Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Diễn đàn

25/04/2024

Tương lai chính trị của Vương Đình Huệ khó qua con trăng này

Trà My - Hoàng Anh - VOA - RFA

Huệ Vương liên quan đến hoạt động gián điệp cho Trung Quốc : Sự thật hay tin đồn ?

Trà My, Thoibao.de, 24/04/2024

Trung Quốc chi phối chính trị Việt Nam là điều có thật. Trong lịch sử Việt Nam, những cái tên Trần Ích Tắc, Lê Chiêu Thống… vẫn còn đó. Dưới triều đại Cộng sản hiện nay, danh sách những kẻ bán nước cầu vinh sẽ còn tiếp tục được nối dài.

vdh1

Đoàn đại biểu Việt Nam do Chủ tịch quốc hội Vương Đình Huệ dẫn đầu sang Trung Quốc dự Tọa đàm "Cải cách doanh nghiệp nhà nước và quản lý vốn nhà nước tại (trong) doanh nghiệp Việt Nam – Trung Quốc" ngày 09/04/2024

Liên quan đến việc Trợ lý của ông Vương Đình Huệ bị khởi tố bắt giam, nhà báo Lê Xuân Nghĩa – một người đang sống ở Việt Nam – đã không ngần ngại khi viết rằng, "Về Lê Chiêu Thống và Hoàng Văn Hoan, đối với tôi, ai cũng có lúc sai và có thể thông cảm. Nhưng riêng việc toan tính dựa vào ngoại bang để mưu lợi cá nhân là không thể chấp nhận được !".

Điều vừa kể có liên quan gì đến thông tin mà nguồn tin của thoibao.de từ Hà Nội tiết lộ :

"An ninh Quân đội đang điều tra tội hoạt động gián điệp, liên quan đến Vương Đình Huệ. Một Phó Giám đốc Công an Lạng Sơn và một Trưởng phòng Hình sự Công an Lạng Sơn đã bị bắt, vì tội công nhiên cướp tài sản "của người nước ngoài" (nhưng thực chất là tội làm gián điệp cho Trung Quốc). Mà 2 người này do Vương Đình Huệ xây dựng. Hiện An ninh Quân đội đang thụ lý vụ án và đang mở rộng điều tra. Cho đến nay, đã tạm đình chỉ chức vụ của Giám đốc Công an Lạng Sơn".

Đáng chú ý, điều trớ trêu là, vụ bại lộ nói trên có "nguyên nhân sâu xa từ việc nhóm doanh nhân Trung Quốc ở Lạng Sơn là công an mật" – tức đặc tình của Bộ Công an. Điều đó có nghĩa là, thế lực chính trị phe Nghệ An của ông "trùm" họ Vương, đã sập bẫy của Cơ quan An ninh Việt Nam, khi có các hoạt động và hành vi bán nước.

Thoibao.de không có khả năng để kiểm chứng các thông tin này.

Theo định nghĩa, hoạt động gián điệp "là những hành vi thu thập trái phép bí mật quốc gia, nhằm cung cấp cho nước ngoài hoặc tổ chức nước ngoài, để gây hại cho lợi ích quốc gia". Điều đó cho thấy, khả năng cao, thế lực chính trị của phe Nghệ An đã cấu kết với chính quyền Trung Quốc để cung cấp các thông tin tình báo, nhằm "gây hại cho lợi ích quốc gia của Việt Nam".

Đây là điều có thật, bởi lâu nay, giới phân tích vẫn khẳng định rằng, Ban lãnh đạo Nghệ An và Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng là những phần tử rất thân Trung quốc.

Báo Nikkei Asia của Nhật Bản từng đưa ra bình luận, trước Hội nghị Trung ương 15 Khóa 11 của Đảng cộng sản Việt Nam rằng, thế mạnh trong cuộc đua vào chức Tổng bí thư Đại hội 12 vẫn nghiêng về phía ông Ba Dũng, song, với chuyến thăm Bắc Kinh của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, từ ngày 23 đến 27/12/2015, đã đảo lộn toàn bộ tình thế. Và cuối cùng, Tổng Trọng là người chiến thắng trong cuộc đua.

Hay câu chuyện, Tướng Trương Giang Long – Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Chính trị Công an Nhân dân, kiêm Giám đốc Học viện Chính trị Công an Nhân dân, trong một clip video xuất phát từ Bộ Công an đầu năm 2017, đã phát biểu :

"Cho nên, tôi xin nói với các đồng chí là, bọn xấu nó cài cắm, nó móc ngoặc, nó lôi kéo. Hồi xưa chỉ một vài người là đã nguy hiểm rồi, đã chết rồi. Bây giờ, tôi thông báo với các đồng chí, là nó đã có đến con số hằng trăm. Mà hàng trăm không phải chỉ là con số dừng lại ở hàng trăm, mà trăm này có thể cộng với trăm kia nữa chứ không phải chỉ trăm".

