Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Diễn đàn

05/06/2024

Mỹ có thuyết phục Campuchia rời khỏi quỹ đạo của Bắc Kinh không ?

Nhiều nguồn tin

Mỹ ve vãn, Campuchia tuyên bố không muốn bị lôi kéo

BBC, 05/06/2024

Mỹ muốn thiết lập lại các chương trình huấn luyện quân sự với Campuchia trong bối cảnh Phnom Penh ngày càng rơi vào quỹ đạo của Bắc Kinh. Trong khi đó, ông Hun Sen đề nghị Mỹ không dùng Campuchia để cạnh tranh địa chính trị.

mycam6

Thủ tướng Campuchia Hun Manet tiếp Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin tại Văn phòng Thủ tướng ở thủ đô Phnom Penh vào ngày 4/6.

Đây là những nét chính trong trong chuyến thăm của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin đến Campuchia vào ngày thứ Ba 4/6.

Ông Austin đã có các cuộc gặp với Thủ tướng Hun Manet, cựu Thủ tướng Hun Sen, người đang giữ chức Chủ tịch Thượng viện, và Bộ trưởng Quốc phòng Tea Seiha.

Đây cũng là cuộc gặp đầu tiên giữa ông Austin và ông Hun Manet, hai cựu sinh của học viện quân sự danh giá West Point (Mỹ), kể từ khi người con trai cả của ông Hun Sen chính thức kế thừa cha mình, nhậm chức thủ tướng vào tháng 8/2023.

Ông Hun Sen đề nghị Mỹ không đưa Campuchia vào cạnh tranh địa chính trị

mycam2

Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin gặp Chủ tịch Thượng viện Hun Sen vào ngày 4/6

Theo Khmer Times hôm 5/6, ông Hun Sen đã yêu cầu Mỹ không đưa Campuchia vào trong chiến lược cạnh tranh địa chính trị của mình và khẳng định Campuchia đang thực thi chính sách ngoại giao dựa trên luật pháp.

Ông Hun Sen cũng bày tỏ sự ủng hộ việc cải thiện mối quan hệ song phương giữa hai nước và cho rằng cho đến nay, cả hai phía đều thiếu sự tin tưởng lẫn nhau, thiếu thông tin và đánh giá sai lệch dẫn đến những hiểu lầm cho đôi bên.

Chủ tịch Thượng viện Campuchia nhấn mạnh đối thoại trong lĩnh vực quốc phòng là ưu tiên để tạo dựng sự tin tưởng lẫn nhau và tránh thông tin bị thất thoát.

"Chúng tôi đã có các cuộc trao đổi thực chất về cách tăng cường quan hệ quốc phòng và tôi kỳ vọng sẽ có thêm đối thoại", ông Austin thông báo trên mạng xã hội X vào ngày 4/6.

Người phát ngôn Lầu Năm Góc, Thiếu Tướng Patrick Ryder, nói các cuộc thảo luận của ông Austin với phía Campuchia bao gồm thiết lập lại các cuộc huấn luyện quân sự liên quan đến hỗ trợ thiên tai và hoạt động gìn giữ hòa bình cũng như các hoạt động tháo gỡ và dọn dẹp bom mìn.

Trong một bài viết ngày 5/6, đài ABC News của Mỹ dẫn lời một người phát ngôn Lầu Năm Góc cho biết Mỹ đã đề cập về những quan ngại của Washington trong cuộc họp giữa ông Austin với các lãnh đạo Campuchia.

"Các cuộc gặp mặt trực tiếp cho chúng tôi cơ hội không chỉ đề cập rõ ràng về các quan ngại của mình mà còn về cách thức cùng nhau hợp tác trong tương lai để tăng cường quan hệ song phương".

"Và chúng tôi không yêu cầu bất kỳ quốc gia nào phải đưa ra lựa chọn về đối tác", Lầu Năm Góc nói với ABC News.

Trả lời ABC News, Phó Thủ tướng Campuchia Sun Chanthol nói mối quan hệ giữa Phnom Penh với Bắc Kinh và Washington không phải là "trò chơi có tổng bằng không".

"Chúng tôi cần thêm đầu tư từ Mỹ nữa, chứ không phải muốn bớt đi. Chúng tôi cần tham gia chung với Mỹ nhiều hơn nữa, chứ không phải là giảm đi", ông nói.

