Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Diễn đàn

30/07/2017

"Họ" ở đây là ai ?

Trương Nhân Tuấn

Theo Bill Hayton nói trên BBC, họ ở đây gồm Nguyễn Phú Trọng và Ngô Xuân Lịch.

holaai0

Bộ trưởng quốc phòng Ngô Xuân Lịch

Cơ hội cho Việt Nam kiện Trung Quốc.

Câu hỏi đặt ra cho mọi người là trước sự gây hấn thường xuyên của Trung Quốc trên vùng biển thuộc vùng "Kinh tế độc quyền" của Việt Nam, điển hình là vụ Repsol rút giàn khoan ở lô 136-03 vào tuần qua, Việt Nam phải làm gì ?

 

Theo tôi, quan điểm có từ rất lâu, ngoài phương pháp "đi kiện" thì Việt Nam sẽ không có phương án nào khác, hòa bình, giữ được chủ quyền lãnh thổ cũng như các quyền chủ quyền tại các vùng "Kinh tế độc quyền" hay "thềm lục địa" của mình.

Phán quyết của Tòa Trọng tài thường trực (Court Permanent of Arbitrage-CPA) 12 tháng bẩy năm 2016 về vụ Phi đơn phương kiện Trung Quốc, đã mở ra cho Việt Nam một có hội rất lớn để giải quyết một số vấn đề với Trung Quốc.

Nhiều chuyên gia quốc tế, cũng như nhiều "học giả" trong nước, lên tiếng e ngại rằng khi Phi, phía nguyên đơn, không đòi hỏi Trung Quốc thi hành phán quyết thì bản án sẽ mất giá trị thi hành.

Lập luận này "xem ra" hợp lý, nếu ta thấy rằng con số quốc gia ủng hộ phán quyết ngang ngữa với số phản đối.

Lập luận thường thấy là tranh chấp chủ quyền các đảo Hoàng Sa và Trường Sa đã xảy ra trên một thế kỷ. Yêu sách vùng biển của Trung Quốc cũng đã thể hiện trước khi luật Biển 1982 ra đời. Như vậy, phân xử một tranh chấp bằng những luật lệ ra đời sau này là không hợp lý.

Dầu vậy, theo tôi, phán quyết vẫn có giá trị pháp lý đối với Việt Nam.

Bởi vì phán quyết không nhằm phân xử ai đúng ai sai. Phán quyết chỉ nhằm giải thích luật Biển áp dụng riêng cho trường hợp Biển Đông, đặc biệt về "tình trạng pháp lý" các thực thể địa lý ở Trường Sa (theo điều 121), quan điểm về "vùng nước chung quanh các thực thế Trường Sa thể hiện theo đường 9 đoạn chữ U" cũng như về "quyền lịch sử" hay "chủ quyền lịch sử" của Trung Quốc tại Biển Đông.

Việt Nam là một bên "có lợi ích liên quan" trong vụ kiện. Ý kiến của phía Việt Nam, ghi lại trong đoạn 54 (khoản e) của phán quyết là điều hết sức quan trọng. (Việt Nam cực lực phản đối và bác bỏ mọi yêu sách của Trung Quốc dựa trên đường 9 đoạn - resolutely protest[ing] and reject[ing]" any claim by China based on the "nine-dash line"). Trung Quốc là quốc gia đầu tiên lên tiếng tranh chấp chủ quyền quần đảo Hoàng Sa với Việt Nam.

Khi vịn vào lý do luật mới không thể sử dụng để phân xử một tranh chấp xảy ra trước đó. Điều này có thể áp dụng cho Phi. Nước này chỉ mới lên tiếng yêu sách chủ quyền sau Thế Chiên Thứ II. Nhưng điều này không thể áp dụng với Việt Nam. Bởi vì tranh chấp tiên khởi (ở Biển Đông) là xảy ra giữa Việt Nam (đúng ra là nhà nước bảo hộ Pháp) với Trung Quốc.

Vì vậy Trung Quốc không thể vịn vào điều này để đối phó với Việt Nam, ngay cả khi Việt Nam không phải là nguyên đơn.

Trong quá khứ đã hai lần nhà nước bảo hộ Pháp thay mặt Việt Nam thách thức Trung Quốc giải quyết tranh chấp bằng một trọng tài quốc tế. Cả hai lần Trung Quốc đều từ chối.

Phán quyết của Tòa cho rằng đường chín đoạn chữ U của Trung Quốc là vô giá trị. Phán quyết này có hiệu lực pháp lý đối với Việt Nam.

Trước khi Tòa ra phán quyết, Việt Nam đã ra công hàm gởi Tòa phản đối yêu sách của Trung Quốc thể hiện qua đường chín đoạn (đoạn 54 dẫn trên).

Bây giờ Trung Quốc lại sử dụng lại yêu sách đường chín đoạn (nhấn mạnh đã bị Tòa bác bỏ) để buộc Việt Nam rút giàn khoan (Repsol).

Hành vi rút giàn khoan của Việt Nam

Theo tôi, hành vi rút giàn khoan của Việt Nam (như báo chí đăng tải) là hành có thể tạo ra tiền lệ nguy hiểm.

Thứ nhứt, phủ nhận nội dung Phán quyết 12 tháng bẩy năm 2016 của Tòa CPA.

Thứ hai, nhìn nhận Trung Quốc có tranh chấp vùng biển với Việt Nam ở một nơi mà Trung Quốc không có lý do gì để biện hộ (ngoài lý do đường 9 đoạn đã bị Tòa bác bỏ).

Nếu vị lô 136-03 ở ngoài thền lục địa (pháp lý) của Việt Nam, nếu Mã Lai và Indonesie, là hai nước có liên quan (địa lý) đến lô này. Nếu hai nước này không lên tiếng phản đối Việt Nam thì Trung Quốc không có lý do gì để đưa tàu vũ trang hay đe dọa sử dụng vũ lực đối với Việt Nam.

Theo tôi, Việt Nam phải "trụ" ở nơi đây. Ngay cả khi Repsol rút lui, Việt Nam phải đưa gàn khoan của mình vào thay thế. Mọi gây hấn của Trung Quốc ở đây đều vi phạm mọi nguyên tắc của Hiến chương Liên Hiệp Quốc. Việt Nam có lý do để kiện Trung Quốc.

Việt Nam đã là một thành viên của Tòa Trọng tài 

Quay lại trang chủ
Read 818 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)