Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Diễn đàn

08/06/2024

Hà Nội xác nhận đã bắt nhà báo Huy Đức và luật sư Trần Đình Triển

Nhiều nguồn tin

HRW : "Blogger Huy Đức bị bắt giữa đợt đàn áp nhân quyền đang gia tăng" ở Việt Nam

RFI, 08/06/2024

Sáng 08/06/2024, Bộ Công an Việt Nam thông báo chính thức vụ bắt Osin Huy Đức (tên thật Trương Huy San) và luật sư Trần Đình Triển, trưởng Văn phòng Luật sư Vì dân, Đoàn luật sư thành phố Hà Nội, và ra quyết định khởi tố vụ án "Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân". Hai tổ chức Quan sát Nhân Quyền (HRW) và Phóng Viên Không Biên Giới (RSF) đã yêu cầu trả tự do cho nhà báo độc lập.

bibat5

Hình ảnh nhà báo độc lập Huy Đức ngày 10/04/2021. © AFP

Trong thông cáo tối 07/06, tổ chức Quan sát Nhân quyền Human Rights Watch (HRW) kêu gọi "chính quyền Việt Nam hủy bỏ mọi cáo buộc đối với ông" Huy Đức và chỉ trích "chính quyền đã để 7 ngày mới thông báo với gia đình Huy Đức về việc bắt giữ và tạm giam ông, trên thực tế là buộc ông bị mất tích, gây ra nhiều quan ngại về sự an nguy của ông. Kể từ khi bị tạm giữ, cả luật sư và gia đình ông đều chưa được phép gặp ông".

Ông Trương Huy San, bút danh Osin Huy Đức, bị công an ở Hà Nội câu lưu ngày 01/06/2024. Bà Patricia Gossman, phó giám đốc Ban Á Châu của tổ chức Quan Sát Nhân Quyền, cho rằng "với việc bắt giữ Huy Đức một cách sai trái, nhà cầm quyền Việt Nam đang nhắm vào một trong những nhà báo dũng cảm và nhiều ảnh hưởng nhất Việt Nam", "Bắt giữ một nhà báo vì ông ta viết bài phê phán chỉ thể hiện rằng chính quyền Việt Nam đang càng ngày càng rời xa dân chủ và pháp quyền".

Tổ chức Phóng Viên Không Biên Giới (RSF), được AFP trích dẫn, cũng ra thông cáo kêu gọi trả tự do ngay lập tức nhà báo blogger Huy Đức. Ông Cédric Alviani, giám đốc phụ trách châu Á-Thái Bình Dương của RSF nhấn mạnh "những bài viết của nhà báo độc lập Huy Đức là một nguồn thông tin vô giá cho phép người Việt Nam tiếp cận những thông tin (khác với) thông tin bị chế độ Hà Nội kiểm duyệt".

Blogger Huy Đức có hơn 350.000 người theo dõi trên Facebook. Từ năm 2020, ông viết hàng loạt bài về chính trị và xã hội ở Việt Nam, kể cả các vấn đề môi trường như nạn phá rừng. Theo HRW, "những bài đăng trên Facebook mới nhất trước khi ông bị bắt cảnh báo về hàng loạt mối nguy trước tình trạng tập trung quyền lực về Bộ Công an Việt Nam vốn nhiều tai tiếng về bàn tay đàn áp, do ông Tô Lâm, tân chủ tịch nước, lãnh đạo trước đó".

Nguồn : RFI, 08/06/2024

*************************

Việt Nam thừa nhận việc bắt nhà báo Huy Đức và luật sư Trần Đình Triển

RFA, 07/06/2024

Cơ quan An ninh điều tra thuộc Bộ Công an Việt Nam vào ngày 7/6 cho biết đã ra quyết định khởi tố và bắt tạm giam nhà báo Trương Huy San và luật sư Trần Đình Triển- Trưởng Văn phòng Luật sư Vì dân thuộc Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội.

bibat1

Nhà báo độc lập Trương Huy San / Huy Đức (trái) và Luật sư Trần Đình Triển (phải) - VOV

Cả hai bị cáo buộc tội "lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân" theo khoản 2, Điều 331 Bộ Luật Hình sự Việt Nam.