Nghĩa là, Tướng Long khẳng định, vấn đề lãnh đạo Việt Nam làm nội gián cho Bắc Kinh là vấn đề cố hữu, đã có từ lâu, và ngày càng nhiều hơn.

Việc Tướng Long tuyên bố như vừa kể, rõ ràng cho thấy, Trung Quốc không chỉ lôi kéo mà còn móc ngoặc với các thành phần cấp cao. Trên thực tế đã rõ, Trung Quốc đã và đang lôi kéo đến hàng trăm cán bộ lãnh đạo, từ cấp tỉnh huyện đến Trung ương, kể cả trong Ban lãnh đạo cao cấp nhất là Bộ Chính trị.

Theo giới thạo tin, clip video của Thiếu tướng Trương Giang Long bất ngờ được tung lên vào thời điểm đó, là xuất phát từ chủ ý của ông Trần Đại Quang, hòng dọn đường tạo dư luận rằng, Tổng Trọng là một phần tử thân – thậm chí còn là nội gián của Trung Quốc.

Những điều vừa kể chỉ là đôi ba ví dụ, trong muôn vàn các dẫn chứng có thể dùng, để chứng minh rằng, trong nội bộ lãnh đạo Việt Nam hiện nay, thế lực thân Trung Quốc, thậm chí sẵn sàng làm tay sai, bán rẻ quyền lợi của đất nước và dân tộc cho Trung Quốc, đang chiếm đa số và áp đảo.

Trong chuyến thăm Bắc Kinh của Tổng Trọng vào tháng 1/2017, có 15 văn kiện được ký kết giữa 2 Đảng. Trong đó, có đề cập tới việc, "Trung Quốc sẽ giúp Việt Nam trong việc đào tạo lực lượng cán bộ nguồn". Đây là một bằng chứng khó có thể bác bỏ về việc lãnh đạo Việt Nam làm tay sai cho Trung Quốc.

Những dẫn chứng vừa kể đã cho thấy, Việt Nam dưới sự cai trị của Đảng cộng sản và ông Trọng, không mất nước cho Bắc Kinh mới là điều lạ.

Chúng ta hãy chờ xem !

Trà My 

Nguồn : Thoibao.de, 24/04/2024

**************************

Huệ Vương chắc chắn sẽ ra đi, Tô Đại phải cẩn trọng điều gì từ Bắc Kinh ?

Trà My, Thoibao.de, 24/04/2024

Đánh giá về cuộc chiến quyền lực giữa các cá nhân và phe phái trong nội bộ Đảng hiện nay, giới phân tích cho rằng, đây là đỉnh điểm cao nhất, chưa từng thấy trong lịch sử Đảng.

vdh2

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm tại Trung tâm đào tạo Bóng đá trẻ PVF ngày 14/03/2023

Chỉ trong vòng chưa đầy 15 tháng, không chỉ ủy viên Bộ Chính trị đã rơi rụng 5 đồng chí, mà trong tương lai không xa, từ 18 ủy viên sẽ chỉ còn lại 13 – một con số đầy xui xẻo. Thậm chí, 4 nhân vật "Tứ trụ", dù đã bổ sung để thay thế cho cựu Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, thì nay cũng chỉ còn 2 ghế.

Một nguồn thạo tin của thoibao.de từ Hà Nội tiết lộ, Tổng Trọng tuổi cao, sức yếu, nay đã bất lực, bó tay nhìn Bộ trưởng Tô Lâm "chơi lớn", hoành hành như chốn không người. Cụ thể, nguồn tin cho biết : "Hết vụ Võ Văn Thưởng rồi đến vụ Vương Đình Huệ, làm cho ông Trọng bị sốc và mệt nặng".

Nguồn tin cũng cho biết, Tổng bí thư Trọng gần đây đã biến mất, vì lại phải nằm viện. Việc chăm sóc và điều trị cho ông Trọng, được các bác sĩ và hộ lý người Trung Quốc, do Bắc Kinh đưa sang Việt Nam, chịu trách nhiệm. Điều đó cho thấy, thế và lực của Tổng bí thư đã giảm sút hết sức nghiêm trọng, và ông Trọng đã không còn tin vào các "đồng chí" của ông trong nội bộ lãnh đạo Đảng hiện nay.

