Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Diễn đàn

12/01/2018

Những cái nhìn hoài nghi về phiên tòa xử tham nhũng lớn nhất của Việt Nam

Mi Nguyen, Alex Dobuzinskis

Việt Nam đang bị thử thách bởi vụ án tham nhũng nghiêm trọng nhất trong lịch sử, nhưng một số khán giả đang đặt câu hỏi liệu những nhân vật cao cấp của Đảng Cộng sản bị buộc tội vì đấu đá trong giới cầm quyền hay là sự trấn áp lạm dụng quyền lực.

phientoa1

Phiên tòa này đã đưa ra một tiếng nói chống tham nhũng, nhưng không đủ hiệu quả

Một số dân chúng đã tụ tập tại trụ sở Tòa án Nhân dân thành phố Hà Nội từ hôm thứ Hai để thấy Đinh La Thăng, uỷ viên Bộ Chính trị đầu tiên bị bắt giữ trong nhiều thập kỷ, và Trịnh Xuân Thành, một quan chức thuộc Tập đoàn Dầu khí Quốc gia, người mà Chính phủ Đức cho là đã bị bắt cóc từ Berlin bởi mật vụ Việt Nam.

20 bị cáo khác bị còng tay và dẫn giải đến phiên toà, trong những bộ quần áo giản dị và tóc tai bơ phờ, trái với những hình ảnh oai phong của họ trước kia.

Họ phải đối mặt với những cáo buộc liên quan tới thiệt hại hàng trăm triệu đô la của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia (PetroVietnam). Reuters không thể liên lạc với các bị cáo hoặc luật sư đại diện cho họ để phỏng vấn.

"Phiên tòa này đã đưa ra một tiếng nói chống tham nhũng, nhưng không đủ hiệu quả", theo ông Vũ Văn Thương, một doanh nhân 60 tuổi đã nghỉ hưu, một trong số những người quan sát ngoài tòa án. "Ngay cả khi các tài sản bị biển thủ được thu lại, nếu các chính sách không thay đổi, thì quốc gia này sẽ vẫn còn nghèo nàn".

Lê Quốc Quyết, một người chơi Facebook có quan điểm tương tự. Anh viết "Ai tin đây là một cuộc trấn áp tham nhũng ?".

"Hầu như mọi người đều biết rằng hai phe đang tranh giành quyền lực", nhà văn này nói, tuy nhiên cho biết thêm rằng các bị cáo đáng bị đưa ra xét xử.

Chính phủ nói rằng các bị cáo đang bị xét xử bởi quản lý kém, biển thủ hoặc cả hai.

Vào ngày đầu tiên của phiên tòa, đám đông tò mò bắt đầu tụ tập quanh khu vực xử án trước bình minh và họ bị cảnh sát ngăn lại. Những phóng viên duy nhất được cho phép tiếp cận phiên xử án là từ các tổ chức liên quan đến nhà nước và các hãng tin tức hoạt động dưới sự kiểm soát chặt chẽ của chính phủ.

Chiến dịch chống tham nhũng của Việt Nam đã được đẩy mạnh vào năm ngoái sau khi cơ quan an ninh có được ủng hộ của Tổng bí thư đảng cầm quyền Nguyễn Phú Trọng, người đã 73 tuổi.

Số lượng cán bộ và viên chức điều hành đã bị bắt, phần lớn là từ PetroVietnam và ngành ngân hàng ở một quốc gia có hơn 90 triệu người dưới sự lãnh đạo của những người cộng sản.

Phiên tòa xét xử quan chức của PetroVietnam diễn ra cùng lúc với một phiên tòa khác tại thành phố Hồ Chí Minh, trung tâm thương mại cuả quốc gia, nơi có vụ việc gian lận liên quan đến Ngân hàng Xây dựng Việt Nam.

Người thắng và kẻ thua cuộc

Rất nhiều bị cáo nổi bật của phiên xử tại Hà Nội có quan hệ mật thiết với cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, người đã thua cuộc trong cuộc tranh giành quyền lực ở Đại hội Đảng toàn quốc vào đầu năm 2016.

Trong khi Dũng được chú ý vì những mối quan hệ mật thiết của gia đình ông ta và các quan chức trong các tập đoàn kinh tế ở một quốc gia có nền kinh tế năng động nhất ở Đông Nam Á, Trọng là một người thuần túy hoạt động về đảng và có danh tiếng khiêm tốn hơn.

Người Việt sống ở ngoài nước cũng rất quan tâm đến phiên tòa đang diễn ra ở Hà Nội, đặc biệt là ở Hoa Kỳ, nơi có khoảng 1,3 triệu người nhập cư Việt Nam.

Trong các cộng đồng người Mỹ gốc Việt ở Hoa Kỳ, như Little Saigon ở Quận Cam, California, nhiều trong số họ đã chạy trốn khỏi Việt Nam trong hoặc ngay sau khi chiến tranh Hoa Kỳ ở Việt Nam chấm dứt vào năm 1975. Họ mang mình một mối hận thù lâu dài với chủ nghĩa cộng sản.

Rất ít người coi phiên tòa này là bước khởi đầu của sự thay đổi thực sự, để chấm dứt tham nhũng tại một quốc gia xếp hạng 113 trong số 176 quốc gia về chỉ số tham nhũng gần đây nhất của Tổ chức Minh bạch Quốc tế.

"Các nhà quan sát chính trị trong cộng đồng coi những người cộng sản là những mafia. Phiên tòa và việc những tên mafia sử dụng hệ thống pháp luật và tòa án của chúng để đánh nhau", theo ông Van Tran, cựu thành viên đảng Cộng hòa của cơ quan lập pháp California nói.

Các bài báo tiếng Việt và đài phát thanh tại các trung tâm như Westminster, California, và Houston, Texas, đang đưa tin về phiên tòa với lượng khán giả nhất định.

Ông Đinh Ngọc Tuyết, người đã đến Hoa Kỳ từ năm 1989 và sống tại Louisville, Kentucky, nói : "Chống tham nhũng là vô nghĩa khi không có hệ thống giám sát và cân bằng".

Những người chống cộng lâu năm nhìn thấy dấu hiệu phân rẽ nội bộ từ phiên tòa – một dấu hiệu mà ông Hữu Võ, 67 tuổi, chủ tịch Liên đoàn Cộng đồng Người Việt Mỹ gốc Hoa Kỳ và một cư dân của Pomona, California, thấy hân hoan.

"Khi đấu đá để tranh quyền lực, chúng sẽ yếu đi", ông nói.

Mi Nguyen, Alex Dobuzinskis

Vũ Quốc Ngữ dịch

Nguyên tác : At Vietnam's biggest corruption trial, some skeptical views, Reuters, 10/01/2018

Nguồn : VNTB, 12/01/2018

Quay lại trang chủ
Read 671 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)