Cụ thể hai người bị cáo buộc đăng tải những bài viết bị cho phạm vào điều luật vừa nêu.

Như tin đã loan, trước khi Cơ quan An ninh điều tra thuộc Bộ Công an thừa nhận việc bắt hai ông Trương Huy San và Trần Đình Triển, cư dân mạng đã lên tiếng về biện pháp này.

Hai tổ chức theo dõi nhân quyền là Phóng viên Không Biên giới (RSF) và Bảo vệ Ký giả (CPJ) dẫn nhiều nguồn tin xác nhận biện pháp bắt giữ đối với nhà báo độc lập Trương Huy San, bút danh Huy Đức ; và kêu gọi trả tự do ngay cho ông này, hủy bỏ những cáo buộc đưa ra.

Ông Trương Huy San năm nay 62 tuổi, quê Hà Tĩnh. Ông là một cựu chiến binh tham gia cuộc chiến biên giới phía Tây Nam. Ông từng làm việc cho các báo Tuổi Trẻ, Thanh Niên, Diễn Đàn Doanh nghiệp, Nông thôn Ngày nay, Sài gòn Tiếp thị.

Vào năm 2012, 2013 ông tham gia tu nghiệp tại Đại học Havard, Hoa Kỳ.

Luật sư Trần Điình Triển còn là Phó Chủ nhiệm Đoàn Luật sư Hà Nội với hơn 40 năm hành nghề luật ở Việt Nam.

Nguồn : RFA, 07/06/2024

****************************

Các t chc nhân quyn quc tế kêu gi tr t do cho Huy Đc

VOA, 07/06/2024

Nhà báo Huy Đc b bt giam, khi t

Các t chc Bo v Ký gi, Ân xá Quc tế và Văn bút M đã lên tiếng kêu gi nhà cm quyn Vit Nam th t do cho nhà báo ni danh Trương Huy San cũng như xóa b mi cáo buc đi vi nhà báo có bút danh Huy Đc sau khi ông cho đăng ti nhng bài viết v tình trng bt n chính tr hin ti ca đt nước.

bibat4

Các t chc nhân quyn, gm CPJ, RSF và PEN America, đã lên tiếng kêu gi Vit nam minh bch v hành tung ca nhà báo Huy Đc cũng như tr t do cho ông.

Nhng li kêu gi này được đưa ra ngay trước khi tTui Tr cho biết cơ quan an ninh điu tra đã khi t và bt tm giam cu nhà báo Trương Huy San hôm 7/6. B Công an được t báo này dn li nói rng h ra quyết đnh khi t v án "Li dng các quyn t do dân ch xâm phm li ích ca Nhà nước, quyn, li ích hp pháp ca t chc, cá nhân" xy ra ti Hà Ni và các tnh, thành ph đi vi ông Huy Đc.

Mt ngày trước khi có thông báo ca B Công an, ông Shawn Crispin, đi din cp cao khu vc Đông Nam Á ca T chc Bo v Ký gi (CPJ) nói trong mtthông báo rng "Chính quyn Vit Nam cn ngay lp tc tiết l nơi h đang giam gi nhà báo Trương Huy San và tr t do cho ông vô điu kin".

Trước khi b bt, nhà báo Huy Đc đăng ti nhng bài viết ch trích gay gt và trc din hai nhà lãnh đo hàng đu ca Vit Nam Tng bí thư Nguyn Phú Trng và Ch tch nước Tô Lâm, người được b nhim vào chc v này hôm 22/5 sau khi dn dt B Công an.

Theo Tui Tr, kết qu điu tra ban đu ca Công an xác đnh ông Huy Đc đã có hành vi vi phm pháp lut khi đăng các bài viết trên mng xã hi Facebook xâm phm li ích ca Nhà nước và các t chc, cá nhân. Cơ quan điu tra an ninh cũng cho biết rng h đã bt gi và khi t Lut sư Trn Đình Trin ca Đoàn Lut sư Thành phố Hà Ni vi cùng ti danh theo Điu 331 B lut Hình s.

