Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Quan điểm

05/09/2017

"Ổn định chính trị", sự ngụy biện của các chế độ độc tài

Việt Tuệ

Cần đánh tan ngụy biện "cần ổn định chính trị để phát triển". Những lập luận bênh vực cho lý luận này đều đưa tới một điều là cần có sự lãnh đạo lâu dài hoặc mãi mãi của một cá nhân, của một đảng, hay của một chế độ.

ondinh1

Nhà nước cộng sản Việt Nam mong muốn ổn định chính trị dưới sự lãnh đạo độc quyền của đảng cộng sản

Lý luận này cho rằng chỉ có "ổn định" mới có thể dẫn dắt xã hội tới phát triển. Với lối lý luận giản đơn này, những chế đ độc tài đã tận dụng đến mức tối đa đ ca tụng nó nhằm che mắt và lừa gạt dân chúng, và đương nhiên là đ ngồi mãi trên quyền lực. Nhưng ổn định là gì ?

Ổn định có hai nghĩa. Nghĩa thứ nhất là ổn định dân sự, nghĩa là ổn định trong cuộc sống, ổn định trong hoạt động của pháp luật và các quyền của người dân. Nghĩa thứ hai là ổn định sự cầm quyền của tập đoàn cai trị. Khi các chế đ độc tài nói cần ổn định đ phát triển, nhiều người đồng ý với họ vì hiểu đó là ổn định dân sự trong khi họ thực hiện qua nghĩa thứ hai, nghĩa là ổn định của tập đoàn cầm quyền. Lối ngụy biện gian trá kiểu này cần phải bị tố giác.

Dự án chính trị dân chủ đa nguyên của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên (2015), Khai Sáng Kỷ Nguyên Thứ Hai, Chương 5 có viết :

"Cũng cần chấm dứt một sự lẫn lộn gian trá về ổn định. Ổn định có hai nghĩa.

Nghĩa thứ nhất là ổn định dân sự, nghĩa là ổn định trong cuộc sống của mỗi công dân, là đảm bảo không bị bắt bớ, tịch thu tài sản, cấm kinh doanh, không là nạn nhân của những thay đổi luật pháp đột ngột và thường xuyên, hay những quyết định tùy tiện của chính quyền. Ổn định này rất cần thiết cho phát triển kinh tế, vì có như thế người dân mới có thể yên trí đ tiên liệu và hoạch định sinh hoạt của mình. Ổn định này đòi hỏi dân chủ, nhân quyền và nhà nước pháp trị.

Nghĩa thứ hai là ổn định của tập đoàn cầm quyền, hay nói khác đi là sự kéo dài của một chính quyền với cùng những người cầm quyền. Sự kéo dài này, nếu không do bầu cử tự do mà là do một chế đ độc tài bạo ngược, còn rất mâu thuẫn với ổn định dân sự và do đó hoàn toàn mâu thuẫn với phát triển, bởi vì người dân luôn luôn phải sống trong sợ sệt, không dám và không thể lập những kế hoạch kinh doanh lâu dài.

Kinh nghiệm cho thấy ổn định dân sự rất cần cho phát triển, trong khi ổn định của tập đoàn cầm quyền hoàn toàn không cần thiết, thậm chí còn có ảnh hưởng xấu vì các chính quyền kéo dài quá lâu gần như chắc chắn đưa tới lạm quyền và tham nhũng. Tại Nhật, từ sau Thế Chiến II tới nay, ít có chính phủ nào kéo dài được hai năm. Tại Ý, tuổi thọ trung bình của các chính phủ còn ngắn hơn nhiều. Mặc dầu vậy kinh tế của cả hai nước này đều phát triển nhanh chóng, họ đều là thành viên của nhóm bảy nước phát triển nhất. Trong khi các nước có những chính quyền kéo dài như Việt Nam, Cuba, Bắc Triều Tiên và nhiều nước thuộc Châu Phi và Châu Mỹ La Tinh lại rất trì trệ và lạc hậu.

Khi các tập đoàn độc tài -như ban lãnh đạo Đảng Cộng Sản Việt Nam- nói cần phải có ổn định đ phát triển, nhiều người đồng ý với họ vì hiểu đó là ổn định dân sự trong khi họ thực hiện ổn định theo nghĩa thứ hai, nghĩa là ổn định của tập đoàn cầm quyền. Đó là một sự gian trá cần được tố giác”.

Tại Trung Quốc và Việt Nam, sau nhiều nămổi mới" hai nước này đã có những thành tích phát triển kinh tế khá cao nhờ nới lỏng tự do, nhưng đến nay cả hai đều đã khựng lại vì đảng cộng sản muốn duy trì "ổn định chính trị", tức là đổi mới về kinh tế nhưng không đổi mới về chính trị.  Các chế đ độc tài là nguyên nhân của sự lụn bại, chúng phá hoại và gây ra những bế tắc trong sự vận hành quốc gia nhưng chúng lại logic với sự tồn tại của chế đ.

Khi những mâu thuẫn, bức xúc, bất mãn âm lâu ngày bùng nổ và do không có phương tiện hòa bình đ phản ánh, logic đầu tiên là người dân xuống đường biểu tình một cách ôn hòa đòi quyền lợi, khi quyền lợi không được đáp ứng logic thứ hai là những cuộc xuống đuờng ngày càng nhiều hơn, logic thứ ba là không một chế đ độc tài nào chấp nhận cho người dân xuống đuờng do đó phải bị đàn áp, logic cuối cùng là khi bị đàn áp, người dân phải chống trả, đương nhiên là trong thế yếu, và bị đánh đập, cầm tù.