Tuyên bố trên Telegram ngày 4/6, ông Hun Manet nói đã thảo luận với ông Austin về các cách thức để khởi động lại hợp tác, bao gồm việc Campuchia tiếp cận các chương trình huấn luyện quân sự của Mỹ cùng các cuộc tập trận kết hợp giữa hai nước.

mycam3

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin gặp người đồng cấp Campuchia Tea Seiha vào ngày 4/6 ở thủ đô Phnom Penh

Campuchia, đồng minh thân cận nhất của Trung Quốc ở Đông Nam Á, đã dừng các cuộc tập trận chung thường niên Người gác đền Angkor (Angkor Sentinel) với Mỹ từ năm 2017 đến nay.

Hồi tháng 1/2017, Đại tướng Chhum Socheath, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Campuchia, cho biết cuộc tập trận Angkor Sentinel phải hoãn do quân đội Campuchia sẽ phải tham gia hai sự kiện quan trọng, bao gồm cuộc bầu cử địa phương vào tháng 6/2017 và chiến dịch chống ma túy dài 6 tháng.

Lúc bấy giờ người phát ngôn Đại sứ quán Mỹ Jay Raman cho biết các cuộc tập trận quân sự năm 2017 và 2018 đã bị hủy, các cuộc trao đổi và huấn luyện quân sự không bị ảnh hưởng.

mycam4

Cuộc tập trận chung lần gần nhất của Mỹ và Campuchia mang tên Người gác đền Angkor 2016 tại tỉnh Kampong Seu của Campuchia vào tháng 3/2016.

Một số nhà phân tích nhận định Campuchia đã phải hủy cuộc tập trận thường niên này với Mỹ vì sức ảnh hưởng của Trung Quốc.

Giáo sư Thitinan Pongsudhirak từ Đại học Chulalongkorn (Thái Lan) vào tháng 1/2017 nhận định với hãng tin AP : "Trung Quốc sẽ đưa phép thử cho Mỹ".

"Đây là một trong những tín hiệu đầu tiên. Campuchia là một phần trong bức tranh lớn hơn", ông nói.

Tuy nhiên, ông Chhum Socheath đã bác bỏ điều này.

"Chúng tôi không bao giờ có vấn đề gì với Mỹ", ông nói và cho biết quân đội Campuchia làm bạn với tất cả các nước, bao gồm Mỹ, Nga và Việt Nam.

Vào ngày 4/6, Japan Times dẫn lời Ou Virak, một chuyên gia phân tích chính trị người Campuchia, cho rằng việc nối lại các cuộc tập trận chung giữa hai nước còn để Mỹ phát đi thông điệp với Trung Quốc rằng "khu vực [Đông Nam Á] rất quan trọng và Trung Quốc không thể làm vua một cõi được".

Mỹ dùng thuật 'đắc nhân tâm' ?

Chuyến đi của ông Austin đến Campuchia diễn ra trong bối cảnh Campuchia ngày càng khẳng định mối quan hệ sắt son với Trung Quốc, còn quan hệ với Mỹ lại nguội lạnh do Mỹ hay chỉ trích Campuchia vi phạm nhân quyền, đàn áp giới bất đồng chính kiến, bóp nghẹt tự do báo chí.

Chỉ hai ngày trước đó, vào ngày 2/6, Bộ trưởng Quốc phòng Campuchia Tea Seiha và người đồng cấp Trung Quốc Đổng Quân đã tuyên bố hai nước sẽ tiếp tục tăng cường quan hệ song phương trong cuộc gặp bên lề Đối thoại Shangri-La lần thứ 21 tại Singapore.

Có nhận định cho rằng Mỹ đang thực hiện một chiến thuật mới trong mối quan hệ với Campuchia, đó là đắc nhân tâm. Chuyến đi của ông Austin đánh dấu lần đầu tiên một bộ trưởng quốc phòng Mỹ đến một quốc gia chỉ để gặp các nhà lãnh đạo liên quan đến những vấn đề quốc phòng.

Trung Quốc và Campuchia đã hoàn tất cuộc tập trận Rồng Vàng lần thứ 6, kéo dài 15 ngày (từ 16 - 30/5) tại Trung tâm Huấn luyện Cảnh sát Quân sự tại tỉnh Kampong Chhnang và căn cứ Ream.