Theo cơ quan này được Tui Tr trích dn, nhà báo Huy Đc và Luật sư Trin "đã thành khn khai báo, chp hành các quy đnh ti nơi giam gi".

B Công an không cho biết h bt ông Huy Đc khi nào nhưng nhà văn Trn Thanh Cnh cho VOA biết hôm 6/6 rng ông Huy Đc đã không đến tham d bui mn đàm mà ông d kiến là din gi ngày 1/6. Theo ông Cnh, nhng người bn và người dân sng cùng tòa nhà ca ông Huy Đc Long Biên, Hà Ni, chng kiến lc lượng ca nhà chc trách đến khám nhà và đưa nhà báo này đi cùng ngày hôm đó.

Trang Facebook có hơn 350.000 người theo dõi ca ông Huy Đc đã b g xung k t khi ông b bt.

Trong các bài viết được đăng trên trang Facebook cá nhân, ông Huy Đc, tác gi cun sách được xut bn t M "Bên Thng Cuc", cho rng s phát trin ca Vit Nam không th da trên s s hãi và lưu ý đến vai trò B trưởng Công an lâu năm ca ông Tô Lâm.

Theo CPJ, ông Tô Lâm được nhiu người coi là ng c viên đ thay thế ông Trng, 80 tui, v trí lãnh đo hàng đu khi nhim k 5 năm th 3 chưa có tin l ca tng bí thư Đng kết thúc vào năm 2026.

"Các bài viết ca nhà báo đc lp Huy Đc là ngun thông tin vô giá giúp công chúng Vit Nam tiếp cn nhng thông tin b chế đ Hà Ni kim duyt", ông Cedric Alviani, giám đc Văn phòng Châu Á ca Ân xá Quc tế (RSF), nói trongthông cáo đưa ra hôm 7/6. "Chúng tôi kêu gi chính quyn Vit Nam th ngay nhà báo này và phc hi li trang Facebook ca ông".

RSF nhn đnh rng, ông Huy Đc là mt nhà báo k cu sinh năm 1962, tng làm vic cho nhiu t báo hàng đu ca Vit Nam, nơi ông vch trn hành vi lm dng quyn lc ca các quan chc hàng đu trước khi ông b cho thôi vic vào năm 2009 vì nhng bài viết mang tính ch trích.

Sau đó, ông Huy Đc tiếp tc đăng các bài viết đc lp v chính tr Vit Nam trên trang blog và mng xã hi ca mình, gm Facebook, trước khi nhn hc bng Nieman đ theo hc ti Đi hc Harvard vào năm 2012-2013.

T chc Văn bút M (PEN America) cũngđưa ra quan ngi v thông tin ông Huy Đc b các nhà chc trách bt gi hôm 1/6. Trong mt tuyên b đưa ra hôm 5/6, t chc này nói h "quan ngi rng ông Trương Huy San có th b nhm ti vì nhng bài viết ch trích chính ph Vit Nam". T chc có tr s New York chuyên c vũ cho t do ngôn lun kêu gi các nhà chc trách Vit Nam minh bch v vic bt gi ông Huy Đc.

"Không th buc ti Trương Huy San vì quyn t do ngôn lun", PEN America nói.

Còn ông Crispin ca CPJ kêu gi Vit Nam "phi ngng đi x vi các nhà báo như ti phm và tr t do cho tt c các thành viên báo chí b giam gi oan trái".

VOA đã gi yêu cu bình lun ti B Ngoi giao v nhng li kêu gi ca các t chc nhân quyn trên.

