Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Diễn đàn

26/10/2017

Về cái gọi là "điều lệ", "nội qui" của đảng cộng sản Trung Quốc

Trương Nhân Tuấn

Thấy là nhiều nhà báo, học giả, quốc tế cũng như Việt Nam, có thể sai lầm một số điều về cái gọi là "nội qui đảng cộng sản Trung Quốc".

dieule1

Đảng cộng sản Trung Quốc chỉ có Hiến chương hay Chương trình của đảng cộng sản chứ không có điều lệ hay nội qui

Trên BBC có "Biên tập viên chuyên về Trung Quốc", Carrie Gracie cho rằng khi "tư tưởng Tập Cận Bình" được đưa vào điều lệ Đảng, có nghĩa là các đối thủ của ông này không thể thách thức quyền lực của Tập Cận Bình nữa, nếu không sẽ bị coi là vi phạm quy định đảng.

Điều này cần phải coi lại, bởi vì đảng cộng sản Trung Quốc không hề có cái gọi là "điều lệ" hay "nội qui" chi cả. Họ chỉ có "Chương trình của đảng cộng sản" (Trung quốc cộng sản đảng chương trình 中國共産黨章程). Ta có thể gọi là "Hiến chương" của đảng cộng sản Trung Quốc. 

Triết lý Mác Lênin, Tư tưởng của Mao Trạch Đông, lý thuyết của Đặng Tiểu Bình, cũng như các tư tưởng, lý thuyết ba đại diện hay phát triển khoa học... đều được ghi vào phần dẫn nhập của "Chương trình". Các đảng viên đảng cộng sản Trung Quốc xem các tư tưởng lý thuyết… này như là "kim chỉ nam" cho các hoạt động của họ.

Theo tôi sẽ không có vụ không tuân theo "tư tưởng Tập Cận Bình" là "vi phạm điều lệ đảng" như chuyên gia về Trung Quốc của BBC đã nói.

Bởi vì, nếu ta có "nghiên cứu" chút đỉnh về Trung Quốc, ta thấy là tư tưởng của Lâm Bưu cũng được ghi vào bản "Hiến chương" nhân Đại hội đảng lần thứ 9. Nhưng sau đó họ Lâm bị hạ bệ, tư tưởng của ông này bị rút ra khỏi Hiến chương nhân kỳ Đại hội lần thứ 10.

Ngay cả tư tưởng của Mao Trạch Đông có lần cũng bị rút bớt (Đại hội kỳ 8).

Điều này có nghĩa, nếu việc áp dụng tư tưởng của Tập Cận Bình không ổn, thí dụ dự án "Vành đai, con đường" bị thất bại, hay "Trung hoa mộng" bị vỡ mộng, thì tư tưởng này không còn lý do để ghi vào Hiến chương của đảng cộng sản Trung Quốc nữa.

Tóm lại là ý kiến của chuyên gia BBC Carrie Gracie cần phải xem xét lại.

Điều lạ là "học giả" Việt Nam, ông Ngô Vĩnh Long, không hẹn mà gặp có cùng ý kiến này với chuyên gia BBC Carrie Gracie. Nghe phỏng vấn ông này trên RFI (thì phải) ta sẽ thấy là như vậy.

Không biết ai đã "mượn" ý kiến của ai đây ?

Trương Nhân Tuấn

Nguồn : fb.nhantuan.truong, 26/10/2017

Quay lại trang chủ
Read 827 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)