Do bị đàn áp và bị tước mọi quyền tự do căn bản, lòng quí mến và yêu chuộng chế đ giảm dần theo thời gian. Trong những điều kiện này, người dân chỉ có hai phản ứng : một là trở nên vô cảm, dửng dưng với chế đ, hai là thù hận chế đ đ rồi sẵn sàng làm tất cả những gì có thể đ thay đổi chế đ hay trả thù cá nhân. Nói cách khác, chỉ trong các chế đ độc tài mới nảy sinh ra các cuộccách mạngthay đổi cơ cấu quyền lực bằng bạo lực, gây nên bất ổn và xáo trộn xã hội nghiêm trọng. Bởi vậy đ tránh bạo loạn thì cần có cơ chế thay đổi chính quyền trong hòa bình, cách tốt nhất là dân chủ hóa chứ không phải là củng cố nền độc tài bằng ngụy biện "ổn định chính trị".

các quốc gia dân chủ không có một chính quyền nào là "ổn định" suốt đời, một chính quyền có thể bị thay thế ngay tức khắc nếu người lãnh đạo tồi dở, thông qua lá phiếu bất tín nhiệm tại quốc hội, hoặc qua các kỳ bầu cử, hay nói cách khác là thông qua lá phiếu của người dân, hoặc dư luận xã hội. Cứ mỗi 4 hay 5 năm một lần, cử tri có thể thay đổi chính quyền bằng con đường hòa bình thông qua lá phiếu của mình.

Lối ngụy biệnổn định chính trịsở dĩ đã tồn tại được vì chúng ta hiểu sai ổn định trong sinh hoạt chính trị quốc gia. Chính quyền luôn ngjuy biện rằng, trái ngược với ổn định chính trị là bạo loạn, đảo chính, lật đ. Nhưng ổn định chính trị đúng nghĩa phải là đảm bảo cho xã hội được vận hành một cách trơn tru, bảo đảm cho sự hoạt động ổn định của các cơ quan pháp luật, hành chính, an ninh, và cuối cùng là các công dân có quyền và các biện pháp ôn hòa đ thay đổi chính quyền. Đó mới là ổn định chính trị đúng nghĩa. Còn loại "ổn định chính trị " kiểu ngụy biện của các chế đ độc tài chỉ đem tới bất ổn xã hội vì, như đã nói, khi người dân không có phương tiện và cơ hội đ phát biểu nguyện vọng thì cách duy nhất là xuống đuờng đòi hỏi quyền lợi. Cho dù những cuộc xuống đuờng có chính đáng hay không, phản ứng của mọi chế đ độc tài là đàn áp, bắt bớ, bỏ tù… Hậu quả tự nhiên của phản ứng này là người dân ngày càng xa lánh chế đ, và chế đ tự co cụm lại đ trở nên hung bạo hơn.

Khi các mâu thuẫn trong xã hội dâng cao (do những bất mãn của người dân dồn nén lâu ngày) đạt đến đỉnh điểm thì cách mạng sẽ nổ ra. Càng nguy hiểm hơn khi cuộc cách mạng đó không được dẫn dắt bởi một lực lượng chính trị có viễn kiến và sự chuẩn bị. Bất cứ một cuộccách mạng đường phốnào xảy ra cũng đ lại những di chấn tinh thần vô cùng lớn cho người dân và phải mất rất nhiều năm mới có thể hàn gắn lại được những đ vỡ mà nó gây ra. Bằng chứng cho thấy, các cuộccách mạng đường phốchỉ xảy ra tại các nước độc tài, hay muốn trở thành độc tài. Venezuela là một ví dụ.

Một đặc điểm chung của các chế đ độc tài là luôn cố bám víu quyền lực đến cùng. Các chế đ độc tài thường sinh ra từ bạo lực và chỉ chấm dứt trong bạo lực. Mọi thay đổi chỉ là vụn vặt nhằm câu giờ chứ không thực tâm, các chế đ độc tài thừa hiểu rằng khi có dân chủ, nghĩa là có tự do bầu cử, họ sẽ bị loại khỏi chính quyền vì không được người dân tín nhiệm và lựa chọn.

Làm thế nào đ các chế đ độc tàihạ cánh an toàncho chính họ và sau đó là cho cả đất nước ? Có cách nào khiến các chế đ độc tài chịu nhượng bộ không ? Các nước cộng sản Đông Âu đã chuyển hóa thành công về dân chủ trong hòa bình là câu trả lời hùng hồn cho câu hỏi trên. Việt Nam cũng hoàn toàn có thể dân chủ hóa đất nước bằng con đường hòa bình.

Vậy chúng ta phải làm gì ? Chỉ có một con đường duy nhất là người dân Việt Nam, nói chung, và trí thức Việt Nam, nói riêng, phải chung tay xây dựng cho bằng được một vài tổ chức chính trị dân chủ đối lập, có tổ chức và có tầm vóc, đ làm đối trọng buộc đảng cộng sản phải ngồi vào bàn đàm phán như Ba Lan trước đây.

Nếu không làm được việc này, đối lập dân chủ Việt Nam sẽ tiếp tục yếu và không thể làm được. Mặc dù đang bị chia rẽ và suy yếu, Đảng Cộng sản Việt Nam chỉ nhượng bộ khi bị ép buộc, hay chưa thấy lối thoát chung. Như con thú trên bước đường cùng, họ sẽ chọn phương án đàn áp thay vì đối thoại. Các cuộc bắt bớ mới đây nhắm vào giới bất đồng chính kiến là một minh chứng.

Việt Tuệ

(05/09/2017)

Quay lại trang chủ

Additional Info

  • Author: Việt Tuệ
Read 9660 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)