Theo giới phân tích, Bộ trưởng Tô Lâm đã đặt hết cửa trong canh bạc lớn nhất cuộc đời ông, theo lối, "được ăn cả, ngã về không". Tuy nhiên, ông Tô Lâm và Bộ tham mưu của ông đã tính toán rất kỹ tình thế, cũng như lợi dụng dư luận để ra đòn.

Việc cựu Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng nhận tội và bị xử rất nhanh, là một minh chứng. Chỉ trong vòng vẻn vẹn 17 ngày, Bộ Công an đã buộc Võ Văn Thưởng phải "tâm phục, khẩu phục" và chủ động xin thôi chức, với bằng nhận hối lộ khoảng hơn 3 triệu USD từ Tập đoàn Phúc Sơn.

Đối với Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, ông Tô Lâm cũng ra tay chính xác, nhanh gọn và hết sức bất ngờ. Khi Chủ tịch Huệ Vương đi thăm Trung Quốc, máy bay của ông đang chuẩn bị cất cánh vào ngày 7/4, thì Nguyễn Duy Hưng – Chủ tịch Hội đồng Quản trị Tập đoàn Thuận An – một sân sau của phe Nghệ An, đã bị bắt giam. Đến ngày 15/4, Tô Lâm mới khởi tố ông Hưng với tội danh "vi phạm quy định đấu thâu" và "nhận hối lộ".

Chưa hết, ngày 12/4, khi chuyên cơ của ông Vương Đình Huệ vừa hạ cánh tại sân bay Nội Bài, người của Bộ Công an đã chờ sẵn, và cho mời ông Phạm Thái Hà – Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội kiêm Trợ lý của Chủ tịch Quốc hội Huệ Vương.

Tuy nhiên, vào thời điểm mà truyền thông nhà nước đưa tin về việc bắt ông Phạm Thái Hà, thì ông Huệ vẫn bình thản chủ trì, điều hành cuộc họp Thường vụ Quốc hội.

Điều này cho thấy, Huệ Vương vẫn còn niềm tin vững chắc về sự ủng hộ từ bên kia biên giới phía Bắc, nhất là sau chuyến thăm của Bộ trưởng Tư pháp Trung Quốc – bà Hạ Vinh. Dư luận cho rằng, bà này sang Việt Nam với mục đích dàn xếp nội tình của Đảng cộng sản Việt Nam.

Đó cũng là lý do buộc Bộ Công an phải lập tức công bố việc Trợ lý Chủ tịch Quốc hội Phạm Thái Hà bị bắt giam. Dù ai cũng biết, ông Hà đã bị bắt tại sân bay Nội Bài, ngay khi chuyên cơ của Chủ tịch Quốc hội hạ cánh ngày 12/4, sau chuyến thăm chính thức Bắc Kinh trở về.

Đây là chiêu cao mưu của Bộ trưởng Tô Lâm, "tiên hạ thủ vi cường", ra tay trước để đẩy tình thế lên thành chuyện "gạo đã nấu thành cơm". Nghĩa là, khi mọi việc trở thành "việc đã rồi", thì Ban lãnh đạo Bắc Kinh có muốn cũng khó lòng xoay chuyển được tình thế để cứu Huệ Vương.

Việc trợ lý của một quan chức cấp cao bị bắt giam, bị điều tra, là chuyện không mới. Trước đây không lâu, các trợ lý của 2 cựu phó thủ tướng là Phạm Bình Minh và Vũ Đức Đam, cũng bị bắt vì tội "nhận hối lộ". Căn cứ Quy định của Đảng về "Trách nhiệm nêu gương của người đứng đầu", thì những quan chức trên đều chủ động từ chức, kể cả cựu Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc.

Do đó, công luận đánh giá, với việc bắt ông Nguyễn Duy Hưng – được coi là doanh nghiệp sân sau của ông Vương Đình Huệ, thì cho thấy, vị trí của ông Huệ đang bị đe dọa. Nhưng đến khi ông Phạm Thái Hà – Trợ lý của ông Huệ, chính thức bị bắt, thì khả năng, ông Huệ phải ra đi là rất lớn, nếu không muốn nói là 99,99%.

Nhưng dù phe nào thắng, thì cũng do "người cầm cân nảy mực" đang ngồi ở Trung Nam Hải quyết định. Bộ trưởng Tô Lâm phải hết sức cẩn thận với chiêu đánh dưới thắt lưng từ Bắc Kinh, mà Trần Đại Quang và Nguyễn Bá Thanh từng là nạn nhân, khi dính căn "bệnh lạ".

Trà My 

Nguồn : Thoibao.de, 24/04/2024

******************************

Công khai tin bắt Phạm Thái Hà, Tô quyết "kết liễu" sự nghiệp chính trị của họ Vương !

