Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Diễn đàn

22/10/2017

Sự khác nhau giữa thú và người

Dương Hoài Linh

Từ "Nhật ký Đặng Thùy Trâm", chiếc nón cối của người lính cộng sản đến những bức thư của John McCain cho thấy sự khác nhau giữa thú và người

Nhật ký Đặng Thùy Trâm là dòng chữ cuối cùng của một bác sĩ 28 tuổi ghi lại trong nhật ký của chị ngày 16 tháng 6 năm 1970. Một tuần sau, chị bị một đơn vị lính Mỹ phục kích và bị giết. Cuốn nhật ký của chị được chuyển đến Frederic Whitehurst, gọi tắt là Fred, sĩ quan quân báo Mỹ, để phân tích. Và theo đề nghị của Nguyễn Trung Hiếu, một thượng sĩ quân đội Việt Nam Cộng Hòa, Frederic Whitehurst đã giữ lại hai cuốn nhật ký thay vì đốt bỏ sau khi không tìm thấy các dữ kiện liên hệ đến tình báo quân sự. Năm 1972, Fred về nước, trong hành lý của anh có thêm hai kỷ vật chiến tranh : hai cuốn nhật ký của bác sĩ Đặng Thùy Trâm.

nguoi1

Nhật ký Đặng Thùy Trâm - Ảnh minh họa

Mấy chục năm và nhiều lần cố gắng tìm thân nhân của chị Thùy Trâm để hoàn trả không thành công, Frederic Whitehurst đã tặng hai cuốn nhật ký cho viện lưu trữ về Việt Nam Lubbock tại Đại học Texas.

Trong hội nghị hàng năm về chiến tranh Việt Nam vào trung tuần tháng 3 năm 2005, chính Frederic Whitehurst, chàng sĩ quan quân báo ngày xưa nay trở nên một tiến sĩ hóa học và một luật gia, đã đến dự và lần nữa nhắc đến nhật ký của chị. Cuối cùng, từ phòng họp của Trung tâm Việt Nam thuộc đại học Texas này, một bản sao cuốn nhật ký của chị Đặng Thùy Trâm đã tìm được đường về quê hương sau 35 năm lưu lạc. Ba tháng sau, hai cuốn nhật ký được in chung trong một tác phẩm dưới tựa Nhật ký Đặng Thùy Trâm.

Cách đây 49 năm, một binh sĩ Mỹ nhặt được chiếc mũ cối trên chiến trường miền nam Việt Nam và lưu giữ nó từng ấy năm. Năm 1968, một lính Mỹ trẻ tuổi tên là John Wast tìm thấy chiếc mũ cối có khắc hình chim bồ câu trong một lần đi trinh sát tại một chiến trường ở miền Trung của Việt Nam. Wast buộc chiếc mũ vào ba lô của mình và mang về nhà như một kỷ vật chiến tranh. Khi giải ngũ trở về Mỹ, ông mang theo chiếc mũ và đặt nó lên một chiếc kệ trong nhà suốt gần nửa thế kỷ qua.

nguoi2

4 cựu binh người Mỹ đã trân trọng khiêng chiếc mũ cối để trao trả cho gia đình ông Bùi Đức Hưng trong một buổi lễ tại xã Hương Nộn, huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ - Ảnh minh họa

Một tổ chức từ thiện có tên gọi Development of Vietnam Endeavor Fund (Quỹ Nỗ lực Phát triển Việt Nam) gần đây tới gặp và hỏi Wast liệu ông có muốn trả chiếc mũ trở về với gia đình người lính từng đội nó không. Cựu binh Mỹ đồng ý. Tổ chức này sau đó tìm được gia đình ông Hưng, người hy sinh trong chiến tranh và hài cốt vẫn chưa được tìm thấy.

Wast, nay đã 67 tuổi, đang sống tại bang Ohio, không tham gia buổi lễ trao lại mũ, nhưng ông gửi một bức thư. Wast nói rằng liệt sĩ Hưng đã chiến đấu "bằng sự khôn khéo và can đảm".

"Đã tới lúc để tôi trả lại chiếc mũ cho những người biết và quan tâm tới Bùi Đức Hưng", Wast nói. "Tôi làm việc này với ý nghĩ rằng tình yêu và hòa bình sẽ tìm đến với tất cả mọi người".

Hãng tin AP cho biết, 4 cựu binh người Mỹ đã trân trọng khiêng chiếc mũ cối để trao trả cho gia đình ông Bùi Đức Hưng trong một buổi lễ tại xã Hương Nộn, huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ.

"Đây là khoảnh khắc rất thiêng liêng đối với gia đình chúng tôi", Bùi Đức Dục, người cháu 52 tuổi của liệt sĩ Hưng nói. Ông Dục bật khóc khi chiếc mũ được đặt lên bàn thờ.

nguoi3

Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh trao lại một số kỷ vật của Thượng nghị sĩ John McCain trong thời gian ông bị giam cầm ở miền Bắc Việt Nam cuối những năm 1960, đầu những năm 1970.

Trong khi đó báo Việt Nam đưa tin Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nguyễn Chí Vịnh đã có cuộc gặp gỡ Thượng nghị sĩ John McCain chiều 18/10 tại thủ đô Washington nhân chuyến tham dự Đối thoại chính sách Quốc phòng Việt Nam - Hoa Kỳ 2017.