Trong những năm qua, đã có quan ngại của Mỹ liên quan đến việc Campuchia cho phép Trung Quốc nắm độc quyền sử dụng quân cảng Ream ở tỉnh Sihanoukville, biến căn cứ này thành tiền đồn nước ngoài thứ hai của Trung Quốc sau Djibouti ở Châu Phi.

Vào tháng 7/2019, giới chức Mỹ trả lời trên báo Wall Street Journal rằng họ đã có được một bản thảo về thỏa thuận giữa Campuchia và Trung Quốc liên quan đến việc sử dụng căn cứ này trong 30 năm và sau đó sẽ được gia hạn 10 năm một lần.

Mỹ đã giúp phát triển căn cứ Ream nhưng vào tháng 10/2020, Campuchia đã phá dỡ một tòa nhà do Mỹ xây dựng ở đây để dọn đường cho Trung Quốc nâng cấp vào tháng 6/2022.

Mới đây, một báo cáo ngày 18/4/2024 của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) ở Washington DC đăng tải ảnh vệ tinh cho thấy hai tàu hải quân Trung Quốc đã neo đậu tại căn cứ Ream trong hơn 4 tháng, tại một bến tàu mới do Trung Quốc tài trợ và được hoàn tất vào năm 2023.

Cho đến nay, thỏa thuận giữa Campuchia và Trung Quốc liên quan đến Ream vẫn còn là bí mật. Lúc còn làm thủ tướng, ông Hun Sen đã kịch liệt bác bỏ khả năng này, viện dẫn binh sĩ nước ngoài đồn trú trên lãnh thổ là đi ngược lại hiến pháp.

Vào tháng 1/2024, Thủ tướng Hun Manet tiếp tục bác bỏ khả năng binh sĩ Trung Quốc đồn trú tại Ream.

Hồi đầu tháng 5, việc Trung Quốc cử tàu huấn luyện hải quân Thích Kế Quang và tàu chiến đổ bộ Tỉnh Cương Sơn đến Campuchia và Đông Timor càng khiến phía Mỹ quan ngại.

Một đại dự án liên quan là kênh đào Phù Nam Techo.

Campuchia đã tuyên bố khởi công kênh đào Phù Nam Techo vào tháng 8 tới đây, một siêu dự án đã khiến Việt Nam bốn lần lên tiếng chính thức về việc cần phải có thêm thông tin để thẩm định đầy đủ những tác động về môi trường, kinh tế...

Dự án có kinh phí 1,7 tỷ USD này sẽ do các đối tác Trung Quốc của Campuchia xây dựng, theo hợp đồng BOT (xây dựng - vận hành - chuyển giao).

Trong bài phân tích đăng trên chuyên trang East Asia Forum hôm 1/6, ông Chansambath Bong, nghiên cứu sinh tiến sĩ từ Đại học Quốc gia Úc, nhận định Campuchia đang phải "cân bằng" trong sách lược ngoại giao với Mỹ và Trung Quốc. Cụ thể ông viết :

"Chính sách ngoại giao của Campuchia được thúc đẩy từ nhu cầu tồn tại giữa hai quốc gia láng giềng lớn hơn là Thái Lan và Việt Nam, cùng lúc phải duy trì quyền tự trị trong mối quan hệ gắn bó với Trung Quốc. Phnom Penh đã tìm cách đa dạng hóa chính sách ngoại giao và mối quan hệ thương mại với các quốc gia khác, gồm Anh, UAE, Brazil và Thổ Nhĩ kỳ, nhưng không làm nhẹ vai trò quan trọng của Trung Quốc. Campuchia cũng đang đối mặt với thách thức hiện tại về việc cân bằng các rủi ro liên quan đến việc dựa vào Trung Quốc trước những thách thức an ninh từ các quốc gia láng giềng".