Hoàng Anh, Thoibao.de 23/04/2024

Ngày 22/4, báo chí đồng loạt đưa tin "Trợ lý Chủ tịch Quốc hội Phạm Thái Hà bị bắt". Đây là thông tin chính thức từ báo chí nhà nước. Trước đó, tin đồn ông Phạm Thái Hà bị bắt đã xuất hiện ngay sau khi ông Vương Đình Huệ trở về, từ chuyến thăm Trung Quốc dài ngày.

vdh3

Trợ lý Chủ tịch quốc hội Phạm Thái Hà bị bắt

Ông Phạm Thái Hà – Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, Trợ lý Chủ tịch Quốc hội, được xem là tay hòm chìa khóa cho ông Vương Đình Huệ suốt 20 năm qua, từ khi ông Huệ còn làm Tổng Kiểm toán Nhà nước. Thông tin nội bộ cho biết, ông Hà vừa là người kết nối giữa các lãnh đạo địa phương với Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, vừa là người lấy dự án trao vào tay Nguyễn Duy Hưng – Chủ tịch Tập đoàn Thuận An. Ngoài ra, thông tin nội bộ cũng cho biết, Phạm Thái Hà nhận hối lộ lên đến 2.000 tỷ đồng, từ các dự án cao tốc và các công trình ven biển.

Ông Hà bị bắt với cáo buộc "lợi dụng chức vụ, quyền hạn, gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi", theo Khoản 4, Điều 358, Bộ luật Hình sự. Chức vụ của ông Hà không đủ quyền lực, để các nhà thầu trao đến 2.000 tỷ đồng. Như vậy, việc ông Hà "lợi dụng chức vụ, quyền hạn", có thể được hiểu là lợi dụng chức vụ và quyền hạn của sếp ông.

Một khi đã công khai thông tin bắt Trợ lý của Chủ tịch Quốc hội lên báo chí, thì xem như, Tô Lâm đã quyết "kết liễu" sự nghiệp chính trị của Vương Đình Huệ cho bằng được. Nguồn tin cho biết, lá đơn từ chức của ông Huệ vẫn còn nằm ở Ủy ban Kiểm tra Trung ương, chưa đưa ra Bộ Chính trị và Trung ương Đảng. Ông Huệ đã làm mọi cách để lá đơn này không nằm trong chương trình nghị sự của Bộ Chính trị, mục đích là câu giờ, để cầu cứu Bắc Triều và ông Nguyễn Phú Trọng.

Nhưng Tô Lâm cũng phải tay không vừa, để vô hiệu hoá chiêu trò câu giờ của Vương Đình Huệ, ông Lâm cho công khai thông báo thông tin bắt Phạm Thái Hà. Nếu thông tin này chưa công bố, có thể, sẽ có một thế lực nào đó nhảy vào can thiệp, buộc Tô Lâm phải thả Phạm Thái Hà. Tuy nhiên, một khi thông tin đã công khai trước công chúng, thì như "ly nước đã đổ ra đất", không thể hốt lại được.

Một nhà phân tích giấu tên đánh giá, tình trạng của ông Huệ là không thể đảo ngược, bởi Tô Lâm đã chuẩn bị rất kỹ mọi tình huống, trong đó có cả phương án B, phương án C… Nếu ông Huệ vẫn cứng đầu, Tô Lâm sẽ cho bắt tiếp những sân sau khác, khiến cho Huệ Vương phải thua cuộc một cách đau đớn, nhục nhã. Một số cái tên đã được tung ra, đó là Bùi Tố Minh – tức đại gia Minh "Nhựa", là chủ doanh nghiệp trong ngành sản xuất nhựa, có trụ sở tại Long Biên – Hà Nội.

Sân sau của Vương Đình Huệ không chỉ có Thuận An, cho nên, ông Huệ càng "cứng đầu", thì chỉ càng tạo điều kiện cho Tô Lâm thể hiện sức mạnh. Lúc đó, Tô Lâm có cơ hội để "răn đe" tất cả những ai muốn đối đầu với thế lực họ Tô.

Hiện nay, Tô Lâm đang ở thế thắng như chẻ tre. Với công cụ là các hồ sơ đen, được Tô Lâm sử dụng để đánh bật các sân sau của đối thủ, rồi lôi kẻ chủ mưu xuống ghế, đang thể hiện tính hiệu quả của nó. Đã có Võ Văn Thưởng "ngã ngựa", và sắp tới, sẽ là Vương Đình Huệ. Chỉ trong vòng hơn 1 tháng, Tô Lâm đánh gãy 2 trụ trong Tứ trụ triều đình. Chưa có ai làm được như thế và cũng chưa có ai làm nhanh như thế, trong lịch sử Đảng, ngay cả ông Trọng ở thời "hoàng kim".

