chuyên gia Schuster cho rằng chính quyền sắp tới tại Washington phải "mạnh tay" hơn trước sự bành trướng của Trung Quốc.

"Từ góc độ chính sách ngoại giao, hành động mạnh, phòng vệ ngăn chặn bằng quân sự, hành động kinh tế và ngoại giao mạnh, để Trung Quốc biết là phải trả giá thì sẽ khiến họ tính toán lại, còn nếu chỉ có nói thôi thì Trung Quốc sẽ leo thang, sẽ đẩy và giật cho đến khi nào đạt được mục đích thì thôi".

"Nếu Mỹ để Trung Quốc bắt nạt Philippines thì tiếp theo sẽ là Việt Nam, Indonesia và Malaysia… Khi con voi chĩa vòi vào lều của bạn, nếu bạn chỉ vỗ nhẹ vào vòi thì sau đó nó sẽ chui hẳn vào căn lều", ông ví von.

Huyền Trân

Nguồn : BBC, 15/01/2024

Quay lại trang chủ

Additional Info

  • Author: Bùi Thư, Trương Nhân Tuấn, Diễm Thi, Mỹ Hằng, Toshi Yoshihara, Huyền Trân
Read 534 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)