Thượng nghị sĩ John McCain bày tỏ xúc động khi Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh trao lại một số kỷ vật của ông trong thời gian ở Việt Nam cuối những năm 1960, đầu những năm 1970.

Món quà của cộng sản Việt Nam trao cho McCain là gì ? Thì ra đó là hai bức hình : một hình chụp cái bia dựng bên hồ Trúc Bạch sau khi ông John McCain bị bắt tại đó vào năm 1967, và một hình ghi lại viên phi công đang giơ tay đầu hàng.

nguoi4

Hình tấm bia dựng bên hồ Trúc Bạch sau khi ông John McCain bị bắt tại đó vào năm 1967

Hai món quà đó có thể xem là một sự hạ nhục người chủ nhà. Liên quan đến hai bức hình ông Phạm Quang Nghị tặng cho ông McCain, phóng viên đi theo ông Phạm Quang Nghị cho biết rằng ông McCain có dùng chữ "xúc phạm" (offended).

Không xúc phạm sao được khi tấm bia gọi mình một cách miệt thị là "tên". Không xúc phạm sao được khi bức hình chụp đồng đội của ông giơ tay đầu hàng, mà bây giờ họ cho mình làm… quà ! Tất cả đều được thiết kế để hạ nhục ông, và có thể xa hơn nữa là hạ nhục quân đội Mỹ.

Chương trình thời sự ngày 21/10/2017 của đài truyền hình Việt Nam VTV4 chiếu cảnh thăm nước Mỹ của tướng Nguyễn Chí Vịnh trong đó ông Vịnh có viếng thăm Thượng nghị sĩ John McCain và trao cho Thượng nghị sĩ Mỹ đang điều trị ung thư một món quà.
Món quá đó, theo tường thuật của TV Việt Nam đó là những lá thư, những trang viết tay của Jonh McCain trong thời gian ông bị giam giữ ở Hòa Lò. Những bức thư được ông Vịnh rút ra khỏi chiếc phong bì bằng giấy mầu nâu vàng. Đó là 1 tập gồm hàng chục tờ giấy với bút tích của McCain. Ông McCain đã cầm ngay lấy 1 tờ và đọc ngày tháng ở trên đó.

Như vậy qua cuộc tranh luận giữa nhà văn Nguyên Ngọc và nhà báo Bùi Tín gần đây ta thấy đối với người lính cộng sản cũng không hề có chế độ chuyển thư từ cho thân nhân của họ thì đừng nói gì đến những tù nhân chiến tranh như ông McCain. Nhưng chúng vẫn nói láo để người tù viết thư và giữ những bức thư ấy như một bằng chứng của kẻ "chiến thắng".

Từ năm 1995, sau khi Mỹ cởi bỏ cấm vận đến nay là đã 22 năm, trong khi những lính Mỹ tìm lại "O du kích nhỏ giương cao súng" (Tố Hữu) để thăm hỏi, thì cộng sản Việt Nam lại trơ tráo giấu những lá thư ấy đi và bây giờ chờ đến lúc Thượng nghị sĩ Mỹ sắp từ giã cõi đời, chúng lại trơ tráo giáng một đòn tâm lý nữa vào ông trong lúc đang chiến đấu với bệnh tật.

Những lá thư ấy sẽ nhắc ông đến những kỷ niệm tra tấn về tinh thần và thể xác trong 5 năm ở tù tại Việt Nam, trong đó có những người bạn ông vì không chịu đựng nỗi nên đã chết. Những lá thư ấy cũng đã hằn sâu những kỷ niệm, những chứng tích về tội ác của kẻ thù mà từ lâu ông muốn quên đi.

Cộng sản đã bày tỏ rất sâu sắc bản chất súc vật, thú tính của mình. Chúng không tha cả những người sắp chết. Chúng chỉ muốn chứng minh là chúng đã thắng một cường quốc như Mỹ.

Nhưng sự thật là chúng không hề thắng gì cả. Càng trơ tráo chúng càng bộc lộ cho người dân thấy sự hạ cấp trong suy nghĩ và hành động để đối xử một cách nhân văn giữa người với người.

Thật là đau buồn cho dân tộc Việt Nam khi lại chấp nhận để những con quái vật như vậy cai trị mình suốt 72 năm.

Dương Hoài Linh

Nguồn : fb. linh.duong.1884, 22/10/2017

Quay lại trang chủ
Read 1210 times

1 comment

  • Comment Link Lê Mạnh Tường lundi, 23 octobre 2017 12:22 posted by Lê Mạnh Tường

    Có những phản ứng cho rằng "nều ai đã ở tù cộng sản thì sẽ thấy đó là điều bình thường". Tôi không nghĩ như vậy. Nó kinh khủng hơn nhiều.

    Sự nghiệt ngã, ác độc của phe thắng cuộc phát xuất từ những hận thù, nhỏ mọn. Một tình cảm xấu xa! Nhưng dù sao tình cảm xấu xa cũng là môt tình cảm có nghiã là nó đươc hình thành từ những chuẩn mốc, đánh giá.

    Trường hợp trên cho thây nó không phải vậy. Nó tự nhiên, lạnh lùng một cách ghê rợn.

    Thế mới thấy sự hủy hoại nhân tính của cộng sản ghê gớm chừng nào. Kinh Khủng !

    Người Việt Nam còn tiếp tục để cộng sản huỷ hoại nhân tính của dân tộc đến bao giờ mới tỉnh ngộ ? Trí thức Viết Nam có ý thức được điều này ?

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)