Ngày 20/4, ông Bùi Văn Cường – Tổng Thư ký Quốc hội, đã gửi thông báo về việc triệu tập kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, tới các tới các đại biểu Quốc hội. Theo thông báo, kỳ họp này sẽ khai mạc ngày vào 20/5, dự kiến bế mạc vào ngày 28/6. Theo thông lệ, nếu có thay đổi về nhân sự, thì trước khi họp Quốc hội, Trung ương 9 phải họp để "chốt hạ" các vị trí quyền lực, kể cả vị trí đang bỏ trống và vị trí sẽ bị trống. Như vậy, ông Huệ chỉ còn thời gian 3 tuần để cố vùng vẫy, rồi mọi việc phải rõ trắng đen với Tô Lâm.

Hoàng Anh

Nguồn : Thoibao.de, 24/04/2024

*******************************

V Phm Thái Hà : cuc đu giành quyn lc đang nóng lên ?

VOA, 24/04/2024

Vic tr lý ca Ch tch Quc hi Vương Đình Hu b bt cho thy cuc đu tranh giành quyn lc trong ni b Đảng cộng sản Vit Nam đang nóng lên và B trưởng Công an Tô Lâm đang có ưu thế, các nhà quan sát nhn đnh vi VOA.

vdh4

Ông Vương Đình Hu lúc nhm chc Ch tch Quc hi hi năm 2021 - Ảnh minh họa

Ông Phm Thái Hà, tr lý gn gũi lâu năm vi ông Hu, hôm 22/4 đã b B Công an loan báo đã bt gi đ điu tra v ti Li dng chc v, quyn hn gây nh hưởng đi vi người khác đ trc li. Khi b bt, ông Hà đang là phó ch nhim Văn phòng Quc hi.

Ông Hà b bt sau khi công an m rng điu tra các v án Vi phm quy đnh v đu thu gây hu qu nghiêm trng, ‘Đưa hi l và Nhn hi l xy ra Tp đoàn Thun An, tp đoàn hot đng ch yếu trong lĩnh vc xây dng công trình giao thông có tr s ti Hà Ni.

Sóng gió quanh v bt gi ông Phm Thái Hà p đến vi ông Vương Đình Hu không lâu sau v vic tương t xy ra vi Ch tch nước Võ Văn Thưởng. Ông Thưởng đã b bãi nhim tt c các chc v trong Đng và Nhà nước sau khi nhng thuc cp cũ ca ông b phanh phui có dính líu đến Tp đoàn Phúc Sơn trong giai đon điu tra m rng ca công an v tp đoàn này.

Trước ông Thưởng hơn mt năm, Ch tch nước khi đó là ông Nguyn Xuân Phúc cũng đã xin t chc đ nhn trách nhim ca người đng đu vì đã đ xy ra nhng sai phm trong thi ông còn là Th tướng Chính ph.

Hin gi chưa rõ ông Hu có b xác đnh trách nhim trong v Tp đoàn Thun An hay không nhưng theo tin t báo chí trong nước thì ông vn thc thi nhng chc trách ca Ch tch Quc hi.

‘Chưa tng thy

Nhưng nếu cui cùng ông Hu cũng ra đi như ông Phúc, ông Thưởng trong cùng mt nhim k thì ‘đó s là biến đng chưa tng có trong lch s Đảng cộng sản Vit Nam, ông Nguyn Quang A, nhà quan sát và nhà bt đng chính kiến, nói vi VOA t Hà Ni.

Trước din biến mi nht này, đã có 4 trong tng s 18 y viên B Chính tr b mt chc trong mt nhim k, điu chưa tng thy t trước đến nay.

"Đây là cuc chiến quyn lc trong ni b Đảng cộng sản Vit Nam. Hin nó đang din ra và đang cao trào", ông Lê Trung Khoa, nhà quan sát chính tr Berlin, Đc, nói vi VOA.

Nhn đnh v thi đim xy ra v vic Phúc Sơn và Thun An, nhà quan sát này ch ra Đng đang trong giai đon chun b nhân s cho Đi hi Đng ln th 14 s din ra vào năm 2026 và ông Hu đang là ng c viên sáng giá đ tiếp qun chc Tng bí thư t ông Trng.

Ông Nguyn Quang A cho biết ông đã tng gp ông Hu vài ln khi ông Hu còn là Tng kim toán nhà nước và đánh giá ông Hu là người thông minh. "Nhưng sau này ông y lên làm to hơn, to hơn rt nhiu. Quyn lc có th làm tha hóa con người", ông A nói.