Nguồn : BBC, 05/06/2024

*****************************

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ thăm Cam Bốt nhằm thúc đẩy quan hệ song phương và quân sự

Nguyễn Giang, RFI, 04/06/2024

Hôm nay, 04/06/2024, bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin có chuyến thăm chính thức Cam Bốt. Sự kiện đặc biệt thu hút sự chú ý và bình luận từ giới truyền thông Đông Nam Á.

mycam5

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin gặp đồng cấp Cam Bốt Tea Seiha tại Phnompenh, Cam Bốt, ngày 04/06/2024. AP - Heng Sinith

Từ Singapore, thông tín viên Nguyễn Giang, cho biết thêm thông tin :

Truyền thông Đông Nam Á chú ý đến chuyến thăm chính thức lần đầu, kéo dài một ngày, vào thứ Ba tuần này của bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Loyd Austin tới Cam Bốt.

Trước đó, cuối 2022 ông Austin đã thăm Cam Bốt nhưng không phải là chuyến thăm chính thức mà để dự hội nghị quân sự ASEAN cùng Hoa Kỳ.

Ông Austin đã gặp nguyên thủ tướng Cam Bốt Hun Sen trước khi gặp thủ tướng con trai ông, Hun Manet hôm nay ở Phnom Penh. 

Cả báo Campuchia và truyền thông khu vực đều nhắc rằng hai ông Austin và Hun Manet có điểm chung là cùng tốt nghiệp học viện quốc phòng West Point của Mỹ. Ông Austin tốt nghiệp năm 1975 và ông Hun Manet năm 1999, đánh dấu sự khác biệt thế hệ rất lớn.

Quan chức nước chủ nhà đã phát biểu trước chuyến thăm của vị khách Mỹ đến Phnom Penh ngay sau Diễn đàn An ninh Quốc phòng Shangri-La ở Singapore, rằng ông Austin tới là để tạo cơ hội giúp hai bên đẩy mạnh quan hệ song phương, nhất là trong lĩnh vực quân sự.

Theo trang CNA của Singapore thì quan hệ hai bên xấu đi kể từ năm 2017 khi Cam Bốt bỏ tập trận chung Angkor Sentinel cùng Hoa Kỳ. Sang năm 2021, Hoa Kỳ không cấp học bổng quốc phòng cho Cam Bốt nữa. Trang Reuters thì nói quan chức quốc phòng Hoa Kỳ thăm một nước Cam Bốt đang "xích lại gần hơn với Trung Quốc".

Nhưng các nhà bình luận Cam Bốt như Vithoureakborndidh Chou viết trên trang Asia Times rằng Hoa Kỳ cần bỏ cách nhìn Cam Bốt qua lăng kính Trung Quốc và cần đánh giá và coi trọng nhu cầu chủ động của Phnom Penh muốn nâng cao năng lực quốc phòng, mua sắm vũ khí nhiều hơn nữa, như các láng giềng Việt Nam, Thái Lan đã và đang làm.

Một trong những điểm đứng cao trong nghị trình chuyến thăm của ông Llyod Austin có thể là việc phục hồi tập trận chung với Cam Bốt, báo khu vực trích lời nhà phân tích chính trị Ou Virak nói với hãng tin AFP.

Phnom Penh thực sự mong muốn có quan hệ mang tính thực tiễn với Hoa Kỳ khi Washington nối lại quan tâm với Vương quốc Đông Nam Á, theo Ou Virak.

Theo CNA News thì vấn đề nổi cộm cho tới nay vẫn là sự có mặt từ tháng 12/2023 của hai chiến hạm Trung Quốc tới cập cảng Ream, nơi nước chủ nhà cho xây một quân cảng mà Hoa Kỳ lo ngại là sẽ khiến Cam Bốt thành quốc gia có hải quân Trung Quốc đóng căn cứ lâu dài. Nếu đúng như vậy thì Trung Quốc có thể phá vỡ thế trận Hoa Kỳ muốn sắp đặt ở vùng biển Đông Nam Á. 

Phía Cam Bốt tuy thế luôn bác bỏ nghi ngờ trên và nói cảng Ream, không xa thành phố duyên hải Sihanoukville sẽ mở cửa cho bất cứ tàu chiến nước nào vào cập bến nếu có thông báo trước đúng quy định. Chính quyền Cam Bốt cũng đã có các động thái để tỏ ra sẵn sàng khởi động lại quan hệ với Hoa Kỳ, như ủng hộ một nghị quyết LHQ do Mỹ bảo trợ, lên án Nga xâm lược Ukraine. Sau khi Cam Bốt chấm dứt nhiệm kỳ làm chủ tịch luân phiên của ASEAN năm 2022, ông Hun Sen đã tới thăm đại sứ quán Hoa Kỳ, như để tạo đà cho con trai ông nâng tầm quan hệ với Mỹ.