Theo RSF, t năm 2016, Tng bí thư Trng đã đy mnh đàn áp quyn được thông tin trong nước. T chc có tr s Paris ca Pháp cho rng các nhà báo ch trích chế đ thường xuyên b buc ti "tuyên truyn chng nhà nước" hoc "li dng các quyn t do dân ch" và có th b kết án lên ti 20 năm tù. Năm 2021, nhà báo ni danh Phm Đoan Trang, người đt gii t do báo chí ca RSF, b kết án 9 năm tù vì ti "tuyên truyn chng nhà nước".

Vit Nam b xem là mt trong nhng quc gia b tù nhiu nhà báo nht thế gii, vi ít nht 19 người viết báo đang b giam sau xong st tính đến ngày 1/12/2023, theo cuc điu tra nhà tù toàn cu hàng năm ca CPJ. Quc gia Đông Nam Á này b xếp th 174/180 các quc gia và vùng lãnh th trên Bng Ch s T do Báo chí Thế gii 2024 ca RSF.

(Bn tin được cp nht vi tuyên b ca B Công an v vic bt gi nhà báo Huy Đc và Lut sư Trn Đình Trin)

Nguồn : VOA, 07/06/2024

****************************

RSF : nhà báo độc lập Trương Huy San bị chế độ bắt

RFA, 07/06/2024

Tổ chức Phóng viên Không biên giới (RSF) vào ngày 7/6 ra thông cáo nói rõ nhà báo độc lập và bình luận gia chính trị Trương Huy San, bút danh Huy Đức, đã bị an ninh bắt đi tại Hà Nội hôm 1/6.

bibat3

Nhà báo Trương Huy San (Huy Đức) - Facebook Truong Huy San

RSF có các nguồn tin về biện pháp bắt giữ diễn ra chỉ ít ngày sau khi nhà báo Huy Đức cho đăng những bài viết nói về tình trạng hỗn loạn chính trị hiện nay của Việt Nam.

Giám đốc Văn phòng Châu Á-Thái bình dương của RSF, Cédric Alviani, phát biểu : "Những bài viết của nhà báo độc lập Huy Đức là nguồn thông tin vô giá cho phép công chúng tiếp cận những tin tức bị chế độ Hà Nội kiểm duyệt. Chúng tôi kêu gọi cơ quan chức năng Việt Nam trả tự do ngay cho nhà báo này và khôi phục lại trang Facebook của ông ta".

RSF nhắc lại vào ngày 1/6, nhà báo Huy Đức không thể có mặt tại một hội thảo mà ông sẽ có phát biểu. Tài khoản Facebook có 350.000 người đăng ký của ông cũng bị sập kể từ khi ông biến mất. Cho đến nay, chế độ vẫn chưa đưa ra thông báo nào xác nhận việc bắt giữ ông ta.

Ông Trương Huy San là một cựu quân nhân sinh năm 1962, ông từng cộng tác với nhiều tờ báo hàng đầu của Việt Nam và có những bài viết vạch trần tình trạng lạm dụng quyền hành của quan chức ; ông bị cho thôi việc năm 2009 do lời lẽ chỉ trích của ông.

Sau đó ông chuyên viết những bài về chính trị Việt Nam đăng trên blog và mạng xã hội như Facebook.

Hồi năm 2012, ông cho ra đời cuốn "Bên Thắng cuộc" trình bày lịch sử chính trị Việt Nam gần đây.

Kể từ năm 2016, Tổng bí thư đảng cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng cho tang cường đàn áp quyền thông tin tại Việt Nam ; những nhà báo chỉ trích chế độ thường bị cáo buộc tội phát tán tài liệu "tuyên truyền chống nhà nước" hay "lợi dụng các quyền tự do dân chủ" với mức án cao nhất lên đến 20 năm tù giam.

Vào năm 2021, nhà báo và nhà văn nổi tiếng Phạm Đoan Trang, người từng được RSF trao giải tự do báo chí, bị kết án 9 năm tù theo cáo buộc "tuyên truyền chống Nhà nước".

Việt Nam xếp hạng 174 trên 180 quốc gia và vùng lãnh thổ, thuộc nhóm chót bảng về Chỉ số Tự do Báo chí năm 2024 của RSF ; và cũng là một trong những nước tệ hại nhất thế giới về giam cầm nhà báo.