Người điu khin các cuc điu tra ca B Công an nhm vào ông Võ Văn Thưởng trước đây và tr lý ca Vương Đình Hu hin nay là ông Tô Lâm, B trưởng B Công an.

Năm nay 67 tui, ông Lâm là cánh tay đc lc ca Tng bí thư Nguyn Phú Trng trong công cuc ‘đt lò’. Nhưng đến năm 2026, ông Lâm đã quá tui theo quy đnh ca Đng đ có th li tr phi ông được Đng đc cách như trường hp ông Trng.

Theo nhn xét ca ông Lê Trung Khoa thì hin gi vi tình trng sc khe ca ông Trng, người nm quyn lc ln nht là ông Tô Lâm.

ng Lâm hin nm binh quyn trong tay vi hàng lot cơ quan điu tra dưới quyn tri t bc vào nam vi quân s đông đo. Nhiu quan chc là bí thư, ch tch tnh đu b Tô Lâm bt sng khi đang đương chc nếu có bng chng rõ ràng ch không đi đến khi có kết lun ca y ban Kim tra Trung ương như trước đây", ông Khoa lp lun v quyn hành ca ông Tô Lâm.

Do đó, ông Khoa cho rng v b trưởng công an này đang nhm đến được Đng đc cách v tui tác đ cho vào mt trong t tr và nhm đến chc Tng bí thư.

V thái đ ca Tng bí thư Nguyn Phú Trng, người đã nâng đ ông Vương Đình Hu vào B Chính tr, ông Khoa cho rng ông Trng s bt lc, không th bo v ông Vương Đình Hu trước nhng bng chng mà có l ông Tô Lâm nm rt rõ v vic tr lý ông Hu tham nhũng, nhn hi l.

ng Trng sc khe đã yếu đi nhiu thì không còn kh năng che chn cho ông Hu hay có nhng dàn xếp đ n đnh ni b ca Đng", ông phân tích.

Trong B Chính tr hin gi có ông Nguyn Xuân Thng, ch tch Hi đng Lý lun Trung ương, và ông Phan Đình Trc, Trưởng Ban Ni chính Trung ương, là đng hương Ngh An vi ông Hu. Xét rng ra trong Trung ương Đng thì phe phái ca ông Hu vn đông hơn ca ông Tô Lâm, ông Khoa cho biết.

"Nhưng các phe phái hin nay đang đng trước vic điu tra, xét hi và bt b khp nơi ca B Công an thì tôi nghĩ rng h cũng có nhng cân nhc nht đnh ch không phi tìm cách cu giúp người đng hương ca h".

V vic xy ra vi ông Hu khi ông va tr v sau chuyến thăm 6 ngày đến Trung Quc mà khi đó ông đã được tt c các lãnh đo cao nht ca Trung Quc, trong đó có Ch tch Tp Cn Bình, tiếp đón trng th.

ng Vương Đình Hu là mt chính tr gia nhy bén. Có th ông y thy nguy him đang đến gn nên ông phi đi trước mt nước. Ít nht là đi thăm Trung Quc đ tìm kiếm cơ hi được s ng h ca Tp Cn Bình và đ ông ta có th vượt qua tr ngi ln này", ông Khoa nói.

Ông cũng ch ra vic mi cách nay hai ngày, B trưởng Tư pháp Trung Quc, bà H Vinh đã sang Vit Nam đ bàn v ci cách tư pháp và đã có cuc gp vi B trưởng Tô Lâm trong lúc cuc b ráp ca B Công an vào tp đoàn Thun An đang din ra.

Tác đng đến Đng

Sau khi cách chc ông Thưởng hi tháng 3, đến nay Đng vn chưa tìm ra được ch tch nước. Ch có ông Tô Lâm và bà Trương Th Mai, Thường trc Ban bí thư, nm trong s ít i nhng người có th lên thay theo nhng quy đnh v nhân s ca Đng. Do đó, nếu ông Hu cũng b phế trut thì Đng li càng căng thng v nhân s.

Ông Khoa cho rng trong trường hp đó, Đng có th sa quy đnh (chc v t tr phi phc v hết mt nhim k B Chính tr) cũng như Đng đã tng đc cách v tui tác cho ông Nguyn Phú Trng trước đây.

"Nếu ông Vương Đình Hu t chc thì tôi nghĩ có rt nhiu người khác chun b sn sàng đ thay thế Vương Đình Hu", ông nói. Phó ch tch Quc hi hin ti Trn Thanh Mn cũng là mt y viên B Chính tr nhưng ông mi vào v trí này t đu năm 2021, chưa hết mt nhim k.