Trao đổi quân sự cấp cao hai bên vì thế được quốc tế chú ý vào thời điểm cạnh tranh Mỹ-Trung trở nên công khai, và hai nước này đều tìm kiếm đồng minh, đối tác hoặc ít nhất là mong thiết kế các mối quan hệ ở Châu Á không có hại cho chiến lược an ninh, quân sự của mình. Giữa cuộc cạnh tranh đó, vai trò của Cam Bốt nổi lên hơn bao giờ hết.

Nguyễn Giang

Nguồn : RFI, 04/06/2024

********************************

B trưởng Quốc phòng M gp các quan chc hàng đu Campuchia đ thúc đy quan h vi đng minh ca Trung Quc

AP, VOA, 04/06/2024

B trưởng Quốc phòng Hoa K Lloyd Austin hôm 4/6 đã ti Campuchia đ thúc đy mi quan h quân s mnh m hơn vi đng minh thân cn nht ca Trung Quc Đông Nam Á.

mycam1

B trưởng Quốc phòng Hoa K Lloyd Austin (trái) bt tay Th tướng Campuchia Hun Manet ti Phnom Penh, Campuchia, ngày 4/6/2024.

B Quốc phòng Campuchia cho biết ông Austin đã gp người đng cp Campuchia Tea Seiha và Th tướng Hun Manet trong chuyến thăm mt ngày ti Phnom Penh. B này nói rng chuyến thăm ca ông Austin s tăng cường s hp tác tt đp đã kéo dài hơn 70 năm qua gia hai quc gia.

Ông Austin đến t Singapore, nơi ông tham d din đàn quốc phòng Shangri-La và hi đàm vi người đng cp Trung Quc, Đô đc Đng Quân, khi M và Trung Quc đang dn n lc gn kết li đường dây liên lc gia hai quân đi, vn có th là điu rt quan trng khi căng thng tiếp tc gia tăng gia hai bên khu vc n Đ Dương-Thái Bình Dương.

Mi quan h ca M vi Campuchia đã lnh giá trong nhiu năm, phn ln là do mi quan h cht ch ca Phnom Penh vi Trung Quc, và đc bit là s hin din quân s ca Trung Quc ti mt căn c hi quân Vnh Thái Lan đã được nâng cp vi s h tr ca Bc Kinh. Washington cũng đã lên tiếng v thành tích nhân quyn kém ci ca Campuchia, nơi đang chng kiến các cuc đàn áp liên tc đi vi nhng người bt đng chính kiến và ch trích chính tr.

Các quan chc Campuchia ph nhn Trung Quc s có bt k đc quyn căn c đc bit nào và nói rng nước h duy trì thế trn phòng th trung lp.

Đây là chuyến thăm đu tiên ca ông Austin ti Campuchia k t khi ông Hun Manet tr thành th tướng vào năm ngoái, kế nhim cha ông Hun Sen, người đã gi chc v này trong 38 năm. Vic chuyn giao quyn lc đã dn đến suy đoán v vic thiết lp li quan h M-Campuchia, mc dù cho đến nay ông Hun Manet vn duy trì các chính sách ca cha mình.

Ông Hun Manet là tư lnh quân đi Campuchia trước khi tr thành th tướng vào tháng 8 năm ngoái. C ông Austin và ông Hun Manet đu tt nghip Hc vin Quân s Hoa K ti West Point ông Austin vào năm 1975 và Hun Manet vào năm 1999. Ông Hun Manet là hc viên đu tiên ca Campuchia đó.

Ông Austin cũng đã t chc các cuc đàm phán riêng hôm 4/6 vi ông Hun Sen, người hin là ch tch Thượng vin.

B Quốc phòng M cho biết, t Campuchia, ông Austin s ti Pháp đ tham d các s kin k nim 80 năm ngày đ b D-Day trong Thế chiến th II.

AP

***************************

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ sẽ thăm Campuchia : Kéo Phnom Penh rời xa quỹ đạo Bắc Kinh ?