Nguồn : RFA, 07/06/2024

***************************

CPJ kêu gọi Việt Nam minh bạch hóa về trường hợp nhà báo nổi tiếng Trương Huy San

RFA, 06/06/2024

Cơ quan chức năng Việt Nam phải tiết lộ địa điểm hiện nay của nhà báo độc lập Trương Huy San, trả tự do và hủy bỏ mọi cáo buộc sắp tới đối với ông này.

huyduc2

Nhà báo Trương Huy San (Huy Đức) - Facebook Truong Huy San

Từ Bangkok, Tổ chức Bảo vệ Phóng viên CPJ ra kêu gọi như vừa nêu ngày 6 tháng 6.

Đại diện cấp cao của CPJ tại Đông Nam Á, ông Shawn Crispin, nói rõ: "Cơ quan chức năng Việt Nam phải tiết lộ ngay lập tức nơi đang cầm giữ nhà báo Trương Huy San và trả tự do vô điều kiện cho ông này. Việt Nam phải chấm dứt đối xử với các nhà báo như tội phạm và trả tự do cho tất cả những thành viên báo chí bị bỏ tù một sách sai trái".

CPJ dẫn nhiều nguồn tin loan rằng ông Trương Huy San - một nhà bình luận chính trị nổi tiếng và là một tác giả viết với bút danh Huy Đức hay Osin - bị Công an bắt vào ngày 1/6 tại Hà Nội khi ông đang đi đến một cuộc gặp dự kiến có lời phát biểu; nhà của ông cũng bị khám xét.

Tổ chức này dẫn bản tin của BBC hôm 4/6 nói gia đình ông San không biết được địa điểm và tình trạng pháp lý của ông, CPJ cũng không có được thông tin gì của ông Trương Huy San tính đến thứ năm, ngày 6 tháng sáu.

CPJ dẫn ba nguồn tin cho biết trước khi bị bắt ít ngày, trên trang Facebook cá nhân có 350.000 người theo dõi, ông Trương Huy San viết bình luận chỉ trích chính trị Việt Nam ; rồi vào ngày 2/6 trang này bị đóng mà không rõ lý do.

Bình luận của ông San nói về hai lãnh đạo cộng sản hiện nay là Tổng bí thư lâu năm Nguyễn Phú Trọng và ông Tô Lâm - người vào ngày 22/5 được chỉ định làm Chủ tịch nước sau khi được Đảng tiến cử.

Ông Trương Huy San lập luận rằng phát triển của Việt Nam không thể dựa trên sự sợ hãi và nêu ra vai trò dài lâu của ông Tô Lâm trong cương vị Bộ trưởng Công an.

Bản thân ông Tô Lâm được nhiều người cho là ứng viên thay thế cho ông Nguyễn Phú Trọng đã 80 tuổi trong vị trí chính trị đứng đầu Việt Nam khi ông Trọng chấm dứt nhiệm kỳ Tổng bí thư đảng lần thứ ba vào năm 2026.

Bộ Công an Việt Nam chưa trả lời thư điện tử yêu cầu bình luận của CPJ về trường hợp của nhà báo Trương Huy San như vừa nêu.

CPJ nhắc lại ông Trương Huy San viết về nạn tham nhũng và cải tổ chính trị tại Việt nam cho nhiều báo hàng đầu và có một trang blog với nhiều người theo dõi trước khi ông nhận được học bổng Nieman để học tại Đại học Harvard, Hoa Kỳ vào năm 2012 - 2013.

Việt Nam là quốc gia bỏ tù nhiều nhà báo hàng thứ năm trên thế giới. Thống kê thường niên của CPJ cho thấy tính đến ngày 1/12/2023, có ít nhất 19 nhà báo đang bị giam tù tại Việt Nam.

Nguồn : RFA, 06/06/2024

Quay lại trang chủ

Additional Info

  • Author: RFI, VOA, RFA
Read 434 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)