Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Diễn đàn

11/04/2024

Tổng già nua và bệnh tật, ngồi không vững có thể bị lật khỏi ghế !

Hoàng Anh

Từ sau Lê Duẩn, Nguyễn Phú Trọng là người bám ghế dai nhất. Hiện nay, ông Trọng đã ngồi nhiệm kỳ thứ 3, nhưng chưa thấy có dấu hiệu ông muốn nhường ngôi. Ông Trọng ngồi ghế Tổng bí thư vượt quá giới hạn nhiệm kỳ, vượt giới hạn tuổi, và vượt cả rào cản sức khỏe, là bởi ông đã thâu tóm toàn bộ quyền lực về tay mình.

dcsvn0

Hiện nay, ông Trọng đã ngồi nhiệm kỳ thứ 3, nhưng chưa thấy có dấu hiệu ông muốn nhường ngôi.

Người cộng sản nào cũng tham quyền cố vị, họ tuân thủ luật Đảng 2 nhiệm kỳ, chẳng qua vì quyền lực của họ chưa đủ mạnh để phá vỡ rào cản. Còn một khi đã đủ sức để phá vỡ rào cản, thì họ bất chấp. Ý chí của họ mới là luật, chứ không phải những điều luật đã quy định trước đó.

Việc ông Trọng ngồi đến 3 nhiệm, chủ yếu là bị xã hội lên án, chứ trong Đảng không ai dám hé răng lời nào. Bởi cái "lò" đang cháy ngùn ngụt, hễ hé răng là bị quẳng vào lò ngay. Ở chế độ này, quan chức nào cũng là quan tham, chỉ khác nhau là có bị khui ra hay không mà thôi. Cũng vì quan chức nào cũng nhúng chàm, nên chẳng ai dám trái ý phe lò. Vả lại, ngay trong Đảng, các phe phái cũng đấu nhau theo kiểu mạnh thắng yếu thua, chứ chẳng có đấu theo luật, nên việc chỉ trích Tổng bí thư, dù có đúng luật thì cũng chẳng yên thân.

Cuối nhiệm kỳ thứ 3, thuộc hạ nổi loạn khiến cho sức mạnh chính trị của ông Tổng Trọng suy yếu. Việc Tô Lâm làm loạn cho thấy 2 điều. Thứ nhất, tổ chức bộ máy tạo nên quyền lực của ông Tổng bí thư, đã đến hồi tan rã. Thứ 2, ngay trong hàng ngũ phe "lò" của ông Tổng bí thư, cũng đã không còn kiên nhẫn với những việc ông làm. Ông chỉ củng cố quyền lực cho chính mình, nhưng không có ai dám lên tiếng, báo chí lại càng không.

Giờ đây, cả sức khỏe thể chất lẫn sức khỏe chính trị của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng cùng hội tụ tại một điểm – tức là yếu cùng lúc. Đây được xem là thời điểm chín muồi để các phe phái nổi lên tranh giành quyền lực, và thực tế đã diễn ra đúng như vậy. Tô Lâm đã trở thành một thế lực phản loạn, vì ông không thể chờ, và có lẽ, ông cũng thấy thời cơ đã chín muồi.

Sự ổn định chính trị dưới chế độ này là giả tạo. Tất cả các phe phái đều luôn dè chừng nhau, chỉ chờ thời điểm thích hợp là ra tay. Toàn Đảng đều trong tâm thế đó, và từng nhóm lợi ích cũng tương tự. Trong nội bộ "phe lò" của Tổng Trọng cũng có sự nhòm ngó lẫn nhau. Trước đây, khi ông Trọng còn đủ sức khoẻ, các ban bệ hoạt động rất tốt, phối hợp nhịp nhàng, nhưng giờ đây đã có sự bất đồng. Thực chất, sự "đồng lòng" trước đó của phe lò cũng chỉ là giả tạo.

Ông Trọng đã quá già yếu và bệnh tật, khiến quyền lực của ông cũng suy yếu theo. Điều đó cho thấy, đã đến lúc, ông cần phải rút lui khỏi ghế Tổng bí thư. Tuy nhiên, với bản chất tham quyền cố vị, thì có lẽ, ông Trọng khó mà chịu rút lui. Lấy ví dụ về sự kiện ông bị gục ngã ở Kiên Giang, khiến cơ hội hồi phục sức khỏe của ông mong manh hơn bao giờ hết, vậy mà ông vẫn cố bám ghế. Giờ đây, muốn ông rời ghế là điều vô cùng khó.

Tô Lâm nổi lên tạo phản cũng vì muốn sớm đẩy ông Trọng rời khỏi ghế, để ông Tô có thể trám vào. Đây là mối đe dọa lớn đối với Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng. Từ nay cho đến hết nhiệm kỳ, không biết Tô Lâm sẽ còn ra đòn gì nữa ? Liệu rằng, việc cố bám ghế đế hết nhiệm kỳ này có còn an toàn cho ông nữa hay không ?

Hiện nay, nhóm Nghệ An của Vương Đình Huệ được cho là phe "bảo hoàng", cố bảo vệ ông Trọng ngồi ghế Tổng bí thư đến hết nhiệm kỳ. Mà bảo vệ ông Trọng cũng vì bảo vệ quyền lợi của họ. Giả sử, ông Trọng được bảo vệ ngồi đến hết nhiệm kỳ này mà vẫn không chịu nhường ghế, thì không loại trừ, đến lượt nhóm Nghệ An cũng sẽ làm phản.

Hoàng Anh

Nguồn : Thoibao.de, 11/04/2024

Quay lại trang chủ

Additional Info

  • Author: Hoàng Anh
Read 716 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)