BBC, 27/05/2024

Quan hệ ngoại giao giữa Mỹ và Campuchia bị nguội lạnh trong nhiều năm qua, phần lớn xuất phát từ quan hệ ngày càng gần gũi giữa Phnom Penh và Bắc Kinh.

mycam7

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin tham dự Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN mở rộng (ADMM+) lần thứ 10 vào ngày 16/11/2023 tại thủ đô Jakarta của Indonesia

Campuchia là quốc gia ASEAN duy nhất Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ công du sau khi dự đối thoại Shangri-la (từ 31/5 - 2/6) tại Singapore.

Dự kiến ông Lloyd Austin sẽ đến Campuchia vào ngày 4/6, trước khi đến Pháp để dự kỷ niệm 80 năm D-Day (6/6/1944), ngày quân Đồng minh đổ bộ vào bãi biển Normandy đánh bại Phát xít Đức, giải phóng Châu Âu.

Đây cũng sẽ là lần đầu tiên ông Lloyd Austin đến Campuchia kể từ sau khi người con trai cả của ông Hun Sen là ông Hun Manet chính thức lên làm thủ tướng từ tháng 8/2023 sau cuộc tổng tuyển cử không đối thủ.

Lần gần nhất mà ông Lloyd Austin đến Campuchia là vào tháng 11/2022 khi tham dự Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN mở rộng (ADMM+) lần thứ 9.

Khi đó, về phía Việt Nam, Bộ trưởng Quốc phòng, Đại tướng Phan Văn Giang đã tham dự hội nghị.

Mỹ có thể kéo Campuchia rời xa Trung Quốc ?

mycam8

Tàu chiến Trung Quốc tham gia cuộc tập trận Rồng Vàng đang diễn ra cùng với Campuchia tại Vịnh Thái Lan. Ảnh chụp ngày 24/5/2024.

Quan hệ song phương Mỹ và Campuchia xấu đi liên quan đến một số vấn đề quan trọng, nhưng phần lớn xuất phát từ việc Phnom Penh đang ngày càng chứng tỏ họ là một trong những đồng minh hữu hảo nhất của Bắc Kinh.

Ngoài ra, việc Mỹ nhiều lần lên tiếng chỉ trích hồ sơ nhân quyền của Campuchia đã làm quan hệ hai nước xấu đi.

Mỹ cũng quan ngại về khả năng Trung Quốc và Campuchia có thỏa thuận bí mật liên quan đến quân cảng Ream, có vị trí chiến lược quan trọng tại Vịnh Thái Lan.

Phản ứng gần đây nhất của Mỹ liên quan đến căn cứ Ream là vào ngày 7/3, khi ông Daniel Kritenbrink, Trợ lý Ngoại trưởng, cựu Đại sứ Mỹ tại Việt Nam, lên tiếng :

"Hoa Kỳ và một số quốc gia trong khu vực đã bày tỏ quan ngại sâu sắc về mục đích, tính chất và phạm vi xây dựng xung quanh căn cứ hải quân [Ream], cũng như vai trò của quân đội Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa trong quá trình này và trong việc sử dụng cơ sở này trong tương lai".

Một báo cáo  vào ngày 18/4/2024 của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) ở Washington DC có hình ảnh vệ tinh cho thấy hai tàu hải quân Trung Quốc đã neo đậu tại căn cứ Ream trong hơn 4 tháng, tại một bến tàu mới do Trung Quốc tài trợ và được hoàn tất vào năm 2023, làm dấy lên quan ngại về sự hiện diện quân sự thường trực của Bắc Kinh tại đây.

Hồi tháng 2/2024, hai tàu khu trục của lực lượng Phòng vệ biển Nhật Bản đã phải cập cảng tự trị Sihanoukville thay vì Ream trong 2 ngày, theo Khmer Times.

Hiện Trung Quốc và Campuchia đang tiến hành cuộc tập trận Rồng Vàng lần thứ 6 , kéo dài 15 ngày (16 - 30/5) tại Trung tâm Huấn luyện Cảnh sát Quân sự tại tỉnh Kampong Chhnang và căn cứ Ream.

Trung Quốc hiện là quốc gia đầu tư hàng đầu tại Campuchia, đổ hàng tỷ đô la vào các cơ sở hạ tầng.