Ông Nguyn Quang A cho rng nếu Đng x lý ông Vương Đình Hu, h có th ly đó đ ca ngi công cuc đt lò rt hiu qu, lên đến tn nhng cp cao nht. Nhưng mt khác nó s hy hi nim tin ca người dân vào các lãnh đo

"L ra chng tham nhũng là phi làm nhng vic rt bài bn đ hn chế nhng nguyên nhân gc r ca tham nhũng, ch không phi ch dng truy t v A, v B, v C. Truy t người này li lòi ra nhng người khác", ông A nói.

Nguồn : VOA, 24/04/2024

*****************************

Quy định chịu trách nhiệm về sai phạm của cấp dưới có áp dụng cho ông Vương Đình Huệ ?

RFA, 23/04/2024

Việc trợ lý Phạm Thái Hà của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ bị bắt do liên quan các sai phạm xảy ra ở Tậđoàn Thuận An, theo đúng quy định của đảng, ông Huệ phải chịu liên đới trách nhiệm.

vhd5

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình - AFP

Theo quy định, Vương Đình Huệ phải mất chức

Ông Phạm Thái Hà được biết đến là một người thân cận với Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ. Năm 2019, ông Hà làm trợ lý cho ông Vương Đình Huệ, khi đó đang giữ chức Phó thủ tướng Chính phủ. Đến năm 2022, ông Hà lại được bổ nhiệm làm Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội kiêm Trợ lý Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ.

Báo chí nhà nước không nhắc gì đến ông Vương Đình Huệ trong vụ bắt giữ ông Hà. Tuy nhiên, theo luật sư Đặng Đình Mạnh, ông Huệ chắc chắn phải chịu trách nhiệm với tư cách là người đứng đầu :

"Ông Vương Đình Huệ phải chịu trách nhiệm là lẽ tất nhiên. Nhưng về phương diện pháp lý, trách nhiệm và xử lý đến mức độ nào còn tùy thuộc vào kết quả điều tra vụ án.

Nếu ông Vương Đình Huệ cũng có hành vi trục lợi, nhận hối lộ, tương tự ông Phạm Thái Hà, thì ông ấy phải chịu xử lý về trách nhiệm hình sự".

Trong trường hợông Huệ không có hành vi trục lợi, nhận hối lộ, theo luật sư Mạnh, thì dĩ nhiên, ông ấy được miễn trách nhiệm hình sự, nhưng vẫn phải chịu trách nhiệm theo tham chiếu tại điều 7 của bản Quy định số 41 của Bộ Chính trị, ban hành năm 2019, về việc miễn nhiệm, từ chức đối với cán bộ. Theo quy định này, ông Vương Đình Huệ phải chịu trách nhiệm người đứng đầu khi để cơ quan, đơn vị thuộc quyền quản lý, phụ trách hoặc cấp dưới trực tiếp xảy ra tham nhũng, tiêu cực nghiêm trọng. 

Theo luật sư Nguyễn Văn Đài, đối với Đảng cộng sản Việt Nam, luật pháp hay Điều lệ Đảng không phải để tạo ra một sự bình đẳng mà nó là công cụ của kẻ mạnh để trấn áp người yếu thế hơn :

"Từ pháp luật, Điều lệ Đảng hay thậm chí những cơ quan như Bộ Công an, Ủy ban Kiểm tra Trung ương hay hệ thống tòa án… cũng chỉ là công cụ trong tay của thế lực nắm quyền.

Nếu anh đang nắm quyền thì tất cả những thứ kia đều là công cụ của anh dùng để trừng phạt đối thủ của mình. Nếu anh yếu thế thì anh sẽ bị những công cụ đó đè bẹp anh thôi".

Ông Đài lấy ví dụ, ông Tô Lâm đã từng ăn thịt bò dát vàng ở Anh, được báo chí quốc tế đưa tin rầm rộ, bằng chứng rất rõ ràng. Điều đó vi phạm một trong 19 điều mà Đảng viên không được làm. Tuy nhiên, tới giờ này Tô Lâm vẫn đang nắm rất nhiều quyền lực trong Đảng.

Đối với ông Vương Đình Huệ, cũng theo ông Đài, sai phạm của ông Huệ cũng rất rõ ràng khi người cp dưới trực tiếp, người đã theo mình 18 năm, dính vào các vụ án tham nhũng. Tuy nhiên, nếu thế lực của ông Huệ đủ mạnh thì ông này vẫn sẽ "đứng vững", bất chấp Quy định của Đảng :

"Bây giờ nó tùy thuộc vào cán cân quyền lực giữa ông Vương Đình Huệ với nhóm người mà muốn hạ bệ ông ấy. Nếu như ông Vương Đình Huệ được những thế lực của ông ta bảo vệ thì ông ta có thể đứng vững bất chấp những vi phạm của ông ta đã được phơi bày.