Kênh đào Phù Nam Techo của Campuchia, một siêu dự án đang thu hút sự chú ý của Việt Nam và các nước trong khu vực về những tác động tiềm tàng liên quan đến kinh tế, môi trường, sẽ do các đối tác Trung Quốc xây dựng, theo hợp đồng BOT (xây dựng - vận hành - chuyển giao).

Tập đoàn Cầu đường Trung Quốc được xác nhận là công ty thực hiện nghiên cứu khả thi dự án kênh đào Phù Nam Techo và cũng là công ty đầu tư vào kênh đào này.

Bộ Quốc phòng Mỹ không nêu chi tiết về chuyến đi của ông Austin đến Campuchia lần này mà chỉ cho biết sẽ gặp "các quan chức cấp cao".

Trong khi đó, báo Financial Times trong bài viết hôm 24/5 đã dẫn nguồn từ ba quan chức Mỹ cho biết ông Austin sẽ gặp Thủ tướng Hun Manet.

Financial Times nhận định chuyến đi của ông Lloyd Austin mang theo hy vọng Thủ tướng Hun Manet, một người được đào tạo tại Mỹ, sẽ không để Campuchia ngả vào tầm ảnh hưởng của Trung Quốc.

Ông Lloyd Austin và ông Hun Manet đều tốt nghiệp học viện quân sự danh giá West Point lần lượt vào các năm 1975 và 1999.

Đã có nhận định về khả năng quan hệ Mỹ và Campuchia sẽ nồng ấm hơn sau khi ông Hun Sen chuyển giao quyền lực sau 38 năm cầm quyền cho ông Hun Manet.

Tuy nhiên, cho đến nay ông Hun Manet dường như vẫn tiếp tục duy trì chính sách của cha mình. Cùng lúc, với vị trí Chủ tịch Thượng viện, ông Hun Sen đang tiếp tục chi phối chính trường Campuchia.

Trả lời hãng tin AP hôm thứ Bảy 25/5, ông Chum Sounry, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Campuchia, nói chuyến thăm lần này của ông Lloyd Austin sẽ là "một bước đi quan trọng nữa nhằm thúc đẩy quan hệ ngoại giao Mỹ - Campuchia".

Bình luận về chuyến đi của ông Lloyd Austin hôm 25/5, trên mạng xã hội X, ông Chansambath Bong, nghiên cứu sinh tiến sĩ từ Đại học Quốc gia Úc, nhận định Mỹ có ít cơ hội để khiến Campuchia rời xa quỹ đạo của Trung Quốc, nhưng cũng có cách để giúp mối quan hệ song phương được cải thiện.

Theo ông Chansambath Bong, cách tiếp cận cứng rắn liên quan đến căn cứ Ream như trong 3 đến 4 năm qua của Washington chỉ khiến mối quan hệ song phương "ngày càng tệ đi".

Ông cho rằng Mỹ, thay vào đó, "nên cho tàu hải quân cập cảng Ream" để củng cố niềm tin và tìm cách tăng cường phối hợp an ninh hàng hải, qua đó cũng "thách thức Campuchia" liên quan đến tuyên bố liên tục trong thời gian qua rằng căn cứ này không phải do Trung Quốc "độc quyền sử dụng".

Mỹ và Trung Quốc sẽ 'to tiếng' liên quan đến Đài Loan và Biển Đông tại Đối thoại Shangri-La ?

mycam9

Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Đổng Quân và ông Lloyd Austin đã có cuộc điện đàm hồi tháng 4, lần đầu tiên trong hơn một năm qua. Vấn đề Biển Đông và Đài Loan đã được đề cập.

Đối thoại Shangri-La là sự kiện về an ninh quốc phòng thường niên quan trọng diễn ra từ năm 2002 đến nay, với sự tham gia của các bộ trưởng quốc phòng, chuyên gia từ hàng chục nước trên thế giới từ Châu Á-Thái Bình Dương, Bắc Mỹ, Châu Âu và Trung Đông, bao gồm Việt Nam.

Sự kiện năm nay sẽ diễn ra tại Singapore từ ngày 31/5 đến 2/6, do Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (International Institute for Strategic Studies - IISS) tổ chức, có nội dung bàn đến những vấn đề an ninh cấp bách của khu vực và cách thức ứng phó.

Năm ngoái, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến đã dẫn đầu đại biểu từ Việt Nam.