Nếu như thế lực của ông Vương Đình Huệ không đủ mạnh thì chắc chắn ông ta buộc phải nghỉ hưu trong thời gian tới".

Thêm một cú sốc cho chính trị Việt Nam ? 

Trong trường hợp nếu ông Vương Đình Huệ mất chức đúng theo Quy định do Bộ Chính trị đặt ra, theo luật sư Đặng Đình Mạnh, thì điều đó không ảnh hưởng nhiều đến các chính sách của Việt Nam : 

"Thậm chí, điều này cũng không làm thay đổi gì đến tình trạng bổ nhiệm các quan chức bất tài và vô đạo đức vào các chức vụ cao cấp. Vì lẽ, một khi chế độ còn duy trì sự độc tài về quyền lực chính trị mà không bị kiểm soát, kìm chế thì khi đó, tệ nạn tham nhũng vẫn tiếp tục hoành hành tàn phá đất nước".

Cũng liên quan tới tình hình nhân sự tối cao biến động ở Việt Nam, sau khi ông Võ Văn Thưởng thôi chức Chủ tịch nước do liên quan đến Tập đoàn Phúc Sơn ở Quảng Ngãi khi nắm chức Bí thư tỉnh này, Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Bùi Thanh Sơn phát biểu hôm 26/3 tại Hoa Kỳ rằng Việt Nam có một tập thể lãnh đạo về chính sách phát triển kinh tế. Việt Nam đã đặt ra chiến lược phát triển kinh tế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 về tất cả các lĩnh vực. Do đó, một hoặc hai nhân vật lãnh đạo không làm thay đổi tình hình.

Luật sư Nguyễn Văn Đài nhận định Việt Nam vẫn cố gắng tự quảng bá mình là một đất nước hòa bình, ổn định về kinh tế và chính trị. Vì vậy, việc các lãnh đạo trong tứ trụ mất chức trong thời gian ngắn có thể là cú sốc cho chính trị Việt Nam :

"Việt Nam vẫn tuyên truyền với người dân và quốc tế là một nước rất ổn định về chính trị. Nếu ổn định về chính trị thì mới thu hút về đầu tư được, nhưng trong những năm gần đây chính quyền Việt Nam thực sự bị lâm vào khủng hoảng chính trị.

Họ thay liên tục, trong vòng ba năm mà thay hai ông chủ tịch nước, và bây giờ là ông Chủ tịch quốc hội cũng có nguy cơ cũng bị thay thế. Trong thời gian tới thì không phải là khủng hoảng chính trị bình thường nữa mà nó ở mức rất nghiêm trọng".

Cũng theo ông Đài, có thể đường lối đối nội, đối ngoại trong dài hạn chưa thay đổi, nhưng các chính sách trước mắt có thể sẽ thay đổi bởi sự thay đổi nhân sự cấp cao, đặc biệt nó nó xảy ra chỉ trong một thời gian ngắn :

"Tất cả những chính sách bị thay đổi rất nhiều, đặc biệt là nếu theo dõi chuyến đi của ông Vương Đình Huệ sang Bắc Kinh từ ngày mùng 7 đến 12/4 vừa rồi thì đã đạt được rất nhiều thỏa thuận về kinh tế, như kết nối đường sắt cao tốc Hà Nội - Lào Cai với Trung Quốc và rất nhiều những thỏa thuận khác.

Tất nhiên những gì mà ông Huệ đã đạt được với Trung Quốc trên cương vị là Chủ tịch Quốc hội thì nó sẽ bị xáo trộn. Bởi vì nếu người khác lên họ sẽ có quan điểm và cách làm khác".

Theo Bộ Công an Việt Nam, ông Phạm Thái Hà bị bắt vào ngày 21/4 với cáo buộc "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi" theo Điều 358 Bộ luật Hình sự, trong quá trình mở rộng điều tra vụ án xảy ra tại Công ty cổ phần Tậđoàn Thuận An

Ngày 15/4/2024, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã bắt tạm giam sáu lãnh đạo của tập đoàn này theo các tội danh như "Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng" và "Nhận hối lộ"… Đồng thời Bộ công an yêu cầu cung cấp hồ sơ về các dự án của tập đoàn Thuận An tại các tỉnh thành như Đắk Lắk, Phú Yên, Bắc Giang, Quảng Nam…

Nguồn : RFA, 23/4/2024

Quay lại trang chủ

Additional Info

  • Author: Trà My, Hoàng Anh, VOA, RFA
Read 357 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)