Một nội dung đáng chú ý trong khuôn khổ sự kiện sẽ là cuộc hội đàm trực tiếp giữa Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin và người đồng cấp Trung Quốc Đổng Quân trong bối cảnh Trung Quốc vừa kết thúc cuộc tập trận "trừng phạt" Đài Loan mang tên "Liên Kiếm - 2024A" (Joint Sword - 2024A) từ 23 - 24/5, chỉ ba ngày sau khi ông Lại Thanh Đức tuyên thệ nhậm chức tổng thống Đài Loan.

Đây sẽ là cuộc gặp quan trọng giữa quan chức quốc phòng cấp cao Mỹ và Trung Quốc.

Hồi giữa tháng 5, một quan chức trả lời Reuters với điều kiện ẩn danh rằng mặc dù cuộc gặp này đã được lên kế hoạch, nhưng không loại trừ thay đổi giờ chót.

Ông Austin và ông Đổng có cuộc điện đàm hồi tháng 4, lần đầu tiên trong hơn một năm qua, trong bối cảnh hai nước tìm cách phục hồi lại mối quan hệ quân sự.

Lầu Năm Góc cho biết trong cuộc điện đàm, ông Austin "đã nhấn mạnh về tầm quan trọng của việc tự do hàng hải được đảm bảo theo luật pháp quốc tế, đặc biệt ở Biển Đông".

Về phần mình, ông Đổng nói Trung Quốc và Mỹ nên tìm cách "hòa hợp" và "dần tạo dựng niềm tin lẫn nhau" bằng cách "không xung đột, không đối đầu", tạo dựng mối quan hệ hợp tác và thực chất giữa quân đội hai nước, theo Bộ Quốc phòng Trung Quốc.

Ông Đổng cũng tuyên bố Mỹ nên công nhận lập trường của Trung Quốc về Biển Đông và tôn trọng vấn đề chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ, quyền hàng hải và các lợi ích tại đây.

Ông Đổng cũng nhấn mạnh Đài Loan là "cốt lõi trong các lợi ích cốt lõi của Trung Quốc" trong cuộc điện đàm với người đồng cấp Mỹ.

Theo truyền thông Trung Quốc, ông Đổng sẽ phát biểu về quan điểm của Bắc Kinh đối với an ninh toàn cầu tại Đối thoại Shangri-La và gặp gỡ lãnh đạo các nước.

Hoàn cầu Thời báo của Trung Quốc vào ngày 27/5 dẫn lời từ các chuyên gia cho rằng sẽ không tránh khỏi màn "đối đáp gay gắt" về lập trường liên quan đến các vấn đề nóng bỏng như Đài Loan và Biển Đông, và cho biết Trung Quốc sẽ "nêu sự thật về eo biển Đài Loan và Biển Đông" đến cộng đồng quốc tế.

mycam10

Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin và Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Phan Văn Giang trong một cuộc gặp song phương bên lề Đối thoại Shangri-La vào ngày 10/6/2022.

Năm 2023, Đối thoại Shangri-La diễn ra trong bối cảnh quan hệ Mỹ và Trung Quốc xuống đến mức thấp nhất kể từ khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao.

Ông Lý Thượng Phúc, lúc bấy giờ là bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc, đã gặp ông Austin trong khuôn khổ sự kiện.

Theo Lầu Năm Góc, hai nhà lãnh đạo quốc phòng có bắt tay bên lề nhưng đã không có các cuộc nói chuyện chi tiết.

Thay vào đó, lãnh đạo quốc phòng Mỹ và Trung Quốc đã có những màn đấu khẩu gay gắt ngay tại Shangri-la.

Ông Austin tuyên bố "quan ngại sâu sắc" về việc Trung Quốc không sẵn lòng tham gia nghiêm túc hơn trong các cơ chế giải quyết khủng hoảng.

Trong khi đó, phát biểu trước các phóng viên, Phó Tham mưu trưởng Bộ Tham mưu liên hợp Quân ủy Trung ương, Trung tướng Cảnh Kiến Phong cáo buộc Mỹ đang gây bất ổn Châu Á-Thái Bình Dương thông qua sự hiện diện quân sự.

Nguồn : BBC, 27/05/2024

Quay lại trang chủ

Additional Info

  • Author: BBC, Nguyễn Giang, RFI, AP, VOA
Read 227 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)